Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp giảm thiểu nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp biên hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------

LÊ THỊ HUỆ

GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU
NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CN KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------

LÊ THỊ HUỆ

GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU
NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CN KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HỊA

Chun ngành
: Tài chính - Ngân hàng (Cơng cụ Thị trường Tài chính)
Mã chuyên ngành : 8340201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Hải Yến

TP. Hồ Chí Minh – năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Kính thưa Q thầy, cơ, q độc giả,
Tơi tên Lê Thị Huệ, là học viên cao học khóa 26 lớp CCTTTC-Trường Đại học Kinh tế
TPHCM.
Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp giảm thiểu nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Khu cơng nghiệp Biên Hịa” là đề tài nghiên
cứu của riêng tôi. Cơ sở lý luận được tham khảo từ các nguồn đáng tin cậy. Số liệu trung
thực và kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố, đề tài này khơng sao chép từ bất cứ
cơng trình nghiên cứu khoa học nào.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 09 năm 2018
Người cam đoan

Lê Thị Huệ


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1: TÓM TẮT ĐỀ TÀI ................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.6. Ý nghĩa thực tiễn đề tài................................................................................................. 3
1.7. Bố cục ........................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HỊA VÀ
NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NỢ XẤU ..................................................................................... 5
2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Chi nhánh Khu Cơng
nghiệp Biên Hịa .................................................................................................................. 5
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển ngân hàng thương mại cổ phần Cơng Thương
Chi nhánh Khu cơng nghiệp Biên Hịa ................................................................................ 5
2.1.2. Sơ lược tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công
Thương chi nhánh Khu cơng nghiệp Biên Hịa đến 31/12/2017 ......................................... 9
2.1.2.1. Cơng tác huy động vốn ......................................................................................... 10


2.1.2.2. Công tác cho vay .................................................................................................. 15
2.1.2.3. Các hoạt động khác .............................................................................................. 19
2.2. Nhìn nhận vấn đề nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh
Khu cơng nghiệp Biên Hịa ............................................................................................... 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 23
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN
HÒA .................................................................................................................................. 24
3.1. Tổng quan về nợ xấu .................................................................................................. 24

3.1.1. Nợ xấu của ngân hàng thương mại .......................................................................... 24
3.1.1.1. Khái niệm nợ xấu ................................................................................................. 24
3.1.1.2. Phân loại nợ xấu ................................................................................................... 26
3.1.1.3. Những chỉ tiêu cơ bản phản ánh nợ xấu của ngân hàng thương mại ................... 28
3.1.2. Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại .............................................................. 29
3.1.2.1. Khái niệm quản lý nợ xấu..................................................................................... 29
3.1.2.2. Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại ........................................................... 29
3.1.2.3. Phòng ngừa và hạn chế nợ xấu ............................................................................. 30
3.1.2.4. Xử lý nợ xấu ......................................................................................................... 32
3.1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại .......................... 35
3.1.3.1. Nhân tố chủ quan .................................................................................................. 35
3.1.3.2. Nhân tố khách quan .............................................................................................. 38
3.2. Thực trạng nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Cơng Thương chi nhánh Khu
cơng nghiệp Biên Hịa ....................................................................................................... 40
3.2.1. Tình hình nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Cơng Thương chi nhánh Khu
cơng nghiệp Biên Hịa giai đoạn 2013-2017 ..................................................................... 40
3.2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi
nhánh Khu cơng nghiệp Biên Hịa giai đoạn 2013 -2017 ................................................. 44


3.3. Đánh giá thành tựu và hạn chế của công tác quản lý các khoản nợ xấu tại ngân hàng
thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Khu công nghiệp Biên Hòa ...................... 49
3.3.1. Thành tựu ................................................................................................................. 49
3.3.2. Hạn chế .................................................................................................................... 51
3.3.2.1. Chất lượng công tác thẩm định, quyết định cho vay trong giai đoạn 2013 - 2017
chưa cao ............................................................................................................................. 51
3.3.2.2. Công tác quản lý nợ của chi nhánh chưa khoa học .............................................. 51
3.3.2.3. Chưa xây dựng được hệ thống cảnh báo rủi ro .................................................... 52
3.3.2.4. Chưa chuẩn xác trong cách xác định nợ xấu ........................................................ 52
3.3.2.5. Chưa xây dựng được quy trình xử lý nợ xấu chi tiết phù hợp với tình hình hoạt

động của chi nhánh ............................................................................................................ 53
3.3.2.6. Chưa xây dựng được chuẩn mực về tài sản bảo đảm nhận thế chấp .................... 53
3.3.2.7. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý nợ và Khai thác tài sản
Ngân hàng thương mại cổ phẩn Công Thương Việt Nam hoạt động chưa thực sự hiệu quả
........................................................................................................................................... 54
3.3.2.8. Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt chưa hoạt động hiệu quả ........................................ 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 54
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHẰM GIẢM THIỂU
NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG CHI
NHÁNH KHU CƠNG NGHIỆP BIÊN HỊA ............................................................... 55
4.1. Nâng cao chất lượng thẩm định và quyết định cho vay ............................................. 55
4.2. Điều chỉnh công tác quản lý nợ theo hướng khoa học hơn ........................................ 57
4.3. Xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro ............................................................................ 58
4.4. Việc xác định nợ xấu cần chuẩn xác hơn ................................................................... 59
4.5. Xây dựng quy trình xử lý nợ xấu chi tiết phù hợp với tình hình hoạt động của chi
nhánh ................................................................................................................................. 61
4.6. Xây dựng chuẩn mực tài sản đảm bảo nhận làm thế chấp ......................................... 62


4.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản
lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng thương mại cổ phẩn Công Thương Việt Nam....... 64
4.8. Nâng cao hiệu quả của cơng tác kiểm tra, kiểm sốt ................................................ 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................ 65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................... 66
5.1. Kết luận....................................................................................................................... 66
5.2. Khuyến nghị ............................................................................................................... 66
5.3. Hạn chế ....................................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Nghĩa

Từ viết tắt

1

AMC

Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

2

DN

Doanh nghiệp

3

KH

Khách hàng

4

VAMC


Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín
dụng Việt Nam

5

Vietinbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Công
Thương Việt Nam

6

Vietinbank - CN KCN Biên
Hịa

Ngân hàng thương mại cổ phần cơng
thương Việt Nam, chi nhánh Khu cơng
nghiệp Biên Hịa

7

TM

Tiền mặt

8

TMCP

Thương mại cổ phần



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn Vietinbank - CN KCN Biên Hòa trong giai đoạn 2013 –
2017
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động cho vay của Vietinbank - CN KCN Biên Hòa trong giai đoạn
2013 – 2017
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động thẻ và ĐVCNT tại Vietinbank - CN KCN Biên Hòa trong
giai đoạn 2013 – 2017
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động tài trợ thương mại và thanh tốn quốc tế tại Vietinbank - CN
KCN Biên Hịa trong giai đoạn 2013 – 2017
Bảng 2.5: Tình hình thu - chi tiền mặt giai đoạn 2013 – 2017
Bảng 2.6: Sơ lược dư nợ Vietinbank – CN KCN Biên Hòa trong giai đoạn 2013 - 2017
Bảng 3.1: Chất lượng tín dụng tại Vietinbank – CN KCN Biên Hòa giai đoạn 2013 – 2017
Bảng 3.2: Nợ xấu chi tiết theo từng nhóm nợ tại Vietinbank CN KCN Biên Hòa giai đoạn
2013 -2017
Bảng 3.3: Nợ xấu chi tiết theo từng đối tượng khách hàng tại Vietinbank CN KCN Biên
Hòa giai đoạn 2013 -2017
Bảng 4.1: Bảng phân công kiểm chéo hồ sơ cho các phòng nghiệp vụ


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức
Sơ đồ 4.1: Quy trình xử lý nợ xấu


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Huy động vốn theo loại tiền tại Vietinbank - CN KCN Biên Hòa giai đoạn
2013 -2017
Biểu đồ 2.2: Huy động vốn theo phân khúc khách hàng tại Vietinbank - CN KCN Biên

Hòa giai đoạn 2013 -2017
Biểu đồ 2.3: Huy động vốn theo kỳ hạn khách hàng tại Vietinbank - CN KCN Biên Hòa
giai đoạn 2013 -2017
Biểu đồ 2.4: Dư nợ phân theo loại tiền tại Vietinbank - CN KCN Biên Hòa giai đoạn 2013
- 2017
Biểu đồ 2.5: Dư nợ phân theo phân khúc khách hàng tại Vietinbank - CN KCN Biên Hòa
giai đoạn 2013 - 2017
Biểu đồ 2.6: Dư nợ phân theo thời hạn cho vay tại Vietinbank - CN KCN Biên Hòa giai
đoạn 2013 - 2017


1

CHƯƠNG 1: TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế một nước phát triển là nhờ phần đóng góp khơng nhỏ của thị trường
tài chính trong đó đóng vai trị chiến lược là các ngân hàng. Như vậy, ngân hàng đã trở
thành mắc xích quan trọng trong khối vận hành của nền kinh tế. Ngày nay các ngân hàng
đều áp dụng công nghệ hiện đại và cung cấp sản phẩm đa dạng hơn, phong phú hơn đáp
ứng nhu cầu của tất cả các loại khách hàng khác nhau từ đó giảm thiểu rủi ro cho ngân
hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính đem lại phần lớn lợi nhuận
cho ngân hàng. Vì vậy, mà hầu hết các ngân hàng đều cho rằng chính sách mở rộng tín
dụng là một giải pháp để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần. Trong quá trình
khẳng định vị trí của mình trên thị trường thơng quan việc chiếm lĩnh thị phần, nếu các
ngân hàng không quản lý và xử lý nợ xấu tốt thì việc mở rộng thị phần sẽ không đạt hiệu
quả ngược lại nó sẽ gây ra thua lỗ cho ngân hàng và dẫn ngân hàng đến sự sụp đổ. Theo
Demirguc - Kunt (1989) và Barr et al. (1994) cho thấy rằng các ngân hàng thường có tỷ
lệ nợ xấu cao trước khi họ thất bại. Không giống như các ngành khác, trong ngành ngân
hàng, tác động của sự thất bại của một ngân hàng có thể lây lan sang các ngân hàng khác,
gây ra hiệu ứng dây chuyền và có khả năng ảnh hưởng đến sự ổn định của toàn bộ hệ

thống trong nước hoặc thậm chí trên tồn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm
2008 đã cho thấy hệ thống tài chính tồn cầu mong manh đến mức nào và cuộc khủng
hoảng tài chính bắt đầu ở một nước có thể ảnh hưởng khơng chỉ đến sự ổn định của hệ
thống ngân hàng tồn cầu mà cịn phá hoại nền kinh tế và hệ thống tài chính. Thật vậy,
bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự phát triển hệ thống tài chính và cải cách ngân hàng
đã cải thiện đáng kể tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc và thúc đẩy các ngân hàng nhỏ
(Hasan et al., 2009; Fang và Jiang, 2014; Peng et al., 2014; Lin et al., 2015). Điều này
chứng tỏ nợ xấu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và là điểm
nghẽn lớn nhất của nền kinh tế. Do đó, việc quản lý và xử lý nợ xấu cần được chú trọng
và đặt lên hàng đầu trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng để đảm bảo an
toàn hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng và sự phát triển của nền kính tế nói
chung.


2
Mặc dù các ngân hàng thương mại luôn nỗ lực quản lý và kiểm soát nợ xấu theo
yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định trong chỉ thị số 01/CTNHNN là phải “duy trì tỷ lệ nợ xấu bền vững dưới 3% tổng dư nợ”. Nhưng theo báo cáo
tổng quan thị trường tài chính năm 2017 của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia được
trình bày bởi ơng Nguyễn Văn Thùy – Phó trưởng ban phụ trách Ban giám sát tổng hợp
(Ủy ban giám sát tài chính) cho thấy tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng trong năm 2017
khá cao là 9,5%. Tỷ lệ này cao hơn gấp 3 lần so với tỷ lệ nợ xấu bền vững dưới 3% mà
Ngân hàng Nhà nước u cầu các tổ chức tín dụng duy trì để đảm bảo an toàn cho hoạt
động của ngân hàng. Trong giai đoạn 2013 – 2017, Vietinbank - CN KCN Biên Hịa
khơng nằm ngồi xu hướng của các ngân hàng khác, nợ xấu liên tục tăng trong giai đoạn
này trong khi công tác quản lý và xử lý nợ tại chi nhánh bộc lộ nhiều hạn chế đòi hỏi phải
giải quyết nhanh chóng nhằm xử lý nợ xấu tồn đọng và hạn chế nợ xấu mới phát sinh để
đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Với những lý do nêu trên, tôi đã quyết định lựa chọn thực hiện đề tài: “Giải pháp
giảm thiểu nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu
cơng nghiệp Biên Hịa”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Dựa vào một số lý luận nợ xấu tại các ngân hàng thương mại, cùng với việc phân
tích nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh KCN
Biên Hòa, bài luận văn này hướng đến việc đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu nợ xấu
tại Vietinbank - CN KCN Biên Hòa theo hướng khoa học hơn, chặt chẽ hơn để giúp ngân
hàng có thể tăng trưởng tín dụng bền vững.
Mục tiêu cụ thể: Để có thể đạt được mục tiêu tổng quát, bài luận cần thực hiện
được những mục tiêu cụ thể sau đây:
- Phân tích thực trạng nợ xấu tại Vietinbank - CN KCN Biên Hòa;
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu nợ xấu của Ngân hàng TMCP Công
Thương - CN KCN Biên Hịa nói riêng và hệ thống Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt
Nam nói chung.


3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Luận văn thực hiện nghiên cứu nhằm trả lời hai câu hỏi nghiên
cứu:
Thực trạng nợ xấu tại Vietinbank - CN KCN Biên Hòa như thế nào trong giai
đoạn 2013 - 2017?
Làm thế nào để giảm thiểu nợ xấu của Vietinbank CN KCN Biên Hịa nói riêng
và hệ thống Vietinbank nói chung?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hoạt động quản lý và xử lý nợ xấu.
Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động quản lý và xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2013-2017 tại Vietinbank CN KCN Biên Hịa.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê và
so sánh thơng qua phân tích dữ liệu tài chính trong 05 năm (2013 - 2017), quan sát tình

hình hoạt động của ngân hàng và đặc thù của Vietinbank - CN KCN Biên Hòa để phát
hiện ra được tình hình nợ xấu. Phân tích đặc thù của Vietinbank - CN KCN Biên Hịa,
chính sách quản lý của ngân hàng Nhà nước trên địa bàn để đưa ra các giải pháp nhằm
giảm thiểu nợ xấu.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn đề tài
Qua việc phân tích thực trạng nợ xấu, quản lý và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng
TMCP Công Thương CN KCN Biên Hịa, tìm ra những tồn tại của nó và đưa ra các giải
pháp giảm thiểu nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi
nhánh Khu cơng nghiệp Biên Hịa. Từ đó, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng
khác và khẳng định vị thế trên thị trường.


4
1.7. Bố cục
Cấu trúc của bài nghiên cứu được trình bày với những nội dung chính như sau:
Chương 1: Tóm tắt đề tài
Chương 2: Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương
chi nhánh Khu công nghiệp Biên Hịa và nhìn nhận vấn đề nợ xấu
Chương 3: Phân tích thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Công Thương Chi nhánh Khu công nghiệp Biên Hòa.
Chương 4: Giải pháp giảm thiểu nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Công Thương Chi nhánh Khu cơng nghiệp Biên Hịa.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị


5

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN CƠNG THƯƠNG CHI NHÁNH KHU CƠNG
NGHIỆP BIÊN HỊA VÀ NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ NỢ XẤU

2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Chi nhánh Khu
Cơng nghiệp Biên Hịa
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển ngân hàng thương mại cổ phần Công
Thương Chi nhánh Khu cơng nghiệp Biên Hịa
Ngày 26/3/1988, Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam ra đời trên cơ sở tách
ra từ Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Với mục tiêu trở thành Tập đồn Tài Chính dẫn
đầu Việt Nam, ngang tầm khu vực, hiện đại, đa năng, hiệu quả cao, ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ. Năm 2009,
theo định hướng của Nhà nước thì ngân hàng Cơng Thương Việt Nam đã tiến hành cổ
phần hóa. Vào ngày 16/7/2009, cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
được niêm yết lần đầu trên Sở giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu CTG.
Tên giao dịch tiếng Anh là Viet Nam Joint Stock Commercial Bank for Industry and
Trade, tên viết tắt: Vietinbank.
Ngân hàng Cơng thương KCN Biên Hịa có tiền thân là Ngân hàng Nhà nước Khu
công nghiệp Biên Hòa trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Đồng Nai được thành lập vào năm
1984, chính thức khai trương đi vào hoạt động kể từ ngày 01/08/1984. Từ ngày 01/7/1988
được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu công nghiệp Biên Hoà, là chi
nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Công thương Đồng Nai theo quyết định số 33/NHCTQĐ ngày 23/6/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Từ
01/5/1995, chi nhánh chuyển lên chi nhánh cấp 1, trực thuộc Ngân hàng Công thương
Việt Nam theo Quyết định số 108/NHCT-QĐ ngày 20/4/1995 của Tổng Giám đốc NHCT
Việt Nam. Từ ngày 03/7/2009 chi nhánh chuyển sang Ngân hàng Cổ phần. Trụ sở chi
nhánh tại Ngã tư Amata, xa lộ Hà Nội, phường Long Bình, thành phố Biên Hịa, tỉnh
Đồng Nai.
Hiện nay Vietinbank - CN KCN Biên Hịa có 05 phịng giao dịch, 27 ATM, 112
cán bộ cơng nhân viên trong đó 15% Đạt trình độ tiến sĩ và thạc sĩ, 70% đạt trình độ đại


6
học, Tổng nguồn vốn huy động đạt hơn 6.222 tỷ đồng, dư nợ hơn 6.190 Tỷ đồng, có hơn
77.000 thẻ ATM hiện đang hoạt động, có trên 440 POS hoạt động ổn định và cung cấp

cho khách hàng đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại. Hoạt động kinh doanh
của chi nhánh ln duy trì ổn định trong năm năm gần đây.
Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, bộ máy hoạt động của Vietinbank - CN KCN Biên Hòa gồm 06 phòng
ban tại hội sở và 05 phòng giao dịch trong đó có 02 phịng giao dịch hỗn hợp, 03 phòng
giao dịch đa năng).


7

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức


8
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
- Ban giám đốc: gồm 4 người:
+ Giám đốc: Phụ trách chung, quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của chi
nhánh, trực tiếp chỉ đạo các phòng Khách hàng Doanh nghiệp, Phịng tổ chức Hành Chính,
phịng hỗ trợ tín dụng.
+ Phó giám đốc phụ trách bán lẻ: Chịu trách nhiệm phụ trách quản lý và triển khai
toàn diện hoạt động bán lẻ tại chi nhánh, phụ trách trực tiếp phòng Bán lẻ, PGD Thống
Nhất, PGD Tân Phong và PGD Hố Nai.
+ 01 Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm vị trí phó giám đốc KHDN, phụ trách trực
tiếp Phịng Khách hàng doanh nghiệp, Phịng Kế tốn giao dịch
+ 01 Phó giám đốc: phụ trách phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng Tổng hợp, Phịng giao
dịch An Bình, PGD Trảng Bom.
- Phịng Tổ chức Hành Chính: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc
chi nhánh trong công tác nhân sự, văn phịng, hành chính quản trị của chi nhánh trong
từng thời kỳ.
- Phòng Tổng hợp: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc trong công

tác xây dựng, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo, quản lý chất lượng, quản lý rủi ro và xử lý
nợ có vấn đề, phòng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố, phòng chống gian lận tại chi
nhánh.
- Phòng Tiền tệ Kho quỹ: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc chi
nhánh trong công tác quản lý sử dụng tiền mặt vật lý, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ
quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm... của chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên
đường vận chuyển.
- Phịng Kế tốn giao dịch: Là đơn vị tham mưu, giúp việc Ban giám đốc trong
công tác cung cấp dịch vụ liên quan đến kế toán cho khách hàng, thực hiện hạch toán kế
toán, quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ, quản lý hệ thống máy tính, điện thoại, quản lý tài
sản, cơng cụ dụng cụ... tại chi nhánh.
- Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo
chi nhánh phụ trách mảng Khách hàng doanh nghiệp trong việc quản lý, tổ chức hoạt


9
động kinh doanh của các đối tượng khách hàng doanh nghiệp theo phân khúc được phân
công phù hợp với định hướng, quy định của Ngân hàng Công thương từng thời kỳ.
- Phòng Bán lẻ: là đơn vị tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo chi nhánh phụ trách
mảng bán lẻ trong quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm thực hiện
các chỉ tiêu bán lẻ được giao trong từng thời kỳ.
- Phịng Hỗ trợ tín dụng: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho ban lãnh đạo chi
nhánh trong cơng tác vận hành, tín dụng phù hợp với định hướng, quy định của Ngân
hàng Công thương từng thời kỳ.
- Phòng giao dịch hỗn hợp: là phòng giao dịch thực hiện huy động vốn, cho vay và
cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác cho đối tượng khách hàng bán lẻ và khách hàng
doanh nghiệp
- Phòng giao dịch đa năng: là phòng giao dịch thực hiện huy động vốn, cho vay và
cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác cho đối tượng khách hàng bán lẻ.
2.1.2. Sơ lược tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần

Công Thương chi nhánh Khu công nghiệp Biên Hòa đến 31/12/2017
Huy động vốn: huy động vốn đến 31/12/2017 đạt 6.223 tỷ đồng tăng 15,07% so
với cuối năm 2016 (đạt 92,27% kế hoạch năm), chiếm thị phần khoảng 3,76% trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai. Nguồn vốn bình quân đạt 5.178 tỷ đồng tăng 6,23% so với cuối năm
2016 (đạt 98% kế hoạch năm).
Tín dụng: Dư nợ đến 31/12/2017 đạt 6.190 tỷ đồng tăng 21,3% so với cuối năm
2016 (đạt 84,4% kế hoạch năm), chiếm thị phần khoảng 3,94% trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai. Dư nợ bình quân đạt 5.407 tỷ đồng, tăng 6,32% so với cuối năm 2016 (đạt 87,75%
kế hoạch năm).
Chất lượng tín dụng: đến 31/12/2017, chi nhánh phát sinh 34.728 triệu đồng nợ
nhóm 2 và 280.613 triệu đồng nợ xấu trong đó nợ nhóm 2 chủ yếu là do nợ theo CIC và
nợ thử thách (32.672 triệu đồng).
Lợi nhuận đến 31/12/2017 đạt 106.579 triệu đồng trong đó lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh là 102.561 triệu đồng và thu từ nợ đã xử lý rủi ro: 4.018 triệu đồng.


10
Quỹ tiền lương: Tổng quỹ tiền lương năm 2017 là 25.826 triệu đồng (năm 2016 là
25.212 triệu đồng), tăng 614 triệu đồng (~ 2,4%) so với năm 2016. Số lao động bình quân
là 112 lao động. Như vậy, lương bình quân năm 2017 là 19 triệu đồng/người/tháng (năm
2016 là 9,47 triệu đồng/người/tháng), thấp hơn 0,47 triệu đồng/người/tháng so với năm
trước là do các khoản nợ nhóm 2 năm 2016 đã chuyển nợ xấu trong năm 2017 làm giảm
lợi nhuận của chi nhánh. Chi nhánh ln thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm y tế đối với người lao động đầy đủ, thực hiện chính sách bảo hiểm đầy
đủ đối với người lao động nghỉ ốm, nghỉ thai sản, về hưu.
2.1.2.1. Công tác huy động vốn
Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
thương mại. Nó có tác động đến tất cả các hoạt động của ngân hàng thương mại từ hoạt
động tín dụng đến các dịch vụ thanh tốn, chuyển tiền... Do đó, cơng tác huy động vốn
được các ngân hàng thương mại nói chung và Vietinbank - CN KCN Biên Hịa nói riêng

đặt lên hàng đầu trong suốt quá trình tăng trưởng và phát triển hoạt động của mình. Tình
hình huy động vốn tại Vietinbank - CN KCN Biên Hòa giai đoạn 2013 - 2017 như sau:
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn Vietinbank - CN KCN Biên Hòa trong giai
đoạn 2013 - 2017
Đơn vị: Tỷ đồng

Phân
loại

Theo
loại
tiền

Năm
2013
(1)

Năm
2014
(2)

Năm
2015
(3)

Năm
2016
(4)

Năm

2017
(5)

2.699

3.508

3.790

4.893

698

541

571

3.397

4.049

KH DN lớn

997

KHDN VVN
KH FDI

Tiêu chí


VND
Ngoại tệ
Cộng

Theo
Khách
hàng

So sánh năm sau / năm trước (%)
(2) /
(1)

(3) /
(2)

(4) /
(3)

(5) /
(4)

5.767

130%

108%

129%

118%


515

455

78%

106%

90%

88%

4.361

5.408

6.222

119%

108%

124%

115%

1.285

795


1.163

1.221

129%

62%

146%

105%

219

228

485

531

610

104%

213%

109%

115%


548

683

691

856

1.324

125%

101%

124%

155%


11
KH bán lẻ

121%

107%

96%

91%


107%

125%

115%

110%

145%

87%

121%

3.533

122%

86%

114%

113%

1.283

1.469

104%


910%

277%

114%

5.408

6.222

119%

108%

124%

115%

1.853

2.334

2.835

3.046

-

-


24

23

21

3.397

4.049

4.329

5.408

6.222

119%

Không kỳ hạn

725

799

1.156

1.009

1.220


Kỳ hạn đến 12
tháng

2.623

3.199

2.741

3.116

49

51

464

3 .397

4.049

4.361

KH khác
Cộng

Theo
kỳ hạn


113%

1.633

Kỳ hạn trên
12 tháng
Cộng

126%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2013-2017)
Trong giai đoạn 2013 - 2017 kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực
trong điều hành chính sách, cải cách hành chính mạnh mẽ, kiềm chế lạm phát và ổn định
kinh tế vĩ mô. Trong giai đoạn này với một số thay đổi trong điều hành chính sách lãi suất
theo ngun tắc khơng gây ra những cú sốc thị trường, đảm bảo tính ổn định và thực hiện
các mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng
trần lãi suất huy động trong giai đoạn lãi suất cho vay cao nhằm ổn định lãi suất, giảm
cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại đã ảnh hưởng đến công tác
huy động vốn của các ngân hàng thương mại kể cả Vietinbank - CN KCN Biên Hòa.
Với định hướng xác định nguồn tiền gửi dân cư là mục tiêu lâu dài theo đúng định
hướng của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, chi nhánh đã tập
trung huy động vốn từ tiền nhàn rỗi của khách hàng cá nhân, tăng trưởng phân khúc trọng
điểm FDI... Đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ do đặc điểm các
doanh nghiệp này thường xuyên phải sử dụng vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, trả nợ
đến hạn nên nguồn huy động từ phân khúc này tại chi nhánh chiếm tỷ trọng thấp. Kết quả
bảng 2.1 cho thấy:
- Tiền gửi khách hàng bán lẻ: chiếm tỷ trọng lớn trên tổng nguồn vốn huy động và
tăng trưởng ổn định qua các năm. Mặc dù giai đoạn 2013 -2017 thị trường lãi suất có
nhiều biến động nhưng Vietinbank – CN KCN Biên Hịa ln xác định huy động vốn từ
nguồn tiền nhàn rỗi của khách hàng cá nhân là nhiệm vụ trọng tâm và nhờ vào thương



12
hiệu của Vietinbank nên nguồn vốn huy động được từ phân khúc khách hàng bán lẻ tăng
đều qua các năm.
- Tiền gửi khách hàng FDI: chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động và
tăng mạnh trong những năm gần đây là do chi nhánh đã tận dụng được lợi thế gần các khu
công nghiệp và tăng cường tiếp thị các công ty FDI về giao dịch tại chi nhánh.
- Tiền gửi khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong
tổng nguồn vốn là do đặc điểm các doanh nghiệp này thường xuyên phải sử dụng vốn để
đầu tư sản xuất kinh doanh, trả nợ đến hạn nhưng vẫn tăng trưởng qua các năm.
- Tiền gửi khách hàng doanh nghiệp lớn: Trong năm 2014 chi nhánh tiếp cận được
một số khách hàng doanh nghiệp lớn trong ngắn hạn nên nguồn vốn khách hàng doanh
nghiệp lớn có sự biến động mạnh trong năm 2014 và năm 2015. Nhìn chung, thì nguồn
vốn này cũng tăng quy mơ trong giai đoạn 2013-2017.
- Tiền gửi theo kỳ hạn:
Để thực hiện tốt công tác huy động vốn trong giai đoạn 2013- 2017 chi nhánh luôn
xem huy động vốn là mục tiêu hàng đầu, giao kế hoạch chi tiết đến từng cán bộ của các
phòng ban, theo dõi, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chỉ tiêu này. Đồng thời chi nhánh đã
tận dụng mọi chính sách để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp, cá nhân, cụ thể:
- Tăng cường tiếp thị quảng bá sản phẩm tiền gửi bảo hiểm tỷ giá cho các doanh
nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ lớn.
- Với vị trí nằm trên địa bàn các khu cơng nghiệp, chi nhánh tích cực tiếp cận các nguồn
vốn tạm thời nhàn rỗi của các công ty là Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Bám sát các chương trình huy động vốn của Trung ương triển khai để giới thiệu
cho khách hàng.
- Tận dụng các mối quan hệ của cán bộ để thu hút tiền gửi của khách hàng.
- Tiếp cận các khách hàng là các trường học, các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu...
- Huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng sản phẩm tiền gửi tiết kiệm mới
và hấp dẫn. Đồng thời, khuyến khích từng cán bộ trong chi nhánh tích cực vận động

người thân và khách hàng thân thiết gửi tiền tại chi nhánh.


13
- Thực hiện cơng tác chăm sóc khách hàng có doanh số tiền gửi lớn hoặc các khách
hàng truyền thống của chi nhánh. Làm việc trực tiếp với những khách hàng cá nhân,
doanh nghiệp có nguồn vốn giảm trong tháng để khôi phục tiền gửi và giao dịch trở lại.
- Tăng cường cơng tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tặng quà nhân dịp lễ tết, sinh
nhật... Nhằm thu hút khách hàng tiền gửi và tăng sự cạnh tranh với các tổ chức tín dụng
khác trên địa bàn.
Biểu đồ 2.1: Huy động vốn theo loại tiền tại Vietinbank - CN KCN Biên Hòa
giai đoạn 2013 -2017

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2013-2017)


14
Biểu đồ 2.2: Huy động vốn theo phân khúc khách hàng tại Vietinbank - CN
KCN Biên Hòa giai đoạn 2013 -2017

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2013-2017)
Biểu đồ 2.3: Huy động vốn theo kỳ hạn khách hàng tại Vietinbank - CN KCN
Biên Hòa giai đoạn 2013 -2017

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2013-2017)


×