Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

(Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch tại tổng công ty cấp nước sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------------

LÊ HỮU QUANG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
SẢN PHẨM NƯỚC SẠCH
TẠI TỔNG CƠNG TY CẤP NƯỚC SÀI GỊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------------------

LÊ HỮU QUANG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
SẢN PHẨM NƯỚC SẠCH
TẠI TỔNG CƠNG TY CẤP NƯỚC SÀI GỊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH: 60.34.05


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS. LÊ THANH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012


GIỚI THIỆU TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
SẢN PHẨM NƯỚC SẠCH TẠI TỔNG CƠNG TY CẤP NƯỚC SÀI GỊN

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng đóng vai trị hết sức quan trọng
trong quá trình phát triển của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh sự cạnh tranh
trên thị trường ngày càng gay gắt và tài nguyên ngày càng khan hiếm hiện nay.
Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành, của mỗi doanh
nghiệp là vấn đề bức thiết mang tính sống cịn. Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản
phẩm nước sạch, việc nâng cao hiệu quả khơng chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp
cấp nước mà cịn góp phần phục vụ tốt hơn cho cộng đồng, cho người dân.
Nước sạch là một sản phẩm thiết yếu và việc đáp ứng nhu cầu nước sạch của người
dân từ lâu đã được cộng đồng thế giới xem như là một trong những chỉ tiêu chính đánh
giá mức độ phát triển của một lãnh thổ. Ở phạm vi quốc gia, Chính phủ Việt Nam rất
quan tâm đến lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó các ngành như giao
thơng, điện, nước, bưu chính viễn thông phải đi trước một bước. Cụ thể với ngành cấp
nước, một mặt định hướng phát triển, một mặt đối mặt với thách thức về biến đổi khí
hậu, về ơ nhiễm môi trường và áp lực về yêu cầu phát triển.
Thành phố Hồ Chí Minh là đơ thị lớn, là trung tâm kinh tế của các tỉnh phía Nam.
Với gần 10 triệu dân và khách vãng lai, nhu cầu sử dụng nước sạch của Thành phố là rất
lớn và yêu cầu phát triển ngành cấp nước là rất gay gắt. Ngành cấp nước thành phố Hồ
Chí Minh có tuổi đời lớn nhất trong nước (trên 130 năm). Tổng Công ty Cấp nước Sài

Gịn, đơn vị có nhiệm vụ đảm bảo nước sạch cho thành phố có số khách hàng chiếm
khoảng 1/5 , sản lượng sản xuất chiếm khoảng 1/4 so với cả nước. Trong khi nước sạch
vẫn chưa đủ phục vụ, thì hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, tỷ lệ thất thốt nước cịn
cao, chất lượng phục vụ kém là thách thức đối với Tổng Công ty.


Luận văn kinh tế với đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh sản phẩm nước sạch tại Tổng Cơng ty Cấp nước Sài Gịn” đã thực hiện việc đánh
giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch của Tổng Công ty Cấp
nước Sài Gịn, qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
sản phẩm nước sạch, đồng thời đưa ra các kiến nghị để thực hiện thành cơng các giải
pháp đó.
Luận văn được bố cục thành 03 chương:
Trong Chương 1. Tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh, luận văn đã khái
quát khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh, nêu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản
xuất kinh doanh sản phẩn nói chung và sản phẩm nước sạch nói riêng. Để đánh giá hiệu
quả sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch, luận văn phân tích, đánh giá các chỉ tiêu:
-

Nhóm chỉ tiêu kinh tế - xã hội:
+ Tỷ lệ người dân được cung cấp nước sạch.
+ Giá tiêu thụ nước sạch bình qn.
+ Chất lượng dịch vụ cơ bản.

-

Nhóm chỉ tiêu tài chính:
+ Lợi nhuận.
+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

+ Tỷ số vận hành.
+ Tỷ lệ thất thoát – thất thu nước.
+ Số nhân viên trên 1000 đấu nối.
Trong quá trình đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài

chính, luận văn đã xem xét đến tác động của môi trường quốc gia và nguồn lực bên
trong doanh nghiệp để thấy rõ hơn nguyên nhân nào tạo nên hiệu quả đó.


Ở Chương 2. Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sản
phẩm nước sạch của Tổng Cơng ty Cấp nước Sài Gịn, luận văn đã chỉ ra rằng Tổng Cơng
ty Cấp nước Sài Gịn đang đứng trước cơ hội của sự phát triển nhưng cũng đang đối mặt
với nguy cơ to lớn đến từ sự phát triển nhưng kém hiệu quả. Các chỉ tiêu hoạt động sản
xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch của Tổng Cơng ty Cấp nước Sài Gịn cho thấy mặc
dù hiệu quả kinh tế - xã hội có được cải thiện theo từng năm nhưng hiệu quả về mặt tài
chính rất thấp. Nếu khơng có nỗ lực nâng cao hiệu quả về mặt tài chính thì sẽ đến lúc
khơng đủ điều kiện để đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội.
Trên cơ sở kết quả phân tích ở chương 1 và chương 2, chương 3 của luận văn đưa
ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch, cụ thể
là các nhóm giải pháp: xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh; huy động nguồn lực xã
hội để nâng cao hiệu quả; tạo cơ chế khuyến khích giảm thất thốt nước – giải quyết tận
gốc sự lãng phí rất lớn hiện nay.


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ,
động viên của các thầy cô, của nhiều cơ quan, doanh nghiệp và các cá nhân.
Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. LÊ THANH HÀ – người thầy đáng kính
trọng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tơi hồn thành luận văn
thạc sĩ kinh tế này.

Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giảng viên trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cơ khoa Quản trị kinh doanh đã tận
tình giảng dạy, chia sẻ, giúp tôi nâng cao kiến thức làm cơ sở thực hiện luận văn
này.
Xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc
và các đồng nghiệp trong Tổng Cơng ty Cấp nước Sài Gịn đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập ở bậc Cao học và thực hiện
luận văn thạc sĩ kinh tế tại Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn.
Xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp công tác tại các tổ chức, doanh
nghiệp ngành cấp nước, tập thể học viên lớp Đêm 1 – QTKD, cao học khóa 17,
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tơi trong việc cung
cấp các tài liệu, số liệu phục vụ cho quá trình thực hiện luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong các
cơng trình khác.

TÁC GIẢ

LÊ HỮU QUANG


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Từ viết tắt
Danh mục các hình, bảng
Danh mục các phụ lục đính kèm luận văn

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................

1

0.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................

1

0.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................

2

0.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................

2

0.4. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................

3

0.5. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................

3


Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH ................

4

1.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh ..............................................................................

4

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ............................................

5

1.2.1. Các chỉ tiêu đầu vào …………………………………………………………

5

1.2.2. Các chỉ tiêu đầu ra .......................................................................................... ....

6

1.3. Đặc điểm của việc kinh doanh sản phẩm nước sạch ............................................

10

1.3.1. Khái quát về đặc điểm của sản phẩm nước sạch ..............................................

10

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch.......


12

1.3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội .......................................

12

1.3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính..................................................

14


1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch

16

1.3.3.1. Các yếu tố trong môi trường quốc gia .....................................................

16

1.3.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp .........................................................

17

TÓM TẮT CHƯƠNG 1................................................................................................

19

Chương 2 : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH SẢN PHẨM NƯỚC SẠCH

CỦA TỔNG CƠNG TY CẤP NƯỚC SÀI GỊN ...........................
2.1. Tổng quan về Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn .................................................. ....

21
21

2.1.1. Lịch sử phát triển ngành cấp nước trên địa bàn Thành phố. .......................... ....

21

2.1.2. Tổng Công ty Cấp nước Sài Gịn hiện nay .................................................... ....

21

2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm
nước sạch của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gịn. .......................................... ....
2.2.1. Mơi trường quốc gia....................................................................................... ....

23
23

2.2.1.1. Các yếu tố kinh tế - xã hội..................................................................... ....

23

2.2.1.2. Các yếu tố chính trị và pháp luật ........................................................... ....

25

2.2.1.3. Các yếu tố văn hoá – xã hội .................................................................. ....


27

2.2.1.4. Các yếu tố dân số .................................................................................. ....

28

2.2.1.5. Các yếu tố khoa học – công nghệ .......................................................... ....

29

2.2.1.6. Các yếu tố về điều kiện thiên nhiên ...................................................... ....

30

2.2.1.7. Nguy cơ xâm nhập của các đối thủ tiềm năng ...................................... ....

32

2.2.1.8. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại .............................................................. ....

33

2.2.1.9. Sản phẩm thay thế ................................................................................. ....

35

2.2.1.10. Thế mặc cả của người mua ................................................................. ....

35


2.2.1.11. Thế mặc cả của nhà cung cấp yếu tố đầu vào ..................................... ....

36

2.2.2. Nguồn lực bên trong doanh nghiệp. ............................................................... ....

37

2.2.2.1. Tầm nhìn chiến lược.............................................................................. ....

37

2.2.2.2. Tình hình tổ chức quản lý...................................................................... ....

38

2.2.2.3. Trình độ nhân lực và năng suất lao động .............................................. ....

39

2.2.2.4. Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp .................................................... ....

39

2.2.2.5. Văn hóa tổ chức .................................................................................... ....

40



2.2.2.6. Thị phần................................................................................................. ....

40

2.2.2.7. Tài sản .................................................................................................. ....

41

2.2.2.8. Vốn ....................................................................................................... ....

42

2.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch của Tổng Cơng ty
Cấp nước Sài Gịn ................................................................................................ ....

43

2.3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh. ......................................................................... ....

43

2.3.2. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính. ............................. ....

45

2.3.2.1. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội ....................................................... ....

45

2.3.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính ................................................................. ....


48

2.3.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch. ....................... ....

53

TÓM TẮT CHƯƠNG 2................................................................................................

54

Chương 3 : CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
SẢN PHẨM NƯỚC SẠCH
CỦA TỔNG CÔNG TY CẤP NƯỚC SÀI GÒN ...........................
55
3.1. Giải pháp về xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh. ..................................... ....

55

3.1.1. Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh. ......................... ....

55

3.1.2. Mục tiêu chiến lược của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn đến năm 2025 ... ....

55

3.1.2.1. Định hướng phát triển cấp nước Thành phố......................................... ....

55


3.1.2.2. Định hướng phát triển của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn .............. ....

56

3.1.3. Chiến lược sản xuất kinh doanh. .................................................................... ....

57

3.2. Giải pháp huy động nguồn lực xã hội .................................................................. ....

57

3.2.1. Kinh nghiệm ở nước ngoài............................................................................. ....

59

3.2.2. Kinh nghiệm ở trong nước ............................................................................. ....

61

3.2.3. Giải pháp huy động nguồn lực xã hội trong sản xuất kinh doanh sản phẩm
nước sạch tại Tổng Cơng ty Cấp nước Sài Gịn. .......................................... ....

63

3.2.3.1. Đối với hoạt động sản xuất nước sạch. ................................................. ....

63


3.2.3.2. Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ cung cấp nước. ........................... ....

65

3.3. Giải pháp tạo động lực giảm nước thất thóat - thất thu. ...................................... ....

67

3.3.1. Kinh nghiệm giảm nước thất thóat - thất thu ở các nước .............................. ....

67

3.3.2. Các giải pháp và kế họach chống thất thoát – thất thu nước...............................

69

3.3.2.1. Lộ trình thực hiện ................................................................................. ....

69


3.3.2.2. Giải pháp thực hiện .............................................................................. ....

70

3.3.3. Giải pháp tạo động lực giảm nước thất thoát – thất thu. ................................ ....

72

3.3.3.1. Phân vùng tách mạng và chia sẻ lợi ích với nhà đầu tư bên ngoài....... ....


73

3.3.3.2. Tạo cơ chế khuyến khích trong nội bộ................................................. ....

74

3.4. Ảnh hưởng của các giải pháp lên hiệu quả sản xuất kinh doanh. ....................... ....

77

3.5. Kiến nghị để thực hiện các giải pháp ................................................................... ....

79

3.5.1. Đối với Chính phủ ....................................................................................... ....

79

3.5.2. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. .................................... ....

81

3.5.3. Đối với Tổng Cơng ty Cấp nước Sài Gịn. .................................................. ....

82

Kết luận ......................................................................................................................... ....

84


Tài liệu tham khảo. ...................................................................................................... ....

86

Các Phụ lục


TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Viết đầy đủ

SXKD

Sản xuất kinh doanh.

WB

Ngân hàng Thế giới.

ADB

Ngân hàng Phát triển châu Á.

SAWACO

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn – Trách nhiệm hữu hạn
Một thành viên.


Tổng Cơng ty

Tổng Cơng ty Cấp nước Sài Gịn – Trách nhiệm hữu hạn
Một thành viên.

NRW

Lượng nước thất thoát – thất thu.

PPP

Hợp tác công – tư.

PSP

Khu vực tư nhân.

SEAWUN

Mạng lưới các công ty nước Đông Nam Á.

BOT

Xây dựng – vận hành – chuyển giao.

BOO

Xây dựng – sở hữu – vận hành.

DBL


Thiết kế – xây dựng – cho thuê.

O&M

Vận hành và bảo dưỡng.


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Các bảng:
Số

Tên

Trang
23

Bảng 2.1

Tăng trưởng GDP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 2.2

Cơ cấu tài sản

41

Bảng 2.3

Tài sản mạng lưới đường ống


42

Bảng 2.4

Cơ cấu vốn (cuối kỳ)

42

Bảng 2.5

Cơ cấu nợ (cuối kỳ)

42

Bảng 2.6

Sản lượng nước sản xuất và tiêu thụ

43

Bảng 2.7

Doanh thu từ sản phẩm nước sạch

44

Bảng 2.8

Lợi nhuận từ kinh doanh sản phẩm nước sạch


45

Bảng 2.9

Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố

45

Bảng 2.10

Phát triển hệ thống cấp nước

46

Bảng 2.11

Biểu giá nước trên địa bàn Thành phố

47

Bảng 2.12

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

49

Bảng 2.13

Tỷ suất lợi nhuận trên trên vốn chủ sở hữu


49

Bảng 2.14

Tỷ số vận hành

50

Bảng 2.15

Tỷ lệ thất thoát - thất thu nước

50

Bảng 2.16

Số nhân viên trên 1.000 đấu nối

51

Bảng 2.17

Bảng đánh giá xếp hạng các Công ty Cấp nước đô thị Việt
Nam

52

Bảng 3.1


Dự báo nhu cầu sử dụng nước sạch

55

Bảng 3.2

Tổng chi phí đầu tư hệ thống cấp nước đến năm 2025

58

Bảng 3.3

Số lượng, quy mơ và hình thức đầu tư PSP

59

Bảng 3.4

Tình hình nước thất thốt – thất thu ở các nước

68

Bảng 3.5

Tương quan giữa tỷ lệ thất thoát nước và giá bán bình quân

78


Các hình :

Số

Tên

Hình 2.1

Biểu đồ Thu nhập bình quân đầu người

Hình 3.1

Sự khác biệt trong giảm nước thất thốt – thất thu

Trang
24
69

tại 02 khu vực Đơng – Tây Manila (Philippine)
Hình 3.2

Biểu đồ tỷ lệ thất thoát nước và giá bàn bình quân

78


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Số

Tên phụ lục

PHỤ LỤC 1


Mơ hình tổ chức của Tổng Cơng ty Cấp nước Sài Gịn

PHỤ LỤC 2

Xây dựng Chiến luợc sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch
của Tổng Cơng ty Cấp nước Sài Gịn đến năm 2025

PHỤ LỤC 3

Các nguồn cung cấp nước & dự kiến huy động vốn

PHỤ LỤC 4

Tình trạng sở hữu và số lượng khách hàng của các đơn vị phân
phối nước.

PHỤ LỤC 5

Các hình thức huy động nguồn lực cho các khu vực cấp nước.

PHỤ LỤC 6

Các đặc điểm và hình thức chia sẻ lợi ích với các nhà đầu tư
bên ngồi trong chống thất thốt – thất thu ở các vùng phân
phối nước.

PHỤ LỤC 7

Giá bán bình quân ảnh hưởng bởi các giải pháp.



1

LỜI MỞ ĐẦU
0.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu:
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng đóng vai trị hết sức quan trọng
trong q trình phát triển của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh sự cạnh tranh
trên thị trường ngày càng gay gắt và tài nguyên ngày càng khan hiếm hiện nay.
Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành, của mỗi doanh
nghiệp là vấn đề bức thiết mang tính sống còn. Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản
phẩm nước sạch, việc nâng cao hiệu quả không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp
cấp nước mà cịn góp phần phục vụ tốt hơn cho cộng đồng, cho người dân.
Nước sạch là một sản phẩm thiết yếu và việc đáp ứng nhu cầu nước sạch của người
dân từ lâu đã được cộng đồng thế giới xem như là một trong những chỉ tiêu chính đánh
giá mức độ phát triển của một lãnh thổ. Tháng 09 năm 2000, tại Hội nghị thượng đỉnh
Thiên niên kỷ, 189 quốc gia thành viên Liên hiệp quốc đã nhất trí 08 mục tiêu thiên niên
kỷ, trong đó ở mục tiêu thứ 07 có chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015 giảm một nửa số
người không được tiếp cận thường xuyên với nước sạch và hợp vệ sinh.
Ở phạm vi quốc gia, Chính phủ ta rất quan tâm đến lĩnh vực phát triển cơ sở hạ
tầng, nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, trong đó các ngành như giao thơng, điện, nước, bưu chính viễn thông
phải đi trước một bước. Cụ thể với ngành cấp nước chính phủ vừa ban hành hàng loạt
các văn bản pháp quy về sản xuất và cung cấp nước sạch, một mặt định hướng phát
triển, một mặt đối mặt với thách thức về biến đổi khí hậu, về ơ nhiễm môi trường và áp
lực về yêu cầu phát triển.
Thành phố Hồ Chí Minh là đơ thị lớn, là trung tâm kinh tế của các tỉnh phía Nam.
Với gần 10 triệu dân và khách vãng lai, nhu cầu sử dụng nước sạch của Thành phố là rất
lớn và yêu cầu phát triển ngành cấp nước là rất gay gắt. Ngành cấp nước thành phố Hồ
Chí Minh có tuổi đời lớn nhất trong nước (trên 130 năm). Tổng Công ty Cấp nước Sài

Gịn, đơn vị có nhiệm vụ đảm bảo nước sạch cho thành phố có số khách hàng chiếm
khoảng 1/5 , sản lượng sản xuất chiếm khoảng 1/4 so với cả nước. Trong khi nước sạch


2

vẫn chưa đủ phục vụ, thì hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, tỷ lệ thất thốt nước cịn
cao, chất lượng phục vụ kém là thách thức đối với Tổng Công ty. Luận văn “Các giải
pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch tại Tổng Cơng ty Cấp
nước Sài Gịn” giúp giải quyết các thách thức đó, giúp Tổng Cơng ty Cấp nước Sài Gịn
phát triển tốt hơn, hiệu quả hơn, để phục vụ cộng đồng tốt hơn.
0.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu chung của luận văn là đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách
hàng và sự phát triển bền vững của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn.
Để đi đến mục tiêu chung, luận văn phải đạt được các mục tiêu cụ thể:
-

Đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch của
Tổng Cơng ty Cấp nước Sài Gịn.

-

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm
nước sạch tại Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn.

-

Đưa ra các kiến nghị để thực hiện thành cơng các giải pháp đó.


0.3. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học kinh tế vào giải quyết vấn đề cụ thể, tại
một doanh nghiệp xác định. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn
gồm: Phương pháp ứng dụng lý thuyết hệ thống; dự báo; phân tích tổng hợp, vừa kết
hợp định tính với định lượng; thống kê; so sánh. Cụ thể:
-

Phương pháp phân tích tổng hợp được áp dụng trong đánh giá mơi trường
kinh doanh.

-

Phương pháp thống kê, so sánh được áp dụng trong việc thu thập và xử lý số
liệu.

-

Phương pháp ứng dụng lý thuyết hệ thống được áp dụng trong việc thiết lập
quy trình xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh theo mơ hình quản trị
chiến lược tồn diện.


3

-

Phương pháp dự báo (hồi quy đơn tuyến tính) được áp dụng trong các dự báo
giá trị sản lượng, tốc độ tăng trưởng.

-


Các số liệu thứ cấp được thu thập tại Tổng Cơng ty Cấp nước Sài Gịn và các
doanh nghiệp cấp nước trong ngành Cấp nước Việt Nam. Bên cạnh đó, luận
văn cịn sử dụng các số liệu, tài liệu của Tổng Cục Thống kê, Hội Cấp thoát
nước Việt Nam, tài liệu chuyên ngành cấp nước của Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế Giới (WB).

-

Các số liệu sơ cấp được thu thập theo phương pháp xin ý kiến các chuyên gia
nhằm: Xác định các yếu tố mơi trường quốc gia, yếu tố nguồn lực bên trong
có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch và mức
độ phản ứng của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn đối với các yếu tố đó; xác
định điểm mức độ quan trọng của các yếu tố.

0.4. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
sản phẩm nước sạch, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
sản phẩm nước sạch tại Tổng Cơng ty Cấp nước Sài Gịn.
0.5. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài luận văn tập trung phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh sản phẩm
nước sạch giai đoạn năm 2007 – 2010 và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch ở Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn giai đoạn
năm 2011 – 2025.
Đề tài luận văn thực hiện có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau
như kinh tế, tài chính, luật pháp, cơng nghệ, tự nhiên,… Tuy nhiên, luận văn chỉ giới
hạn phạm vi nghiên cứu về hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch của
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gịn, có xem xét đến tình hình sản xuất kinh doanh sản
phẩm nước sạch của các đơn vị trong nước và khu vực Đông Nam Á.



4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1 Hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Mọi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển đều phải giải quyết 03 vấn đề
đó là sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào và tiêu thụ ra sao để có thể thu được kết
quả tối đa với nguồn lực có hạn. Kết quả tối đa được tạo nên từ nguồn lực có hạn, đó
chính là hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế việc đánh giá
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất cần thiết.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình
độ sử dụng nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp, được xác định bằng cách đối
chiếu so sánh giữa kết quả đạt được với các nguồn lực để tạo ra kết quả đó.
Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như lao động, tư liệu lao động, đối
tượng lao động v.v.v…
Hiệu quả sản xuất kinh doanh khơng chỉ là thước đo trình độ tổ chức, quản lý sản
xuất kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt trong nền kinh tế
thị trường với đặc điểm cạnh tranh gay gắt.
Với đăc trưng của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường có điều tiết vĩ
mơ của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề hiệu quả sản xuất kinh
doanh phải được xét trên quan điểm tồn diện. Tính tồn diện ở đây là phải xét hiệu quả
sản xuất kinh doanh trên các góc độ khác nhau và nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với
nhau: không gian và thời gian, số lượng và chất lượng. Dưới góc độ người chủ sở hữu
doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh được thể hiện bằng hiệu quả tài chính. Dưới góc độ
tồn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh doanh được thể hiện qua hiệu quả kinh tế
xã hội. Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mà đăc biệt là của đơn vị nhà
nước thì phải bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội.



5

Để xác định hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, người ta thường so sánh
giữa kết quả hữu ích cuối cùng đạt được với lượng chi phí xã hội bỏ ra.
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp biểu hiện thông qua sự so sánh giữa các
chỉ tiêu đầu ra và các chỉ tiêu đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, vấn đề
quan trọng trong việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả là sử dụng những
đại lượng đầu ra và đầu vào nào để đảm bảo phản ánh được chính xác thực chất khách
quan hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1. Các chỉ tiêu đầu vào.
Chỉ tiêu đầu vào phản ánh nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực.
- Tổng tài sản: Tổng tài sản của doanh nghiệp thường được xét theo hai mặt:
+ Mặt thứ nhất phản ánh tổng tài sản theo kết cấu và hình thức tồn tại trong quá
trình sản xuất kinh doanh gọi là tài sản có. Tài sản có của doanh nghiệp gồm hai
phần: tài sản lưu động và tài sản cố định.
+ Mặt thứ hai phản ánh tổng tài sản theo nguồn hình thành còn gọi là tài sản nợ hay
nguồn vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp hình thành từ hai nguồn là nợ phải trả
và nguồn vốn chủ sở hữu.
- Số lượng lao động sử dụng:
Lao động là nhân tố đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lực
lượng lao động đơng đảo, có kỷ luật, có chun mơn là nguồn lực đặc biệt góp phần tạo
nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với sản xuất, lao động được đề cao
về chuyên môn, sức khoẻ và tính cần cù chịu khó, cịn trong lĩnh vực kinh doanh lao
động lại mang hình thái trí tuệ, năng động và linh hoạt với mọi biến động bên ngoài.
Nguồn lực lao động có thể đo bằng số người lao động, ngày công, giờ công.
Trong thực tế nguồn nhân lực của doanh nghiệp thường có biến động theo thời gian, do
vậy khi tính tốn hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta thường dùng số bình quân.



6

- Chi phí sản xuất kinh doanh:
Chi phí được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau. Chi phí có thể được
nhìn nhận một cách trừu tượng chính là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động
sống và lao động quá khứ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh; hoặc là những
phí tổn ước tính thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh.
Tuy các định nghĩa trên có sự khác nhau về hình thức nhưng tất cả đều thừa nhận
chi phí là phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục đích
sản xuất kinh doanh.
Theo ngun tắc kết tốn của Việt Nam thì chi phí hoạt động sản xuất kinh
doanh bao gồm :
+ Giá vốn hàng bán (gồm chi phí ngun vật liệu, nhân cơng, sản xuất)
+ Chi phí bán hàng.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí hoạt động tài chính.
+ Chi phí khác.
1.2.2 Các chỉ tiêu đầu ra.
Đây là các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-

Doanh thu ròng:
Doanh thu ròng hay còn gọi là doanh thu thuần hoặc đơn giản hơn gọi chung là

doanh thu là chỉ tiêu kết quả kinh doanh quan trọng đầu tiên của một doanh nghiệp.
Trong hạch tốn kế tốn, doanh thu rịng được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi
các khoản khấu trừ như hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán….
Doanh thu chứng minh thế đứng, chứng minh qui mô hoạt động của doanh

nghiệp trên thị trường. Doanh thu tăng nghĩa là sản phẩm, hàng hoá của đơn vị ngày
càng được nhiều người tín nhiệm. Doanh thu phụ thuộc vào khối lượng và giá cả hàng


7

hoá.
-

Giá trị gia tăng:
Giá trị gia tăng là phần giá trị mới được tạo ra trong quá trình sản xuất kinh

doanh trong một thời kỳ nhất định. Giá trị gia tăng phản ánh toàn bộ thành quả của
doanh nghiệp trong thời gian nhất định. Nó được xác định bằng chênh lệch giữa tổng
giá trị sản xuất hoặc tiêu thụ với tổng giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào tương ứng. Giá
trị gia tăng được phân chia cho 04 tác nhân chủ yếu đã tham gia. Đó là:
+ Trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên.
+ Trả tiền lãi vay cho người vay vốn.
+ Nộp thuế nhà nước.
+ Lợi nhuận của chủ doanh nghiệp.
Do giá trị gia tăng của tất cả các doanh nghiệp cộng lại sẽ bằng GDP tồn quốc,
mà GDP tính theo đầu người là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh trình độ phát triển và
mức sống dân cư tại mỗi nước, vì vậy giá trị gia tăng là chỉ tiêu phản ánh đầy đủ kết quả
hoạt động của doanh nghiệp dưới góc độ tồn bộ nền sản xuất xã hội.
Giá trị gia tăng có thể được tính như sau:

GTGT = V + T + I + NI
Trong đó:
V: là thu nhập của người lao động (gồm lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm).
T: Các loại thuế, phí và thủ tục phí phát sinh trong q trình sản xuất kinh doanh.

I: Tiền lãi trả cho người vay vốn.
NI: Lợi nhuận sau thuế.
-

Thuế :
Thuế và các khoản phí và thủ tục phí là nguồn đóng góp quan trọng của các


8

doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, tạo nguồn tích luỹ để nhà nước hoạt động và tác
động tích cực vào nền kinh tế xã hội.
-

Lợi nhuận :
Biểu hiện đặc trưng nhất của hiệu quả tài chính là lợi nhuận. Lợi nhuận chính là

mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Lợi nhuận chi phối tồn bộ q trình sản xuất kinh
doanh. Lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư nhiều hơn, sâu hơn và
rộng hơn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã
hội và có thể đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt.
Lợi nhuận được hiểu là khoản chênh lệch giữa doanh thu rịng với chi phí thực
hiện q trình sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Lợi nhuận càng
cao thì thể hiện càng rõ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại. Tuy
nhiên, lợi nhuận mới thể hiện mặt lượng của hiệu quả chứ chưa thể hiện mặt chất của
hiệu quả.
-

Tỷ xuất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) :
Đây là chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận được tạo ra trên một đồng vốn tham gia vào


quá trình sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này dựa vào 02 chỉ tiêu tài chính cơ bản nhất
phản ảnh nguồn lực đầu vào và kết quả đầu ra của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này không
những thể hiện hiệu quả tài chính của doanh nghiệp mà nó cịn thể hiện hiệu quả kinh tế
xã hội của doanh nghiệp.

NI
ROA =
× 100%
A

ROA: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
(doanh lợi theo vốn sản xuất)
NI: lợi nhuận ròng
A: Tổng tài sản

-

Tỷ xuất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Chúng ta biết rằng trong tổng tài sản của doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ bỏ ra


9

một phần vốn gọi là vốn chủ sở hữu, phần cịn lại là doanh nghiệp vay. Vì vậy, tỷ suất
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh chính xác nhất hiệu quả của lượng
tiền mà chủ sở hữu đã đầu tư. Đây là chỉ tiêu được coi là quan trọng nhất trong việc
đánh giá sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh xét về khía cạnh tài chính ở
Việt Nam.
ROE : là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.


ROE =

NI
× 100%
E

NI : là lợi nhuận ròng
E : là vốn chủ sở hưũ

Tỷ số trên cũng có thể được viết như sau:

ROE =
-

NI
1
×
100%
A 1 − D/A

Trong đó: D : là tổng nợ phải trả.
A : là tổng tài sản.

Tỷ số P/E hay còn gọi là tỷ số thị giá - thu nhập
Tỷ số này so sánh giữa giá thị trường của một cổ phiếu với thu nhập trên một cổ

phiếu. Tỷ số này thể hiện nhà đầu tư muốn thu một đồng lợi nhuận thì phải bỏ ra bao
nhiêu vốn.


P / E=

P
EPS

P: Thị giá cổ phiếu
EPS: thu nhập trên một cổ phiếu

Đây là chỉ tiêu rất thơng dụng cho các doanh nghiệp có tham gia thị trường
chứng khoán. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
+ Lợi nhuận để tính thu nhập trên một cổ phiếu phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố
khách quan và chủ quan.
+ Thị giá cổ phiếu là chỉ tiêu phản ánh chung nhất thu nhập, chính sách phân chia


10

lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, tình hình thị trường chứng khốn, thị
trường tài chính, tình hình phát triển kinh tế, lạm phát.
Khi các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hố và các cơng ty cổ phần là loại
hình phổ biến thì P/E sẽ là chỉ tiêu quan trọng nhất và phổ biến nhất trong việc đánh giá
hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp.
Như vậy, chúng ta thấy rằng chỉ tiêu ROE là chỉ tiêu chung nhất, thơng dụng
nhất trong việc đánh giá hiệu quả tài chính tại Việt Nam hiện nay và trong tương lai, vị
trí của nó sẽ được thay thế bằng chỉ tiêu P/E.
1.3. Đặc điểm của việc sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch.
1.3.1. Khái quát về đặc điểm của sản phẩm nước sạch.
Mặc dù, nước trên địa cầu rất phong phú, nhưng nước có thể xử lý hiệu quả
thành nước sạch ngày càng khan hiếm (chiếm khoảng 3% tổng lượng nước tồn tại trên
địa cầu). Trong bối cảnh việc phát triển đơ thị và cơng nghiệp hóa ngày càng nhanh,

nước có thể xử lý hiệu quả thành nước sạch được xem là nguồn tài nguyên ngày càng
khan hiếm và khó có thể tái tạo. Do đó, việc sử dụng nước sạch cần phải được tiết kiệm.
Nước sạch là một trong những sản phẩm thiết yếu đối với cộng đồng, đây là một
sản phẩm hàng hóa đặc biệt quan trọng mà mọi người dân đều có quyền được thụ
hưởng. Việc đáp ứng nhu cầu nước sạch của người dân từ lâu đã được cộng đồng thế
giới xem như là một trong những chỉ tiêu chính đánh giá mức độ phát triển của một lãnh
thổ. Trong mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc, chỉ tiêu số người được tiếp cận
với nước sạch là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà các quốc gia cam kết nâng
cao.
Việc sản xuất nước sạch phụ thuộc chính vào nguồn nước thơ. Đồng thời, nước
sạch là một loại sản phẩm được sản xuất và phân phối ngay cho người tiêu dùng, khơng
có giai đoạn tồn kho. Người tiêu dùng sử dụng sản phẩm trước và trả tiền sau. Do đó,
việc quy hoạch nguồn nước thơ, dự báo sản xuất phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và


×