BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
-----------------------------------------
TRẦN TRỌNG NAM LONG
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI CỦA CÁC NƢỚC ĐÔNG BẮC Á VÀO
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
----------------------------------------TRẦN TRỌNG NAM LONG
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI CỦA CÁC NƢỚC ĐÔNG BẮC Á VÀO
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là cơng trình nghiên cứu của bản
thân, đƣợc đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua.
Các thông tin và số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là hoàn tồn trung thực.
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013
Trần Trọng Nam Long
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC PHỤ LỤC
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 4
1.3 Đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu .................................................. 4
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
1.5. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 5
1.6 Kết cấu của luận văn......................................................................................... 7
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 8
2.1 Các khái niệm và vai trò của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ............................ 8
2.1.1 Các khái niệm .............................................................................................. 8
2.1.2 Vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngồi .................................................... 10
2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi ........................... 13
2.2.1 Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới.................................................... 13
2.2.2 Các cơng trình nghiên cứu Việt Nam ........................................................ 15
2.3 Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết .......................................................... 16
2.3.1 Mơ hình nghiên cứu ................................................................................... 16
2.3.2 Xây dựng giả thuyết ................................................................................... 17
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 21
3.1 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 21
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 21
3.1.2 Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 22
3.2 Thang đo .......................................................................................................... 24
3.2.1 Kết quả nghiên cứu sơ bộ - lấy ý kiến chuyên gia ..................................... 24
3.2.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ - thảo luận tay đôi ........................................... 32
3.3 Một số biến phân loại ...................................................................................... 37
3.4 Thiết kế bảng câu hỏi ...................................................................................... 38
3.5 Đánh giá sơ bộ thang đo ................................................................................. 38
3.5.1 Đo lường độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ............ 38
3.5.2 Phân tích nhân tố EFA .............................................................................. 40
3.6 Phƣơng pháp chọn mẫu và xử lý số liệu ....................................................... 41
3.6.1 Phương pháp chọn mẫu ............................................................................. 41
3.6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu ........................................................................ 42
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 44
4.1 Thống kê mô tả ................................................................................................ 44
4.2 Đánh giá thang đo ........................................................................................... 45
4.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha ........................... 45
4.2.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ...................... 47
4.3 Phân tích tƣơng quan ..................................................................................... 48
4.4 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết ................................................... 49
4.4.1 Kết quả phân tích, đánh giá và kiểm định độ phù hợp mơ hình hồi quy ... 50
4.4.2 Dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính .......... 52
4.5 Phân tích ảnh hƣởng của biến định tính....................................................... 54
4.5.1 Ngành nghề đầu tư .................................................................................... 55
4.5.2 Vốn đầu tư.................................................................................................. 55
4.5.3 Quốc gia .................................................................................................... 56
CHƢƠNG 5. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ............................................................. 59
5.1 Kiến nghị .......................................................................................................... 59
5.2 Kết luận ............................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO, PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
CIEM
Central Institute for Economic Management - Viện Nghiên cứu
quản lý kinh tế Trung ƣơng
DN
Doanh nghiệp
EFA
Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá
FDI
Foreign Direct Investment - Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
GDP
Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
IMF
International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế
KCN
Khu công nghiệp
KMO
Hệ số Kaiser – Mayser – Olikin
PL
Phụ lục
Sida
Swedish International Development Cooperation Agency - Tổ chức
hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TP
Thành phố
Trung Quốc (ĐL) Trung Quốc (Đài Loan)
UNCTAD
United Nations Conference on Trade and Development - Diễn đàn
thƣơng mại và phát triển Liên hợp quốc
USD
Đô la Mỹ
VIF
Variance Inflation factor - Hệ số phóng đại phƣơng sai
WB
World BankNgân hàng thế giới
WTO
World Trade Organization - Tổ chức thƣơng mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thang đo tác động của cơ sở hạ tầng đối với sự thoả mãn của nhà đầu tƣ .. 25
Bảng 3.2 : Thang đo tác động của chế độ, chính sách đầu tƣ đối với sự thoả mãn của
nhà đầu tƣ ...................................................................................................................... 27
Bảng 3.3: Thang đo tác động của nguồn nhân lực đối với sự thoả mãn của nhà đầu tƣ ....... 28
Bảng 3.4 : Thang đo tác động của sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ở địa
phƣơng đối với sự thoả mãn của nhà đầu tƣ .................................................................. 29
Bảng 3.5: Thang đo tác động của các loại chi phí đầu vào đối với sự thoả mãn của nhà
đầu tƣ ............................................................................................................................. 29
Bảng 3.6: Thang đo tác động của hoạt động xúc tiến đầu tƣ đối với sự thoả mãn của
nhà đầu tƣ ...................................................................................................................... 30
Bảng 3.7: Thang đo tác động của dịch vụ hỗ trợ đầu tƣ đối với sự thoả mãn của nhà
đầu tƣ ............................................................................................................................. 31
Bảng 3.8: Đo lƣờng sự thỏa mãn của nhà đầu tƣ .......................................................... 32
Bảng 3.9: Thang đo sau khi đã đƣợc hiệu chỉnh từ nghiên cứu sơ bộ .......................... 34
Bảng 3.10 Kết quả đánh giá sơ bộ độ tin cậy của các thang đo .................................... 39
Bảng 3.11 Kết quả phân tích nhân tố sơ bộ của các thang đo ....................................... 40
Bảng 4.1 Thông tin mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................... 45
Bảng 4.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ...................................................... 46
Bảng 4.3 Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo nghiên cứu chính thức .................. 47
Bảng 4.4 Kết quả phân tích tƣơng quan ........................................................................ 49
Bảng 4.5 Hệ số mơ hình hồi quy tuyến tính .................................................................. 50
Bảng 4.6 Hệ số xác định và kiểm định Durbin-Watson ................................................ 51
Bảng 4.7 Bảng phân tích phƣơng sai ANOVA ............................................................. 52
Bảng 4.8 Kiểm định Spearman giữa phần dƣ và các biến độc lập ................................ 53
Bảng 4.9 Kết quả phân tích tác động của Ngành nghề đến mơ hình nghiên cứu .......... 55
Bảng 4.10 Kết quả phân tích tác động của Vốn đầu tƣ đến mơ hình nghiên cứu ......... 56
Bảng 4.11 Kết quả phân tích tác động Quốc gia đầu tƣ đến mơ hình nghiên cứu ........ 57
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu đề nghị ........................................................................... 16
Hình 3.1 Qui trình nghiên cứu ....................................................................................... 22
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục A: Dàn bài thảo luận nhóm
Phụ lục B: Bảng câu hỏi khảo sát
Phụ lục C: Danh sách đối tƣợng khảo sát
Phụ lục D: Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Phụ lục E: Kiểm định thang đo chính thức bằng Cronbach’s Alpha
Phụ lục F: Kết quả phân tích tƣơng quan
Phụ lục G: Đồ thị phân tán Scatter/Plot
Phụ lục H: Kết quả kiểm định Spearman
Phụ lục I: Biểu đồ tần số của phần dƣ chuẩn hóa
1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Đặt vấn đề
Là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và nằm trong Vùng
kinh tế Trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có nhiều tiềm năng, thế mạnh và vị trí địa lý
thuận lợi để phát triển một nền công nghiệp hiện đại. Điều này đã góp phần tạo nên
những chuyển biến tích cực trong các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống của ngƣời dân
đang sinh sống ở địa phƣơng.
Một trong những nguyên nhân chính để đạt đƣợc những chuyển biến nêu trên
chính là hiệu quả to lớn trong việc huy động vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, trong đó
phải kể đến nguồn vốn đầu tƣ to lớn từ các nƣớc Đông Bắc Á vào các dự án tại các
khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Đây là khu vực tập trung nhiều nền kinh tế năng động và ngày càng có ảnh
hƣởng rõ rệt đến hoạt động kinh tế tồn cầu, trong đó phải kể đến các nền kinh tế phát
triển vƣợt bậc nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Trung Quốc (Đài Loan).
Trong nhiều năm trở lại đây, làn sóng đầu tƣ trực tiếp từ các nhà đầu tƣ đến từ khu vực
Đông Bắc Á vào Việt Nam khơng ngừng gia tăng. Điển hình là quan hệ hợp tác, đầu tƣ
giữa Việt Nam với các nhà đầu tƣ đến từ Nhật Bản tăng mạnh trong những năm gần
đây, cụ thể là kim ngạch ngoại thƣơng song phƣơng năm 2012 đạt 25,9 tỷ đô la Mỹ,
tăng 5,6 lần so với 10 năm trƣớc.
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản để thực hiện các dự án
đầu tƣ tại Việt Nam cũng không ngừng gia tăng, từ 234 dự án đầu tƣ mới trong năm
2011, thì đến năm 2012 con số này đã tăng lên 317 dự án đƣợc cấp phép (chiếm 51%
tổng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài), với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 7,8 tỷ đơ la Mỹ1. Trong
đó, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Nhật Bản ở Việt Nam tập trung vào lĩnh vực
công nghiệp chế biến và chế tạo. Đây là lĩnh vực mà các doanh nghiệp Nhật Bản có
thế mạnh và phù hợp với định hƣớng phát triển của Việt Nam.
1
Tạp chí cộng sản, 2013. Đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tồn cầu.
< truy cập: 23
tháng 9 năm 2013]
2
Với các nhà đầu tƣ đến từ Hàn Quốc, nƣớc ta luôn xác định đây là đối tác
thƣơng mại đầu tƣ quan trọng. Kim ngạch thƣơng mại hai chiều đã tăng gần 42 lần, từ
0,5 tỷ đô la Mỹ năm 1992 lên đến 21 tỷ đô la Mỹ năm 2012, vƣợt trƣớc cam kết phải
tới năm 2015 (20 tỷ đô la Mỹ). Cũng tới năm 2012, Hàn Quốc là đối tác thƣơng mại
lớn thứ 4 của Việt Nam. Trong số 52 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tƣ tại
Việt Nam tính đến thời điểm tháng 10 năm 2013, thì Hàn Quốc đứng vị trí thứ hai với
3.480 dự án, tổng vốn đầu tƣ đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,019 tỷ đô la Mỹ,
chiếm 20,9% tổng vốn đầu tƣ chỉ sau Nhật Bản. Trong thời gian tới, quan hệ Việt Nam
và Hàn Quốc sẽ bƣớc sang giai đoạn hợp tác phát triển mới khi các bên cùng thống
nhất nâng mức kim ngạch thƣơng mại hai chiều đạt 70 tỷ đô la Mỹ vào năm 20202.
Bên cạnh Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc cũng hiện đang là đối tác thƣơng
mại, đầu tƣ lớn của Việt Nam. Tính đến tháng 9 năm 2013, Trung Quốc đã có gần 940
dự án đầu tƣ vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tƣ đạt gần 5 tỷ đô la Mỹ.
Riêng các nhà đầu tƣ Trung Quốc (Đài Loan), tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 28,5
tỷ đô la Mỹ, với 41 dự án đầu tƣ chủ yếu trong các lĩnh vực: gia công chế biến và sản
xuất chế tạo, trong đó các ngành dệt may, cơng nghiệp da giày, mộc gia dụng[3][4].
Tại Đồng Nai, theo số liệu thống kê 06 tháng đầu năm 2013, Tỉnh đứng thứ
năm trong cả nƣớc về tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 18.378,11 triệu đô la Mỹ, với 1.136
dự án đang triển khai và hoạt động trải khắp 31 Khu Công nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
Nguồn vốn đầu tƣ vào các dự án đăng ký thực hiện cũng chủ yếu là từ các quốc gia
châu Á, đặc biệt là các nhà đầu tƣ đến từ Đơng Bắc Á.
Theo đó, các dự án đăng ký mới và đầu tƣ mở rộng dự án tại các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai không ngừng gia tăng qua các năm. Cụ thể là từ
năm 2007 đến tháng 6 năm 2013, Nhật Bản đăng ký thành lập 85 dự án đầu tƣ mới
2 Cục Xúc tiến thƣơng mại, 2013. Những dấu hiệu phấn khởi trong quan hệ kinh tế - thƣơng mại Vi ệt Nam Hàn
Quốc. < -nhng-du-hiu-phn-khi-trong-quan-h-kinh-t-thng-mivit-nam-han-quc.html> [Ngày truy cập: 26 tháng 11 năm 2013].
3 Báo điện tử Chính phủ, 2013. Việt Nam, Trung Quốc thúc đẩy hợp tác thƣơng mại, đầu
tƣ.< />-dao-Dang-Nha-nuoc/Viet-Nam-Trung-Quoc-thuc-dayhop-tac-thuong-mai-dau-tu/183056.vgp> [Ngày truy cập: 26 tháng 11 năm 2013].
4 Báo Ngƣời lao động, 2013. Đài Loan đón đầu TPP tại Việt Nam . < [Ngày truy cập: 26 tháng 11 năm 2013].
3
(với tổng vốn đầu tƣ là 1.125,63 triệu đô la Mỹ) và điều chỉnh tăng vốn 103 lƣợt
(951,08 triệu đô la Mỹ); Hàn Quốc đăng ký mới 106 dự án đầu tƣ (530,82 triệu đô la
Mỹ) và điều chỉnh tăng vốn 136 lƣợt (1.878,3 triệu đô la Mỹ); Trung Quốc (Đài Loan)
đăng ký mới 59 dự án đầu tƣ (272,19 triệu đô la Mỹ) và điều chỉnh tăng vốn 134 lƣợt
(1.266,81 triệu đô la Mỹ)5.
Mặc dù trong nhiều năm gần đây, các nhà đầu tƣ Đông Bắc Á luôn đƣợc đánh
giá là những đối tác chiến lƣợc quan trọng và tiềm năng trong kế hoạch phát triển kinh
tế của Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng. Tuy nhiên, kết quả hợp tác đầu tƣ
vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và đạt đƣợc kỳ vọng mà các bên đã đề ra. Chẳng
hạn nhƣ về ngành nghề kinh doanh, nhiều dự án đầu tƣ vẫn chỉ dừng lại ở việc gia
công, lắp ráp và sử dụng nhiều lao động phổ thơng, chƣa chú trọng đầu tƣ máy móc
thiết bị, ứng dụng các công nghệ sản xuất tiến tiến, hiện đại trên thế giới. Cịn về quy
mơ đầu tƣ, các dự án ở Ðồng Nai có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng từ 10,9 triệu
USD/dự án vào năm 2011, đến nay tăng lên 12,1 triệu USD/dự án nhƣng vẫn còn thấp
so với quy mơ vốn bình qn tồn ngành cơng nghiệp là 17,1 triệu USD/dự án6.
Do vậy, để không ngừng nâng cao hiệu quả và chất lƣợng nguồn vốn đầu tƣ nƣớc
ngồi vào Đồng Nai trong thời gian tới, thì việc nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân thu
hút đầu tƣ của các nhà đầu tƣ đến từ các nƣớc Đông Bắc Á là rất quan trọng. Điều này là
cơ sở cho việc nhận diện và phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng, từ đó tạo nên
lợi thế cạnh tranh của Đồng Nai so với các địa phƣơng khác trong hoạt động thu hút đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài không chỉ của các nhà đầu tƣ đến từ Đông Bắc Á, mà còn từ các
quốc gia khác trên thế giới. Xuất phát từ thực tiễn quá trình làm việc trong lĩnh vực đầu
tƣ tại Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai và hiện trạng thu hút đầu tƣ đã nêu
trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư trực tiếp nước ngồi của các nước Đơng Bắc Á vào các Khu Công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” làm luận văn tốt nghiệp cao học.
5 Số liệu thống kê từ Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai
6 Báo Nhân dân điện tử, 2013. Chuyển dịch trong thu hút vốn FDI ở Ðồng Nai.
< [Truy cập: 12/2013].
4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Nhận diện, khám phá các nhân tố có ảnh hƣởng đến đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của các nhà đầu tƣ Đông Bắc Á vào các khu công nghiệp tỉnh
Đồng Nai.
- Mục tiêu cụ thể: Xác định những nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ của
các nhà đầu tƣ Đông Bắc Á vào các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai.
1.3 Đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hƣởng đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài của các nhà đầu tƣ đến từ các nƣớc Đông Bắc Á vào các Khu Công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Đối tƣợng khảo sát: các chủ đầu tƣ, ban lãnh đạo các doanh nghiệp, dự án có
vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi của các nhà đầu tƣ đến từ các nƣớc Đông Bắc Á đang
hoạt động tại các Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi nghiên cứu: việc điều tra, thu thập thông tin sơ cấp từ các dự án có
vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi của các nhà đầu tƣ đến từ các nƣớc Đông Bắc Á tại
các khu công nghiệp Đồng Nai. Cuộc điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu đƣợc tiến
hành trong năm 2013.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp định tính:
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm khám phá, tìm ra những yếu tố tác động
đến quyết định đầu tƣ bằng cách lấy ý kiến các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực đầu tƣ; đồng thời tổ chức thảo luận tay đơi với đại diện cho các doanh nghiệp,
dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của các nhà đầu tƣ Đông Bắc Á đăng ký thực
hiện tại các khu công nghiệp ở Đồng Nai.
Kết quả thu đƣợc sẽ đƣợc phối hợp với cơ sở lý thuyết để xác lập mơ hình
nghiên cứu, điều chỉnh các biến quan sát trong thang đo phù hợp cho nghiên cứu định
lƣợng ở bƣớc tiếp theo.
Phƣơng pháp định lƣợng:
Thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng nhằm để kiểm định mơ hình lý
5
thuyết đã đƣợc xây dựng và đƣợc hiệu chỉnh thông qua nghiên cứu sơ bộ. Nghiên cứu
đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp các nhà đầu tƣ, hoặc đại diện
chủ đầu tƣ - nhà điều hành doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi của các
nhà đầu tƣ đến từ các nƣớc Đông Bắc Á (chủ đầu tƣ, thành viên ban giám đốc, ban
quản lý dự án) đang hoạt động đầu tƣ, kinh doanh tại các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai thông qua bảng câu hỏi đƣợc thiết kế dựa trên kết quả của các bƣớc
nghiên cứu trƣớc.
Kết quả khảo sát sẽ đƣợc tập hợp và làm sạch, sau đó sẽ đƣợc mã hóa, nhập liệu
vào phần mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS 16.0 để tiến hành phân tích dữ liệu, nhƣ:
thống kê mô tả mẫu, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố, phân tích hồi
quy mơ hình và hồi quy với biến giả.
1.5 Ý nghĩa của đề tài
Là nhân tố góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của quốc gia và địa
phƣơng, nên không phải ngẫu nhiên mà nhiều tác giả, các nhà kinh tế học đã thực
hiện hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngồi dƣới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, chẳng hạn: nghiên cứu các biện
pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, đề xuất
các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các khu công
nghiệp ở các địa phƣơng, tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến sự phát triển
ở địa phƣơng, hiện trạng và giải pháp tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngồi … Trong số đó, nhiều nghiên cứu về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại
Đồng Nai đã đƣợc tiến hành trong những năm gần đây, cụ thể là:
Nguyễn Đình Thái (2008) thực hiện luận văn cao học trƣờng Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh với đề tài “Chiến lược thu hút vốn đầu tư vào các khu công
nghiệp Đồng Nai đến năm 2020”. Nghiên cứu tiến hành đánh giá và phân tích hiện
trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
qua các năm. Trên cơ sở đó, tác giả đã kết hợp với các lý thuyết về kinh tế, hoạch định
chiến lƣợc để xây dựng các chiến lƣợc thu hút đầu tƣ vào các khu công nghiệp tại
Đồng Nai đến năm 2020.
6
Đào Thị Quế Chi (2009) thực hiện luận văn cao học trƣờng Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh với đề tài “Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào tỉnh Đồng Nai đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”. Từ kết quả đánh
giá, phân tích mơi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi trên địa bàn Đồng Nai, nghiên
cứu đã đề ra một số giải pháp thúc đẩy đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi tại địa phƣơng
trong thời gian tới.
Nguyễn Thị Bích Thùy (2013) thực hiện luận văn cao học trƣờng Đại học Kinh
tế thành phố Hồ Chí Minh với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư
trực tiếp nước ngồi (FDI) vào các khu cơng nghiệp Đồng Nai Đề xuất giải pháp hoàn
thiện trong thu hút FDI vào các khu công nghiệp Đồng Nai”. Nghiên cứu đã xác định
những nhân tố cụ thể nào tác động trực tiếp đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi vào các
khu cơng nghiệp tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thu hút đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài hiệu quả hơn.
Thay vì nghiên cứu tổng quát về các các vấn đề liên quan đến môi trƣờng đầu
tƣ, các giải pháp thúc đẩy thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, ảnh hƣởng của hoạt
động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến hoạt động đầu tƣ tại Đồng Nai và các khu công
nghiệp, đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trực tiếp
nước ngồi của các nước Đơng Bắc Á vào các Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai” xác định phạm vi nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu hơn, chú trọng đến đối
tƣợng đầu tƣ chủ yếu, có đóng góp quan trọng đến sự phát triển của địa phƣơng thông
qua các dự án đầu tƣ tại các KCN Đồng Nai, đó là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến từ
các nƣớc Đơng Bắc Á. Đây chính là hƣớng đi mới của đề tài so với nhiều nghiên cứu
trƣớc đây.
Bên cạnh đó, kết quả khảo sát, đánh giá và phân tích của nghiên cứu cũng đã
xác định đƣợc các nhân tố quyết định đến nguồn FDI của các nhà đầu tƣ Đông Bắc Á
tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đây chính là một điểm mới nữa so
với các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện.
Do vậy, tác giả hy vọng rằng đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước Đông Bắc Á vào các Khu Công
7
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” sẽ cung cấp những thơng tin bổ ích về các nhân
tố ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của các nhà đầu tƣ Đông Bắc
Á tại các khu công nghiệp Đồng Nai, trên cơ sở đó hình thảnh nên các giải pháp góp
phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi
khơng chỉ đối với các nhà đầu tƣ đến từ các quốc gia này, mà còn với các nhà đầu tƣ
đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ khác tại các khu công nghiệp ở địa phƣơng trong thời
gian tới.
1.6 Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm 5 chƣơng và các phần tài liệu tham khảo, phụ lục đƣợc trình
bày cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1 : Tổng quan - Trình bày về sự cần thiết, mục tiêu nghiên cứu, đối
tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.
Chƣơng 2 : Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu – Trình bày các khái niệm
khái niệm có liên quan đến đề tài; đồng thời phân tích tổng quan các lý thuyết, kết quả
các cơng trình nghiên cứu có liên quan để làm cơ sở đề xuất mơ hình và các giả thuyết
của nghiên cứu.
Chƣơng 3 : Thiết kế và xây dựng mô hình nghiên cứu - Trình bày quy trình
thực hiện nghiên cứu, cách thiết kế, đánh giá thang đo, chọn mẫu và xử lý dữ liệu
nghiên cứu.
Chƣơng 4 : Kết quả nghiên cứu. Trình bày kết quả của nghiên cứu định lƣợng,
bao gồm thống kê mô tả mẫu, kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, phân
tích hồi quy, phân tích hồi quy với các biến giả.
Chƣơng 5 : Kiến nghị và kết luận – Nêu lên những kiến nghị, kết quả cũng nhƣ
những hạn chế của nghiên cứu và hƣớng thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
8
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1 sẽ trình bày cơ sở lý luận liên quan về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
(FDI), cung cấp các khái niệm về khu công nghiệp, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi và vai
trị của nó đối với nền kinh tế. Tiếp đó, chƣơng này cịn trình bày các lý thuyết, mơ hình,
cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc về các nhân tố ảnh hƣởng đến FDI tại nhiều
quốc gia, địa phƣơng trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở tổng hợp những lý
thuyết và kết quả nghiên cứu đã nêu, mơ hình nghiên cứu lý thuyết đƣợc hình thành.
2.1 Các khái niệm và vai trị của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi
2.1.1 Các khái niệm
* Khu công nghiệp
Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các
dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, đƣợc thành lập theo
quy định của Chính phủ (Khoản 20 Điều 3 Luật Đầu tƣ năm 2005).
* Khu chế xuất
Khu chế xuất là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ
cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, đƣợc thành lập theo điều kiện,
trỡnh tự và thủ tục quy định tại Nghị định này. Khu công nghiệp, khu chế xuất đƣợc
gọi chung là khu công nghiệp, trừ trƣờng hợp quy định cụ thể (Khoản 2 Điều 2 Nghị
định số 29/2008/NĐ-CP).
Khu công nghiệp là địa bàn ƣu đãi đầu tƣ, đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi áp dụng
đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Khu
cơng nghiệp đƣợc thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế –
xã hội đặc biệt khó khăn đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc
Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (Khoản 1 Điều 16 Nghị
định số 29/2008/NĐ-CP).
* Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, nên nhiều
cơ quan, tổ chức đã tiến hành nghiên cứu và đƣa ra những khái niệm, định nghĩa về FDI
9
dƣới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau để làm cơ sở cho việc thống kê, đo lƣờng,
phân tích, đánh giá ảnh hƣởng của FDI đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Cụ thể là:
Theo quy định tại Khoản 2, 5, 12 Điều 3 Luật Đầu tƣ 2005 có nêu: “Đầu tƣ trực
tiếp là hình thức đầu tƣ do nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu tƣ và tham gia quản lý hoạt động đầu
tƣ”, “Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt
động đầu tƣ tại Việt Nam” và “Đầu tƣ nƣớc ngoài là việc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣa
vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu
tƣ”. Nhƣ vậy, FDI trong trƣờng hợp này có thể hiểu là việc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài bỏ
vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành thực hiện hoạt động đầu tƣ và
tham gia quản lý hoạt động này tại Việt Nam.
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) lại có cách nhìn về FDI nhƣ sau: FDI xảy
ra khi một nhà đầu tƣ từ một nƣớc (nƣớc chủ đầu tƣ) có đƣợc một tài sản ở một nƣớc
khác (nƣớc thu hút đầu tƣ) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phƣơng diện quản lý là
thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trƣờng hợp, cả
nhà đầu tƣ lẫn tài sản mà ngƣời đó quản lý ở nƣớc ngoài là các cơ sở kinh doanh.
Trong những trƣờng hợp đó, nhà đầu tƣ thƣờng hay đựoc gọi là "cơng ty mẹ" và các
tài sản đƣợc gọi là "công ty con" hay "chi nhánh cơng ty" (WTO, 1996).
Ở một góc nhìn khác, Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đƣa ra khái niệm FDI (đƣợc nêu
trong Sổ tay Cán cân thanh toán quốc tế) nhƣ là một loại đầu tƣ quốc tế phản ánh mục tiêu
của một thực thể thƣờng trú trong một nền kinh tế có đƣợc một lợi ích lâu dài trong một
thực thể doanh nghiệp của một nền kinh tế khác (IMF, 1993).
Hay, FDI cịn đƣợc nói đến nhƣ là một loại đầu tƣ xuyên biên giới có liên quan
đến một thực thể trong một nền kinh tế nắm quyền kiểm sốt hoặc có một mức độ ảnh
hƣởng đáng kể đến hoạt động quản lý của một doanh nghiệp là thực thể của một nền
kinh tế khác (IMF, 2009).
Cùng mối quan tâm đến vấn đề này, Uỷ ban thƣơng mại và phát triển cùa Liên hợp
quốc (UNCTAD) đã định nghĩa FDI nhƣ là một khoản đầu tƣ liên quan đến một mối quan
hệ dài hạn và phản ánh một lợi ích lâu dài và kiểm sốt của một thực thể thƣờng trú ở một
nền kinh tế (nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi hoặc cơng ty mẹ) trong một thực thể doanh
10
nghiệp ở một nền kinh tế khác hơn so với các nhà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (doanh
nghiệp FDI, doanh nghiệp liên doanh hoặc liên doanh nƣớc ngoài).
FDI đƣợc ngụ ý rằng các nhà đầu tƣ tạo nên một mức độ ảnh hƣởng đáng kể
đến hoạt động quản lý của các thực thể doanh nghiệp ở một kinh tế khác… và có thể
đƣợc thực hiện bởi các cá nhân cũng nhƣ các tổ chức kinh doanh.
Nhƣ vậy từ những khái niệm và định nghĩa nêu trên, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi
(FDI) có thể đƣợc hiểu là hoạt động đầu tƣ vốn và các tài sản hợp pháp khác của nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài vào một tổ chức hoặc doanh nghiệp ở nƣớc nhận đầu tƣ, nhằm nắm quyền
kiểm soát hoặc tạo ảnh hƣởng đáng kể đến hoạt động quản lý, điều hành để đạt đƣợc
những lợi ích dài hạn trong quá trình hoạt động tại nƣớc nhận đầu tƣ.
2.1.2 Vai trị của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi
2.1.2.1 Tích cực
Một là, FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực
đầu tư trong nước.
Các nghiên cứu của Freeman (2000) và Sida-CIEM (2006) đều nhận định rằng
khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi đã đóng góp quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày
càng tăng. Khu vực này góp phần quan trọng vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa, mở
rộng thị trƣờng tiêu thụ, đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc, gia tăng tổng vốn đầu tƣ
xã hội, tạo ra nhiều công ăn việc làm …
Hai là, FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa –
hiện đại hóa.
Hiện nay, 58,4% vốn đầu tƣ nƣớc ngồi tập trung vào lĩnh vực cơng nghiệp xây dựng với trình độ công nghệ cao hơn mặt bằng chung của cả nƣớc. Tốc độ tăng
trƣởng công nghiệp - xây dựng của khu vực đầu tƣ nƣớc ngồi đạt bình qn gần
18%/năm, cao hơn tốc độ tăng trƣởng toàn ngành. Đến nay, khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài
đã tạo ra gần 45% giá trị sản xuất cơng nghiệp, góp phần hình thành một số ngành
công nghiệp chủ lực của nền kinh tế nhƣ viễn thơng, khai thác, chế biến dầu khí, điện
tử, cơng nghệ thơng tin, thép, xi măng... Đầu tƣ nƣớc ngồi đã góp phần nhất định vào
việc chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp, trong đó tập trung vào các dự án đầu tƣ phát
11
triển các vùng nguyên liệu, tạo nguồn cung ứng chất lƣợng và ổn định cho sản xuất.
Ba là, FDI tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ
cấu lao động.
Khu vực có vốn FDI hiện đang tạo ra nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp. Các
doanh nghiệp có vốn FDI cũng là các đơn vị dẫn đầu trong hoạt động đào tạo tại chỗ
và ở nƣớc ngồi, nhằm nâng cao trình độ chun mơn, quản lý, đủ khả năng đảm
nhiệm những vị trí quan trọng của doanh nghiệp.
Bốn là, FDI góp phần chuyển giao các cơng nghệ và trình độ quản lý tiên tiến
trên thế giới.
Từ năm 1993 đến nay, cả nƣớc có 951 hợp đồng chuyển giao công nghệ đã
đƣợc phê duyệt/đăng ký, trong đó có 605 hợp đồng của doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc
ngoài, chiếm 63,6%. Hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài đã góp phần thúc đẩy chuyển giao
cơng nghệ tiên tiến vào Việt Nam, nâng cao năng lực công nghệ trong nhiều lĩnh vực.
Năm là, FDI góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh
nghiệp và sản phẩm sản xuất tại Việt Nam.
Khu vực có vốn FDI đã và đang góp phần thúc đẩy cạnh tranh khơng chỉ trong
khu vực nhà nƣớc, mà là cả nền kinh tế của quốc gia thông qua việc gia tăng xuất
khẩu, nâng cao trình độ và tay nghề ngƣời lao động, cơng nghệ sản xuất ở các dự án ...
Sáu là, FDI góp phần quan trọng vào hội nhập quốc tế
FDI đã góp phần phá thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại,
nhƣ gia nhập ASEAN, ký Hiệp định khung với EU, Hiệp định Thƣơng mại với Hoa
Kỳ, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ và Hiệp định đối tác kinh tế (EPA)….
Tóm lại, FDI góp phần quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam nói riêng và
ở nhiều quốc gia đang phát triển khác trên thế giới nói chung. Bởi lẽ, hoạt động FDI
khơng chỉ làm gia tăng kìm ngạch xuất khẩu, mà còn nâng cao chất lƣợng nguồn nhân
lực trong nƣớc, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội và là nguồn đóng góp đáng kể
cho ngân sách nhà nƣớc.
2.1.2.2 Tồn tại
Bên cạnh những đóng góp nêu trên, FDI trong thời gian qua cũng còn nhiều vấn
12
đề tổn tại cần đƣợc giải quyết kịp thời, tránh không ảnh hƣởng đến sự phát triển của
mỗi quốc gia. Các vấn đề này bao gồm:
Một là, hiệu quả tổng thể nguồn vốn đầu tư nước ngoài chưa cao.
Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất lắp ráp, may mặc …
đều có mức giá trị gia tăng thấp; ít đầu tƣ vào các dự án nông - lâm - ngƣ nghiệp là
những ngành thế mạnh của Việt Nam. Trong khi, các tỉnh, thành phố lớn có đơng dân
và cơ sở hạ tầng đầy đủ … thu hút đƣợc nhiều nguồn FDI, thì các vùng khác lại gặp
nhiều khó khăn trong vấn đề thu hút FDI. Cịn trong lĩnh vực dịch vụ, nhiều dự án có
quy mô vốn đầu tƣ đăng ký rất lớn nhƣng tiến độ giải ngân vốn và thực hiện dự án rất
chậm, làm lãng phí đất đai và nguồn vốn vay trong nƣớc.
Hai là, việc thu hút và tiến trình chuyển giao các công nghệ sản xuất tiên tiến
trên thế giới từ các dự án FDI chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Nguyên nhân chính là các dự án FDI đa phần đƣa vào Việt Nam những máy
móc thiết bị, cơng nghệ lạc hậu, lỗi thời hoặc gây ô nhiễm môi trƣờng. Cho nên, các
dự án này chủ yếu thực hiện việc gia cơng sản phẩm, nên có giá trị gia tăng thấp, khó
tham gia vào mạng sản xuất tồn cầu.
Ba là, đời sống người lao động chưa cao, tranh chấp và đình cơng có xu hướng
gia tăng.
Tỷ lệ việc làm mới do khu vực FDI tạo ra không tƣơng xứng (chỉ chiếm 3,4%
trong tổng số lao động có việc làm năm 2011). Thu nhập bình quân theo tháng của
ngƣời lao động ở khu vực doanh nghiệp FDI chƣa tƣơng xứng với giá trị sản phẩm tạo
ra. Nhiều nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần còn chƣa đƣợc quan tâm là ngun
nhân xảy ra nhiều cuộc đình cơng trong thời gian qua.
Bốn là, một số dự án FDI gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng, tài nguyên.
Quy định về môi trƣờng của Việt Nam áp dụng chuẩn của các nƣớc phát triển,
song việc thẩm định chỉ mang tính hình thức, tập trung nhiều vào khâu tiền kiếm, dẫn
đến nhiều dự án khi triển khai đã vi phạm nghiêm trọng quy định về môi trƣờng, gây
tác động lâu dài tới sức khỏe ngƣời dân và hệ sinh thái khu vực. Một số dự án chiếm
giữ đất lớn nhƣng không triển khai, gây lãng phí tài nguyên.
13
Năm là, có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế.
Một số doanh nghiệp FDI có biểu hiện của việc chuyển giá nhƣ nâng khống giá
trị góp vốn (bằng máy móc, thiết bị, bản quyền), giá trị mua bán nguyên vật liệu đầu
vào, … tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách Nhà nƣớc.
2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
2.2.1 Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
Khởi nguồn của việc hình thành các dịng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi trên
khắp thế giới chính là sự ra đời của các công ty đa quốc gia. Những nghiên cứu về vấn
đề này có thể kể đến lý thuyết tổ chức cơng nghiệp (hay cịn gọi là lý thuyết thị trƣờng
độc quyền) do các nhà kinh tế học Stephen Hymer (1960) và Charles Kindleberger
(1969) đề xƣớng. Nội dung của lý thuyết đề cập đến ba nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát
triển và thành cơng của hình thức đầu tƣ liên kết theo chiều dọc, đó là: (1) q trình liên
kết theo chiều dọc các giai đoạn khác nhau của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm
giảm bớt chi phí sản xuất; (2) việc sản xuất và khai thác kỹ thuật mới; (3) cơ hội mở
rộng hoạt động ra đầu tƣ nƣớc ngồi có thể tiến hành đƣợc do những tiến bộ trong
ngành giao thông và thông tin liên lạc. Điều này lý giải cho việc hình thành các cơng ty
đa quốc gia thực hiện việc đầu tƣ, hình thành các công xƣởng, nhà máy tại nhiều nƣớc
khác nhau trên khắp thế giới nhằm tận dụng lợi thế so sánh giữa các quốc gia, nền kinh
tế khác nhau. Từ đó, quá trình sản xuất đƣợc từng bƣớc chun mơn hóa, giảm bớt giá
thành sản phẩm và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng.
Kết quả nghiên cứu nêu trên có tác động đến nhiều nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hƣởng đến hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi, trong đó tiêu biểu phải kể đến
lý thuyết chiết trung về sản xuất quốc tế của Dunning (1977). Trên cơ sở tổng hợp kết
quả của nhiều cơng trình nghiên cứu trƣớc đó, Dunning đã đƣa ra ba điều kiện để một
doanh nghiệp ra quyết định đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi (mơ hình OLI), đó là: lợi thế
sở hữu (Ownership advantages), lợi thế địa điểm (Location advantages) và lợi thế về
nội bộ hóa sản xuất (Internalization advantages). Trong đó:
Lợi thế sở hữu của một doanh nghiệp: có thể là sản phẩm hoặc quy trình cơng
nghệ vƣợt trội chỉ riêng doanh nghiệp mới có, trong khi các đối thủ khác khơng thể có
14
hoặc tiếp cận đƣợc.
Lợi thế về địa điểm: bao gồm các nguồn lực kinh tế-xã hội của các quốc gia
nhận đầu tƣ, chẳng hạn: điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, quy mô và cơ cấu
của thị trƣờng, môi trƣờng văn hóa, chính trị …
Lợi thế về nội bộ hóa sản xuất: là việc doanh nghiệp, tổ chức có đƣợc quyền
kiểm sốt, điều hành tồn bộ mọi hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất từ đầu
vào đến đầu ra.
Sau nghiên cứu của Dunning, hàng loạt các nghiên cứu khác đã dựa trên cơ sở
này để tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ FDI tại
nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ và các khu vực khác nhau trên thế giới. Nội dung cơ
bản của các nghiên cứu này là tập trung vào các vấn đề về tiềm năng thị trƣờng, lao
động, cơ sở hạ tầng, chế độ và chính sách đầu tƣ, … cụ thể là:
Nghiên cứu của L.K.Cheng & Y.K.Kwan (2000) thực hiện bằng cách ƣớc tính
các tác động của các yếu tố quyết định FDI trong 29 khu vực của Trung Quốc 19851995 cho thấy các nhân tố nhƣ quy mô thị trƣờng rộng lớn, cơ sở hạ tầng tốt, chính
sách ƣu đãi có tác động tích cực đến thu hút FDI; trong khi đó, chi phí tiền lƣơng lại
có tác động ngƣợc lại.
Còn trong các nghiên cứu của Asiedu (2002, 2003) về các nhân tố ảnh hƣởng
đến thu hút FDI tại khu vực các nƣớc Châu Phi, thì các nhân tố nhƣ: nguồn lợi cao từ
việc đầu tƣ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, cơ sở hạ tầng tốt hơn, cơ chế chính
sách ƣu đãi của địa phƣơng đã thúc đẩy FDI. Ngƣợc lại, vấn đề tham nhũng và bất ổn
chính trị lại gây cản trở hoạt động FDI tại đây.
Kết quả nghiên cứu của Ali, Shaukat & Wei Guo (2005) về các nhân tố quyết
định đến hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Trung Quốc cũng chỉ ra các nhân
tố tác động tích cực đến FDI đối với địa phƣơng, đó là: quy mơ thị trƣờng lớn, chi phí
lao động thấp, cơ chế và các chính sách khuyến khích đầu tƣ, dân số đơng, nền kinh tế
phát triển nhanh và lợi nhuận đầu tƣ cao.
Một nghiên cứu khác của Craig Young (2005) đã tiến hành khảo sát, phân tích
đánh giá vai trị của hoạt động tiếp thị địa phƣơng đối với FDI tại các nƣớc Trung và
15
Đông Âu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tiếp thị địa phƣơng đang ngày càng trở nên
quan trọng đối với các công ty đa quốc gia; đồng thời cũng là chìa khóa để tạo ra sự
khác biệt và lợi thế thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của các quốc gia đã tiến hành
nghiên cứu.
Gần đây, nghiên cứu của N.Karim (2012) đƣợc thực hiện bằng cách phân tích
dịng vốn FDI trên 13 tiểu bang và 01 vùng lãnh thổ liên bang ở Malaysia trong các
năm 1990, 1995, 2000 và 2005. Kết quả nghiên cứu đã xác định đƣợc 05 nhân tố tác
động tích cực đến FDI đó là: mức độ tập trung sản xuất, năng suất và chất lƣợng lao
động, chỉ số đánh giá năng lực điều hành, tổng sản phẩm quốc nội và điều kiện cơ sở
hạ tầng.
2.2.2 Các cơng trình nghiên cứu Việt Nam
Nghiên cứu của Junichi Mori (2005) đã phân tích tầm quan trọng và ảnh hƣởng
của việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ đối với sự phát triển của ngành
công nghiệp ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc hình thành các ngành
công nghiệp phụ trợ là con đƣờng để ngành công nghiệp của Việt Nam phát triển,
cũng nhƣ thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đầu tƣ vào
lĩnh vực này.
Nghiên cứu của Juan Du (2011) đã tiến hành phân tích các yếu tố quyết định
FDI tại Việt Nam trong giai đoạn từ 1986 đến 2009. Kết quả nghiên cứu đã xác
định đƣợc các nhân tố có tác động kích thích FDI tại Việt Nam gồm: quy mô và tốc
độ tăng trƣởng của thị trƣờng, tỷ giá hối đoái, thƣơng mại quốc tế, chất lƣợng và
chi phí lao động, chính sách mở cửa thƣơng mại, đầu tƣ FDI.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Toàn (2010) về các nhân tố tác động đến
việc thu hút FDI vào một địa phƣơng của Việt Nam, sau khi nghiên cứu tổng quan các
vấn đề lý luận và thực hiện phỏng vấn 300 bản câu hỏi điều tra các cơng ty có vốn đầu
tƣ nƣớc ngồi tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã xác định
đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tƣ FDI, đó là: cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, chế độ và chính sách ƣu đãi đầu tƣ, chi phí hoạt động thấp.
Nguyễn Thanh Sang (2011) đã thực hiện đề tài Nghiên cứu môi trƣờng đầu tƣ
16
và các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ vào các KCN tỉnh Bình Phƣớc. Đề tài đã
xác định đƣợc các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn của các nhà đầu tƣ FDI vào Bình
Phƣớc là: tính năng động của lãnh đạo chính quyền địa phƣơng, chất lƣợng dịch vụ
cơng, cơ chế và chính sách đầu tƣ, cơ sở hạ tầng, chất lƣợng môi trƣờng sống, lợi thế
ngành đầu tƣ, chi phí đầu vào cạnh tranh và nhân tố phân loại là loại hình doanh
nghiệp. Các yếu tố khác nhƣ: nguồn nhân lực, thƣơng hiệu địa phƣơng không tác động
đến sự thỏa mãn của nhà đầu tƣ FDI tại địa phƣơng.
2.3 Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết
2.3.1 Mơ hình nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ
FDI của các nhà đầu tƣ Đông Bắc Á vào các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cụ thể
là ảnh hƣởng của các nhân tố Cơ sở hạ tầng, Chế độ và chính sách đầu tƣ, Chi phí đầu
tƣ, Cơng nghiệp phụ trợ, Dịch vụ hỗ trợ đầu tƣ, Nguồn nhân lực và Xúc tiến đầu tƣ tác
động nhƣ thế nào đến mơ hình nghiên cứu đề xuất.
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu đề nghị
X1: Cơ sở hạ tầng
X2: Chế độ, chính sách đầu tƣ
Yếu tố kiểm sốt:
D1: Ngành nghề đầu tƣ
D2: Quy mơ đầu tƣ
D3: Quốc gia đầu tƣ
X3: Chi phí đầu tƣ
X4: Cơng nghiệp phụ trợ
X5: Dịch vụ hỗ trợ đầu tƣ
X6: Nguồn nhân lực
X7: Xúc tiến đầu tƣ
Quyết định đầu tƣ