Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

(Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.29 KB, 100 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM
----------

Họ và tên: Lê Nguyễn Anh Huy

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
TÍN DỤNG HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TÂY NINH

Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BÙI KIM YẾN

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2010


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu mang tính độc lập của cá nhân. Luận
văn đƣợc hồn thành sau q trình học tập, nghiên cứu thực tiễn, kinh nghiệm bản
thân và dƣới sự hƣớng dẫn của Cô PGS. TS. Bùi Kim Yến. Luận văn này chƣa đƣợc
ai cơng bố dƣới bất kỳ hình thức nào.
Tác giả



Lê Nguyễn Anh Huy


3

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. 2
MỤC LỤC ............................................................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 5
Chƣơng 1 ............................................................................................................................... 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ................................................................................. 8
TÍN DỤNG CHO NGƢỜI NGHÈO ...................................................................................... 8
1.1 Khái niệm về ngƣời nghèo ........................................................................................... 8
1.2 Tài chính vi mơ cho ngƣời nghèo ................................................................................ 9
1.3 Sự cần thiết phải hỗ trợ vốn cho ngƣời nghèo ........................................................... 11
1.4 Tín dụng ƣu đãi hộ nghèo .......................................................................................... 15
1.5 Kinh nghiệm ở một số nƣớc về cho vay đối với ngƣời nghèo ................................... 18
1.6 Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo........................................................................... 21
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................................ 31
Chƣơng 2 ............................................................................................................................. 32
THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI TỈNH TÂY NINH ..................................................................................... 32
2.1 Ngân hàng Chính sách xã hội, một định chế tài chính đặc thù .................................. 32
2.1.1 Sự ra đời, chức năng, đối tƣợng phục vụ và mơ hình quản lý của Ngân hàng
Chính sách xã hội ......................................................................................................... 32
2.1.2 Tóm lƣợc quy trình thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn ...................................... 36
2.2 Mạng lƣới tổ chức hoạt động của Chi nhánh ............................................................. 37

2.3 Kết quả cho vay hộ nghèo của Chi nhánh ................................................................. 40
2.3.1 Dƣ nợ hộ nghèo qua các năm ............................................................................. 40
2.3.2 Phân tích chất lƣợng tín dụng ............................................................................. 42
2.4 Công tác uỷ thác cho vay từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội .................... 43
2.5 Hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn ............................................................... 47
2.6 Công tác giao dịch lƣu động tại xã ............................................................................ 49
2.7 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân ..................................................................... 51
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................................ 58
Chƣơng 3 ............................................................................................................................. 59
CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG HỘ NGHÈO TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TÂY NINH ............................... 59
3.1 Giải pháp và kiến nghị về phía Nhà nƣớc .................................................................. 59
3.2 Giải pháp cho hoạt động tín dụng hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội ....... 62
3.3 Giải pháp để củng cố và nâng cao chất lƣợng tín dụng hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh ............................................................................ 69
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................................ 80
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 81
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 83
Phụ lục 1: Giấy đề nghị vay vốn kiêm phƣơng án sử dụng vốn vay ................................... 84
Phụ lục 2: Biên bản họp Tổ tiết kiệm và vay vốn ................................................................ 86
Phụ lục 3: Hợp đồng uỷ nhiệm Tổ tiết kiệm và vay vốn ..................................................... 89
Phụ lục 4: Hợp đồng uỷ thác cho vay hộ nghèo .................................................................. 93


4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Dƣ nợ hộ nghèo từ thời điểm nhận bàn giao 30/4/2004 đến 30/6/2010.
Bảng 2.2: Nợ quá hạn phát sinh thời điểm 30/6/2010 phân theo các nhóm ngun
nhân chính.

Bảng 2.3: Kết quả uỷ thác cho vay từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội từ
năm 2007 đến 30/6/2010.
Bảng 2.4: Phân loại đơn vị nhận uỷ thác đến thời điểm 30/6/2010.
Bảng 2.5: Số Tổ tiết kiệm và vay vốn, số hộ nghèo và dƣ nợ đến thời điểm
30/6/2010.
Bảng 2.6: Số tiền giải ngân, thu nợ, thu lãi của toàn Chi nhánh Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh Tây Ninh kể từ khi giao dịch tại xã đến 30/6/2010.
Bảng 2.7: Số tiền giải ngân, thu nợ, thu lãi tại các Điểm giao dịch so với số tiền giải
ngân, thu nợ, thu lãi của toàn Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây
Ninh đến 30/6/2010.


5

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế nƣớc ta đang đƣợc vận hành theo cơ chế thị trƣờng, có sự quản
lý của Nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ ngh a. Công cuộc đ y mạnh sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong điều kiện tồn cầu hóa về kinh tế là
một cuộc trƣờng chinh mới với nhiều vận hội, cơ may nhƣng c ng khơng ít lo âu,
bất tr c.
Kinh tế thị trƣờng, dù định hƣớng xã hội chủ ngh a c ng không tránh kh i
dẫn đến những thay đổi trong phân tầng xã hội, tạo ra sự đối lập giàu nghèo. Kinh tế
thị trƣờng c ng tạo ra tâm lý chạy theo đồng tiền, cạnh tranh không lành mạnh, làm
phai nhạt truyền thống tình ngh a, tƣơng thân tƣơng ái trong cộng đồng dân tộc.
Chính vì l đó, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, cùng với
đƣờng lối chính sách trong mỗi chặng đƣờng phát triển phải luôn luôn g n tăng
trƣởng kinh tế với tiến bộ và công b ng xã hội, chƣơng trình mục tiêu quốc gia xố
đói giảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội là một chủ trƣơng rất lớn và đ ng đ n
của Đảng, phù hợp với l ng dân.

Đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ ngh a,
Đảng và Nhà nƣớc ta ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trƣớc đã xác
định: “… phải hỗ trợ giúp ngƣời nghèo b ng cách cho vay vốn, hƣớng dẫn cách làm
ăn, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nƣớc, phấn đấu tăng hộ giàu
đi đơi với xố đói giảm nghèo…” (Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần
thứ 5, khoá VII).
Thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối đ ng đ n trên đây, năm 1995 Chính phủ
quyết định thành lập Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo thuộc Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Qua thực tiễn triển khai thực hiện chính
sách ƣu đãi đối với hộ nghèo và những yêu cầu thực tế đặt ra, đến tháng 10/2002,
Chính phủ ra Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với ngƣời nghèo và các
đối tƣợng chính sách khác. Đồng thời, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số


6

131/2002/QĐ-TTg, thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam nh m tách tín
dụng chính sách ra kh i tín dụng thƣơng mại, trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục
vụ ngƣời nghèo, tiếp đó là Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính
phủ ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Sự ra đời Ngân hàng Chính sách xã hội - một định chế tài chính mới, đã tạo
cơ hội cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác tiếp cận dịch vụ tín dụng
Nhà nƣớc, đồng thời khẳng định chủ trƣơng tập trung các nguồn vốn tín dụng có
nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nƣớc vào một đầu mối, tách tín dụng ƣu đãi ra kh i hệ
thống Ngân hàng thƣơng mại là phù hợp với tiến trình đổi mới nền kinh tế và hội
nhập quốc tế. Ngân hàng Chính sách xã hội ra đời đã góp phần ngăn chặn tệ cho
vay nặng lãi ở nông thôn, là một cơng cụ thực hiện vai trị điều tiết của Nhà nƣớc
trong nền kinh tế thị trƣờng đối với những đối tƣợng đang bị thiệt thòi nhiều nhất và
là một trong những đ n b y kinh tế quan trọng, trực tiếp giúp ngƣời nghèo và các
đối tƣợng chính sách khác có điều kiện tham gia phát triển sản xuất, cải thiện cuộc

sống.
Chƣơng trình tín dụng ƣu đãi hộ nghèo đã triển khai đƣợc gần 15 năm. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, việc đ y mạnh chƣơng trình này có ý ngh a hết
sức quan trọng và vơ cùng to lớn. Mặc dù Chính phủ, các bộ, ngành và cấp uỷ,
chính quyền địa phƣơng các cấp ln quan tâm đến cơng tác xố đói giảm nghèo
nhƣng vẫn cịn rất nhiều hộ nghèo ở nƣớc ta hiện nay. Một trong những ngun
nhân chính của tình trạng này là khó khăn mà các nhà quản lý c ng nhƣ phần lớn hộ
nghèo đã và đang gặp phải trong việc vay vốn ƣu đãi nhƣng làm ăn khơng có hiệu
quả nên khơng cải thiện đƣợc cuộc sống, khơng có khả năng hồn trả nợ gốc và lãi,
làm cho chất lƣợng tín dụng ƣu đãi hộ nghèo khơng tốt. Đó là lý do để lựa chọn đề
tài luận văn:
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo tại Chi nhánh
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh”


7

2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế trong cơng tác cho vay hộ nghèo tại
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh để tìm ra những hạn chế, tồn
tại và nguyên nhân, từ đó đƣa ra các giải pháp để nâng cao chất lƣợng tín dụng hộ
nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Chƣơng trình cho vay hộ nghèo đƣợc triển khai thực
hiện tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh.
Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề về khung pháp lý và triển khai trên thực
tiễn, qua đó đề cập đến việc nâng cao chất lƣợng tín dụng hộ nghèo để góp phần
nâng cao đời sống ngƣời dân. Giới hạn nghiên cứu chỉ đề cập đến các giải pháp cơ
bản đƣa ra nh m giải quyết một số hạn chế trong công tác cho vay ƣu đãi hộ nghèo.


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng kết hợp với phƣơng pháp nghiên
cứu thống kê, so sánh, phân tích… đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nh m giải
quyết và làm sáng t mục tiêu đặt ra trong luận văn.

5. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận liên quan đến chính sách tín dụng ƣu đãi cho ngƣời
nghèo.
Chƣơng 2: Tình hình thực tế trong cơng tác cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh.
Chƣơng 3: Các giải pháp để nâng cao chất lƣợng tín dụng hộ nghèo tại Chi
nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh.
Do trình độ nghiên cứu và nhận thức c n hạn chế nên rất mong nhận đƣợc
các ý kiến đóng góp sâu s c của quý Thầy, Cô. Xin chân thành cảm ơn.


8

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN
TÍN DỤNG CHO NGƢỜI NGHÈO
1.1 Khái niệm về ngƣời nghèo
Phát triển s tất yếu dẫn đến tăng trƣởng và bất bình đẳng về thu nhập do thất
bại của chính thị trƣờng và đơi khi là thất bại từ phía Chính phủ. Bất bình đẳng thu
nhập tất yếu s tồn tại những ngƣời có thu nhập thấp. Nhóm thu nhập quá thấp
thƣờng đƣợc các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế quy thành ngƣời nghèo theo một
chu n mực nhất định.
Ở Việt Nam đã đƣa ra nhiều tiêu chu n để đánh giá giàu nghèo nhƣ mức thu

nhập, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chi tiêu gia đình, hƣởng thụ, văn hố, y tế... Trong
đó mức thu nhập là chỉ tiêu quan trọng nhất. Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội là
cơ quan thuộc Chính phủ đƣợc Nhà nƣớc giao trách nhiệm nghiên cứu và công bố
chu n nghèo của cả nƣớc từng thời kỳ. Chu n mực phân loại hộ nghèo do Thủ
tƣớng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7
năm 2005, hộ nghèo là hộ có thu nhập bình qn nhƣ sau:
Từ 260.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống ở khu vực thành thị.
Từ 200.000 đồng/ngƣời/tháng trở xuống ở khu vực nông thôn.
Theo cách đánh giá này, đến đầu năm 2006 nƣớc ta có khoảng 4,2 triệu hộ
nghèo, chiếm 26% tổng số hộ trong cả nƣớc.
C n theo tiêu chu n đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), yêu cầu về Calo
theo đầu ngƣời là 2.100 Calo mỗi ngày. Trên cơ sở một gói lƣơng thực có tính đại
diện và có tính đến sự biến động về giá cả theo vùng đối với từng mặt hàng, WB
tính ra mức nghèo bình qn có thu nhập 4,2 triệu VND/ngƣời/năm. Dựa theo tiêu
chí trên, WB đã khảo sát mức sống ở Việt Nam và kết luận tính đến đầu năm 2006
ở Việt Nam có 32% dân số đƣợc xếp vào loại nghèo, trong đó 90% tập trung ở vùng
nơng thôn.
Dù cách đánh giá nào, ngƣời nghèo hiện nay ở Việt Nam vẫn c n khá lớn.


9

1.2 Tài chính vi mơ cho ngƣời nghèo
Tài chính vi mơ đã hình thành và phát triển nh m mang lại lợi ích cao nhất
cho ngƣời nghèo và từ đó góp phần làm tăng chất lƣợng tăng trƣởng. Tài chính vi
mô chủ yếu đề cập tới các hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính cho những ngƣời có
thu nhập thấp ở cả thành thị và nông thôn. Các dịch vụ tài chính này thƣờng bao
gồm tín dụng và tiết kiệm. Bên cạnh vai trị trung gian tài chính, nhiều tổ chức thực
hiện tài chính vi mơ cịn cung cấp dịch vụ trung gian xã hội nhƣ thành lập nhóm,
củng cố lòng tin và đào tạo về kiến thức tài chính c ng nhƣ năng lực quản lý của

các thành viên nhóm đƣợc đánh giá là nghèo và cần tài trợ.
Tài chính vi mơ bao gồm tín dụng vi mơ và tiết kiệm vi mơ. Các hoạt động
tín dụng vi mô thƣờng liên quan đến: các khoản vay nh , thƣờng cho mục đích bổ
sung vốn lƣu động nên kỳ hạn khoản vay thƣờng là ng n hạn và trung hạn; trả góp
(vốn và lãi) theo một lịch trình đƣợc quy định khá nghiêm ngặt và đƣợc giám sát
theo nhóm. Hoạt động cho vay liên quan đến th m định khơng chính thức ngƣời vay
vốn và các cơ hội đầu tƣ, các hình thức thay thế tài sản thế chấp nhƣ tín chấp, bảo
lãnh qua nhóm là những đặc điểm ƣu việt mà các ngân hàng truyền thống rất ít sử
dụng. Việc đánh giá và cho vay món mới với giá trị cao hơn dựa trên cơ sở khả
năng hoàn trả vốn vay theo lịch của ngƣời vay. Thủ tục giải ngân và giám sát món
vay đơn giản. Các tổ chức tín dụng thƣờng thực hiện cho vay vi mơ với mục đích
tăng cƣờng khả năng tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn. Nguồn vốn tài trợ cho
hoạt động tín dụng vi mơ thƣờng đƣợc huy động hoặc do Chính phủ tài trợ và một
số các nhà tài trợ nhƣ các tổ chức phi Chính phủ và các cơng ty đa quốc gia. Các tổ
chức tài chính vi mơ có thể là các tổ chức phi Chính phủ, hợp tác xã tín dụng và tiết
kiệm, các ngân hàng chính sách. Khách hàng của thực hiện tài trợ cho ngƣời nghèo
theo tiếp cận tài chính vi mơ chủ yếu là những ngƣời lao động, các hộ sản xuất có
quy mơ nh tại các vùng nông thôn và thành thị. Bên cạnh đó, họ cịn là những
ngƣời bn bán nh , bán hàng rong, nông dân, những ngƣời cung cấp dịch vụ (c t
tóc, đạp xích lơ,…), thợ thủ cơng và các tổ sản xuất nh nhƣ thợ rèn, thợ may,…
Thông thƣờng, công việc của họ mang lại cho họ nguồn thu nhập ổn định với quy


10

mơ nh song từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, cần thiết phải nâng cao khả năng
tiếp cận tín dụng cho ngƣời nghèo, nhƣng ngƣời nghèo lại thiếu rõ rệt khả năng thế
chấp. Điều đó có ngh a là nâng cao khả năng cung cấp tín dụng cho ngƣời nghèo
c ng có ngh a là nâng cao tính rủi ro trong việc thu hồi nợ. Cách tiếp cận truyền
thống của các ngân hàng yêu cầu thế chấp các khoản tín dụng là không khả thi đối

với ngƣời nghèo. Ngân hàng đã và đang nỗ lực áp dụng kỹ thuật tài chính vi mơ với
kỳ vọng nâng cao khả năng cung cấp tín dụng đến với ngƣời nghèo. Cho dù với
nhiều cố g ng nhƣng các ngân hàng hiện nay c ng khó lịng bao qt tất cả các
khách hàng là ngƣời nghèo, đặc biệt là những ngƣời nghèo ở nông thơn và các vùng
sâu vùng xa. Các tổ chức đồn thể xã hội tham gia thực hiện tài chính vi mô cho các
hộ nghèo nhƣ Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn
Thanh niên và các tổ chức phi chính phủ mặc dù đã có những thành công nhất định
nhƣng lại thiếu bền vững về các nguồn cung tín dụng. Nhƣ vậy vẫn cịn một khoảng
trống để những ngƣời cho vay nặng lãi hoạt động trong phân khúc khách hàng
nghèo.
Đến đây chúng ta thấy vai trị của Chính phủ là hết sức cần thiết trong việc
tác động b ng cách cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin và xác lập
mối quan hệ giữa các ngân hàng với ngƣời nghèo b ng luật thơng qua các trung
gian tổ chức đồn thể hiệu quả tại các địa phƣơng. Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng
các địa phƣơng s giúp giảm chi phí giao dịch của cả hai bên ngân hàng và ngƣời
nghèo. Cải thiện hệ thống thông tin ở địa phƣơng s dễ dàng chuyển tải các dịch vụ
tín dụng phục vụ ngƣời nghèo hiệu quả hơn, và đặc biệt quan trọng là ngƣời nghèo
bƣớc đầu biết đƣợc ngoài các khoản tín dụng của ngƣời cho vay nặng lãi tại địa
phƣơng họ cịn có thể có một lựa chọn khác từ phía các ngân hàng với lãi suất hấp
dẫn hơn. Việc xác lập mối quan hệ giữa các ngân hàng với ngƣời nghèo qua kênh
bảo lãnh là các tổ chức đoàn thể địa phƣơng s hạn chế đi rất nhiều ƣu thế truyền
thống của những ngƣời cho vay nặng lãi chuyên dựa vào mối quan hệ huyết thống,
bạn bè, làng xã, phƣờng hội,… Qua các tổ chức đoàn thể, các ngân hàng có thể n m


11

rất ch c thông tin về ngƣời nghèo đến tận gốc rễ và từ đó có khả năng áp dụng các
kỹ thuật liên quan đến tài chính vi mơ hƣớng về ngƣời nghèo.


1.3 Sự cần thiết phải hỗ trợ vốn cho ngƣời nghèo
1.3.1 Khái qt về tình trạng nghèo đói ở Việt Nam
Thành tựu 25 năm đổi mới đã ảnh hƣởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của
đời sống kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đƣa nƣớc ta thoát kh i khủng hoảng và bƣớc
vào một giai đoạn phát triển mới, đ y nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới phát
triển cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Tuy vậy, Việt Nam vẫn đƣợc xếp vào nhóm các nƣớc nghèo của thế giới. Tỷ
lệ hộ đói nghèo của Việt Nam c n khá cao. Theo kết quả điều tra mức sống dân cƣ
theo chu n nghèo chung của quốc tế, tỷ lệ đói nghèo này vào khoảng 32%. Theo
chu n nghèo của Chƣơng trình xố đói giảm nghèo quốc gia giai đoạn 2006 - 2010
có khoảng 4,2 triệu hộ nghèo, chiếm 26% tổng số hộ trong cả nƣớc.
Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập bấp bênh
Mặc dù Việt Nam đã đạt đƣợc những thành công rất lớn trong việc giảm tỷ lệ
hộ nghèo, tuy nhiên c ng cần thấy r ng, những thành tựu này vẫn c n rất mong
manh.
Thu nhập của một bộ phận lớn dân cƣ vẫn n m giáp ranh mức nghèo, do vậy
chỉ cần những điều chỉnh nh về chu n nghèo, c ng khiến họ rơi xuống ngƣỡng
nghèo và làm tăng tỷ lệ hộ nghèo.
Phần lớn thu nhập của ngƣời nghèo từ nông nghiệp. Với điều kiện nguồn lực
rất hạn chế (đất đai, lao động, vốn), thu nhập của những ngƣời nghèo rất bấp bênh
và dễ bị tổn thƣơng trƣớc những đột biến của mỗi gia đình và cộng đồng. Nhiều gia
đình tuy mức thu nhập ở trên ngƣỡng nghèo nhƣng vẫn giáp ranh với ngƣỡng nghèo
đói vì vậy khi có dao động về thu nhập c ng có thể khiến họ trƣợt xuống ngƣỡng
nghèo. Tính vụ mùa trong sản xuất nơng nghiệp c ng tạo nên khó khăn cho ngƣời
nghèo.
Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn


12


Đa số ngƣời nghèo sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo
nàn, điều kiện tự nhiên kh c nghiệt nhƣ vùng n i, vùng sâu, vùng xa hoặc ở các
vùng Đồng b ng sông Cửu Long, miền Trung, do sự biến động của thời tiết (bão,
lụt, hạn hán) khiến cho các điều kiện sinh sống khó khăn. Đặc biệt, sự kém phát
triển về cơ sở hạ tầng của các vùng nghèo đã làm cho các vùng này càng bị tách biệt
với các vùng khác.
Bên cạnh đó, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, số ngƣời cứu trợ đột
xuất hàng năm khá cao khoảng 1- 1,5 triệu ngƣời. Hàng năm số hộ tái nghèo trong
tổng số hộ vừa thốt kh i nghèo vẫn c n rất lớn.
Nghèo đói tập trung trong khu vực nơng thơn
Đói nghèo là một hiện tƣợng phổ biến ở nông thôn với 90% số ngƣời nghèo
sinh sống ở nông thôn. Trên 80% số ngƣời nghèo là nơng dân, trình độ tay nghề
thấp, ít khả năng tiếp cận với nguồn lực trong sản xuất.
Nghèo đói trong khu vực thành thị
Trong khu vực thành thị, tuy tỷ lệ nghèo đói thấp hơn và mức sống trung
bình cao hơn mức chung cả nƣớc, nhƣng mức độ cải thiện đời sống không đều. Đa
số ngƣời nghèo thành thị đều làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, công
việc không ổn định, thu nhập bấp bênh.
Tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao trong các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao
Các vùng n i cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời sinh
sống, có tỷ lệ nghèo đói khá cao. Có tới 64% số ngƣời nghèo tập trung tại các vùng
n i phía B c, B c Trung bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Đây là những
vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều
kiện sản xuất và dịch vụ c n nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở kém phát triển, điều kiện
thiên nhiên kh c nghiệt và thiên tai xảy ra thƣờng xuyên.
Tỷ lệ hộ nghèo đặc biệt cao ở nhóm dân tộc ít ngƣời
Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã đầu tƣ và hỗ trợ tích cực, nhƣng đời
sống của cộng đồng dân tộc ít ngƣời vẫn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Mặc dù



13

dân tộc ít ngƣời chỉ chiếm 14% tổng dân cƣ xong lại chiếm khoảng 29% trong tổng
số ngƣời nghèo.
Bộ phận dân ch ng nghèo khổ hiện nay ở Việt Nam vẫn c n khá lớn. Sự thật
đó b t nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có xem xét nguyên nhân nghèo đói
của các hộ gia đình thì mới có thể có biện pháp gi p đỡ hữu hiệu.
1.3.2 Nguyên nhân nghèo đói
Nghèo đói là hậu quả đan xen của nhiều nhóm các yếu tố, nhƣng chung quy
lại có thể chia nguyên nhân đói nghèo của nƣớc ta theo các nhóm sau:
Nhóm nguyên nhân do bản thân ngƣời nghèo
- Thiếu vốn sản xuất: Các tài liệu điều tra cho thấy đây là nguyên nhân chủ
yếu nhất. Nông dân thiếu vốn thƣờng rơi vào v ng lu n qu n, sản xuất kém, làm
không đủ ăn, phải đi làm thuê, phải đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng
ngày. Có thể nói: thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn nhất hạn chế sự phát triển
của sản xuất và nâng cao đời sống của các hộ gia đình nghèo. Kết quả điều tra xã
hội học về nguyên nhân nghèo đói của các hộ nơng dân ở nƣớc ta năm 2005 cho
thấy: thiếu vốn chiếm khoảng 70% - 90% tổng số hộ đƣợc điều tra.
- Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phƣơng pháp canh tác cổ truyền đã
ăn sâu vào tiềm thức, sản xuất tự cung tự cấp là chính, thƣờng sống ở những nơi hẻo
lánh, giao thơng đi lại khó khăn, thiếu phƣơng tiện, con cái thất học… Những khó
khăn đó làm cho hộ nghèo khơng thể nâng cao trình độ dân trí, khơng có điều kiện
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu kinh nghiệm và trình độ sản
xuất kinh doanh dẫn đến năng suất thấp, không hiệu quả.
- Bệnh tật và sức khoẻ yếu kém c ng là yếu tố đ y con ngƣời vào tình trạng
nghèo đói trầm trọng.
- Đất đai canh tác ít, tình trạng khơng có đất canh tác đang có xu hƣớng tăng
lên.
- Thiếu việc làm, khơng năng động tìm việc làm, lƣời biếng; Mặt khác do
hậu quả của chiến tranh dẫn đến nhiều ngƣời dân bị mất sức lao động, nhiều phụ nữ



14

bị góa phụ dẫn tới thiếu lao động hoặc thiếu lao động trẻ, kh e có khả năng đảm
nhiệm những công việc nặng nhọc.
- Gặp những rủi ro trong cuộc sống, ngƣời nghèo thƣờng sống ở những nơi
hẻo lánh, xa trung tâm, thời tiết kh c nghiệt, nơi mà thƣờng xuyên xảy ra hạn hán,
l lụt, dịch bệnh…. C ng chính do thƣờng sống ở những nơi hẻo lánh, giao thơng đi
lại khó khăn mà hàng hóa của họ sản xuất thƣờng bị bán rẻ (do chi phí giao thơng)
hoặc khơng bán đƣợc, chất lƣợng hàng hóa giảm s t do lƣu thơng khơng kịp thời.
Nhóm ngun nhân do mơi trƣờng tự nhiên xã hội
Điều kiện tự nhiên kh c nghiệt đã tác động sâu s c đến sản xuất nơng nghiệp
của các hộ gia đình nghèo. Ở những vùng khí hậu kh c nghiệt: thiên tai, l lụt, hạn
hán, dịch bệnh, đất đai c n cỗi, diện tích canh tác ít, địa hình phức tạp, giao thơng đi
lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu hoặc khơng có, là những vùng có nhiều hộ nghèo
đói nhất.
1.3.3 Đặc tính của ngƣời nghèo ở Việt Nam
Ngƣời nghèo thƣờng có những đặc điểm tâm lý và nếp sống khác hẳn với
những khách hàng khác thể hiện:
- Ngƣời nghèo thƣờng rụt rè, tự ti, ít tiếp x c, phạm vi giao tiếp hẹp.
- Bị hạn chế về khả năng nhận thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy, ngƣời nghèo thƣờng tổ chức sản xuất theo thói quen, chƣa biết
mở mang ngành nghề và chƣa có điều kiện tiếp x c với thị trƣờng. Do đó, sản xuất
mang nặng tính tự cung tự cấp, chƣa tạo đƣợc sản ph m hàng hóa và đối tƣợng sản
xuất kinh doanh thƣờng thay đổi.
- Phong tục, tập quán sinh hoạt và những truyền thống văn hóa của ngƣời
nghèo c ng tác động tới nhu cầu tín dụng.
- Khoảng cách giữa ngân hàng và nơi ngƣời nghèo sinh sống đang là trở
ngại, ngƣời nghèo thƣờng sinh sống ở những nơi mà cơ sở hạ tầng c n yếu kém.

- Ngƣời nghèo thƣờng sử dụng vốn vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu
hoặc những ngành nghề thủ công, buôn bán nh . Do vậy, mà nhu cầu vốn thƣờng
mang tính thời vụ.


15

1.3.4 Sự cần thiết phải hỗ trợ ngƣời nghèo
Đói nghèo là hiện tƣợng phổ biến của nền kinh tế thị trƣờng và tồn tại khách
quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển; đặc biệt đối với nƣớc ta quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng với xuất phát điểm nghèo nàn lạc hậu, tình
trạng đói nghèo càng khơng tránh kh i, thậm chí trầm trọng và gay g t. Nhƣ vậy, hỗ
trợ ngƣời nghèo trƣớc hết là mục tiêu của xã hội. Xố đói giảm nghèo s hạn chế
đƣợc các tệ nạn xã hội, tạo sự ổn định cơng b ng xã hội, góp phần th c đ y phát
triển kinh tế. Ngƣời nghèo đƣợc hỗ trợ để tự vƣơn lên, tạo thu nhập, từ đó làm tăng
sức mua, khuyến khích sản xuất phát triển. Chính vì vậy, quan điểm cơ bản của
chiến lƣợc phát triển xã hội mà Đảng ta đã đề ra là phát triển kinh tế, ổn định và
công b ng xã hội nh m thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công b ng,
văn minh.
Hỗ trợ ngƣời nghèo là một tất yếu khách quan. Xuất phát từ lý do của sự đói
nghèo có thể khẳng định một điều: mặc dù kinh tế đất nƣớc có thể tăng trƣởng
nhƣng nếu khơng có chính sách và chƣơng trình riêng về xố đói giảm nghèo thì
các hộ gia đình nghèo khơng thể thốt ra kh i đói nghèo đƣợc. Chính vì vậy, Chính
phủ đã đề ra những chính sách đặc biệt trợ gi p ngƣời nghèo, nh m thu hẹp dần
khoảng cách giữa giàu và nghèo. Tất nhiên Chính phủ khơng phải tạo ra cơ chế bao
cấp mà tạo ra cơ hội cho hộ nghèo vƣơn lên b ng những chính sách và giải pháp.
Thực tế cho thấy có rất nhiều hình thức hỗ trợ để thực hiện chƣơng trình xố
đói giảm nghèo nhƣng hình thức tín dụng có hồn trả là có hiệu quả hơn cả. Để thấy
đƣợc tính ƣu việt của nó, ch ng ta hãy tìm hiểu vai tr của kênh tín dụng ngân hàng
đối với hộ nghèo.


1.4 Tín dụng ƣu đãi hộ nghèo
1.4.1 Tín dụng đối với ngƣời nghèo
Tín dụng đối với ngƣời nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành riêng cho
những ngƣời nghèo, có sức lao động nhƣng thiếu vốn để phát triển sản xuất, trong
một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi; tuỳ theo từng nguồn có thể
hƣởng theo lãi suất ƣu đãi khác nhau nh m gi p ngƣời nghèo mau chóng vƣợt qua


16

nghèo đói vƣơn lên hồ nhập cùng cộng đồng. Tín dụng đối với ngƣời nghèo hoạt
động theo những mục tiêu, nguyên t c, điều kiện riêng, khác với các loại hình tín
dụng của các Ngân hàng Thƣơng mại. Nó chứa đựng những yếu tố cơ bản sau:
- Tín dụng đối với ngƣời nghèo nh m vào việc gi p những ngƣời nghèo đói
có vốn phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống, hoạt động vì mục tiêu xố
đói giảm nghèo, khơng vì mục đích lợi nhuận.
- Cho vay hộ nghèo có sức lao động nhƣng thiếu vốn sản xuất kinh doanh.
Hộ nghèo vay vốn phải là những hộ đƣợc xác định theo chu n mực nghèo đói do Bộ
Lao động Thƣơng binh và xã hội hoặc do địa phƣơng công bố trong từng thời kỳ.
Thực hiện cho vay có hồn trả gốc và lãi theo kỳ hạn đã thoả thuận.
- Tuỳ theo từng nguồn vốn, thời kỳ khác nhau, từng địa phƣơng khác nhau
có thể quy định các điều kiện cho phù hợp với thực tế. Nhƣng một trong những điều
kiện cơ bản nhất của tín dụng đối với ngƣời nghèo là đƣợc vay vốn không phải thế
chấp tài sản.
1.4.2 Một số đặc trƣng riêng có về tín dụng ƣu đãi
Tóm lƣợc nội dung chính về chính sách tín dụng ƣu đãi
1. Tại điểm 3, Điều 4, Chƣơng I theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật các Tổ chức tín dụng đƣợc Quốc hội khố 10 kỳ họp thứ 5 thông qua ngày
15/6/2004 quy định: Nhà nƣớc thành lập các Ngân hàng Chính sách hoạt động

khơng vì mục đích lợi nhuận để phục vụ ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách
khác; phục vụ miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn; phục vụ nơng nghiệp, nông thôn và nông dân nh m thực hiện các
chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc. Chính phủ quy định chính sách tín dụng
ƣu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện, thời hạn vay vốn.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng Nhà nƣớc thực hiện
cấp tín dụng ƣu đãi cho các đối tƣợng khách hàng theo quy định tại điều 2, chƣơng I
Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ. Đó chính là các đối
tƣợng phục vụ đã đƣợc nêu ở phần 1.2.1 trên đây.


17

3. Tại Chƣơng II, Nghị định 78/2002/NĐ-CP về nguồn vốn tín dụng ƣu đãi
đƣợc Ngân sách Nhà nƣớc cấp vốn để cho vay thơng qua các hình thức:
- Cấp vốn điều lệ;
- Vốn cho vay xố đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện các chính sách
tín dụng khác;
- Vốn trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi Ngân sách các cấp
hàng năm;
- Vốn ODA đƣợc Chính phủ giao;
- Vốn tài trợ khơng hồn trả lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc.
4. Xử lý nợ rủi ro và thanh toán:
- Tại điểm 4, điều 52 Luật các tổ chức tín dụng quy định: Tổ chức tín dụng
Nhà nƣớc đƣợc cho vay khơng có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ. Tổn thất
do nguyên nhân khách quan của các khoản cho vay này đƣợc Chính phủ xử lý.
- Tại điểm 2, điều 4 Nghị định 78/2002/NĐ-CP c ng quy định: Hoạt động
của Ngân hàng Chính sách xã hội khơng vì mục đích lợi nhuận đƣợc Nhà nƣớc bảo
đảm khả năng thanh toán.
Những đặc trƣng riêng có về tín dụng ƣu đãi

1. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đều có nguồn gốc từ
Ngân sách Nhà nƣớc cấp bao gồm: vốn huy động thị trƣờng đƣợc Ngân sách Nhà
nƣớc cấp bù chênh lệch lãi suất, rủi ro do nguyên nhân khách quan đƣợc Chính phủ
xem xét xử lý.
2. Chính sách cấp tín dụng ƣu đãi, đƣợc thực hiện thơng qua các chƣơng
trình, các dự án chỉ định của Chính phủ và các chủ đầu tƣ khác, tự nguyện, cấp vốn
góp phần thực hiện tín dụng ƣu đãi cho hộ nghèo, các đối tƣợng chính sách khác và
việc làm. Chính phủ và các chủ đầu tƣ khác thƣờng áp dụng hai hình thức cấp vốn
nhƣ sau:
- Hình thức thứ nhất: Hàng năm Ngân hàng Chính sách xã hội có trách
nhiệm cân đối nguồn vốn và nhu cầu vốn để thực hiện cho vay ngƣời nghèo và các


18

đối tƣợng chính sách khác theo kế hoạch do Chính phủ phê duyệt, đƣợc thực hiện
trên quy mơ tồn quốc (gọi là kế hoạch A).
- Hình thức thứ hai: Ngân hàng Chính sách xã hội nhận vốn cấp tín dụng
theo chƣơng trình chỉ định trọn gói của Chính phủ, của các chủ đầu tƣ khác có giới
hạn về hoạt động cho vay của dự án, giới hạn về mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi
suất cho vay, không đƣợc làm khác (gọi là kế hoạch B).
3. Tƣơng ứng với hai hình thức cấp vốn trên (kế hoạch A và kế hoạch B) có
hai phƣơng thức tín dụng ƣu đãi:
- Phƣơng thức tín dụng ƣu đãi thực hiện theo chƣơng trình kế hoạch và
nguồn vốn Nhà nƣớc cấp qua vốn điều lệ và cấp bù lỗ để Ngân hàng Chính sách xã
hội huy động vốn cho vay theo kế hoạch đƣợc Chính phủ giao hàng năm nhƣ
chƣơng trình cho vay hộ nghèo. Loại này Ngân hàng Chính sách xã hội đƣợc chủ
động trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch bao gồm: việc tạo nguồn vốn, phân phối
điều động vốn trong phạm vi toàn ngành và đƣợc quyền quy định, hƣớng dẫn thủ
tục và quy trình cho vay.

- Phƣơng thức tín dụng ƣu đãi thực hiện theo cơ chế nhận uỷ thác cho vay
theo chƣơng trình chỉ định của chủ đầu tƣ về: đối tƣợng cho vay, mức cho vay, điều
kiện vay, lãi suất cho vay, phạm vi hoạt động, vùng dự án… Loại này Ngân hàng
Chính sách xã hội chỉ có hƣớng dẫn về thủ tục, quy trình nghiệp vụ cho vay, thu nợ,
thu lãi, xử lý nợ rủi ro (nếu có).
4. Tƣơng ứng với hai phƣơng thức cấp tín dụng ƣu đãi trên có hai loại cấp tín
dụng ƣu đãi:
- Tín dụng gián tiếp: Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ thực hiện một số khâu
trong quy trình cho vay, một số khâu đƣợc thực hiện theo phƣơng thức uỷ thác từng
phần cho các tổ chức chính trị - xã hội.
- Tín dụng trực tiếp: Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tồn bộ quy
trình cho vay từ khâu đầu nhận Giấy đề nghị vay vốn đến khâu kết thúc một khoản
vay thu xong nợ, xong lãi.

1.5 Kinh nghiệm ở một số nƣớc về cho vay đối với ngƣời nghèo


19

1.5.1 Kinh nghiệm một số nƣớc
1. Bangladesh: Ngân hàng Grameen (GB) là ngân hàng chuyên phục vụ
ngƣời nghèo, chủ yếu là phụ nữ nghèo. Để phát triển, GB phải tự bù đ p các chi phí
hoạt động. Nhƣ vậy, GB hoạt động nhƣ các ngân hàng thƣơng mại khác không
đƣợc bao cấp từ phía Chính phủ. GB thực hiện cơ chế lãi suất thực dƣơng, do vậy
lãi suất cho vay tới các thành viên luôn cao hơn lãi suất trên thị trƣờng. GB cho vay
tới các thành viên thông qua nhóm tiết kiệm và vay vốn. GB cho vay khơng áp dụng
biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp qua các nhóm tiết kiệm và vay vốn.
Thủ tục vay vốn của GB rất đơn giản và thuận tiện, ngƣời vay vốn chỉ cần làm đơn
và nhóm bảo lãnh là đủ. Nhƣng ngân hàng có cơ chế kiểm tra rất chặt ch , tạo cho
ngƣời nghèo sử dụng vốn đ ng mục đích và có hiệu quả. Để phục vụ đ ng đối

tƣợng ngƣời vay phải đủ chu n mực đói nghèo, ngh a là hộ gia đình phải có dƣới
0,4 acre đất canh tác và mức thu nhập bình quân đầu ngƣời dƣới 100 USD/năm. GB
đƣợc quyền đi vay để cho vay và đƣợc ủy thác nhận tài trợ từ các tổ chức trong và
ngoài nƣớc, huy động tiền gửi, tiết kiệm của các thành viên, quản lý các quỹ của
nhóm và đƣợc phát hành trái phiếu vay nợ. GB hoạt động theo cơ chế lãi suất thực
dƣơng, đƣợc Chính phủ cho phép hoạt động theo luật riêng, khơng bị chi phối bởi
luật tài chính và luật ngân hàng hiện hành của Bangladesh.
2. Thái Lan: Ngân hàng nơng nghiệp và hợp tác xã tín dụng (BAAC) là ngân
hàng thƣơng mại quốc doanh do Chính phủ thành lập. Hàng năm đƣợc Chính phủ
tài trợ vốn để thực hiện chƣơng trình hỗ trợ vốn cho nơng dân nghèo. Những ngƣời
có mức thu nhập dƣới 1.000 Bath/năm và những ngƣời nơng dân có ruộng thấp hơn
mức trung bình trong khu vực thì đƣợc ngân hàng cho vay mà khơng cần phải thế
chấp tài sản, chỉ cần tín chấp b ng sự cam kết bảo đảm của nhóm, tổ hợp tác sản
xuất. Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo thƣờng đƣợc giảm từ 1-3%/năm
so với lãi suất cho vay các đối tƣợng khác. Chính phủ quy định các ngân hàng
thƣơng mại khác phải dành 20% số vốn huy động đƣợc để cho vay l nh vực nông
thôn. Số vốn này có thể cho vay trực tiếp hoặc gửi vào BAAC nhƣng thông thƣờng
các ngân hàng thƣờng gửi BAAC.


20

3. Malaysia: Trên thị trƣờng chính thức hiện nay của Malaysia, việc cung cấp
tín dụng cho l nh vực nơng thôn chủ yếu do ngân hàng nông nghiệp Malaysia
(BPM) đảm nhận. Đây là ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, đƣợc Chính phủ thành
lập và cấp 100% vốn tự có ban đầu. BPM ch trọng cho vay hộ nông dân nghèo
thông qua các khoản tín dụng trung và dài hạn theo các dự án và các chƣơng trình
đặc biệt. Ngồi ra, ngân hàng c n cho vay hộ nông dân nghèo thơng qua các tổ chức
tín dụng trung gian khác nhƣ: Ngân hàng nơng thơn và hợp tác xã tín dụng. Chính
phủ buộc các ngân hàng thƣơng mại khác phải gửi 20,5% số tiền huy động đƣợc

vào ngân hàng trung ƣơng (trong đó có 3% dự trữ b t buộc) để làm vốn cho vay đối
với nông nghiệp - nông thôn. BPM không phải gửi tiền dự trữ b t buộc ở ngân hàng
trung ƣơng và không phải nộp thuế cho Nhà nƣớc.
1.5.2 Bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào Việt Nam
Từ thực tế ở một số nƣớc trên thế giới, với lợi thế của ngƣời đi sau, Việt
Nam ch c ch n s học h i và r t ra đƣợc nhiều bài học bổ ích cho mình làm tăng
hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy vậy, áp dụng nhƣ thế nào cho phù
hợp với tình hình Việt Nam lại là vấn đề đáng quan tâm, bởi l mỗi mơ hình phù
hợp với hồn cảnh c ng nhƣ điều kiện kinh tế của chính nƣớc đó. Vì vậy, khi áp
dụng cần vận dụng một cách sáng tạo vào các mơ hình cụ thể của Việt Nam. Sự
sáng tạo nhƣ thế nào thể hiện ở trình độ của những nhà hoạch định chính sách. Qua
việc nghiên cứu hoạt động ngân hàng một số nƣớc r t ra một số bài học có thể vận
dụng vào Việt Nam:
- Tín dụng ngân hàng cho hộ nghèo cần đƣợc trợ gi p từ phía Nhà nƣớc. Vì
cho vay hộ nghèo gặp rất nhiều rủi ro, trƣớc hết là rủi ro về nguồn vốn. Khó khăn
này cần có sự gi p đỡ từ phía Nhà nƣớc. Điều này các nƣớc Thái Lan và Malaysia
đã làm. Sau đến là rủi ro về cho vay, có ngh a là rủi ro mất vốn. Nhà nƣớc phải có
chính sách cấp bù cho những khoản tín dụng bị rủi ro bất khả kháng mà khơng thu
hồi đƣợc.
- Phát triển thị trƣờng tài chính nơng thơn và quản lý khách hàng cho những
món vay nh . Ngân hàng thƣơng mại kinh doanh tín dụng đối với những ngành có


21

tỷ suất lợi nhuận cao, tạo thuận lợi để hỗ trợ các hợp tác xã, ngân hàng làng, ngân
hàng cổ phần… để tạo kênh dẫn vốn tới hộ nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo.
Các ngân hàng thƣơng mại cung cấp các dịch vụ giám sát và điều h a vốn tới các
kênh dẫn vốn nêu trên, tạo ra định chế tài chính trung gian có thể đảm nhận dịch vụ
bán lẻ tới hộ gia đình.

- Tiết giảm đầu mối quản lý: Các ngân hàng th c đ y để tạo nên các nhóm
liên đới trách nhiệm, cung cấp cho ban quản lý kiến thức, khả năng quản lý sổ sách,
giám sát món vay tới từng thành viên của nhóm… từ đó ngân hàng hạch tốn cho
vay theo từng nhóm chứ khơng tới từng thành viên.
- Đơn giản hố thủ tục cho vay, thay thế yêu cầu thế chấp truyền thống b ng
việc đảm bảo nợ theo món vay.
- Mở rộng các hình thức huy động tiết kiệm, cải tiến chất lƣợng phục vụ để
thu h t tiền gửi tiết kiệm tự nguyện.
- Từng bƣớc tiến tới hoạt động theo cơ chế lãi suất thực dƣơng. Lãi suất cho
vay đối với ngƣời nghèo khơng nên q thấp bởi vì lãi suất quá thấp s không huy
động đƣợc tiềm năng về vốn ở nông thôn, ngƣời vay vốn không chịu tiết kiệm và
vốn đƣợc sử dụng không đ ng mục đích, kém hiệu quả kinh tế.

1.6 Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
1.6.1 Khái niệm về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
Hiệu quả tín dụng là một khái niệm tổng hợp bao hàm ý ngh a toàn diện về
kinh tế, chính trị, xã hội. Có thể hiểu hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo là sự thoả
mãn nhu cầu về sử dụng vốn giữa chủ thể Ngân hàng và ngƣời vay vốn, những lợi
ích kinh tế mà xã hội thu đƣợc và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.
Xét về mặt kinh tế:
- Tín dụng hộ nghèo gi p ngƣời nghèo thốt kh i đói nghèo sau một q
trình xố đói giảm nghèo, cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chu n
nghèo, có khả năng vƣơn lên hồ nhập với cộng đồng. Góp phần giảm tỷ lệ đói
nghèo, phục vụ cho sự phát triển và lƣu thơng hàng hố, góp phần giải quyết cơng
ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, th c đ y q trình tích


22

tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ tăng trƣởng tín dụng và tăng

trƣởng kinh tế.
- Gi p cho ngƣời nghèo xác định rõ trách nhiệm của mình trong quan hệ vay
mƣợn, khuyến khích ngƣời nghèo sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh tạo thu
nhập để trả nợ Ngân hàng, tránh sự hiểu nhầm tín dụng là cấp phát.
Xét về mặt xã hội:
- Tín dụng cho hộ nghèo góp phần xây dựng nơng thơn mới, làm thay đổi
cuộc sống ở nông thôn, an ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế đƣợc
những mặt tiêu cực, tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn.
- Tăng cƣờng sự g n bó giữa các hội viên với các tổ chức hội, đồn thể của
mình thơng qua việc hƣớng dẫn gi p đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý
kinh tế gia đình... Nêu cao tinh thần tƣơng thân tƣơng ái gi p đỡ lẫn nhau, tăng
cƣờng tình làng ngh a xóm, tạo niềm tin của ngƣời dân đối với Đảng và Nhà nƣớc.
- Góp phần trực tiếp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn thông qua áp
dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nơng
nghiệp đã góp phần thực hiện phân cơng lại lao động trong nông nghiệp và lao động
xã hội.
1.6.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
Chất lƣợng tín dụng và hiệu quả tín dụng là hai chỉ tiêu quan trọng trong hoạt
động cho vay của Ngân hàng. Hai chỉ tiêu này có điểm giống nhau đều là chỉ tiêu
phản ánh lợi ích do vốn tín dụng mang lại cho khách hàng và Ngân hàng về mặt
kinh tế. Nhƣng hiệu quả tín dụng mang tính cụ thể và tính tốn đƣợc giữa lợi ích thu
đƣợc với chi phí b ra trong q trình đầu tƣ tín dụng thông qua các chỉ tiêu:
1. Luỹ kế số lƣợt hộ nghèo đƣợc vay vốn Ngân hàng: Chỉ tiêu này cho biết
số hộ nghèo đã đƣợc sử dụng vốn tín dụng ƣu đãi trên tổng số hộ nghèo của toàn
quốc, đây là chỉ tiêu đánh giá về số lƣợng. Chỉ tiêu này đƣợc tính luỹ kế từ hộ vay
đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả.
Tổng số hộ nghèo đƣợc vay vốn = luỹ kế số hộ đƣợc vay đến cuối kỳ trƣớc +
luỹ kế số hộ đƣợc vay trong kỳ báo cáo



23

2. Tỷ lệ hộ nghèo đƣợc vay vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lƣợng đối
với công tác tín dụng; b ng tổng số hộ nghèo đƣợc vay vốn trên tổng số hộ nghèo
đói theo chu n mực đƣợc công bố.
Tỷ lệ hộ
nghèo đƣợc

Tổng số hộ nghèo đƣợc vay vốn
=

vay vốn

x 100
Tổng số hộ nghèo đói trong danh sách

3. Số tiền vay bình quân một hộ: Chỉ tiêu này đánh giá mức đầu tƣ cho một
hộ ngày càng tăng lên hay giảm xuống, điều đó chứng t việc cho vay có đáp ứng
đƣợc nhu cầu thực tế của các hộ nghèo hay khơng.
Số tiền cho vay
bình qn
một hộ

Dƣ nợ cho vay đến thời điểm báo cáo
=
Tổng số hộ c n dƣ nợ đến thời điểm báo cáo

4. Số hộ đã thốt kh i ngƣỡng nghèo đói: Là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh
giá hiệu quả của công tác tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thốt kh i ngƣỡng
nghèo đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời trong hộ cao hơn chu n mực

nghèo đói hiện hành, khơng c n n m trong trong danh sách hộ nghèo, có khả năng
vƣơn lên hồ nhập với cộng đồng.
Tổng số hộ đã thoát kh i ngƣỡng nghèo = Số hộ nghèo trong danh sách đầu
kỳ - Số hộ nghèo trong danh sách cuối kỳ - Số hộ nghèo trong danh sách đầu kỳ di
cƣ đi nơi khác + Số hộ nghèo mới vào trong kỳ báo cáo
1.6.3 Chƣơng trình cho vay hộ nghèo
* Điều kiện vay vốn và mục đích sử dụng vốn vay
Hộ nghèo đƣợc xét vay vốn ƣu đãi phải thoả mãn các điều kiện: Cƣ trú hợp
pháp ở địa bàn nơi Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay, là hộ nghèo và là thành
viên “Tổ tiết kiệm và vay vốn” nơi cƣ trú.
Hộ nghèo đƣợc vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để sử dụng vào sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về sinh hoạt
nhƣ: sửa chữa nhà ở, nƣớc sạch, điện th p sáng, học tập phổ thông, cụ thể:
Đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:


24

- Mua s m các loại vật tƣ, giống cây trồng, vật ni, phân bón, thuốc trừ sâu,
thức ăn gia súc gia cầm… phục vụ cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi.
- Mua s m các công cụ lao động nh nhƣ: cày, bừa, cuốc, thuổng, bình phun
thuốc trừ sâu…
- Các chi phí thanh tốn cung ứng lao vụ nhƣ: thuê làm đất, bơm nƣớc, dịch
vụ thú y, bảo vệ thực vật…
- Đầu tƣ làm nghề thủ công trong hộ gia đình nhƣ: mua ngun vật liệu sản
xuất, cơng cụ lao động thủ cơng, máy móc nh …
- Chi phí nuôi trồng, đánh b t, chế biến thuỷ hải sản nhƣ: đào đ p ao hồ, mua
s m các phƣơng tiện ngƣ lƣới cụ…
- Góp vốn thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng ngƣời lao động
sáng lập và đƣợc chính quyền địa phƣơng cho phép thành lập.

Đối với cho vay để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về:
- Sửa chữa nhà ở: Hộ nghèo đƣợc vay vốn để mua nguyên vật liệu xây dựng,
chi trả tiền cơng lao động phải th ngồi cho việc sửa chữa nhà ở bị hƣ hại, dột nát.
- Nƣớc sạch: Hộ nghèo đƣợc vay vốn để mua nguyên vật liệu xây dựng, chi
trả tiền công lao động phải thuê ngoài cho việc xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp
cơng trình nƣớc sạch đảm bảo theo chu n quốc gia về nƣớc sạch hoặc vay để góp
vốn xây dựng cơng trình cấp nƣớc tập trung.
- Điện th p sáng: Hộ nghèo vay vốn để mua dây điện nối từ đƣờng trục chính
vào nhà và các đồ điện phát sáng cần thiết.
- Học tập cho con theo học phổ thông gồm: tiền học phí và tiền xây dựng
trƣờng, sách giáo khoa nội khoá cần thiết cho từng năm học.
* Thủ tục cho vay
Ngƣời vay chỉ cần viết “Giấy đề nghị vay vốn kiêm Phƣơng án sử dụng vốn
vay” theo mẫu in sẵn do Ngân hàng Chính sách xã hội cấp.
Trong q trình cho vay, tuỳ từng trƣờng hợp có thể phát sinh thêm: Giấy đề
nghị gia hạn nợ, Giấy đề nghị cho vay lƣu vụ, Giấy đề nghị xử lý nợ bị rủi ro.
* Quy trình cho vay


25

- Ngƣời vay nộp Giấy đề nghị vay vốn kiêm phƣơng án sử dụng vốn vay
(phụ lục 1) cho Tổ tiết kiệm và vay vốn.
- Tổ chức Hội đoàn thể cấp xã cùng Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn tổ
chức họp các tổ viên để bình xét công khai, dân chủ về số hộ đƣợc vay, số tiền vay,
đối tƣợng cho vay và thời hạn cho vay cụ thể của từng hộ và lập thành “Danh sách
hộ gia đình đề nghị vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội”. Lƣu ý:
Ngƣời có tên trong Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn Ngân hàng chính
sách xã hội phải là ngƣời có tên trong Danh sách thành viên đƣợc kết nạp trong
Biên bản họp Tổ tiết kiệm và vay vốn (phụ lục 2).

Việc xác định số tiền cho vay của từng hộ phải căn cứ vào: nhu cầu vay, khả
năng và điều kiện sử dụng vốn, phƣơng án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của
hộ vay và mức cho vay tối đa của Ngân hàng Chính sách xã hội. Khơng cho vay
chia đều, sẻ m ng, không phù hợp với nhu cầu thực tế của từng hộ.
Việc xác định thời hạn cho vay phải căn cứ vào kỳ luân chuyển vốn của đối
tƣợng đầu tƣ từ khi b t đầu sản xuất đến khi tiêu thụ đƣợc sản ph m, khả năng trả
nợ của hộ vay và thời hạn cho vay tối đa của Ngân hàng Chính sách xã hội. Khơng
cho vay cào b ng về thời gian và không phù hợp với thực tế từng hộ, làm cho hộ
gặp khó khăn trong việc trả nợ khi đến hạn.
Đối tƣợng cho vay phải ghi cụ thể: con gì, cây gì, máy móc gì.
- Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn Ngân
hàng Chính sách xã hội kèm các Giấy đề nghị vay vốn kiêm phƣơng án sử dụng vốn
vay của tổ viên cho Uỷ ban nhân dân cấp xã phê duyệt vào Danh sách.
- Sau khi đã đƣợc Uỷ ban nhân dân xã phê duyệt, Tổ tiết kiệm và vay vốn
gửi Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để
phê duyệt cho vay.
- Khi nhận đƣợc hồ sơ xin vay, Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức kiểm
tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ xin vay. Nếu khơng đ ng quy chế thì gửi lại Tổ
tiết kiệm và vay vốn để chỉnh sửa. Những hồ sơ cho vay đ ng thủ tục, hợp lệ, hợp
pháp thì trình Giám đốc ngân hàng phê duyệt cho vay và tổ chức “Thông báo kết


×