Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

(Luận văn thạc sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.44 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-----o0o-----

Ngô Phương Khanh

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-----o0o-----

Ngô Phương Khanh

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Lê Thị Lanh

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013



LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin gửi tới Quý thầy cô trường ĐH Kinh Tế
TP.HCM đã tận tâm truyền đạt kiến thức cho tôi cũng như các học viên cao học
trong thời gian qua để tơi có nền tảng tri thức và các kĩ năng để hoàn thành được
luận văn thạc sĩ kinh tế.
Và hơn hết tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc và chân thành tới người hướng dẫn
khoa học là PGS. TS. Lê Thị Lanh đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình
thực hiện luận văn này.
Do khả năng và điều kiện nghiên cứu cịn hạn chế nên luận văn này có nhiều
thiếu sót. Kính mong các thầy cơ cũng như các bạn đọc thơng cảm và góp ý. Tơi xin
chân thành cảm ơn.

Học viên
Ngô Phương Khanh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi, có sự hướng dẫn
hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là PGS. TS. Lê Thị Lanh. Các nội dung nghiên
cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
cứ cơng trình nghiên cứu khoa học nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ
cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác
nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu có bất kì sai sót, gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước
Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình.

TP.Hồ Chí Minh, ngày

tháng 05 năm 2013


Tác giả

Ngơ Phương Khanh


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU CHUNG .....................................................................3
1.1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................3
1.2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................4
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...............................................4
1.4. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................4
1.5. Ý nghĩa của đề tài .........................................................................................4
1.6. Cấu trúc đề tài...............................................................................................5
CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƯỚC
ĐÂY VỀ LỢI NHUẬN VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA
NGÂN HÀNG.........................................................................................................6
2.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây .............................................................6
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới gần đây ........................................8
2.2.1. John Goddard, Phil Molyneux và John Wilson (2004) ............................8
2.2.2. Panayiotis P.Athanasoglou, Sophocles N.Brissimis và Matthaios D.Delis
(2005)...............................................................................................................9
2.2.3. Panayiotis Athanasoglou, Matthaiois D.Delis và Christos K.Staikouras
(2006)...............................................................................................................9
2.2.4. Pasiouras và Kosmidou (2007) .............................................................10
2.2.5. Kosmidou, Pasiouras và Tsaklanganos (2007) ...................................... 11
2.2.6. Khizer Ali, Muhammad Farhan Akhtar và Hafiz Zafar Ahmed (2010) .. 11
2.2.7. Deger Alper và Adem Anbar (2011)......................................................12
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam ....................................................13
2.3.1. Nguyễn Thị Ngân (2011) ......................................................................13
2.3.2. Ths.Phan Thị Hằng Nga (2011).............................................................14

2.4. Kết luận chương 2.......................................................................................15
CHƯƠNG 3 – DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU, MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................16
3.1. Dữ liệu nghiên cứu......................................................................................16


3.2. Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
của ngân hàng Việt Nam ....................................................................................17
3.2.1. Các biến nghiên cứu .............................................................................17
3.2.1.1. Các biến phụ thuộc.........................................................................17
3.2.1.2. Các biến độc lập.............................................................................18
3.2.2. Mơ hình nghiên cứu..............................................................................27
3.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................27
3.3.1. Phân tích thống kê mơ tả.......................................................................27
3.3.2. Phân tích tương quan ............................................................................27
3.3.3. Phân tích hồi quy..................................................................................27
3.3.4. Kiểm định ANOVA về tính thích hợp của mơ hình ...............................28
3.3.5. Kiểm định Durbin-Watson về tự tương quan.........................................28
3.3.6. Kiểm định đa cộng tuyến ......................................................................29
CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ.............30
4.1. Phân tích thống kê mơ tả .............................................................................30
4.2. Phân tích tương quan...................................................................................34
4.3. Phân tích hồi quy ........................................................................................39
4.3.1. Kết quả phân tích hồi quy của Mơ hình 1 – ROA và các yếu tố ảnh
hưởng.............................................................................................................39
4.3.2. Kết quả phân tích hồi quy của Mơ hình 2 – ROE và các yếu tố ảnh hưởng
.......................................................................................................................43
4.4. Kiểm định ANOVA về tính thích hợp của mơ hình ......................................46
4.5. Kiểm định Durbin-Watson về tự tương quang .............................................46
4.6. Kiểm định đa cộng tuyến.............................................................................46

4.7. Kết luận chương 4.......................................................................................48
CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ...............................49
5.1. Tóm tắt nghiên cứu .....................................................................................49
5.2. Kết quả nghiên cứu .....................................................................................49
5.3. Kiến nghị chính sách...................................................................................50


5.3.1. Đối với các ngân hàng ..........................................................................50
5.3.2. Đối với Chính phủ ................................................................................52
5.4. Giới hạn của đề tài ......................................................................................53
5.5. Kiến nghị hướng nghiên cứu trong tương lai ...............................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các tài liệu tiếng Việt
Các tài liệu tiếng Anh
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Mô tả dữ liệu nghiên cứu......................................................................16
Bảng 3.2: Định nghĩa các biến và mối tương quan kỳ vọng giữa các biến độc lập và
biến phụ thuộc .......................................................................................................24
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến.......................................................................31
Bảng 4.2 – Kết quả phân tích tương quan của các biến ..........................................35
Bảng 4.3: Kết quả tóm tắt của Mơ hình 1b............................................................40
Bảng 4.4: Kết quả phân tích ANOVA của Mơ hình 1b ............................................40
Bảng 4.5: Hệ số hồi quy của Mơ hình 1a ................................................................41
Bảng 4.6: Kết quả tóm tắt của Mơ hình 2b .............................................................43
Bảng 4.7: Kết quả phân tích ANOVA của Mơ hình 2b ............................................43
Bảng 4.8: Hệ số hồi quy của Mơ hình....................................................................44



TĨM TẮT
Mục đích của bài nghiên cứu nhằm đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2011.
Mơ hình được sử dụng là mơ hình hồi quy tuyến tính. Biến phụ thuộc được nghiên
cứu là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE). Mười biến độc lập được sử dụng để giải thích cho sự thay đổi của lợi nhuận
ngân hàng. Các biến độc lập đại diện cho các đặc điểm nội tại của ngân hàng là các
chỉ số tài chính như quy mơ ngân hàng (SIZE), vốn chủ sở hữu (CA), cho vay
khách hàng (LA), tiền gửi của khách hàng (DP), tính thanh khoản (LQD), lợi nhuận
gộp của hoạt động cho vay (NIM) và thu nhập ngoài lãi vay (NII). Các biến độc lập
đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc
nội thực tế hàng năm (RGDP), lạm phát (INF) và lãi suất thực (RI). Việc thu thập
dữ liệu của các biến dựa trên cơ sở dữ liệu thứ cấp (báo cáo tài chính) của 17 ngân
hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011. Các biến từ nền kinh tế vĩ mô lấy từ
trang web của ngân hàng thế giới.
Kết quả phân tích cho thấy hệ số hồi quy của biến LA với ROA và ROE là âm.
Điều này có nghĩa là LA có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với ROA và ROE, và mối
quan hệ này có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Điều này phù hợp với dự đoán
của tác giả khi đánh giá về ảnh hưởng của LA đối với ROA và ROE của các ngân
hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007–2011. Do các ngân hàng cho vay
những khách hàng không đủ khả năng thanh toán nên làm phát sinh nợ xấu và phải
gánh chịu các khoản lỗ do nợ xấu, do đó tăng cho vay khách hàng làm giảm ROA
và ROE.
Ngược lại, hệ số hồi quy của các biến NIM, NII, RGDP và RI là dương và có
ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 95%. Kết quả phân tích này cũng phù hợp với dự
báo của tác giả là hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ có mối tương quan thuận với
hiệu quả của hoạt động cho vay (lợi nhuận gộp của hoạt động cho vay), lợi nhuận
ngoài lãi vay, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm và lãi

suất thực.

1


Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy hệ số hồi quy của SIZE, CA, LQD, DP
đối với ROA và ROE là khơng có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác, kết quả phân
tích chưa cho thấy tác động của quy mơ ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tính thanh
khoản và tiền gửi của khách hàng đối với ROA và ROE.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị chính sách được tác giả đề xuất
nhằm mục đích tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam.

2


CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được ví như mạch máu của
cả nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng hoạt động thông suốt, lành mạnh và hiệu quả là
tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả, kích
thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Tầm quan trọng của lợi nhuận ngân
hàng có thể được đánh giá ở cấp độ vi mô và vĩ mô của nền kinh tế. Ở cấp độ vi mơ,
lợi nhuận chính là điều kiện thiết yếu và là nguồn vốn có chi phí sử dụng rẻ của một
tổ chức tín dụng. Lợi nhuận ngân hàng không chỉ thể hiện kết quả của hoạt động
kinh doanh mà còn cần thiết cho sự thành cơng của ngân hàng trong cạnh tranh. Vì
vậy, mục tiêu cơ bản của các nhà quản trị ngân hàng là phải đạt được lợi nhuận như
là tính tất yếu của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Ở cấp độ vĩ mô, một hệ thống
ngân hàng tốt và làm ăn có hiệu quả có khả năng đối phó với các cú sốc mang tính
tiêu cực và đóng góp tích cực vào sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia. Do

đó, các nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, nhà quản trị và nhà lập pháp rất quan tâm đến
lợi nhuận ngân hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng để đánh
giá đúng thực trạng kinh tế của ngân hàng và đưa ra các quyết định phù hợp.
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện để tìm hiểu
các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng, trong đó lợi nhuận được đo lường
thông qua các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh như ROA và ROE. Nhìn
chung, các kết quả nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm các đặc điểm nội tại của
ngân hàng (được thể hiện thông qua các chỉ số tài chính) và các yếu tố kinh tế vĩ mô
như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm, lạm phát và lãi
suất thực... Tại Việt Nam, các đề tài thực nghiệm phân tích về hiệu quả hoạt động và
các nhân tố ảnh hưởng thường sử dụng dữ liệu của các doanh nghiệp. Các nghiên
cứu này thường xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính hoặc quản trị tài sản
lưu động đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Một số khác nghiên cứu về
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thị trường chứng khoán.

3


Trong khi đó, các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng rất ít và có nhiều
hạn chế.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để nghiên cứu cho luận văn thạc
sỹ. Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả sử dụng các mơ hình
phổ biến để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 đến 2011.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 đến 2011.
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 17 ngân hàng thương mại cổ phần Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu là giai đoạn năm 2007 đến 2011.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mong đợi trả lời hai câu hỏi sau đây:
 Câu hỏi nghiên cứu 1: Những chỉ số tài chính nào của ngân hàng có ảnh
hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn
năm 2007 đến 2011?
 Câu hỏi nghiên cứu 2: Những chỉ số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng
tổng sản phẩm quốc nội thực tế, lạm phát và lãi suất thực có tác động đến lợi nhuận
của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 đến 2011
hay không?
1.5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp nhiều thông tin giá trị cho các nhà quản trị của
ngân hàng, các cổ đông hiện hữu và các nhà đầu tư tiềm năng. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu cũng sẽ góp phần cung cấp các thơng tin có hữu ích cho các đối tượng
có quan tâm.
Các nhà quản lý của ngân hàng dựa trên kết quả nghiên cứu sẽ cân nhắc các

4


yếu tố trong quá trình xây dựng và ra quyết định về chính sách quản lý hiệu quả
nhằm giúp ngân hàng đạt được lợi nhuận cao hơn, góp phần nâng cao vị thế của
ngân hàng trên thị trường.
Đề tài cũng góp phần vào cung cấp sự hiểu biết sâu hơn về các yếu tố tác động
đến lợi nhuận của ngân hàng và là căn cứ để các nhà đầu tư quyết định về việc đầu
tư vào cổ phiếu ngân hàng.
Đề tài cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm về lợi nhuận và các yếu tố có
ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng để Chính phú, Ngân hàng Nhà nước và các

hiệp hội Ngân hàng có cơ sở ban hành các quy định và chính sách phù hợp
1.6. Cấu trúc đề tài
Bài nghiên cứu này được chia làm 05 chương:
 Chương 1: Giới thiệu chung về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu
hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và
cấu trúc của đề tài.
 Chương 2: Trình bày tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên
thế giới và ở Việt Nam về lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của
ngân hàng.
 Chương 3: Trình bày dữ liệu nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu.
 Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu
 Chương 5: Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu của đề tài và trình bày một số
kiến nghị chính sách, giới hạn của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5


CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƯỚC
ĐÂY VỀ LỢI NHUẬN VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA
NGÂN HÀNG

2.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
Trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, hiệu quả hoạt động của ngân
hàng (lợi nhuận) thường được diễn tả bằng hàm số của các yếu tố bên trong và yếu
tố bên ngoài ngân hàng. Yếu tố bên trong là những yếu tố thuộc về đặc điểm nội tại
của ngân hàng. Yếu tố bên ngồi là những biến khơng liên quan đến việc quản lý
ngân hàng, thay vào đó các biến này đại diện cho các yếu tố kinh tế vĩ mơ và mơi
trường pháp lý có tác động đến hoạt động và kết quả tài chính của ngân hàng. Nhiều
biến giải thích đã được đề xuất cho cả hai yếu tố này tùy thuộc vào mục đích và bản

chất của mỗi nghiên cứu.
Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thường phân tích hệ
thống ngân hàng ở nhiều quốc gia hoặc ở một quốc gia. Nhóm các nghiên cứu ở
phạm vi nhiều quốc gia có thể kể đến Short (1979), Bourke (1989), Molyneux và
Thornton (1992) và Demirguc-Kunt and Huizinga (2000). Nhóm các nghiên cứu ở
phạm vi một quốc gia cụ thể thường nghiên cứu về hệ thống ngân hàng ở Hoa Kỳ
(thí dụ, Berger et al., 1987), Châu Âu (thí dụ, Athanasoglou et al., 2005 và
Kosmidou et al., 2007) hoặc ở các quốc gia đang phát triển (thí dụ Barajas et al.,
1999; Ali et al., 2010; Deger Alper và Adem Anbar, 2011). Đặc điểm chung của các
nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của các yếu tố nội tại của ngân hàng và các yếu
tố kinh tế vĩ mô và môi trường pháp lý đến lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả
nghiên cứu thực hiện là khác nhau do mẫu nghiên cứu và môi trường nghiên cứu
khác nhau. Tuy nhiên đặc điểm chung của các nghiên cứu đã cho phép phân loại các
yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Các yếu tố nội tại của ngân hàng được sử dụng như quy mô ngân hàng, vốn
chủ sở hữu, quản trị rủi ro và chi phí quản lý. Quy mơ ngân hàng được sử dụng để
đại diện cho độ lớn của ngân hàng hoặc thị phần. Smirlock (1985) đã tìm thấy bằng

6


chứng về mối tương quan thuận đáng kể giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận của
ngân hàng. Demirguc-Kunt và Huizinga (2000) cho rằng mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố tài chính, pháp lý và các nhân tố khác đến lợi nhuận của ngân hàng có mối
liên kết chặt chẽ với quy mơ ngân hàng. Bên cạnh đó, Short (1979) tranh luận rằng
quy mơ ngân hàng có quan hệ mật thiết với vốn chủ sở hữu của ngân hàng vì các
ngân hàng lớn thường huy động vốn với chi phí rẻ hơn, do đó có lợi nhuận cao hơn.
Với lập luận tương tự, Bikker và Hu (2002), Goddard et al. (2004) và một số nhà
nghiên cứu khác đã cho thấy mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng, đặc biệt trong
trường hợp ngân hàng nhỏ và vừa, với vốn chủ sở hữu do đó có mối quan hệ với lợi

nhuận. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lại cho rằng việc tăng quy mô của ngân
hàng chỉ giúp tiết kiệm được chi phí rất ít (Berger et al., 1987).
Nhu cầu quản trị rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng là thiết yếu cho hoạt động
của ngân hàng. Chất lượng tài sản thấp và khả năng thanh khoản thấp là hai nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng. Trong giai đoạn mà sự mất ổn định
tăng lên, các tổ chức tài chính có thể quyết định đa dạng hóa danh mục đầu tư
và/hoặc tăng nắm giữ các tài sản có khả năng thanh khoản cao nhằm mục đích giảm
rủi ro. Dựa trên quan điểm này, rủi ro có thể được phân chia thành rủi ro tín dụng và
rủi ro thanh khoản. Molyneux and Thornton (1992) đã tìm thấy mối tương quan
nghịch đáng kể giữa khả năng thanh khoản và lợi nhuận. Ngược lại, nghiên cứu của
Bourke (1989) lại cho kết quả là khả năng thanh khoản có mối tương quan thuận
với lợi nhuận, nhưng mối quan hệ tương quan nghịch giữa rủi ro tín dụng và lợi
nhuận là khá rõ ràng (Miller and Noulas, 1997). Kết quả này có thể được giải thích
dựa trên thực tế là các tổ chức tín dụng đã có nhiều khoản cho vay có rủi ro cao.
Điều này có nghĩa là các tổ chức tín dụng sẽ phải gánh chịu các khoản lỗ do không
thu hồi được khoản cho vay nên đã làm giảm lợi nhuận.
Đối với các yếu tố kinh tế vi mô và môi trường pháp lý ảnh hưởng đến lợi
nhuận của ngân hàng, các nghiên cứu thực nghiệm thường sử dụng các chỉ tiêu như
lạm phát, lãi suất và tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội. Revell (1979)
là người giới thiệu mối quan hệ giữa lợi nhuận của ngân hàng và lạm phát. Ông ta

7


ghi chú rằng ảnh hưởng của lạm phát đến lợi nhuận của ngân hàng tùy thuộc vào tỷ
lệ tăng của lương nhân viên ngân hàng và các chi phí hoạt động khác có nhanh hơn
tỷ lệ lạm phát hay khơng. Câu hỏi là nền kinh tế của một quốc gia đã phát triển đến
mức nào và tỷ lệ lạm phát trong tương lai có thể được dự báo đúng đắn đến đâu và
do đó ngân hàng có thể quản lý chi phí hoạt động của chúng. Dựa trên quan điểm
này, Perry (1992) cho rằng mức độ lạm phát ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân

hàng tùy thuộc vào khả năng dự báo đúng đắn tỷ lệ lạm phát trong tương lai. Tỷ lệ
lạm phát trong tương lai có thể được ước tính bởi ngân hàng, điều này có nghĩa là
ngân hàng có thể điều chỉnh tỷ lệ lãi suất để đảm bảo mức độ tăng của doanh thu là
nhanh hơn mức độ tăng của chi phí, do đó ngân hàng có thể kiếm được nhiều lợi
nhuận hơn. Phần lớn các nghiên cứu cho thấy mối tương quan thuận giữa lợi nhuận
với tỷ lệ lạm phát hoặc tỷ lệ lãi suất dài hạn. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng tổng sản
phẩm quốc nội thực tế hàng năm là chỉ số rất thường được sử dụng để đại diện cho
yếu tố kinh tế vĩ mô. Các nghiên cứu trước đây thường cho thấy mối tương quan
thuận giữa lợi nhuận ngân hàng và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực
tế hàng năm.
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới gần đây
2.2.1. John Goddard, Phil Molyneux và John Wilson (2004)
John Goddard, Phil Molyneux và John Wilson (2004) nghiên cứu lợi nhuận
của các ngân hàng Châu Âu của những năm 1990.
Các tác giả sử dụng biến phụ thuộc để nghiên cứu là chỉ số lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu (ROE). Các biến độc lập của mơ hình là quy mơ ngân hàng, tài sản
ngồi bảng cân đối kế tốn và vốn chủ sở hữu.
Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 665 ngân hàng từ sáu nước Châu Âu (Đan Mạch,
Pháp , Đức,Ý, Tây Ban Nha và Anh) trong giai đoạn 1992 – 1998.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô ngân hàng khơng có ảnh hưởng
đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu
trước đó rằng hiệu quả quản lý chi phí hoạt động có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận
ngân hàng hơn là quy mô ngân hàng. Kết quả cũng cho thấy sự khác biệt giữa các

8


quốc gia về mối quan hệ giữa các tài sản ngồi bảng cân đối kế tốn trong danh mục
đầu tư và lợi nhuận của ngân hàng. Thí dụ, ở nước Anh, các tài sản ngồi bảng cân
đối kế tốn có mối tương quan thuận với lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, ở các

quốc gia khác thì mối quan hệ này là tương quan nghịch hoặc trung tính. Đồng thời,
các tác giả cũng đã tìm thấy mối tương quan thuận giữa biến vốn chủ sở hữu và lợi
nhuận ngân hàng.
2.2.2. Panayiotis P.Athanasoglou, Sophocles N.Brissimis và Matthaios
D.Delis (2005)
Panayiotis P.Athanasoglou, Sophocles N.Brissimis và Matthaios D.Delis
(2005) đã kiểm tra các yếu tố tài chính, chỉ số ngành và chỉ số kinh tế vĩ mô tác
động đến lợi nhuận của ngân hàng Hy Lạp trong giai đoạn 1985 – 2001.
Các tác giả đã sử dụng biến lợi nhuận trên tài sản (ROA) đại diện cho lợi
nhuận của ngân hàng. Các biến độc lập thì được chia thành 3 nhóm. Nhóm các chỉ
số tài chính của từng ngân hàng như vốn ngân hàng, rủi ro tín dụng, tăng trưởng
năng suất, quản lý chi phí hoạt động và quy mơ ngân hàng. Nhóm chỉ số ngành
ngân hàng gồm quyền sở hữu (ownership) và sự tập trung (concentration). Nhóm
các chỉ số nền kinh tế vĩ mơ gồm chỉ số lạm phát và chỉ số chu kỳ sản lượng
(cyclical output).
Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn ngân hàng và tăng trưởng năng suất có mối
tương quan thuận với lợi nhuận của ngân hàng, mối tương quan này có ý nghĩa
thống kê. Tiếp theo rủi ro tín dụng và quản lý chi phí hoạt động có tương quan
nghịch đối với lợi nhuận. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy quy mơ ngân hàng
khơng có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận ngân hàng. Nhóm chỉ số ngành cơng nghiệp
như biến quyền sở hữu và sự tập trung ảnh hưởng khơng đáng kể đến lợi nhuận của
ngân hàng. Nhóm các chỉ số nền kinh tế vĩ mô gồm chỉ số lạm phát và chu kỳ sản
lượng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng.
2.2.3.

Panayiotis

Athanasoglou,

Matthaiois


D.Delis



Christos

K.Staikouras (2006)
Panayiotis Athanasoglou, Matthaiois D.Delis và Christos K.Staikouras (2006)

9


nghiên cứu các yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng tại khu vực Đông Nam Châu
Âu giai đoạn 1998 – 2002.
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng hai biến đại diện cho hiệu quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng là ROA và ROE. Biến độc lập đại diện cho đặc
điểm nội tại của ngân hàng được sử dụng là tính thanh khoản, rủi ro tín dụng, vốn
chủ sở hữu, quản lý chi phí hoạt động, quy mô ngân hàng, sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài và thị phần. Các biến đại diện cho ngành là sự cải tiến hệ thống ngân
hàng (banking system reform) và sự tập trung (concentration). Các biến đại diện
cho yếu tố kinh tế vĩ mô là lạm phát và hoạt động kinh tế (economic activity).
Dữ liệu nghiên cứu là 522 ngân hàng khu vực Đông Nam Châu Âu từ 7 quốc
gia Albania, Bosnia – Herzegovina, Bulgaria, Croatia, Fyrom, Romania và SerbiaMontenegro trong giai đoạn 1998 – 2002.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng lợi nhuận của ngân hàng chịu tác động bởi
yếu tố rủi ro tín dụng và quy mơ ngân hàng. Đối với biến đại diện cho yếu tố kinh tế
vĩ mơ, lạm phát được xác định có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận ngân hàng.
2.2.4. Pasiouras và Kosmidou (2007)
Pasiouras và Kosmidou (2007) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
ngân hàng thương mại hoạt động tại 15 quốc gia liên minh Châu Âu giai đoạn 1995

– 2001.
Các tác giả đã sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản (ROA) làm biến đại diện
cho lợi nhuận của ngân hàng. Các biến đại diện cho đặc điểm nội tại của ngân hàng
bao gồm: vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động, tính thanh khoản và quy mô của ngân
hàng. Các biến đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mơ và cấu trúc tài chính bao gồm: lạm
phát, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân thực tế hàng năm, sự tập trung, tỷ
lệ tài sản của ngân hàng trên tổng sản phẩm quốc dân (total assets of the deposit
money banks divided by the GDP ratio), tỷ lệ vốn hóa thị trường của tài sản trên
tổng tài sản của ngân hàng (stockmarket capitalization to total assets of the
depositmoney banks ratio), tỷ lệ vốn hóa thị trường trên GDP (the ratio stockmarket
capitalization to GDP).

10


Dữ liệu nghiên cứu là 584 ngân hàng thương mại hoạt động trên 15 quốc gia
Châu Âu trong thời gian 1995 – 2001, bao gồm 4088 mẫu quan sát.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng lợi nhuận của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi
các chỉ số tài chính ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Vốn ngân hàng và chi
phí là các yếu tố ảnh hưởng chính đến ROA trong tất cả các trường hợp. Đặc biệt là
vốn ngân hàng đã có mối tương quan thuận đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng.
Ngoài ra, các yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội
thực tế và lạm phát cũng tương quan thuận đến lợi nhuận của ngân hàng.
2.2.5. Kosmidou, Pasiouras và Tsaklanganos (2007)
Kosmidou, Pasiouras và Tsaklanganos (2007) xem xét các yếu tố ảnh hưởng
lợi nhuận của các ngân hàng Hy Lạp hoạt động ở nước ngoài giai đoạn 1995 –
2001.
Tác giả sử dụng biến phụ thuộc là lợi nhuận trên tài sản (ROA). Các biến độc
lập đại diện cho các đặc điểm nội tại của ngân hàng là các chỉ số hoạt động của
ngân hàng như cho vay khách hàng, tính thanh khoản, vốn chủ sở hữu, quản lý chi

phí hoạt động và quy mơ ngân hàng. Các biến đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mô
cũng được sử dụng như vốn hóa thị trường chứng khốn và thị phần.
Dữ liệu được phân tích là 19 chi nhánh ngân hàng Hy Lạp hoạt động tại 11
quốc gia trong giai đoạn 1995 đến 2001, gồm 92 mẫu quan sát.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô ngân hàng có mối tương quan thuận
đến lợi nhuận ngân hàng. Ngồi ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các kết hợp của các
biến có thể giải thích nhiều hơn đối với lợi nhuận ngân hàng Hy Lạp hoạt động ở
nước ngoài.
2.2.6. Khizer Ali, Muhammad Farhan Akhtar và Hafiz Zafar Ahmed
(2010)
Khizer Ali, Muhammad Farhan Akhtar và Hafiz Zafar Ahmed (2010) nghiên
cứu các chỉ số tài chính và chỉ số kinh tế vĩ mô tác động đến lợi nhuận của ngân
hàng thương mại Pakistan giai đoạn 2006 – 2009.
Các tác giả sử dụng hai biến phụ thuộc là lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi

11


nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Nghiên cứu sử dụng sáu biến độc lập là các chỉ
số tài chính của các ngân hàng, như quy mô ngân hàng, hiệu quả hoạt động, vốn chủ
sở hữu, rủi ro tín dụng, hiệu quả quản lý tài sản, cấu trúc danh mục đầu tư (portfolio
composition). Hai biến độc lập đại diện cho các yếu tố kinh tế vĩ mô là tốc độ tăng
trưởng tổng sản phẩm quốc nội và lạm phát.
Dữ liệu nghiên cứu là ngân hàng thương mại Pakistan giai đoạn 2006 – 2009,
bao gồm 88 mẫu quan sát.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ROA và ROE có mối tương quan thuận với hiệu
quả quản lý tài sản và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội. Trong khi, ROA
có mối tương quan nghịch với vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng và lạm phát, ROE có
mối tương quan nghịch biến hiệu quả hoạt động.
2.2.7. Deger Alper và Adem Anbar (2011)

Deger Alper và Adem Anbar (2011) nghiên cứu về chỉ số tài chính ngân hàng
và chỉ số kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại Thỗ
Nhĩ Kỳ giai đoạn 2002 - 2010.
Các tác giả sử dụng hai biến phụ thuộc là lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Ngoài 7 biến độc lập đại diện cho các đặc điểm
nội tại của ngân hàng là các chỉ số tài chính của ngân hàng, bao gồm quy mơ ngân
hàng, vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng, tính thanh khoản, tiền gửi của khách
hàng và cấu trúc thu nhập – chi phí. Đối với biến đại diện cho các yếu tố kinh tế vĩ
mô, bài nghiên cứu đã sử dụng tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân thực tế
hàng năm, lạm phát và lãi suất thực.
Dữ liệu nghiên cứu là 10 ngân hàng giao dịch trên sàn chứng khoán Istanbul
Exchange (ISE) trong thời gian 2002 – 2010, bao gồm 90 mẫu quan sát.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ROA có mối tương quan thuận với quy mơ ngân
hàng và chỉ số thu nhập ngồi lãi vay. ROA cũng có tương quan nghịch với khoản
cho vay khách hàng. Trong khi đó, ROE có mối tương quan thuận với quy mơ ngân
hàng và có mối tương quan nghịch với lãi suất thực.

12


2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các nghiên cứu thực nghiệm chỉ thật sự phổ biến từ khoảng năm
2010 trở lại đây. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
lợi nhuận đã sử dụng dữ liệu phân tích là các doanh nghiệp niêm yết, ít tác giả
nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng.
Đối với các nghiên cứu về doanh nghiệp, nhiều tác giả tìm bằng chứng thực
nghiệm về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động (Nguyễn Thị Diễm,
2012; Phan Thị Phượng, 2012; Đặng Thị Diễm Kiều, 2012; Phan Văn Nhựt, 2012;
Trương Quốc Bình, 2012). Bên cạnh đó, nhiều tác giả cũng nghiên cứu về tác động
của quản trị vốn lưu động đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Nguyễn

Thị Việt Thủy, 2012; Trần Thị Bích Vân, 2012; Nguyễn Cơng Anh, 2012; Chu Thị
Oanh, 2012). Một số tác giả khác nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa niêm yết trên thị trường chứng khoán (Nguyễn
Thị Thu Ngân, 2012; Đặng Ngọc Tú, 2012).
Trong khi đó, theo người viết được biết (đến thời điểm tháng 01/2013) thì chỉ
có hai tác giả nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương
mại Việt Nam là Nguyễn Thị Ngân (2011) và Ths.Phan Thị Hằng Nga (2011).
2.3.1. Nguyễn Thị Ngân (2011)
Trong luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, Nguyễn Thị Ngân (2011) đã tìm hiểu
thực trạng hoạt động chung của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong
giai đoạn 2006-2010. Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về quan hệ
giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Dữ liệu nghiên cứu là 37 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Biến phụ
thuộc được nghiên cứu là ROE. Biến độc lập được sử dụng là tỷ lệ tổng nợ trên tổng
tài sản, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản, tỷ trọng
tài sản cố định trong tổng tài sản, tỷ trọng chứng khoán kinh doanh, đầu tư và góp
vốn, mua cổ phần trong tổng tài sản, tỷ trọng tiền gửi của khách hàng trong tổng
nguồn vốn, sự tham gia của cổ đơng chiến lược nước ngồi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ trọng cho vay khách hàng trong tổng tài sản,

13


tỷ trọng chứng khốn kinh doanh, đầu tư và góp vốn, mua cổ phiếu trong tổng tài
sản có tương quan nghịch với ROE. Trong khi đó, tỷ trọng tiền gửi của khách hàng
trong tổng nguồn vốn, sự tham gia của cổ đơng chiến lược nước ngồi có tương
quan thuận với ROE của ngân hàng quy mô lớn. Đối với các ngân hàng có quy mơ
nhỏ, tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản có tương quan thuận với ROE, trong
khi đó tỷ trọng tiền gửi của khách hàng trong tổng nguồn vốn có tương quan nghịch
với ROE. Đặc biệt, đối với tất cả các ngân hàng không phân biệt quy mơ thì các

biến tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ dài
hạn trên tổng tài sản đều có tương quan thuận với ROE. Hệ số hồi quy thể hiện mức
độ tác động của tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản cao hơn tỷ lệ nợ ngắn hạn trên
tổng tài sản, tuy nhiên chênh lệch này là khơng đáng kể.
Nhìn chung, nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngân đã cung cấp bằng chứng thực
về một số nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, nghiên cứu này có một số hạn chế. Thứ nhất, tác giả chưa nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến ROA. Thứ hai, các yếu tố tác động đến ROE được
nghiên cứu chủ yếu là cấu trúc vốn, trong khi đó một số đặc điểm nội tại khác và
các yếu tố kinh tế vĩ mô không được xem xét.
2.3.2. Ths.Phan Thị Hằng Nga (2011)
Tương tự, trong luận văn thạc sĩ kinh tế của Ths.Phan Thị Hằng Nga (2011)
nghiên cứu các yếu tố quyết định đến lợi nhuận các ngân hàng niêm yết giai đoạn
2005 – 2010
Lợi nhuận của ngân hàng được đại diện bằng hai tỷ số lợi nhuận sau thuế trên
tài sản (ROA) và lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE). Đối với biến độc
lập, bài nghiên cứu sử dụng các biến vốn ngân hàng (vốn CSH/tài sản), quy mô tiền
gửi (Tiền gửi/tài sản), quy mô dư nợ (tổng dư nợ/Tài sản) và chi phí dự phịng rủi ro
tín dụng.
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 6 ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch
tập trung là ACB, EIB, STB, VCB, CTG và SHB giai đoạn 2005-2010, 30 quan sát.
Kết quả cho thấy rằng lợi nhuận của ngân hàng niêm yết chịu ảnh hưởng bởi

14


yếu tố quy mô tiền gửi, quy mô dư nợ và chi phí dự phịng rủi ro tín dụng.
Nhìn chung, Ths.Phan Thị Hằng Nga (2011) đã có nhiều đóng góp khi áp dụng
mơ hình hồi quy để xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến ngân hàng niêm yết.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu có một số giới hạn. Thứ nhất, dữ liệu nghiên cứu

chỉ là 6 ngân hàng thương mại niêm yết giai đoạn 2005 - 2010 nên có thể chưa đại
diện được cho tổng thể các ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn tại Việt Nam.
Thứ hai, các biến độc lập được phân tích chưa bao gồm các yếu tố kinh tế vĩ mô.
2.4. Kết luận chương 2
Dựa trên mơ hình nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu trước đây, đặc điểm
nổi bậc là các nghiên cứu đều sử dụng chỉ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là biến phụ thuộc đại diện cho lợi nhuận của ngân
hàng. Các nghiên cứu trước đây chia các yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận vào hai nhóm
là các biến đại diện cho đặc điểm nội tại của ngân hàng (thể hiện ở các tỷ số tài
chính của ngân hàng) và các biến đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mô.
Các đặc điểm nội tại của ngân hàng là các yếu tố nội bộ chịu ảnh hưởng bởi
các chính sách của nhà quản lý, bao gồm: quy mơ, vốn chủ sở hữu, cho vay khách
hàng, tiền gửi của khách hàng, tính thanh khoản, cấu trúc thu nhập – chi phí.
Các yếu tố kinh tế vĩ mơ là những yếu tố không chịu sự ảnh hưởng của các
quyết định quản lý của ngân hàng, bao gồm: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc
nội thực tế hàng năm, lạm phát và lãi suất thực.

15


CHƯƠNG 3 – DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU, MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu là số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của các ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 đến 2011. Do tại Việt
Nam chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu chính thức và thống nhất nên tác giả phải thu
thập dữ liệu thủ công từ nhiều nguồi khác nhau. Báo cáo tài chính của các ngân
hàng thương mại được thu thập từ website các ngân hàng. Ngồi ra, các thơng tin về
yếu tố kinh tế vĩ mô được thu thập từ website của ngân hàng thế giới tại địa chỉ:

/>
Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả đã loại bỏ các mẫu quan sát không đủ số liệu
hoặc không phù hợp. Kết quả cuối cùng của dữ liệu là 81 mẫu quan sát của 17 ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007 đến 2011.
Toàn bộ 81 mẫu quan sát của 17 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
được mô tả theo từng năm như sau1:
Bảng 3.1: Mô tả dữ liệu nghiên cứu
Ngân hàng/Năm
2007 2008 2009 2010 2011 Tổng
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt
1
1
1
1
1
5
Nam (EIB)
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
1
1
1
1
1
5
Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam
1
1
1
1
1

5
(MBB)
Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín
1
1
1
1
1
5
(STB)
Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam
1
1
1
1
1
5
(CTG)
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
1
1
1
1
1
5
(VCB)
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
1
1
1

1
1
5
1

Danh sách đầy đủ của 81 mẫu khảo sát được trình bày ở Phụ lục 1

16


Ngân hàng TMCP Nam Việt (NVB)
Ngân hàng TMCP Phương Nam
Ngân hàng TMCP Đông Á
Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM
Ngân hàng TMCP An Bình
Ngân hàng TMCP Việt Á

1

1

1

1
1
1

1
1
1

1

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương
Ngân hàng TMCP Sài gịn Cơng Thương
Ngân hàng TMCP Đại Tín
Ngân hàng TMCP Đại Dương
Tổng

1
1
1
1
15

1
1
1
1
16

1
1
1
1

1
1
1
1
1

1

1
1
1
1
1
1

5
2
5
5
5
4

1
1
1
1
16

1
1
1
1
17

1
1

1
1
17

5
5
5
5
81

3.2. Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận của ngân hàng Việt Nam
3.2.1. Các biến nghiên cứu
3.2.1.1. Các biến phụ thuộc
Để đánh giá lợi nhuận (hiệu quả hoạt động) của ngân hàng, các nhà nghiên
cứu thường sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu (ROE).
ROA là một chỉ tiêu tài chính đo lường bởi mối quan hệ giữa lợi nhuận hoặc
thu nhập ròng và tài sản. ROA phản ánh khả năng quản lý ngân hàng để tạo ra lợi
nhuận (Tarawneh, 2006). Chỉ tiêu này cho thấy tính hiệu quả trong việc quản lý
ngân hàng của các nhà lãnh đạo cấp cao để có thể chuyển đổi tài sản của ngân hàng
hoặc tài sản của tổ chức sang thu nhập ròng, lợi nhuận (Samad,1999). ROA là tỷ lệ
quan trọng nhất trong so sánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng vì nó cho biết lợi
nhuận được tạo ra từ các tài sản được tài trợ của ngân hàng. Công thức xác định
ROA như sau:

17



×