Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hạn chế gian lận thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp thương mại tại tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

MAI THANH THÚY

HẠN CHẾ GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
TẠI TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

MAI THANH THÚY

HẠN CHẾ GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
TẠI TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên Ngành: Tài Chính - Ngân Hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. UNG THỊ MINH LỆ


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN
----------------

Luận văn “Hạn chế gian lận thuế Giá trị Gia tăng của các Doanh nghiệp
thương mại tại tỉnh Tiền Giang” là cơng trình nghiên cứu do chính tác giả thực
hiện.
Tác giả dựa trên việc vận dụng các kiến thức đã học, các tài liệu tham khảo,
sau một thời gian nghiên cứu lý luận, thu thập số liệu, điều tra khảo sát thực trạng
kết hợp với quá trình nghiên cứu thực tiễn, thơng qua việc tìm hiểu, trao đổi với
giáo viên hướng dẫn khoa học, bạn bè, người thân và các đối tượng nghiên cứu để
hoàn thành Luận văn của mình. Luận văn này khơng sao chép từ bất kỳ một nghiên
cứu nào khác.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nghiên cứu, xử lý số liệu và viết Luận
văn sẽ khơng tránh khỏi thiếu sót. Mặc dù vậy, tơi xin cam đoan rằng nguồn số
liệu, tài liệu đưa ra trong Luận văn là hoàn toàn hợp pháp, trung thực. Quá trình nỗ
lực thực hiện Luận văn nhằm đạt kết quả cuối cùng là nhận thức được rõ ràng
những yếu tố có tác động đến hành vi gian lận thuế GTGT của các DNTM. Tơi xin
trân trọng đón nhận sự hợp tác và góp ý quý báu của tất cả q độc giả để góp phần
hồn thiện và ứng dụng các kết quả, khám phá, phát hiện của Luận văn vào thực
tiễn./.
TP.HCM, ngày 29 tháng 10 năm 2012
Người thực hiện đề tài

Mai Thanh Thúy


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
ANOVA
CP
DN
DNTM
DNTN
DT
DV
ĐBSCL
ĐTNT
EFA
FD
GDP
GTGT
HTX
KD
KMO
NSNN
Sig.
SPSS
TH
TM
TNDN
TNHH
Tp
TSCĐ
TTĐB
USD

Tiếng Anh

Analysis of variance

Exploratory factor analysis
Factor loading
Gross Domestic Product
Value Added Tax

Tiếng Việt
Phân tích phương sai
Cổ phần
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp thương mại
Doanh nghiệp tư nhân
Dự toán
Dịch vụ
Đồng bằng sơng Cửu Long
Đối tượng nộp thuế
Phân tích nhân tố khám phá
Tải nhân tố
Tổng sản phẩm quốc nội
Giá trị gia tăng
Hợp tác xã
Kinh doanh

Kaiser – Meyer – Olkin
Significant
Statistic Package for Social
Sciences

United States Dollar


Ngân sách Nhà nước
Mức ý nghĩa
Phần mềm thống kê trong
khoa học xã hội
Thực hiện
Thương mại
Thu nhập doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Tài sản cố định
Tiêu thụ đặc biệt
Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu DV tỉnh Tiền Giang ................17
Bảng 2.2. Định hướng tổng mức bán lẻ hàng hóa và DV tỉnh Tiền Giang...............18
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Tiền Giang từ năm 2006 đến năm 2011 ........20
Bảng 2.4: Kết quả thu ngân sách nhà nước và thu thuế GTGT của tỉnh Tiền Giang
từ năm 2006 đến năm 2011.......................................................................................21
Bảng 2.5: Kết quả kiểm tra việc sử dụng hóa đơn của Bộ Tài chính từ năm 2006 đến
2011...........................................................................................................................24
Bảng 2.6: Trình độ cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế năm 2011 .................................28
Bảng 2.7: Thống kê theo trình độ học vấn................................................................34
Bảng 2.8: Thống kê theo vị trí cơng tác....................................................................35
Bảng 2.9: Thống kê theo độ tuổi...............................................................................35
Bảng 2.10: Thang đo yếu tố cơ hội: Cronbach’s Alpha = 0.890 ..............................36
Bảng 2.11: Thang đo yếu tố áp lực (động cơ): Cronbach’s Alpha = 0.807..............36
Bảng 2.12: Thang đo yếu tố hợp lý hóa hành vi:Cronbach’s Alpha = 0.735 ...........36

Bảng 2.13: Thang đo yếu tố gian lận: Cronbach’s Alpha = 0.796............................37
Bảng 2.14: Ma trận nhân tố đã xoay .........................................................................38
Bảng 2.15: KMO và kiểm định Bartlett ....................................................................38
Bảng 2.16: Phân tích về độ phù hợp mơ hình ...........................................................45
Bảng 2.17: Phân tích thống kê từng thang đo theo độ tuổi.......................................48
Bảng 2.18: Kết quả phân tích T-test theo độ tuổi .....................................................49
Bảng 2.19: Phân tích thống kê từng thang đo theo trình độ học vấn ........................50
Bảng 2.20: Kết quả phân tích One-way ANOVA theo trình độ học vấn..................51
Bảng 2.21: Phân tích thống kê từng thang đo theo vị trí cơng tác ............................52
Bảng 2.22: Kết quả phân tích T-test theo vị trí cơng tác ..........................................53


DANH MỤC HÌNH
1. Hình 2.1: Mơ hình lý thuyết ............................................................................. 8
2. Hình 2.2: Sơ đồ minh họa hành vi..................................................................... 9
3. Hình 2.3: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT... 10
4. Hình 2.4: Quy trình nghiên cứu....................................................................... 31
5. Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu đã được điều chỉnh......................................... 43
6. Hình 2.6: Biểu đồ Q-Q Plot ............................................................................. 46


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
1. Giới thiệu Luận văn................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 1
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu................................................................... 2
4. Ý nghĩa thực tiễn của Luận văn .............................................................................. 2
5. Kết cấu của Luận văn.............................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ...... 4
1.1 Tổng quan về gian lận ........................................................................................... 4

1.1.1 Khái niệm về gian lận................................................................................ 4
1.1.2 Sơ lược các cơng trình nghiên cứu về gian lận.......................................... 4
1.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất của đề tài ................................................................. 6
1.2.1 Mơ hình lý thuyết ..................................................................................... 6
1.2.2 Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết ...................................................... 9
1.2.2.1 Các giả thuyết ................................................................................ 9
1.2.2.2 Mơ hình nghiên cứu ..................................................................... 11
1.3 Các hành vi gian lận thuế GTGT ở Việt Nam .................................................... 12
Kết luận chương 1

................................................................................................. 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH
VI GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI TẠI TỈNH TIỀN GIANG........................................................... 15
2.1 Khái quát về tình hình thực hiện thuế GTGT trong các doanh nghiệp thương mại
ở tỉnh Tiền Giang

................................................................................................. 15

2.1.1 Vị trí địa lý............................................................................................... 15
2.1.2 Khái quát hoạt động thương mại ở tỉnh Tiền Giang................................ 16
2.1.3 Tình hình thực hiện thuế GTGT tại các doanh nghiệp thương mại ở tỉnh
Tiền Giang

................................................................................................. 19


2.2 Thực trạng gian lận thuế GTGT trong các doanh nghiệp thương mại ở tỉnh Tiền
Giang


................................................................................................. 22

2.2.1 Các hình thức gian lận thuế GTGT ......................................................... 22
2.2.2 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gian lận thuế GTGT ............................... 25
2.2.2.1 Nguyên nhân từ quản lý vĩ mô..................................................... 25
2.2.2.2 Nguyên nhân từ Cục thuế tỉnh Tiền Giang .................................. 27
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT trong các doanh nghiệp
thương mại ở tỉnh Tiền Giang................................................................................... 29
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 29
2.3.2 Xây dựng các thang đo ............................................................................ 32
2.3.3 Kết quả phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế
GTGT trong các doanh nghiệp thương mại tại tỉnh Tiền Giang............................... 33
2.3.3.1 Đặc điểm của mẫu khảo sát.......................................................... 33
2.3.3.2 Kiểm định thang đo và mơ hình nghiên cứu................................ 35
2.3.3.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha với các thang đo lý thuyết 35
2.3.3.2.2 Phân tích yếu tố khám phá (EFA ) ................................... 37
2.3.3.3 Phân tích hồi qui .......................................................................... 44
2.3.3.3.1 Mơ hình hồi qui ................................................................ 44
2.3.3.3.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình ......................... 45
2.4 Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính đến hành vi gian lận thuế GTGT .. 48
2.4.1 Ảnh hưởng của biến độ tuổi .................................................................... 48
2.4.2 Ảnh hưởng của biến trình độ học vấn ..................................................... 49
2.4.3 Ảnh hưởng của biến vị trí cơng tác ......................................................... 52
Kết luận chương 2

................................................................................................. 54

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 55
3.1. Nhận định kết quả .............................................................................................. 55

3.2. Một số gợi ý giải pháp........................................................................................ 55
3.2.1 Liên quan đến yếu tố động cơ gian lận.................................................... 55
3.2.2 Liên quan đến yếu tố điều kiện và môi trường kinh doanh chưa phát triển61


3.2.3 Liên quan đến yếu tố khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận ................... 63
3.2.4 Liên quan đến yếu tố cơ hội gian lận....................................................... 66
Kết luận chương 3............................................................................................. 68
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 69
1. Kết quả chính và đóng góp của đề tài nghiên cứu ................................................ 69
2. Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ............................. 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu Luận văn
Tiền Giang, với vị trí là cửa ngõ của miền Tây Nam bộ, nằm trên các trục
giao thông kinh tế quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 50, đường cao tốc Sài Gòn Trung Lương, quốc lộ 60, quốc lộ 30,…là cầu nối về giao dịch thương mại, dịch vụ
giữa Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam bộ. Thời gian qua, ngành TM Tiền
Giang khá phát triển, các DNTM chiếm tỷ lệ 35.49% các DN thuộc các ngành kinh
tế khác. Trong q trình tồn tại, phát triển, các DNTM nói trên đã có những đóng
góp khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang và đã xác định rõ nhiệm vụ
phát triển của mình là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của tiến trình cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa; song bên cạnh đó cịn một số đối tượng lợi dụng những
kẻ hở bắt nguồn từ cơ chế thơng thống, từ chính sách ưu đãi trong lĩnh vực thuế để
thực hiện hành vi gian lận nhằm trốn thuế; đặc biệt là Thuế GTGT, với phương
pháp khấu trừ nhằm khuyến khích đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu… đã bị lợi dụng để

tăng số thuế được khấu trừ, gây thiệt hại cho ngân sách tỉnh nhà, làm giảm niềm tin
của các cá nhân, doanh nghiệp làm ăn chân chính trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Trước tình hình khái qt trên, với mục đích xem xét các mặt cịn tồn tại
cũng như tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận Thuế GTGT đối với một
ngành kinh tế đang được Tỉnh đề ra mục tiêu phát triển trong tương lai, tôi đã chọn
đề tài: “ Hạn chế gian lận thuế GTGT của các doanh nghiệp thương mại tại tỉnh
Tiền Giang ” làm luận văn bảo vệ nhận học vị thạc sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm kiểm định sự tác động của các yếu tố: áp lực,
cơ hội và khả năng hợp lý hóa hành vi có ảnh hưởng đến việc gian lận Thuế GTGT
trong thời gian qua. Từ đó, tác giả đưa ra các đề xuất nhằm hạn chế tình trạng gian
lận thuế GTGT với các DNTM tại tỉnh Tiền Giang.


2

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: thực trạng gian lận thuế GTGT của các DNTM trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang thời gian qua.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp định tính kết hợp phương pháp định
lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp nhân viên kế toán, chủ DN tại các
DNTM với những câu hỏi chi tiết (phần phụ lục 5).
4. Ý nghĩa thực tiễn của Luận văn
Đề tài nghiên cứu này đem lại một số ý nghĩa về thực tiễn cho những người
làm công tác quản lý thuế, các nhà làm chính sách trong việc hướng dẫn thực hiện
Thuế GTGT, cụ thể như sau:
Một là, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp những nhà làm chính sách hiểu
biết hơn nữa về các các yếu tố chính tác động đến hành vi gian lận Thuế GTGT của
các DN đối với chính sách thuế như yếu tố cơ hội, yếu tố áp lực, yếu tố hợp lý hóa
hành vi trong quyết định thực hiện chính sách thuế. Điều này sẽ góp phần tạo cơ sở

cho việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách hữu hiệu hơn, nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của công dân Việt Nam.
Hai là, kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà quản lý thuế tại Tiền Giang nắm
bắt được tâm lý chung của các DNTM từ đó có thể thực hiện cơng tác quản lý tốt
hơn, hạn chế hiện tượng gian lận thuế GTGT, giảm thất thu ngân sách cho nhà
nước.
Ba là, kết quả nghiên cứu này giúp cho bản thân tác giả có thêm kiến thức về
ứng xử của các DNTM tại Tiền Giang nói riêng và các DNTM nói chung nhằm
phục vụ cho cơng việc của mình, hiểu sâu sắc hơn về Luật thuế GTGT cũng như
nắm bắt kịp thời các quy định hiện hành của Luật thuế GTGT.


3

5. Kết cấu của Luận văn
Luận văn này được bố cục như sau:
Phần mở đầu: giới thiệu tổng quát về đề tài, sau đó sẽ xác định mục tiêu, đối
tượng và phương pháp nghiên cứu để thực hiện Luận văn, cuối cùng là ý nghĩa của
việc nghiên cứu và kết cấu của luận văn.
Chương 1: Tổng quan về gian lận thuế GTGT.
Chương 2: Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế
GTGT trong các DNTM tại tỉnh Tiền Giang.
Chương 3: Kiến nghị.
Phần kết luận: Tóm tắt những kết quả chính của Luận văn, đóng góp của
Luận văn cho các nhà quản lý thuế cũng như các hạn chế của Luận văn để định
hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.


4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.1 Tổng quan về gian lận
1.1.1 Khái niệm về gian lận
Theo từ điển Tiếng Việt “Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên
tạc sự thật với mục đích tư lợi.”
Theo chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam số 240 “Gian lận là những hành vi cố ý
làm sai lệch thơng tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong hội đồng quản
trị, Ban giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến báo
cáo tài chính”.
Từ đó có thể hiểu hành vi gian lận Thuế GTGT là hành vi thiếu trung thực,
cố ý làm sai lệch thông tin liên quan đến tính Thuế GTGT để khơng thực hiện nghĩa
vụ đóng thuế, làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số Thuế GTGT được hồn.
1.1.2 Sơ lược các cơng trình nghiên cứu về gian lận
Cùng với quá trình phát triển của xã hội, hành vi gian lận ngày càng tinh vi
hơn và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Sau đây xin sơ lược một số cơng
trình nghiên cứu về gian lận kinh điển trên thế giới.
Edwin H. Sutherland
Edwin H. Sutherland là người tiên phong trong việc nghiên cứu về gian lận.
Cho đến nay, những lý thuyết về gian lận vẫn dựa chủ yếu vào những nghiên cứu
của ông. Ơng khơng phải là người có cơng đầu trong việc phân tích tâm lý của
những kẻ phạm tội nhưng ơng là cha đẻ của thuật ngữ “white-collar” – một thuật
ngữ mà ngày nay đã trở thành rất thông dụng khi người ta muốn ám chỉ tới những
gian lận do tầng lớp lãnh đạo của cơng ty gây ra.
Một đóng góp to lớn trong sự nghiệp của Sutherland là lý thuyết về phân loại
xã hội. Nghiên cứu này chủ yếu dựa vào việc quan sát tội phạm đường phố: những
kẻ lưu manh, sát thủ hay những kẻ du thủ du thực. Qua đó, Sutherland đã rút ra một
kết luận: việc phạm tội thường phát sinh từ mơi trường sống, vì thế hành vi phạm



5

tội khơng thể được tiến hành nếu như khơng có sự tác động của yếu tố bên ngoài.
Để hiểu rõ bản chất và nhận diện tội phạm, cần nghiên cứu thái độ cũng như động
cơ thúc đẩy hành vi phạm tội.
Donald R. Cressey
Là học trò xuất sắc của Sutherland tại trường đại học Indiana, Donald R.
Cressey Cressey tập trung hướng phân tích gian lận dưới góc độ tham ơ và biển thủ.
Ông là người phát minh tam giác gian lận. Theo Donald R. Cressey, hành vi gian
lận chỉ được thực hiện trên cơ sở hội đủ 3 yếu tố: áp lực, động cơ, cá tính của con
người.
D. W. Steve Albrecht
Ơng là tác giả của một mơ hình nổi tiếng, mơ hình về bàn cân gian lận. Mơ
hình này gồm có ba nhân tố: Hoàn cảnh tạo ra áp lực, nắm bắt cơ hội và tính liêm
chính của cá nhân. Theo Albercht, khi hoàn cảnh tạo áp lực, cơ hội thực hiện gian
lận cao cùng với tính liêm chính của cá nhân thấp thì nguy cơ xảy ra gian lận là rất
cao. Và ngược lại, khi hoàn cảnh tạo áp lực, cơ hội thực hiện gian lận thấp cùng với
tính liêm chính cao thì nguy cơ xảy ra gian lận là rất thấp.
Richard C. Hollinger
Cùng với người đồng sự của mình, Richard C. Hollinger và John P Clark cho
rằng nguyên nhân chủ yếu của gian lận chính là điều kiện nơi làm việc. Hai ông đưa
ra một loạt những giả thuyết về tình trạng nhân viên biển thủ tài sản của cơng ty:
- Khi nền kinh tế có những khó khăn chung: giá cả tăng, đồng tiền mất giá.
- Những người đương thời, đặc biệt là những người trẻ tuổi thường kém
trung thực và khơng chịu khó làm như những thế hệ đi trước.
- Bản chất tự nhiên của con người là lịng tham và khơng trung thực, vì thế
các nhân viên thường cố gắng lấy cắp tài sản của công ty khi có cơ hội.
- Sự khơng hài lịng, khơng thỏa mãn với công việc cũng là một trong những
nguyên nhân của việc biển thủ.
- Và cuối cùng, do cấu trúc của cơng ty đó có hợp lý hay khơng.



6

Ơng cịn tìm ra một loạt những mối liên hệ giữa thu nhập, tuổi tác, vị trí và
mức độ hài lịng trong cơng việc với tình trạng biển thủ. Chẳng hạn như mối liên hệ
giữa thu nhập và biển thủ. Theo đó, một người chịu áp lực về tài chính hay có
những rắc rối trong tình hình tài chính khơng gây ra nhiều động cơ biển thủ so với
việc anh ta ln ln đặt tài chính như ưu tiên số một cho mục tiêu sống của anh ta.
Còn đối với mối tương quan giữa tuổi tác và biển thủ, Hollinger và Clark cho rằng
thông thường, trong một tổ chức những người trẻ tuổi thường không được giao
nhiều trách nhiệm, đương nhiên phần đó thuộc về những người có nhiều kinh
nghiệm làm việc và có tuổi đời cao hơn. Nhưng chính cách bố trí này đã làm cho
mức độ gắn kết với công ty, những cam kết cá nhân hay những ràng buộc với mục
tiêu của tổ chức trở nên lỏng lẻo. Và đấy chính là một lý do khiến cho tỉ lệ biển thủ
ở những ngưởi trẻ tuổi thường cao hơn.
Hai ơng cịn tìm ra mối liên kết trực tiếp giữa vị trí chức vụ và mức độ biển
thủ. Khởi nguồn của hành vi biển thủ thường do sự không hài lịng về cơng việc
hiện tại nhưng mức độ nghiêm trọng của việc biển thủ thì lại tùy thuộc vào vị trí của
người đó trong tổ chức, thơng thường những người có hành vi biển thủ ở vị trí cao
cấp thì hành vi đó thường gây ra những tổn thất lớn.
1.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất của đề tài
1.2.1 Mơ hình lý thuyết
Có thể nói, gian lận xuất hiện khi có sự xuất hiện của con người, thế nhưng
việc nghiên cứu về gian lận và phát hiện gian lận mới chỉ dừng lại ở một mức độ rất
khiêm tốn. Hiện nay, trên thế giới chỉ có một số cơng trình nghiên cứu về gian lận
kinh điển như cơng trình nghiên cứu của Edwin H.Sutherland; cơng trình nghiên
cứu của Donald R.Cressey về tam giác gian lận, hay cơng trình nghiên cứu của D.
W.Steve Albrecht về bàn cân gian lận và gần đây hơn là cơng trình nghiên cứu gian
lận của Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hoa kỳ (ACFE) vào năm 1993.

Trong mỗi mơ hình, các nhà nghiên cứu dựa trên những giả thuyết khác nhau
để nghiên cứu và đưa ra những kết luận thú vị về hành vi gian lận của con người. Ở
đây, tác giả lựa chọn mơ hình lý thuyết của Donald R.Cressey để phát triển mơ hình


7

lý thuyết về hành vi gian lận thuế GTGT của các DNTM tại địa bàn tỉnh Tiền
Giang.
Theo Donald R. Cressey, hành vi gian lận chỉ được thực hiện trên cơ sở hội
đủ 3 yếu tố sau: động cơ hay áp lực; cơ hội và khả năng hợp lý hóa hành vi của con
người. Những yếu tố này phải được đưa vào để xem xét một cách đúng mức nhằm
hiểu rõ bản chất và tìm ra nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực thuế GTGT.
Động cơ: Donald R.Cressey cho rằng khởi nguồn của việc thực hiện gian lận
là do người thực hiện có những động cơ hay chịu những áp lực trong cuộc sống.
Các áp lực có thể bắt nguồn từ những bế tắc trong cuộc sống cá nhân như: những
tổn thất về tài chính, sự thiếu hụt tiền bạc, các khoản nợ cá nhân vượt q tầm kiểm
sốt; gia đình có người ốm nặng dẫn đến các áp lực về tinh thần, tài chính. Các áp
lực này có thể xuất phát từ những nhu cầu nói chung và nhu cầu lợi ích của bản thân
nói riêng. Động cơ là một nhu cầu đã có đủ sức mạnh để thôi thúc người ta hành
động. Với một số người, để có được những khoản tiền thưởng về tài chính dựa trên
mức độ hồn thành chỉ tiêu tài chính của cơng ty hay để đạt được một quyền lực,
một sự thăng tiến nào đó trong cơng việc và một sự giàu sang thay vì chăm chỉ làm
việc bằng nổ lực bản thân thì họ lại suy nghĩ bản thân phải tìm mọi cách để thỏa
mãn ngay lập tức nhu cầu của mình bằng bất cứ giá nào kể cả hành vi gian lận.
Cơ hội: Cơ hội là cánh cửa để cá nhân thực hiện hành vi gian lận. Một khi đã
có những áp lực hay động cơ thúc đẩy mà khơng có hoạt động kiểm sốt hoặc hệ
thống kiểm sốt kém hiệu quả thì lúc đó cơ hội đã đến, khi đó ắt hẳn hành vi gian
lận sẽ được thực hiện. Do hoạt động kiểm soát kém hiệu quả nên khơng thể thiết lập

các thủ tục thích hợp để phát hiện gian lận hay nó làm cho các biện pháp kiểm sốt
khơng hoạt động như thiết kế ban đầu làm tăng cơ hội cho gian lận xảy ra. Theo
Cressey, có hai yếu tố để tạo ra cơ hội là: nắm bắt thơng tin và có kỹ thuật để thực
hiện.
Khả năng hợp lý hóa hành vi: Hợp lý luôn là một thành phần quan trọng của
hầu hết các gian lận bởi vì hầu hết những người có hành vi gian lận có khả năng


8

biện minh hay có khả năng hợp lý hóa cho hành vi gian lận của mình với những lý
do để được chấp nhận là hành động đúng đắn.
CƠ HỘI

GIAN LẬN
(FRAUD)
KHẢ
NĂNG
HỢP LÝ
HĨA
HÀNH
VI

ÁP LỰC
(ĐỘNG
CƠ)

Hình 2.1: Mơ hình lý thuyết
Cơng trình nghiên cứu của Cressey cũng cho thấy rằng, hành vi gian lận có
thể được tiến hành hay khơng cịn tùy thuộc vào cá tính của con người. Đối với

những người khơng trung thực, nó có lẽ là dễ dàng hợp lý hóa gian lận hơn với
những người có tiêu chuẩn đạo đức cao hơn, để tiến hành hành vi gian lận họ phải
thuyết phục bản thân để “bào chữa” cho hành vi của mình, lúc đầu họ lấy lý do là
hành vi gian lận chỉ xảy ra trong ngắn hạn, họ sẽ không để chuyện này lặp lại,
nhưng dần dần điều này sẽ trở nên bình thường hơn, Cressey cho rằng đây là phản
ứng tự nhiên của con người: lần đầu tiên làm những điều trái với lương tâm và đạo
đức của mình, họ sẽ bị ám ảnh nhưng ở những lần kế tiếp, người thực hiện sẽ không
cảm thấy băn khoăn và mọi việc diễn ra dễ dàng hơn, dễ được chấp nhận hơn và
khả năng xảy ra gian lận sẽ cao hơn nếu cá nhân đó là người “xấu”.
Để minh họa cách suy nghĩ của những người có hành vi gian lận, Joseph T.
Wells (Let Them Know Someone’s Watching”, Journal of Accountancy, tháng
5/2002) đã đưa ra sơ đồ sau


9

Áp lực
( Động cơ)

Mưu đồ gian lận
( cơ hội)

Từ bỏ ý định
gian lận

Cân nhắc khả
năng bị phát hiện




Khơng

Thực hiện hành
vi gian lận

Có thể

Hình 2.2: Sơ đồ minh họa hành vi
Từ sơ đồ trên chúng ta thấy rằng gian lận đa phần được bắt đầu từ những
điều nhỏ, sau đó tăng dần lên nếu họ cho rằng hành vi gian lận của họ khơng bị phát
hiện.
1.2.2 Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết
1.2.2.1 Các giả thuyết
Qua phỏng vấn 20 DNTM chấp hành tốt các quy định về chính sách thuế tại
Tiền Giang, hầu hết các DN rất quan tâm đến việc phát hiện và ngăn chặn hành vi
gian lận thuế GTGT và họ cho rằng vấn đề này là nhiệm vụ cấp bách của cơ quan
quản lý nhà nước để tạo niềm tin và tính tuân thủ của cộng đồng.
Từ mơ hình lý thuyết và kết quả phỏng vấn, tác giả đề xuất mơ hình nghiên
cứu chính thức như sau:


10

Động cơ gian lận
Thuế GTGT

Cơ hội
gian lận
thuế GT


Hành vi gian lận
thuế GTGT

Khả năng hợp
lý hóa hành vi
gian lận thuế
GTGT

Hình 2.3: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT
Mơ hình gồm 1 biến phụ thuộc: hành vi gian lận thuế GTGT.
Và 3 biến độc lập: động cơ gian lận, cơ hội gian lận và khả năng hợp lý hóa
hành vi gian lận.
Để kiểm định mơ hình, tác giả đưa ra các giả thuyết:
- Yếu tố động cơ là yếu tố bị ảnh hưởng bởi tác động từ bên ngồi, nó chịu
ảnh hưởng của các yếu tố thu nhập, việc làm, vị trí cơng tác và mối quan hệ giữa
nhân viên kế toán với chủ doanh nghiệp. Theo đó, khởi nguồn của hành vi gian lận
thường do những áp lực trong vấn đề tài chính hay áp lực phải đạt được các mục
tiêu kế hoạch buộc cá nhân (những người thuộc bộ phận quản lý DN nói chung)
phải thực hiện hành vi gian lận để mang lại lợi ích cho bản thân hay nhằm duy trì vị
trí cơng việc của mình. Mức độ nghiêm trọng của hành vi ấy thì lại phụ thuộc vào vị
trí của người đó trong tổ chức, thơng thường những người ở vị trí cao cấp thì hành
vi gian lận thường gây ra những tổn thất lớn.
Từ lập luận này, tác giả đưa ra giả thuyết:
H1: Yếu tố áp lực có ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT.
- Cressey cũng khẳng định, hành vi gian lận của con người còn chịu ảnh
hưởng của yếu tố cơ hội. Một người khi đã có động cơ, họ ln sẵn sàng hành động
khi họ nhận thấy cơ hội đã đến. Nếu việc gian lận q dễ dàng do khơng có biện
pháp ngăn chặn hay có biện pháp ngăn chặn nhưng hoạt động kiểm sốt khơng hữu
hiệu, cơ hội bày ra trước mắt họ thì khả năng đưa đến gian lận là điều khơng thể
tránh khỏi. Vấn đề ở đây là với một người đã sẵn có động cơ và cơ hội thì họ sẽ



11

hành động như thế nào trong thực tế? Nghiên cứu của Cressey cho thấy hành động
của người đó chịu ảnh hưởng từ sự nhận thức của mình về tình huống lúc ấy. Khi họ
nhận thức được vấn đề thông qua việc nắm bắt thông tin như kẻ hở luật pháp, sự
lỏng lẻo trong quản lý,…và bản thân có kỹ thuật để thực hiện gian lận thì cá nhân
ấy sẽ tiến hành hành vi gian lận.
Từ lập luận này, tác giả đưa ra giả thuyết:
H2: Yếu tố cơ hội có ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT.
- Cũng theo Cressey, ngồi 2 yếu tố nêu trên thì yếu tố hợp lý hóa hành vi
gian lận cũng là yếu tố quan trọng không thể thiếu được để một người gian lận hồn
thành các gian lận của mình. Hành vi gian lận chỉ xảy ra khi bản thân người thực
hiện cân nhắc và nhận thấy rằng họ có đủ khả năng biện minh cho hành vi của
mình. Khả năng che giấu gian lận này bị chi phối khá nhiều bởi tư duy về cách ứng
xử hay nhân cách của con người. Mỗi con người đều có cá tính riêng ảnh hưởng đến
khả năng hợp lý hóa hành vi của mình, nếu bản thân anh ta xem chuyện lừa gạt là
bình thường thì anh ta có xu hướng thực hiện hành vi này, ngược lại, nếu một người
với bản tính trung thực và liêm chính thì dù họ chịu những áp lực và có cơ hội
nhưng họ vẫn khơng thực hiện gian lận. Vì vậy, nhân cách là một biến số hữu ích
trong việc phân tích hành vi của con người.
Từ lập luận này, tác giả đưa ra giả thuyết:
H3: Yếu tố hợp lý hóa hành vi được thể hiện qua nhân cách con người có ảnh
hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT.
1.2.2.2 Mơ hình nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định các yếu tố chính ảnh hưởng đến
hành vi gian lận thuế GTGT của các DNTM nói riêng, đồng thời xem xét các yếu tố
này có sự khác biệt với nhau hay khơng theo trình độ, độ tuổi và vị trí cơng tác khi
quyết định hành vi gian lận. Như vậy dựa vào các giả thuyết trên tác giả đưa ra mơ

hình nghiên cứu như sau:
Biến phụ thuộc: Hành vi gian lận thuế GTGT.
Các biến độc lập gồm có: yếu tố áp lực (động cơ), yếu tố cơ hội và yếu tố
hợp lý hóa hành vi.


12

1.3 Các hành vi gian lận Thuế GTGT ở Việt Nam
Thời gian qua, hành vi gian lận thuế GTGT tại Việt Nam được biểu hiện qua
các hình thức sau:
- Một là, bán hàng nhưng khơng xuất hóa đơn để che giấu doanh thu làm cơ
sở cho việc tính Thuế GTGT.
Pháp luật quy định tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế khi bán hàng, dịch vụ phải lập và giao hóa
đơn hợp pháp cho khách hàng nhưng một thực tế hiện nay ở Việt Nam là việc bán
hàng khơng giao hóa đơn diễn ra phổ biến, đến mức mọi người thấy đó là chuyện
bình thường. Do sự thiếu hiểu biết của người dân về hóa đơn, một số người nhầm
tưởng khi lấy hóa đơn phải chịu thêm tiền thuế GTGT nên họ khơng u cầu bên
bán xuất hóa đơn khi mua hàng, từ đó bên bán có cơ hội giấu doanh thu nhằm giảm
các khoản đóng góp vào ngân sách để có thêm một khoản tiền.
- Hai là, bán hàng có xuất hóa đơn, nhưng giá cả và số lượng hàng hóa ghi
trong liên 1 (lưu) nhỏ hơn trong liên 2 (giao khách hàng).
Trường hợp này, người mua thông đồng với người bán để ghi giá trị trên liên
2 cao hơn giá thanh toán trên thực tế để bên mua tăng số thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ còn bên bán hạ thấp giá trị ghi ở liên 1 để khai báo lỗ, khơng phải đóng
thuế TNDN. Điển hình như Cơng ty TNHH Năng Tồn, Quận Gị Vấp, TP.HCM
xuất 87 hóa đơn bán hàng có tổng giá bán trong liên 1 chỉ hơn 10 triệu đồng nhưng
bên mua được xuất trong liên 2 với giá trị hơn 2,1 tỷ đồng 1 . Hay gần đây là vụ án
Nguyễn Thị Phương Thảo - kế toán Cửa hàng Xăng dầu Cửa Lị (thuộc Cơng ty

Xăng dầu Nghệ Tĩnh), cũng bằng hình thức ghi chênh lệch cao gấp nhiều lần thuế
giá trị gia tăng giữa liên 2 với liên 1, chỉ từ năm 2007 đến năm 2009, Thảo đã tạo
điều kiện cho các DN kinh doanh vận tải rút khống của Nhà nước hơn 7 tỷ đồng 2
thông qua việc khấu trừ thuế đầu vào theo Luật Thuế GTGT, một vụ án gây nên sự

1
2

Theo VnExpress.net.
Báo Lao động ngày 24/9/2009.


13

quan tâm của dư luận xã hội về quản lý NSNN trong bối cảnh cả nước đang phải
thắt chặt tài chính, tiền tệ, chống lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.
- Ba là, khơng có giao dịch mua bán trong thực tiễn nhưng bên bán vẫn cung
cấp hóa đơn cho các đơn vị có yêu cầu.
Nhằm thu lợi bất chính cho bản thân, thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ mua
bán khống hóa đơn làm thất thốt hàng chục tỷ đồng của NSNN. Trường hợp này
phải kể đến HTX Vạn Lợi, tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, từ tháng 1
đến tháng 9/1999, Vạn Lợi đã bán trên 1.000 hóa đơn cho 16 tỉnh với tổng doanh số
hơn 553 tỷ đồng, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 26,6 tỷ đồng. Một trường hợp
khác cho việc mua bán khống hóa đơn là vụ cơng ty CP Dược liệu Trung ương 2
được sự cho phép của Tổng giám đốc và Kế tốn trưởng, nhân viên đi mua hóa đơn
khống và kê thêm tiền vào hóa đơn GTGT vận chuyển của Công ty Dịch vụ vận tải
Tiến Hưng và DNTN Khả Di để hợp thức hóa các khoản chi bất hợp lý. Hai công ty
trên đã xuất cho Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 tất cả 440 tờ hóa đơn
GTGT có giá trị thanh tốn gần 3 tỷ đồng, số tiền hóa đơn xuất khống khơng có
mua bán thật khoảng 288 triệu đồng 3 .

- Bốn là, thành lập nhiều doanh nghiệp “ma” thành hệ thống để gian lận thuế
GTGT.
Lợi dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu, một số công ty đã lập hồ sơ
xuất khẩu khống để kê khai hoàn thuế hay thành lập nhiều DN “ma” thành hệ thống
để kinh doanh trốn thuế. Vào tháng 12/2003, Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương đã
tuyên phạt Trần Văn Thắng, chủ nhiệm HTX Việt Thắng thành phố Hải Dương tù
chung thân do gian lận trong việc xuất hàng sang Trung Quốc nhằm chiếm đoạt gần
5 tỷ đồng tiền thuế. Từ tháng 11/2000 đến tháng 3/2001, Việt Thắng đã gửi 5 lần hồ
sơ xin hoàn thuế GTGT với số tiền 9,2 tỷ đồng. Theo hồ sơ kê khai, HTX đã ký 11
hợp đồng xuất sang Trung Quốc với 30.000 tấn hàng nơng, lâm, hải sản có tổng trị
giá 45 tỷ đồng nhưng qua xác minh phát hiện hàng thực xuất chỉ 200 triệu đồng. Để

3

Theo tin 247.com.


14

thực hiện hành vi trên, vợ ơng Thắng đã tìm được 14 chữ ký của các doanh nghiệp
Trung Quốc nhập hàng sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai 4 .
Một vụ án khác liên quan đến việc thành lập công ty “ma” mà cơ quan điều
tra đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến một tổ chức tội phạm gồm
nhiều đối tượng do Huỳnh Quốc Ngọc (27 tuổi), ngụ tại 521/69/8 Hồng Văn Thụ,
quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh cầm đầu. Trong khoảng thời gian từ 2003 - 2005,
Huỳnh Quốc Ngọc cùng với đồng bọn đã đứng ra thành lập đến 34 cơng ty, doanh
nghiệp đóng trên địa bàn Tp Cần Thơ và đã mua từ ngành Thuế Cần Thơ 150 cuốn
hóa đơn, tương ứng với 7.500 tờ hóa đơn GTGT, xuất khống số lượng hàng hóa trị
giá 2.000 tỉ đồng cho 450 cơng ty, DN trong cả nước, giúp cho các đơn vị này hoàn
thuế, khấu trừ thuế gây thiệt hại cho Nhà nước khoảng 100 tỉ đồng 5 . Gần đây nhất

là vụ điều hành 30 cơng ty “ma” của Ngơ Văn Hồn bị Cơng an Tp Hải Phịng khởi
tố, trong đó ơng Hồn đã đăng ký kinh doanh đủ mọi mặt hàng để mua bán hóa đơn
GTGT với doanh số trên 1.000 tỷ đồng, làm thất toát hơn 100 tỷ đồng tiền thuế của
Nhà nước 6 .
Kết luận chương 1
Trong chương 1, Luận văn tập trung làm rõ những hành vi gian lận thuế
GTGT của Việt Nam trong thời gian qua và cơ sở lý thuyết cho việc thực hiện
nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu của Luận văn là xem xét các yếu tố ảnh
hưởng đến gian lận thuế nhằm tìm ra các giải pháp hạn chế gian lận thuế GTGT các
DNTM tại Tiền Giang.

4

Website của Tổng cục thuế.
Báo Công an nhân dân ngày 30/6/2009.
6
Báo kinh doanh và pháp luật ngày 26/9/2012.
5


15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TẠI
TỈNH TIỀN GIANG
2.1 Khái quát về tình hình thực hiện thuế GTGT trong các doanh nghiệp
thương mại ở tỉnhTiền Giang
2.1.1 Vị trí địa lý
Tiền Giang với diện tích tự nhiên trên 2.500 km2 thuộc ĐBSCL, trải dọc trên

bờ Bắc sông Tiền với chiều dài 120km, nằm trong tọa độ 105050’ - 106045’Đông và
10035’ - 10012’ Bắc; Bắc và Đông bắc giáp Long An và Tp Hồ Chí Minh, Tây giáp
Đồng Tháp, Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, Đông giáp biển Đông với bờ biển
khoảng 32km;
Tiền Giang bao gồm 9 huyện, thị xã Gị Cơng và Tp Mỹ Tho, trong đó thành
phố Mỹ Tho là trung tâm văn hóa – xã hội của Tỉnh;
Về khơng gian địa lý và giao thông, Tiền Giang nằm trong nhiều trục giao
thông bộ của quốc gia như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50 và Quốc lộ 60 nên Tiền Giang
là hợp điểm giao thông giữa 2 vùng kinh tế lớn: vùng ĐBSCL và vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Mặt khác, Tiền Giang là tỉnh thứ 8 được Thủ tướng chính phủ bổ
sung vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 7 , đây vừa là cơ hội và cũng vừa là
thách thức của Tiền Giang trong quá trình phát triển.
Với những đặc trưng về vị trí địa lý, ngành TM Tiền Giang có nhiều điều
kiện phát triển, các DN hiện có tại Tiền Giang đa phần kinh doanh trong lĩnh vực
mua bán lương thực, xay xát lúa gạo phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu cả nước. Cùng
với điều kiện thơng thống của Luật doanh nghiệp, ưu đãi về thuế suất của Luật
thuế, các DN ở Tiền Giang đặc biệt là DNTM đã tăng nhanh về số lượng (năm 2010
có 2.874 DN 8 sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo Luật doanh nghiệp và Luật Hợp tác
7
8

Công văn 4973/VPCP-ĐP ngày 3/9/2005 của Văn phịng Chính phủ.
Cục thống kê tỉnh Tiền Giang – niên giám thống kê 2011.


16

xã, năm 2011 con số này là 3.620 DN 9 ). Sự ra đời của nhiều DN như trên đã có
những đóng góp tích cực cho nền kinh tế tỉnh nhà trong việc thu hút một lượng lớn
ngoại tệ nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều DN kinh doanh thu lợi bất chính

như thành lập DN “ma” để mua bán hóa đơn bất hợp pháp, hay lợi dụng kẻ hở trong
quy định chính sách thuế để thực hiện thủ đoạn gian lận ngày một tinh vi, đây là
một vấn đề mà ngành thuế cả nước nói chung, Cục thuế Tiền Giang nói riêng đang
đặt lên hàng đầu để ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận, góp phần chống thất thu
cho NSNN, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của ĐTNT trong cơ chế quản lý thuế
mới, cơ chế mà ĐTNT tự khai và tự nộp thuế.
2.1.2 Khái quát hoạt động thương mại ở tỉnhTiền Giang
Năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 3.620 DN sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo
Luật DN và Luật HTX. Trong đó thương nghiệp nhà nước chiếm ưu thế trong bán
buôn, tham gia bán lẻ một số mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xi
măng, xăng dầu, sắt thép,…thơng qua đó để bình ổn giá cả, ổn định thị trường;
thương nghiệp tư bản tư nhân, tiểu thương được thể hiện qua loại hình cơng ty
TNHH, DNTN - phát triển mạnh, nhanh, rộng khắp từ thành thị đến nơng thơn,
chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực bán lẻ (87% tổng mức bán lẻ). Với mục tiêu
là mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động để phục vụ cho sự phát triển của các
ngành kinh tế khác ở địa phương, phát huy vai trị trung chuyển hàng hóa giữa Tp
Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc ĐBSCL, ngành TM Tiền Giang đã xác định rõ
nhiệm vụ phát triển kinh tế là điều quan trọng trong cơ cấu ngành của tỉnh, có liên
quan chặt chẽ với các bộ phận khác, là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của tiến
trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Năm 2011, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu DV tiêu dùng xã hội thực
hiện được là 27.492 tỷ đồng, trong đó thương nghiệp đạt 24.273 tỷ đồng, còn lại là
hoạt động khách sạn, nhà hàng; du lịch và dịch vụ.

9

Cục thuế Tiền Giang -Tài liệu Hội nghị tổng kết công tác thuế 2011.



×