Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thú kiểng và ảnh hưởng đối với bệnh suyễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.93 KB, 3 trang )

G
i
ú
p

q
u
ý

v


k
i

m

s
o
á
t

b

n
h

s
u
y


n

c

a

m
ì
n
h
Gần gũi với thú kiểng hoặc những nơi dành cho súc
vật có ảnh hưởng đến bệnh suyễn
Một số người phát bệnh suyễn khi họ đến gần thú kiểng. Họ
cũng có thể phát bệnh suyễn khi đến một chỗ nào mà thú vật
vừa ghé trước đó.

Những loại thú vật nào có thể gây bệnh suyễn?
Thú nuôi trong nhà loại có lông như mèo chó gà vịt
(lông mao hoặc lông vũ) đều có thể gây bệnh suyễn.
Những thú này gồm chó, mèo, chim chóc, thỏ, các
loại chuột bọ, và chồn. Các loại thú này có khắp nơi:
Trong nhà, lớp học, công viên, vườn thú, sân chơi, và
trong tiệm bán thú vật.
Những triệu chứng suyễn là gì?
Những triệu chứng suyễn có thể là ho, thở khò khè
(thở có tiếng rít), và cơn suyễn nữa. Những triệu
chứng này có thể xảy ra rất nhanh, trong vòng một
hoặc hai phút. Hoặc có thể xảy ra sau đó – cả đến 10
hoặc 12 tiếng sau khi đến gần thú hoặc một nơi mà thú
vật mới vừa ghé qua.


Có phải tất cả những Thú kiểng đều nguy hại cho
những ai bị suyễn không?

Không. Một số người thì bị các vấn đề về suyễn khi ở
gần thú hoặc những chỗ có thú và có những người khác
lại không bị. Điều này cũng còn tùy theo loại thú mà
bệnh nhân tiếp xúc nữa. Một người có khi bị suyễn khi
tiếp xúc với một loại thú nào đó nhưng lại không bị
suyễn khi tiếp xúc với một loại thú khác.
Tại sao thú kiểng lại có thể gây ra triệu chứng suyễn?
Sờ vuốt, va chạm, hoặc đến gần những thứ được kể dưới
đây đều có thể gây ra bệnh suyễn cho một số người:

Những mảnh vẩy da chết tróc ra được gọi là
“vẩy da khô”

Trên cơ thể các loài thú có lông có những vẩy da
chết li ti trên cơ thể chúng. Những vẩy da chết
này rơi vãi khắp nơi khi thú thay da mới. Thú vật
thường hay thay lông và làm rơi vãi những vẩy da
khô chết này khắp nơi.


Những vẩy da khô chết này rất nhỏ nên khó nhìn
thấy được, nhưng tích tụ tại nhiều nơi có thể gây ra
bệnh suyễn cho một số người. Những vẩy da khô
chết này bay trong không khí và rơi xuống bám vào
thảm, gối, đồ chơi nhồi bông, và những vật dụng
khác mà thú chạm vào hoặc đến gần.


Nước bọt từ miệng mồm của thú
Ðể cho thú liếm chúng ta hoặc chạm vào vật gì mà
chúng đã ngậm có thể làm cho một số người bị
suyễn. Chạm vào nước bọt của thú cho dù đã khô dính
trên vật gì đó (đĩa thức ăn hoặc đồ chơi của thú) cũng
gây ra suyễn cho họ.

Nước tiểu hoặc phân của thú vật
Tiếp xúc với nước tiểu hoặc phân của những thú vật có
lông mao hay lông vũ cũng có thể gây ra bệnh suyễn
cho một số người. Người ta có thể bị nhiễm nước tiểu
và phân khi chùi rửa dọn dẹp hoặc đến gần những hộp
đựng phân/nước tiểu, và những chỗ khác có vấy dính
nước tiểu và phân của chúng. Những chỗ khác có thể
dính vấy phân/nước tiểu thú vật là các tấm lót trong
chuồng và lồng nuôi thú vật.
Còn tiếp
trang sau
Thú kiểng và ảnh hưởng
đối với bệnh suyễn
More on the next page
Còn tiếp
trang sau
1
2
3
Thú kiểng và bệnh suyễn, tiếp theo trang 2
Quý vị có thể làm gì nếu thú kiểng làm bệnh suyễn của quí vị nặng hơn?
Nếu thú kiểng làm bệnh suyễn của quý vị trở nặng hơn, tốt nhất là nên

nuôi và để thú bên ngoài nhà. Nếu không thể nuôi chúng ở bên ngoài
được, thì nên giới hạn tiếp xúc với thú ở mức tối thiểu càng tốt. Nên chùi
rửa kỹ lưỡng và giữ sạch sẽ mọi nơi.
Tốt hơn hết là
không nuôi thú
kiểng trong nhà
Không cho thú vào phòng ngủ – đây là một trong
những việc quan trọng nhất cần làm.

Không có cách nào ngăn chận thú làm rơi rớt những vẩy
da khô chết, nhưng nếu chúng ta ngăn không cho chúng
vào phòng ngủ thì có thể tránh được những vẩy da khô
tróc của chúng dính vào gối, chăn nệm, và thảm. Ðể chắc
chắn rằng chúng không vào phòng được, hãy luôn luôn
đóng cửa phòng ngủ lại.

Giới hạn tiếp xúc với thú và những chỗ riêng
của thú.

Cẩn thận về chỗ thú ngủ và ăn. Xếp đặt giường,
chuồng, và hộp đựng phân của chúng cách xa những
nơi người bị suyễn hay lui tới.
Nếu có thể được, nên nuôi thú ở
bên ngoài nhà. Nếu thú không thể
sống ngoài trời, tìm cách để dẫn
chúng ra ngoài trời. Như vậy sẽ
giúp tránh được việc vẩy da khô
chết của chúng rơi tụ lại trong
nhà.
Tránh nước bọt của thú. Ðừng để thú liếm quý vị. Cố

đừng chạm vào đồ chơi hay những vật khác mà thú đã
nhai hoặc ngậm. Cẩn thận mỗi khi cầm đĩa thức ăn của
chúng.
Không cho thú leo lên giuờng ghế có bọc nệm. Huấn
luyện thú không leo lên giường ghế sẽ giúp tránh được
những vẩy da khô chết của nó rơi rớt trên gối và nệm.
Nếu không tránh được việc thú leo lên giường ghế,
hãy dùng khăn bọc phủ lên giường ghế và thường
xuyên giặt sạch nhữngvãy da chết dính trên đó.
Ðừng để thú vào trong xe cộ. Nếu cần đem thú đi
theo với quý vị, hãy trải khăn để giữ cho ghế không
dính những vẩy da chết, và nên giặt khăn này thường
xuyên.
Chùi rửa những vẩy da chết, nước bọt đã
khô, nước tiểu, và phân thú.

Dùng giẻ và khăn lau bụi ướt để chùi rửa sàn
nhà và bàn ghế có mặt gỗ. (Ðối với những
người bị suyễn, sàn cứng [gỗ] tốt hơn là
thảm. Loại mặt sàn này dễ chùi sạch bụi
và những vẩy da chết của thú rơi
dính trên đó.)
Thường xuyên chùi rửa lồng
chuồng, hộp đựng phân thú, sân
chơi của chó, và những chỗ khác có thú.
Ðừng dùng các sản phẩm chùi rửa nồng mùi hóa
chất. Những loại thuốc chùi rửa và thuốc xịt mùi
nồng nặc thường ảnh hưởng đến người bị
suyễn.
Hút bụi thảm sàn nhà , thảm lót, và giường

ghế có bọc nệm. Thường xuyên thay bao
lọc trong máy hút bụi.
Dùng nước nóng để giặt rửa chăn nệm
và đồ chơi của thú, bao gối, quần áo,
thảm chùi chân và những vật khác mà
thú hay cọ xát hoặc nằm lên.
More on the next page
Copyright 2006. Tìm tài liệu tại www.healthoregon.org/asthma/resourcebank/
Cấm sử dụng thương mại. Phải xin phép Chương Trình Suyễn Oregon (Oregon Asthma Program) mới được thay đổi tài liệu. (5-06)
4 6
5
7
8
Thú kiểng và bệnh suyễn, tiếp theo trang 3
Chải lông và tắm
cho thú.

Chải lông và tắm thú thường
xuyên để làm sạch những
vẩy da khô tróc chết dính
trên lông của chúng.
Nếu có thể được, nên chải lông cho thú bên ngoài
nhà. Chải lông trong nhà có thể làm rơi vãi những
vẩy da chết khắp nhà.

Nếu có thể được, nên để người không bị suyễn
chùi rửa và hút bụi.

Nhờ người khác chùi rửa sẽ bảo vệ cho người bị suyễn
không tiếp xúc với những vẩy da khô tróc, nước bọt,

nước tiểu và phân là những thứ có thể
gây ra suyễn.
Nếu quý vị bị suyễn và cần phải tự
chùi rửa, dùng mặt nạ và bao tay có
thể giúp bảo vệ quý vị. Hãy nhớ rửa
tay, mặt, và quần áo khi làm xong.
Hút bụi sẽ làm bụi bay tung lên. Nếu
có thể được, người bị suyễn nên tránh
chỗ đang được hút bụi. Sau khi hút bụi xong, người
bị suyễn nên ở bên ngoài phòng đó một thời gian chờ
cho bụi lắng xuống.
Khi quý vị đến viếng thăm người khác, hãy
yêu cầu họ để thú ở bên ngoài phòng.

Hãy thận trọng khi viếng thăm bạn bè hoặc thân
nhân có nuôi thú kiểng. Yêu cầu họ cho thú ra
khỏi phòng mà quý vị sẽ vào.
Cố tránh xa càng nhiều càng tốt những chỗ thú hay
chơi hoặc ngủ.

Nếu thú vật nào ở trường học có thể gây nên
suyễn, hãy báo với các giáo viên.

Một số phòng học có chuột bọ, chim, thỏ, gà con,
hoặc những thú khác có lông. Nếu quý vị nghĩ
rằng thú ở trường gây ra suyễn cho con quý vị, hãy
yêu cầu đưa thú ra khỏi phòng học

Muốn được giúp đỡ
thêm, hãy đến gặp bác

sĩ.

Nếu ở gần thú gây trở
ngại cho bệnh suyễn của
mình, quý vị hãy báo cho
bác sĩ biết. Hãy hỏi về những cách nào có thể giúp
ích cho quý vị hơn.

×