Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá một số khía cạnh kinh tế xã hội phát sinh của hộ gia đình sau tái định cư thuộc dự án rạch ụ cây quận 8 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
oooOooo

PHẠM MINH TRÍ

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KHÍA CẠNH KINH TẾ XÃ HỘI PHÁT SINH
CỦA HỘ GIA ĐÌNH SAU TÁI ĐỊNH CƯ THUỘC DỰ ÁN
RẠCH Ụ CÂY QUẬN 8-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh, năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
oooOooo

PHẠM MINH TRÍ

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KHÍA CẠNH KINH TẾ XÃ HỘI PHÁT SINH
CỦA HỘ GIA ĐÌNH SAU TÁI ĐỊNH CƯ THUỘC DỰ ÁN
RẠCH Ụ CÂY QUẬN 8-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.05

Người hướng dẫn khoa học:


TS. NGUYỄN HỮU DŨNG

TP.Hồ Chí Minh, năm 2011


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hữu Dũng,
người đã giành thời gian q báu để tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn này.
Xin cảm cảm ơn thầy Võ Tất Thắng đã tận tình hỗ trợ tơi trong q trình thực
hiện đề tài. Xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sự cảm kích sâu sắc đến quý Thầy
Cô trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, vì sự hỗ trợ, hướng dẫn vơ giá và sự
khích lệ trong q trình học tập, nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các anh, chị ở văn phòng Ủy ban nhân dân quận 8,
Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 8, Ban Tuyên giáo quận ủy quận 8,
Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong việc thu
thập các văn bản có liên quan đến đề tài.
Xin gởi lời cám ơn chân thành đến các anh, chị ở Ban quản trị chung cư Tân
Mỹ quận 7, đặc biệt xin gởi lời cám ơn chân thành đến anh Lê Văn Út trưởng ban,
đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu tại chung cư.
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên về mặt tinh thần của tất
cả những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

I


LỜI CAM KẾT

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Với tư cách là tác giả của nghiên cứu, tôi xin cam đoan rằng những nhận
định và luận cứ khoa học đưa ra trong luận văn này hồn tồn khơng sao chép từ
các cơng trình khác mà xuất phát từ chính kiến bản thân tác giả, mọi sự trích dẫn
đều có nguồn gốc rõ ràng. Những số liệu trích dẫn đều được sự cho phép của các cơ
quan ban ngành. Nếu có sự đạo văn và sao chép tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
trước hội đồng khoa học.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011
Tác giả

Phạm Minh Trí

II


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................. 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................... 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.6. Nguồn số liệu ....................................................................................................... 4
1.7. Kết cấu luận văn ................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN RẠCH Ụ

CÂY............................................................................................................................ 5
2.1. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững .................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm về sinh kế bền vững ............................................................... 5
2.1.2. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững ..................................................... 7
2.2. Chỉ số về sự đảm bảo sinh kế hộ gia đình bền vững ................................. 13
2.2.1. Khái niệm về sự đảm bảo sinh kế hộ gia đình........................................ 13
2.2.2. Chỉ số về sinh kế hộ gia đình bền vững ................................................. 14
2.3. Tổng quan về tái định cư và cảnh báo của các tổ chức quốc tế về tái định cư...... 16
2.3.1. Tổng quan về tái định cư....................................................................... 16
2.3.2. Những cảnh báo của các tổ chức quốc tế về tái định cư......................... 17
2.4. Tổng quan những nghiên cứu trước về tái định cư .............................................. 20

III


2.5. Tổng quan về dự án rạch Ụ Cây.......................................................................... 22
2.5.1. Tình hình chung .................................................................................... 22
2.5.2. Mục tiêu dự án ...................................................................................... 22
2.5.3. Qui mô kế hoạch thực hiện dự án .......................................................... 23
2.5.4. Kết quả thực hiện dự án giai đoạn 1 ...................................................... 23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 25
3.1. Mơ hình lý thuyết ............................................................................................... 25
3.2. Các biến được sử dụng để phân tích.................................................................... 25
3.3. Thiết lập bảng câu hỏi và chọn mẫu.................................................................... 29
3.4. Mơ hình nghiên cứu............................................................................................ 30
3.4.1. Mơ hình các nhân tố KT-XH ảnh hưởng đến quyết định tương lai của hộ.. 30
Phương pháp kiểm định Chi-bình phương....................................................... 31
Phương pháp hồi qui tương quan .................................................................... 33
3.4.2. Các giả thuyết ....................................................................................... 36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 39

4.1. Thơng tin chung về hộ gia đình tái định cư ......................................................... 39
4.1.1. Xác định hộ gia đình tái định cư thuộc dự án rạch Ụ Cây...................... 39
4.1.2. Thông tin chung về mẫu........................................................................ 40
4.1.3. Qui mô hộ ............................................................................................. 43
4.1.4. Thời gian định cư.................................................................................. 44
4.2. Kết quả phân tích thống kê ................................................................................. 45
4.2.1. Những thay đổi về khía cạnh kinh tế........................................................... 45
Về Việc Làm .................................................................................................. 45
Về thu nhập .................................................................................................... 51
Về chi phí dịch vụ hàng tháng......................................................................... 55
4.2.2. Những thay đổi về khía cạnh xã hội............................................................ 57
Về quan hệ cộng đồng .................................................................................... 58

IV


Về cơ sở hạ tầng ............................................................................................. 58
Về tiếp cận các dịch vụ xã hội ........................................................................ 61
4.2.3. Những thay đổi về mơi trường sống ........................................................... 62
Về thời gian thích nghi ................................................................................... 62
Về hệ thống giao thông nội bộ ........................................................................ 64
Về vệ sinh môi trường, cảnh quan, hệ thống điện, cấp nước, thoát nước ......... 65
4.3. Mối tương quan giữa một số đặc điểm KT-XH của hộ định cư lâu dài và ở tạm . 69
4.3.1. Phân tích đơn biến ...................................................................................... 69
Diện tích căn hộ.............................................................................................. 69
Qui mơ hộ....................................................................................................... 70
Sự hiện diện của trẻ em dưới 6 tuổi trong hộ................................................... 70
Sự hiện diện của người già trên 60 tuổi trong hộ............................................. 71
Tỷ lệ lao động tự do........................................................................................ 72
Chênh lệch thu nhập sau di dời ....................................................................... 73

Thay đổi việc làm ........................................................................................... 74
4.32. Phân tích đa biến ......................................................................................... 76
Kiểm định mơ hình hồi qui Binary Logistic .................................................... 76
Kết quả ước lượng mơ hình hồi qui Binary Logistic ....................................... 76
Mức độ dự báo chính xác của mơ hình............................................................ 78
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .......................................... 79
Kết luận, gợi ý chính sách............................................................................... 79
Hạn chế của đề tài và gợi ý nghiên cứu tiếp theo ............................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

V


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các biến trong nghiên cứu của CARE về chất lượng cuộc sống......................... 15
Bảng 2.2. Những thiệt hại chính của tái định cư và biện pháp giảm thiểu........................... 19
Bảng 2.3. Chỉ số đo lường tác động của tái định cư đến đời sống người dân.............. 20
Bảng 3.1. Các biến phân tích ..................................................................................... 26
Bảng 3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tương lai của hộ ......................... 37
Bảng 4.1. Phân loại hộ gia đình tái định cư................................................................ 39
Bảng 4.2. Vị trí của người được phỏng vấn trong hộ ................................................. 40
Bảng 4.3. Độ tuổi của người được phỏng vấn theo giới tính ........................................... 41
Bảng 4.4. Trình độ học vấn của người được phỏng vấn theo giới tính ....................... 41
Bảng 4.5. Tình hình lao động .................................................................................... 42
Bảng 4.6. So sánh qui mô hộ trước và sau tái định cư .................................................... 43
Bảng 4.7. So sánh cơ cấu nghề nghiệp trước và sau tái định cư ................................. 46
Bảng 4.8. Quan hệ giữa tỷ lệ lao động tự do và thay đổi việc làm.............................. 47
Bảng 4.9. Thay đổi việc làm do tái định cư theo nhóm tuổi ...................................... 48

Bảng 4.10. Thay đổi việc làm do tái định cư theo giới tính ........................................ 49
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến thay đổi việc làm............................ 49
Bảng 4.12. So sánh thu nhập bình quân hộ gia đình sau tái định cư ........................... 51
Bảng 4.13. Thay đổi việc làm ảnh hưởng đến thu nhập .................................................. 52
Bảng 4.14. Trình độ học vấn ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập sau tái định cư .......... 53
Bảng 4.15. Thay đổi thu nhập sau tái định cư theo tỷ lệ lao động tự do...................... 53
Bảng 4.16. Sự thay đổi trong chi phí dịch vụ hàng tháng .......................................... 56
Bảng 4.17. Thay đổi quan hệ cộng đồng .................................................................... 57

VI


Bảng 4.18. So sánh diện tích hiện nay và trước đây ................................................... 58
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến đánh giá chất lượng căn hộ............. 60
Bảng 4.20. Ý kiến nhận xét về điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội ......................... 61
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của các nhóm tuổi đến thời gian thích nghi ........................... 63
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến thời gian thích nghi ........................ 64
Bảng 4.23. So sánh mơi trường sống tại nơi ở cũ và nơi ở mới .................................. 66
Bảng 4.24. quyết định tương lai*diện tích.................................................................... 69
Bảng 4.25. quyết định tương lai*qui mô hộ ............................................................... 70
Bảng 4.26. quyết định tương lai*sự hiện diện của trẻ em dưới 6 tuổi......................... 71
Bảng 4.27. quyết định tương lai*sự hiện diện của người già trên 60 tuổi ................... 72
Bảng 4.28. quyết định tương lai*lao động tự do ........................................................ 73
Bảng 4.29. quyết định tương lai*thay đổi thu nhập .................................................... 74
Bảng 4.30. quyết định tương lai*thay đổi việc làm ................................................... 75
Bảng 4.31. kết quả ước lượng mơ hình hồi qui Binary Logistic ................................. 76
Bảng 4.32. ước lượng xác suất định cư lâu dài theo tác động biên của từng yếu tố .... 77
Bảng 4.33. kết quả kiểm định mơ hình thơng qua bảng giá trị kỳ vọng và xác suất.... 78

VII



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của UNDP ......................................... 8
Hình 2.2: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE.......................................... 9
Hình 2.3: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của DFID......................................... 10
Hình 2.4: Sự đảm bảo sinh kế hộ gia đình.................................................................. 14
Hình 2.5: Khung phân tích của đề tài......................................................................... 19
Hình 4.1: Thời gian định cư của hộ............................................................................ 44
Hình 4.2: Thu nhập bình quân ................................................................................... 45
Hình 4.3: Nguyên nhân thay đổi nghề........................................................................ 51
Hình 4.4: Nguyên nhân thay đổi thu nhập.................................................................. 54
Hình 4.5: Thay đổi chi phí dịch vụ hàng tháng .......................................................... 55
Hình 4.6: Mức độ hài lòng trong quan hệ láng giềng ................................................. 58
Hình 4.7: Đánh giá chất lượng căn hộ........................................................................ 59
Hình 4.8: Thời gian thích nghi của hộ gia đình .......................................................... 62
Hình 4.9: Đánh giá hệ thống giao thơng nội bộ.......................................................... 65
Hình 4.10: Đánh giá điều kiện vệ sinh mơi trường..................................................... 66
Hình 4.11: Những vấn đề lo ngại ............................................................................... 67

VIII


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

UBND: Ủy ban nhân dân
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
UNDP: Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
CARE: Tổ chức nghiên cứu và giáo dục

DFID: Cơ quan phát triển toàn cầu Vương quốc Anh
ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á
KT-XH: Kinh tế xã hội
TĐC: Tái định cư
CN: Công nghiệp
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
THCS: Trung học cơ sở
PTTH: Phổ thông trung học
ĐH: Đại học
GD: Giáo dục
VH: Văn hóa
BBTGPMB: Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng

IX


CHƯƠNG 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển, hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đều phải có
những chính sách điều chỉnh, quy hoạch lại không gian đô thị cho phù hợp với tình
hình phát triển của thành phố. Những nhu cầu phát triển của các thành phố lớn như:
phát triển thương mại, phát triển đầu tư, nhu cầu chỉnh trang đô thị, cải thiện cơ sở
hạ tầng cũng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh và di dời một số bộ phận dân cư có liên
quan. Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đang trong q trình cải tạo chỉnh trang
các khu đô thị cũ, xây dựng các khu dân cư, các khu đơ thị mới. Theo tạp chí Bất
động sản số 40/2007 khi dân số TP.HCM tăng từ 5 triệu (1999) lên 10 triệu (2020)
sẽ có khoảng 50% số dân tham gia q trình tái định cư vào khu đơ thị hóa, khơng
kể một số rất đơng khác thực hiện tái định cư tại chỗ.
Quận 8 là quận vùng ven của Thành Phố Hồ Chí Minh, q trình đơ thị hóa đang

diễn ra mạnh mẽ, chịu tác động từ những chính sách điều chỉnh, quy hoạch lại
khơng gian đơ thị của Quận, chỗ ở của một bộ phận người dân bị thay đổi (giải tỏa,
di dời và tái định cư), trong đó dự án chỉnh trang đơ thị, di dời và tái định cư nhà
lụp xụp trên và ven rạch Ụ Cây, phường 9 - 10 - 11 quận 8 là trọng điểm của
chương trình phát triển nhà ở của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như chỉnh trang đơ
thị, phát triển nhà ở của quận 8. Được Thành ủy TP.HCM đưa vào Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII, Ủy ban Nhân dân Thành phố chọn là dự án
đặc biệt của Chương trình phát triển nhà ở của Thành phố.
Việc giải toả, di dời, tái định cư không chỉ dừng lại ở việc đưa một bộ phận dân cư
từ nơi ở này sang nơi ở khác, mà tái định cư còn liên quan đến rất nhiều vấn đề như:
công ăn việc làm, học hành, y tế, sự tiếp cận các dịch vụ đô thị, nhà ở, các quan hệ
xã hội,…Do đó, tái định cư cần được nhìn nhận là một q trình thay đổi có tính hệ
thống về kinh tế, văn hoá, xã hội của một bộ phận dân cư hơn là chỉ dừng lại ở việc
xem xét đây là quá trình thay đổi chỗ ở của người dân. Chính sách và những hành
động hỗ trợ thực tế đóng một vai trị, nếu khơng muốn nói là có tính quyết định

1


trong việc ổn định cuộc sống người dân tái định cư, trước mắt là nhận ngôi nhà mới,
và cả về lâu dài cho “cuộc sống sau tái định cư”.
Xuất phát từ những ý nghĩa đó, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá một
số khía cạnh kinh tế-xã hội phát sinh của các hộ gia đình sau tái định cư thuộc dự
án rạch Ụ Cây, quận 8-TP.HCM”. Nghiên cứu này mô tả cuộc sống “hậu tái định
cư” của người dân tái định cư từ đó phát hiện ra những khó khăn và những tổn thất
mà những người dân tái định cư đang gặp phải cùng nguyên nhân của những khó
khăn và những tổn thất này. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất một số giải
pháp cho vấn đề tái định cư thuộc dự án rạch Ụ Cây nói riêng và tình hình tái định
cư thuộc các dự án của tồn quận 8 nói chung.


1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện với ba mục đích cụ thể như sau:
-Thứ nhất tìm ra những sự biến đổi về đời sống kinh tế xã hội của các hộ gia
đình sau tái định cư, đang sinh sống tại chung cư Tân Mỹ-Quận 7.
-Thứ hai xác định các yếu tố kinh tế-xã hội, tác động đến quyết định ở lâu dài
hay ở tạm thời trên các căn hộ chung cư của các hộ gia đình tái định cư.
-Thứ ba là gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người
dân sau tái định cư.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
-Đời sống kinh tế xã hội của các hộ gia đình đã có những biến đổi như thế nào
sau khi tái định cư tại chung cư Tân Mỹ, quận 7?
-Nguyên nhân nào dẫn đến những biến đổi về đời sống kinh tế xã hội của
người dân tái định cư hiện đang sống tại chung cư Tân Mỹ, quận 7?
-Những nhân tố kinh tế xã hội nào làm ảnh hưởng đến quyết định ở chung cư
lâu dài hay tạm thời của người dân?

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình tái định cư thuộc dự án rạch
Ụ Cây, với nhóm chính là nhóm được bố trí tái định cư theo chương trình nhận căn
hộ tại chung cư Tân Mỹ, quận 7, TP.HCM.
1.4.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do điều kiện về thời gian và nguồn lực có hạn chế, học viên giới hạn phạm vi
nghiên cứu chủ yếu là các nhóm hộ tái định cư thuộc chương trình nhận căn hộ của
dự án chỉnh trang đô thị, di dời và tái định cư nhà lụp xụp trên và ven rạch Ụ Cây,

phường 9 - 10 - 11 quận 8.
Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu những khía cạnh kinh tế xã hội phát sinh, sau khi
hộ gia đình đã được tái định cư trên các căn hộ chung cư và những yếu tố kinh tế xã
hội nào đã ảnh hưởng đến quyết định định cư lâu dài hay ở tạm của hộ gia đình. Vì
thế đề tài khơng nhằm nghiên cứu hay đánh giá trực tiếp các chính sách bồi thường
tái định cư hiện hành mà chỉ nhằm nêu rõ thực trạng đời sống kinh tế xã hội của
người dân tái định cư. Đề tài cũng không đề cập đến những khía cạnh kinh tế xã hội
liên quan đến lợi ích nhà nước, ban ngành, xã hội…

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-Đề tài sử dụng phương pháp định tính nhằm khẳng định và bổ sung những
tiêu chí đánh giá, điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho q
trình nghiên cứu định lượng.
-Phương pháp thống kê mơ tả, đây là phương pháp thông dụng trong nghiên
cứu, là cách thu thập thông tin, số liệu để kiểm chứng những giả thuyết hoặc để giải
quyết những vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu này,
tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích, đánh giá tình hình đời
sống thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình (số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình,
phân tích tương quan…) nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản thuộc phạm vi của
đề tài.
-Sử dụng phương pháp thống kê Gross Tabulation, để phân tích mối tương
quan đơn biến giữa các chỉ tiêu kinh tế xã hội, với quyết định ở lâu dài và tạm thời
trên căn hộ chung cư.

3


- Phương pháp hồi quy logit, để phân tích, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định định cư lâu dài trên căn hộ chung cư của hộ sau tái định cư.
Để đánh giá mơ hình và kết luận hồi qui theo: Kiểm định các hệ số góc, kiểm định

Wald; Kiểm định Omnibus về sự phù hợp của mô hình; Kiểm định giả thuyết của
mơ hình, hiện tượng đa cộng tuyến, xem có sự vi phạm giả thuyết mơ hình khơng
-Phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng để thực hiện các kiểm định.

1.6. NGUỒN SỐ LIỆU
-Nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm các số liệu đã được công bố về nhà ở lụp
xụp ven kênh rạch, các báo báo sơ kết và các văn bản chính sách có liên quan của
Ủy ban nhân dân Thành phố và Ủy ban nhân dân quận 8 về chương trình chỉnh
trang đơ thị, di dời nhà lụp xụp trên và ven kênh rạch quận 8.
-Nguồn dữ liệu sơ cấp tự điều tra bằng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp đến
các hộ gia đình hiện đang sinh sống tại chung cư, bảng câu hỏi nghiên cứu được
thiết kế dựa vào các nghiên cứu trước và nghiên cứu định tính (phỏng vấn chuyên
gia, hộ gia đình).

1.7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm 5 chương
Chương 1: Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan tài liệu về sinh kế bền vững, các nghiên cứu về sinh kế
bền vững, các chỉ số về sinh kế bền vững hộ gia đình của các tổ chức như UNDP,
CARE, DFID; các nghiên cứu trước và những cảnh báo của các tổ chức quốc tế về
cuộc sống của người dân hậu tái định cư; Tổng quan về dự án rạch Ụ Cây.
Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu; khung phân tích; chi tiết về các
thơng tin để xác định các khía cạnh kinh tế xã hội phát sinh và cách thức chọn các
biến; cách thiết lập bảng câu hỏi, cách chọn mẫu, kỹ thuật phân tích để kiểm định
các giả thiết
Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu xác định cuộc sống của người dân tốt
hơn hay xấu đi so với trước khi tái định cư và kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách.

4



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN RẠCH Ụ CÂY
Chương này cung cấp khung khái niệm để phân tích những tác động của tái
định cư đến đời sống của người dân. Tổng quan các lý thuyết về sinh kế bền vững
một mặt giúp làm sáng tỏ các câu hỏi nghiên cứu, mặt khác nó là nền tảng để phát
triển khung phân tích được thảo luận trong chương kế tiếp. Để đạt được những mục
tiêu đó, chương này sẽ được chia làm 3 phần. Phần 1, tìm khung lý thuyết về sinh
kế bền vững, phù hợp nhất với nghiên cứu về cuộc sống hậu tái định cư. Để rồi từ
đó có cơ sở xác định tái định cư đã tác động đến sinh kế hộ gia đình như thế nào.
Phần 2, xây dựng chỉ số về an ninh sinh kế hộ gia đình, phần phân tích này được
thiết lập để xác định những chỉ số đo lường sinh kế hộ gia đình bền vững, làm cơ sở
cho việc xác định những chỉ số đo lường những tác động tiềm năng của tái định cư
đến đời sống người dân. Phần 3, phần này trình bày những cảnh báo của các tổ chức
quốc tế như ADB, WB, UNDP, về cuộc sống hậu tái định cư, về những nguy cơ
trong quá trình tái định cư. Phần 4, dựa trên khung lý thuyết về sinh kế của DFID và
những nghiên cứu của các tổ chức quốc tế về những tác động của tái định cư đến
đời sống của người dân, được đề cập ở phần 3, để nhận dạng những tác động tiềm
năng dẫn đến những thay đổi về đời sống kinh tế xã hội của người dân sau tái định
cư thuộc dự án rạch Ụ Cây.

2.1. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG
2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG
Aduse-Poku (2003) cho rằng sinh kế nó có nhiều ý nghĩa hơn là một nghề kiếm
sống, nó bao hàm một nghĩa rộng và đa dạng về những công việc người dân làm, nó
bao gồm những khả năng, tài sản và những hoạt động để đáp ứng nhu cầu của cuộc
sống. Khái niệm sinh kế bền vững lần đầu tiên được giới thiệu bởi Brundtland
Commission, Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển, thuộc đại học Oxford,
năm 1987, nó đã liên kết các khía cạnh về kinh tế xã hội và môi trường sống một

cách cụ thể (Krantz, 2001). Năm 1992, Robert Chambers, một nhà nghiên cứu của

5


viện nghiên cứu về phát triển Sussex, Vương quốc Anh và Gordon Conway đã đề
xuất một khái niệm về sinh kế bền vững mà nó được áp dụng ở cấp độ hộ gia đình:
Sinh kế bao gồm các năng lực, tài sản (cửa hàng, tài nguyên, khả
năng tiếp cận) và các hoạt động cần thiết cho một phương tiện sinh
sống: sinh kế bền vững là nó có thể đương đầu và phục hồi trước tác
động của những áp lực và những cú sốc gặp phải, khơng những thế nó
cịn duy trì và tăng cường được các khả năng và tài sản của mình và
cung cấp cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ sau; có thể đóng góp
những lợi ích rịng thu được từ các hoạt động của mình cho sinh kế
khác ở địa phương hay trên thế giới trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
(Chambers & Conway, 1992).
Trong các thành phần khác nhau của một sinh kế thì thành phần phức tạp nhất là
danh mục các tài sản mất đi khi mà người dân xây dựng lại cuộc sống của họ. Danh
mục tài sản này nó bao gồm tài sản hữu hình như cửa hàng và tài nguyên và tài sản
vơ hình như quyền lợi và khả năng tiếp cận (Krantz, 2001).
Cho đến gần đây Viện nghiên cứu phát triển (IDS) và Cơ quan phát triển quốc tế
Vương quốc Anh (DFID) đã nghiên cứu khái niệm và cách tiếp cận mới về sinh kế
bền vững. Ian Scoones (1998), nhà nghiên cứu của IDS, đã đề xuất một định nghĩa
về sinh kế bền vững như sau:
Sinh kế bao gồm những khả năng và tài sản (cả tài nguyên vật chất và
xã hội) và các hoạt động cần thiết cho một phương tiện sinh sống.
Sinh kế bền vững là khi mà nó có thể đương đầu và phục hồi khi trải
qua những tổn thất và những cú sốc gặp phải, khơng những thế nó cịn
duy trì và nâng cao những khả năng và tài sản của mình, trong khi
khơng làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên. (Scoones, 1998)

Điểm khác biệt chính giữa định nghĩa mới này và định nghĩa trước đó của
Chambers và Conway là ở chỗ nó khơng bao gồm những yêu cầu để một sinh kế
được xem là bền vững như đóng góp lợi nhuận rịng từ các hoạt động của mình cho
sinh kế của người khác.

6


2.1.2. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG
Khung lý thuyết về sinh kế, hay còn được hiểu là khung lý thuyết về sinh kế bền
vững được định nghĩa dựa trên những cơng cụ được sử dụng để phân tích và cải
thiện khả năng sinh kế. Khi xây dựng khung lý thuyết các nhà nghiên cứu khơng có
dự định đi tìm một mơ hình chính xác với thực tế, nhưng nó sẽ đưa ra một cấu trúc
phân tích để thuận tiện trong việc hệ thống hóa những nhân tố khác nhau, mà nó
kìm hãm hay nâng cao cơ hội sinh kế (DFID, 1999). Có nhiều khung lý thuyết về
sinh kế được sử dụng, để giải thích những khái niệm về sinh kế, nhưng trong khuôn
khổ của luận văn này, khung lý thuyết về sinh kế bền vững của 3 tổ chức UNDP1,
CARE2, DFID3 sẽ được phân tích sâu.
Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của UNDP
Khung lý thuyết này tập trung vào hai chiến lược khác nhau có tên gọi là: đối phó
và thích ứng. Chiến lược đối phó (coping) là sự đối phó trong ngắn hạn trước một
cú sốc cụ thể4, trong khi đó chiến lược thích ứng (adaptation) đưa đến những thay
đổi dài hạn trong cung cách ứng xử trước những cú sốc hay những căng thẳng.
UNDP đặc biệt chú ý đến tầm quan trọng của những cơng nghệ có ý nghĩa cải thiện
sinh kế của người dân. Theo Krantz (2001), thông thường những nghiên cứu của
UNDP được thực hiện ở cấp độ quốc gia và vận hành những chương trình đặc biệt ở
cấp độ một vùng tương đương cấp huyện. Theo UNDP có 5 bước để thiết kế, thực
thi và đánh giá những chương trình sinh kế bền vững như sau:
1. Xác định sự đền bù được thực hiện dựa trên những rủi ro phải đối diện,
những tài sản và những kiến thức cộng đồng mất đi

2. Phân tích vi mơ, vĩ mơ, chính sách mà nó tác động đến chiến lược sinh kế
của người dân
1

United Nations Development Programme
Christian Action Research And Education
3
UK Department for International Development
4
Trong khuôn khổ luận văn này thuật ngữ “cú sốc” ngụ ý là những tổn thất hay những khó khăn do
tái định cư gây ra.
2

7


3. Hỗ trợ và xác định những đóng góp tìm năng của khoa học kỹ thuật hiện đại,
góp phần bổ sung hệ thống kiến thức bản địa góp phần cải thiện sinh kế
4. Nhận dạng những đầu tư về kinh tế xã hội để loại bỏ những cản trở chiến
lược sinh kế
5. Đảm bảo rằng giai đoạn đầu tiên của q trình thích ứng phải diễn ra thực sự
để mà tồn bộ tiến trình hồn tồn là sự phát triển, hơn là những sự kiện
riêng lẽ.
Sự liên kết và trật tự của những nhân tố này được mô tả ở hình 2.1
Hình 2.1: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của UNDP
NGƯỜI DÂN
Khả năng sinh kế

Đời sống
Tài sản

và tài ngun

Tài sản hữu hình

Quyền
và cơ hội

Tài sản vơ hình

Nguồn: Krantz, 2001

Theo phương pháp tiếp cận này những chính sách của chính phủ có ảnh hưởng đến
sinh kế của người dân được sử dụng. Nhiều các hoạt động hỗ trợ khác nhau được
thực hiện theo những chương trình sinh kế bền vững đặc biệt, luôn được thực thi từ
cấp vùng (quận, huyện) trở lên.
Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE
Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE được mơ tả trong hình 2.2. Nó tập
trung vào sinh kế hộ gia đình. “Khung tài sản” mơ tả những chỉ số, gồm khả năng
của thành viên hộ gia đình, những nguồn tài nguyên, tài sản mà hộ gia đình có thể
truy cập được, những khả năng được giúp đỡ, hỗ trợ lúc khó khăn bởi họ hàng,
chính quyền. Để đánh giá những thay đổi đang diễn ra về vần đề an ninh sinh kế hộ

8


gia đình, địi hỏi một cái nhìn tồn diện về sự tiêu dùng và tài sản của từng thành
viên hộ gia đình.
Hình 2.2: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE

Tài ngun

thiên nhiên
Cơ sở hạ tầng
Kinh tế
Văn hóa
Chính trị
Môi trường
Căng thẳng
và va chạm

Về an ninh của:
Tài sản
Vốn con người

Vốn xã hội

Khả năng sinh kế Lợi ích và cơ hội

Thu nhập
Sản xuất

Hộ
gia
đình

Vốn kinh tế
Cửa hàng và
các nguồn lực

Tiêu
thụ


Lương thực
Dinh dưỡng
Sức khỏe
Nguồn nước
Nhà ở
Giáo dục
Sự trợ giúp của
cộng đồng
An toàn cá
nhân

Trao đổi
Xử lý

Tình
huống

Chiến lược
sinh kế

Kết quả
sinh kế

Nguồn: Krantz, 2001

CARE đưa ra mơ hình hoạt động của một sinh kế dựa trên tính năng động và sự
tương tác được lập trình sẵn, gồm các bước sau: thứ 1, Nhận dạng những khu vực
địa lý tiềm năng, sử dụng dữ liệu thứ cấp để tìm ra những người chủ hộ; thứ 2, nhận
dạng những nhóm bị tổn thương và những khó khăn về sinh kế mà họ phải đối mặt;

thứ 3, thu thập những dữ liệu phân tích, ghi chú những xu hướng về thời gian và
nhận dạng những chỉ dẫn mà nó sẽ được kiểm định; thứ 4, lựa chọn những khu vực
để thực thi các chính sách can thiệp.
Mục tiêu chính trong nghiên cứu về sinh kế của CARE là hiểu được tính tự nhiên
của những chiến lược sinh kế ở những mục khác biệt trong hộ gia đình, tức là nhận
dạng những khó khăn và những cơ hội.

9


Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của DFID
Khung lý thuyết này được xây dựng xung quanh 5 hạng mục chính của tải sản sinh
kế, được mơ tả trong hình ngũ giác, chúng có mơi liên hệ lẫn nhau và theo nghiên
cứu này sinh kế phụ thuộc vào sự kết hợp của những loại tài sản khác nhau, mà nó
là phần quan trọng để phân tích, (Vật chất, con người, tài chính, tự nhiên, xã hội).
Khung lý thuyết đã đưa ra các phân tích sinh kế theo các phần về tổ chức, chính
sách, nghiên cứu, những quy tắc về văn hóa. Nó quyết định ai được thụ hưởng
những loại tài sản nào và hệ thống những chiến lược sinh kế cuốn hút người dân,
(Carney, 1998). Phương pháp tiếp cận của DFID nhằm tăng hiệu quả của các cơ
quan của chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ trong việc giảm những tác động
từ những “cú sốc” theo hai cách chính: thứ nhất lấy con người làm trung tâm. Thứ
hai là áp dụng tổng thể chương trình hỗ trợ, để cải thiện sinh kế của người dân.
Hình 2.3: Mơ hình lý thuyết về sinh kế bền vững của DFID
H= Vốn con người
N= Vốn tự nhiên
F= Vốn tài chính

Tài sản sinh kế
+ Tình
huống dễ

bị tổn
thương

H
S

-Cú sốc
-Xu hướng
-Thời vụ

Chính sách & Tổ chức

N
P

S= Vốn xã hội
P= Vốn vật chất

F

Ảnh
hưởng
Khả
năng
tiếp
cận

Chính sách

Tổ chức


-Luật

-Cấp chính quyền

-Chính sách

-Tổ chức tư

-Văn hóa

-Tổ chức phi chính
phủ

Kết quả sinh kế
-Giảm nghèo
-Tăng thu nhập

Chiến lược sinh
kế

-Cải thiện cơ sở hạ tầng cộng đồng
-Cải thiện các vấn đề kinh tế xã hội
-Tăng cường phúc lợi

Nguồn: Krantz, 2001

10



Hình 2.3 đã chỉ ra 5 loại tài sản cơ bản:
Vốn nhân lực (H = Human capital): mô tả các tình trạng về y tế; giáo
dục; dinh dưỡng; kiến thức và kỹ năng; năng suất làm việc; năng lực
thích ứng, cho phép người dân theo đuổi những chiến lược sinh kế
khác nhau và đạt được mục tiêu sinh kế của họ.
Vốn tự nhiên (N= Natural capital): đất đai và sản xuất; nước và các
nguồn lợi thủy sản; cây và lâm sản; động vật hoang dã; lương thực và
sợi; đa dạng sinh học; dịch vụ môi trường.
Vốn xã hội (Social capital): mạng kết nối (bảo trợ, khu dân cư, thân
thích); quan hệ của sự tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau; các nhóm chính
thức và phi chính thức; phổ biến các quy định và xử phạt; đại diện tập
thể; cơ chế cho tham gia vào các quyết định; lãnh đạo.
Vốn hạ tầng (physical capital): vốn hạ tầng bao gồm cơ sở hạ tầng cơ
bản và nhu cầu sản xuất hàng hóa thiết yếu để hỗ trợ sinh kế bao
gồm: giao thông-đường xá, xe cộ; nơi trú ẩn an toàn và các tịa nhà;
cấp nước và vệ sinh mơi trường; năng lượng; thông tin liên lạc; công
cụ và thiết bị sản xuất (hạt giống, phân bón và thuốc trừ sâu); cơng
nghệ truyền thống.
Vốn tài chính (Financial capital): vốn tài chính chỉ rõ các nguồn lực
về tài chính mà người dân sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của
họ, nó có thể gồm: tiết kiệm; tín dụng-nợ; kiều hối, lương hưu.
DFID đã mô tả các thành phần trong khung lý thuyết sinh kế bền vững như sau:
Thứ nhất, tình huống dễ bị tổn thương, tình huống dễ bị tổn thương là mơi trường
sống bên ngồi của con người. Sinh kế và tài sản sẵn có của con người bị ảnh
hưởng cơ bản bởi những xu hướng chủ yếu, cũng như bởi những cú sốc và tính thời
vụ. Chính những điều này khiến sinh kế và tài sản trở nên bị giới hạn và khơng
kiểm sốt được. Ví dụ: Xu hướng: dân số, môi trường thay đổi, công nghệ, thị
trường và thương mại, tồn cầu hóa; Cú sốc: lũ lụt, hạn hán, bão, chết trong gia

11



đình, bạo lực hay tình trạng bất ổn dân sự, chiến tranh, dịch bệnh; Tính thời vụ: biến
động giá cả, biến động sản xuất, sức khỏe, những cơ hội làm việc.
Những nhân tố cấu thành nên hoàn cảnh dễ bị tổn thương là rất quan trọng vì chúng
có tác động trực tiếp lên tình trạng tài sản và những lựa chọn của con người mà với
chúng sẽ mở ra những cơ hội để họ theo đuổi những kết quả sinh kế có lợi.
Thứ hai, ngũ giác tài sản, hình dạng của ngũ giác tài sản diễn tả khả năng tiếp cận
của người dân với các loại tài sản. Tâm điểm của ngũ giác là nơi người dân không
tiếp cận được với loại tài sản nào. Các điểm nằm trên chu vi biểu thị sự tiếp cận tối
đa với các loại tài sản. Những hình dạng ngũ giác khác nhau có thể được phác thảo
cho những cộng đồng khác nhau hoặc những nhóm xã hội bên trong những cộng
đồng. Đặc điểm của ngũ giác tài sản là:
Những ngũ giác có hình dạng khác nhau có thể được vẽ cho những cộng
đồng khác nhau hoặc cho những nhóm xã hội khác nhau trong cộng đồng đó.
Một tài sản riêng lẽ có thể tạo ra nhiều lợi ích. Nếu một người có thể tiếp cận
với đất đai (tài sản) tự nhiên họ cũng có thể có được nguồn tài chính vì họ có
thể sử dụng đất đai không chỉ cho những hoạt động sản xuất trực tiếp mà cịn
có thể cho th.
Tính chất của tài sản thay đổi thường xuyên vì vậy ngũ giác cũng thay đổi
liên tục theo thời gian
Mơ hình lý thuyết của DFID còn so sánh mức độ tiếp cận tài sản của các nhóm xã
hội khác nhau, từ đó xác định nhu cầu của từng nhóm đảm bảo sự cân bằng giữa các
loại tài sản. Các loại tài sản còn liên kết với nhau theo nhiều cách để sinh ra kết quả
thu nhập thực, có hai cách tiếp cận thông dụng nhất là:
Sự tuần tự: người ta bắt đầu đối phó và vượt qua những cú sốc hay những áp
lực bằng những kết hợp tài sản nào? Tiếp cận một hay một vài tài sản cụ thể
nào đó là cần và đủ để vượt qua những cú sốc? Nếu như vậy, nó có thể cung
cấp những chỉ dẫn quan trọng về nơi mà những hỗ trợ sinh kế sẽ đặt trọng


12


tâm, ít nhất là lúc bắt đầu. Ví dụ người dân dùng tiền (tài sản tài chính) để
mua sắm vật dụng sản xuất và tiêu dùng (tài sản vật chất)
Sự thay thế: liệu một loại tài sản có thể thay thế cho một loại khác? ví dụ tăng
tài sản con người có thể bù đắp thiếu hụt vốn tài chính trong hồn cảnh cụ
thể khơng? từ đó mở rộng các lựa chọn để hỗ trợ.
Nội dung của nghiên cứu này trình bày những tác động của đời sống người dân hậu
tái định cư. Cho nên, những chiến lược sinh kế khác nhau chỉ được chọn khi mà nó
đề cập đến những nguy cơ hay những cơ hội mà người dân phải đối mặt trong quá
trình di chuyển đến nơi ở mới. So sánh với khung lý thuyết của UNDP và CARE,
khung lý thuyết của DFID có 2 đóng góp quan trọng trong việc cải thiện sinh kế
người dân. Thứ nhất, là hỗ trợ trực tiếp bằng tài sản và thứ hai là hỗ trợ trên những
ảnh hưởng không chỉ là khả năng truy cập tài sản mà còn là cơ hội sinh kế mở ra
với người dân. (Krantz, 2001).
Từ những phân tích ở trên, có thể hình thành khung lý thuyết cho vấn đề xác định
những khía cạnh kinh tế xã hội phát sinh của các hộ gia đình sau tái định cư, theo
đó cách tiếp cận của DFID đóng vai trị chính. Khung lý thuyết này có đặc điểm
nhưng sau: Thứ nhất, nó dựa theo khung lý thuyết của DFID. Thứ hai, sinh kế hộ
gia đình bền vững của cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi dự án là mối liên quan
cơ bản. Thứ ba, nó được sử dụng để phân tích và đánh giá tác động của đời sống
người dân hậu tái định cư. Cuối cùng nhân tố môi trường, ảnh hưởng không chỉ đến
tài sản hộ gia đình mà cịn đến chiến lược sinh kế của họ. Nhìn chung khung lý
thuyết này, giúp giải thích, tác động của tái định cư đến sinh kế của người dân, dựa
trên những thay đổi về tài sản và những khả năng. Nhưng câu hỏi được đặt ra là làm
thế nào để đo lường được sinh kế hộ gia đình?.

2.2. CHỈ SỐ VỀ SỰ ĐẢM BẢO SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH BỀN VỮNG
2.2.1. KHÁI NIỆM VỀ SỰ ĐẢM BẢO SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH

Khái niệm an ninh sinh kế đã trả lời cho câu hỏi có hay khơng việc đời sống người
dân tốt hơn hay xấu đi ở cấp độ hộ gia đình và cộng đồng (Lindenberg, 2002). Vấn

13


đề này có nguồn gốc từ định nghĩa về sinh kế của Chambers và Conway. Dựa trên
định nghĩa này, Frankenberger (1996) định nghĩa an ninh sinh kế hộ gia đình là khả
năng gia đình hay cộng đồng duy trì hay cải thiện thu nhập, tài sản và những phúc
lợi xã hội từ năm này qua năm khác.
2.2.2. CHỈ SỐ VỀ SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH BỀN VỮNG
Từ những phần đã đề cập ở trên, Chambers và Conway, đã đưa ra 3 ý cơ bản, sự sở
hữu về những khả năng, sự truy cập vào những tài sản vơ hình và hữu hình và sự
hiện diện của những hoạt động kinh tế (Krantz, 2001). Đặc biệt, nó đề cập đến 5
loại tài sản: Con người, kỹ thuật, tự nhiên, xã hội, tài chính như là những chỉ số
trong việc đo lường sự đảm bảo sinh kế. Frankenberger (1998) đã định nghĩa sinh
kế hộ gia đình là những phương tiện đầy đủ và bền vững để đạt được thu nhập và tài
nguyên thỏa mãn những nhu cầu cơ bản (gồm lương thực, nước uống, chăm sóc sức
khỏe, cơ hội giáo dục, nhà ở, thời gian sinh hoạt cộng đồng và hòa nhập xã hội).
Hình 2.4: Sự đảm bảo sinh kế hộ gia đình
Sự đảm bảo sinh kế hộ gia đình

Sự đảm bảo về kinh tế

Sự đảm bảo về
dinh dưỡng

(Thu nhập, kỹ năng, thời gian)

Sự đảm bảo

về giáo dục

Quan hệ
cộng đồng

Sự đảm bảo
về mơi
trường sống

Sự đảm bảo
về lương
thực

Sự đảm bảo
về sức khỏe

(Giới, nhóm thiểu
số, tín ngưỡng)
Sự
nương
tựa

Mơi trường

Sự chăm sóc
người già và
trẻ em

Chăm sóc sức
khỏe (nguồn

nước và bệnh xá)

Nguồn: Frankenberger, 1998

Trong nhiều nghiên cứu, một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để đo lường
sự đảm bảo sinh kế. Mặc dù một số lượng lớn các chỉ số đã được phát triển để phân
tích những khía cạnh về vấn đề sự đảm bảo sinh kế, nhưng nó chưa phản ánh một
cách đầy đủ những khía cạnh kinh tế xã hội đã phát sinh. Vì những điều kiện về

14


×