Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ CHO VAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.61 KB, 28 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP
VỤ CHO VAY
I. Các giải pháp đối với NHTM
1. Không ngừng bồi dưỡng giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ
chuyên môn cho cán bộ
Cán bộ tín dụng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất đối với chất lượng
và hiệu quả của nghiệp vụ cho vay của NHTM. Do đó những cán bộ có tay
nghề vững vàng, trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ
đánh giá khách hàng cũng như thẩm định dự án đầu tư chính xác hơn
những người có năng lực chuyên môn kém. Để thực hiện tốt các nội dung
trong quá trình thẩm định, cán bộ NH cần được trang bị các kiến thức như :
- Nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như
của NH chủ quản trong phát triển kinh tế, chế độ tín dụng, thành thạo
chuyên môn nghiệp vụ NH, nhất là nghiệp vụ tín dụng.
- Có kiến thức tổng hợp về kinh tế thị trường, nhanh nhậy nắm bắt thông
tin, am hiểu pháp luật.
- Có kiến thức, hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến
công tác thẩm định như : công nghệ, kỹ thuật, bảo hiểm...
NH cần quan tâm đặc biệt đến trình độ cán bộ tín dụng, đảm bảo năng
lực và trình độ phù hợp với tính chất công việc chuyên môn. Phải triển khai
các trương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn hàng năm cho
tất cả các cán bộ tín dụng trong cơ quan, chuẩn hóa tiêu chuẩn cán bộ tín
dụng, bố trí và sử dụng hợp lý có hiệu quả cán bộ có năng lực chuyên môn
và trình độ của từng người, nhằm phát huy tối đa hiệu quả cán bộ, tránh để
lãng phí. Nên đưa công tác đào tạo, tiêu chuẩn hoá cán bộ vào chiến lược
phát triển nguông nhân lực cảu ngành.
Hàng năm, HN cần tổ chức các đợt thi nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.
Qua đó, có chế độ khen thưởng, đề bạt kịp thời và chính xác nhằm khuyến
khích cán bộ NH trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao
trình độ chuyên môn, đặc biệt là thẩm định dự án đầu tư, thực hiện đúng


qui trình nghiệp vụ cho vay, lựa chọn khách hàng hợp lý, đảm bảo an toàn
và hiệu quả trong đầu tư cho vay, chấp hành đúng thể lệ tín dụng, gắn trách
nhiệm của cán bộ tín dụng với hiệu quả vốn vay.
Bên cạnh đó NHTM cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo
đức của cán bộ tín dụng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hướng dẫn cán bộ
thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm vững kịp thời
những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho
phù hợp.
Hàng năm, NHTM nên có những chính sách chế độ, lương thưởng hợp lý
gắn với hiệu quả công việc để kích thích cán bộ tín dụng hoàn thành tốt
nhiệm vụ, trách tình trạng hưởng lương theo doanh số cho vay, làm cho
nhân viên chỉ quan tâm đến số lượng mà không quan tâm đến chất lượng.
Cần nghiêm khắc xử lý những cá nhân vì lý do chủ quan gây thất thoát vốn
của NH. Những cá nhân này phải nghiêm chỉnh chấp hành việc bồi thường
vật chất.

2. Thu thập, đánh giá và xử lý thông tin để có những nhận thức chính xác
về khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định.
Thông tin chính xác sẽ giúp ngân hàng đánh gía khách hàng một cách
toàn diện, chính xác, có thể thấy được những ưu nhược điểm của họ. Từ đó,
2
ngân hàng có những kết luận đúng đắn về bản thân khách hàng. Thông tin
đầy đủ nhiều chiều với độ tin cậy cao sẽ góp phần nâng cao chất lượng thẩm
định dự án đầu tư. Thông tin có thể thu thập từ các nguồn sau :
2.1-
Thông tin từ các doanh nghiệp vay vốn
Trong quá trình hoàn tất hồ sơ, thủ tục xin vay, doanh nghiệp vay vốn
có trách nhiệm cung cấp những thông tin cần thiết cho ngân hàng như : dự
án đầu tư, kế hoạch vay vốn, trả nợ, các báo cáo tài chính ở thời điểm gần
nhất và các thông tin khác.

Đối với các báo cáo tài chính : Thường cán bộ tín dụng căn cứ vào báo
cáo tài chính để đánh giá về năng lực tín dụng của doanh nghiệp vay vốn.
Tuy nhiên rất khó xác định được chính xác độ tin cậy của báo cáo tài chính
đó. Hiện nay, Bộ Tài Chính đã ban hành “ quy chế kiểm toán nội bộ” để làm
căn cứ cho doanh nghiệp Nhà nước áp dụng, nhưng việc thực hiện chưa
mang tính bắt buộc. Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì việc báo
cáo tài chính càng khó khăn hơn, phần lớn công tác kế toán chưa được thực
hiện một cách nghiêm túc, chủ yếu là ghi sổ. Do vậy đòi hỏi các cán bộ thẩm
định phải chú trọng đến việc kiểm tra thật kỹ lưỡng báo cáo tài chính. Muốn
3
xác định tính chính xác của các báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng cần kết
hợp với việc điều tra thực tế tại nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của
khách hàng để xác minh độ tin cậy của báo cáo tài chính.
Để đánh giá được khả năng trả nợ của người vay, ngân hàng có thể tiến
hành phỏng vấn trực tiếp người xin vay vốn.
Mục đích của cuộc phỏng vấn để xem khách hàng có trung trực hay
không, tuy nhiên sẽ không cần thiết nếu khách hàng là người quen thuộc, có
tín nhiệm. Qua đó có thể nhận xét về tư cách, năng lực, phẩm chất đạo đức,
kinh nghiệm của người vay, có thể thông qua phỏng vấn để làm sáng tỏ
những điểm còn mâu thuẫn hoặc chưa rõ ràng trong hồ sơ vay vốn, ví dụ
như : lịch sử doanh nghiệp, gốc của sự gia tăng thu nhập ( hay chi phí ) và
lợi nhuận, loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh ( doanh nghiệp cung cấp
cho thị trường loại sản phẩm nào, hoạt động trên thị trường nào...).
Khi đặt ra các câu hỏi phỏng vấn cán bộ tín dụng cần tạo ra bầu không khí
thoải mái như một cuộc trò chuyện trao đổi, làm sao cho khách hàng không
cảm thấy mình bị phỏng vấn, có thể gây ra sự gượng ép hoặc trả lời sai sự
thật. Đặc biệt ngân hàng phải chú ý nắm được những vấn đề sau thuộc về
khách hàng :
4
- Khả năng tạo điều kiện cần và đủ để tạo ra thu nhập và kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh từ vốn vay của ngân hàng để trả nợ.
- Các nguồn tiền khác có thể thay thế để trả nợ ngân hàng trong trường
hợp phương án xin vay vốn bị rủi ro không có nguồn trả nợ.
- Những khó khăn, thuận lợi và những loại rủi ro có thể xảy ra trong quá
trình sử dụng vốn của doanh nghiệp và những biện pháp khắc phục.
2.2-
Thu thập thông tin từ các nguồn khác
Ngoài các thông tin thu thập được từ chính doanh nghiệp vay vốn, ngân
hàng có thể khai thác nhiều nguồn thông tin khác như : thông tin từ các
ngân hàng có quan hệ với khách hàng vay vốn, thông tin từ các doanh
nghiệp cung cấp và tiêu thụ, thông tin từ các công ty kiểm toán, từ trung
tâm tín dụng hay trung tâm phòng ngừa rủi ro. Nguồn thông tin có nhiều,
nhưng ngân hàng cần biết chọn lọc và xử lý thông tin sao cho có hiệu quả
nhất. Ngân hàng nên lấy thông tin từ trung tâm tín dụng, vì mọi thông tin
về doanh nghiệp vay vốn và ngân hàng khác đều tập trung tại đây.
Sau khi thu thập được thông tin ngân hàng cần lưu trữ những thông tin
liên quan đến doanh nghiệp vay vốn cùng với hồ sơ vay vốn, làm cơ sở để
5
phân loại khách hàng. Do yêu cầu phải thu thập thông tin nhanh và đầy đủ,
việc lưu trữ thông tin và phân loại khách hàng là rất cần thiết.
Đối với các khách hàng có mối quan hệ thường xuyên, lâu dài với ngân
hàng thì ngân hàng cần lưu giữ các tài liệu đã thu thập từ các lần vay trước,
để khi tiến hành thẩm định có thể lấy ra thẩm định dễ dàng. Công việc lưu
trữ thông tin của khách hàng cần được tiến hành thường xuyên và tập trung
thành những bộ hồ sơ để dễ tìm kiếm, có thể lưu trữ trong máy vi tính.
Theo định kỳ ngân hàng cần tiến hành phân loại khách hàng theo chỉ tiêu
đánh giá chất lượng khoản vay và hiệu quả sản xuất kinh doanh ... qua đó
giúp cán bộ thẩm định có căn cứ để đánh giá chính xác hơn về doanh nghiệp
vay vốn.
3. Xác định thời hạn trả nợ và cách thức tính lãi phù hợp với chu kỳ sản

xuất kinh doanh của dự án
Việc xác định thời hạn trả nợ cũng như mức trả nợ cần tính toán sao cho
phù hợp với tiến độ thi công cũng như khai thác của dự án. Ngân hàng cần
xác định nguồn thu của khách hàng để trả nợ, đó chính là khấu hao thu được
từ hoạt động sản xuất kinh doanh của chính dự án. Thu nợ khách hàng cần
căn cứ vào nguồn thu nhập của dự án, đồng thời nên tiến hành thu hồi nợ
6
gốc tăng dần theo thời gian, như vậy phù hợp với quá trình vận hành kết quả
đầu tư ( giai đoạn đầu tư dự án chưa chạy hết công suất, giai đoạn tiếp theo
là công suất tăng dần và đạt mức tối đa, cuối cùng công suất sẽ giảm dần và
thanh lý ).
Ngân hàng có thể áp dụng phương pháp thu nợ theo niên kim cố định,
phương pháp này đơn giản dễ thực hiện và có ưu điểm : mỗi kỳ thu nợ ngân
hàng đều nhận được một khoản tiền bằng nhau, nhưng kỳ đầu số tiền lãi thu
được là lớn nhất, số tiền gốc thu được là nhỏ nhất, sau đó số tiền gốc tăng
dần, số lãi giảm dần. Điều này hoàn toàn phù hợp với quá trình vận hành kết
quả đầu tư và đảm bảo nguồn trả nợ cho ngân hàng chính là nguồn thu từ dự
án.
Cùng với phương thức thu nợ theo niên kim, ngân hàng nên đưa ra mức
lãi suất hợp lý để hấp dẫn người đầu tư. Mức lãi suất của ngân hàng phải
nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư và tỷ suất
lợi nhuận đó phải lớn hơn lãi suất đầu tư vào lĩnh vực tài chính. Có như vậy
mới khuyến khích người đầu tư, vừa đảm bảo thu hồi được nợ, vừa đảm bảo
thu nhập cho ngân hàng và doanh nghiệp.
7
4. Thực hiện tốt các bảo đảm tín dụng
Thực hiện tốt các bảo đảm tín dụng của NHTM đối với các khách hàng
vay vốn là biện pháp bắt buộc để ràng buộc trách nhiệm của người vay vốn
với NHTM trong suốt quá trình sử dụng vốn tín dụng, từ đó góp phần đảm
bảo an toàn nguồn vốn của NHTM. Vì vậy, tuy không phải là mục tiêu hàng

đầu nhưng bảo đảm tín dụng là nội dung hết sức quan trọng của mục tiêu an
toàn, chất lượng và hiệu quả tín dụng của ngân hàng.
Khi thực hiện các bảo đảm tín dụng, NHTM cần tiến hành thực hiện
nghiêm túc việc nhận các bảo đảm tín dụng. Giá trị của bảo đảm tín dụng
phải thật sự tương đương với khoản cho vay, NHTM không thể nhận bảo
đảm một cách qua loa vì làm như vậy chính là tạo điều kiện cho khách hàng
chiếm dụng vốn của NH hoặc sử dụng vốn vay không hiệu quả. Bên cạnh
đó, khi buộc phải xử lý các đảm bảo để thu hồi nợ vay, thì NHTM phải xử lý
một cách linh hoạt, sao cho phù hợp với hoành cảnh thực tế mà lại có lợi cho
mình nhất.
- Vấn đề thực hiện bảo đảm đối với các xí nghiệp quốc doanh.
Ngày 31/5/2001 do NHNN ra công văn số 417 về việc “hướng dẫn thực
hiện những giải pháp cấp bách của Chính Phủ và Thủ Tướng Chính Phủ liên
8
quan đến công tác tín dụng NH”, nên NHTM rất khó bắt các xí nghiệp quốc
doanh vay vốn phải thế chấp tài sản vì nội dung của công văn 417 quy định :
“các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn của các NHTM QD không phải thế
chấp tài sản...”, điều này làm giảm an toàn vốn vay của các NHTM QD, mặc
dù đã nới lỏng thủ tục vay vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước.
Để gắn trách nhiệm của các xí nghiệp quốc doanh đối với các khoản vay,
NHTM QD đã yêu cầu các doanh nghiệp vay vốn được cơ quan cấp trên
đứng ra bảo lãnh cho các đơn vị thành viên. Tuy nhiên, hình thức bảo lãnh
này mới chỉ do một phía ( các tổng công ty ) đứng ra viết giấy cam đoan bảo
lãnh, chưa quy định rõ trách nhiệm trả nợ cũng như cách thức xử lý trong
trường hợp các doanh nghiệp không trả được nợ. Để khắc phục tình trạng
này, NH nên vận dụng theo quyết định số 217/ QĐ - NH1 ngày 17/8/2000 và
thông tư liên Bộ số 01 – TT/LB ngày 3/7/2000 tiến hành lập hợp đồng bảo
lãnh rõ trách nhiệm của mỗi bên. Trong đó không nhất thiết yêu cầu bên bảo
lãnh phải thế chấp, cầm cố tài sản vẫn đảm bảo tăng độ an toàn cho khoản
vay.

- Thực hiện và xử lý bảo đảm đối với các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh
9
Khi cấp các khoản tín dụng cho đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh thì hình
thức bảo đảm tín dụng chủ yếu là thế chấp, trong đó tài sản thế chấp phổ
biến là nhà.
Đối với các tài sản thế chấp, NHTM cần quan tâm đánh giá chính xác giá
trị kinh tế và pháp lý của chúng. Do đặc điểm của tài sản thế chấp là NHTM
không thể trực tiếp quản lý chúng bằng hiện vật, mà chỉ quản lý chúng thông
qua các giấy tờ sở hữu, nên điều trước tiên NHTM phải làm là xác định tài
sản thế chấp đó có thực sự thuộc quyền sở hữu của khách hàng hay không.
NHTM cần chú trọng đến những tài sản mang tính đồng sở hữu, vì nó sẽ liên
quan đến vấn đề phát mại tài sản khi rủi ro xảy ra.
Sau khi cấp tín dụng đến thời hạn trả nợ, mà khách hàng không trả được
nợ, mặc dù NHTM đã sử dụng hết các biện pháp khai thác, thì NHTM sẽ
tiến hành xử lý các tài sản thế chấp.
Hiện nay, hình thức xử lý chủ yếu nhất là phát mại tài sản. Hình thức này
mang một số nhược điểm nhất định : thủ tục phát mại phức tạp và kéo dài,
khi phát mại rất khó bán, do tâm lý người mua không muốn mua nhà của
người bị phá sản hoặc cố tình dìm giá để thu lời, đồng thời chi phí phát mại
10
rất tốn kém. Nhằm xử lý tài sản một cách hữu hiệu, NHTM có thể áp dụng
các biện pháp sau :
- Mua lại tài sản thế chấp : NHTM có thể dùng nguồn vốn phát triển của
mình để mua lại một số tài sản thế chấp như : nhà ở, văn phòng... có vị trí
thuận lợi để làm trụ sở, quầy giao dịch cho NH mình. Biện pháp này vừa thu
hồi được vốn vay, vừa giúp doanh nghiệp trả nợ không bị ép gía, giảm chi
phí phát mại. Tuy nhiên cách này chỉ có thể áp dụng trong một phạm vi nhất
định.
- Trừ nợ bằng tài sản thế chấp : đây là việc NHTM tự khai thác tài sản của
khách hàng bằng cách mua lại tài sản thế chấp và tiến hành kinh doanh trên

tài sản đó, dưới hình thức cho thuê lại có thời hạn, cho thuê mua, liên doanh,
bán đứt... để thu hồi vốn vay. Biện pháp này thường được áp dụng với tài
sản có gía trị lớn. Nó có ưu điểm là NHTM trực tiếp nắm giữ và khai thác tài
sản, do vậy khả năng đảm bảo của khoản nợ là chắc chắn, vì NHTM sẽ trực
tiếp quản lý các khoản tiền có được nhờ kinh doanh trên tài sản đó, để trừ
dần vào gốc và nợ vay, do đó khả năng thu hồi vốn nhanh hơn. Mặc dù vậy
hình thức này có nhược điểm là khi giá cả có sự biến động lớn thì NHTM có
thể bị lỗ khi bán đứt tài sản để trừ nợ trong khi cơ chế bù lỗ chưa có.
11

×