Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty xây dựng số 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.95 KB, 14 trang )

một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty xây dựng số 4
Trong 40 năm qua, cùng với sự trưởng thành và phát triển của ngành xây
dựng cơ bản Việt Nam. Công ty xây dựng số 4 đã không ngừng lớn mạnh và đạt
được nhiều thành tích trong công tác quản lý sản xuất và quản lý tài chính.
Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, đặc
biệt là trong ngành xây dựng cơ bản, sự vươn lên và trưởng thành của Công ty
đánh dấu sự cố gắng vượt bậc của Ban giám đốc và toàn thể công nhân viên trong
Công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của phòng tài chính kế toán. Phòng
tài chính kế toán Công ty vẫn không ngừng phát triển, hoàn thiện công tác kế toán
phát huy hơn nữa vai trò của kế toán trong nền kinh tế thị trường hiện nay để phù
hợp với các chuẩn mực kế toán Quốc tế.
Qua thời gian thực tập , nghiên cứu thực tế ở Công ty em đã củng cố thêm
được kiến thức đã học ở trường và liên hệ với thực tiễn công tác.
Mặc dù thời gian thực tập ngắn ngủi, hiểu biết về thực tế chưa nhiều nhưng
với sự nhiệt tình của bản thân và lòng mong muốn góp phần nhỏ bé kiến thức đã
học ở trường vào công tác quản lý hạch toán ở Công ty em xin mạnh dạn đưa ra
một số ý kiến nhận xét và vài kiến nghị về công tác hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm ở Công ty xây dựng số 4.
1- Những ưu điểm và những mặt còn tồn tại
1.1- Ưu điểm.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế về công tác quản lý, công tác kế toán nói
chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng ở
Công ty xây dựng số 4, em đã nhận thấy có một vài ưu điểm sau:
- Thứ nhất: Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý kế toán khoa học
hợp lý và có hiệu quả phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thi trường, chủ động
trong hoạch định sản xuất kinh doanh ,có uy tín trên thị trường trong lĩnh vực đầu
tư xây dựng cơ bản, đứng vững trong cạnh tranh và phát triển trong điều kiện hiện
nay.
- Thứ hai: Công ty có bộ máy quản lý hết sức gọn nhẹ, các phòng ban chức
năng phục vụ có hiệu quả, giúp cho lãnh đạo Công ty giám sát thi công, quản lý


KT, tổ chức sản xuất , tổ chức kế toán được hợp lý khoa học , kịp thời.
- Thứ ba: Phòng kế toán của Công ty với những nhân viên có trình độ, năng
lực nhiệt tình và được bố trí những công việc cụ thể đã góp phần đắc lực vào công
tác kế toán và quản lý kinh tế được ban giám đốc đánh giá cao.
- Thứ tư: Công tác kế toán chi phí sản xuất và tiánh giá thành đã phát huy
có hiệu quả. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành là từng công trình, HMCT theo từng quý là hoàn hợp lý, có căn cứ khoa học,
phù hợp vói điều kiện sản xuất thi công của Công ty phục vụ tốt công tác chỉ đạo
sản xuất, quản lý giá thành và phân tích hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty. Công ty đã tổ chức hoạt động một cách khoa học hợp lý, quản lý chặt
chẽ thời gian và chất lượng lao động của công nhân, các chi phí thiệt hại không có .
Công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang được tổ chức một cách khoa
học, cung cấp số liệu hợp lý, kịp thời phục vụ cho công tác tính giá thành.
Việc Công ty tính giá thành theo phương pháp trực tiếp cũng hoàn toàn phù
hợp với đặc điểm sản xuất và điều kiện hạch toán.
Hệ thống sổ kế toán sử dụng cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm theo hình thức kế toán nhật ký chung là hợp lý khoa học. Trình tự
hạch toán chặt nhẽ, các chi phí phát sinh được tập hợp và phản ánh rõ ràng. Số liệu
tập hợp được có khả năng sử dụng để phát triển hoạt động kế toán, tính toán và
đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Những ưu điểm về quản lý và kế toán chi phí sản xuất tính giá thành nêu
trên đã có tác dụng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản
phẩm xây lắp, tối đa hoá lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của
Công ty.
1.2- Những mặt còn tồn tại.
Bên cạnh những mặt tích cực như đã nêu trên, Công ty xây dựng số 4 vẫn còn
những mặt hạn chế sau:
- Thứ nhất việc phân bổ chi phí vật liệu sử dụng luân chuyển và các loại
công cụ dụng cụ nhỏ.
- Thứ hai: Việc phân bổ chi phí sử dụng dàn giáo.

2- Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty xây dựng số 4 trong điều kiện
hiện nay.
2.1- Đối với loại vật liệu sử dụng dụng cụ luân chuyển và công cụ dụng cụ.
Công ty nên căn cứ vào giá trị và đặc điểm sử dụng của từng loại để phân bổ
cho các công trình và HMCT một cách hợp lý nhằm tập hợp chi phí sản xuất đầy
đủ, chính xác. Tiêu thức phân bổ cần quy định thống nhất , tránh hiện tượng phân
bổ tuỳ tiện, ước lượng như hiện nay.
Các loại vật liệu sử dụng luân chuyển như cốp pha đưa vào sử dụng kế toán
ghi vào TK 142- chi phi trả trước theo định khoản:
Nợ TK 142
Có TK 152, 111...
Các loại công cụ dụng cụ khi đưa vào sử dụng kế toán ghi:
Nợ TK 142
Có TK 152
Trong thời gian sử dụng, kế toán căn cứ vào mức độ tham gia của chúng vào
quá trình sản xuất thi công để phân bổ cho các đối tượng tập hợp chi phí:
Đối với công cụ dụng cụ, Công ty nên sử dụng phương pháp phân bổ 50%
khi đưa vào sử dụng lần đầu:
Nợ TK 621
Có TK 142
Với giá trị 50% công cụ dụng cụ đưa vào sử dụng và chi tiết cho từng đối tượng sử
dụng.
2.2- Chi phí sử dụng dàn giáo
Giàn giáo phục vụ thi công các công trình, Công ty có thể xem là tài sản cố
định và trích khấu hao để phân bổ vào các đối tượng sử dụng.Nhưng thực hiện
phương án này khá phức tạp bởi vì giàn giáo có thể tháo ra từng bộ phận riêng, có
thể sử dụng cho nhiều bộ phận thi công. Mặt khác, nếu ta xem giàn giáo là tài sản
cố định thì khó đưa vào khoản mục một cách hợp lý. Nếu đưa vào chi phí phục vụ
thi công thì chi phí này phải ghi vào TK 642, nhưng thực tế giàn giáo lại chủ yếu

phục vụ cho một công trình.
Trong thời gian qua, Công ty phân bổ giá trị giàn giáo vào luôn một lần cho
một công trình sử dụng giàn giáo lần đầu tiên. Điều đó là không hợp lý, Theo em
để thuận tiện cho việc phân bổ chi phí giàn giáo khung sắt cho các đối tượng hợp
chi phí. Công ty nên xem như vật liệu sử dụng luân chuyển và tiến hành hạch toán
tương tự như cốp pha tôn.
* Biện pháp thực hiện .
Khi mua giàn giáo về sử dụng, kế toán kết chuyển vào TK 142 để quản lý hạch
toán .
Nợ TK 142
Có TK 152 Theo giá mua
Có TK 111
Có TK 112
Trong thời gian sử dụng kế toán căn cứ vào mức độ tham gia của chúng vào
từng công trình, HMCT trong từng tháng để tiến hành phân bổ cho hợp lý. Một lần
tháo, lắp, di chuyển giàn giáo, kế toán tính là một lần sử dụng, chi phí sử dụng giàn
giáo phân bổ cho đối tượng sử dụng trong tháng được tính theo công thức.

Giá trị giàn giáo Nguyên giá Số lần sử dụng
phân bổ trong tháng = Tổng số lần có X trong tháng cho
cho đối tượng chịu sử dụng đối tượng chịu
chi phí chi phí
Kế toán phản ánh chi phí cho từng đối tượng sử dụng trên các sổ kế toán liên quan
theo định khoản:
Nợ TK 621
Có TK 142
2.3- Về tổ chức hệ thống tài khoản để tập hợp chi phí
Để phù hợp với đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản để đảm bảo cho việc ghi
chuyển số liệu từ bảng tổng hợp chi phí xây dựng và tính giá thành sản phẩm xây
lắp trong kỳ của Công ty, ngoài việc tập hợp chi phí sản xuất theo các khoản mục:

chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, theo em
giải pháp lớn hiện nay là Công ty nên hạch toán riêng khoản mục chi phí sử dụng
máy thi công.
Như vậy, khi tập hợp chi phí sản xuất vào các tài khoản chi phí sản xuất,
Công ty nên chia các tài khoản tập hợp chi phí sản xuất TK 621, TK 622, TK 627,
thành các tài khoản cấp 2 như sau:
+ TK 621: chi phí NVL trực tiếp dùng để tập hợp chi phí NVL chính, NVL
phụ, ván cốp pha, giàn giáo dùng cho xây lắp của doanh nghiệp TK này sẽ được
chia thành 2 TK cấp II :
TK 6211: nhiên liệu dùng cho máy thi công
TK 6212: vật liệu khác
+ TK 622 ” chi phí nhân công trực tiếp” dùng để tập hợp chi phí về tiền
lương, tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất kể cả nhân công điều khiển máy
thi công .TK này sẽ được chia thành 2 TK cấp II
TK 6221: chi phí nhân công điều khiển máy thi công
TK 6222: chi phí nhân công trực tiếp xây lắp
+ TK 627: “chi phí sản xuất chung” dùng để tập hợp các chi phí xây lắp có
liên quan đến nhiều công trình hoặc nhiều khối lượng công tác và chi phí quản lý
phục vụ xây lắp ở đội, tổ sản xuất.
*TK 627 có các TK cấp II để phản ánh từng yếu tố chi phí
+ TK6271: chi phí nhân viên phân xưởng được dùng để phản ánh chi phí
tiền lương chính, lương phụ cuả đôi trưởng, đội phó sản xuất
+ TK6272: chi pí vật liệu
+ TK6273: chi phí dụng cụ sản xuất
+ TK 6274: chi phí khấu hao tài sản cố định
+ TK 6277 chi phí dịch vụ mua ngoài
+ TK 6278 chi phí bằng tiền khác
Đối với doanh nghiệp xây lắp nên chia tài khoản này ra 2 tài khoản cấp III
- TK62741 khấu hao máy móc thi công
- TK 62742 chi phí khấu hao tài sản cố định khác

×