Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TẠI NGA VÀ VAI TRÒ TRONG VIỆC THÚC ĐẨY HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NGA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.16 KB, 74 trang )

Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
----------

TIỂU LUẬN
Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TẠI NGA
VÀ VAI TRÒ TRONG VIỆC THÚC ĐẨY
HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT - NGA

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 05
Lớp: TMA302
Khóa: K57
GVHD: PGS. TS Nguyễn Văn Hồng

Hà Nội – 06/2020

1


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
MỤC LỤC

2


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
LỜI MỞ ĐẦU
Mối quan hệ giữa hai dân tộc Việt - Nga là mối quan hệ truyền thống hữu nghị gắn


bó lâu đời. Lịch sử đã ghi nhận và nhân dân Việt Nam khơng bao giờ qn sự giúp đỡ
chí tình, vơ tư xuất phát từ “mệnh lệnh của trái tim” mà nhân dân Liên Xô đã dành cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
Ngày nay, nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác kinh tế, chính
phủ hai nước đã củng cố, tăng cường tình hữu nghị đoàn kết giữa hai dân tộc trên cơ
sở mới, bình đẳng, cùng có lợi, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước,
phù hợp với xu thế của thời đại, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ giữa
hai nước.
Chính vì lẽ đó, việc nhìn nhận lại quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt
Nam và Liên bang Nga qua đánh giá tình hình cộng đồng người Việt tại Nga và vai trò
trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt – Nga, cũng như xem xét triển vọng trong
tương lai, tìm ra các phương hướng, biện pháp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đưa
quan hệ hợp tác Việt – Nga đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn để tương xứng với
tiềm năng to lớn và đáp ứng nguyện vọng lợi ích của cả hai nước đã trở thành một vấn
đề hết sức thiết thực. Đây cũng là lý do chúng em chọn đề tài: “Cộng đồng người Việt
tại Nga và vai trò trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt – Nga” để tìm hiểu và hoàn
thành bài tiểu luận. Bài luận được chia thành ba chương:
Chương 1: Tình hình cộng đồng người Việt tại Liên bang Nga.
Chương 2: Vai trò của cộng đồng người Việt tại Nga trong việc thúc đẩy hợp tác
kinh tế Việt – Nga.
Chương 3: Triển vọng và giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt
Nam và Liên Bang Nga.
Do trình độ hiểu biết cịn hạn chế cho nên không thể tránh khỏi những khiếm
khuyết trong q trình hồn thành bài, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của
giảng viên hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Văn Hồng, nhận xét của các thầy cô và của
bạn đọc.
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên PGS. TS Nguyễn Văn
Hồng đã giảng dạy và truyền thụ những kiến thức quý báu cho em có hiểu biết sâu
rộng về nghiệp vụ chun mơn của mình, đồng thời đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ
chúng em trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu và hoàn thành bài tiểu luận này.


3


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
NỘI DUNG
Chương 1: TÌNH HÌNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TẠI LIÊN BANG NGA
I.

Lịch sử di dân người Việt ở Nga
Con đường trung chuyển từ vùng Đông Nam á sang Nga rất thuận tiện đối với

người Việt Nam. Những người Việt bắt đầu đến Liên bang Xô viết (Liên Xô) từ năm
1920 là những nhà cách mạng. Từ năm 1925 họ đã đến để học tập tại trường Đại học
Cộng sản phương Đông và những trường khác. Tính chung, đến cuối những năm 30 đã
có khoảng 70 người Việt Nam đến Nga để học tập, trong số họ có “ nhà hướng đạo
cách mạng Việt Nam”, Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam, Cụ Hồ Chí Minh. Một bộ
phận trong những người Việt ở lại Nga thời kỳ đầu cuộc chiến tranh vệ quốc đã hy
sinh trong trận đánh bảo vệ Matxcơva, một số khác tình nguyện tham gia vào Hồng
quân.
Năm 1950 Liên bang Xô viết thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa. Kể từ đó sinh viên Việt Nam đã sang du học tại Nga. Số lượng sinh viên
Việt Nam tại Nga thời kỳ này đã từng đạt tới 70.000 người. Hơn nữa, nhiều người Việt
Nam đến nay vẫn cịn nhớ ơn, đó là thời kỳ Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong cuộc
chiến tranh chống Mỹ.
Năm 1982, do gặp khó khăn vì thiếu lực lượng lao động nên Liên Xô đã ký kết
hiệp định về việc mời công nhân Việt Nam sang làm việc. Số lượng này có khoảng
90.000 đến 100.000 người. Hiệp định giữa hai nước được ký kết vào ngày 02/04/1981
cho phép một số lượng lớn người Việt Nam nhập cư vào Nga để bổ sung cho lao động
của 370 xí nghiệp cơng nghiệp trong các nước cộng hịa của Liên Xơ.

Từ sau năm 1991, với sự tan rã của Liên bang Xô viết, phía Việt Nam tạm ngừng
việc cử các đội mới sang lao động. Tuy nhiên, cho đến thời điểm đó số người Việt
Nam ở Nga đã là 150.000 người. Sự tan rã của Liên Xô đã làm những công nhân hợp
đồng này mất đi việc làm và nguồn sống. Nga không mua vé hồi hương cho công nhân
hợp đồng nhà nước và không thể giúp họ về nước, mặc dù có nhiều người trong số họ
khơng gia hạn được hộ khẩu tạm trú, mất quyền sống hợp pháp tại Nga.
Hiệp định thứ hai giữa hai nước về các nguyên tắc tuyển dụng công dân Việt Nam
sang Nga lao động được ký kết vào ngày 29/09/1992. Có 1.300 người xuất cảnh theo
hiệp định này. Do sự thay đổi liên tục về cơ cấu, tổ chức của cơ quan chủ quản, do
thiếu tư liệu lao động và nhu cầu lao động giảm nên số cơng nhân này khơng có việc

4


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
làm. Từ 1994, Chính phủ Việt Nam đã ngừng đưa cơng nhân sang Nga. Số cơng nhân
nói trên đã phải kết thúc hợp đồng lao động với chủ nhà máy về khối lượng cơng việc
và giấy phép nhập cảnh có điều kiện của bộ chủ quản. Thực tế là phần lớn những
người ở lại đã không đi đến đúng địa phương và làm đúng nghề được phân công. Họ
chỉ đăng ký hộ khẩu tạm trú với mục đích được chấp nhận sống hợp pháp và tiếp tục
kinh doanh tự do trên lãnh thổ Nga. Mọi điều khoản được thống kê đầy đủ sau các
cuộc thương thảo và thừa nhận trong hiệp định thứ ba ký kết ngày 18/8/2003 giữa Liên
bang Nga và Việt Nam. Người nhập cư tại Nga đến đăng ký ở Sứ quán Việt Nam tại
Nga và nhận quyết định làm việc tại nước này. Điều quan trọng trong hiệp định này là
quy định về quyền tự chủ trong công việc của công dân Việt trên lãnh thổ Nga (Điều 2,
Hiệp định 14/08/2003).
Năm 2004, Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga được thành lập với mục đích
tập hợp, đồn kết, bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng trong các hoạt động làm ăn, sinh sống ở
nước sở tại. Đẩy mạnh hoạt động nhằm góp phần củng cố, phát triển tình hữu nghị tốt
đẹp giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Liên bang Nga, tích cực động viên cộng

đồng hướng về quê hương, đất nước.
Cho đến nay, Hội đã có 3 tiểu ban hoạt động là Tiểu ban Đối ngoại - Văn hóa - Xã
hội, Tiểu ban Pháp luật - An ninh, Tiểu ban Kinh tế - Tài chính và 20 chi hội cơ sở trên
khắp các vùng miền của nước Nga. Hai nước Nga – Việt đã ký và hoàn tất việc phê
chuẩn 03 Hiệp định liên quan đến bảo hộ công dân. Gồm: hiệp định về lao động có
thời hạn, hiệp định hợp tác đấu tranh chống di cư bất hợp pháp và tạo thuận lợi cho di
cư hợp pháp và hiệp định nhận trở lại công dân. Góp phần tạo cơ sở pháp lý cho cộng
đồng ta cư trú hợp pháp ở Nga và mở ra triển vọng hợp tác trong lĩnh vực sử dụng lao
động.
II. Phân bố cư trú của người Việt tại Nga
Do yếu tố lịch sử và trên cơ sở quan hệ hữu nghị giữa hai nước, cộng đồng người
Việt Nam (khoảng 60 - 80 nghìn người) đã tồn tại và làm ăn, sinh sống tại Nga gần hai
thập kỷ qua. Tuy có vấn đề địa vị pháp lý còn chưa rõ ràng ổn định, nhưng nhìn chung,
người Việt khơng bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Theo thống kê 2015, riêng thành phố
Moskva đã có khoảng 5.000 người, Yekaterinburg có khoảng 400 người, Volgograd
khoảng 200 người.Số còn lại tập trung ở Vladivostok và Sankt-Peterburg. Cộng đồng
người Việt ở Moskva có tỷ lệ định cư lâu dài nhất (trên 5 năm).

5


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
Đến nay, theo số liệu đăng ký tạm trú của người Việt tại Nga, hiện có 98% số
người Việt sống ở vùng thành phố và chỉ 2% sống ở nông thôn nước này. Người Việt ở
Nga được cấp giấy tạm trú và làm việc ở nước sở tại. Phân bố nơi sinh sống của người
Việt tại Nga không đồng đều. Họ tập trung phần lớn tại vùng trung tâm Liên bang (hơn
65%), trong đó thành phố Matxcơva chiếm tới 60%, miền Nam 11,4% và vùng cận
Von-ga có 9,4% người Việt sinh sống. Cịn các vùng khác không gây chú ý với họ.
Tỉ lệ biết tiếng Nga khá cao trong người Việt ở Nga. Họ chiếm tới 73,9% trên toàn
Nga. Nếu chia theo chỉ báo vùng thì tỉ lệ này cịn cao hơn. Từ tỉ lệ người Việt biết

tiếng Nga cao như vậy cho phép khẳng định có một bộ phận người Việt sống nhiều
năm ở Nga và có ý định định cư lâu dài tại đó. Chẳng hạn Chủ tịch Hội Khoa học –
Công nghệ Việt Nam tại Nga Nguyễn Văn Thạc hơn 20 năm đã hoạt động tích cực để
củng cố quan hệ khoa học Nga – Việt. Các buổi văn nghệ, hội nghị, hội thảo có khả
năng mở rộng và củng cố quan hệ giữa các học giả hai bên và làm phong phú thêm
mỗi nước. Ông Nguyễn Bá Anh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nga có
thâm niên 15 năm ở Nga đã liên kết các nhà doanh nghiệp, giúp đỡ thiết thực họ bằng
những kế hoạch sản xuất hàng hóa khả thi và tạo ra một quan hệ văn minh, hợp thức
đối với người Việt.
III. Tình hình hoạt động kinh tế, xã hội và chất lượng cuộc sống
Thời gian đầu, số người do các đơn vị cử sang lao động có khoảng 10 đến 15% là
từ các tổ chức tập thể (hợp tác xã thủ công, hợp tác xã nơng nghiệp…). Về lợi ích kinh
tế của sự hợp tác, có thể thấy, nếu như cơng nhân Việt Nam sang Nga lao động thời kỳ
đầu chỉ do 4 bộ hợp tác quản lý, thì chỉ sau một thời gian đã 30 bộ và ngành tham gia.
Nhu cầu tuyển chọn là 70 ngành nghề. 50% công dân Việt Nam lao động trong các
doanh nghiệp dệt và công nghiệp nhẹ; 15% trong ngành động cơ; hơn 16% trong
ngành xây dựng. Số cịn lại làm việc trong các xí nghiệp dệt kim, hóa chất và các lĩnh
vực khác. Cơ cấu ngành nghề của các đội cơng nhân Việt Nam lúc đó đủ ổn định trong
một giai đoạn dài. Thời kỳ này, khoản lương trả cho người Việt tương đương với
khoảng 60% tổng số sau bảo hiểm xã hội và phần bù giá chi tiêu theo sự lựa chọn của
họ. Ngoài ra, công dân Việt Nam được chuyển 10% lương của họ về nước. Các địa
điểm hấp dẫn lao động Việt Nam đến là các khu vực trung tâm liên bang, vùng cận
Von-ga và vùng Tây Xibêri. Hợp đồng lao động được ký 4 năm đối với lao động nữ và
6 năm đối với lao động nam và có thể ký gia hạn không quá một nhiệm kỳ nếu được

6


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
đội trưởng đồng ý. Cho đến khi kết thúc khóa học hoặc thời hạn làm việc, đương sự

không được kết hôn thực tế. Trong q trình cải cách cơ cấu, hệ thống tính toán trước
đây về sử dụng sức lao động đã bị xóa bỏ.
Đối với các nhà nhân khẩu học Nga, nhóm người Việt ở tuổi thanh niên và tuổi lao
động, nhất là từ 0 đến 9 và từ 10 đến 19, là rất quan trọng. Tiếp xúc với văn hóa Nga,
lối sống Nga và khả năng kết hôn với người bản địa có ảnh hưởng đến việc gia tăng
dân số Nga. Sự thích ứng và hịa đồng của người nước ngồi trên đất nước sở tại cũng
rất quan trọng. Nước Nga đã bắt đầu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài mà trước
hết là Hoa Kỳ. Đáng tiếc là chỉ có bộ phận không đáng kể người Việt làm nông nghiệp
trên đất đai Nga. Về cơ bản họ trồng rau xanh và cây gia vị để bán cho chợ các thành
phố và các cửa hàng đặc sản. Tác giả đã từng có mặt ở một số nhà kính do người Việt
th để trồng rau ở vùng ngoại ô Matxcơva. Họ tận dụng đất bỏ hoang và những nhà
kính bị cũ nát vì khơng được sử dụng. Do nhiều ngun nhân, những người sử dụng
các nhà kính được hỏi khơng cho biết rõ xuất xứ đất đai mà chỉ bàn tới những vấn đề
chưa được giải quyết hiện nay như luật pháp, tội phạm. Tính ra mỗi khu vực sản xuất
rau có không dưới 70-80 người Việt lao động sản xuất. Sự hiện diện của một số xưởng
may, nhà chế biến bột mỳ, xưởng giày dép và những tổ hợp sản xuất khác cho phép
chúng tôi tin rằng người Việt ở Nga đang chiếm vị trí lớn trong cung cấp hàng hóa và
thực phẩm ở Nga.
Ngày nay, cộng đồng người Việt Nam tại Nga là một cộng đồng trẻ. Trong đó có
hơn 5.000 học sinh, sinh viên, các nhà khoa học đang học tập và công tác tại các
trường đại học lớn và các viện nghiên cứu của Nga; có hàng trăm doanh nghiệp hoạt
động trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, sản xuất, tư vấn pháp luật… Cộng đồng
Việt Nam tại Nga là một cộng đồng đồn kết, gắn bó, có đời sống văn hóa, tinh thần
lành mạnh, ln nỗ lực vượt lên khó khăn. Phần lớn người Việt Nam làm ăn ở Nga đã
chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp những quy định mới, tiếp tục ở lại kinh doanh tại
Nga, chỉ khoảng 15% số người Việt phải về nước do khơng có điều kiện chuyển đổi.
Cộng đồng tại Nga cũng là “cầu nối” để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị
trường Nga. Các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Nga là những người
quảng bá tích cực nhất cho các mặt hàng chất lượng cao của Việt Nam. Thông qua hệ
thống cửa hàng của người Việt Nam, những sản phẩm công nghiệp nhẹ, nông sản, thực

phẩm của Việt Nam đã từng bước chiếm lĩnh một phần thị trường tiêu dùng Nga.

7


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
Các bộ phận người Việt tại Nga:
-

Thương nhân: có thể thấy phần lớn người Việt ở Nga làm nghề tiểu thương bán lẻ. Tại
Nga, người bn phải đạt trình độ tối thiểu biết tiếng Nga thì mới được đi làm và cấp
giấy phép kinh doanh khiến nhiều người Việt phải bỏ ngành buôn bán, tìm nghề khác

-

sinh sống, có khi là làm cơng nhân phổ thông.
Sinh viên: sinh viên gốc Việt là một thành phần quan trọng trong cộng đồng ở Nga.
Bản thân Hồ Chí Minh cũng từng theo học tại Moskva vào thập niên 1920 cùng một số
lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam.Vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh có tổng cộng
khoảng 50.000 sinh viên Việt Nam sang học tập ở Nga. Sinh viên Việt Nam tiếp tục du
học ở Nga sau khi Liên Xơ và Khối Warszawa sụp đổ. Tính đến năm 2006, có khoảng
4000 sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học của Nga, trong số đó có 160
người do học bổng của chính phủ Nga.Trong số những sinh viên Việt Nam từng theo

-

học ở Nga sau khi Liên Xô sụp đổ.
Hội đồng người Việt tại Nga: trong sinh hoạt của người Việt tại Nga thì Hội đồng
hương Hà Tĩnh đã thành công kinh doanh, thiết lập một số cơ sở sản xuất và buôn bán
nhỏ. Khoảng 500 người Hà Tĩnh là tiểu thương buôn bán tại các tổ hợp thương mại;

hàng chục người là chủ xưởng may, một số đầu tư vào nhà hàng, khách sạn, dịch vụ tài
chính. Tại hầu hết thành phố đều có Hội đồng hương Hà Tĩnh.

8


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
Chương 2: VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TẠI NGA TRONG
VIỆC THÚC ĐẨY HỢP TÁC KINH TẾ
I.

Tổng quan hoạt động kinh tế của Liên Bang Nga

1.

Chính sách hợp tác kinh tế của Liên Bang Nga

1.1.

Định hướng chính sách của Nga

1.1.1.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư giàu có

Cân bằng lại danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro của tài sản bị mắc kẹt sẽ địi
hỏi Nga phải đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình ra khỏi lĩnh vực nhiên liệu hóa
thạch và hướng tới vốn sản xuất khác, đặc biệt là vốn nhân lực. Điều này sẽ liên quan
đến, trong ngắn hạn, duy trì quy tắc tài khóa - một điều kiện cần thiết mặc dù không đủ
để đa dạng hóa.

Quy tắc tài khóa mới đã ngăn chặn đáng kể nền kinh tế khỏi biến động giá dầu, và
để tăng thêm uy tín, điều quan trọng là phải kiềm chế đầu tư của Quỹ phúc lợi quốc
gia vào tài sản trong nước.
1.1.2.

Tập trung vào nguồn nhân lực

Một chính sách bền vững tập trung vào việc tăng tỷ lệ vốn nhân lực và tăng lợi
nhuận từ nguồn tài sản của con người sẽ giúp ích. Các biện pháp cải thiện hiệu suất
vốn nhân lực của Nga (giáo dục và y tế) bao gồm: phát triển hơn nữa tiềm năng giáo
dục đại học của Nga; nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Nga;
nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên Nga; nhấn mạnh phát hiện và phịng
ngừa bệnh chính; và tăng hiệu quả chăm sóc sức khỏe và tài chính.
1.1.3.

Tăng vốn sản xuất

Vốn sản xuất bình quân đầu người của Nga gần bằng một phần tư so với mức
trung bình của OECD. Tăng vốn sản xuất sẽ địi hỏi phải cải thiện mơi trường đầu tư,
điều này có thể được thực hiện thơng qua việc tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các
công ty, tăng cường các điều kiện cạnh tranh và hợp lý hóa các yêu cầu pháp lý.
Điều này có nghĩa là: đảo ngược xu hướng cartel hóa nền kinh tế, đặc biệt là trong
mua sắm công cộng; thúc đẩy các nguyên tắc trung lập cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp nhà nước (SOE) và các chủ thể khu vực tư nhân; và đảm bảo tính minh bạch
của hỗ trợ và đặc quyền của nhà nước để giảm thiểu các biến dạng cạnh tranh.
1.1.4.

Quản lý vốn tự nhiên tốt hơn

Mặc dù tài nguyên tái tạo chiếm một phần nhỏ hơn vốn tự nhiên của Nga, nhưng


9


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
chúng có thể tạo ra lợi ích vĩnh viễn nếu được quản lý bền vững. Ưu tiên trước mắt là
giảm các vụ cháy rừng, là yếu tố chính dẫn đến mất rừng. Nga là nơi có 20% tài
nguyên rừng của thế giới và trong giai đoạn 2015-2018, các vụ cháy trên cả đất rừng
và đất khơng có rừng đã tăng 2,4 lần.
Một lĩnh vực khác là tài chính xanh của hồi giáo, có thể giúp huy động nguồn vốn
cần thiết để tài trợ cho tăng trưởng bền vững. Như một xấp xỉ thô, năm 2017, các khu
rừng của Nga (không bao gồm rừng dự trữ) đã cung cấp sự hấp thụ hơn 638 triệu tấn
CO 2 tương đương hoặc khoảng 30.000 tỷ rúp (hơn 500 tỷ USD).
1.1.5.

Phân phối lợi nhuận dựa trên sự giàu có một cách cơng bằng hơn

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là những vấn đề lớn mà bất cứ xã hội nào
cũng đều quan tâm đến. Tăng trưởng nhanh và thực hiện phân phối công bằng là
những mục tiêu mà nhiều quốc gia đều mong muốn đạt được. Tăng trưởng thu nhập
của 40% dân số và thu nhập trung bình - cùng với điều kiện kinh tế vĩ mô tổng thể,
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng lợi nhuận cho sự giàu có của Nga, cũng như
theo đuổi chính sách phân phối các lợi nhuận này cơng bằng hơn.
1.2.

Chính sách kinh tế đối ngoại

1.2.1.

Tổng quan chính sách ngoại giao


Trong chính sách ngoại giao, có thể thấy được thứ tự ưu tiên ngoại giao của Liên
bang Nga đối với các nước như sau:
-

Thứ nhất, tiếp tục quan hệ tồn diện với các nước SNG, trong đó xác định: “Tăng
cường đối tác chiến lược với Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), thúc đẩy sự
thống nhất của SNG”. Đáng lưu ý là việc tăng cường hợp tác với khu vực biển Caxpi

-

được ghi vào phần đặc biệt.
Thứ hai, là khu vực châu Âu, khu vực ưu tiên truyền thống của Liên bang Nga. Liên
bang Nga xác định:
1- Phát triển hơn nữa tổ chức hợp tác an ninh châu Âu.
2- Coi Liên minh châu Âu (EU) là đối tác kinh tế chính trị chủ yếu.
3- Hợp tác với NATO có điều kiện kèm theo (khơng bố trí vũ khí thơng
thường, hạt nhân, tên lửa ở các nước mới gia nhập NATO; khơng sử dụng vũ lực bên
ngồi lãnh thổ NATO khi khơng có nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc).
4- Duy trì quan hệ với các nước Trung - Đông Âu như trước.

-

Thứ ba, là Mỹ. Liên bang Nga xác định “quan hệ Nga – Mỹ là điều kiện cần thiết để
cải thiện tình hình quốc tế và ổn định chiến lược thế giới”. Tuy nhiên, trong chính sách
10


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
ngoại giao của mình, Liên bang Nga cũng cho thấy vấn đề cắt giảm vũ khí huỷ diệt là

vấn đề dự phịng giải quyết xung đột ở những khu vực nguy hiểm là những lĩnh vực
độc lập cơ bản và khó giải quyết trong quan hệ Nga – Mỹ hiện nay. Liên bang Nga
cũng khẳng định quyết tâm tiếp tục đối thoại để duy trì nền tảng quan hệ hai nước đã
-

được xây dựng trong 10 năm qua.
Thứ tư, là khu vực châu Á. Với vị trí địa lý Âu - Á đặc biệt của mình, Liên bang Nga
khơng thể khơng chú trọng đến quan hệ với châu Á, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái
Bình Dương. Việc Liên bang Nga tham gia vào APEC, diễn đàn khu vực ASEAN
(ARF) và thành lập “Nhóm Thượng Hải +5” được ghi thành mục đặc biệt. Trong chính
sách ngoại giao song phương của mình, vấn đề phát triển quan hệ hữu nghị với Trung
Quốc, ấn Độ được nêu lên đầu tiên chứng tỏ Liên bang Nga rất quan tâm tới quan hệ
với hai nước châu á khổng lồ này. Tiếp đó, Liên bang Nga xác định quan hệ ổn định
với Nhật Bản thông qua việc hoạch định đường biên giới mà hai bên có thể chấp nhận
được. Các nước được nêu lên tiếp theo là Đông Nam á, Iran, bán đảo Triều Tiên,
Apganixtan, Trung Đông, châu Phi, Trung và Nam Mỹ.
Theo định hướng của chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế đối ngoại được
hoạch định trong bối cảnh tồn cầu hố nền kinh tế dựa trên các nguyên tắc.

-

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của đường lối kinh tế đối ngoại của Liên
bang Nga là cần phải tuân thủ nguyên tắc có đi có lại và phụ thuộc lẫn nhau trong các
mối ràng buộc kinh tế quốc tế. Mục đích là trong tương lai không những loại trừ các
hậu quả xấu của việc tồn cầu hố nền kinh tế, mà cịn có những ưu thế rõ rệt. Nước
Nga cần phải hướng tới việc liên kết có giá trị cả “hai phía”. Có nghĩa là xuất hiện
khơng những chỉ là nước xuất khẩu hàng hố của mình và là nước nhận vốn, mà cịn
thường xun mở ra các thị trường của mình để có khả năng cạnh tranh với hàng hố
và dịch vụ nước ngồi. Qua đó cũng là để tiếp cận tới một vấn đề mới đối với Liên
bang Nga là xuất khẩu vốn. Trong giai đoạn đầu, các bạn hàng để xuất khẩu kiểu này


-

có lẽ trước hết là các quốc gia thành viên SNG và các nước đang phát triển.
Một nguyên tắc cơ bản khác của chính sách kinh tế đối ngoại của nước Nga là cần phải
tính đến việc gia nhập của nước này vào các tổ chức tài chính và thương mại quốc tế
và tác động tương hỗ tích cực với chúng.
1.2.2.

-

Các mối quan hệ đối ngoại ngày nay

Quan hệ với Mỹ và phương Tây: là xu hướng quan trọng trong chính sách đối ngoại
của Nga. Hai bên phát triển hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố và giải quyết các
11


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
vấn đề quốc tế và khu vực. Nga có lợi ích lớn trong quan hệ kinh tế và năng lượng với
EU. Tuy nhiên, gần đây, trong quan hệ Nga – Mỹ, Nga – EU có những bất đồng xung
quanh việc Mỹ dự định triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa tại Châu Âu. Hay
về vấn đề dân chủ nhân quyền, vấn đề Nga gia nhập WTO, vấn đề hợp tác trong lĩnh
-

vực năng lượng, vướng mắc trong việc ký Hiệp định mới về hợp tác Nga – EU…
Quan hệ với các nước SNG: được Nga chú trọng nhiều vì đây là khu vực có nhiều mối
ràng buộc về lịch sử, an ninh, kinh tế, văn hoá với Nga. Nga đẩy mạnh hợp tác song
phương với từng nước, đồng thời tăng cường và củng cố các liên minh tầng nấc trong
SNG về chính trị, kinh tế và quân sự. Thời gian gần đây, Nga thi hành chính sách năng

lượng mới, chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang thị trường trong quan hệ năng lượng với
các nước SNG, tăng cường hợp tác với các nước Trung Á trong lĩnh vực này. Quan hệ
của Nga với nhiều nước được cải thiện hơn so với trước (U-crai-na, Môn-đô-va, U-dơbêkixtan). Tuy nhiên, xu thế ly khai vẫn tiếp tục diễn ra ở khu vực này, gây phức tạp

-

cho Nga trong quan hệ.
Châu Á – Thái Bình Dương: là khu vực gần đây được Nga coi trọng hơn trước. Nga
chủ trương tích cực hội nhập và tham gia vào tất cả các cơ chế đối thoại của khu vực:
ASEAN, ARF, APEC… Đồng thời, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả
các nước ở khu vực. Bao gồm cả các nước Đông Nam Á ngày nay. Mặt khác, Nga đẩy
mạnh quan hệ song phương với Trung Quốc và Ấn Độ cũng như khuôn khổ hợp tác 3
bên Nga – Trung – Ấn. Về kinh tế – thương mại, Trung Quốc và Ấn Độ đều là thị
trường tiềm năng rất lớn đối với Nga (kim ngạch thương mại Nga – Trung đạt hơn 30
tỷ USD năm 2006). Tuy nhiên, quan hệ Nga - Nhật vẫn gặp nhiều trở ngại xung quanh
vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Bên cạnh đó, Nga tích cực đa dạng hóa các mối quan hệ
đối ngoại, chú trọng tới quan hệ với các nước Trung Đông, Mỹ La Tinh, Châu Phi,
trong đó hợp tác kinh tế và kỹ thuật quân sự được đẩy mạnh.
1.3.

Chính sách ngoại thương
Trọng tâm chính sách ngoại thương của Liên Bang Nga là cải cách hoạt động

ngoại thương với hướng đi then chốt là tự do hố ngoại thương, trong đó lấy tự do hố
điều tiết phi thuế quan làm trung tâm.
1.3.1.

Chính sách thuế quan

Thuế quan là loại thuế thu đánh vào hàng hóa xuất nhập khi qua cửa khẩu của một

nước. Chính sách thuế quan nhằm vào hai mục đích cơ bản: mục đích tài chính và mục
đích bảo hộ. Trên thực tế, Liên bang Nga đánh thuế nhằm vào cả hai mục đích, trong
12


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
đó mục đích tài chính được đặt lên hàng đầu do tình trạng căng thẳng triền miên của
Ngân sách Liên bang. Hiện nay ở Liên bang Nga đang áp dụng một số loại thuế sau:
* Thuế suất nhập khẩu:
-

Hàng hóa qua cửa khẩu Liên bang Nga phải chịu thuế suất nhập khẩu, được quy định
bởi Luật thuế suất của Liên bang Nga. Biểu thuế Hải quan hiện hành là danh mục hàng
hoá được lập ra trên cơ sở phân loại quốc tế. Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, Liên
bang Nga chia các nước trên thế giới thành 5 nhóm để áp dụng 4 mức thuế suất thuế
nhập khẩu khác nhau.
• Nhóm nước có thoả thuận về chế độ tối huệ quốc (MFN) với Liên Bang
Nga (127 nước) được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu cơ sở (thuế suất


MFN).
Nhóm nước khơng có thoả thuận MFN với Liên bang Nga phải chịu mức



thuế gấp đơi mức thuế MFN.
Nhóm nước đang phát triển (104 nước), trong đó có Việt Nam được hưởng




thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 75% mức thuế MFN.
Nhóm các nước kém phát triển (47 nước) được miễn thuế nhập khẩu vào



Liên bang Nga.
Nhóm các nước SNG (11 nước) cũng được miễn thuế nhập khẩu vào Liên
bang Nga.

* Thuế suất nhập khẩu ưu đãi: Được áp dụng đối với tất cả các mặt hàng trừ
khoảng 40 mặt hàng, trong đó có một số mặt hàng như nước quả, nước uống (kể cả
nước khoáng), bia và cồn các loại, thuốc lá, xì gà, quần áo, khăn, găng tay và vải bằng
nguyên liệu tổng hợp 100%…
* Thuế nhập khẩu đặc biệt: một số mặt hàng Liên bang Nga khơng khuyến khích
nhập khẩu. Các hàng xa xỉ phẩm phải chịu thuế nhập khẩu đặc biệt với mức thuế rất
cao, như rượu các loại từ 1,4 đến 60 rúp/ lít, thuốc lá 6 - 25 rúp/ ngàn điếu, xăng ô tô
200 - 300 rúp/ tấn, xe con 10%…
* Thuế giá trị gia tăng (VAT): Hàng hoá nhập khẩu vào Liên bang Nga sau khi
chịu thuế nhập khẩu và thuế nhập khẩu đặc biệt còn phải chịu Thuế giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng tính chung cho các loại hàng nhập khẩu ở mức 20% trị giá nhập
khẩu trừ một số hàng thực phẩm tính 10% hoặc miễn thuế do danh mục riêng do Chính
phủ ban hành. Hàng trả nợ được miễn VAT.
* Thuế suất tối thiểu nhập khẩu: Là mức thuế tối thiểu phải nộp trên một đơn vị số
lượng hoặc trọng lượng. Thuế suất tối thiểu nhập khẩu đã phần nào ngăn chặn được
13


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
hiện tượng gian lận thương mại và bảo hộ sản xuất trong nước.
1.3.2.


Chính sách phi thuế quan

Trong tiến trình gia nhập WTO, để thực hiện cam kết minh bạch hố chính sách
phi thuế quan, ngày 14/ 04/1998 Tổng thống Nga đã kí luật về các biện pháp bảo vệ lợi
ích của Liên bang Nga trong hoạt động ngoại thương. Luật này đã được hai viện quốc
hội thông qua. Theo đạo luật này, Liên bang Nga sẽ áp dụng các biện pháp phi thuế
quan như: quota nhập khẩu và/hoặc hạn chế nhập khẩu; các biện pháp chống bán phá
giá; và các biện pháp tự vệ khác. Nhằm bảo vệ các ngành kinh tế của đất nước trước sự
cạnh tranh của nước ngồi, đối phó với sự phân biệt đối xử của một số nước đối với
mặt hàng xuất khẩu của Liên bang Nga và đảm bảo cân bằng cán cân thương mại.
Tuy nhiên cho đến nay, Liên bang Nga vẫn chưa áp dụng một cách có hệ thống
biện pháp cấp quota nhập khẩu, kể cả đối với hàng may mặc, hải sản và một số hàng
hoá nhạy cảm khác. Mặc dù vậy, ở từng thời điểm Liên bang Nga đã áp dụng một số
biện pháp bảo hộ mậu dịch mang tính chất phi thuế quan cho phép xác định những hạn
chế nhất định nhằm mục tiêu bảo vệ thị trường trong nước.
Đặc biệt để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng việc kiểm tra chất lượng hàng
nhập khẩu nhất là hàng nông sản thực phẩm, hàng tiêu dùng, dụng cụ y tế, và dược
phẩm được tiến hành nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn. Bất cứ hàng hố nào trong nhóm
trên trước khi nhập vào Liên bang Nga đều phải được cơ quan kiểm tra giám định
hàng hố có thẩm quyền của Liên bang Nga tiến hành xét nghiệm và cấp giấy chứng
nhận chất lượng phù hợp, không gây độc hại cho người tiêu dùng. Giấy chứng nhận
thẩm định phẩm chất của cơ quan giám định quốc tế có uy tín có thể thay giấy chứng
nhận phù hợp vào Liên bang Nga.
Các mặt hàng nhập khẩu vào Liên bang Nga đều phải có nhãn mác bằng tiếng Nga
ghi rõ tên hàng, thành phần, chất lượng, hưóng dẫn sử dụng. Những thơng tin này có
thể in trên bao bì hoặc in thành tờ rời để trong từng hộp, từng gói hàng hố. Quy định
này được đưa ra nhằm góp phần ngăn chặn sản phẩm kém chất lượng được đưa vào
Nga và bảo vệ người tiêu dùng.
1.4.


Chính sách đầu tư
Đầu tư nước ngồi được xem là một trong những điều kiện quan trọng để đưa

nước Nga ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và phát triển đất nước. Liên bang Nga đã
thực hiện một số biện pháp tích cực để thu hút đầu tư nước ngồi thể hiện việc thông

14


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
qua Luật Đầu tư nước ngồi (1999) và các chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài.
Nền kinh tế Nga đã bắt đầu khôi phục sau 1991 và đến nay đã đạt được nhiều
thành cơng đáng kể. Thành cơng này có một phần khơng nhỏ của đầu tư nước ngồi.
Do đó khi hoạch định chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các nhà lãnh đạo Nga
đã dựa trên quan điểm về đầu tư. Đầu tư nước ngoài là nguồn đầu tư chủ đạo để tạo ra
hàng hố và dịch vụ có chất lượng cao, đem lại công nghệ và thiết bị hiện đại cùng
những kinh nghiệm và phong cách quản lý tiên tiến. Đồng thời vốn đầu tư nước ngoài
cũng được xem là hoạt động khơng làm tăng nợ của chính phủ mà cịn tạo ra cơng cụ
để trả nợ và đảm bảo cho nền kinh tế Nga liên kết có hiệu quả với nền kinh tế thế giới
và khu vực. Với mục tiêu cơ bản như vậy, chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài
(ĐTNN) của Liên bang Nga nhằm vào các nhiệm vụ cụ thể sau:
-

Hình thành những đơn vị kinh tế hoạt động có hiệu quả cao.
Góp phần tạo ra sự ổn định về tài chính như một điều kiện cần thiết cho việc phát triển

-

nền kinh tế liên bang.

Phát triển mạnh các ngành sản xuất tiêu dùng thiết yếu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của

-

đông đảo nhân dân.
Thúc đẩy cải tổ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành tiên tiến có cơng

-

nghệ thiết bị hiện đại.
Góp phần hình thành mơi trường cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền.
Tăng kim ngạch xuất khẩu theo hướng tạo lập các ngành sản xuất định hướng xuất
khẩu và thay thế nhập khẩu.
Để tìm hiểu về chính sách đầu tư của Liên bang Nga, trước tiên ta cần phải tiếp
cận với Luật đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga. Luật đầu tư nước ngoài của Nga
được ban hành vào năm 1991, và được sửa đổi, bổ sung vào năm 1999. Luật điều
chỉnh mối quan hệ gắn liền với việc đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư khi thực
hiện hoạt động đầu tư vào các ngành kinh tế của Liên bang Nga. Một số điểm quan
trọng được đề cập trong luật như sau:

-

Cơ sở pháp lý của việc bảo lãnh đầu tư và quyền của chủ đầu tư: Chủ đầu tư Nga và
nước ngoài được sự đảm bảo của Nhà nước về tài sản của họ và các quyền lợi khác
theo Hiến pháp của Liên bang Nga, Luật Dân sự và Luật Đầu tư nước ngồi của Liên
bang Nga. Chủ đầu tư cịn được bảo đảm bởi các hiệp định quốc tế ký kết giữa Liên

-

bang Nga và các nước khác.

Quyền bình đẳng về lợi ích của nhà đầu tư: Tất cả các chủ đầu tư ký kết hiệp định về

-

phân chia sản phẩm đều được đối xử cơng bằng với các phía Liên bang Nga.
Việc đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài: Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Liên
15


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
bang Nga được hưởng tuyệt đối và vô điều kiện mọi sự bảo vệ bởi pháp luật hiện
hành, các văn bản pháp quy khác của Liên bang Nga, các hiệp định quốc tế mà chính
phủ Nga đã ký kết. Các quy định đãi ngộ với các nhà đầu tư nước ngồi khơng được
thua thiệt hơn các doanh nhân trong nước về vấn đề tài sản, quyền sở hữu tài sản…
Chủ đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng sự ưu đãi đặc biệt khi hoạt động trong lĩnh vực
được đặc biệt ưu tiên tại Liên bang Nga. Chủ đầu tư nước ngoài được bảo đảm có
quyền lợi bình đẳng như các cơng dân Nga trong giới hạn quyền lợi mà luật pháp nước
-

Nga đã quy định.
Bảo lãnh của chính phủ khi luật pháp thay đổi : Chính phủ đảm bảo sẽ bảo vệ sự ổn
định về quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài và các điều kiện đầu tư. Trong trường
hợp có thay đổi về pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ đầu tư nước ngồi thì
một số điều khoản sau đó sẽ được ban hành có hiệu lực trong vịng 3 năm, xem xét tới
quyền lợi của những nhà đầu tư đã tham gia hoạt động đầu tư tại Liên bang Nga.
Những điều khoản nói trên sẽ khơng áp dụng trong trường hợp mọi sự thay đổi có liên
quan đến vấn đề quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường và
chống độc quyền. Những văn bản quy phạm pháp luật của nhà chức trách Nga mà
được áp dụng bổ sung nếu không được quy định bởi Luật và những nghị định của
chính phủ thì hạn chế hoạt động đầu tư nước ngoài tại Liên bang Nga sẽ khơng có hiệu


-

lực và khơng áp dụng đối với các nhà đầu tư.
Bảo lãnh đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp bị bắt buộc rút đầu tư và
những hành động phạm pháp của các cơ quan nhà nước và công chức: Các khoản đầu
tư vào Liên bang Nga sẽ khơng bị quốc hữu hố trừ khi nhà đầu tư có hành động gây
phương hại tới quyền lợi của Nhà nước Nga. Vốn đầu tư nước ngồi sẽ khơng bị trưng
thu trừ trường hợp thiên tai, bệnh dịch và các trường hợp khác được coi là bất khả
kháng. Trong trường hợp vốn đầu tư nước ngồi bị quốc hữu hố hoặc trưng thu, nhà
đầu tư sẽ được đền bù đầy đủ và nhanh chóng. Văn bản hướng dẫn việc trưng thu hay
quốc hữu hoá vốn đầu tư do quốc hội nước Nga đưa ra và việc giải quyết trưng thu sẽ
do Chính phủ thực hiện. Quyết định của cơ quan nhà nước về việc thu hồi vốn đầu tư

-

nước ngoài phải được lập bằng văn bản.
Bồi thường và bồi hoàn tổn thất cho nhà đầu tư: Các khoản bồi thường trả cho nhà đầu
tư nước ngồi phải tương ứng với chi phí đầu tư thực tế của chủ đầu tư mà đã bị quốc
hữu hoá hoặc trưng thu trước khi việc quốc hữu hoá hoặc trưng thu được thực hiện
hoặc cơng bố chính thức. Các khoản bồi thường phải trả khơng được trì hỗn vì bất cứ

16


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
lý do nào và bằng đồng tiền mà chủ đầu tư sử dụng từ ban đầu hoặc bằng đồng tiền
khác mà nhà đầu tư nước ngồi chấp nhận. Cho đến khi thanh tốn, lãi suất của khoản
chi phí bồi thường sẽ được tính thêm vào khoản bồi thường theo tỷ lệ lãi suất hiện
-


hành tại Liên bang Nga.
Bảo lãnh của Nhà nước trong trường hợp hoạt động đầu tư bị chấm dứt: Trong trường
hợp hoạt động đầu tư nước ngoài bị chấm dứt, nhà đầu tư có quyền thu hồi lại những
khoản tiền đầu tư và lợi nhuận từ hoạt động đầu tư dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng
hố quy đổi theo giá cả trên thị trường tại thời điểm mà hoạt động đầu tư bị chấm dứt.
• Khuyến khích đầu tư nước ngoài: Các biện pháp dưới đây được áp dụng với các
chủ đầu tư để khuyến khích đầu tư nước ngoài.
F Miễn hoặc giảm thuế (khấu trừ thuế suất)
F Các biện pháp tài chính tín dụng (cho vay lãi suất thấp).
F Chuyển đổi các khoản nợ thành cổ phần trong các cơng ty.
F Các biện pháp phi tài chính khác.
F Quyền của nhà đầu tư nước ngoài được hưởng miễn thuế bổ sung và
bảo lãnh đối với các dự án đầu tư nước ngồi có ý nghĩa kinh tế xã hội
đặc biệt quan trọng.
• Bảo lãnh của nhà nước đối với các dự án đầu tư đặc biệt quan trọng bao gồm:
nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ kinh tế.
F Nghĩa vụ pháp lý bao gồm: đóng góp cho việc thực hiện dự án đầu tư
nước ngồi trong khn khổ hiến pháp hiện hành; không cản trở sự thực
hiện các dự án đầu tư đặc biệt quan trọng; không cản trở các nhà đầu tư
trong việc sử dụng tài sản của mình; thơng báo cho các nhà đầu tư kịp
thời về những sửa đổi và bổ sung của luật pháp hiện hành mà có thể ảnh
hưởng tới các điều kiện thực hiện dự án đầu tư nước ngồi; thơng báo
cho chủ đầu tư việc không áp dụng các văn bản pháp lý hay những hành
động pháp lý khác mà có thể thay đổi hay phương hại tới các điều kiện
F

thoả thuận trong hợp đồng đầu tư trong thời hạn hiệu lực.
Nghĩa vụ kinh tế: Bồi hồn tín dụng, thiệt hại là hậu quả từ chính phủ
hoặc các cơng chức do không thực thi hoặc thực thi không đúng các


nghĩa vụ hợp đồng.
• Bảo hiểm rủi ro tài sản: Nhà đầu tư nước ngồi với sự suy xét của mình có thể
mua bảo hiểm cho tài sản của mình trong trường hợp bất khả kháng xảy ra và
được quyền quyết định có mua bảo hiểm cho các khoản tiền kiếm được hay
không ngoại trừ trường hợp mà luật pháp hiện hành có quy định bắt buộc.
• Thuế: Trừ việc đảm bảo mức thuế ổn định, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không
17


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
được hưởng bất kỳ sự ưu đãi về thuế nào khác. Các dự án được ưu tiên có thể
được ưu đãi một số quyền lợi về thuế theo luật thuế và luật hải quan của Liên
bang Nga.
• Quy định về việc chuyển lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài về nước: Sau khi
nộp đủ các khoản thuế, chủ đầu tư có quyền chuyển không giới hạn các khoản
tiền lợi nhuận trong nội hạt nước Nga cũng như chuyển ra nước ngồi.
• Giải quyết tranh chấp: Nhà đầu tư nước ngoài được bảo đảm quyền lợi giải
quyết các tranh chấp xảy ra trong hoạt động kinh doanh đầu tư ở toà án tại Liên
Bang Nga hay ở nước ngồi.

Để tạo ra mơi trường đầu tư hấp dẫn thu hút ngày càng nhiều vốn ĐTNN,
đặc biệt thu hút vốn ĐTNN vào những ngành kinh tế trọng điểm, chiến lược,
Chính phủ Nga đã có những chính sách ưu tiên đặc biệt dành cho các nhà
-

ĐTNN:
Chính phủ đặt sự ưu tiên hàng đầu đối với các khoản đầu tư vào phát triển tiềm năng

-


khoa học, kỹ thuật cơng nghệ cao.
Khuyến khích đầu tư nước ngồi vào khu vực kinh tế định hướng xuất khẩu không chỉ
các tài nguyên tự nhiên, năng lượng mà còn gồm cả lĩnh vực lĩnh vực máy móc thiết
bị, phương tiện giao thông vận tải, thiết bị công nghệ cao, khu vực sản xuất hàng hoá
trong nước thay thế nhập khẩu, phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chế

-

biến thực phẩm…
Ưu tiên đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, trước tiên là cơ sở hạ

-

tầng trong giao thơng và bưu chính viễn thơng.
Khuyến khích đầu tư vào khu vực sử dụng nhiều lao động trong nước, đặc biệt là khu
vực miền trung tâm và tây bắc nước Nga là các vùng thừa nhân lực và khu vực phía
đơng có tài ngun thiên nhiên phong phú. Các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực
sản xuất tư liệu sản xuất và các dịch vụ có thể tăng cao hiệu quả của nền cơng nghiệp
thì sẽ được nhận sự hỗ trợ ban đầu của chính phủ.
Lợi ích của nước Nga và các nhà đầu tư nước ngồi khơng phải bao giờ cũng
trùng nhau. Liên bang Nga xác định chiến lược thu hút đầu tư là theo đuổi mục tiêu
khôi phục và khai thác tiềm năng kinh tế, khoa học kỹ thuật. Từ đó phát triển sản xuất,
cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu hàng hố có chất lượng cao, tiếp thu
khoa học kỹ thuật và cơng nghệ tiên tiến, nhanh chóng hiện đại hố, đưa đất nước đi
lên. Về phía các nhà đầu tư, Liên bang Nga như một thị trường còn bỏ ngỏ cần khai
thác kiếm lời vì đây là quốc gia có nhiều tiềm năng, tài nguyên thiên nhiên phong phú,
nguồn nhân lực dồi dào, tay nghề cao và có nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật. Chính
18



Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
vì thế, các nhà hoạch định chính sách Nga cần phải tính tốn đầy đủ đến lợi ích của
các nhà đầu tư nước ngồi để xác định các chính sách, biện pháp mềm dẻo và thích
hợp.
2.

Tình hình hợp tác kinh tê của Liên Bang Nga

2.1.

Các chỉ số kinh tế
Với diện tích bề mặt 17.098.242 km 2 , Nga là quốc gia lớn nhất tồn cầu. Năm

2018, có khoảng 144 triệu dân và GDP thực tế bình quân đầu người là 15.216,89 USD.
Các tài nguyên thiên nhiên của Nga, đặc biệt là dầu khí, có những đóng góp đáng kể
cho nền kinh tế của đất nước.
Thương mại quốc tế:
-

-

Xuất khẩu: $82.1 tỉ (Q1/2016)
• Mặt hàng xuất khẩu: dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, kim loại, gỗ và
sản phẩm gỗ, hóa chất, và một loạt các nhà sản xuất dân sự và quân sự.
• Đối tác xuất khẩu:
o Hà Lan 11.79%
o Trung Quốc 8.3%
o Đức 7.4%
o Ý 6.5%

o Thổ Nhĩ Kỳ 5.6%
o Belarus 4.4%
o Nhật Bản 4.2%
Nhập khẩu: $53 tỉ (Q1/2016)
• Mặt hàng nhập khẩu: hàng tiêu dùng, máy móc, phương tiện, sản phẩm
dược phẩm, nhựa, sản phẩm kim loại bán thành phẩm, thịt, trái cây và các
loại hạt, dụng cụ quang học và y tế, sắt, thép.
Đối tác nhập khẩu:
o Trung Quốc 19.2%
o Đức 11.2%
o Hoa Kỳ 6.4%
o Belarus 4.8%
o Ý 4.6% (2015 est.)[17]
FDI: $360.9 tỉ (2015)
Tài khoản vãng lai:$29.1 tỉ (Q1/2016)
Tổng nợ nước ngồi: $583.1 tỉ (12/2015)


-

2.2.

Hoạt động thương mại của Nga

2.2.1.


Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu

Về xuất khẩu:

Chiếm Bắc Á và một phần lớn của Đông Âu, do đó biến Nga thành khu vực lớn

19


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
nhất thế giới theo khu vực địa lý, Nga đã vận chuyển hàng hóa trị giá 422,8 tỷ đơ la
Mỹ trên tồn cầu vào năm 2019. Số tiền đơ la đó phản ánh mức tăng 22,9% kể từ năm
2015 nhưng giảm -5,9% từ năm 2018 đến năm 2019.
Dựa trên tỷ giá hối đoái trung bình năm 2019, đồng rúp của Nga đã mất giá -6,2%
so với đồng đô la Mỹ kể từ năm 2015 và giảm -3,3% từ năm 2018 đến năm 2019.
Đồng nội tệ Nga yếu hơn khiến xuất khẩu của Nga phải trả đối với đô la Mỹ mạnh hơn
tương đối ít tốn kém hơn cho người mua quốc tế.
Dữ liệu cụ thể theo quốc gia mới nhất cho thấy 63% sản phẩm xuất khẩu từ Nga
được các nhà nhập khẩu mua tại: Trung Quốc (13,4% tổng số toàn cầu), Hà Lan
(10,6%), Đức (6,6%), Thổ Nhĩ Kỳ (5%), Belarus (4,9%), Hàn Quốc (3,9%), Ý (3,4%),
Kazakhstan (3,3%), Vương quốc Anh (3,1%), Hoa Kỳ (3,1%), Ba Lan (2,9%) và Nhật
Bản (2,7%).
Từ góc độ lục địa, 53,5% hàng xuất khẩu của Nga theo giá trị được giao cho các
nước châu Âu trong khi 38,2% được bán cho các nhà nhập khẩu ở châu Á. Nga đã
chuyển một lượng hàng hóa trị giá 3,7% khác tới Bắc Mỹ. Tỷ lệ nhỏ hơn đã đến Châu
Phi (3,3%), Châu Mỹ Latinh (1,1%) không bao gồm Mexico nhưng bao gồm
Caribbean và Châu Đại Dương (0,1%) do New Zealand và Úc dẫn đầu.
Với dân số 146,7 triệu người của Nga, tổng xuất khẩu của họ là 422,8 tỷ đô la
trong năm 2019 tương đương với khoảng 2.900 đô la cho mỗi cư dân ở quốc gia Á-Âu
rộng lớn này.
Các nhóm sản phẩm xuất khẩu sau đây đại diện cho giá trị đồng đô la cao nhất
trong các lô hàng toàn cầu của Nga trong năm 2019. Cũng hiển thị là tỷ lệ phần trăm
mỗi loại xuất khẩu đại diện cho tổng xuất khẩu từ Nga. 10 xuất khẩu hàng đầu của
Nga chiếm gần ba phần tư (72,1%) tổng giá trị của các lơ hàng tồn cầu:

1. Nhiên liệu khống sản bao gồm dầu mỏ: 220,8 tỷ USD (chiếm 52,2% tổng kim
ngạch xuất khẩu)
2. Sắt, thép: 18,1 tỷ USD (4,3%)
3. Đá quý, kim loại quý: 15,3 tỷ USD (3,6%)
4. Máy móc bao gồm máy tính: 9 tỷ đơ la (2,1%)
5. Gỗ: $ 8,6 tỷ (2%)
6. Phân bón: 8.4 tỷ USD (2%)
7. Ngũ cốc: 7,9 tỷ USD (1,9%)

20


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
8. Nhơm: 5,8 tỷ USD (1,4%)
9. Máy móc, thiết bị điện: 5,6 tỷ USD (1,3%)
10. Đồng: 5,2 tỷ USD (1,2%)
Đá quý và kim loại quý đại diện cho người trồng nhanh nhất trong số 10 loại xuất
khẩu hàng đầu, tăng 51,1% từ năm 2018 đến năm 2019. Ở vị trí thứ hai để cải thiện
doanh số xuất khẩu là máy móc và thiết bị điện thơng qua mức tăng 13,2%. Chỉ có loại
xuất khẩu tăng khác của Nga là phân bón, tăng 2,1%.
Nhìn chung, Nga đã tạo ra thặng dư thương mại 179 tỷ đô la trong năm 2019,
giảm -15,2% so với thặng dư 211,2 tỷ đơ la một năm trước đó. Các loại lô hàng sản
phẩm sau đây của Nga thể hiện xuất khẩu ròng dương hoặc thặng dư cán cân thương
mại. Investopedia định nghĩa xuất khẩu ròng là giá trị của tổng xuất khẩu của một
quốc gia trừ đi giá trị của tổng nhập khẩu.
Tóm lại, xuất khẩu rịng thể hiện số tiền mà chi tiêu nước ngồi cho hàng hóa hoặc
dịch vụ của một quốc gia vượt quá hoặc làm chậm chi tiêu của nhà nước đối với hàng
hóa hoặc dịch vụ nước ngoài.



Về nhập khẩu:
Theo dữ liệu nhập khẩu của Nga, nước này đã ghi nhận sự sụt giảm lớn về giá trị

nhập khẩu của tổng sản phẩm trong năm 2015. Từ tháng 1 đến tháng 3, giá trị nhập
khẩu của Nga đã tăng lên, tuy nhiên, nó đã bắt đầu giảm vào tháng 4 và tháng 5. Sau
đó, Nga đã đăng ký giá trị nhập khẩu các sản phẩm gần như tương đương trung bình
vào các tháng cuối năm 2015.
Nhóm hàng hóa nhập khẩu chính của Nga năm 2019 là máy móc, thiết bị và
phương tiện vận tải. Trong năm đó, Nga đã nhập khẩu 112,54 tỷ đơ la máy móc thiết
bị, chiếm gần một nửa tổng giá trị nhập khẩu của nước này. Các mặt hàng nhập khẩu
quan trọng khác là các sản phẩm hóa học, thực phẩm và kim loại. Sau đây là 10 sản
phẩm nhập khẩu hàng đầu của Nga
Máy móc, lị phản ứng hạt nhân, nồi hơi…
Thiết bị điện, điện tử
Phương tiện khác Đường sắt, Đường xe điện
Dược phẩm
Nhựa
Quang, Ảnh, Kỹ thuật, Y tế, v.v.

21


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
Các sản phẩm sắt thép
Trái cây ăn được, các loại hạt, vỏ trái cây họ cam qt, dưa hấu
Sắt thép
Hóa chất vơ cơ, hợp chất kim loại quý, đồng vị
Nếu chúng ta nhìn vào dữ liệu thương mại của Nga, Nga đã nhập khẩu các sản
phẩm phần lớn từ Trung Quốc. Và Đức và Hoa Kỳ là các nước xuất khẩu lớn thứ 2 và
3 của Nga lần lượt vào năm 2019

2.2.2.


Một số đặc điểm về phương thức thanh toán

Thanh toán trước: Những công ty mới xuất khẩu sang Liên bang Nga nên yêu cầu

thanh toán trước đối với hàng hoá và dịch vụ. Thực tế, đây là quy trình thanh tốn đơn
giản nhất tại Liên bang Nga. Các ngân hàng của Liên bang Nga phát hành thư tín dụng
chỉ khi nhà nhập khẩu nước này ký quỹ một tài khoản. Trước khi khủng hoảng tài
chính năm 1998, các ngân hàng phương Tây chỉ chấp nhận những thư tín dụng như
vậy, tuy nhiên, ngày nay đã có một số ngân hàng chấp nhận thư tín dụng của nhà nhập
khẩu Nga dưới mọi trường hợp. Đối với giao dịch lớn, thanh toán trước từ nhà nhập
khẩu Nga là hết sức cần thiết. Trong những trường hợp này tín dụng có thể do một
ngân hàng, một tổ chức tín dụng xuất khẩu, một quỹ nào đó cung cấp. Nếu có thể tiến
hành theo phương thức leasing, nhà xuất khẩu có thể u cầu thanh tốn trước khi giao
hàng 3,4 tháng.


Hàng đổi hàng và kỳ phiếu:
• Do tính thanh khoản thấp trong nền kinh tế Nga, phần lớn giao dịch được tiến
hành trên cơ sở không có tiền mặt. Có thời điểm, những giao dịch hàng đổi
hàng ước tính chiếm tới 70-80% của hoạt động kinh tế. Rõ ràng là phương thức
này đang nhanh chóng trở nên lỗi thời. Mặc dù giao dịch hàng đổi hàng phức
tạp hơn giao dịch tiền mặt, các công ty nước ngồi khơng nên từ chối phương
thức này vì có thể chúng có lợi và giúp cơng ty giành được thị phần trên thị
trường Nga. Đối với giao dịch tiền mặt, các công ty nên cam kết mọi mặt của
hợp đồng, như yêu cầu những điều khoản trong hợp đồng phải được thực hiện
đúng thời hạn, tuân thủ luật pháp của Liên bang Nga.


Các cơng ty Nga hoặc Chính phủ khi nhập khẩu thường đưa ra kỳ phiếu
(veksel) bằng đồng Rúp. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu không nên chấp nhận kỳ
phiếu như một phương thức thanh toán trực tiếp, mà nên dựa vào các Ngân
hàng Liên bang Nga hoặc các nhà môi giới veksel như các nhà trung gian, là
22


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
những người sẽ chấp nhận rủi ro cuối cùng của kỳ phiếu để đảm bảo rằng họ
được thanh toán bằng tiền mặt.


Thuê mua: Hiện nay có khoảng 20 ngân hàng của Liên bang Nga cung cấp dịch vụ

factoring. Trong điều kiện thiếu vốn hiện nay của nền kinh tế Nga, leasing đang trở
thành một phương thức quan trọng nhất để tài trợ cho xuất khẩu. Tuy nhiên hiện nay
chỉ có 5% thiết bị nhập khẩu theo phương thức leasing. Những thiết bị trong ngành
hàng không, năng lượng, vận tải, dược phẩm, lâm nghiệp, thuỷ sản có chi phí q cao
đối với khách hàng Nga, do đó phương thức leasing trở nên phổ biến.
2.3.

Hoạt động đầu tư của Nga

2.3.1.

Tiềm lực của Nga

Sau khi hoạt động yếu trong nửa đầu năm 2019, được giúp đỡ bằng cách nới lỏng
tiền tệ, chi tiêu công nhanh hơn và một số hiệu ứng một lần, tăng trưởng kinh tế ở Nga
đã tăng trong quý ba ở mức 1,7%, theo năm. Do đó, dự báo năm 2019 của chúng tôi đã

được sửa đổi lên tới 1,2 phần trăm (từ mức đọc trước đó là 1 phần trăm).
Trên tồn cầu, tăng trưởng đã suy yếu đáng kể trong năm 2019, phản ánh sự suy
giảm trên diện rộng trong hoạt động cơng nghiệp và thương mại tồn cầu. Làm chậm
nhu cầu bên ngoài và thỏa thuận OPEC + ảnh hưởng đến hiệu suất xuất khẩu của Nga.
Giá dầu thô giảm 14% trong tháng 1-9 / 2019, tính theo năm, phản ánh sự suy thối
của nền kinh tế thế giới.
Trong nước, chính sách tiền tệ tương đối chặt chẽ trong nửa đầu năm 2019, động
lực thu nhập thực tế yếu do lạm phát cao hơn do sự tăng vọt của thuế suất VAT, và
khởi đầu chậm chạp trong việc thực hiện các dự án quốc gia làm giảm tốc độ tăng
trưởng trong năm 2019. lực lượng lao động và số lượng người có việc làm, do già hóa
dân số, tiếp tục là một lực cản và chưa được bù đắp bởi tuổi nghỉ hưu tăng gần đây.
Tăng trưởng ở Nga dự kiến sẽ là 1,2% trong năm 2019; 1,6 phần trăm trong năm
2020; và 1,8 phần trăm vào năm 2021. Một chính sách tiền tệ ít hạn chế hơn và tăng
chi tiêu cho các dự án quốc gia dự kiến sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng. Các dự án quốc
gia dự kiến sẽ đóng góp khoảng 0,1 điểm phần trăm (pp) cho tăng trưởng GDP vào
năm 2020 và khoảng 0,2-0,3 pp vào năm 2021.
Tỷ lệ nghèo vừa phải dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong năm 2019 và đến năm 2021.
Tăng các chương trình thử nghiệm phương tiện hiện có và mở rộng phạm vi của họ sẽ
giúp đạt được mục tiêu giảm nghèo vào năm 2024.

23


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
2.3.2.

Đầu tư vào Nga những năm gần đây

Việc thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngồi vào nền kinh tế Nga khơng chỉ góp
phần ổn định các ngành cơng nghiệp then chốt mà còn đẩy mạnh hoạt động ngoại

thương. Ở Liên bang Nga vốn đầu tư nước ngoài được phân làm 3 loại, đó là đầu tư
nước ngồi trực tiếp (FDI), đầu tư nước ngoài gián tiếp, và đầu tư khác. Số liệu bảng
trên phản ánh khá rõ nét về tình hình đầu tư tại Liên bang Nga trong những năm qua.
Các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư gián tiếp vào Liên bang Nga bằng cách mua
cổ phiếu, chứng khoán. Nhìn chung, vốn đầu tư gián tiếp vào Liên bang Nga cịn rất
hạn chế do thị trường chứng khốn ln luôn phản ánh sự biến động của bức tranh
kinh tế.
Trong những năm gần đây, vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Liên bang Nga
không tăng. Nguyên nhân chủ yếu là tốc độ tăng trưởng GDP của các nước phát triển
hàng đầu thấp và hoạt động trên thị trường vốn giảm đáng kể. Do đó số lượng các cuộc
sáp nhập và mua bán xuyên quốc gia giảm và gây ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực
tiếp vào nền kinh tế các nước khác.
Các nước đầu tư lớn nhất: đảo Sip, Anh và các nước đầu tư khác đã đầu tư vào
Nga hơn 70% thơng qua các hình thức đầu tư khác; Pháp, Thụy Sĩ, áo – hơn 90%. Vốn
đầu tư vào khu vực sản xuất trong nền kinh tế Nga chủ yếu thu hút từ Mỹ (chiếm hơn
60% tổng vốn đầu tư của Mỹ vào Liên bang Nga), Hà Lan, Nhật Bản, Đức (trung bình
hơn 40%). Theo thống kê, 10 nước đầu tư lớn nhất vào Liên bang Nga là Mỹ, đảo Sip,
Hà Lan, Anh, Đức, Pháp, Italia, Thụy Sĩ, Thụy Điển và Nhật Bản.
Tăng trưởng toàn cầu ổn định rộng rãi nhưng rủi ro giảm từ căng thẳng thương
mại đang gia tăng. Sự phục hồi suy yếu trong các hoạt động thương mại và sản xuất
đang đè nặng tăng trưởng tồn cầu. Thương mại hàng hóa tồn cầu đã giảm tốc nhanh
hơn dự kiến. Thuế quan của Mỹ và các phản hồi trả đũa của các đối tác thương mại đã
ảnh hưởng tới 2,5% lượng hàng hóa nhập khẩu tồn cầu. Các cuộc khảo sát của các
cơng ty tại Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản cho thấy những rủi ro của một cuộc chiến
thương mại vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Trong khi Liên minh Á-Âu (trừ Nga)
tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2018, các đối tác thương mại của Nga - khu vực đồng
Euro và Trung Quốc - đã trải qua một sự suy giảm tăng trưởng. Các điều kiện tài chính
cho các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển (EMDEs) đang thắt chặt.
Chính sách tiền tệ khác biệt và triển vọng tăng trưởng giữa Hoa Kỳ và các nền kinh tế


24


Nhóm 05 – KDQT/K57 – Tiểu luận GDTMQT
lớn khác đã góp phần tăng giá trị đáng kể của đồng đơ la Mỹ trong năm 2018. Điều
này, cùng với việc tăng cường căng thẳng thương mại, làm giảm triển vọng tăng
trưởng và gia tăng sự chú ý đến các lỗ hổng bên ngồi đã góp phần làm giảm đáng kể
trong nhiều EMDE. Tiền tệ EMDE đã giảm - bao gồm đồng rúp của Nga - và danh
mục đầu tư tích lũy từ EMDEs đã vượt qua những đồng tiền được nhìn thấy sau cơn
thịnh nộ năm 2013. Các nền kinh tế có lỗ hổng bên ngồi, bao gồm Argentina,
Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ, Trải qua sự mất giá mạnh nhất của tiền tệ. Trong khi sức lan
tỏa từ các quốc gia đó đã bị hạn chế, việc tăng cường bất ổn có thể khiến các nhà đầu
tư đánh giá lại mức độ tiếp xúc với EMDEs và dòng vốn chảy ra.
Đa dạng hóa xuất khẩu của Nga đã được tiến triển, nhưng chỉ chậm. Được thúc
đẩy chủ yếu bởi giá dầu cao hơn, năm 2018, xuất khẩu năng lượng chiếm 65% tổng
xuất khẩu (so với 59% trong năm trước). So với các nhà xuất khẩu dầu khác trong khu
vực, Nga cũng đã chứng kiến số lượng xuất khẩu mới thấp hơn trong bốn năm qua.
Các hiệp định thương mại mới của Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), như với Serbia,
Singapore và Iran, có thể mở rộng cơ hội xuất khẩu của Nga.
II. Mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt – Nga
1.

Tổng quan tình hình hợp tác Việt – Nga

1.1.
1.1.1.
-

Hợp tác với VCCI
Thỏa thuận hợp tác đã ký kết


Thoả thuận hợp tác với Phịng Thương mại và Cơng nghiệp LB Nga (05/2013): Thành
lập Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam và Nga, xây dựng chương trình hành động nhằm
thúc đẩy thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam và Liên minh Thuế quan.
Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) và Phịng Thương mại và Cơng
nghiệp LB Nga đã ủng hộ chủ trương của Chính phủ trong việc sớm xây dựng chương
trình thúc đẩy hợp tác kinh tế tồn diện và danh mục các dự án đầu tư, ưu tiên trong
lĩnh vực: công nghiệp, năng lượng, chế tạo ô tơ và du lịch. VCCI và Phịng Thương
mại và Cơng nghiệp LB Nga hỗ trợ thiết lập quan hệ giữa các cơ sở dạy nghề của hai
nước, thực hiện liên kết đào tạo, thúc đẩy hợp tác kỹ thuật và chuyển giao công nghệ
giữa doanh nghiệp hai nước trong những lĩnh vực Nga có thế mạnh. Thống nhất tăng
cường trao đổi đoàn doanh nghiệp, tổ chức hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, tăng
cường liên kết giữa các hiệp hội ngành hàng hai bên, hỗ trợ hoạt động của Hội Doanh

-

nghiệp Việt Nam tại Nga và Hội Doanh nghiệp Nga tại Việt Nam...
Thoả thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp tỉnh Omsk (vùng Viễn
25


×