Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu môi trường đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---***---

NGUYỄN ðÌNH SANG

NGHIÊN CỨU MƠI TRƯỜNG ðẦU TƯ VÀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN THU HÚT ðẦU TƯ VÀO CÁC
KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---***---

NGUYỄN ðÌNH SANG

NGHIÊN CỨU MƠI TRƯỜNG ðẦU TƯ VÀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN THU HÚT ðẦU TƯ VÀO CÁC
KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chun ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN HỊANG BẢO


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2011

iii


LỜI CAM ðOAN
- Tên đề tài: “Nghiên cứu mơi trường ñầu tư và các yếu tố ảnh hưởng ñến thu
hút đầu tư vào các khu cơng nghiệp tỉnh Bình Phước”
- Giáo viên hướng dẫn:

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Bảo

- Tên sinh viên:

Nguyễn ðình Sang

- ðịa chỉ sinh viên:

Ban quản lý các Khu Cơng nghiệp tỉnh Bình Phước

- Số điện thoại liên lạc:

0913 880 158

- Ngày nộp luận văn:

/ 7/ 2011

Lời cam ñoan: “Tôi xin cam ñoan luận văn này là công trình do chính tơi nghiên
cứu và soạn thảo. Tơi khơng sao chép từ bất kỳ một bài viết nào ñã được cơng bố

mà khơng trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tôi xin chịu hồn
tồn trách nhiệm”.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2011

Nguyễn ðình Sang

i


LỜI CẢM ƠN
ðể thực hiện ñề tài này tác giả ñã nhận ñược sự hướng dẫn về mặt khoa học
của Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Bảo, sự trợ giúp về tư liệu, số liệu của các cơ quan, ban
ngành của Tỉnh và sự tham gia trả lời phỏng vấn của các ñơn vị và cá nhân hoạt
ñộng ñầu tư trên ñịa bàn tỉnh Bình Phước. Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn chân
thành đến Tiến sĩ Nguyễn Hồng Bảo – Khoa Kinh tế Phát Triển, Trường ðại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Ban quản lý các Khu Cơng nghiệp, Sở Kế hoạch
và ðầu tư, Văn phòng UBND tỉnh Bình Phước; các cơng ty đầu tư hạ tầng Khu
cơng nghiệp và các cơng ty đầu tư sản xuất tại các khu công nghiệp tham gia hội
thảo và trả lời phỏng vấn.
Và để có được ngày hơm nay, tác giả cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đến Q
thầy cơ thuộc Chương trình Fulbright Việt Nam, Khoa Kinh tế Phát triển - Trường
ðại Học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là những người đã truyền thụ kiến thức
chun mơn cho tác giả. Cảm ơn gia đình và bạn bè ñã ñộng viên, hỗ trợ quí báu về
nhiều mặt cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài này.

ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DN


Doanh nghiệp

ðK

ðăng ký

ðKKD

ðăng ký kinh doanh

ðTNN

ðầu tư nước ngồi

ðVT

ðơn vị tính

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

FDI

ðầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội/ tỉnh


KCN

Khu cơng nghiệp

KTTðPN

Kinh tế trọng điểm phía Nam

KH & CN

Khoa học và cơng nghệ

KH & ðT

Kế hoạch và đầu tư

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

PL

Phụ lục

QL

Quốc lộ

SXKD


Sản xuất kinh doanh

TL

Tỉnh lộ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TT

Thị trấn

TX

Thị xã

UBND

Uỷ ban nhân dân


USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

VCCI

Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam

VNCI

Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam

VNð

Việt Nam ñồng

iii


TĨM TẮT
Bình Phước là tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam, có nhiều điều
kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển cơng nghiệp nói riêng.
Trong những năm qua, chính quyền tỉnh đã có nhiều nỗ lực thu hút ñầu tư, Tuy
nhiên, kết quả thu được cịn khá khiêm tốn, chưa phù hợp với vị thế và tiềm năng
của tỉnh. Thực hiện ñề tài “Nghiên cứu mơi trường đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng
đến thu hút đầu tư vào các khu cơng nghiệp tỉnh Bình Phước” là một vấn đề cấp
thiết, nhằm xác định mơi trường đầu tư Bình Phước, định vị thương hiệu Bình
Phước và gợi ý các chính sách thu hút đầu tư vào các khu cơng nghiệp.
ðể thực hiện nghiên cứu này, ñề tài sử dụng cách tiếp cận tồn diện và tiếp cận

theo kinh tế vĩ mơ nhằm phân tích hành vi, độ thỏa dụng của các nhà ñầu tư trong
tổng thể các mối quan hệ kinh tế- xã hôi- môi trường; Sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu định tính và định lượng thơng qua các phương pháp chuyên gia,
thống kê, phân tích nhân tố khám phá, phân tích mơ hình hồi qui để nhận dạng mơi
trường đầu tư, các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các khu cơng nghiệp và
từ đó ñưa ra các gợi ý chính sách nhằm thúc ñẩy thu hút đầu tư vào các khu cơng
nghiệp nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung.
Từ hệ thống các lý thuyết về phát triển kinh tế, ñầu tư và ñầu tư quốc tế, mơi
trường đầu tư, chất lượng, chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng, tiếp
thị ñịa phương và lý thuyết cạnh tranh cùng với các nghiên cứu thực tiễn về mơi
trường đầu tư, năng lực cạnh tranh, thu hút ñầu tư trên ñịa bàn và một số tỉnh lân
cận kết hợp với các nghiên cứu ñịnh tính bằng phương pháp chuyên gia, ðề tài ñã
hệ thống hóa các yếu tố mơi trường đầu tư tại các khu cơng nghiệp tỉnh Bình Phước,
xây dựng bảng câu hỏi với 40 biến quan sát mô tả cho 8 yếu tố mơi trường đầu tư.
Nghiên cứu tài liệu và các số liệu thống kê cho thấy Bình Phước có vị trí địa lý
kinh tế khá thuận lợi cho phát triển cơng nghiệp; Dân số trẻ, nguồn lao động dồi
dào; Tài nguyên thiên nhiên phong phú, là vùng nguyên liệu của một số cây công

iv


nghiệp quan trọng như cao su, ñiều, tiêu, sắn,..; ðặc biệt, Bình Phước có lợi thế về
quĩ đất dành cho phát triển cơng nghiệp rất lớn có thể đáp ứng nhu cầu về mặt bằng
ña dạng của các nhà ñầu tư, nhất là đầu tư cơng nghiệp chế biến; Chính sách đầu tư
thơng thống và có nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, Bình Phước cũng
cịn nhiều tồn tại như: Hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu vắng nhiều hạ tầng
then chốt như sân bay, cảng biển, ñường sắt; Hạ tầng kỹ thuật chậm phát triển;
Nguồn nhân lực có trình độ thấp; Thị trường nội ñia còn nhỏ bé. Do vậy kết quả thu
hút ñầu tư vào Bình Phước nói chung và các khu cơng nghiệp nói riêng cịn nhiều
hạn chế. Tính đến tháng 7/2010 mới thu hút ñược ñạt 85 dự án ñầu tư, bao gồm 14

dự án ñầu tư cơ sở hạ tầng khu cơng nghiệp và 71 dự án thứ cấp- đầu tư vào sản
xuất kinh doanh với tổng số vốn ñầu tư ñăng ký là 772 tỉ ñồng và 324,1 triệu USD;
Tỉ lệ lấp đầy diện tích các KCN đạt 9,1% .
Do số lượng doanh nghiệp không nhiều, ðề tài thực hiện phương pháp lấy mẫu
toàn diện trên tổng số các doanh nghiệp đầu tư tại các khu cơng nghiệp, thực hiện
phỏng vấn trực tiếp nhà ñầu tư là các thành viên góp vốn và đại diện nhà đầu tư là
các nhà quản lý doanh nghiệp. Kết quả ñiều tra thu ñược 226 mẫu hợp lệ, phỏng vấn
ñược 79 doanh nghiệp trên tổng số 85 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp trung bình 3
phiếu.
Kết quả nghiên cứu nhân tố khám phá xác ñịnh ñược 9 yếu tố môi trường
ñầu tư tại các khu cơng nghiệp tỉnh Bình Phước giải thích được 71,4% biến thiên
của biến quan sát. Các nhân tố đó là: mặt bằng và chính sách, chi phí đầu vào cạnh
tranh, cơ sở hạ tầng, lãnh ñạo ñịa phương năng ñộng và chất lượng dịch vụ công,
nguồn nhân lực, chất lượng mơi trường sống, thương hiệu địa phương, lợi thế ngành
đầu tư, hoà nhập sản xuất và giao thương quốc tế. Thực hiện các kiểm ñịnh sự phù
hợp thang ño và dữ liệu đều cho kết quả mơ hình phân tích có mức ý nghĩa cao –
mơ hình chấp nhận được.
Từ 9 yếu tố mơi trường đầu tư xác định được, ñề tài ñưa vào các biến kiểm
soát theo các cách phân loại doanh nghiệp ñầu tư nhằm nhận dạng các yếu tố môi

v


trường ñầu tư sẽ tác ñộng ñến từng ñối tượng ñầu tư như thế nào. Các thuộc tính của
nhà ñầu tư ñược ñưa vào là nghiên cứu là: ngành nghề đầu tư, qui mơ đầu tư, loại
hình doanh nghiệp và loại hình đầu tư. Thực hiện các phân tích hồi qui trên SPSS
với phương pháp chọn từng bước với các giả định là biến phụ thuộc có phân phối
chuẩn đối với bất kỳ kết hợp nào của các biến ñộc lập; và khơng có biến giải thích
nào có thể được biểu thị dưới dạng tổ hợp tuyến tính với những biến giải thích cịn
lại – khơng có đa cộng tuyến. Phương trình ước lượng dự đốn mức độ thoả mãn

của nhà đầu tư với các yếu tố mơi trường đầu tư tốt nhất là:


Y = 0,359 X1 + 0,144 X2 + 0,215 X3 + 0,384 X4 +0,152 X6 + 0,158 X8 – 0,223 D3
(7,3)

(3)

(4,4)

(7,9)

(3,1)

(3,2)

(-4,5)



Trong đó, biến phụ thuộc Y là sự thỏa mãn của nhà ñầu tư; Các biến ñộc lập: X1, X2, X3
X4, X6, X8 lần lượt là tính năng ñộng của lãnh ñạo và chất lượng dịch vụ cơng, mặt bằng và
chính sách đầu tư, cơ sở hạ tầng, chất lượng mơi trường sống, lợi thế ngành đầu tư và chi
phí đầu vào cạnh tranh; Biến kiểm sốt D3 là loại hình doanh nghiệp.

Kết quả mơ hình ước lượng tốt nhất có hệ số tương quan R2 hiệu chỉnh là
0,470 là mức tương quan tương ñối chấp nhận ñược, cho thấy có 47% sự thay ñổi
của biến phụ thuộc được giải thích bằng sự thay đổi của các biến độc lập trong mơ
hình. Thực hiện các kiểm định về độ phù hợp của mơ hình, ý nghĩa của hệ số hồi
quy, phương sai phần dư ñồng nhất, ña cộng tuyến đều đạt mức ý nghĩa cho thấy

mơ hình chấp nhận được. Kết quả phân tích hồi qui xác ñịnh ñược 6 yếu tố tác ñộng
ñến sự thoả mãn của các các nhà ñầu tư khi ñầu tư vào Bình Phước và 1 yếu tố phân
loại - các yếu tố theo thứ tự ảnh hưởng giảm dần là: tính năng động của lãnh đạo và
chất lượng dịch vụ cơng, mặt bằng và chính sách đầu tư, cơ sở hạ tầng, chất lượng
mơi trường sống, lợi thế ngành đầu tư và chi phí đầu vào cạnh tranh và yếu tố phân
loại là loại hình doanh nghiệp. Các yếu tố như nguồn nhân lực, thương hiệu địa
phương, hịa nhập sản xuất và giao thương quốc tế khơng có tác động đến sự thoả
mãn của nhà ñầu tư ở các KCN ở Bình Phước. ðiều này có thể lý giải bởi các yếu tố
trên khơng có sự khác biệt nhiều giữa trong và ngồi khu cơng nghiệp. Và quyết

vi


định đầu tư đơi khi cịn tùy thuộc vào kỳ vọng khác nhau của các nhà ñầu tư khi ñầu
tư vào những địa phương khác nhau. Mơi trường đầu tư trong các KCN ở Bình
Phước khơng có sự phân biệt với các ngành nghề đầu tư, qui mơ đầu tư và lồi hình
đầu tư. Các kết quả nghiên cứu trên cũng phù hợp với thực tiễn của Bình Phước.
Theo các kết quả nghiên cứu của đề tài, để có thể thu hút đầu tư vào các
KCN tốt hơn thì tỉnh Bình Phước cần có những giải pháp để cải thiện mơi trường
đầu tư, nâng cao thoả mãn các nhà đầu tư và điều hịa lợi ích giữa các bên tham gia
là nhà đầu tư- chính quyền - người dân nhằm tạo một mơi trường đầu tư tốt, bền
vững và một kịch bản các bên tham gia cùng thắng. Các giải pháp đó là: 1- Nâng
cao tính tự chủ, năng động của lãnh đạo và chính quyền địa phương trong điều hành
kinh tế, nâng cao chất lượng dịch vụ công; 2- Quy hoạch các KCN hợp lý, xây dựng
mơi trường bình ñẳng trong tiếp cận ñất ñai, hỗ trợ DN trong cơng tác đền bù giải
toả; 3- Xây dựng hệ thống chính sách mang tính hỗ trợ cho nhà đầu tư; 4- Xây dựng
môi trường hợp tác và tin cậy giữa Chính quyền, DN và người lao động, nâng cao
chất lượng môi trường sống; 5- Phát triển vùng nguyên liệu cho sản xuất, duy trì lợi
thế chi phí cạnh tranh.
Hạn chế của đề tài là giới hạn khơng gian nghiên cứu hẹp - chỉ xem xét ñến

các DN ñầu tư ở các KCN, chưa xem xét ñến các DN ñầu tư bên ngồi KCN và các
tỉnh lân cận để có thể thu thập thơng tin đánh giá một cách khách quan hơn.

vii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN.................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................... iii
TĨM TẮT............................................................................................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................................... xi
MỞ ðẦU................................................................................................................................1
1. ðặt vấn ñề.......................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................................3
4. Mơ hình nghiên cứu lý thuyết..........................................................................................3
5. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................................3
6. ðối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu ......................................................................4
7. Cấu trúc của báo cáo......................................................................................................4
Chương 1:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ......................................................5

1.1 Giới thiệu ......................................................................................................................5
1.2 Tổng quan về cơ sở lý thuyết ........................................................................................5
1.2.1 Các khái niệm .......................................................................................................5
1.2.3 Các lý thuyết về mơi trường đầu tư ......................................................................9
1.2.4 Các lý thuyết về chất lượng, chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng

.....................................................................................................................................11
1.2.5 Lý thuyết tiếp thị ñịa phương ..............................................................................12
1.2.6 Lý thuyết về cạnh tranh.......................................................................................13
1.3 Tổng quan về các nghiên cứu trước đây có liên quan ................................................14
1.4 Tóm tắt ........................................................................................................................18
Chương 2:

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............20

2.1 Giới thiệu ....................................................................................................................20
2.2 Cách tiếp cận ..............................................................................................................20
2.3 Khung phân tích..........................................................................................................21
2.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................21
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................21

viii


2.4.2 Phương pháp lấy mẫu và thu thập dữ liệu..........................................................23
2.4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu...........................................................................23
2.5 Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................................24
2.5.1 Thu thập số liệu, tài liệu .....................................................................................24
2.5.2 Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................24
2.6 Tóm tắt .......................................................................................................................26
Chương 3: ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC NGUỒN LỰC, MÔI TRƯỜNG KINH
TẾ VĨ MÔ............................................................................................................................27
3.1 Giới thiệu ....................................................................................................................27
3.2 Hiện trạng các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội ...........................................27
3.2.1 ðiều kiện tự nhiên, ñịa lý- kinh tế.......................................................................27
3.2.2 Tài nguyên thiên nhiên........................................................................................28

3.2.3 Nguồn nhân lực...................................................................................................28
3.2.4 Cơ sở hạ tầng......................................................................................................31
3.2.5 Văn hóa, y tế, giáo dục ñào tạo ..........................................................................33
3.3 Hiện trạng kinh tế- xã hội ...........................................................................................34
3.4 Hiện trạng hoạt ñộng ñầu tư và thu hút ñầu tư ở Bình Phước ...................................35
3.4.1 Hiện trạng hoạt ñộng đầu tư...............................................................................35
3.4.2 Tình hình thu hút đầu tư nước ngồi ..................................................................36
3.5 Hiện trạng đầu tư vào các khu cơng nghiệp tỉnh Bình Phước....................................38
3.5.1 Tổng quan các khu cơng nghiệp .........................................................................38
3.5.2 Hiện trạng ñầu tư cơ sở hạ tầng các khu cơng nghiệp .......................................39
3.5.3 Hiện trạng thu hút đầu tư tại các khu cơng nghiệp ............................................40
3.6 Các chính sách thu hút ñầu tư của Bình Phước .........................................................43
3.7 Nhận xét các yếu tố năng lực cạnh tranh tỉnh Bình Phước ........................................44
3.8. Tóm tắt .......................................................................................................................46
Chương 4: CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ðẦU TƯ VÀ SỰ THOẢ MÃN CỦA NHÀ
ðẦU TƯ TẠI CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH BÌNH PHƯỚC ...............................49
4.1 Giới thiệu ....................................................................................................................49
4.2 Nghiên cứu định tính các yếu tố mơi trường đầu tư ở các KCN ................................49
4.3 Phân tích các yếu tố mơi trường đầu tư và sự hài lịng của nhà đầu tư.....................51
4.3.1 Mẫu nghiên cứu ..................................................................................................51
4.3.2 ðo lường các yếu tố nghiên cứu .........................................................................52
4.3.3 Phân tích mơ tả các doanh nghiệp ñiều tra ........................................................55

ix


4.3.4 Phân tích nhân tố khám phá ...............................................................................58
4.4 Phân tích dự báo tác động của các yếu tố mơi trường ñầu tư ñến sự thoả mãn của
nhà ñầu tư .........................................................................................................................65
4.4.1 Mơ hình phân tích ...............................................................................................65

4.4.2 Kết quả phân tích................................................................................................67
4.5 Thảo luận các kết quả nghiên cứu ..............................................................................69
4.6 Tóm tắt ........................................................................................................................71
Chương 5:

THẢO LUẬN CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH, KẾT LUẬN.......................73

5.1 Giới thiệu ....................................................................................................................73
5.2 Thảo luận các gợi ý chính sách ..................................................................................73
5.2.1 Giải pháp nâng cao tính tự chủ, năng động của lãnh đạo và chính quyền địa
phương trong điều hành kinh tế, nâng cao chất lượng dịch vụ công ..........................74
5.2.2 Giải pháp quy hoạch các KCN hợp lý, xây dựng môi trường bình đẳng trong
tiếp cận đất đai, hỗ trợ DN trong cơng tác đền bù giải tỏa.........................................74
5.2.3 Giải pháp xây dựng hệ thống chính sách mang tính hỗ trợ cho nhà đầu tư.......75
5.2.4 Giải pháp xây dựng mơi trường hợp tác và tin cậy giữa Chính quyền, DN và
người lao ñộng, nâng cao chất lượng môi trường sống ..............................................75
5.2.5 Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu cho sản xuất, duy trì lợi thế chi phí cạnh
tranh.............................................................................................................................76
5.3 Kết luận.......................................................................................................................76
5.3.1 Kết luận...............................................................................................................76
5.3.2 Khuyến nghị ........................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................79
PHỤ LỤC.............................................................................................................................82
Phụ lục I:

CÁC PHIẾU, BẢNG.....................................................................................83

I. MẪU DÀN BÀI THẢO LUẬN VÀ PHIẾU ðIỀU TRA ..................................................83
II. HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI - ðẦU TƯ TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ CÁC KHU
CƠNG NGHIỆP................................................................................................................87

III. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA ....................................................................................104
IV. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ...........................................................................110
Phụ lục II:

HÌNH VẼ ................................................................................................115

x


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2. 1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu................................................................................25
Hình 4. 1: Mơ hình nghiên cứu định lượng dự báo các yếu tố tác ñộng vào sự thỏa mãn
của nhà đầu tư
66
Hình PL 1: Sơ đồ vị trí các KCN tỉnh Bình Phước............................................................115
Hình PL 2: Sơ đồ bố trí phát triển cơng nghiệp tỉnh Bình Phước trong vùng KTTðPN ..116

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:

Tổng hợp dân số, lao ñộng ở Bình Phước giai đoạn 2000-2009

30

Bảng 3.2:

Tổng hợp lao động trong các DN hoạt ñộng giai ñoạn 2007-2009

31


Bảng 3.3:

Thống kê cầu đường giao thơng năm 2004

32

Bảng 3.4:

Tổng sản phẩm trên ñịa bàn Bình Phước giai ñoạn 2000 - 2009

34

Bảng 3.5:

Tổng hợp doanh nghiệp ñược cấp ñăng ký kinh doanh ñến năm 2008

35

Bảng 3.6:

Tổng hợp doanh nghiệp ñang hoạt ñộng giai ñoạn 2005 - 2009

36

Bảng 3.7:

Tổng hợp các dự án ñầu tư nước ngồi đến năm 2009

36


Bảng 3.8:

Tổng hợp đầu tư trực tiếp nước ngồi đến năm 2007

37

Bảng 3.9:

Tình hình hoạt ñộng các DN ñầu tư nước ngoài

38

Bảng 3.10: Hiện trạng đầu tư các khu cơng nghiệp tỉnh Bình Phước năm 2010

39

Bảng 3.11: Hiện trạng thực hiện ñầu tư cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp

40

Bảng 3.12: Tổng hợp doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất tại các khu cơng nghiệp

41

Bảng 3.13: Tỉ lệ lấp ñầy tại các KCN

42

Bảng 3.14: Tổng hợp vốn ñầu tư vào sản xuất tại các khu cơng nghiệp


42

Bảng 3.15: Các yếu tố PCI tỉnh Bình Phước năm 2009

46

Bảng 4. 1: Tổng hợp DN ñiều tra theo loại hình DN và ngành nghề kinh doanh

56

Bảng 4. 2: Tổng hợp DN điều tra theo loại hình DN và thời gian ñầu tư

57

Bảng 4. 3: Tổng hợp DN ñiều tra theo loại hình DN và số lượng lao ñộng

57

Bảng 4. 4: Tổng hợp DN ñiều tra theo loại hình DN quy mơ vốn đầu tư

58

Bảng 4. 5: Kết quả phân tích nhân tố thang đo các yếu tố mơi trường đầu tư

62

xi


Bảng 4. 6: Kết quả phân tích nhân tố thang ño sự thoả mãn của nhà ñầu tư


65

Bảng 4. 7: Kết quả phân tích mơ hình

68

Bảng PL 1: Phiếu điều tra sự hài lịng của DN về mơi trường đầu tư ở các KCN tỉnh Bình
Phước ..............................................................................................................84
Bảng PL 2: Số lao ñộng trong các DN hoạt ñộng giai ñoạn 2007- 2009...........................87
Bảng PL 3: Tổng sản phẩm trên địa bàn Bình Phước giai ñoạn 2000-2009......................89
Bảng PL 4: Thống kê doanh nghiệp ñược cấp ñăng ký kinh doanh ñến năm 2008...........90
Bảng PL 5: Thống kê doanh nghiệp ñang hoạt ñộng giai ñoạn 2005 - 2009.....................91
Bảng PL 6: Tình hình cấp phép đầu tư nước ngồi đến năm 2009....................................93
Bảng PL 7: Tình hình ñầu tư trực tiếp nước ngoài 2007 và dự báo năm 2008..................94
Bảng PL 8: Danh mục các KCN được quy hoạch tại Bình Phước....................................97
Bảng PL 9: Mơ tả các KCN ...............................................................................................97
Bảng PL 10: Hiện trạng ñầu tư cơ sở hạ tầng các khu cơng nghiệp ..................................100
Bảng PL 11:Tóm lược các văn bản khuyến khích đầu tư thời kỳ 1997-2010 ..................101
Bảng PL 12: Các yếu tố PCI..............................................................................................102
Bảng PL 13: Phân tích ñộ tin cậy của thang ño .................................................................104
Bảng PL 14: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố thang đo yếu tố mơi trường đầu tư......106
Bảng PL.15: Kết quả phân tích nhân tố thang ño sự thoả mãn của nhà ñầu tư .................108
Bảng PL 16: Kết quả phân tích hồi quy ña biến ................................................................110

xii


MỞ ðẦU
1. ðặt vấn đề

Bình Phước là tỉnh biên giới thuộc miền ðông Nam bộ, nơi chuyển tiếp giữa
Tây nguyên và đồng bằng ðơng Nam bộ và thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam (KTTðPN); diện tích tự nhiên tồn tỉnh 6.874,62 km2; dân số 840.747 người.
Bình Phước có hệ thống giao thơng bộ tương đối thuận lợi, quốc lộ 13 và 14 nối với
Tây Nguyên, Campuchia và các trung tâm kinh tế lớn của khu vực phía Nam như
Bình Dương, ðồng Nai và ñặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM)- cách 80
km; tài ngun đất giàu có: địa hình cao và khá bằng phẳng, nền đất cứng, màu mỡ
thích hợp cho việc phát triển cây cơng nghiệp, ngun vật liệu xây dựng, cơng
nghiệp - đặc biệt là cơng nghiệp chế biến. Với vị thế của mình Bình Phước có thể
phát triển những khu cơng nghiệp (KCN) hỗ trợ cho trung tâm phát triển TP. HCM
và là một trong những trục phát triển đã được xác định trong quy hoạch vùng TP.
HCM.
Tuy có vị trí chiến lược cho phát triển kinh tế xã hội nhưng vốn là một tỉnh
nghèo, xa các cảng biển, hạ tầng cơ bản cịn thiếu thốn, nguồn nhân lực có trình độ
khơng cao. Việc phát triển kinh tế - xã hội của Bình Phước trong những năm qua
còn nhiều hạn chế, thu hút ñầu tư chưa nhiều. Nhận thức ñược vị thế, tiềm năng và
những hạn chế của mình, trong những năm qua chính quyền tỉnh Bình Phước đã có
nhiều nỗ lực nhằm thu hút ñầu tư phát triển kinh tế - xã hội với nhiều chính sách cởi
mở, thơng thống. Trong giai ñoạn 1997 - 2010, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước
đã liên tiếp ban hành nhiều quy định về chính sách khuyến khích đầu tư cho các nhà
đầu tư hoạt ñộng ñầu tư trên ñịa bàn Bình Phước với mức ñộ ngày càng ưu ñãi hơn.
Tính ñến tháng 7/2010 trên địa bàn tồn tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ
chấp thuận quy hoạch được 8 KCN với tổng diện tích quy hoạch 5.211,5 ha. Nhưng
kết quả thu hút ñầu tư vào các KCN chưa nhiều - tổng số dự án ñầu tư vào các KCN

1


mới ñạt 85 dự án, bao gồm 14 dự án ñầu tư cơ sở hạ tầng KCN và 71 dự án thứ cấpñầu tư vào sản xuất kinh doanh (SXKD). Các dự án đầu tư thứ cấp có tổng số vốn
ñầu tư ñăng ký là 772 tỉ ñồng và 324,1 triệu USD, tổng diện tích th đất 359 ha, có

38 dự án ñi vào hoạt ñộng thu hút trên 6.200 lao động. Tỉ lệ lấp đầy diện tích các
KCN đạt 9,1% (Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Phước, 2010).
Do vậy, việc làm sao ñể thu hút các doanh nghiệp (DN) đầu tư vào các KCN
nói riêng và Bình Phước nói chung ln là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo
UBND tỉnh Bình Phước để thực hiện q trình cơng nghiệp hố và chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. ðể có thể thu hút các DN đầu tư vào các KCN cần
thiết phải tìm hiểu mơi trường đầu tư, yếu tố mơi trường đầu tư nào tác ñộng ñến
khả năng thu hút ñầu tư vào các KCN từ đó tìm ra các giải pháp thu hút ñầu tư hiệu
quả. Thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu mơi trường đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng ñến
thu hút ñầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước” sẽ phần nào giải đáp cho
vấn đề trên. Ngồi ra, kết quả này cũng cho các nhà đầu tư tiềm năng thấy được
thực trạng mơi trường đầu tư ở các KCN Bình Phước để có chiến lược đầu tư hiệu
quả.

2. Mục tiêu nghiên cứu
ðể góp phần vào việc cải thiện mơi trường đầu tư tại Bình Phước nhằm kích
thích các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng trong và ngồi nước đầu tư vào Bình
Phước, hay nói cách khác là xây dựng, phát triển và ñịnh vị thương hiệu Bình
Phước cho các khách hàng đầu tư.
Mục tiêu tổng quát: của nghiên cứu là nhận diện môi trường ñầu tư vào các
KCN tỉnh Bình Phước, hiệu quả thu hút ñầu tư - các yếu tố làm cho nhà ñầu tư thỏa
mãn khi lựa chọn và ñầu tư tại ñây. Khám phá các yếu tố về môi trường ñầu tư có
khả năng làm gia tăng mức độ thỏa mãn của các nhà đầu tư tại Bình Phước.
Mục tiêu cụ thể: ðiều tra sự thỏa mãn của nhà đầu tư vào các KCN tỉnh Bình
Phước. ðánh giá thực trạng mơi trường đầu tư tỉnh Bình Phước dựa trên quan điểm
của khách hàng ñầu tư, bao gồm: các khám phá, phân tích, đánh giá những yếu tố về

2



mơi trường đầu tư có khả năng tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng ñầu tư.
Nhận dạng những vấn đề cơ bản về mơi trường đầu tư của ñịa phương cần phải ưu
tiên giải quyết cho từng khách hàng ñầu tư. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ñề xuất
các giải pháp tăng ñộ thỏa mãn của các nhà đầu tư, làm tăng tính hấp dẫn đầu tư của
ñịa phương cũng như thu hút nhiều khách hàng ñầu tư.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu tìm hiểu thực trạng mơi trường đầu tư, đánh giá các yếu tố làm
thỏa mãn nhà đầu tư và đề xuất chính sách dựa trên cơ sở các các yếu tố làm thỏa
mãn nhà ñầu tư, nghiên cứu này ñặt ra câu hỏi sau: Các yếu tố mơi trường đầu tư
của các KCN ở Bình Phước là gì và những yếu tố nào làm thỏa mãn nhà ñầu tư
ñang ñầu tư và sẽ ñầu tư tại ñây? Mức ñộ tác ñộng của các yếu tố mơi trường đầu tư
đến sự thoả mãn của nhà đầu tư?

4. Mơ hình nghiên cứu lý thuyết
Các nhân tố tác ñộng ñến thu hút ñầu tư của một ñịa phương bao gồm các
yếu tố cơ sở hạ tầng cứng và các yếu tố cơ sở hạ tầng mềm. Trong ngắn hạn địa
phương chỉ có thể cải thiện được các yếu tố mơi trường đầu tư mềm và một phần
nào đó các yếu tố mơi trường đầu tư cứng. Do vậy, mơ hình lý thuyết đề nghị sẽ giải
thích mối quan hệ giữa các yếu tố mơi trường đầu tư nội tại với sự hài lịng của các
nhà đầu tư và khả khả năng thu hút vốn ñầu tư.

5. Giả thuyết nghiên cứu
Việc nghiên cứu ñánh giá các yếu tố ảnh hưởng ñến thu hút ñầu tư ở các
KCN tỉnh Bình Phước thơng qua đánh giá độ hài lịng của các nhà đầu tư dựa trên
giả thuyết chính là các nhân tố mơi trường đầu tư sẽ tác động tích cực đến khả năng
thu hút đầu tư của địa phương và ñầu tư sẽ gia tăng khi nhà ñầu tư hài lịng với địa
phương. Dựa trên giả thuyết này ñề tài sẽ xác ñịnh các dữ liệu nghiên cứu liên quan
đến biến giải thích - biến độc lập, và biến mục tiêu - biến phụ thuộc - là sự hài lịng
của nhà đầu tư.


3


6. ðối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu là các chủ ñầu tư hoặc ñại diện chủ ñầu tư - ban giám
ñốc - của những DN ñang ñầu tư hoặc xúc tiến ñầu tư tại các KCN tỉnh Bình Phước.
Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn các KCN tỉnh Bình Phước. Nơi dung nghiên cứu:
ðánh giá các nguồn lực cho phát triển- ñiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, mơi
trường tỉnh Bình Phước và các KCN; mơi trường đầu tư và hiện trạng đầu tư vào
các KCN. Mức độ hài lịng và các yếu tố ảnh hưởng đến độ hài lịng của các nhà
đầu tư về mơi trường đầu tư ở các KCN. Nghiên cứu ñề xuất giải pháp về thu hút
ñầu tư vào các KCN nói riêng và Bình Phước nói chung.

7. Cấu trúc của báo cáo
Báo cáo gồm có 5 chương và các phần mở ñầu, tài liệu tham khảo, phụ lục.
Phần mở ñầu nêu lý luận về sự cần thiết, mục tiêu, câu hỏi, giả thuyết, ñối tượng,
phạm vi của nghiên cứu, cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu và cấu trúc của báo
cáo. Chương 1 - Cơ sở lý thuyết và thực tiễn: phân tích tổng quan lý thuyết và tổng
quan về các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan ñến các yếu tố ảnh hưởng
ñến thu hút ñầu tư và giải pháp thu hút ñầu tư vào các KCN. Chương 2 - Phương
pháp luận và phương pháp nghiên cứu: trình bày cách tiếp cận, khung phân tích và
phương pháp nghiên cứu của ñề tài. Chương 3 - Hiện trạng các nguồn lực, mơi
trường kinh tế vĩ mơ: đánh giá hiện trạng các nguồn lực cho phát triển kinh tế, mơi
trường kinh tế vĩ mơ và mơi trường đầu tư, hiện trạng ñầu tư và thu hút ñầu tư vào
Bình Phước và các KCN. Chương 4 - Các yếu tố mơi trường đầu tư tác động vào sự
thoả mãn của nhà đầu tư tại các KCN tỉnh Bình Phước: phân tích, nhận dạng các
yếu tố mơi trường đầu tư chính ở các KCN tỉnh Bình Phước và sự thoả mãn của
nhà đầu tư, phân tích đánh giá tác động và dự báo của một số yếu tố môi trường ñầu
tư ñến thu hút ñầu tư vào các KCN. Chương 5 - Thảo luận các gợi ý chính sách về

thu hút ñầu tư, kết luận.

4


Chương 1:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

1.1 Giới thiệu
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài, gồm 2 phần
chính: phần 1- trình bày những lý thuyết cơ bản có liên quan đến đầu tư và thu hút
đầu tư vào các KCN nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung, bao gồm các lý thuyết
về mơi trường đầu tư, chất lượng, chất lượng dịch vụ và sự thoả mãn của khách
hàng, tiếp thị ñịa phương và cạnh tranh; phần 2- trình bày tổng quan về các nghiên
cứu trước đây có liên quan đến đề tài.

1.2 Tổng quan về cơ sở lý thuyết
ðầu tư là một hoạt ñộng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và hiện tại có rất
nhiều lý thuyết với nhiều quan ñiểm về ñầu tư khác nhau. Tuy nhiên, ñể xem xét
hoạt ñộng ñầu tư của một DN tại một ñịa phương nào đó chúng ta xem xét các lý
thuyết về ñầu tư và môi trường ñầu tư; và khi xem ñịa phương là một thương hiệu
chúng ta xem xét các lý thuyết về tiếp thị ñịa phương, năng lực cạnh tranh của địa
phương và chất lượng dịch vụ cơng.
1.2.1 Các khái niệm
- ðầu tư:
Theo quan ñiểm của chủ ñầu tư thì đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh, ñể
từ ñó thu ñược số vốn lớn hơn số vốn ñã bỏ ra, thông qua lợi nhuận. Theo quan
ñiểm xã hội (quốc gia) ñầu tư là hoạt ñộng bỏ vốn phát triển, để từ đó thu được các
hiệu quả kinh tế xã hội, vì mục tiêu phát triển quốc gia. Các nhà kinh tế học dùng

thuật ngữ ñầu tư ñể chỉ việc mua hàng hóa vốn mới, chẳng hạn như máy móc, nhà
xưởng, nhà ở. Khi đề cập đến các tài sản tài chính, các nhà kinh tế nói là “đầu tư tài
chính”, Olivier Blanchard (2000). Theo từ điển bách khoa tồn thư Việt Nam: khái
niệm đầu tư là sự bỏ vốn vào một DN, một cơng trình hay một sự nghiệp bằng
nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách, vốn tự có, liên doanh, hoặc vay dài hạn để

5


mua sắm thiết bị, xây dựng mới, hoặc thực hiện việc hiện đại hố, mở rộng xí
nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển phúc lợi cơng cộng. Có đầu tư sản xuất xây dựng xí nghiệp, trang bị tư liệu sản xuất ñể sản xuất ra của cải và ñem lại doanh
lợi- và ñầu tư dịch vụ - xây dựng những cơ sở phục vụ lợi ích cơng cộng như bệnh
viện, trường học, thương mại, du lịch. Trong nghiên cứu này, thuật ngữ ñầu tư ñể
chỉ việc mua hàng hóa vốn mới như mặt bằng xây dựng, nhà xưởng và phục vụ hoạt
động SXKD, mua, lắp đặt máy móc thiết bị, vốn lưu động.
- Khu cơng nghiệp:
KCN được định nghĩa là khu tập trung các DN chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác
định, khơng có dân cư sinh sống, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập,
trong KCN có thể có DN chế xuất, Chính phủ (2008). KCN thường được xây dựng
trên các vùng có nhiều đất trống, các nhà máy xây dựng trong khu được tập trung
theo chiều dọc, do đó chi phí đầu vào và đầu ra của DN sẽ hạ thấp vì các nhà máy
thường xây dựng sát cạnh nhau, ñầu ra của nhà máy này cũng là ñầu vào của nhà
máy kia. Ngồi ra, các DN khi đầu tư vào KCN sẽ giảm được nhiều chi phí như: chi
phí mua ñất, xây dựng ñường dây tải ñiện, ñường giao thơng vận tải vào nhà máy hệ
thống cấp thốt nước, xử lý nước thải và chất thải rắn. Lợi ích của việc sản xuất tập
trung tại các KCN so với phát triển cơng nghiệp tản mạn là tận dụng được lợi thế
theo quy mô, tiết kiệm về kết cấu hạ tầng, quản lý hành chính và quản lý mơi
trường, đồng thời cung cấp các dịch vụ thuận lợi.
1.2.2 Các lý thuyết về ñầu tư và ñầu tư quốc tế

Cho ñến nay các nhà kinh tế học trên thế giới ñã nghiên cứu, đúc kết được
khá nhiều lý thuyết giải thích cho q trình đầu tư, dịch chuyển đầu tư quốc tế. Tuy
nhiên, trong lịch sử ñầu tư là một quá trình tương đối phức tạp và biến động theo
từng thời kỳ. Do vậy, mỗi lý thuyết đưa ra đều có những mặt mạnh và những hạn
chế nhất ñịnh và chưa có lý thuyết nào giải quyết được tồn bộ các khía cạnh của
q trình đầu tư.

6


Hymer (1960), trích trong Phạm Tố Mai (2008) lập luận rằng sự tồn tại của
các cơng ty đa quốc gia là dựa trên sự khơng hồn hảo của thị trường là cấu trúc
khơng hồn hảo và chi phí giao dịch khơng hồn hảo. Cấu trúc thị trường khơng
hồn hảo sẽ giúp các cơng ty độc quyền tạo được sức mạnh trên thị trường. Chi phí
giao dịch khơng hồn hảo tạo cơ hội cho các cơng ty độc quyền thu lợi nhuận thông
qua việc sử dụng “thị trường nội bộ” thay cho những giao dịch ở bên ngoài. Nghiên
cứu về cấu trúc khơng hồn hảo của thị trường - lý thuyết cơng nghiệp lập luận rằng
khi đầu tư ra nước ngồi các DN đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) chịu nhiều chi
phí và rủi ro hơn các DN nước sở tại. ðể cạnh tranh với các DN này, DN FDI phải
có những lợi thế để bù đắp được những chi phí phụ trội đó. Lợi thế đó là sức mạnh
độc quyền ở một số mặt như: quy mô, kiến thức, sự khác biệt của sản phẩm, nhãn
hiệu sản phẩm, công nghệ, mạng lưới phân phối và kỹ năng tiếp thị, khả năng tiếp
cận với những nguồn vốn rẻ. Nghiên cứu về chi phí giao dịch khơng hồn hảo – lý
thuyết nội vi hóa cho rằng việc nội vi hóa các giao dịch thơng qua FDI có lợi hơn
các giao dịch thơng qua thị trường. Các lợi ích từ FDI bao gồm việc tiết kiệm thời
gian ñàm phán hợp ñồng licensing, tránh ñược những bất trắc trong ñàm phán và rủi
ro do sự thiếu tin tưởng giữa các ñối tác, giảm thiểu những tác động của Chính phủ
thơng qua việc chuyển giá và khả năng phân biệt ñối xử theo giá, Phạm Tố Mai
(2008).
F.T.Knickerbocker, trích trong Phạm Tố Mai (2008) đưa ra lý thuyết hành vi

chiến lược trên cơ sở xem xét giữa FDI và các ñối thủ cạnh tranh trong ngành cơng
nghiệp độc quyền nhóm cho rằng có sự đầu tư kéo theo khi một DN độc quyền
nhóm đầu tư vào một thị trường khu vực, một nước hay một ngành nào đó thì các
đối thủ cạnh tranh trong ngành sẽ theo chân DN tiên phong ñầu tư vào thị trường đó
như một hành vi chiến lược nhằm ngăn chặn khơng cho đối thủ nắm lợi thế trước
mình.
Lý thuyết về xu hướng ñầu tư quốc tế cho rằng: khi nền kinh tế phát triển,
cấu trúc kinh tế thay ñổi và cùng với nó mức độ và bản chất của đầu tư nước ngồi
vào trong nước cũng như đầu tư trong nước ra nước ngồi cũng thay đổi. Như vậy,

7


có một sự tác động qua lại giữa phát triển kinh tế và FDI. Khi FDI xuất hiện nó
được định hình bởi xu hướng phát triển, và đến lượt mình FDI lại tác ñộng lên xu
hướng phát triển. Lợi thế cạnh tranh mà DN có phụ thuộc vào các tài sản họ có bao
gồm cả tài sản tự nhiên - tài ngun thiên nhiên hay lao động phổ thơng - và tài sản
tạo dựng - nguồn nhân lực có tay nghề, vốn, công nghệ, các kỹ năng quản lý, tiếp
thị. Các hoạt ñộng FDI dịch chuyển nguồn lực qua lại giữa các nước và góp phần
làm thay đổi những đặc tính của sở hữu, địa điểm, nội vi hóa của các DN độc
quyền, trích trong Phạm Tố Mai (2008).
Dunning (1977), trích trong Phạm Tố Mai (2008) đưa ra lý thuyết chiết trung
bằng cách tổng hợp ba dòng lý thuyết về FDI là lý thuyết tổ chức công nghiệp, lý
thuyết nội vi hố và lý thuyết địa điểm cơng nghiệp. Theo ông, một DN chỉ thực
hiện FDI khi hội tụ ba ñiều kiện: (1) sở hữu / quy mô: DN phải sở hữu một số lợi
thế so với DN khác như quy mô, công nghệ, mạng lưới tiếp thị, khả năng tiếp cận
nguồn vốn có lãi suất thấp hay các tài sản vơ hình đặc thù của DN; (2) nội vi hố:
việc sử dụng những lợi thế đó trong nội bộ DN có lợi hơn là bán hay cho các DN
khác thuê; (3) ñịa ñiểm: Sản xuất tại nước tiếp nhận đầu tư có chi phí thấp hơn là
sản xuất tại nước mẹ rồi xuất khẩu. Lợi thế địa điểm có thể có được nhờ các nguồn

tài ngun thiên nhiên, lao ñộng, các rào cản thương mại, chính sách khuyến khích
ñầu tư và cả những tác ñộng ngoại vi mà ñịa ñiểm có thể tạo ra cho DN khi hoạt
ñộng tại đó.
Paul Krugman (1991), trích trong Linh Vũ (2009) đề xuất ra lý thuyết địa lý
kinh tế mới theo đó các hãng có xu hướng xác định vị trí sản xuất của mình ở những
nơi “trung tâm” đơng đúc dân cư và vốn, vì tận dụng được lợi thế nhờ quy mô.
Nhưng việc này sẽ dẫn tới dân cư - vừa là người cung cấp lao ñộng vừa là người
tiêu dùng - sẽ càng di chuyển tới những “trung tâm” này vì ở đó có tính lợi thế quy
mơ cao hơn, cũng có nghĩa là giá cả hàng hóa rẻ hơn và sản phẩm ña dạng hơn. Sự
hạn chế tập trung hóa chính là ở chi phí vận chuyển. Chi phí vận chuyển tới người
tiêu dùng sẽ cao nếu như các hãng tập trung hóa ở một khu vực nhất định trong
quốc gia. Do đó, quyết định lựa chọn địa điểm sản xuất của các hãng phụ thuộc vào

8


tương quan giữa việc tận dụng lợi thế quy mô và việc tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Giảm chi phí vận chuyển sẽ dẫn tới q trình tập trung hóa và đơ thị hóa.
1.2.3 Các lý thuyết về mơi trường đầu tư
Theo world bank (2004), trích trong Nguyễn Trọng Hồi (2007) thì mơi
trường đầu tư là tập hợp những yếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các
cơ hội và động lực để DN đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất. Tập
hợp những yếu tố ñặc thù này bao gồm hai thành phần chính là chính sách của địa
phương - cơ sở hạ tầng mềm - và các nhân tố khác liên quan đến quy mơ thị trường
và ưu thế địa lý - cơ sở hạ tầng cứng. Hai thành phần này sẽ tác động đến ba khía
cạnh liên quan đến nhà ñầu tư là chi phí cơ hội của vốn ñầu tư, mức ñộ rủi ro trong
ñầu tư và những rào cản về cạnh tranh trong q trình đầu tư. Dựa vào việc cân
nhắc ba khía cạnh này nhà đầu tư sẽ xác ñịnh những cơ hội và ñộng lực ñầu tư đến
một địa phương nào đó. Trong những năm gần ñây, một số nhà tài trợ quốc tế và cơ
quan nghiên cứu hoạt ñộng trong lĩnh vực phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam ñã

tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm xác ñịnh và ñánh giá những yếu tố thúc đẩy hay
kìm hãm tăng trưởng kinh tế địa phương. Các nghiên cứu đã cho thấy có sự khác
biệt lớn về môi trường kinh doanh và chênh lệch về mức ñộ tăng trưởng kinh tế, ñặc
biệt là kinh tế tư nhân, giữa các tỉnh và khu vực khác nhau trong nước. Sự chênh
lệch này một phần là do các ñịa phương khác nhau có những điều kiện khác nhau về
cơ sở hạ tầng cứng như ñiều kiện tự nhiên, khả năng tiếp cận thị trường, nguồn tài
chính và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, kết quả của những nghiên cứu này đều cho
thấy chính quyền và mơi trường pháp lý của từng ñịa phương mới là yếu tố quan
trọng dẫn ñến sự khác biệt về khả năng cạnh tranh của các ñịa phương khác nhau
trong quá trình thu hút vốn ñầu tư. Khi lựa chọn ñịa ñiểm ñầu tư, các nhà ñầu tư
quan tâm tới rất nhiều các yếu tố khác nhau; tuy nhiên, có thể phân làm 2 loại: Cơ
sở hạ tầng cứng là những yếu tố có thể đo lường theo các giá trị và ít nhiều mang
tính khách quan. Ví dụ, đối với một địa phương tỉnh thành ở Việt Nam là khoảng
cách ñến các trung tâm kinh tế lớn, cảng biển; kết cấu hạ tầng; trình độ dân trí, tay

9


nghề người lao ñộng. ðây là những yếu tố cần phải có thời gian và nguồn tài chính
để cải thiện. Cơ sở hạ tầng mềm là những yếu tố ñại diện cho những đặc tính chủ
động của một địa phương trong q trình tạo ra một mơi trường chính sách thơng
thống. Các nhà marketing địa phương có thể dùng những yếu tố này làm kim chỉ
nam ñể cải tiến sức hấp dẫn ñối với thị trường mục tiêu như khách du lịch, nhà đầu
tư, và các nguồn nhân lực trình ñộ cao. Khác với cơ sở hạ tầng cứng, cơ sở hạ tầng
mềm địi hỏi rất lớn từ triết lý lãnh ñạo của các nhà quản lý ñịa phương, triết lý lãnh
đạo sẽ chủ động chi phối q trình hoạch định các chính sách đầu tư theo hướng trì
trệ hay thúc ñẩy. Sự thay ñổi một triết lý lãnh ñạo chủ yếu lại phụ thuộc vào ý thức
hệ chứ không phụ thuộc vào các nguồn tài chính.
Tổng hợp phân tích hành vi đầu tư của DN từ nhiều mơ hình (Mơ hình hành
vi đầu tư của DN tiếp cận theo ngun lý gia tốc của Barro và Sala-i-Martin; mơ

hình đầu tư theo lý thuyết tân cổ điển của Solow; mơ hình ngoại tác của Romer và
Lucas; và một số mơ hình khác), trích trong Lương Hữu ðức (2007:10) cho thấy
các nhân tố có thể tác động tới hành vi đầu tư: (1) sự thay ñổi trong nhu cầu; (2) lãi
suất; (3) mức độ phát triển của hệ thống tài chính; (4) đầu tư cơng; (5) khả năng về
nguồn nhân lực; (6) các dự án ñầu tư khác trong cùng ngành hay trong các ngành có
mối liên kết; (7) tình hình phát triển công nghệ, khả năng tiếp thu và vận dụng cơng
nghệ; (8) mức độ ổn định về mơi trường ñầu tư: bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô,
pháp luật; (9) các quy ñịnh về thủ tục; (10) mức ñộ ñầy ñủ về thông tin, kể cả thông
tin về thị trường, luật lệ, thủ tục, về các tiến bộ công nghệ. Các yếu tố trên cho thấy
rằng, một dự ñoán về tăng nhu cầu trong tương lai sẽ làm tăng đầu tư. Lãi suất có
chiều hướng tác động tuỳ thuộc vào đặc điểm thị trường tài chính và cấu trúc tài
chính đặc trưng của các DN trong từng ngành nhưng nhìn chung lãi suất thấp sẽ làm
tăng đầu tư. Hệ thống tài chính phát triển có tác động hỗ trợ cho ñầu tư. Chiều
hướng tác ñộng của ñầu tư cơng cịn tùy thuộc vào cấu trúc của đầu tư. Nhìn chung,
đầu tư cơng cho phát triển hạ tầng cơ bản (giao thơng, điện, nước), giáo dục sẽ có
tác động thu hút ñầu tư. Nguồn nhân lực càng phát triển càng hỗ trợ cho ñầu tư. Các
dự án ñầu tư khác trong cùng ngành hay trong các ngành có mối liên kết có tác động

10


thúc đẩy đầu tư. Tình hình phát triển cơng nghệ, khả năng tiếp thu và vận dụng công
nghệ tốt sẽ hấp dẫn ñầu tư nhiều hơn. Mức ñộ ổn ñịnh về mơi trường đầu tư làm
giảm thiểu rủi ro trong ñầu tư, nhà ñầu tư cảm thấy yên tâm hơn. Các quy ñịnh về
thủ tục càng ñơn giản, rõ ràng càng làm giảm chi phí giao dịch và do đó càng hỗ trợ
cho ñầu tư. Mức ñộ ñầy ñủ về thơng tin làm tăng tính hiệu quả và an tồn cho ñầu
tư.
1.2.4 Các lý thuyết về chất lượng, chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách
hàng
Nâng cao chất lượng mơi trường đầu tư tại một địa phương là yếu tố then

chốt ñể thu hút ñầu tư vào ñịa phương đó đồng thời là yếu tố cạnh tranh giữa các ñịa
phương. Khái niệm chất lượng thường phụ thuộc vào ñối tượng sử dụng. Chất
lượng có thể ñược xem như là một mục tiêu ñộng, biến ñổi linh hoạt theo hồn
cảnh. Theo Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO - International Organization for
Standardization) thì chất lượng là tồn bộ những đặc tính của một thực thể, tạo cho
thực thể ñó khả năng thỏa mãn các nhu cầu ñã ñược cơng bố hay tiềm ẩn. Như vậy,
có thể nói chất lượng là tập hợp những thuộc tính bên trong của sự vật, hiện tượng
tạo ra cho nó đặc tính riêng biệt làm thỏa mãn yêu cầu mong muốn.
Nhìn chung, người ta định nghĩa chất lượng dịch vụ là những gì mà khách
hàng cảm nhận ñược – trong nghiên cứu này khách hàng là nhà ñầu tư và ñịa
phương là nhà cung cấp dịch vụ ñầu tư. Mỗi khách hàng thường cảm nhận khác
nhau về chất lượng và do đó việc tham gia của khách hàng trong việc phát triển và
ñánh giá chất lượng dịch vụ là rất quan trọng. Trong lĩnh vực dịch vụ, chất lượng là
một hàm của nhận thức khách hàng. Nói một cách khác, chất lượng của dịch vụ
ñược xác ñịnh dựa vào nhận thức hay cảm nhận của khách hàng liên quan ñến nhu
cầu cá nhân của họ.
ðánh giá chất lượng dịch vụ ñược Parasuraman (1985), trích trong Phạm Thị
Minh Hà (2008) đưa ra trong mơ hình SERVQUAL với năm thành phần đánh giá
(1) tin cậy: thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và ñúng thời hạn ngay

11


×