MÔN SINH HỌC
Câu 1: Khẩu phần là gì ? nguyên tắc lập khẩu phần ?
- Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
- Nguyên tắc lập khẩu phần :
+ Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu của từng đối tượng
+ Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ cung cấp đủ muối khoáng và vitamin.
+ Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
Câu 2: Vai trò của bài tiết đối với cơ thể ? cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu ?
- Vai trò: lọc và thải ra môi trường những chất cặn bạ
- Cấu tạo hệ bà tiết: thận, ống dẫn nước tiểu, bàng quan, ống đái.
Câu 3: Nêu các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu ?
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như hệ bài tiết.
- Khẩu phần ăn hợp lí:
- Đi tiểu đúng lúc.
Câu 4: Da cấu tạo gồm những lớp nào ? chức năng của da ?
* Cấu tạo: da chia làm 3 lớp:
- Biểu bì: có tầng sừng, lớp tế bào sống.
- Lớp bì: có nhiều cơ quan: thụ quan, tuyến nhờn, cơ co chân lông, mạch máu,…giúp da thực hiện
chức năng: cảm giác điều hòa nhiệt bài tiết,…
- Lớp mỡ dưới da: cách nhiệt.
* Chức năng: da tạo nên vẽ đẹp của con người có chức năng bảo vệ cơ thể điều hòa thân nhiệt các lớp
của da điều thực hiện chức năng này.
Câu 5: Nêu các biện pháp bảo vệ da ?
- Tắm nắng.
- Tập thể dục thể thao.
- Xoa bóp.
- Lao động chân tay vừa sức…
Câu 6: Vì sao ta nhận biết được nóng, lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc ?
- Vì dưới da có các tế bào thụ cảm.
Câu 7: Kể một số bệnh ngoài da và cách phòng tránh ?
- Một số bệnh: ghẻ lở, hắc lào,…
- Cách phòng tránh: tránh làm da bị xây xát, giữ vệ sinh nước, vệ sinh nơi ở và nơi công cộng.
Câu 8: Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và chức năng của chúng ?
* Cấu tạo: hệ thần kinh gồm hai bộ phận:
- Bộ phận trung ương gồm: não và tủy sống.
- Bộ phận ngoại biên: gồm bó sợi vận động và bó sợi cảm giác.
* Chức năng:
- Hệ thần kinh vận động liên quan đến hoạt động của cơ vân là hoạt động có ý thức.
- Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản đó là
những hoạt động không có ý thức.
Câu 9: Nêu rõ các đặc điểm và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa ở người so với các
động vật khác trong lớp thú ?
* Cấu tạo ngoài:
+ Rãnh liên bán cầu: 2 nữa (mỗi nữa gọi là bán cầu đại não)
+ Rãnh sâu: chia làm 4 thùy (tráng , đỉnh, chẩm, thái dương)
+ Các khe và rãnh tạo nên cuộn não làm tăng bề mặt não.
- Cấu tạo trong:
+ Chất xám: ngoài
+ Chất trắng: trong
* Chức năng: Vùng thính giác
- Vùng thị giác
- Vùng hiểu tiếng nói và chữ viết….
Câu 10: Nêu cấu tạo và chức năng của tủy sống.
- Cấu tạo: bao gồm chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng.
- Chức năng: chất trắng là căn cứ của phản xạ không điều kiện và chất trắng là các đường dẫn truyền nối
các căn cứ trong tủy sống với nhau và với não bộ.
Câu 11: Hãy nêu điểm khác nhau về cấu tạo giữa phân hệ giao cảm và đối giao cảm của hệ thần kinh
sinh dưỡng.
Phân hệ giao cảm Phân hệ đối giao cảm
Các chất xám ở xường bên tủy sống
(từ đốt tủy ngực I đến đốt tủy thắt
lưng III)
Các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng
của tủy sống.
Chuỗi hạch nằm gần cột sống (chuỗi
hạch giao cảm) xa cơ quan phụ trách.
Sợi trục ngắn.
Sợi trục dài.
Hạch nằm gần cơ quan phụ trách
Sợi trục dài.
Sợi trục ngắn.
Câu 12: Nêu các tật của mắt ? Nêu nguyên nhân và cách khắc phục của tật cận thị ?
- Các tật của mắt cận thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn gần. viễn thị là tật mà mắt chỉ có khả năng
nhìn xa.
- Nguyên nhân: Do cầu mắt dài hoặc thể thủy tinh luôn luôn phồng.
Cách khắc phục: Cận thị đeo kính cận.
Câu 13: Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng trên tàu xe bị xóc nhiều ?
- Vì làm cho thể thủy tinh quá phồng hoặc quá xẹp để điều tiết ánh sáng do đó ảnh hưởng đến thể thủy
tinh.
Câu 14: Nêu cấu tạo và chức năng của tai ?
* Cấu tạo:
- Tai ngoài: vành tay, ống tai, màng nhĩ.
- Tay giữa: chuỗi xương tai, vòi nhĩ.
- Tay trong: ống bán khuyên, dây thần kinh số 8, ốc tai
+ Ốc tai có cơ quan coocti (tế bào thụ cảm thính giác)
* Chức năng: thu nhận, phân tích sóng âm.
Câu 15: Vì sao ta có thể xác định âm thanh phát ra từ bên trái hay bên phải ?
- Tai nào nhận âm thanh lớn hơn thì bên đó phát ra âm thanh.
Câu 16: Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện về tính chất ?
- PXCĐK là phản xạ bẩm sinh không cần học tập rèn luyện.
- PXKĐK được hình thành trong đời sống thông qua học tập rèn luyện.
Câu 17: Nêu nguyên nhân của bệnh bứu cổ ? Muốn hạn chế bệnh này chúng ta cần phải làm gì?
- Do tuyến yên không tiết hooc môn nên bị bệnh bứu cổ.
- Muốn hạn chế chúng ta nên ăn nhiều muối iốt
Câu 18: Tại sao tuyến tụy vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết ? Nêu một trong các cơ đều hòa
chứng nhạ đường huyết của các tuyến nội tiết.
* Vì tuyến tụy vừa tiết dịch tiêu hóa, vừa tiết hooc môn.
* Tế bào
α
tiết ra glucôgôn làm tăng đường huyết (biến glucôgen thành glucôzơ)
- Tế bào
β
tiết hooc môn insulin làm giảm đường huyết (biến glucôzơ thành glucogen)
Câu 19 Nêu các biện pháp vệ sinh hệ thần kinh.
- Cơ thể sản khoái.
- Chổ ngủ thuận tiện.
- Không dùng chất kích thích: chè, cà phê…
- Tránh các kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ.