Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.95 KB, 6 trang )

MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI
I-/ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI:
1-/ Mục tiêu tổng quát:
Hà Nội có nhiều lợi thế về vị trí tiêm fnăng để phát triển du lịch. Chính vì
vậy, trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước, cũng như chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2010 đều có chủ trương đưa ngành du lịch
thủ đô xứng đáng với vịt rí là một trong ba trung tâm du lịch lớn của cả nước và trở
thành ngành kinh tế quan trọng trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, xứng đáng với
tiềm năng to lớn của địa phương. Phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ của Hà
Nội nhằm:
- Góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong
cơ cấu kinh tế của thành phố.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán ngoại tệ.
- Phát huy bản sắc của dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hoá,
các lễ hội truyền thống, cảnh quan môi trường,...
- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
- Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế.
- Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, mở rộng giao lưu, nâng
cao dân trí.
2-/ Mục tiêu về kinh tế:
Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội nhằm giải quyết hai mối quan hệ cung
cầu, khai thác có hiệu quả các nguồn lực để nhanh chóng phát triển ngành du lịch
góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành du
lịch vào tổng thu nhập của Hà Nội sao cho ngành du lịch Hà Nội trở thành ngành
kinh tế quan trọng nhất.
3-/ Mục tiêu về chính trị:
Phát triển Du lịch Hà Nội cùng nhằm một mục tiêu quan trọng, đó là góp
phần nâng cao vị trí chính trị của đất nước, làm cho bạn bè quốc tế hiểu biết hơn về
đất nước, con người Việt Nam, qua đó ủng hộ sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà
nước ta, thu hút thêm nguồn vốn đầu tư của nước ngoài để xây dựng và phát triển


đất nước.
4-/ Mục tiêu về Văn hoá - Xã hội:
Phát triển du lịch có mối quan hệ khăng khít với việc giữ gìn và phát huy văn
hoá dân tộc một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách Du lịch chính là
văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Do vậy phát triển du lịch phải mang được nội
dung khuyến khích việc bảo tồn và phát huy giá trị của nền văn hoá dân tộc. Phát
triển du lịch nhằm đẩy mạnh giao lưu giữa các vùng các miền trong cả nước, để
đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi tham quan du lịch của nhân dân góp phần cải thiện
nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, đồng thời tạo thêm nhiều việc
làm cho xã hội.
II-/ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH HÀ NỘI:
1-/ Đầu tư và nâng cấp:
Chú trọng đầu tư khắc phục những hạn chế về tài nguyên để mở rộng quy mô
và nâng cao tính hấp dẫn của các loại hình du lịch chủ yếu hiện có của thành phố.
+ Có biện pháp cải tạo và nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá, nhất là các di
tích đã được xếp hạng như chùa Quán Sứ, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc, chùa
Một Cột,... để phát triển hơn nữa loại hình du lịch tham quan nghiên cứu.
+ Tôn tạo nâng cấp các điểm tham quan, khu vui chơi giải trí hiện có trên địa
bàn thành phố như công viên Lê Nin, công viên Thủ Lệ, công viên Bách Thảo.
Đầu tư xây dựng một số điểm vui chơi giải trí lớn của Hà Nội như đầm Văn
Trì, Yên Sở, bán đảo Tây Hồ khu phía Hồ Tây, Mễ Trì,...
+ Đầu tư xây dựng khu Hội nghị hội thảo đạt tiêu chuẩn quốc tế để phát triển
hơn nữa loại hình du lịch vông vụ tương xứng với tiềm năng vị trí của Hà Nội
trung tâm thủ đô của cả nước.
+ Đầu tư xây dựng một khu thể thao tổng hợp có khả năng tổ chức các cuộc
thi thể thao ở trong nước và quốc tế ở phía tây Hồ Tây phù hợp với quy mô phát
triển của Hà Nội, góp phần phát triển loại hình du lịch thể thao của thành phố.
+ Đầu tư quy hoạch lại một số làng nghề ven đô như làng gốm Bát Tràng,
làng đúc đồng Ngũ Xã, làng giấy Yên Thái,... vừa là nơi tham quan nghiên cứu,
vừa là nơi cung cấp hàng thủ công mĩ nghệ, đồ lưu niệm cho du khách, cho nhu

cầu địa phương và quốc tế.
+ Xây dựng cơ sở vật chất cho du lịch như:
- Chọn một vài đường phố cho người đi bộ ở quận Hoàn Kiếm.
- Lựa chọn phát triển một số văn hoá ẩm thực.
- Phục chế xe điện cổ ở một đoạn phố.
- Xây dựng nếp sống văn hoá văn minh trên địa bàn thành phố.
- Tăng thêm hoạt động giải trí ban đêm.
- Khai thác lễ hội kỷ niệm 990 năm Thăng Long và sự kiện Du lịch 2000.
2-/ Đa dạng hóa sản phẩm du lịch:
Hiện nay đã có nhiều dấu hiệu cho thấy nhiều tài nguyên du lịch quý giá đã bị
khai thác cạn kiệt, thiếu sự đầu tư bảo vệ cải tạo, nâng cấp phát triển. Đây là một lý
do chính làm cho sản phẩm du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói
riêng ngày càng trở nên đơn điệu cùng với sự xuống cấp nghiêm trọng của nhiều
điểm du lịch.
Để khắc phục những hạn chế trên cần thiết phải có những biện pháp nhằm đa
dạng hoá sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng của các sản phẩm đó. Một số
định hướng để giải quyết vấn đề đó là:
+ Tiến hành điều tra và đánh giá một cách chính xác thực trạng (số lượng và
chất lượng) các sản phẩm du lịch chính của Hà Nội và những tiềm năng chưa được
khai thác.
+ Cần tiến hành nhanh chóng việc đánh giá phân loại khách sạn và hệ thống
dịch vụ theo tiêu chuẩn phân loại đã được Tổng cục Du lịch ban hành và có những
quy định chặt chẽ về tiện nghi chất lượng dịch vụ trong hệ thống khách sạn, nhà
hàng. Trên cơ sở đã thống nhất cần tiến hành kiểm tra thường xuyên để đảm bảo
chất lượng của dịch vụ không bị xuống cấp. Trong khách sạn, nhà hàng khuyến
khích mở thêm nhiều loại hình dịch vụ để tạo sự đa dạng và hấp dẫn hơn các sản
phẩm du lịch trong lĩnh vực này.
+ Khuyến khích việc đầu tư nâng cấp mở rộng với nhiều loại hình uvi chơi
giải trí cở các điểm hiện có như công viên Lê nin, công viên Bách Thảo, công viên
Thủ Lệ,... và xây dựng các điểm vui chơi giải trí mới của thành phố như công viên

Thanh Nhàn, công viên ở khu vực Hồ Tây. Trong các công viên giải trí cần nghiên
cứu tạo ra những sản phẩm độc đáo có bản sắc riêng, tránh sự trùng lặp trong thiết
kế và các hệ thống vui chơi giải trí. Đây chính là yếu tố kéo dài ngày lưu trú của
khách du lịch.
+ Tiến hành quy hoạch một số điểm trình diễn văn nghệ, ca múa nhạc dân tộc
với những chương trình độc đáo, đặc sắc mang tính nghệ thuật và đậm đà bản sắc
dân tộc, đặc biệt là múa rối (nước và cạn) vốn là môn nghệ thuật dân gian lâu đời
của nhân dân ta. Đây chính là những sản phẩm hấp dẫn khách du lịch quốc tế đi tìm
hiểu đời sống văn hoá của nhân dân ta. Từ trước đến nay sản phẩm du lịch này chưa
được quan tâm đầu tư nên còn đơn điệu và kém hấp dẫn.
+ Tiến hành phân loại hệ thống hoá và tổ chức chu đáo các lễ hội truyền thống
trên địa bàn thành phố để có thể phục vụ khách du lịch.
+ Khuyến khích mở các điểm trưng bày và bán các sản phẩm hội hoạ, điều
khắc, hàng thủ công mĩ nghệ có chất lượng cao trên địa bàn thành phố.
3-/ Xúc tiến tuyên truyền quảng cáo sản phẩm:
Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển ngành Du lịch Hà Nội, trong thời gian
tới phải đầu tư vào công tác xúc tiến tuyên truyền quảng cáo du lịch để công tác
này thực sự trở thành một nội dung quan trọng.
+ Ban hành và phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính
thức về du lịch Hà Nội để giới thiệu với khách du lịch về con người và cảnh quan
tài nguyên du lịch Hà Nội và vùng phụ cận, những thông tin cần thiết cho du khách
như khu lưu trú, hệ thống thăm quan du lịch, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải
trí, giá cả sinh hoạt, ăn uống,...
+ Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch
sử, văn hoá, các công trình kiến trúc, di tích, các danh lam thắng cảnh, các làng
nghề lễ hội,... và những cơ hội khả năng đầu tư phát triển Hà Nội để giới thiệu cho
khách trong và ngoài nước.
+ Trong những điều kiện thuận lợi có thể có văn phòng đại diện du lịch Hà
Nội tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Châu Âu, Châu Mĩ, Hồng Kông, Đài
Loan, Nhật Bản,... để thực hiện chức năng lữ hành du lịch.

×