Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

(Luận văn thạc sĩ) mối quan hệ giữa kỹ năng chính trị với xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên chính quy ngành quản trị kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.95 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------------------

Lý Thục Hiền

MỐI QUAN HỆ GIỮA KỸ NĂNG CHÍNH TRỊ
VỚI XU HƯỚNG KHỞI NGHIỆP KINH DOANH
CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------------------

Lý Thục Hiền

MỐI QUAN HỆ GIỮA KỸ NĂNG CHÍNH TRỊ
VỚI XU HƯỚNG KHỞI NGHIỆP KINH DOANH
CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN HÀ MINH QUÂN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010


i

LỜI CẢM ƠN
Tơi có thể hồn thành luận văn này khơng chỉ là cơng sức của riêng tơi mà
cịn là sự đóng góp của các thầy cơ, bè bạn và đồng nghiệp của tơi. Vì lẽ đó,
Tơi muốn đặc biệt nhắc đến thầy Trần Hà Minh Quân như là người thầy
hướng dẫn, người đã tin tưởng và ủng hộ nhiệt thành ý tưởng nghiên cứu này ngay
từ những phút đầu tiên nghe nói đến.
Các tác giả - tập thể và cá nhân của những tài liệu tham khảo – chính nhờ
kiến thức và kinh nghiệm của họ mà tôi đã có thể mở rộng kiến thức, đồng thời tiết
kiệm rất nhiều thời gian.
Ngồi ra, tơi muốn cảm ơn đến thầy Trần Hồng Hải, Cô Trương Thị Thúy
Vân, Cô Phạm Thu Hiền, Cô Đặng Tuyết Trinh, người đã giúp đỡ rất nhiều trong
việc giúp tôi tiếp cận các bạn sinh viên tham gia thảo luận tay đôi, tham gia trả lời
bảng câu hỏi. Chân thành cảm ơn những đáp viên đã dành thời gian trả lời cho khảo
sát này. Sự đóng góp của họ có vai trị quyết định đến sự thành công của nghiên
cứu.
Tôi rất may mắn được sự hỗ trợ của công ty LQI và các cộng tác viên tham
gia hỗ trợ nhập liệu. Rất vui được gửi lời cảm ơn đến họ.
Tôi đặc biệt chịu ơn những người bạn đã dành nhiều giờ để đọc bản nháp và
cung cấp cho tôi những thông tin quan trọng về những điểm cần cải thiện. Mặc dù
đơi lúc có những lời góp ý nặng lời (nhưng lúc nào cũng rất hữu ích), họ đã liên tục

củng cố niềm tin của tôi về ý tưởng nghiên cứu này. Vì sự thẳng thắn và hiểu biết
của họ, tôi muốn cảm ơn chị Phan Thanh Chi, anh Đào Quy Vũ.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các thầy cô của khoa Quản
Trị Kinh Doanh trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã truyền đạt các bài học lý
thuyết cũng như những kinh nghiệm thực tế, những phương pháp nghiên cứu khoa
học và đó chính là những kiến thức nền tảng giúp tơi có thể hồn thành tốt luận văn.
Và tôi tin rằng đây sẽ là kinh nghiệm quý báu giúp tôi thành công trong công việc
cũng như công tác nghiên cứu trong tương lai.


ii

Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn cuộc đời đã cho tơi lựa chọn một gia đình nhỏ
đầm ấm như ngày hôm nay. Chồng và con nhỏ của tôi luôn yêu thương và động
viên tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn.
Tháng 6 – 2010
Lý Thục Hiền


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Mối quan hệ giữa kỹ năng chính trị với xu
hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên chính quy ngành quản trị kinh doanh”
là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc. Các số
liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy,
được xử lý trung thực và khách quan.
Tháng 6 – 2010
Lý Thục Hiền



iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ i 
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................... ii 
MỤC LỤC .................................................................................................... iv 
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT..................................... vii 
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................. viii 
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................... ix 
TÓM TẮT ..................................................................................................... 1 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................ 2 
1.1.  Giới thiệu .......................................................................................................2 
1.2.  Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................6 
1.3.  Giới hạn nghiên cứu ......................................................................................7 
1.4.  Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................7 
1.5.  Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...........................................................................8 

CHƯƠNG 2. ................................................................................................ 10 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 10 
2.1.  Giới thiệu .....................................................................................................10 
2.2.  Cơ sở lý luận ...............................................................................................10 
2.2.1.  Xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên quản trị kinh doanh .10 
2.2.2.  Kỹ năng chính trị ..................................................................................11 
2.3.  Mơ hình nghiên cứu ....................................................................................16 
2.4.  Tóm tắt ........................................................................................................17 

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 19 
3.1.  Giới thiệu .....................................................................................................19 



v

3.2.  Qui trình nghiên cứu....................................................................................19 
3.3.  Thang đo ......................................................................................................21 
3.3.1. Thang đo kỹ năng chính trị .....................................................................22 
3.3.2. Thang đo xu hướng khởi nghiệp kinh doanh ...........................................22 
3.4.  Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................24 
3.4.1.  Nghiên cứu sơ bộ ..................................................................................24 
3.4.2.  Nghiên cứu chính thức ..........................................................................25 
3.5.  Tóm tắt ........................................................................................................27 

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 28 
4.1.   Giới thiệu .....................................................................................................28 
4.2. 

Kết quả nghiên cứu định tính .....................................................................28 

4.3.   Kết quả nghiên cứu định lượng ...................................................................29 
4.3.1. Mô tả mẫu .................................................................................................29 
4.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ...........................................................31 
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..........................................................35 
4.4. 

Kiểm định mơ hình nghiên cứu ..................................................................41 

4.4.1. Phân tích ma trận tương quan ...................................................................41 
4.4.2. Phân tích hồi quy ......................................................................................42 
4.4.3. Ý nghĩa các hệ số hồi qui riêng phần trong mơ hình ...............................43 
4.4.4 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình ...................44 

4.5.  Tóm tắt ........................................................................................................45 

CHƯƠNG 5. Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN ................................................. 47 
5.1.   Giới thiệu .....................................................................................................47 
5.2.  Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu ................................................47 


vi

5.3.  Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .....................................52 

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN ............................................................................ 54 
Phụ lục 1. CƠNG CỤ THU THẬP DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH: DÀN BÀI
THẢO LUẬN TAY ĐÔI ............................................................................ 60 
Phụ lục 2. CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ................................. 63 
Phụ lục 3. KIỂM TRA GIẢ ĐỊNH CỦA HỒI QUY BỘI ....................... 66 
Phụ lục 4. MÔ TẢ THÊM VỀ MẪU ........................................................ 72 
Phụ lục 4. THANG ĐO THAM KHẢO .................................................... 73 


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AS

: Sự chân thật rõ ràng (Apparent Sincerity

Ctg

: Các tác giả


EFA

: Phân tích nhân tố khám phá (exploratory factor analysis)

II

: Ảnh hưởng cá nhân lẫn nhau (Interpersonal Influence)

KD

: Kinh Doanh

NA

: Năng lực mạng lưới (Networking Ability)

NAII

: Ảnh hưởng lẫn nhau trong mạng lưới

PS

: Kỹ năng chính trị (Political skill)

QTKD

: Quản trị kinh doanh

SA


: Sự sắc sảo xã hội (Social Astuteness)

TPHCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. 

Tiến độ thực hiện các nghiên cứu .........................................................20 

Bảng 3.2. 

Thang đo và mã hóa thang đo ...............................................................23 

Bảng 4.1. 

Mô tả mẫu .............................................................................................29 

Bảng 4.2. 

Mô tả các biến quan sát của khái niệm kỹ năng chính trị và xu hướng

khởi nghiệp kinh doanh .............................................................................................30 
Bảng 4.3. 


Kết quả Cronbach Alpha của thang đo kỹ năng chính trị .....................32 

Bảng 4.4. 

Kết quả Cronbach Alpha của thang đo xu hướng khởi nghiệp kinh

doanh

...............................................................................................................34 

Bảng 4.5. 

Kết quả EFA của thang đo kỹ năng chính trị........................................36 

Bảng 4.6. 

Kết quả Cronbach Alpha của thang đo ảnh hưởng lẫn nhau trong mạng

lưới

...............................................................................................................38 

Bảng 4.7. 

Kết quả EFA của thang xu hướng khởi nghiệp kinh doanh .................39 

Bảng 4.8. 

Bảng tóm tắt giả thuyết sau khi xử lý EFA cho biến kỹ năng chính trị40 


Bảng 4.9. 

Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình .......................41 

Bảng 4.10. 

Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mơ hình........................................42 

Bảng 4.11. 

Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mơ hình........................................43 

Bảng 4.12. 

Các thơng số thống kê của từng biến trong mơ hình .........................44 

Bảng 4.13. 

Kết luận các giả thuyết nghiên cứu ...................................................45 


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1.  Mơ hình đề xuất ........................................................................................17 
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ...............................................................................21 
Hình 4.1. Mơ hình hiệu chỉnh ...................................................................................40 



1

TĨM TẮT
Mục đích chính của nghiên cứu này là khám phá vai trị của kỹ năng chính
trị, bao gồm năng lực mạng lưới, sự sắc sảo xã hội, ảnh hưởng cá nhân lẫn nhau và
sự chân thành rõ ràng đối với xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên .
Phương pháp nghiên cứu sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu gồm
nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ định tính với sinh
viên chính quy trường ĐH Kinh Tế được dùng thực hiện để điều chỉnh thang đo liên
quan các khái niệm trên. Sau đó, thực hiện tiếp nghiên cứu sơ bộ định lượng (pilot
study) với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với số mẫu n = 35. Cuối cùng, nghiên cứu
chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua kỹ thuật tự báo
cáo với một mẫu là 394 sinh viên đại học chính quy tại TP.HCM. Nghiên cứu này
dùng để kiểm định mơ hình nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng lẫn nhau trong mạng lưới (do thành
phần năng lực mạng lưới và ảnh hưởng cá nhân lẫn nhau chập lại) là một trong
những nguyên nhân làm gia tăng xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên.
Vì vậy, mức độ ảnh hưởng lẫn nhau trong mạng lưới của cá nhân sinh viên đóng vai
trị quan trọng trong việc khởi nghiệp kinh doanh của họ. Ngoài ra, sự chân thật rõ
ràng cũng góp phần giải thích cho xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên.
Nhìn chung, mức độ xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên hiện nay vẫn
chưa cao.
Các kết quả nghiên cứu đem lại một số hàm ý cho các nhà trường, cơ sở giáo
dục kinh doanh, giáo dục doanh nhân của Việt Nam. Trong quá trình xây dựng
chương trình đào tạo kỹ năng cho sinh viên khởi nghiệp kinh doanh cần quan tâm
thêm vai trị của kỹ năng chính trị. Đồng thời nếu nhà trường muốn hướng tới mục
tiêu đào tạo các doanh nhân và nâng cao số lượng dự án khởi nghiệp kinh doanh từ
sinh viên thì nhà trường cần tập trung thêm cho chương trình hướng nghiệp một
cách chuyên nghiệp và phù hợp hơn.



2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu
Nghề nghiệp 1 được hiểu là: “Công việc chuyên làm theo sự phân công của
xã hội hay là tính thành thạo trong 1 cơng việc nào đó” (Nguyễn Như Ý và ctg,
2007). “Lựa chọn” có nghĩa là chọn hay tách rời hai hay nhiều điều mà được xem
là thích hơn. (Tự điển Webster, 1998). “Lựa chọn nghề nghiệp” là bao gồm lựa
chọn một nghề nghiệp hơn hẳn nghề nghiệp khác. Con đường đi đến sự thành cơng
của nghề nghiệp có nhiều cách khác nhau. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu về “nghề
nghiệp” thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học từ rất sớm. Lý thuyết
hành vi nghề nghiệp bắt đầu xuất hiện đầu những năm 1900, theo Frank Parson
(1909) – ông được xem là cha đẻ của lý thuyết hành vi nghề nghiệp. Parson (1909)
gợi ý một cá nhân để có được nghề nghiệp phù hợp thì nên: (1) tự hiểu bản thân
mình,(2) hiểu u cầu cơng việc, (3) chọn lựa nghề nghiệp dựa trên kiến thức và lý
luận hợp lý. Mơ hình lý thuyết hành vi nghề nghiệp của ơng là tiền đề cho các lý
thuyết phát triển nghề nghiệp hiện đại sau này: như lý thuyết phát triển nghề
nghiệp theo các giai đoạn phát triển cuộc đời (Super,1957); lựa chọn nghề nghiệp
gắn với sở thích tính cách cá nhân (Holland,1997); lựa chọn nghề nghiệp liên quan
đến các tác động bên ngồi (Tính sẵn sàng của cơng việc, việc trả lương cao)
(Beyon và ctg, 1998); hay lựa chọn nghề nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến sự nhận
thức xã hội và sự tự điều chỉnh nhận thức của bản thân (Lent và ctg, 1994). Do
vậy, khi cá nhân có xu hướng làm việc tại tổ chức hay xu hướng tự làm chủ thì
cũng do nhiều nền tảng lý thuyết tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp của mình.
Chọn lựa nghề nghiệp là một trong những việc khó khăn nhất mà sinh viên sẽ phải
1

Thông thường thuật ngữ “job”, “Occupation”, “Career” được sử dụng thay thế nhau. Tuy nhiên thực tế
chúng có ý nghĩa khác nhau. Trong phạm vi đề tài này, tác giả sẽ sử dụng chúng với các ý nghĩa sau:

Job (cơng việc): được hiểu là vai trị làm việc tại 1 tổ chức cụ thể (được trả lương hay là không được trả
lương); Occupation (nghề nghiệp): là một tập hợp danh mục công việc với những đặc điểm tương tự (ví dụ:
nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản trị); Career (sự nghiệp, nghề nghiệp): là một chặng đường đời người của
việc xây dựng và làm tốt việc sử dụng các kỹ năng, tri thức và kinh nghiệm. Nó là tổng hợp tất cả những sự
kiện và mối quan hệ trong cuộc sống: như là gia đình, bạn bè, giáo dục, cơng việc và những hoạt động giải
trí.


3
quyết định. Lĩnh vực nghề nghiệp quản trị kinh doanh khá rõ ràng, nhưng nghề
nghiệp nào sẽ được xem là lý tưởng và có ý nghĩa cho cuộc đời của mỗi con người
khi đang đầu tư học tập tại ngành QTK? Theo Richard (2001) với hai ý thức tìm
việc “theo truyền thống” và “để thay đổi cuộc đời” thì mỗi người cần phân biệt
tương đối để từ đó xác định được cách thức nhất định để định hướng cuộc săn tìm
cơng việc. Với phương thức tìm việc “thay đổi cuộc đời” thì đấy chính là ta đang
tìm một ý nghĩa cuộc đời, tìm đến những nơi mà ta có thể phát triển phù hợp với
năng khiếu và niềm đam mê, dù có phải thuyết phục chủ tuyển dụng (nếu có). Kiểu
săn tìm cơng việc này thì khơng có theo bất kỳ cơng thức nào, nó địi hỏi ta phải
sáng tạo trên chính sự đam mê của ta. Theo Curt Rosengren2, đam mê được hiểu là
một nguồn năng lượng, nó giúp ta tự tin hơn, nó ni dưỡng sự kiên trì của bản
thân ta. “Săn tìm cơng việc để thay đổi cuộc đời” (dịch giả Thái Hùng Tâm, 2004)
là “một cuộc thăm dị”, và ở đó ta cũng cần thêm sự đam mê. Vậy nếu ta càng có
nhiều thơng tin để thăm dị nghề nghiệp có ý nghĩa trong cuộc đời, thì ta càng tự tin
chọn lựa cơng việc phù hợp, vậy câu hỏi đặt ra: khi chính sở thích và niềm đam mê
của ta là tự làm chủ và mong muốn khởi nghiệp kinh doanh sau khi tham gia học
tập thì liệu ta cần thêm nguồn thơng tin nào để thăm dị xu hướng khởi nghiệp kinh
doanh của mình? Và liệu rằng quyết định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên
(hay sinh viên vừa tốt nghiệp) thì có phù hợp trong điều kiện thực tiễn ngày nay
hay khơng? Vì lẽ đó, chủ đề tìm hiểu xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh
viên quả là một chủ đề thật thú vị.

Hằng năm, để giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp tốt hơn sau khi ra
trường, các trường đại học, cao đẳng đã có sự liên kết với các doanh nghiệp nhằm tổ
chức những chương trình hướng nghiệp, ngày hội việc làm, ngày hội sinh viên. Dù
chưa thật sâu sát và chưa giải quyết triệt để vấn đề việc làm, nhưng qua đó phần nào
giúp sinh viên tiếp cận được gần hơn, có cái nhìn cụ thể hơn, có thể thăm dị về
nghề nghiệp trong tương lai của mình. Qua đó ta thấy được dưới áp lực xã hội, hoạt

2

Tham khảo thêm về tác giả và nội dung liên quan đến thuật ngữ “đam mê” tại trang
/>

4
động hướng nghiệp3 đã được chú trọng rất nhiều. Mặc khác, các nghiên cứu tại Việt
Nam liên quan đến kỹ năng dành cho sinh viên thì cũng tập trung vào nhóm sinh
viên lựa chọn việc đi làm thuê cho các tổ chức. Chẳng hạn, như nghiên cứu của Vũ
Thế Dũng (2005), nghiên cứu đã “chỉ ra những kết quả ban đầu về những kỹ năng
mà doanh nghiệp đang tìm kiếm ở những ứng viên chuyên ngành quản lý/ kinh tế
mới tốt nghiệp đại học. Ba nhóm kỹ năng với 17 kỹ năng cụ thể được phân loại từ
cơ bản, giá trị gia tăng, đến kỹ năng dành cho các nhà lãnh đạo trong tương lai là
những định hướng rất cụ thể cho các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường trong
việc chuẩn bị hành trang cho mình khi đi xin việc”. Hay nghiên cứu của Trần
Quang Trung (2004) đề cập đến năng lực của sinh viên tốt nghiệp trong hành trình
đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, vấn đề hướng nghiệp cho nghề tự
làm chủ thì ít được trao đổi hơn, chủ yếu tập trung vào việc tạo ra các môi trường
thực hành khởi sự kinh doanh. Chẳng hạn như cuộc thi “dự án khởi nghiệp của sinh
viên” hay chương trình truyền hình “Làm giàu khơng khó”. Thơng qua các hoạt
động này thì việc tác động vào việc giải thích nghề tự làm chủ cũng chưa hồn
thiện. Thiết nghĩ, cần có những nghiên cứu trong chủ đề xu hướng khởi nghiệp dành
cho sinh viên để hỗ trợ sinh viên trong việc tự hiểu nghề và hiểu mình.

Ngành học là cốt lõi của việc đào tạo được làm đúng nghề mình ưa thích.
Một ngành được xem là phù hợp khi được học trong ngành đó ta làm được một
nghề như mong muốn và đó là nghề mà mình u thích. Và mối quan hệ giữa ngành
và nghề trong ngành quản trị kinh doanh là một mối quan hệ rất mật thiết với nhau.
Như tại Hoa Kỳ, cụm nghề nghiệp Quản trị Kinh doanh4” được hiểu là “lập kế

3

Sosik & Godshalk (2000); Dutton (2003) cho rằng “Hướng nghiệp tạo cơ hội nâng cao hiệu quả cho sự
nghiệp trong điều khoản của xem xét lựa chọn nghề nghiệp, phát triển một kế hoạch nghề nghiệp và sau đó
sử dụng những công cụ phù hợp để theo đuổi kế hoạch sự nghiệp. Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ
thuận giữa hướng nghiệp và việc phát triển nghề nghiệp của người được hướng nghiệp (trích dẫn bởi Everist,
2005).
4
States' Career Clusters Initiative (SCCI)
(update 1/2/2010).
Sáng kiến các cụm nghề nghiệp (Career Cluster) như là sáng kiến xây dựng sự liên kết - là một nỗ lực hợp
tác giữa Bộ giáo dục Hoa Kỳ, Văn phòng hướng nghiệp và giáo dục người lớn (Office of Vocational and
Adult Education - OVAE), Trường Quốc tế - đến văn phòng làm việc (National School-to-Work Office NSTWO) và Ủy ban tiêu chuẩn kỹ năng quốc gia (National Skill Standards Board - NSSB).


5
hoạch, tổ chức, chỉ đạo và đánh giá các chức năng kinh doanh quan trọng đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh và sản xuất. Ngành quản trị Kinh doanh và cơ hội nghề
nghiệp Quản trị ln có sẵn trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế”, và nó bao gồm các
con đường nghề nghiệp (1) Quản trị kinh doanh tổng hợp; (2) quản trị thông tin
kinh doanh; (3) quản trị nguồn nhân lực; (4) quản trị điều hành; (5) hỗ trợ quản trị.
Sinh viên có thể sử dụng các cụm nghề nghiệp Quản trị kinh doanh để điều tra một
loạt các lựa chọn nghề nghiệp trong quản trị kinh doanh. Cách tiếp cận cụm nghề
nghiệp làm cho sinh viên dễ dàng hơn để hiểu sự liên quan của các khóa học yêu

cầu và giúp sinh viên lựa chọn các khóa học không bắt buộc khôn ngoan hơn. Cụm
nghề nghiệp xác định các kiến thức và kỹ năng học viên cần phải có vì chúng theo
đuổi một lộ trình hướng tới mục tiêu nghề nghiệp của họ. Các kiến thức và kỹ năng
được nhận dạng từ một cơ sở vững mạnh cho sự thành công người học, dù người
học ở trường trung học, đại học, đào tạo kỹ thuật hoặc tại nơi làm việc. Cụm nghề
nghiệp5 liên kết những gì học sinh học tại trường với những kiến thức và kỹ năng
cần thiết cho sự thành công trong trường và nghề nghiệp. Như vậy, sau khi sinh
viên học tập ngành quản trị kinh doanh, thì sinh viên đó có thể tự mở cơng ty làm
chủ. Nếu sinh viên thật sự có xu hướng khởi nghiệp kinh doanh thì sinh viên ln
muốn chuẩn bị các kỹ năng cần thiết nhất để làm hành trang cho việc khởi nghiệp
của riêng mình. Vậy với vai trị là một chủ doanh nghiệp thì việc địi hỏi kỹ năng
quản trị và kỹ năng lãnh đạo thì sẽ có quan hệ như thế nào. Hay với kỹ năng chính
trị - một kỹ năng vừa được xem là kỹ năng cứng, vừa được xem là kỹ năng mềm thì
tác động của kỹ năng này đến xu hướng khởi nghiệp kinh doanh là có hay khơng?
Bởi người mà có kỹ năng chính trị thì có khả năng nhận thức chính xác các mối
quan hệ quyền lực chủ chốt trong tổ chức, hiểu được quyền lực tạo nên quan điểm
và hành động của các nhóm khách hàng (bên trong và bên ngồi), các nhà cạnh
tranh, và cịn nhận thức được tình hình thực tế bên ngồi và bên trong tổ chức một
cách sâu sắc, cùng ảnh hưởng những người liên quan để đạt được mục tiêu chung

5

Tại Hoa Kỳ, cụm nghề nghiệp giúp đỡ các cố vấn học tập trong việc lên kế hoạch giáo dục cho sinh viên
phù hợp với tính cá nhân cao của từng sinh viên nhằm giúp đỡ sinh viên đạt được mục tiêu nghề nghiệp.


6
của tổ chức. Tất cả tổ chức đều có một hệ thống kết nối vơ hình, nhưng chính hệ
thống này sẽ có ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Nhà quản trị mà có khả năng đọc được
những xu hướng thực tế này thì càng có khả năng ảnh hưởng những người ra quyết

định thực, khi các quyết định hướng đến tính đồng thuận và vì vào mục tiêu và lợi
ích của tổ chức thì hiệu quả hoạt động của tổ chức đó càng cao. Và dường như kỹ
năng chính trị có liên quan chặt đến cá nhân muốn trở thành nhà quản trị, nhà kinh
doanh tương lai.
Ở nước ta, doanh nhân là một trong những yếu tố quan trọng trong phát triển
kinh tế, nên việc đào tạo doanh nhân tại các trường đại học có trách nhiệm vơ cùng
lớn trọng việc hình thành đội ngũ này. Ngồi cơng việc đào tạo, thì các tổ chức giáo
dục, cộng đồng cịn có trách nhiệm đưa ra các biện pháp thúc đẩy tinh thần kinh
doanh ở sinh viên, vì chính sinh viên càng có xu hướng khởi nghiệp kinh doanh thì
càng tạo ra nhiều cơ hội việc làm và giảm tình trạng thất nghiệp đang là vấn đề quan
tâm của xã hội. Tuy vậy, thúc đẩy tinh thần kinh doanh ở sinh viên như thế nào phụ
thuộc rất lớn đến việc xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên được giải
thích từ các yếu tố nào.
Vì lẽ đó, tác giả đề xuất nghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ năng chính trị với
xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên chính quy ngành quản trị kinh
doanh để tự sinh viên có thể thông qua xem xét mối quan hệ này. Và liệu chính mối
quan hệ này có tạo điều kiện thăm dị thêm về đam mê khởi nghiệp của sinh viên
trong ngành quản trị kinh doanh hay không.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Dưới góc độ là đơn vị đào tạo, thì việc suy nghĩ cần đào tạo thế nào, hỗ trợ
sinh viên những kỹ năng nào để sinh viên có nhiều khả năng thành công trong xu
hướng khởi nghiệp kinh doanh của họ là điều rất đáng thực hiện. Do đó, mục tiêu
nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào tìm hiểu mối quan hệ giữa kỹ năng chính trị
với xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên chính quy ngành quản trị kinh
doanh để các tổ chức đào tạo có đủ thông tin để ra quyết định đào tạo kỹ năng chính


7
trị cho sinh viên nhằm thúc đẩy tinh thần xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh
viên. Cụ thể hơn, câu hỏi nghiên cứu được trình bày như sao

Có phải sinh viên với mức độ kỹ năng chính trị cao thì sẽ ảnh hưởng đến xu
hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên cũng sẽ gia tăng cao.
Khái niệm khởi nghiệp kinh doanh và làm thuê sử dụng trong nghiên cứu
này được định nghĩa như sau:
1. Khởi nghiệp kinh doanh là việc mà cá nhân lựa chọn việc tự làm chủ, tự
mở công ty.
2. Làm thuê được hiểu là cá nhân sẽ làm việc cho một tổ chức. (Kolvereid,
1996).
1.3. Giới hạn nghiên cứu
Những hạn chế sau đây được xác nhận khi giải thích các kết quả của nghiên
cứu:
-

Tổng quát về nghiên cứu được giới hạn cho sinh viên đại học chính quy ghi
danh theo học tại Khoa Quản Trị Kinh Doanh của trường đại học trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh (cụ thể: Đại học Kinh Tế TP.HCM, Đại học Tài
chính - Marketing, Đại học Mở).

-

Kỹ thuật thu thập dữ liệu định lượng giới hạn trong biện pháp tự báo cáo.
Tuy nhiên kỹ thuật nghiên cứu tự báo cáo trong nghiên cứu hành vi vẫn được
cho phép sử dụng (Spector, 1994).

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện thơng qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ định
tính và nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu sơ bộ định tính nhằm hiệu
chỉnh thang đo lường của khái niệm kỹ năng chính trị và xu hướng khởi nghiệp kinh
doanh của sinh viên được thực hiện thông qua phương pháp thảo luận tay đôi.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu 3 giai đoạn và

đối tượng nghiên cứu tự trả lời bảng câu hỏi.


8
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thứ nhất, đối với sinh viên ngành quản trị kinh doanh, việc điều chỉnh thang
đo kỹ năng chính trị (political skill) sẽ cho sinh viên có cơ sở hơn khi sử dụng chính
thang đo này làm cơ sở để khám phá thêm mức độ xu hướng khởi nghiệp kinh
doanh của bản thân. Ngoài ra, việc nghiên cứu này cịn tăng trình độ tự hiểu biết và
tự ý thức trong việc phát triển nghề nghiệp tự làm chủ của sinh viên khi vẫn còn
đang ngồi ở ghế nhà trường ;
Thứ hai, thông qua kết quả đạt được từ dữ liệu thực tế, nghiên cứu cũng đưa
ra các kết luận và những khuyến nghị cụ thể cho các tổ chức đào tạo nhận diện sự
cần thiết của kỹ năng này trong tổ chức, để từ đó có các kế hoạch hỗ trợ sinh viên
cải thiện kỹ năng này. Đây cũng là một hoạt động giúp nhà trường gia tăng chất
lượng đầu vào, bổ sung thuộc tính tăng thêm trong việc gia tăng giá trị cảm nhận
của sinh viên về đơn vị đào tạo kinh doanh uy tín.
Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
Báo cáo nghiên cứu được chia thành 5 chương, cụ thể như sau:
-

Chương 1. Tổng quan

Chương này giới thiệu khái quát về đề tài, cho biết mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi, phương pháp nghiên cứu, nêu lên các ý nghĩa thực tiễn của đề tài và
giới thiệu kết cấu của báo cáo
-

Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu


Chương này làm rõ về mặt lý thuyết các nội dung liên quan đến kỹ năng
chính trị (Political skill), liên quan đến xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của
sinh viên (Self – employment intention); trình bày và đề xuất mơ hình nghiên
cứu cho báo cáo.
-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Nội dung của chương này là trình bày thiết kế nghiên cứu, thang đo lường
các khái niệm nghiên cứu và phương thức điều chỉnh các thang đo nhằm mục


9
tiêu cuối cùng là cụ thể hóa phương pháp nghiên cứu để kiểm định mơ hình
nghiên cứu cùng với các giả thuyết nghiên cứu được xác lập trong chương 2.
-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương này trình bày phương pháp phân tích dữ liệu và cho biết kết quả
nghiên cứu.
-

Chương 5. Ý nghĩa và kết luận

Nội dung chính của Chương này là tóm tắt các kết quả chính đã đạt được
thơng qua nghiên cứu, những đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn quản lý
cũng như những hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho những nghiên cứu
tiếp theo.



10

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.

Giới thiệu
Chương 1 giới thiệu tổng quan về dự án nghiên cứu. Chương 2 này mục đích

giới thiệu cơ sở lý luận cho nghiên cứu. Trên cơ sở này, mơ hình nghiên cứu được
xây dựng cùng với các giả thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm trong mơ hình.
Chương này bao gồm 2 phần chính, (1) cơ sở lý luận về xu hướng khởi nghiệp kinh
doanh của sinh viên, kỹ năng chính trị, và (2) mơ hình nghiên cứu.
2.2. Cơ sở lý luận
Như đã giới thiệu ở chương 1, kỹ năng cần thiết liên quan đến xu hướng khởi
nghiệp kinh doanh có thể đề cập đến kỹ năng chính trị. Việc tìm hiểu sâu sắc các
khái niệm liên quan cho ta cơ sở để tiếp tục tìm hiểu mối quan này.
2.2.1. Xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên quản trị kinh doanh
Theo Nguyễn Như Ý và ctg (2007), khởi nghiệp kinh doanh được hiểu là bắt
đầu sự nghiệp từ việc đầu tư vốn kinh doanh hay mở cửa hàng kinh doanh. Còn
Krueger & Carsrud (1993) cho rằng hành vi kinh doanh như việc bắt đầu mở một
dự án kinh doanh là xu hướng và dự báo tốt nhất bởi xu hướng hướng về hành vi
chính xác. Họ cho rằng xu hướng là nhân tố thúc đẩy ảnh hưởng hành vi. Điều này
hoàn toàn phù hợp với lý thuyết hành vi mà tình trạng xu hướng là tiền đề trực tiếp
của hành vi thật (Ajzen, 1991). Một số nghiên cứu kết luận rằng việc tạo ra một dự
án là do hành vi được lập kế hoạch, và đấy là xu hướng (Kolvereid, 1996; Krueger
& Carsrud, 1993). Vì vậy, xu hướng là một chỉ số dự báo hành vi tốt hơn là thái độ.
Trong tâm lý học, xu hướng được chứng minh là một dự báo tốt nhất của hành vi
được lập kế hoạch, và trong thực tế biến xu hướng trở thành một phần của một số

các lý thuyết đương thời về hành vi xã hội con người (Ajzen & Fishbein, 2002).
Theo Ajzen & Fishbein (1980), có 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng hành
vi: (1) thái độ đối với hành vi của một người là suy xét về tác động của các hành vi


11
mong muốn cho dù là tốt hay xấu; (2) chuẩn chủ quan của nhóm xã hội đề cập đến
những gì những người quan trọng đối với cá nhân đó suy nghĩ về thực hiện các
hành vi xu hướng; (3) nhận thức hành vi kiểm soát của một cá nhân là sự suy xét,
khả năng nhìn nhận của mình để có những hành vi xu hướng. Theo mơ hình của
Ajzen & Fishbein (1986), thái độ và niềm tin dự báo xu hướng, rồi xu hướng sẽ dự
báo tiếp hành vi. Ngoài ra, Ajzen & Driver (1992) nhấn mạnh rằng "thuận lợi hơn
các thái độ và chuẩn chủ quan đối với hành vi, và nhận thức hành vi kiểm sốt càng
mạnh thì xu hướng của một cá nhân để thực hiện các hành vi sẽ được xem xét ". Xu
hướng là sự hội tụ, tập trung của các lý thuyết xung quanh sự nghiên cứu ảnh hưởng
đến quyết định tham gia vào một hành vi nhất định mà cung cấp một khung lý
thuyết mà xu hướng khởi nghiệp kinh doanh có thể được nghiên cứu.
Xu hướng kinh doanh (entrepreneurial intention) đề cập đến xu hướng để
thực hiện hành vi kinh doanh. Xu hướng khởi nghiệp kinh doanh được định nghĩa
như là xu hướng để bắt đầu một doanh nghiệp mới (intention to start a new
business) (Krueger & Brazeal,1994; Zhao và ctg, 2005), xu hướng của riêng một
doanh nghiệp (the intention to own a business) (Crant, 1996), hay xu hướng sẽ
được tự làm chủ (self – employment intention) (Kolvereid, 1996). Sinh viên chưa
tốt nghiệp là nhóm người đang trong giai đoạn đầu của lựa chọn nghề nghiệp, thang
đo xu hướng khởi nghiệp sẽ cung cấp tập biến quan sát cung cấp các biến quan sát
từ thích thú việc tự làm chủ hay quyền sở hữu kinh doanh cho đến xu hướng kinh
doanh lâu dài. Sinh viên sẽ không chọn việc khởi nghiệp kinh doanh nếu xu hướng
lựa chọn nó khơng cao.
2.2.2. Kỹ năng chính trị
Một cơ sở lý thuyết quan trọng cho hoạt động chính trị trong các tổ chức

được đề xuất bởi Mintzberg (1983, 1985) ở hai thập kỷ trước. Mintzberg cho rằng


12
chúng ta có thể xem tổ chức như những đấu trường chính trị6, mỗi cá nhân cần thể
hiện hai phẩm chất quan trọng để đạt hiệu quả. Đầu tiên, ông cho rằng trước khi
tham gia vào hành vi “chính trị”, cá nhân cần biểu hiện sự sẵn sàng của họ hoặc
động cơ để sử dụng hết những nguồn lực cá nhân, Mintzberg gọi đó là ‘ý chí chính
trị’. Thứ hai, Mintzberg cho rằng điều đó cũng khơng đủ để cho các cá nhân sẵn
sàng thực hiện những hành vi chính trị, mà họ cũng cần phải sở hữu năng lực để
thực hiện những hành vi này một cách khôn khéo và hiệu quả chính trị nhất, và nó
được gọi là “kỹ năng chính trị”. Sau này, Hollander (1995) “Nêu bật rằng nghiên
cứu về lãnh đạo bây giờ là tập trung hơn vào vai trị của những người theo mình”.
Đây cũng là một phần quan trọng, nó như là kết quả của lợi ích nhiều hơn trong làm
việc nhóm, và sự tham gia của người lao động. Trong nhiều tình huống vai trò của
người lãnh đạo sẽ là người tham gia hơn, là người duy trì hoạt động tập thể hơn.
Với vai trị này thì có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng quyền lực và chính trị trong
chính hành xử lãnh đạo của họ. Chính trị được nhận biết như là sức mạnh trong
hành động và có thể ảnh hưởng đến những hoạt động không mong muốn như là một
phần vai trị lãnh đạo của mình, và nó cũng ảnh hưởng đến sự phân bổ những lợi thế
và bất lợi trong tổ chức. Như trong nghiên cứu của Peled (2000), kỹ năng chính trị
là vũ khí bí mật cho những lãnh đạo thành cơng. Ơng biện luận rằng ở đây có một
sự khác nhau giữa kỹ năng con người với nhau, liên quan đến điều này như là sự
thoải mái và dễ chịu trong giao tiếp giữa lãnh đạo và nhân viên, đồng nghiệp, cấp
trên và khách hàng, và kỹ năng chính trị có liên quan đến những điều này như là
khả năng lôi kéo quan hệ con người với nhau của họ với nhân viên, đồng nghiệp,
6

Tổ chức (Nguyễn Như Ý và ctg, 2007): tập hợp người được tổ chức theo cơ cấu nhật định để hoạt động vì


lợi ích chung. Các tổ chức mà sinh viên hiện tham gia: Tổ chức lờp học, tổ chức đồn thể (nhóm, câu lạc bộ),
tổ chức làm việc (mơi trường làm thêm).
Chính trị (Nguyễn Như Ý và ctg, 2007) được hiểu là những hiểu biết về mục đích, đường lối (chính sách đối
nội và quan hệ quốc tế) và nhiệm vụ đấu tranh của các chính đảng (quần chúng). Nhưng trong phạm vi
nghiên cứu này tác giả sử dụng với ý nghĩa là: “Chính trị được nhận biết như là sức mạnh trong hành động và
có thể ảnh hưởng đến những hoạt động khơng mong muốn và nó cũng ảnh hưởng đến sự phân bổ những lợi
thế và bất lợi trong tổ chức.”


13
khách hàng, và giám sát. Tuy nhiên, Perrewe và ctg (2000) chỉ đơn thuần mơ tả kỹ
năng chính trị như là kỹ năng con người với nhau. Bên cạnh đó, Ferris và ctg (1994)
đã biện luận rằng nhiều quyền lực quản lý được quyết định bởi khả năng lèo lái một
cách hiệu quả tình huống chính trị trong tổ chức. Trong tổ chức các yêu cầu kỹ năng
làm việc, thì hầu như kỹ năng chính trị rất hạn chế được đề cập, mà thường thấy
xuất hiện, đó là “Kỹ năng xã hội”7 (Wu, 2008), là một khái niệm như là một trong
số khái niệm con của khái niệm hiệu quả. Hiệu quả xã hội được định nghĩa là “khả
năng để đọc, hiểu, và điều khiển tương tác xã hội một cách hiệu quả (Ferris và ctg,
2002), và nó có các tên như là: kỹ năng xã hội, thông minh xã hội, thơng minh xúc
cảm, và kỹ năng chính trị. Mặc dù những khái niệm hiệu quả xã hội góp phần vào
các cấp độ khác nhau của thành công giữa cá nhân với nhau, kỹ năng xã hội, kỹ
năng chính trị đã nhận được sự chú ý đáng kể, bởi vì nó có thể quan sát nhiều hơn
và dễ đào tạo hơn sự thơng minh hay là tính cách, và nó là một kỹ năng có thể sử
dụng trong nhiều mơi trường khác nhau.
Kỹ năng chính trị là một kỹ năng đặc biệt và nó được sử dụng trong sự sắp
đặt tổ chức (Ferris và ctg, 2001). Và mãi sau này, trong những nghiên cứu tiếp theo
của Ferris, ông đã làm rõ khái niệm “kỹ năng chính trị”, và khái niệm này được thể
hiện cụ thể hơn qua thang đo gồm 18 biến. Đây là một khái niệm bậc 2 và nó gồm
có 4 thành phần.
Thành phần năng lực mạng lưới (Networking Ability): Cá nhân với kỹ

năng chính trị này là người lão luyện trong nhận biết và phát triển những liên lạc
khác nhau và mạng lưới con người. Họ có phong cách đặc trưng nhạy cảm, kỹ năng
chính trị cá nhân phát triển mối quan hệ dễ dàng và xây dựng liên minh hoặc lợi ích

7

Kỹ năng xã hội đang trở nên ngày càng quan trọng tại nơi làm việc ngày hơm nay, bởi vì cơ cấu tổ chức
đang trở nên phẳng hơn với nhiều dịch vụ theo định hướng vị trí. Kỹ năng xã hội mạnh có thể tạo điều kiện
tương tác giữa cá nhân với nhau, mà nó có thể dẫn đến kết quả cơng việc hiệu quả. Mặc dù sự thay đổi trong
cơ cấu tổ chức và tầm quan trọng của các kỹ năng xã hội đã nâng cao nhận thức về kỹ năng xã hội trong các
kết quả tổ chức, rất ít được biết về các kỹ năng xã hội là gì và vai trị của nó trong ảnh hưởng đến kết quả
cơng việc. Kỹ năng xã hội ảnh hưởng đến công việc và kết quả thành công của nghề nghiệp (Wu, 2008). Kỹ
năng xã hội như là một hành vi xã hội có thể học được và được sử dụng để đạt được mục tiêu xã hội.


14
chung mạnh và có lợi. Hơn nữa, kỹ năng này cao thì cịn tạo ra các cơ hội lợi thế.
Pfeffer (1992) mơ tả các nhân viên có thể vào mạng lưới như là một trong số những
người sử dụng tính chất xây dựng của các tổ chức xã hội để tạo ra và tận dụng các
cơ hội. Vốn xã hội được mơ tả là nguồn lực tích lũy cho lợi ích của một người thông
qua các quan hệ xã hội và ràng buộc cá nhân lẫn nhau (Coleman, 1988). Mạng lưới,
cả bên trong và bên ngoài tổ chức, cho phép nhân viên tích lũy vốn xã hội cần thiết
để nhận được sự thăng tiến. Cá nhân sở hữu năng lực này là người có kỹ năng thành
thạo trong giao dịch và lão luyện trong quản trị xung đột.
Nghiên cứu này đề xuất rằng những cá nhân có hiệu quả mạng lưới sẽ có xu
hướng khởi nghiệp kinh doanh. Thời gian và nỗ lực cần thiết để có hiệu quả mạng
lưới là quan trọng đối với những cá nhân chuẩn bị khởi nghiệp kinh doanh. Bởi vì
người tự làm chủ thường xuyên tìm kiếm và phát triển các mạng lưới bên ngoài để
nắm bắt các cơ hội hợp tác trong kinh doanh.
Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa năng lực mạng lưới và xu hướng khởi

nghiệp kinh doanh.
Thành phần sự sắc sảo xã hội (Social Astuteness): Kotter (1982) thấy rằng
các nhà quản lý có hiệu quả có thể thay đổi thông tin liên lạc và kỹ năng giao tiếp
của họ để liên quan đến các cá nhân từ nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Meichenbaum và ctg (1981) thảo luận về kỹ năng xã hội như các kiến thức và khả
năng hiểu khác nhau những tình huống xã hội và sẽ thay đổi hành vi cho phù
hợp. Ferris và ctg (2005) thì cho rằng cá nhân chiếm hữu kỹ năng chính trị thì có
khả năng quan sát sắc sảo người khác. Họ hiểu sự tác động xã hội với nhau tốt và
giải thích chính xác hành vi của họ và hành vi người khác. Họ làm cho sự kết hợp
được sắc sảo, khéo léo để làm thay đổi môi trường, làm cho dễ gần gũi và có sự tự
nhận thức cao. Và sự sắc sảo xã hội như được nói đến với điểm đặc trưng như là dễ
dàng ảnh hưởng đến người khác, và khả năng này được nhận biết với người khác
như là điều then chốt giành một điều gì đó cho người khác. Cá nhân sắc sảo xã hội
thường được nhận ra như là người có tính khéo léo, thông minh và biết thỏa thuận
với người khác.


×