Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



HUỲNH THỊ TRƯỜNG AN

GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



HUỲNH THỊ TRƯỜNG AN
GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GỊN
Chun ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LẠI TIẾN DĨNH


TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn cao học này là do chính tơi nghiên cứu và thực hiện. Các
thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là hồn tồn trung thực và chính xác.

HUỲNH THỊ TRƯỜNG AN
Học viên Cao học khóa 21
Chun ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 60340201


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
GIỚI THIỆU ........................................................................................................................... 1
Chương 1: Tổng quan về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại
1.1 Tổng quan về rủi ro tín dụng ............................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm.................................................................................................... 3
1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng ............................................................................ 3
1.2 Tổng quan về nợ xấu ............................................................................................. 4
1.2.1 Khái niệm.................................................................................................... 4
1.2.2 Cơ sở phân loại nợ xấu .............................................................................. 4
1.2.3 Nguyên nhân nợ xấu .................................................................................. 5
1.2.4 Ảnh hưởng, tác động nợ xấu đối với Ngân hàng ..................................... 6
1.2.4.1 Đối với khách hàng..................................................................... 6
1.2.4.2 Đối với ngân hàng ...................................................................... 7

1.2.4.3 Đối với nền kinh tế ..................................................................... 8
1.2.5 Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu..................................................................... 8
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới nợ xấu ............................................................ 9
1.3 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở một số quốc gia .................................................... 10
1.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc ................................................................ 10
1.3.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................................................. 14
1.3.3 Kinh nghiệm của Hungary .................................................................. 18
1.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam .......................................... 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................................. 24


Chương 2: Thực trạng về hoạt động xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn
2.1 Tổng quan về Vietcombank Nam Sài Gòn ........................................................ 25
2.1.1

Sự hình thành và phát triển Vietcombank Nam Sài Gòn ...................... 25

2.1.2 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 26
2.1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu ........................................................... 26
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................. 30
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay và tình hình nợ xấu tại Vietcombank Nam
Sài Gịn ........................................................................................................... 33
2.2.1 Tình hình cho vay theo kỳ hạn ................................................................. 33
2.2.2 Tình hình cho vay theo thành phần kinh tế .............................................. 36
2.2.3 Tình hình cho vay theo loại tiền ................................................................ 39
2.3 Hoạt động xử lý nợ xấu tại Vietcombank Nam Sài Gòn ........................... 40
2.3.1 Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Vietcombank Nam Sài Gòn.......... 40
2.3.2 Phân loại và nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại chi nhánh ......................... 41
2.3.3 Hoạt động xử lý nợ xấu tại ngân hàng. ................................................ 45

2.3.3.1

Xác định khách hàng có Nợ xấu ............................................ 45

2.3.3.2

Qui định xử lý nợ xấu tại ngân hàng ...................................... 45

2.3.3.3

Trình tự các biện pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng ................ 46

2.4 Đánh giá hoạt động xử lý nợ xấu tại Vietcombank Nam Sài Gòn ........... 50
2.4.1 Thuận lợi..................................................................................................... 50
2.4.2 Những biện pháp cụ thể đang được thực hiện ở Chi nhánh .................... 51
2.4.3 Kết quả đạt được ....................................................................................... 58
2.4.4 Khó khăn trong q trình xử lý nợ xấu..................................................... 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................. 63


Chương 3: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
chi nhánh Nam Sài Gòn
3.1. Định hướng xử lý nợ xấu ........................................................................... 64
3.1.1. Định hướng của Chính Phủ ................................................................ 64
3.1.2. Định hướng của Vietcombank ............................................................ 66
3.2. Giải pháp xử lý nợ xấu thực hiện tại Vietcombank Nam Sài Gòn trong thời
gian tới .................................................................................................................. 73
3.3. Kiến nghị ....................................................................................................................75
3.3.1. Đối với Vietcombank Hội sở chính .................................................... 75
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ............................................................. 76

3.3.3. Với các cơ quan có liên quan khác ..................................................... 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG ................................................................................................ 82
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BP

: Biện pháp

CAR

: Hệ số an tồn vốn

CBCNV

: Cán bộ cơng nhân viên

CP

: Cổ phần

DNHH

: Doanh nghiệp Nhà nước

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân


DPRR

: Dự phòng rủi ro

DV

: Dịch vụ

GTGT

: Giá trị gia tăng

HSC

: Hội sở chính

KCX

: Khu chế xuất

MTV

: Một thành viên

NH

: Ngân hàng

NHNT


: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

NHTM

: Ngân hàng Thương Mại

NHNN

: Ngân hàng Nhà Nước

NX

: Nợ xấu

TAND

: Tòa án nhân dân

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TCTC

: Tổ chức tài chính

TM

: Thương mại



TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TNHH

: Trách Nhiệm Hữu Hạn

VCB

: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

VCSH

: Vốn chủ sỡ hữu

XL

: Xử lý


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Huy động vốn theo loại tiền năm 2010-2012 .............................................. 27
Bảng 2.2: Huy động vốn theo kỳ hạn năm 2010-2012 ................................................ 28
Bảng 2.3: Doanh số phát hành thẻ năm 2012 .............................................................. 29
Bảng 2.4: Doanh số kinh doanh ngoại tệ 2009-2012 ................................................... 30
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh 2008-2012 .................................................. 30

Bảng 2.6: So sánh quy mơ hoạt động Vietcombank Nam Sài Gịn với một số ngân hàng
TMCP khác năm 2012 ................................................................................................. 32
Bảng 2.7: Tình hình cho vay theo kỳ hạn năm 2008-2012 ......................................... 33
Bảng 2.8: Tỷ trọng dư nợ theo kỳ hạn năm 2008-2012 ............................................... 34
Bảng 2.9: Dư nợ theo thành phần kinh tế năm 2008-2012 .......................................... 36
Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ xấu theo thành phần kinh tế ................................................ 38
Bảng 2.11: Tình hình cho vay theo loại tiền năm 2008-2012 ...................................... 39
Bảng 2.12: Xử lý nợ xấu 2008-2012 ............................................................................ 58
Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ xấu so với hệ thống Vietcombank ............................................... 59
Bảng 2.14: Tình hình dư nợ xử lý bằng dự phịng rủi ro năm 2008-2012 ................... 59


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Dư nợ phân theo kỳ hạn năm 2008-2012 ........................................................33
Biểu đồ 2.2: Dư nợ xấu phân theo kỳ hạn năm 2008-2012 ...............................................35
Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế năm 2008-2012 ........................... 36
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế năm 2008-2012..............................38
Biểu đồ 2.5: Dư nợ phân theo loại tiền năm 2008-2012 .................................................. 39


GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài

Kể từ đầu năm 2012 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã và đang phải đối diện với
nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả của suy thối kinh tế tồn cầu và sự đóng băng
của bất động sản.
Trong bối cảnh đó, hầu hết các doanh nghiệp trong nước đang hoạt động cầm
chừng để vượt qua khó khăn và chờ đợi cơ hội mới để khơi phục sản xuất. Bên cạnh
đó, khơng ít doanh nghiệp đã ngừng hoạt động: năm 2012, có 58.128 doanh nghiệp giải

thể/phá sản; hết quý I/2013, có 2.272 doanh nghiệp bị giải thể. Trước tình hình khó
khăn chung của doanh nghiệp, vốn cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp
phần lớn không thể thu hồi được từ nguồn thu sản xuất kinh doanh. Tính đến cuối
tháng 4/2013, tổng dư nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng là 137,1 nghìn tỷ
đồng, tăng 18,7 nghìn tỷ đồng (15,8%) so với cuối năm 2012 (4 tháng đầu năm 2012
nợ xấu tăng 36,2%), tốc độc tăng bình qn 3,94%/tháng. Nền kinh tế và mơi trường
kinh doanh khó khăn dẫn đến doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ đến hạn và nợ
xấu của ngân hàng tăng cao.
Do vậy, việc xử lý nợ xấu là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách để khơi
thơng “dịng máu đông” thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Xuất phát từ thực tế đó em
mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao hoạt động xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn” làm luận văn thạc sĩ của mình
2. Mục đích nghiên cứu
Trong khn khổ đề tài này em muốn tìm hiểu tình hình nợ xấu, làm rõ nguyên
nhân phát sinh nợ xấu từ hoạt động cho vay, thực tế công tác xử lý nợ xấu tại
Vietcombank Nam Sài Gòn và học hỏi các bài học kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một
số nước trên thế giới, từ đó đề xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
xử lý nợ xấu tại chi nhánh.

1


3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu thực trạng công tác xử lý nợ xấu
và các biện pháp đang áp dụng giai đoạn 2008 – 2012 từ đó đề xuất những giải pháp
nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại Vietcombank Nam Sài Gòn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh đi từ cơ sở lý thuyết
đến thực tiễn thông tin được thu thập từ các dữ liệu thứ cấp thông qua thu thập và xử lý
thông tin nội bộ tại Vietcombank Nam Sài Gịn, các thơng tin khác từ sách, báo,

phương tiện thơng tin đại chúng, các thơng tin khác trong và ngồi ngành ngân hàng.
5. Kết cấu đề tài
Kết cấu của đề tài được chia làm 03 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng về hoạt động xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn.
Chương 3: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt
Nam chi nhánh Nam Sài Gòn.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về rủi ro tín dụng:
1.1.1.

Khái niệm rủi ro tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường rủi ro đồng hành với q trình phát triển. Có nhiều
định nghĩa và khái niệm khác nhau về rủi ro, nhưng nhìn chung rủi ro tín dụng là loại
rủi ro phát sinh trong q trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua
việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
Đây còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên
quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
1.1.2.

Phân loại rủi ro tín dụng

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các

loại sau:
- Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá
khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và
rủi ro nghiệp vụ.
Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến q trình đánh giá và phân tích tín
dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra
quyết định cho vay.
Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong
hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm
bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật
xử lý các khoản vay có vấn đề.

3


- Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân
chia thành hai loại là rủi ro nội tại (Intrinsic rish) và rủi ro tập trung (Concentration
rish).
Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng
biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất
phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay
vốn.
Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều
đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong
cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định;
hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

1.2 Tổng quan về nợ xấu
1.2.1

Khái niệm

Một khoản nợ xấu được coi là nợ xấu khi đã quá hạn trả lãi và(hoặc) gốc trên 90
ngày;hoặc các khoản lãi chưa trả lãi từ 90 ngày trở lên đã nhập gốc, tái cấp vốn hoặc
trả chậm theo thỏa thuận; hoặc các khoản thanh toán đã quá hạn 90 ngày nhưng có lý
do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ. Về cơ
bản,nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng
trả nợ nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) hiện
đang được áp dụng phổ biến trên thế giới.
1.2.2

Cơ sở phân loại nợ xấu: Nợ xấu trong các NHTM bao gồm:

- Những khoản nợ không thể thu hồi được
- Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ khơng có căn cứ đòi bồi
thường từ nợ
- Người mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, khơng cịn tài sản để thanh tốn nợ.

4


- Những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc
khơng thể tìm được người mắc nợ.
- Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh,thanh lý tài sản
hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản cịn lại khơng đủ để trả nợ.
- Nợ có thể thu khơng thanh tốn đầy đủ cho ngân hàng.
- Đây là những khoản nợ khơng có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không

đủ trả nợ. Người mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để trả lãi hoặc gốc có thời hạn
thanh tốn, hoặc hồn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ không thể thu hồi đầy đủ như:
- Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong q khứ, nhưng
phần cịn lại khơng thể được đền bù được trong thời gian thỏa thuận.
- Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế chấp ở
ngân hàng không được chấp nhận về mặt pháp lý dẫn đến người mắc nợ không thể trả
nợ ngân hàng đầy đủ.
- Những khoản nợ mà Tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưng phần bồi
hồn ít hơn dư nợ.
1.2.3

Ngun nhân nợ xấu

Nhìn vào con số nợ xấu NH, nhiều người không khỏi giật mình trước sự gia
tăng với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, theo đánh giá của NHNN, sỡ dĩ có sự tăng
nhanh nợ xấu trong năm 2012 là hệ quả phát sinh và tích tụ từ một số năm trước và do
nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân chủ quan:
-

Cho vay sai mục đích (đây là nguyên nhân chính dẫn đến nợ xấu).

-

Các NH tăng trưởng quá nóng nhằm đảm bảo hiệu quả lợi nhuận.

-

Năng lực quản trị rủi ro của các NH cịn nhiều hạn chế, chính sách điều hành
chung cịn nhiều bất cập.


-

Trình độ yếu kém của đội ngũ cán bộ.

-

Cơ chế trích lập quỹ dự phịng rủi ro khơng hợp lý.

5


-

Nạn tham nhũng hối lộ trong hoạt động NH.

-

Đầu tư vốn vào lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro (như bất động sản, chứng khốn,
vàng…).

Ngun nhân khách quan:
Ngun nhân có thể đến từ bản thân khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay
khơng hiệu quả, và nó thường phát sinh sau một chu kỳ vay vốn, thậm chí sau một thời
gian dài.
Bên cạnh đó cịn một số ngun nhân khách quan khác như:
-

Điều kiện kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế khơng ổn định, do khủng hoảng


tài chính và suy thoái kinh tế thế giới kéo dài đã tác động đến hoạt động đầu tư và
thương mại quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là thị trường tài chính và bất động sản sụt
giảm và trì trệ kéo dài.
-

Các giải pháp kích thích kinh tế, nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài

khóa cũng đã tạo điều kiện cho tín dụng NH tăng trưởng nhanh.
-

Mơi trường tự nhiên: những biến động về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng xấu

đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
-

Công tác thanh tra, giám sát NH chưa phát huy hiệu quả cao trong việc phát

hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.
-

Cơng tác quy hoạch chưa được đầu tư hiệu quả: việc đầu tư tràn lan, kém hiệu

quả trong nhiều ngành, lĩnh vực; không được thanh tra, giám sát phát hiện kịp thời,
hoặc có phát hiện những chế tài xử lý chưa đủ mạnh, không đủ sức răn đe...
1.2.4

Ảnh hưởng, tác động nợ xấu

1.2.4.1


Đối với khách hàng

Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân
khách hàng, nợ xấu sẽ làm cho NH mất lòng tin vào khách hàng, khách hàng sẽ mất
nguồn tài trợ từ NH, tài sản có thể bị tịch thu dẫn đến nguy cơ phá sản.

6


Khi xảy ra nợ xấu thì các tài sản thế chấp như hàng tồn kho, máy móc thiết bị sẽ bị
ngân hàng quản lý và điều này cũng là một trở ngại để doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh tạo lợi nhuận.
Tình trạng bất động sản xuống giá như thời gian vừa qua càng làm cho nhu cầu đối
với bất động sản giảm mạnh, hàng tồn kho về bất động sản ngày càng tăng lên, các DN
bất động sản bắt buộc phải liên tục hạ giá bán nhưng vẫn không thể bán được, quá trình
này diễn ra liên tục trong thời gian dài dẫn tới hiện tượng bán tháo, tuột dốc khơng
phanh, các doanh nghiệp lại tiếp tục trong vịng lẩn quẩn của nợ xấu và sẽ dẫn đến tình
trạng phá sản.
1.2.4.2

Đối với ngân hàng

Nợ xấu làm cho giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Nợ xấu hạn chế khả năng mở
rộng và tăng trưởng tín dụng, khả năng kinh doanh của ngân hàng. Khi mà nợ xấu tăng
cao,thu nhập của ngân hàng giảm, thậm chí khơng cịn lợi nhuận do không thể thu hồi
được nợ, lại phát sinh thêm chi phí trích lập dự phịng, chi phí quản lý, xử lý nợ xấu và
các chi phí khác liên quan.
Nợ xấu sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ xấu quá cao, vượt quá giới
hạn an toàn theo thơng lệ quốc tế thì uy tín của NHTM trong nước và quốc tế bị giảm
sút nghiêm trọng.

Nợ xấu ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh toán và kế hoạch kinh doanh của ngân
hàng. Hoạt động chủ yếu của NHTM là nhận tiền gửi và cho vay. Nếu các khoản tín
dụng gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ gặp rất nhiều khó khăn, khơng thu hồi được
hoặc thu hồi không đầy đủ nợ gốc và lãi đã cho vay. Trong khi đó,ngân hàng vẫn phải
thanh tốn đúng hạn và đầy đủ đối với các khoản tiền gửi. Sự mất cân đối trên ảnh
hưởng mạnh tới tính thanh khoản của ngân hàng và ảnh hưởng đến kế hoạch kinh
doanh của ngân hàng.

7


Nợ xấu có thể cản trở q trình hội nhập của các NHTM. Nợ xấu tác động trực tiếp
tới khả năng tài chính của NHTM khi phân tích đánh giá tình hình tài chính hoạt động
ngân hàng, và là yếu tố bất lợi trong cạnh tranh, trong quá trình hội nhập và phát triển.
1.2.4.3

Đối với nền kinh tế

Nợ xấu ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng nên vì vậy cũng ảnh hưởng đến nền
kinh tế gây tác động đến khả năng khai thác và đáp ứng vốn cho nền kinh tế, quyền lợi
của người gửi tiền không được đảm bảo.
Tỷ lệ nợ xấu cao, đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ không thể cho vay và các doanh
nghiệp không tiếp cận được vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình
trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế của đất nước trong
những năm tiếp theo.
Các chi phí bỏ ra về mặt hữu hình và vơ hình đối với xử lý nợ xấu càng lớn. Về mặt
hữu hình là việc các tài sản cầm cố tại ngân hàng sẽ ngày càng bị hao mòn, hư hỏng,
giá trị và giá trị sử dụng sẽ mất dần, nếu nợ xấu được xử lý nhanh thì các tài sản này sẽ
được đem ra sử dụng nhanh chóng, tạo nên giá trị và giá trị thặng dư cho nền kinh tế.
Về mặt vơ hình khi tỷ lệ nợ xấu cao, dẫn tới hệ số tín nhiệm của Việt Nam sẽ khó mà

duy trì được mức tín nhiệm như hiện nay, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi
trường đầu tư.
1.2.5
-

Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu

Tổng số nợ xấu: Đây là chỉ tiêu phản ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn bộ

khoản nợ xấu của ngân hàng. Chỉ tiêu này chưa cho biết trong tổng số dư nợ đó, nợ
khơng có khả năng thu hồi là bao nhiêu và nợ có khả năng thu hồi là bao nhiêu. Và như
vậy, nó chưa phản ánh một cách chính xác số nợ cho vay khơng có khả năng thu hồi
của ngân hàng
-

Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ xấu/ tổng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ

rủi ro tín dụng của ngân hàng. Cho biết cứ 100 đơn vị tiền tệ khi Ngân hàng cho vay thì
có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà Ngân hàng xác định khó có khả năng thu hồi hoặc

8


không thu hồi được đúng hạn tại thời điểm xác định. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng
rủi ro càng cao. Nếu như tỷ lệ này lớn hơn 7% thì Ngân hàng bị coi là có chất lượng tín
dụng yếu kém, cịn nếu nhỏ hơn 5% thì được coi là có chất lượng tín dụng tốt, các
khoản cho vay an toàn. Tuy nhiên các con số được sử dụng để tính chỉ số này được đo
tại một thời điểm nhất định nên chưa phản ánh hồn tồn chính xác chất lượng tín dụng
của ngân hàng.
-


Tỷ lệ nợ khó địi/ tổng dư nợ và nợ khó địi/ nợ xấu: Các chỉ số này phản ánh chỉ

tiêu tương đối của nợ khó địi – một cấu phần quan trọng của nợ xấu. Đây là những chỉ
tiêu phản ánh khá trung thực về thực tế và nguy cơ mất vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này
càng lớn thì khả năng rủi ro mất vốn của Ngân hàng càng cao.
-

Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ nợ xấu: Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phịng rủi ro có

khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ
mất vốn. Nếu tỷ lệ này càng cao thì khả năng quỹ dự phịng rủi ro đủ bù đắp các thiệt
hại có thể xảy ra trong q trình hoạt động kinh koanh của Ngân hàng càng cao và
ngược lại.
Ngồi ra tùy theo tình hình cụ thể của mỗi Ngân hàng hoặc quốc gia trong từng
thời kỳ mà có thể có thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá, so sánh thực trạng nợ xấu
nhằm xây dựng các biện pháp xử lý hợp lý.
Đối với quá trình xử lý có thể đánh giá xử lý nợ xấu qua chỉ tiêu:
-

Mức giảm tỷ lệ xóa nợ rịng /tổng nợ xấu

-

Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã thu hồi được

-

Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã tái cấu trúc


-

Mức giảm nợ xấu/tổng dư nợ qua thời gian hoặc xem xét sự biến động cơ cấu
của các nhóm nợ xấu

1.2.6

Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu:

Trong bài nghiên cứu được tiến hành thực nghiệm tại 4997 ngân hàng tại 15 nước
EU “Financial Liberalization, Competition and Sound Banking: Theoretical and

9


Empirical Essays” tại Virginia Polytechnic Institute and State University của tác giả
Xiaofen Chen (2001) có đưa ra các nhân tố tác động đến nợ xấu ngân hàng như sau:
-

Dư nợ tín dụng, thu nhập thuần ngồi lãi/tổng tài sản, lãi suất huy động, và tính
cạnh tranh của từng ngân hàng có tác động cùng chiều với nợ xấu, trong đó dư
nợ tín dụng có tác động mạnh nhất đến nợ xấu.

-

Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP thực lại có tác động ngược chiều với nợ xấu.

Trong đó: Thu nhập thuần ngoài lãi = lãi thuần từ hoạt động dịch vụ + lãi thuần từ
kinh doanh ngoại hối và vàng + lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh + lãi
thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư + lãi thuần từ hoạt động khác.

1.3 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở một số quốc gia 1
1.3.1

Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Những yếu kém trong cấu trúc của nền kinh tế Hàn Quốc là vốn dựa quá nhiều vào
việc mở rộng thị trường và vay mượn, cộng với việc dòng vốn nước ngoài bị các nhà
đầu tư nước ngoài rút ra trong cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 đã dẫn tới cuộc
khủng hoảng tín dụng và sau đó là khủng hoảng tiền tệ tại quốc gia này. Tính đến cuối
tháng 3/1998, tổng nợ xấu của các tổ chức tài chính (TCTC) của Hàn Quốc lên tới 118
nghìn tỷ Won(18% tổng dư nợ) bao gồm:
-

50 nghìn tỷ Won là các khoản nợ quá hạn từ 3 đến 6 tháng

-

68 nghìn tỷ Won còn lại là các khoản nợ quá hạn trên 6 tháng và có nguy cơ vỡ
nợ cao.

Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định số nợ xấu trị giá 100 nghìn tỷ Won (bao gồm
68 nghìn tỷ Won các khoản nợ quá hạn trên 6 tháng và có nguy cơ vỡ nợ cao, một phần
các khoản nợ quá hạn từ 3 đến 6 tháng, và các khoản nợ xấu có thể phát sinh trong quá
trình xử lý nợ xấu) cần được xử lý ngay lập tức bằng 2 biện pháp:

Trích nguồn “Tô Ngọc Hưng, 2012. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và những bài học cho Việt
Nam”
1

10



-

Buộc các tổ chức tín dụng phải sử dụng vốn để xử lý một nửa giá trị các
khoản nợ xấu bằng việc yêu cầu các khách hàng trả nợ hoặc bán tài sản thế
chấp;

-

Để Công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc (Korean Asset Management
Corporation- KAMCO) mua lại một nửa các khoản nợ xấu.

Để thực hiện quá trình xử lý nợ xấu, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng tiêu chuẩn
phân loại nợ quốc tế để đánh giá thực trạng nợ xấu của các TCTC. Theo đó, các TCTC
được yêu cầu phân loại nợ quá hạn từ 3 tháng trở lên là nợ xấu, đến phân loại những
khoản nợ dựa trên khả năng tài chính của khách hàng vay vốn trong tương lai đối với
việc hoàn thành nghĩa vụ với ngân hàng, và ở mức độ thắt chặt hơn nữa khi phân loại
các khoản vay có mức độ rủi ro lớn ngay cả khi khách hàng trả được lãi vào nhóm nợ
xấu. Theo tiêu chí phân loại nợ, 68 nghìn tỷ Won nợ xấu quá hạn trên 6 tháng đã tăng
lên 88 nghìn tỷ Won vào cuối năm 1999.
Để giải quyết khoản nợ xấu tương đương 27% GDP đi kèm với tái cấu trúc hệ
thống tài chính đang suy yếu, Chính phủ Hàn Quốc đã huy động tới 157 nghìn tỷ Won,
trong đó:
-

60 nghìn tỷ Won được sử dụng để bơm vốn thêm vào cho các TCTC,

-


39 nghìn tỷ Won được sử dụng để mua các khoản nợ xấu từ các TCTC,

-

26 nghìn tỷ Won để trả cho người gửi tiền của các TCTC bị vỡ nợ…

Trong số 157 nghìn tỷ Won thì 104 nghìn tỷ Won được huy động thông qua phát
hành trái phiếu của Hiệp hội Bảo hiểm Tiền gửi Hàn Quốc ( KDIC) và KAMCO được
Chính phủ bảo lãnh. Khoản tiền huy động này được thu hồi tới 56% thông qua việc bán
lại cổ phần của các ngân hàng đã được bơm vốn, giá trị thu hồi được từ xử lý các
khoản nợ xấu và bán các tài sản thế chấp. Số tiền không thu hồi được được chuyển
thành khoản nợ của Chính phủ thơng qua việc chuyển các trái phiếu thành trái phiếu
Chính phủ, tăng phí bảo hiểm tiền gửi…
Mơ hình hoạt động của KAMCO:

11


KAMCO tiền thân là công ty con của Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc, đã được cải
tiến lại chức năng và nhiệm vụ thành cơ quan chuyên giải quyết nợ xấu thông qua Đạo
luật quản lý hiệu quả nợ xấu của các TCTC và sự thành lập Cơ quan quản lý tài sản
Hàn Quốc (the KAMCO Act). Chủ sở hữu của KAMCO là Bộ Tài chính và Kinh tế,
Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc và các TCTC khác, được quản lý bởi ban điều hành là
các đại diện đến từ các chủ sở hữu cộng thêm đại diện từ Ủy ban Giám sát Tài chính,
Cơng ty Bảo hiểm Tiền gửi, Hiệp hội các ngân hàng và 3 chuyên gia độc lập, hoạt
động dưới sự giám sát của Ủy ban Giám sát tài chính.
KAMCO ưu tiên mua các khoản nợ mà có thể dễ dàng chuyển giao quyền thu nợ,
các khoản nợ có thể giúp các TCTC khơi phục lại hoạt động và hình ảnh trước cơng
chúng, và các khoản cho vay đồng tài trợ. Quy trình đánh giá các khoản vay được tiến
hành kỹ lưỡng nhằm bảo đảm các khoản nợ mua về vừa hỗ trợ được các TCTC vừa

bảo đảm được hiệu quả hoạt động của Công ty. Các khoản nợ do KAMCO mua lại
được chia thành 6 nhóm:
-

Nợ thơng thường có bảo đảm (chiếm 17,9% tổng tiền),

-

Nợ thơng thường khơng có bảo đảm (5,8%),

-

Nợ đặc biệt có bảo đảm (32,2%),

-

Nợ đặc biệt khơng có bảo đảm (10,6%), nợ của tập đoàn Daewoo (32%)

-

Nợ được gia hạn lại (1,5%) với mức giá so với giá trị khoản vay tương ứng
là 67%, 11,4%, 47,4%, 29%, 35,9% và 23,1%.

Khoản nợ xấu được định giá dựa trên khả năng thu hồi nợ, tài sản bảo đảm và
phương pháp định giá được thay đổi tùy theo từng thời kỳ. Đa phần các khoản tiền
được sử dụng để mua nợ từ các ngân hàng (chiếm 62,1%), công ty ủy thác đầu tư
(21,1%) và công ty bảo hiểm (4,5%). Tổng cộng, KAMCO đã bỏ ra 39,7 nghìn tỷ
Won, chiếm tới 36% giá trị các khoản vay, để mua các khoản nợ xấu trong vòng 5 năm
từ năm 1997 đến 2002.
Biện pháp xử lý nợ xấu của KAMCO:


12


1. KAMCO nhóm các khoản nợ xấu này lại để phát hành các chứng khốn có đảm
bảo bằng tài sản dựa trên các khoản nợ xấu đã mua hoặc bán cho các nhà đầu tư thông
qua đấu giá quốc tế cạnh tranh.
Luật Chứng khốn có bảo đảm bằng tài sản đã được ban hành để thúc đẩy việc bán
các khoản nợ cho các cơng ty có chức năng chứng khốn hóa các khoản xấu và bán lại
cho các nhà đầu tư. Hàn Quốc đã rất thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư vào xử lý nợ xấu thông qua mua các trái phiếu được bảo đảm bằng các
khoản nợ xấu cũng như mua các khoản nợ xấu thơng qua đấu giá. Chính sự thành cơng
trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngồi đã khuyến khích các nhà đầu tư trong
nước đầu tư vào các chứng khoán cũng như các khoản nợ xấu này.
2. Bên cạnh đó, KAMCO cũng tịch thu tài sản thế chấp của các khoản nợ có đảm
bảo để bán thu hồi lại tiền.
3. KAMCO cố gắng tái cơ cấu nợ, tái tài trợ hay chuyển đổi nợ thành vốn chủ sở
hữu nếu cơng ty đó có khả năng hồi phục, giảm lãi suất, giãn nợ…
4. Ngồi ra, cịn có các biện pháp khác như truy đòi lại chủ nợ ban đầu của khoản
nợ xấu, bán khoản nợ cho các công ty quản lý tài sản, công ty tái cơ cấu doanh nghiệp
để mua lại cổ phiếu của các công ty này và tiến hành tái cơ cấu lại hoạt động của công
ty…
 Trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2002, KAMCO đã thu hồi được 30,3
nghìn tỷ Won, tương ứng với tỷ lệ thu hồi là 46,8% trên giá trị khoản nợ.
Hàn Quốc đã thực hiện thành công việc giải quyết nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp,
tái cơ cấu khu vực tài chính góp phần ổn định nền kinh tế là do Chính phủ Hàn Quốc
đã có những can thiệp nhanh chóng, kịp thời và tồn diện, triển khai các biện pháp xử
lý nợ xấu hợp lý khi đưa KAMCO vào hoạt động và phát triển thị trường thứ cấp cho
các khoản nợ xấu, các chứng khoán được bảo đảm bằng nợ xấu được tiến hành giao
dịch thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư.


13


1.3.2

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Khác với các quốc gia châu Á khác như Nhật Bản và Thái Lan, nợ xấu là kết quả
của những vụ sụp đổ thị trường tài chính và bong bóng tài sản thì ngun nhân gây ra
nợ xấu của Trung Quốc chính là cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khi hoạt động
của các NHTM Nhà nước lớn chỉ như những cơ quan hành chính Nhà nước, có nhiệm
vụ cho vay theo chỉ định cho các công ty và dự án Nhà nước vốn làm ăn kém hiệu quả,
thậm chí thua lỗ. Những khoản vay này cũng khơng qua quy trình phân tích tín dụng
chặt chẽ nên rủi ro tín dụng là điều khơng tránh khỏi
Vì thế, quá trình xử lý nợ xấu ở Trung Quốc gắn trực tiếp với các biện pháp cải
cách được thực hiện bởi Chính phủ nhằm chuyển đổi nền kinh tế Trung Quốc từ cơ chế
kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường cũng như quá trình tái cấu trúc
các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và hệ thống tài chính. Q trình xử lý nợ xấu của
Trung Quốc có thể chia thành ba giai đoạn chính:
-

Giai đoạn thứ nhất, giữa những năm 1990 diễn ra q trình tái cấu trúc tài chính

nhằm chuyển đổi hệ thống ngân hàng, cụ thể là tách cho vay chính sách khỏi cho vay
thương mại bằng cách thành lập 3 ngân hàng chính sách chịu trách nhiệm xử lý các
khoản vay chính sách. 4 NHTM Nhà nước lớn của Trung Quốc bắt đầu sử dụng cách
phân loại nợ thành 5 nhóm theo cách chia của BIS, thay vì 4 nhóm như trước đây, thực
hiện phê duyệt tín dụng một cách độc lập với ít can thiệp hành chính từ phía chính
quyền địa phương hơn.

-

Giai đoạn thứ hai, bắt đầu từ năm 1999 đến năm 2003, đánh dấu bằng sự thành

lập của 4 cơng ty quản lý tài sản được Chính phủ tài trợ (Asset Management
Corporation- AMC ), mỗi công ty tương ứng với một trong số 4 NHTM Nhà nước lớn
(chiếm tới 70% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng), nhằm giải quyết những khoản nợ
xấu của 4 ngân hàng này từ trước năm 1996 có tổng giá trị lên tới 1,4 nghìn tỷ NDT
(169 tỷ USD), chiếm 19% GDP của Trung Quốc năm 1999 (Bing Wang and Richard
Peiser, 2007). Các khoản nợ xấu được chuyển giao tại mức giá trị sổ sách trực tiếp từ 4

14


NHTM cho 4 AMC tương ứng được thực hiện suốt năm 1999 và 2000 và trách nhiệm
của 4 AMC này là phải xử lý hết các khoản nợ xấu này trong vòng 10 năm.
-

Giai đoạn thứ ba, Trung Quốc tập trung vào tái cấu trúc các NHTM Nhà nước

bằng cách mời gọi sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngồi có chọn lọc
và niêm yết ra cơng chúng nhằm tăng tính minh bạch và nâng cao năng lực quản trị của
4 NHTM Nhà nước lớn này.
Kinh nghiệm xử lý nợ xấu thông qua các AMC của Trung Quốc.
Khi các AMC được thành lập năm 1999, NHTW Trung Quốc, Bộ Tài chính, và Ủy
ban Chứng khốn Trung Quốc (CSRC) đều được chỉ định là cơ quan điều tiết. Năm
2003, Ủy ban Giám sát Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) được thành lập và đã tiếp
nhận một phần trong những trách nhiệm điều tiết. CBRC phụ trách các hoạt động hàng
ngày của các AMC, trong khi Bộ Tài chính xác định có chấp thuận một khoản nợ xấu
hay khơng. Ngoài ra, một Ban giám sát được chỉ định bởi Hội đồng Nhà nước sẽ giám

sát chất lượng tài sản của các AMC và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các lãnh
đạo cấp cao. CSRC, Ủy ban quản lý và giám sát các tài sản nhà nước, Cục Kiểm toán
Nhà nước, NHTW và Bộ Thương mại giám sát một số hoạt động của các AMC trong
quyền hạn tương ứng của họ. Như vậy, một số chức năng điều tiết là chồng chéo nhau.
Theo quy định của Chính phủ, các AMC có 4 phương thức để huy động vốn bao
gồm:
-

Vốn từ Bộ Tài chính,

-

Khoản vay đặc biệt từ NHTW Trung Quốc,

-

Phát hành trái phiếu có bảo lãnh của Bộ Tài chính,

-

Và vay thương mại từ các định chế tài chính khác.

Trên thực tế, để thực hiện mua lại khoản nợ xấu khổng lồ kể trên, các AMC đã phải
vay tới 40% từ NHTW Trung Quốc, 60% còn lại được tài trợ bằng trái phiếu của AMC
phát hành cho 4 NHTM Nhà nước.
Các AMC đã sử dụng nhiều biện pháp để xử lý nợ xấu bao gồm:

15



×