Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tiểu sử một số nhà Toán học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.34 KB, 3 trang )

Tiểu sử 1 số nhà Toán học
ƠCLÍT VÀ PHƯƠNG PHÁP TIÊN ĐỀ TRONG HÌNH HỌC
Ơclít là nhà Toán học xuất sắc và nổi tiếng thời cổ Hy lạp.Ông sinh ở Aten ,sống vào
khoảng thế kỉ thứ III trước công nguyên (330 - 280),mở trường dạy học ở Alexangria triều
đại vua Ptolêmê đệ nhất.Ông đã để lại nhièu tác phẩm về Toán học,quang học,âm
nhạc,...nhưng nổi tiếng nhất là tập"Cơ bản" đồ sộ gồm 13 quyển còn giữ được đến ngày
nay.
Trong tác phẩm của mình,Oclít đã trình bày các kiến thức cơ bản của hình học một cách có
hệ thống; bằng cách dựa vào một số tiên đề rồi bằng phương pháp suy diễn logíc ,ông tìm
cách chứng minh các định lí một cách tương đối chặt chẽ.Do đó người ta đã xem Oclít là
người đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng hình học bằng phương pháp tiên đề và
dùng tên ông để gọi tên cho thứ hình học đó.Ông là tác giả của định đề V nổi tiếng mà
ngày nay trong các sách giáo khao hình học ở phổ thông được phát biểu dưới dạng tiên đề
Oclít nói về các đường thẳng song song trong mặt phẳng.Nhiều thế hệ các nhà toán học
trên thế giới trong suốt 2000 năm,đã tốn rất nhièu sinh lực và trí tuệ để chứngminh định đề
V này, nhưng mọi nổ lực cố gắng đó đều không đi đén kết quả.Vào cuối thể kỉ XIX, nhà
toán học Nga là Ivanovic Lobasepki và nhà toán học Hungiari là Bolyai János trong quá
trình nghiên cứu định đề V đã phát minh một thứ hình học mới không có mâu thuẫ,gọi là
hình học phi-Oclít, trong đó không có định đề V.Việc làm này chứng tỏ định đề V không
thể chứng được từ các tiên đề còn lại.Viẹc hoàn chỉnh hệ tiên đề hình học Oclít đã được
nhiều nhà Toán học nổi tiêng trên thế giới tham gia. Có nhiều công trình nghiên cứu về hệ
tiên đề hình học Oclít, nhứng nổi bật nhất là tác phẩm"Cơ sở hình học"củaHinbe xuất bản
năm 1899 ở Đức .
5 tiên đề đã được chứng minh bằng hình học:
1. Hai cái cùng bằng cái thứ ba thì bằng nhau.
2. Thêm những cái bằng nhau vào những cái bằng nhau thì được những cái bằng
nhau.
3. Bớt đi những cái bằng nhau từ những cái bằng nhau thì được những cái bằng
nhau.
4. Trùng nhau thì bằng nhau.
5. Toàn thể lớn hơn một phần.


TIỂU SỬ CỦA TALET (THALES)
Mọi người chúng ta đều biết ĐL Talét trong hình học phẳng và trong không gian .Talet là
người đặt nền móng cho khao học và triết học cổ Hylạp Ông đã trải quacuộc đơi niên thiếu
ở Ai-Cập và ở đó ông đã học được nhiềukiến thức khoa học khác nhau . Trở về tổ quốc
HyLạp,có người kể lại rằng ông đã kiếm được rất nhiều tiền bằng cách buôn bán dầu
ôliu ,đồng thời trở thành một nhà triết học,toán học,thiên văn học.Ong cùng với các học trò
của mình thầnh lập trường phái triết học duy vật thô sơ,cho rằng những hiện tượng tự
nhiên đều là vật chất và mọi thứ vật chất đều bắt nguồn từ nước.
Trong phạm vi hình học ,Talét klà người đầu tiên chứng minh rằng đường kính chia hình
tròn thành hai hình bằng nhau.Ông cũng đã nêu lên mệnh đề về các góc ở đáy của tam giác
cân luôn luôn bằng nhau,đồng thời ông phát hiện ra rằng hai đường tăhngr cắt nhau tạo
thành hai góc đối đỉnh bằng nhau.
Trong lịch sử thiên văn ,Talét là người đầu tiên phát hiện ra hiện tượng nhật thực ngày 25
tháng 5 năm 585 trước công nguyên .Ông đã khuyên nhãng người đi biển các định phương
hướng bằng cách dựa vào chùm sao Tiểu hùng tinh.Trong mọi trường hợp ông đều có
những lời khuyên xác đáng đối với đồng bào của mình cách xử thế .Ông là nhà thông thái
rất gần với thực tế cuộc sống.
EULER
Ole là nhà Toán học lớn nhất từ xưa đến nay .Ông sinh tại Balơ Thuỵ sỹ ,ông đã phát triển
tất cả các nghành toán học,từ nhãng vấn đề cụ thể như đường tròn ơle, cho tới những khái
niệm hiện đại nhất nằm ở mũi nhọn của tiến bộ trong thời đại ông.
Ole đã tiến hành nghiên cứu những đề tài khao học rất đa dạng như cơ học, lí luận văn
học ...Ông thường bổ sung hoàn bị những lí thuyết toán học cũ và nghiên cứu những lí
thuyết toán học mới .
Trong cuộc đời mình,Ole đã viết trên 800 công trình về toán học ,thiên văn và địa lý .Ông
đã đặt cơ sở cho nhiều nghành toán học hiện nay đang được dạy học ở bậc Đại học.
Tên Ole đã đặt tên miẹng núi lửa ở phần trông thấy được của mặt trăng.
VAIƠSTRAT
Các Vaitrơstrat (1815-1897) là nhà toán học Đức .Thời kì học ở trung học ông nổi tiéng
môn ngoại ngữ và toán. Nhưng đến năm 28 tuổi ông vào nghề giáo viên trường TH và phát

triển rực rỡ nhất được mệnh danh là "Ông hoàng của các nhà giải tích".
Năm 1856 Ông được cử làm giáo viên ở trường Bách khoa Hoàng gia Béclin và bầu làm
viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Beclin.
Danh tiếng của ông vang dội khắp châu âu và châu Mĩ.Ông tập hợp được nhiều nhà toán
học trẻ tuổi quanh ông.
Ông để lại rất nhiều công trình cho nhân loại và tên của ông được đặt một miệng núi lửa ở
phía khuất của mặt trăng.
NÊPE
Nêpe (1550-1617) là nhà toán học người Xcốtlen .Ông hướng các công trình toán học đầu
tiên của mình vào việc nghiên cứu để đơn giản hoá và sắp xếp lại các nhành đại số,số
học,lượng giác.Nêpe đạt được nhiều thành tựu trong việc giải các tam giác cầu vuông.
Trong công trình mô tả bảng Logarit (1614) Nêpe trình bày các tính chất của logarit mô tả
bảng logarit cho qui tắc dùng bảng và những ứng dụng.
Các bảng của Nêpe dùng đẻ tìm logarit của các đại lượng lượng giác và cúng có thể dùng
để tìm logarit của các số tự nhiên.Nê pe đã phát minh ra đường cong logarit.Tên của ông
đã được đặt cho một miẹng núi lửa trên mặt hiẹn của mặt trăng.

×