Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

(Luận văn thạc sĩ) khai thác titanium và du lịch lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------

Lưu Quốc Phong

Khai thác titanium và du lịch:
Lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển
kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh Bình Thuận

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

Lưu Quốc Phong

Khai thác titanium và du lịch:
Lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển
kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh Bình Thuận
Chun ngành
Mã số

:
:

Chính sách cơng


603114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Hữu Dũng

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2011


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết
của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright./.
TPHCM, ngày 28 tháng 7 năm 2011
Tác giả luận văn

Lưu Quốc Phong


iii
MỤC LỤC

Lời cảm ơn ............................................................................................................................. i
Lời cam đoan ........................................................................................................................ ii
Mục lục ................................................................................................................................. iii

Danh mục các từ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục các bảng số liệu .................................................................................................. vi
Danh mục các hình vẽ - hộp .............................................................................................. viii
Tóm tắt ................................................................................................................................. ix
Chương 1.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH THUẬN

1.1. Bối cảnh, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu .....................................................................1
1.1.1. Bối cảnh ..................................................................................................................1
1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................1
1.1.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu . ........................................................................................2
1.1.5. Nội dung nghiên cứu đề tài . ....................................................................................2
1.2. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bình Thuận . ......................................................................3
1.3. Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Bình Thuận giai đoạn 2005 – 2009. .........................4
1.3.1. Nhìn từ góc độ hiệu quả sử dụng vốn. ......................................................................5
1.3.2. Nhìn từ góc độ phân phối thu nhập. ..........................................................................6
1.3.3. Nhìn từ góc độ phân tích TFP. .................................................................................7
1.4. Chính sách về quản lý, khai thác, sử dụng đất đai và tài nguyên khoáng sản. ..................8
1.4.1. Tài nguyên đất đai và xu hướng biến động. ..............................................................8
1.4.2. Tài nguyên khoáng sản: vấn đề về quy hoạch và quản lý khai thác. ..........................9
Chương 2.

KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1. Tăng trưởng, phát triển kinh tế và phát triển bền vững. ................................................. 11
2.2. Các chỉ số và chính sách đánh giá phát triển kinh tế địa phương. .................................. 11
2.2.1. Đo lường tốc độ tăng trưởng. ................................................................................. 11
2.2.2. Đánh giá chất lượng tăng trưởng. ........................................................................... 12

2.3. Lựa chọn phương án qua việc phân tích lợi ích – chi phí............................................... 14
2.3.1. Quan điểm và phương pháp phân tích. ................................................................... 14
2.3.2. So sánh hai phương án loại trừ nhau. ...................................................................... 14
2.3.3. Phân tích lợi ích chi phí kinh tế - xã hội. ................................................................ 16
2.4. Cơ sở dữ liệu tính toán. ................................................................................................ 16


iv
Chương 3. MÔ TẢ DỰ ÁN TITANIUM VÀ DU LỊCH
3.1. Giới thiệu tình hình phát triển ngành du lịch và titanium ở Việt Nam và Bình Thuận. ... 17
3.1.1. Tình hình phát triển ngành titanium........................................................................ 17
3.1.2. Tình hình phát triển ngành du lịch. ......................................................................... 18
3.2. Mô tả các dự án đại diện ngành du lịch và ngành khai thác titanium. ............................ 19
3.2.1. Mô tả dự án Khu nghỉ dưỡng Rừng Dương – Tuy Phong. ...................................... 19
3.2.2. Mô tả dự án titanium Hịa Thắng – Bắc Bình.......................................................... 21
Chương 4. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ DỰ ÁN TITANIUM VÀ DU LỊCH
4.1. Phân tích tài chính dự án du lịch RDP và dự án titanium HTP. ..................................... 23
4.1.1. Dự án Khu nghỉ dưỡng Rừng Dương – Tuy Phong. ................................................ 24
4.1.2. Dự án khai thác titanium Hòa Thắng. ..................................................................... 26
4.1.3. So sánh kết quả phân tích tài chính dự án RDP và dự án HTP. ............................... 28
4.2. Phân tích kinh tế, xã hội của dự án RDP và dự án HTP. ................................................ 29
4.2.1. Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Rừng Dương. ......................................................... 29
4.2.2. Dự án khai thác titanium Hòa Thắng. ..................................................................... 30
4.2.3. So sánh kết quả phân tích kinh tế dự án RDP và dự án HTP. .................................. 32
4.3. Ước tính lợi ích – chi phí tổng thể của dự án titanium và du lịch. .................................. 33
4.4. Vòng đời các dự án và vấn đề hoàn thổ sau khi khai thác titanium. ............................... 35
4.5. Phân tích hiệu quả sử dụng đất của dự án du lịch và dự án titanium. ............................. 36
4.5.1. Vị trí sử dụng đất của các dự án du lịch. ................................................................. 36
4.5.2. Vị trí sử dụng đất của các dự án titanium................................................................ 37
4.5.3. So sánh hiệu quả sử dụng đất của dự án du lịch và titanium.................................... 38

4.6. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động. ............................................................................ 38
4.7. Tổng hợp tiêu chí đánh giá ngành titanium và du lịch. .................................................. 39
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
5.1. Kết luận........................................................................................................................ 40
5.2. Gợi ý chính sách. .......................................................................................................... 41
5.2.1. Giải pháp ngắn hạn. ............................................................................................... 41
5.2.2. Giải pháp trung và dài hạn. .................................................................................... 42
Tài liệu tham khảo .............................................................................................................. 45
Phụ lục A. Hệ thống Bảng biểu - Số liệu ............................................................................ 48
Phụ lục B. Hệ thống Bảng đồ - Sơ đồ - Lưu đồ .................................................................. 63
Phụ lục C. Thông tin đa chiều về khai thác titanium ........................................................ 69


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOT (Built Operate Transfer)

Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao

CER (Certified Emission Reduction)

Chứng nhận giảm phát thải đơn vị

CFi (Conversion Factor i)

Hệ số chuyển đổi cho yếu tố i

CO2 (Carbon Dioxide)


Cacbon điơxít

ĐVT

Đơn vị tính

EIU

Economist Intelligence Unit

ERR (Economic Rate of Return)

Suất sinh lợi kinh tế

GDP (Gross Domestic Product)

Tổng sản phẩm nội địa

HTP (Hoa Thang Titanium Project)

Dự án khai thác Titanium Hòa Thắng

ICOR (Incremental Capital-Output Ratio)

Hệ số gia tăng giữa vốn và sản lượng

IRR (Internal Rate of Return)

Suất sinh lợi nội tại


NPV (Net Present Value)

Giá trị hiện tại ròng

RDP (Rung Duong Tourism Project)

Dự án Khu nghỉ dưỡng Rừng Dương

TFP (Total Factor Productivity)

Năng suất các yếu tố tổng hợp

UBND

Ủy ban nhân dân

USD (US Dollar)

Đồng đôla Mỹ

WACC (Weighted Average Cost of Capital)

Chi phí sử dụng vốn bình qn

WTTC (World Travel and Tourism Council)

Hội đồng Du lịch thế giới


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2-1. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP.....................................................................................5
Bảng 2-2. Hệ số đo lường bất bình đẳng trong thu nhập (GINI) từ 2004 - 2010.........................6
Bảng 2-3. Tốc độ tăng vốn, lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp giai đoạn 2005 – 2009 .....7
Bảng 3-1.Khách du lịch đến Việt Nam và Bình Thuận từ 2005 – 2010 và dự báo đến 2020. ... 19
Bảng 4-1. Kết quả phân tích tài chính dự án RDP. .................................................................. 25
Bảng 4-2. Sản lượng và đơn giá quặng titanium của dự án HTP. ............................................. 27
Bảng 4-3. So sánh kết quả phân tích tài chính dự án RDP và dự án HTP. ................................ 28
Bảng 4-4. Giới hạn tiếp cận và tác động phóng xạ titanium lên cơ thể người. .......................... 31
Bảng 4-5. So sánh kết quả phân tích kinh tế dự án RDP và dự án HTP.................................... 32
Bảng 4-6. Kết quả phân tích rịng dự án titanium và du lịch trên phần diện tích bị chồng lấn
ranh khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường. .................................................................... 34
Bảng 4-7. Năng suất lao động bình quân của tỉnh Bình Thuận. ............................................... 38
Bảng 4-8. Bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá của ngành titanium và du lịch. ........................ 39

Bảng A. 1. So sánh tài nguyên biển tỉnh Bình Thuận với một số tỉnh ven biển miền Trung. .... 48
Bảng A. 2. Q trình phát triển chính sách đất đai của Việt Nam từ năm 1945 đến nay ........... 48
Bảng A. 3. Tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận (tính đến 31/12/2009). .................................................................................. 49
Bảng A. 4. Tình hình triển khai thực hiện các dự án du lịch ở tỉnh Bình Thuận đến 2009. ....... 49
Bảng A. 5. Dự báo tăng trưởng của ngành du lịch và lữ hành thế giới đến 2021. ..................... 50
Bảng A. 6. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án Khu nghỉ dưỡng Rừng Dương. ............. 51
Bảng A. 7. Danh mục đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng Rừng Dương. ........................................ 51
Bảng A. 8. Kế hoạch vay vốn và trả lãi vay của dự án RDP. ................................................... 51
Bảng A. 9. Báo cáo thu nhập của dự án RDP. ......................................................................... 52
Bảng A. 10. Ngân lưu ròng dự án, chủ sở hữu và ngân sách dự án RDP. ................................. 52
Bảng A. 11. Các sự kiện quan trọng tác động lên thị trường titanium giai đoạn 1971 – 2005. .. 53
Bảng A. 12. Sản lượng Ilmenite (FeTiO3) và Rutil (TiO2) của các quốc gia năm 2007. ........... 53
Bảng A. 13. Chi phí so sánh các công đoạn sản xuất Thép – Nhôm và Titanium. .................... 54

Bảng A. 14. Dự báo giá quặng Ilmenit Titanium đến tháng 9/2011. ........................................ 54
Bảng A. 15. Danh mục và dự toán các hạng mục đầu tư dự án titanium HTP. ......................... 54
Bảng A. 16. Lịch khấu hao tài sản cố định của dự án titanium HTP. ....................................... 54
Bảng A. 17. Bảng chỉ số giá VNĐ, USD và tỷ giá VNĐ/USD. ............................................... 55
Bảng A. 18. Báo cáo thu nhập của dự án titanium HTP. .......................................................... 55
Bảng A. 19. Ngân lưu ròng dự án (chủ sở hữu) và ngân sách của dự án HTP. ......................... 55
Bảng A. 20. Báo cáo ngân lưu kinh tế của dự án RDP............................................................. 56
Bảng A. 21. Kết quả phân tích ngoại tác và phân phối của dự án RDP. ................................... 56


vii
Bảng A. 22. Báo cáo ngân lưu kinh tế của dự án HTP. ............................................................ 57
Bảng A. 23. Kết quả phân tích ngoại tác và phân phối của dự án HTP. ................................... 57
Bảng A. 24. Hiện trạng các dự án du lịch chồng lấn đất titanium............................................. 57
Bảng A. 25. Tổng mức bán lẻ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. ................................................... 58
Bảng A. 26. Thơng số phân tích tổng thể dự án titanium và du lịch. ........................................ 58
Bảng A. 27. Sản lượng, doanh thu khai thác titanium trên diện tích 1.546 hecta ...................... 59
Bảng A. 28. Lợi ích – chi phí các dự án titaniun và du lịch trên diện tích 1.546 hecta.............. 59
Bảng A. 29. Tương quan giữa suy thối mơi trường và các giá trị kinh tế............................... 59
Bảng A. 30. Bảng thống kê trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng titan Việt Nam. ................. 61
Bảng A. 31. Sản lượng titanium xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2010. ............... 62


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - HỘP
Hình 2-1. Tăng trưởng GDP và 3 nhóm ngành chủ lực tỉnh Bình Thuận từ 1999 – 2009. ..........3
Hình 2-2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1998 – 2009. ............................................4
Hình 2-3. Tình hình sử dụng đất ở Bình Thuận năm 2001 và năm 2008. ...................................9
Hình 4-1. Các vị trí của các dự án du lịch ven biển. ................................................................ 36
Hình 4-2. Các vị trí của các dự án titanium ven biển. .............................................................. 37


Hình B. 1. Liên hệ phát triển kinh tế với các cùng kinh tế trọng điểm tỉnh Bình Thuận. .......... 63
Hình B. 2. Vị trí các dự án du lịch năm 2006 và năm 2010...................................................... 64
Hình B. 3. Hạ tầng giao thơng ven biển 2006 và năm 2010. .................................................... 64
Hình B. 4. Khu vực khai thác titanium Thiện Ái – Hịa Thắng năm 2006 và năm 2010 ........... 64
Hình B. 5. Sơ đồ quy trình tuyển quặng Ilmenit – Zircon - Rutil ............................................. 65
Hình B. 6. Sơ đồ quy trình sản xuất titanium thỏi (ingot) từ xỉ titanium (sponge). ................... 66
Hình B. 7. Sơ đồ quy trình sản xuất titanium thỏi (ingot) sang các bộ phận của máy bay......... 66
Hình B. 8. Sơ đồ quy trình tuyển quặng Ilmenit – Zircon - Rutil phổ biến ở Bình Thuận. ........ 67
Hình B. 9. Sơ đồ quy trình tuyển xử lý nước thải trong quá trình quyển quặng. ....................... 67
Hình B. 10. Các ngành tiêu thụ Titanium trên tồn cầu. .......................................................... 67
Hình B. 11. Đóng góp ngành du lịch vào GDPthế giới từ 2001 – 2011 và dự báo đến 2021. ....... 67
Hình B. 12. Lượng khách du lịch thế giới giai đoạn 2001 – 2011 và dự báo đến 2021. ............ 68
Hình B. 13. Chỉ số giá titanium của nhà sản xuất giai đoạn 1971 đến 2006. ............................ 68

Hộp C. 1. Khảo sát mẫu: Mâu thuẫn trong sử dụng đất, ảnh hưởng và tác động đối với việc lồng
ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên ở ven biển tỉnh Bình Thuận. ............................................ 69
Hộp C. 2. Hậu khai thác titanium – tình huống của tỉnh Hà Tĩnh (2008) ................................. 69
Hộp C. 3. Bài phỏng vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận. ...................... 70
Hộp C. 4. Một số ý kiến về tiềm năng titanium của Việt Nam và Bình Thuận. ........................ 71
Hộp C. 5. Vấn đề quản lý khoáng sản theo nhận định của Sở Cơng thương Bình Định. ........... 72
Hộp C. 6. Trả lời chất vấn cử tri về khai thác titanium tại Bình Thuận. ................................... 72
Hộp C. 7. Tình huống tận thu titanium trên các dự án du lịch tại Bình Thuận. ......................... 73
Hộp C. 8. Tình huống xuất khẩu titanium ở tỉnh Bình Định. ................................................... 74


ix
TĨM TẮT
Trong những năm qua, để hồn thành mục tiêu tăng trưởng nhanh, bắt kịp với tốc độ tăng
trưởng của các địa phương khác trong cả nước, tỉnh Bình Thuận tập trung khai thác tối đa các

thế mạnh của mình. Việc tập trung phát triển từng ngành nhưng thiếu đánh giá tổng thể nên một
số ngành còn chồng lấn, triệt tiêu lẫn nhau trong quá trình phát triển. Vấn đề nổi lên hiện nay ở
Bình Thuận đó là sự xung đột giữa ngành khai thác titanium và ngành du lịch. Bài nghiên cứu
phát hiện ra hai vấn đề chính như sau:
1. Ngành du lịch là ngành kinh tế truyền thống, mang tính chủ đạo và có nhiều ưu thế phát
triển ở Bình Thuận.
2. Ngành khai thác titanium được đánh giá có giá trị kinh tế cao nhưng chưa khai thác
đúng tiềm năng, tác động tiêu cực đến môi trường; hạn chế trong việc đóng góp cho sự
phát triển chung nhưng lại đang phát triển mạnh ở Bình Thuận.
Phát hiện thứ hai là phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu này mang đến hai ngụ ý trái
ngược nhau. Một mặt tỉnh Bình Thuận xác nhận ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để
phát triển nhưng mặt khác lại đồng ý cho phép khai thác titanium ven biển trên diện rộng. Hơn
nữa, để đạt mục tiêu cơng nghiệp hóa, tỉnh Bình Thuận cũng đã cho dừng nhiều dự án du lịch
đã được cấp phép, một số dự án đã xây dựng và đưa vào hoạt động. Vậy liệu giá trị kinh tế của
ngành cơng nghiệp khai thác titanium có mang lại cho tỉnh Bình Thuận có nhiều như mong đợi
của các nhà làm chính sách? Cần nói thêm rằng, chính sách phát triển địa phương phụ thuộc
nhiều vào chính sách chung của Chính phủ. Do vậy, Bình Thuận cần có chính sách phù hợp và
dài hạn để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.


1
Chương 1.
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH THUẬN

1.1. Bối cảnh, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
1.1.1. Bối cảnh.
Du lịch tại Bình Thuận phát triển mạnh kể từ năm 1995, có nhiều đóng góp quan trọng cho tăng
trưởng kinh tế, tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho phần lớn cư dân ven biển. Trong
khi đó, để quản lý tình trạng khai thác “cát đen” – một loại quặng titanium lộ thiên ven biển,
Bình Thuận đã cấp giấy phép khai thác titanium đầu tiên từ 2002. Tuy nhiên, đến năm 2008

ngành này chỉ đóng góp khoảng 1%GDP của Bình Thuận do chủ yếu khai thác tận thu, xuất
khẩu quặng thô nên giá trị gia tăng không cao và tiểm ẩn một số yếu tố bất ổn như: khả năng
triệt tiêu ngành du lịch và gây suy thối mơi trường. Thực tế, titanium là ngun liệu đầu vào
của nhiều ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ vũ trụ và được đánh giá là nguồn nguyên liệu
của thế hệ tương lai với nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới ngày càng gia tăng1. Năm
2009, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá trữ lượng khai thác
titanium ven biển Việt Nam để có kế hoạch khai thác. Tuy chưa có kết quả đánh giá, Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã cấp phép thăm dò và khai thác cho một số dự án titanium với quy mơ
cơng nghiệp tại Bình Thuận, trong đó đáng chú ý nhất là dự án của Công ty Hợp Long với quy
mô được cho là lớn nhất Việt Nam tại khu vực Hàm Thuận Nam – nơi tập trung nhiều dự án du
lịch nhất của Bình Thuận. Việc triển khai dự án titianium gần với khu du lịch dẫn đến một số
nhà đầu tư đã quyết định dừng đầu tư du lịch tại khu vực này2 do quan ngại mức độ ô nhiễm sẽ
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm kiếm giải pháp để tỉnh Bình Thuận phát triển bền vững
thơng qua giải quyết các vấn đề trong chính sách phát triển giữa ngành du lịch và khai thác
titanium hiện nay như: xung đột lợi ích kinh tế, tối ưu hóa sử dụng các nguồn tài nguyên ven

1

Nhiều cường quốc quan tâm đến titan Việt Nam. />
2

Mỏ titan lấn sân du lịch. Việt Báo. />

2
biển và quản lý nhà nước; đồng thời qua đó làm rõ câu hỏi chính sách: : “Lựa chọn ưu tiên phát
triển ngành titanium hay ưu tiên phát triển ngành du lịch là tối ưu cho việc phát triển kinh tế xã hội bền vững tỉnh Bình Thuận?”
1.1.3. Phạm vi nghiên cứu.
Vùng đất ven biển tỉnh Bình Thuận rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, du lịch, khai thác

titanium và ngành nghề phụ trợ, phục vụ nghề cá. Tuy nhiên, đề tài lựa chọn hai ngành khai
thác titanium và du lịch để tập trung phân tích là do chúng mang tính đại diện cao, có mâu
thuẫn trong phát triển, mang tính loại trừ và đều có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian
qua. Nội dung nghiên cứu xoay quanh việc đánh giá tác động của ngành công nghiệp khai
khoáng và du lịch lên tăng trưởng chung của tỉnh trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2009, đồng
thời phân tích các dự án mẫu, gồm một dự án đại diện cho ngành titanium (dự án khai thác
titanium Hòa Thắng) và một dự án đại diện cho ngành du lịch (dự án khu nghỉ dưỡng Rừng
Dương) để làm cơ sở ước lượng và so sánh lợi ích – chi phí tổng thể của ngành khai thác
titanium và du lịch (trên phần diện tích chồng lấn với ranh giới khảo sát trữ lượng titanium của
Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhằm đưa ra những gợi ý chính sách tăng trưởng kinh tế ổn định
trong dài hạn của tỉnh Bình Thuận.
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp định tính, định lượng và phương pháp so sánh dựa trên các
số liệu thống kê, tình huống thực tế; đồng thời sử dụng khung khung phân tích dự án để phân
tích lợi ích – chi phí của ngành khai thác titanium và du lịch. Qua đó, tổng hợp các tiêu chí
đánh giá, xác định ưu thế và hạn chế của từng ngành để lựa chọn và xây dựng chính sách tối ưu
cho sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Thuận.
1.1.5. Nội dung nghiên cứu đề tài.
Nội dung đề tài nghiên cứu gồm 5 chương, với các nội dung chủ yếu như sau:
Chương 1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bình Thuận
Chương 2. Khung lý thuyết và phương pháp luận
Chương 3. Mô tả dự án titanium và du lịch.


3
Chương 4. Phân tích lợi ích – chi phí.
-

Phân tích tài chính dự án


-

Phân tích kinh tế - xã hội

-

Phân tích hiệu quả sử dụng đất và nguồn tài nguyên khác.

Chương 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách.
1.2. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Bình Thuận.
Với bờ biển dài 192 km, trung tâm hành chính (Phan Thiết) chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh
198 km (mất từ 3 – 5 giờ để di chuyển), Bình Thuận có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh
tế biển và du lịch (năm 2009, Mũi Né được Tạp chí Du lịch quốc tế bình chọn là một trong 20
điểm du lịch biển nổi tiếng trên thế giới). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Bình
Thuận giai đoạn 1999 – 2009 đạt khoảng 12,24%, trong đó ngành nơng nghiệp tăng 6,8%/năm,
ngành công nghiệp – xây dựng tăng 16,8%/năm và ngành dịch vụ 13,85%/năm.
Hình 2-1. Tăng trưởng GDP và 3 nhóm ngành chủ lực tỉnh Bình Thuận từ 1999 – 2009.

Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận (2009)

Tăng trưởng của Bình Thuận chịu ảnh hưởng lớn từ sự phát triển của ngành công nghiệp và
dịch vụ, trong đó năm 2005 và 2008 giá trị GDP có sự gia tăng đột biến là do có tính tốn các
khoản giá trị gia tăng lớn từ dầu khí và các cơng trình thủy điện (Đại Ninh, Hàm Thuận – Đa
Mi) trên địa bàn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong hơn một thập kỷ qua cho thấy các nhà
hoạch định chính sách ở Bình Thuận theo đuổi mục tiêu tăng dần tỷ trọng công nghiệp – dịch
vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.


4
Hình 2-2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1998 – 2009.


Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận (2009)

Theo số liệu của Cục Thống kê Bình Thuận, trong vịng hơn 10 năm qua, tỷ trọng ngành nông
nghiệp giảm từ 48,7% năm 1998 xuống còn 28,4% năm 2009. Trong khi đó, tỷ trọng ngành
cơng nghiệp – xây dựng tăng từ 20,8% năm 1998 lên gần gấp đôi, tức là khoảng 37,4% năm
2009; ngành dịch vụ tăng nhẹ từ 30,6% năm 1998 lên khoảng 34,1% năm 2009.
Ngành công nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ là hai ngành có đóng góp quan trọng đến tính
ổn định nền kinh tế của Bình Thuận. Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu ngành cơng nghiệp năm 2008
cho thấy, giá trị đóng góp của ngành khai thác quặng kim loại (chủ yếu là titanium) là rất nhỏ
(chiếm chỉ 0,6% tổng giá trị). Trong đó khi đó, giá trị đóng góp của ngành du lịch chiếm tỷ
trọng khá lớn (16%) trong toàn ngành dịch vụ, chỉ sau ngành thương nghiệp (25,7%). Ngành du
lịch phát triển, kéo theo các ngành dịch vụ phụ trợ khác cùng phát triển.
So với các tỉnh ven biển miền Trung (Bảng A.1, phụ lục A), Bình Thuận có ưu thế vượt trội hơn
các tỉnh cịn lại về tiềm năng du lịch (ngồi Khánh Hịa), và có tiềm năng lớn về trữ lượng
titanium. Tuy nhiên, lợi thế về titanium và du lịch cùng phân bố trên cùng địa bàn ven biển nên
có sự xung đột trong sự phát triển. Do vậy, việc xem xét các yếu tố để đánh giá, lựa chọn ưu
tiên để phát triển là cần thiết cho sự phát triển kinh tế ổn định của Bình Thuận.
1.3. Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Bình Thuận giai đoạn 2005 – 2009.
Tăng trưởng kinh tế cao luôn là mục tiêu và tiêu chí đánh giá hàng đầu của các nhà hoạch định
chính sách ở tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế nóng (bình qn trên 10% mỗi
năm) tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn đó là liệu việc sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn, lao động, tài


5
nguyên) có tương xứng với tốc độ phát triển hay khơng? Có nhiều tiêu chí đánh giá nền kinh tế,
tuy nhiên các tiêu chí về hiệu quả sử dụng vốn (ICOR), đánh giá tính bình đẳng trong thu nhập
(GINI) và tổng năng suất các nhân tố (TFP) là các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá tổng thể
tính hiệu quả và ổn định của tỉnh Bình Thuận.
1.3.1. Nhìn từ góc độ hiệu quả sử dụng vốn.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Bình Thuận tăng bình quân 10,44% giai đoạn 1999 – 2004 và
bình quân hàng năm tăng 13,08% giai đoạn 2005 – 2009. Tuy nhiên, liên quan đến chất lượng
tăng trưởng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế đang có chiều hướng kém hiệu quả,
đặc biệt là hệ số ICOR trong năm 2009 rất cao, tức là để đạt được 1 điểm tăng trưởng GDP cần
bỏ vốn đầu tư 5,2 lần. Hay nói cách khác, cái giá mà tỉnh Bình Thuận đang bỏ ra cho tăng
trưởng kinh tế ngày càng đắt đi một cách tương đối.
Bảng 2-1. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP.
ĐVT: triệu đồng

Vốn đầu tư (giá cố định)
Trong đó:
- Cơng nghiệp khai khoáng
+ Tỷ trọng (%)
- Khách sạn - Nhà hàng
+ Tỷ trọng (%)
Giá trị GDP (giá cố định)
Tốc độ tăng GDP (gY%)
Trong đó:
- Cơng nghiệp khai khống
+ Tốc độ tăng khai khoáng (%)
- Khách sạn - Nhà hàng
+ Tốc độ tăng du lịch (%)
Tỷ trọng I/GDP (%)
Trong đó:
- Cơng nghiệp khai khống
- Khách sạn - Nhà hàng
ICOR cả tỉnh
Trong đó:
- Cơng nghiệp khai khống
- Khách sạn - Nhà hàng


Năm 2005
1.724.868

Năm 2006
1.909.206

Năm 2007
2.041.376

Năm 2008
2.507.898

Năm 2009
3.637.385

21.262
1,23
280.574
16,27
4.234.918
25,4

23.535
1,23
310.559
16,27
4.824.114
13,9


18.999
0,93
356.465
17,46
5.408.523
12,1

18.436
0,74
445.611
17,77
6.286.195
16,2

38.335
1,05
729.871
20,07
6.919.186
10,1

45.380

40,7

53.838
18,6
248.157
19,3
39,6


61.988
15,1
285.915
15,2
37,7

71.879
16,0
345.092
20,7
39,9

82.527
14,8
398.065
15,4
52,6

46,9
134,8

43,7
125,1

30,7
124,7

25,6
129,1


46,5
183,4

1,6

2,8

3,1

2,5

5,2

2,3
6,5

2,0
8,2

1,6
6,2

3,1
11,9

208.064

Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận (2009) và có tính tốn của tác giả.



6
So sánh ngành cơng nghiệp khai khống và ngành du lịch (khách sạn – nhà hàng) cho thấy hệ
số ICOR ngành du lịch cao hơn nhiều so với ICOR của ngành cơng nghiệp khai khống3. Như
vậy, liệu ngành cơng nghiệp khai khống có sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn ngành du lịch
như số liệu tính tốn? Hay số vốn đầu tư của ngành khai khống chưa được tính đầy đủ trong
số liệu thống kê? Hiệu quả sử dụng vốn qua hệ số ICOR của ngành titanium và ngành du lịch
sẽ được đề cập ở phần phân tích lợi ích – chi phí của đề tài4.
1.3.2. Nhìn từ góc độ phân phối thu nhập.
Một trong tiêu chí đánh giá phát triển bền vững của nền kinh tế đó là đo lường khoảng cách
giàu nghèo trong xã hội. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng cao trong nhiều năm
qua đã làm cho đời sống của người dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo giảm, nhưng chỉ số bất bình
đẳng về thu nhập (GINI) ở Bình Thuận vẫn cịn cao, và đang có xu hướng gia tăng qua các năm
(hệ số Gini năm 2008 của Bình Thuận là 0,27; năm 2009 là 0,3 và năm 2010 là 3,4).
Bảng 2-2. Hệ số đo lường bất bình đẳng trong thu nhập (GINI) từ 2004 - 2010.
GINI Bình Thuận
GINI Việt Nam
Tỷ lệ Nhóm 5/Nhóm 1
Tỷ lệ (Nhóm 1 + Nhóm 2)/5 Nhóm

Năm 2004
0,30
0,41
5,147
20,49

Năm 2006
0,29
0,42
5,030

20,68

Năm 2008
0,27

Năm 2009
0,30

Năm 2010
0,34

4,306
22,07

5,295
20,19

6,425
18,24

Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận (2010) có tính tốn của tác giả.

Theo số liệu thống kê, hệ số chênh lệch thu nhập bình

100%

quân đầu người của nhóm 20% cao nhất (nhóm 5) so với
nhóm 20% thấp nhất (Nhóm 1) của tỉnh Bình Thuận

%

cộng
dồn
của
thu
nhập

Đường 450

năm 2004 là 5,1 lần, năm 2006 là 5,0 lần, năm 2008 là

A
B

4,3 lần, năm 2009 là 5,2 lần, năm 2010 là 6,4 lần. Trong
Đường cong Lorenz
của tỉnh Bình Thuận
2010
0

% cộng dồn của dân số

14 năm, hệ số chênh lệch tăng lên 2,05 lần.
100%

Một chỉ số khác để đo khoảng cách giàu nghèo trong xã

3
Kết quả chỉ mang tính chất tham khảo dựa trên tính tốn từ số liệu của Cục Thống kê Bình Thuận, có thể khơng phản ánh đúng bản chất của
cả 2 ngành, đặc biệt là ngành du lịch với đặc thù đầu tư phân tán, khó có thể có số liệu chính xác về thu nhập các doanh nghiệp du lịch.
4


Tham khảo Mục 5.5, Chương 5 - Phân tích hiệu quả vốn đầu tư - của đề tài này.


7
hội là tỷ trọng tổng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất (nhóm 1 và nhóm 2) trong
tổng thu nhập (của cả 5 nhóm). Theo quy ước mà Bộ Tài chính hiện đang sử dụng5, nếu tỷ
trọng này nhỏ hơn hay bằng 12% thì bất bình đẳng là cao; nằm trong khoảng 12 - 17%, là bất
bình đẳng vừa; nếu lớn hơn hay bằng 17% là tương đối bình đẳng. Theo số liệu thống kê cho
thấy, tỷ trọng này của Bình Thuận từ năm 2004 đến 2008 giao động khoảng từ 20 - 22%, năm
2009 là 20,1% và năm 2010 là 18,2%. Trong các năm qua, sự chênh lệch về thu nhập giữa các
nhóm hộ trên địa bàn tỉnh là tương đối bình đẳng nhưng đang có xu hướng tiến dần về bất bình
đẳng vừa. Riêng năm 2010, ước tính có 20% dân số giàu nhất của tỉnh Bình Thuận nắm giữ
gần 42% tổng tài sản của cả tỉnh, trong khi 20% dân số nghèo nhất chỉ nắm giữ khoảng 7% tài
sản của cả tỉnh. Khoảng cách giàu nghèo tuy không phải là chỉ tiêu kinh tế nhưng đây là chỉ số
tham khảo sự gắn kết giữa kinh tế và xã hội, đồng thời cũng là phép thử của các chỉ tiêu tăng
trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
1.3.3. Nhìn từ góc độ phân tích TFP.
Trong giai đoạn 5 năm 2005 – 2009, tăng trưởng GDP của Bình Thuận ln được duy trì ở mức
cao và được duy trì trên 10% mỗi năm. Mức tăng trưởng của vốn (K) luôn ở mức cao và hơn
nhiều so với mức tăng của lao động (L) cho thấy K ln có vai trị rất quan trọng trong việc
phát triển kinh tế của tỉnh Bình Thuận.
Bảng 2-3. Tốc độ tăng vốn, lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp giai đoạn 2005 – 2009
Tốc độ tăng (%)
Năm

GDP 94
(triệu đồng)

gY


K

gK

Hệ số đóng góp
L

gL

α

β

Tốc độ tăng GDP do
Tăng K
(αg K)

Tăng L
(βgL)

gTFP(%)

Tốc độ tăng các nhân tố tổng hợp (TFP) của tỉnh Bình Thuận
2005

4.235.000

25,4


2.656.257

29,81

525.176

2,52

0,57

0,43

17,12

1,07

2006

4.824.100

13,9

3.210.814

20,88

541.055

3,02


0,54

0,46

11,19

1,40

1,31

2007

5.408.500

12,1

4.337.087

35,08

557.414

3,02

0,13

0,87

4,49


2,64

4,98

2008

6.294.500

16,4

5.261.291

21,31

574.268

3,02

0,38

0,62

8,10

1,87

6,41

2009


6.930.245

10,1

6.611.254
591.650
Tốc độ tăng các nhân tố tổng hợp (TFP) của ngành du lịch

3,03

0,21

0,79

5,33

2,40

2,37

2005

208.064

22,0

4.007

13,84


0,418

0,582

11,48

8,05

2,49

2006

248.157

19,3

4.587

14,47

0,146

0,854

4,48

12,36

2,43


25,66

756.152

27,47

988.143

30,68

7,24

5
Bàn thêm về khoảng cách giàu nghèo của Việt Nam của GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân. />

8
Tốc độ tăng (%)
Năm

GDP 94
(triệu đồng)

2007
2008

Hệ số đóng góp

gY

K


gK

L

285.915

15,2

1.279.812

29,52

345.092

20,7

1.512.960

18,22

2009

398.065

15,4

2005

45.380


14,3

163.373

14,27

2006

53.838

18,6

183.990

12,62

2007

61.988

15,1

232.352

26,29

2008

71.879


16,0

238.525

2,66

2009

82.527

14,8

252.469

5,85

1.900

Tăng K
(αg K)

Tăng L
(βgL)

gTFP(%)

gL

α


5.556

21,12

0,833

0,167

24,58

3,54

-12,90

6.581

18,45

0,832

0,168

15,16

3,10

2,44

13,96


0,777

0,223

8,28

3,12

3,95

10,66

1.674.267
7.500
Tốc độ tăng các nhân tố tổng hợp (TFP) của ngành cơng nghiệp khai khống

β

Tốc độ tăng GDP do

1.370

9,60

0,33

0,67

4,74


6,41

3,17

1.390

1,46

0,71

0,29

8,97

0,42

9,25

1.522

9,50

0,51

0,49

13,50

4,62


-2,98

1.770

16,29

0,61

0,39

1,62

6,36

7,97

7,34

0,16

0,84

0,92

6,19

7,70

Nguồn: Số liệu của Cục Thống kê Bình Thuận (2009) và có tính tốn của tác giả.


Kết quả đóng góp của vốn (K), lao động (L) và tổng năng suất các nhân tố giai đoạn 2005 –
2009 được trình bày ở Bảng 2.3 cho thấy đóng góp của vốn vào tăng trưởng GDP của tỉnh Bình
Thuận là rất lớn, trong khi đó đóng góp của lao động là rất nhỏ. Đóng góp của TFP khơng ổn
định trong thời gian qua nhưng cũng có những đóng góp nhất định trong tăng trưởng GDP của
Bình Thuận. Như vậy, nền kinh tế của tỉnh Bình Thuận đang phát triển dựa trên việc thu hút tối
đa các nguồn vốn để phát triển. Tuy nhiên, cùng với mức tăng trưởng vốn luôn cao trong các
năm qua thì hiệu quả sử dụng vốn ngày càng có xu hướng kém hiệu quả, trong đó hệ số ICOR
của tỉnh tăng gấp đôi lên đến 5,2 trong năm 2009 là minh chứng cho thấy số vốn được đưa vào
đầu tư chưa tạo ra được lượng hàng hóa và dịch vụ như mong muốn.
Nhìn qua kết quả đóng góp của vốn (K), lao động (L) và TFP trong sự phát triển của ngành
cơng nghiệp khai khống và ngành du lịch cho thấy, vốn và lao động có vai trị quan trọng
trong tăng trưởng ngành du lịch. Trong khi đó, lao động và cơng nghệ có xu hướng đóng góp
nhiều hơn vốn trong sự tăng trưởng của ngành cơng nghiệp khai khống.
1.4. Chính sách về quản lý, khai thác, sử dụng đất đai và tài nguyên khoáng sản.
1.4.1. Tài nguyên đất đai và xu hướng biến động.
Tiếp cận đất đai của người dân và doanh nghiệp ngày càng minh bạch và đảm bảo quyền sử
dụng đất trong thơi gian qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Thuận. Với tổng
diện tích khoảng 783 nghìn hecta và dân số 1,16 triệu dân, Bình Thuận có diện tích đất bình
qn trên đầu người tương đối thấp. Đất đai là loại tài sản đặc biệt, là yếu tố đầu vào của hầu


9
hết các ngành sản xuất – kinh doanh và cường độ và giá sử dụng đất đang có xu hướng tăng
mạnh trong vài năm trở lại đây. Hình 2.3 cho thấy, từ năm 2001 đến 2008, có khoảng gần 124
nghìn hecta đất đai được khai thác, đưa vào sử dụng, chiếm 70% đất chưa sử dụng năm 2001,
trong đó gần 80% được khai thác, sử dụng vào mục đích nơng nghiệp và trồng rừng. Sự gia
tăng đáng kể về diện tích đất đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ địi hỏi nhu cầu về vốn đầu tư, chi
phí tài nguyên và mơi trường cần được xem xét, đánh giá.
Hình 2-3. Tình hình sử dụng đất ở Bình Thuận năm 2001 và năm 2008.


Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận (2009)

Tương tự như tình hình chung của cả nước, tỉnh Bình Thuận hiện đang đối mặt với một số tồn
tại trong chiến lược sử dụng tài nguyên đất đai trong thời gian sắp đến. Trong đó, đáng chú ý là
tốc độ tăng trưởng nhanh trong thời gian qua chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên chưa sử dụng
nên diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh cịn rất ít. Do vậy, để duy trì tăng trưởng và ổn định
kinh tế cho tương lai, nguồn tài nguyên đất đai cần được sử dụng hiệu quả hơn; tăng cường quy
hoạch sử dụng đất theo hướng chú trọng sự hài hòa giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế, xã hội và
môi trường để cân nhắc và đáp ứng có hiệu quả các nhu cầu trái ngược nhau đối với nguồn tài
nguyên đất đai khan hiếm; tiếp tục duy trì và phát huy các nguyên tắc bình đẳng trong sử dụng
đất thơng qua minh bạch trong tiếp cận thơng tin có liên quan, đặc biệt là chính sách thu hồi
đất, đền bù giải phóng mặt bằng và đấu giá quyền sử dụng đất.
1.4.2. Tài nguyên khoáng sản: vấn đề về quy hoạch và quản lý khai thác.
Quy hoạch tổng thể thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titanium giai đoạn 2007 2015, định hướng đến năm 2025 (trong đó có Bình Thuận) đã được Thủ tướng Chính phủ phê


10
duyệt tại Quyết định số 104/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007. Tuy nhiên, Quy hoạch này khơng
có bản đồ, vị trí, tọa độ cụ thể nên khơng thể triển khai được, trong đó có 11 khu vực đề nghị
cấp phép thăm dị titanium khoảng 2.725 ha nhưng đến nay vẫn chưa được cấp phép. Theo quy
định của Luật Khoáng sản, các khu vực có khống sản titan phải được thăm dị, khai thác trước
khi xây dựng cơng trình, do đó các dự án du lịch và dự án kinh tế xã hội khác của tỉnh nằm
trong lằn ranh điều tra titan trong tầng cát đỏ đến nay chưa thể tiến hành xây dựng cơng trình.
Ngồi ra, cả việc chấp thuận nhà máy chế biến sâu cũng khơng có cơ sở để bố trí chấp thuận
đầu tư do chưa có quy hoạch (Tham khảo mẫu khảo sát tại Hộp C1, Phụ lục C). Phê duyệt và
theo dõi khai thác titanium lớn với quy mô công nghiệp là trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, các mỏ nhỏ hơn không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia sẽ do
tỉnh cấp phép khai thác (theo Điều 56, Luật Khoáng sản). Tuy nhiên, tỉnh được cấp phép khai
thác ở vị trí nào thì khơng xác định được, dẫn đến tình trạng cấp phép khai thác titanium chồng

lấn giữa Trung ương và địa phương.
Về quản lý sau cấp phép khai thác cho thấy, khu vực khai thác titanium ven biển Bình Thuận là
vùng đặc biệt khô hạn quanh năm với trữ lượng nước ngầm rất hạn chế6. Điều tất yếu là khi
không đủ nước ngọt để tuyển quặng, các nhà máy phải sử dụng nước biển để thay thế. Với độ
sâu của mỏ trên 20m (thực tế sâu từ 30 – 40m) so với mặt nước biển, sau khi tuyển quặng các
khu vực này có khả năng bị nhiễm mặn, việc khắc phục và hoàn nguyên hiện trạng rất tốn kém
về thời gian và tiền bạc. Thực tế, việc kiểm soát các doanh nghiệp này chấp hành đầy đủ cam
kết về bảo vệ môi trường rất khó khăn, trong khi các khoản phạt hành chính lại quá thấp, chưa
đủ tính răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm môi trường. Do vậy, việc đánh giá đầy đủ lợi ích và
chi phí kinh tế, xã hội của dự án titanium là cần thiết để xây dựng chính sách phù hợp.

6
Phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Thành Vạn, Phó Cục trưởng Cục Địa chất và Khống sản Việt Nam về nước ngầm khu vực Nam Trung Bộ: Ninh
Thuận - Bình Thuận. Báo VnExpress. />

11
Chương 2.
KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Nội dung chính của chương này là khái niệm lại một số quan điểm về phát triển, đồng thời xây
dựng cơ sở lập luận và phương pháp luận cho việc xử lý, phân tích, đánh giá kết quả phát triển
trong thời gian qua và định hướng chính sách phát triển trong thời gian đến.
2.1. Tăng trưởng, phát triển kinh tế và phát triển bền vững.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng
quốc gia (GNP) trong một thời gian nhất định. Điều kiện đầu tiên đề phát triển kinh tế là phải
có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy mô sản lượng) trong một khoảng thời gian tương đối
dài, ổn định, có sự thay đổi cơ cấu kinh tế; cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội trở
lên tốt hơn qua việc tăng đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hóa và quan tâm nhiều hơn đến mơi
trường. Phát triển kinh tế là một q trình hồn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh
tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định.

Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên được Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển[6]
đề cập được nhiều quốc gia quan tâm, đó là sự phát triển phù hợp với nhu cầu phát triển hiện tại
mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai. Vấn
đề này phản ánh sự quan ngại của một số quốc gia đặt mục tiêu tăng trưởng quá nhanh, tăng
trưởng thu nhập trong ngắn hạn mà không chú ý đến sự nguy hại đến môi trường, trữ lượng tài
nguyên dẫn đến tăng dần khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Do vậy, tăng trưởng kinh tế
được xem là có chất lượng khi đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn và thành quả của
tăng trưởng đóng góp trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.[10]
2.2. Các chỉ số và chính sách đánh giá phát triển kinh tế địa phương.
2.2.1. Đo lường tốc độ tăng trưởng.
Giá trị tổng sản phẩm nội địa (GDP) là chỉ số cơ bản được sử dụng để tốc độ tăng trưởng kinh
tế của địa phương. Trong đó, ∆GDP = GDPt – GDPt-1 là mức tăng trưởng tuyệt đối trong một


12
năm và gGDP(%) = ∆GDP/GDP*100 là chỉ số xác định tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, việc tính
tốn giá trị GDP khơng phản ánh được tồn bộ các khía cạnh của nền kinh tế địa phương. Do
vậy, cần tính tốn các chỉ tiêu khác để đánh giá chất lượng tăng trưởng.[19]
2.2.2. Đánh giá chất lượng tăng trưởng.
Có nhiều thước đo chất lượng tăng trưởng nhưng phổ biến hiện nay là đo lường tính hiệu quả
của việc sử dụng nguồn lực thông qua chỉ hệ số sử dụng vốn (ICOR), năng suất lao động (GDP
bình quân đầu người) và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP).
2.2.2.1. Hệ số sử dụng vốn – ICOR:
Phương trình cơ bản của mơ hình Harrod-Domar: gY = s/k à k = s/gY. Trong đó, s là tỷ lệ tiết
kiệm, k = ∆K/∆Y = I/∆Y là hệ số gia tăng giữa vốn và sản lượng (ICOR). Có thể thấy hệ số này
cho biết lượng vốn cần thiết để tạo ra một đ ơn vị sản lượng và là thước đo hiệu quả của đầu tư.
Như vậy, theo Harrod-Domar thì việc phân bổ vốn hiệu quả, sẽ mang lại sản lượng cao hơn cho
một nền kinh tế hay một ngành sản xuất hay nói cách khác ICOR càng cao thì đầu tư càng thiếu
hiệu quả.[19]
2.2.2.2. Đo lường bất bình đẳng trong thu nhập – Hệ số Gini và đường cong Lorenz.

Đường cong Lorenz trình bày tỷ lệ phần trăm tích lũy của

100%

tổng thu nhập theo tỷ lệ phần trăm tích lũy của dân số. Hình
dạng của đường Lorenz cho thấy mức độ bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập. Đường Lorenz càng cách xa

Đường 45 0

%
cộng
dồn
của
thu
nhập

A
B

đường thẳng 450 (đường hồn tồn bình đẳng) thì mức độ
Đường cong
Lorenz

bất bình đẳng trong phân phối thu nhập trong nền kinh tế
0

% cộng dồn của dân số

100%


càng tăng. Hệ số Gini thường được tính từ đường cong Lorenz. GINI = A/(A+B) = 2A. Hệ số
Gini có giá trị từ 0 (hồn tồn bình đẳng) đến 1 (hồn tồn bất bình đẳng). [11][19]


13
2.2.2.3. Năng suất các yếu tố tổng hợp.
Ngoài việc tăng vốn và lao động, để tăng sản phẩm đầu ra nhà đầu tư có thể tối ưu hóa nguồn
lực sẵn có bằng cách phối hợp sử dụng tốt nhất các yếu tố đầu vào, cải tiến công nghệ sản xuất,
nâng cao chất lượng lao động. Nhờ tổng hợp các yếu tố sản xuất (TFP) sẽ tạo ra giá trị gia tăng
mới cao hơn. Tăng trưởng kinh tế thông qua tăng TFP mới đảm bảo tăng trưởng ổn định và bền
vững. Chỉ tiêu tốc độ tăng TFP (TFPG) phản ánh tăng trưởng chiều sâu trong quá trình sản xuất
và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng một ngành, một lĩnh vực hay toàn
bộ nền kinh tế.
Giả sử yếu tố công nghệ được giả định là độc lập với vốn và lao động thì tổng năng suất các
nhân tố (TFP) được xem là hệ số A trong hàm sản xuất Cobb Douglas: Y = AKαL1-α. Tuy
nhiên, việc tính tốn TFP và TFPG theo hàm sản xuất Cobb Douglas là khá phức tạp và đòi hỏi
nghiêm ngặt về số liệu thống kê. Do vậy, bài này chỉ tập trung tính tốn TFP và TFPG bằng
phương pháp hạch tốn tăng trưởng.
Tăng trưởng TFP (hay TFPG) chính là số dư a trong mơ hình:
gY = wKgK + wLgL + a à TFPG = a = gY – (wKgK + wLgL) hay gTFP = gY – (αgK + βgL),
trong đó, hệ số đóng góp của vốn wK = 1 - wL(hệ số đóng góp của lao động) hay α = 1 – β
Như vậy, để tính tốn TFPG theo phương pháp hạch tốn tăng trưởng cần đảm bảo có đủ 3 chỉ
tiêu tính tốn, gồm: GDP theo giá cố định, vốn hoặc giá trị tài sản cố định (K) và lao động làm
việc (L). Trong đó, yếu tố vốn (K) được sử dụng trong phân tích là tài sản tích lũy (khơng phải
là vốn đầu tư, vốn tích lũy hay tài sản cố định) vì đây là chỉ tiêu thể hiện lượng tài sản được sử
dụng trong nền kinh tế với tỷ lệ khấu khao tài sản bình quân khoảng 5%/năm. Ngồi ra, để tính
tốn hệ số đóng góp của vốn (α) và hệ số đóng góp của lao động (β) cần tính tốn số liệu về thu
nhập người lao động được hạch toán đầy đủ và GDP theo giá hiện hành[7][19]. Trong đó:
-


Hệ số đóng góp của lao động (β) = Thu nhập đầy đủ của lao độnggiá thực tế/GDPgiá thực tế

-

Thu nhập đầy đủ của lao động = Thu nhập bình quân lao động x Dân số Bình Thuận


14
2.3. Lựa chọn phương án qua việc phân tích lợi ích – chi phí.
2.3.1. Quan điểm và phương pháp phân tích.
Nhận dạng lợi ích – chi phí là bước quan trọng trong q trình phân tích kinh tế nhằm đánh giá,
lựa chọn phương án tối ưu. Lợi ích và chi phí tài chính đánh giá các khoản phát sinh của các
khoản chi tiêu tài chính.
Để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, đề tài phân tích trên quan điểm tổng mức đầu tư,
quan điểm chủ đầu tư và quan điểm ngân sách để phân tích dự án. Kết quả đánh giá dự án theo
quan điểm tổng mức đầu tư là cơ sở để phân tích kinh tế - xã hội của dự án. Kết quả đánh giá
theo quan điểm chủ đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư ra quyết định có nên đầu tư vào dự án hay
không? Và kết quả đánh giá theo quan điểm ngân sách là cơ sở để nhà nước ủng hộ hay cản trở
dự án dựa trên lợi ích mà dự án mang lại cho nhà nước.
2.3.2. So sánh hai phương án loại trừ nhau.
2.3.2.1. Tiêu chuẩn giá trị hiện tại rịng (NPV).
Giá trị hiện tại của lợi ích rịng của dự án (NPV) là tiêu chuẩn cơ bản để chấp nhận hay bác bỏ
dự án. Có hai điều kiện mà một dự án được chấp nhận trên cơ sở phân tích kinh tế đó là:
- NPV của dự án khơng âm khi chiết khấu với tỷ suất thích hợp.
- NPV của dự án ít nhất phải bằng với NPV của các phương án khác loại trừ lẫn nhau.
2.3.2.2. Suất sinh lợi nội tại (IRR).
Suất sinh lợi nội tại (IRR) là tỷ suất chiết khấu làm cho NPV dự án bằng 0. Nếu IRR dự án
bằng hoặc lớn hơn tỷ suất chiết khấu của NPV thì NPV khơng âm và dự án có thể chấp nhận. [6]
2.3.2.3. So sánh các phương án loại trừ nhau.

Khi NPV của dự án không âm và IRR lớn hơn suất chiết khấu của NPV thì việc đầu tư một dự
án duy nhất hay hai dự án độc lập nhau sẽ được chấp nhận. Tuy nhiên, khi xem xét lựa chọn
các dự án loại trừ lẫn nhau theo nghĩa có thể thay thế nhau để tạo ra một đầu ra như nhau thì


15
cách xếp hạng các dự án lại khá quan trọng. Chẳng hạn cùng một địa bàn ven biển, nếu dự án
khai thác titanium được xây dựng thì nó sẽ phủ định việc dùng khu vực đó để triển khai các dự
án du lịch, vì vậy chúng là các dự án loại trừ lẫn nhau. Dựa trên các chỉ tiêu NPV, IRR và tổng
chi phí – lợi ích của từng dự án để xem xét, đánh giá và xếp hạng ưu tiên của từng dự án. Việc
sử dụng IRR để lựa chọn phương án có thể dẫn đến kết quả sai lệch do có sự khác biệt giữa chi
tiêu vốn ban đầu và lợi ích tăng thêm mà các dự án mang lại. Vì vậy, khi xem xét các dự án
thay thế lẫn nhau cần xem xét, phân tích lợi suất cận biên của từng dự án thơng qua việc tính
tốn NPV cận biên (MNPV) hay IRR cận biên (MIRR) và hệ số B/C (lợi ích/chi phí)
2.3.2.4. Đo lường chi phí – lợi ích khi có ngoại tác.
Thị trường hiệu quả khi khơng có ngoại tác (Hình a). Khi có ngoại tác, thị trường kém hiệu quả
do việc giảm phúc lợi xã hội.
MSB

MSB

MSC

MSC

MSC = MPC + MEC

A

S (MSC = MPC)


MSB
MSC

MPC

MEB

MEC

A

MSC
E*

E*

CS
P*

P*
PS

P*

E

D (MSB = MPB)

MSB = MPB + MEB


E

MSB
MPB

(a)

Q*

Q

(b)

Q*

Q

(c)

Q Q*

Hình b) cho thấy tính phi hiệu quả của ngoại tác tiêu cực. Ngoại tác tiêu cực khiến cho MSC
lớn hơn MSB dẫn đến nhà sản xuất sản xuất nhiều hơn sản lượng hiệu quả (Q > Q*) và gây ra
tổn thất xã hội (diện tích tam giác AEE*); Hình c) cho thấy tính phi hiệu quả của ngoại tác tích
cực khiến cho MSB lớn hơn MSC dẫn đến nhà sản xuất sản xuất ít hơn sản lượng hiệu quả (Q
< Q*) và gây ra tổn thất xã hội (diện tích tam giác AEE*).
Như vậy, ngoại tác là nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng nguồn lực không hiệu quả, phúc lợi xã
hội không đạt giá trị cận biên. Điều này lý giải vai trị của nhà nước trong việc tính tốn để có
chính sách quản lý, điều tiết hợp lý nhằm đảm bảo cơng bằng cho các bên có ảnh hưởng bởi

ngoại tác.


×