BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
LÊ THỤY ĐOAN TRANG
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH
CỦA CÁC KHÁCH SẠN CAO CẤP TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2007
1
______________________________________________________________________________________
MỤC LỤC
Mở đầu....................................................................................... 1
Chương 1: Tổng quan về ngành Du lịch và lưu trú du lịch
(khách sạn) tại
Thành phố Hồ Chí Minh .......................................... 7
1.1. Tổng quan về mơi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam.................................................. 7
1.2. Tổng quan về ngành du lịch tại Việt Nam ............................................................. 11
1.2.1. Sự phát triển của ngành Du lịch.......................................................................... 11
1.2.2. Các yếu tố môi trường vĩ mô tác động đến ngành Du lịch Việt Nam ................ 14
1.2.2.1. Yếu tố Chính phủ ............................................................................................. 14
1.2.2.2. Yếu tố luật pháp ............................................................................................... 15
1.3. Ngành du lịch và khách sạn tại Thành phố Hồ Chí Minh...................................... 15
1.3.1. Đặc điểm kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh .................................................. 15
1.3.2. Tổng quan ngành du lịch và khách sạn tại TPHCM ........................................... 18
1.3.2.1. Ngành du lịch ................................................................................................... 18
1.3.2.2. Dịch vụ lưu trú du lịch tại TPHCM ................................................................. 20
1.3.2.3. Hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khách sạn tại TPHCM .............. 21
1.4. Kinh nghiệm nghiên cứu ngành du lịch – khách sạn tại Ấn Độ ............................ 22
1.4.1. Tổng quan ngành du lịch Ấn Độ 2005................................................................ 23
1.4.2. Kết quả điều tra ................................................................................................... 23
Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 25
Chương 2: Phân tích tình hình kinh doanh khách sạn cao cấp
và những kiến nghị.................................................................................. 27
2.1. Phân tích tình hình kinh doanh khách sạn cao cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh... 27
2.1.1. Giá phịng ............................................................................................................ 27
2.1.2. Tỷ lệ lấp đầy phòng............................................................................................. 28
2.1.3. Lợi nhuận hoạt động thuần.................................................................................. 29
2.1.4. Doanh thu trên một đơn vị phòng ................................................................................. 29
2.1.5. Các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu và chi phí ................................................. 30
2.1.6. Số lượng lao động và năng suất lao động ........................................................... 32
2.1.7. Thị trường............................................................................................................................ 32
2.1.8. Mục đích lưu trú .............................................................................................................33
2.1.9. Kênh doanh thu ................................................................................................. 34
______________________________________________________________________________________________
2
______________________________________________________________________________________
2.1.10. Chi phí quản lý .................................................................................................. 35
2.1.11. Hiệu quả đầu tư ................................................................................................ 36
2.2. Những đề xuất liên quan đến hiệu quả hoạt động của các khách sạn cũng như
quyết định đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng..........................................................37
2.2.1.Cung về phòng khách sạn 5 sao ........................................................................... 37
2.2.2. Các dịch vụ của khách sạn .................................................................................. 38
2.2.3. Về thị trường khách............................................................................................. 38
2.2.4. Về kênh doanh thu .............................................................................................. 39
2.2.5. Về kiểm soát chi phí............................................................................................ 39
2.2.6. Đối tượng khách hàng ......................................................................................... 41
2.3. Các kiến nghị ................................................................................................................. 42
2.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan chủ quản (Sở Du lịch TPHCM) ............................... 42
2.3.1.1. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch ......................................................................... 43
2.3.1.2. Công nhận khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế ................................................. 43
2.3.1.3. Cộng tác với các tỉnh thành khác hình thành các tuyến tham quan để
giữ chân du khách ........................................................................................... 44
2.3.1.4. Cho phép lập thêm các điểm giải trí như bar, vũ trường cho phép mở
đến 2-3h sáng.................................................................................................... 45
2.3.1.5. Mở sòng bài (casino) cho người nước ngoài và Việt kiều............................... 46
2.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền thành phố .......................................................... 47
2.3.2.1 Ưu đãi về đất ..................................................................................................... 47
2.3.2.2. Cơng bố các hình thức ưu đãi .......................................................................... 47
2.3.2.3. Quy hoạch tạo thuận lợi cho đầu tư ngành khách sạn...................................... 48
2.3.2.4. Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng .................................................................................... 48
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 49
Kết luận ........................................................................................................................ 51
Phụ lục 1: Bảng kết quả điều tra
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi.
Phụ lục 3: Danh sách các khách sạn 3- 5 sao tại TPHCM được gởi thư mời tham gia
nghiên cứu
Tài liệu tham khảo
Tài liệu trích dẫn
______________________________________________________________________________________________
3
______________________________________________________________________________________
MỤC LỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1: Tăng trưởng GDP của các nước ..................................................................... 8
Bảng 1.2 : Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2005 ......................................................12
Bảng 1.3: Những nhà đầu tư hàng đầu tại TPHCM...................................................... 17
Bảng 1.4: Lượt khách quốc tế đến TPHCM giai đoạn 2001 – 2005............................. 18
Bảng 1.5: Giá phịng bình qn của các khách sạn Ấn Độ .......................................... 24
Bảng 1.6: Năng suất phịng bình qn của các khách sạn Ấn Độ ................................ 24
Bảng 1.7: Doanh thu bình quân trên 1 phòng của các khách sạn Ấn Độ ................................24
Bàng 2.1: Giá phịng bình qn của các khách sạn cao cấp tại TPHCM...................... 27
Bảng 2.2: Tỷ lệ lấp đầy phịng bình qn của các khách sạn cao cấp .......................... 28
Bảng 2.3: Tỷ lệ chi phí bộ phận phịng trên doanh thu phòng ở các
khách sạn cao cấp......................................................................................... 30
Bảng 2.4: Tỷ lệ chi phí bộ phận F&B trên doanh thu F&B ở các khách sạn cao cấp .. 31
Bảng 2.5: Tỷ lệ chi phí các bộ phận khác trên doanh thu khác ở các
khách sạn cao cấp......................................................................................... 31
Bảng 2.6: Số lượng nhân viên và doanh thu trên một nhân viên của các
khách sạn cao cấp.......................................................................................... 32
Bảng 2.7: Tỷ lệ khách nước ngoài và khách nội địa của các khách sạn cao cấp .......... 33
Bảng 2.8: Tỷ lệ khách Châu Á của các khách sạn cao cấp ........................................... 33
Bảng 2.9: Phân loại khách tại các khách sạn cao cấp theo mục đích lưu trú................ 34
Bảng 2.10: Tỷ trọng doanh thu trực tiếp và doanh thu thu được qua
các hãng lữ hành tại các khách sạn cao cấp ............................................... 35
Bảng 2.11: Doanh thu đạt được trên 1USD chi phí tại các khách sạn cao cấp............. 36
______________________________________________________________________________________________
4
______________________________________________________________________________________
MỤC LỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng GDP giai đoạn 1991 – 2005 (%) ......................................... 10
Biểu đồ 1.2: Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ 1988 – 6/2006.... 10
Biểu đồ 1.3: Chỉ số lạm phát 1996 – 2005.................................................................... 11
Biểu đồ 1.4: Chỉ số CPI năm 2000 – 2008................................................................... 11
Biểu đồ 1.5: Khách quốc tế đến Việt Nam 2005 .......................................................... 13
Biểu đồ 1.6: Khách quốc tế đến Việt Nam 2000 – 2005 .............................................. 13
Biểu đồ 1.7: Khách du lịch nội địa 1993 – 2005........................................................... 13
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng các loại chi phí của các khách sạn cao cấp................................ 36
______________________________________________________________________________________________
5
______________________________________________________________________________________
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN
: Associatin of South East Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CPI
: Consumer Price Index
Chỉ số giá tiêu dùng
CEO
: Chief Executive Officer
Giám đốc điều hành
CFO
: Chief Financial Officer
Giám đốc tài chính
ĐBSCL
: Đồng bằng sơng Cửu Long
F&B
: Food and Beverage
Dịch vụ ăn uống
GDP
: Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GOP
: Gross Operating Product
Lợi nhuận hoạt động rịng
G&A
: General and Adminestration
Chi phí quản lý chung
MICE
PTNR
RevPAR
SFEZ
: Meeting – Incentive – Conference – Exhibition
Họp mặt - Khuyến thưởng - Hội nghị - Hội chợ.
: Permanent Trading Normal Relationship
Quan hệ Thương mại bình thường vĩnh viễn
: Revenue per available room
Doanh thu trên một phòng
: Southern Focal Economical Zone
Khu kinh tế động lực phía Nam
SPSS
TPHCM
: Statistical Package of Social Science
: Thành phố Hồ Chí Minh
USD
: đơ la Mỹ
UNWTO
: United Nations World Tourism Organization
Tổ chức du lịch thế giới.
: World Trade Organization
Tổ chức Thương Mại Thế Giới.
WTO
______________________________________________________________________________________________
6
______________________________________________________________________________________
Mở đầu
Trong những năm vừa qua, kinh tế Việt Nam nói chung và ngành du lịch nói
riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là du lịch đã và đang từng
bước trở thành một ngành mũi nhọn của nền kinh tế. Trong năm 2005, Việt Nam đã
chào đón hơn 3.43 [1] triệu khách quốc tế, tăng 17.05% so với năm 2004 và khách
du lịch nội địa cũng đạt mức tăng 11% với 16.1 triệu du khách. Doanh thu từ ngành
du lịch đạt 30 ngàn tỷ đồng[2] (1.91 tỷ USD). Và theo các chuyên gia quốc tế về du
lịch thì dự đốn trong vịng 10 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành một trong những
điểm đến được ưa thích nhất của du khách quốc tế trên tồn thế giới. Với tiềm năng
này, trong 9 tháng đầu năm 2006, Việt Nam đã đón nhận 2.2 tỷ USD - chiếm gần
43% tổng số 5.15 tỷ USD vốn cam kết đầu tư nước ngoài- vào lĩnh vực du lịch[3].
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch đã có ảnh hưởng tốt đến các
ngành khác như dịch vụ lưu trú, bán lẻ, các ngành dịch vụ khác, v.v. Trong đó nổi
bật là ngành dịch vụ lưu trú với hàng loạt các dự án khách sạn/khu nghỉ dưỡng với
quy mô từ nhỏ đến lớn được xây dựng trên khắp mọi miền của đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay số lượng cũng như chất lượng của các khách sạn/khu
nghỉ dưỡng tại Việt Nam, đặc biệt là các khách sạn/khu nghỉ dưỡng cao cấp đạt tiêu
chuẩn từ 3 –5 sao được cho là chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu cho ngành du lịch
trong ngắn hạn và sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu cho những năm phát triển mạnh sắp
tới.
Ngành du lịch và dịch vụ lưu trú du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh
(TPHCM) cũng khơng là ngoại lệ. Doanh thu ngành du lịch TPHCM luôn chiếm
______________________________________________________________________________________________
7
______________________________________________________________________________________
một phần ba tổng doanh thu của ngành trong cả nước. Đầu tư nước ngoài cũng
chiếm một phần ba tổng vốn đầu tư nước ngoài cả nước. Đầu tư vào thị trường bất
động sản, đặc biệt là các dự án khách sạn luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của
các nhà đầu tư mặc dù quỹ đất dành cho những dự án này là không nhiều.
Hiện nay, công suất phịng bình qn của các khách sạn cao cấp tại TPHCM
thuộc loại cao nhất nước (trung bình đạt mức trên 70%, có những thời điểm đạt hơn
90%) và dự báo cũng sẽ không đáp ứng được nhu cầu trong những năm sắp tới. Có
thể nói, cung về phịng khách sạn cao cấp được xem như đã gần đạt ngưỡng công
suất tối đa và trong trung hạn sẽ xảy ra hiện tượng quá tải (nhất là trong vòng từ 3 –
5 năm tới do hiện khơng có dự án khách sạn cao cấp nào sắp đi vào hoạt động ngoại
trừ dự án tổ hợp khách sạn – căn hộ - trung tâm thương mại Kumho vừa được khởi
động lại vào 15/10/2006 và dự tính sẽ hồn thành vào giữa năm 2009[4]) cùng với
tiềm năng phát triển của kinh tế lẫn du lịch TPHCM, đặc biệt là trong bối cảnh Việt
Nam đã thành công trong việc đàm phán gia nhập WTO trong năm 2006.
Tính thiết thực của đề tài
Với mục đích là giúp các doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong lĩnh vực
du lịch, dịch vụ lưu trú và các nhà đầu tư tiềm năng đang muốn đầu tư vào ngành
khách sạn của thành phố có cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh
của ngành khách sạn tại TPHCM, đặc biệt là khối khách sạn cao cấp được xếp loại
từ 3 sao đến 5 sao, từ đó có những chiến lược kinh doanh hiệu quả cũng như có
những quyết định đầu tư phù hợp, tác giả đã thực hiện một cuộc điều tra về kết quả
hoạt động kinh doanh của các khách sạn 3 – 5 sao tại TPCHM cho hai năm 2004 và
2005.
Nghiên cứu này cung cấp các kết quả nghiên cứu để các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực lưu trú du lịch có thể sử dụng làm cơ sở tham chiếu đánh giá
hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình bằng cách so sánh tình hình hoạt động
______________________________________________________________________________________________
8
______________________________________________________________________________________
kinh doanh của doanh nghiệp mình với những con số của ngành, từ đó có những
điều chỉnh sách lược về hoạt động, marketing, quản trị một cách hiệu quả.
Đối với các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước, những người đang có
ý định tham gia vào ngành du lịch nói chung và ngành khách sạn nói riêng, bài
nghiên cứu sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư cơ sở cho việc đánh giá các yếu tố về thị
trường, khách hàng, mức độ cạnh tranh... từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư
một cách hợp lý.
Ngoài ra đề tài cịn đóng vai trị là một tài liệu tham khảo sau này cho các
nhà nghiên cứu muốn tham khảo các nghiên cứu về ngành lưu trú du lịch hoặc
những đối tượng khác có mối quan tâm về lĩnh vực này.
Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên mục đích của nghiên cứu là phân tích các chỉ tiêu hoạt động của
khối khách sạn cao cấp (từ 3 – 5 sao), tác giả đã thực hiện một nghiên cứu thị
trường bằng cách gửi thư mời có đính kèm bảng câu hỏi đến các khách sạn cao cấp
đang hoạt động trên địa bàn TPHCM. Dựa trên các thông tin phản hồi của các
khách sạn đồng ý tham gia cuộc nghiên cứu, tác giả trích xuất các dữ liệu, hệ thống
hóa và xử lý các dữ liệu trên bằng phần mềm thống kê. Kết quả thống kê sẽ được sử
dụng cho việc phân tích và đưa ra các đề xuất, kiến nghị.
Các số liệu thống kê trong bản báo cáo này đã được xử lý bằng phần mềm
thống kê SPSS (Statistical Package for Social Sciences) để cho ra các dữ liệu
thường được sử dụng để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trú. Tất cả các số liệu sử dụng trong báo cáo
đều là trung bình cộng hoặc bình quân trọng số.
Báo cáo nghiên cứu này khơng mang mục đích tạo ra một kết luận về toàn
ngành khách sạn của Việt Nam do đó các số liệu và chỉ số trong bài viết này chỉ
mang tính tham khảo. Việc thực hiện nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau:
• Xác dịnh mục đích của việc thực hiện nghiên cứu để từ đó đưa ra các tiêu chí,
chỉ tiêu cần được trả lời;
______________________________________________________________________________________________
9
______________________________________________________________________________________
• Xác định các thơng tin về các đối tượng sẽ mời tham gia thông qua các nguồn
thông tin khác nhau như: báo chí, tạp chí chuyên ngành, danh bạ, internet…
• Thiết kế bảng câu hỏi sao cho có thể phản ánh được tất cả những tiêu chí, chỉ
tiêu cần được cung cấp;
• Thu thập các bảng câu hỏi được gửi trả lại từ các doanh nghiệp đồng ý tham gia;
• Truy xuất các thơng tin, số liệu từ các bảng trả lời này và hệ thống hoá trên các
bảng tính;
• Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS (Statistic Pakage for Social
Science);
• Nhận định trên các kết quả thống kê;
• Đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các khách sạn cũng
như định hướng đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng của ngành
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên các nguồn thông tin và dữ liệu sơ
cấp và thứ cấp:
Dữ liệu sơ cấp
40 bảng câu hỏi đã được gửi tới các khách sạn từ 3 sao đến 5 sao hiện đang
hoạt động kinh doanh tại TPHCM. Dựa trên sự cung cấp các số liệu và trả lời các
câu hỏi trong bảng câu hỏi của các khách sạn, các dữ liệu sơ cấp được thu thập phục
vụ cho công tác nghiên cứu.
Dữ liệu và thông tin thứ cấp
Các thông tin và số liệu thứ cấp trong bài viết này được thu thập rộng rãi từ
các nguồn thông tin như: những bài nghiên cứu đã thực hiện; các xuất phẩm (trong
nước cũng như ngồi nước); thơng tin/số liệu từ các cơ quan thẩm quyền nhà nước;
Uỷ ban Thống kê; các tạp chí; báo chí; các điều tra và nghiên cứu khác.
Phạm vi nghiên cứu
______________________________________________________________________________________________
10
______________________________________________________________________________________
Giới hạn địa lý của nghiên cứu này là trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh,
địa phương dẫn đầu về doanh thu du lịch, số lượng khách sạn cao cấp và sự hấp dẫn
về thu hút đầu tư lẫn trong và ngoài nước.
______________________________________________________________________________________________
11
______________________________________________________________________________________
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu là tất cả các khách sạn cao cấp (từ 3 –5 sao) hiện
đang hoạt động trên địa bàn TPHCM. Tổng cộng đã có 40 thư mời tham gia nghiên
cứu đã được gửi tới 11 khách sạn 5 sao, 7 khách sạn 4 sao và 22 khách sạn 3 sao
(xem danh sách đính kèm). Tuy nhiên chỉ có 32 khách sạn đồng ý tham gia nghiên
cứu và điền vào bảng câu hỏi. Chi tiết các khách sạn tham gia như sau:
• 3 sao: 19 khách sạn
• 4 sao: 6 khách sạn
• 5 sao: 7 khách sạn
Những hạn chế của nghiên cứu
Mặc dù quá trình thực hiện điều tra đã được thực hiện một các cẩn trọng, tuy
nhiên vẫn có những hạn chế sau:
• Các doanh nghiệp tham gia trả lời câu hỏi bằng cách điền vào bảng câu hỏi được
gửi bằng đường bưu điện. Như vậy, việc không thể trực tiếp phỏng vấn có
những hạn chế như: người trả lời khơng hồn tồn hiểu câu hỏi nên cung cấp
thơng tin thiếu chính xác; khơng xác định được người trả lời là ai, có phải là
những người nắm vững các thông tin của doanh nghiệp mình hay khơng;
• Việc tham gia của các doanh nghiệp là hồn tồn tự nguyện và khơng mang tính
cam kết, do đó việc cung cấp thơng tin và số liệu là hoàn toàn dựa trên mức độ
tự giác của doanh nghiệp, người thực nghiên cứu không kiểm tra cũng như can
thiệp trên bất cứ số liệu nào được cung cấp;
• Số lượng doanh nghiệp đồng ý tham gia nghiên cứu là khơng nhiều. Điều này có
thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả thống kê.
Ngồi ra, vì đây là lần đầu tiên thực hiện một cuộc điều tra/nghiên cứu trong
một lĩnh vực phát triển khá nhanh nên khơng thể tránh khỏi các sai sót cũng như
nhận định thiếu chính xác từ phía người thực hiện.
______________________________________________________________________________________________
12
______________________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________________________
13
______________________________________________________________________________________
Chương 1: Tổng quan về ngành Du lịch và Lưu trú du lịch (khách sạn) tại
Thành phố Hồ Chí Minh
1.1. Tổng quan về môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam
Việt Nam đã có thêm một năm 2005 tăng trưởng cao với mức tăng trưởng
GDP là 8.4% báo cáo của Tổng cục Thống kê. Con số tăng trưởng trên đã cao hơn
mức 7.8% ở năm 2004 và cao nhất kể từ năm 1996. Trong khu vực Châu Á, tốc
tăng trưởng trên là cao thứ nhì chỉ sau Trung Quốc và dự đoán sẽ đạt mức 8% đến
8.5% cho năm 2006.
Việt Nam cũng được xem là một trong những quốc gia thành công, xét tới
yếu tố phát triển nhanh trong suốt một thập kỷ qua. Đặc biệt trong 3 năm vừa qua,
trong khi nhiều quốc gia có nền kinh tế mạnh rơi vào suy thối, Việt Nam vẫn duy
trì được mức tăng trưởng bình quân trên 8%.
______________________________________________________________________________________________
14
______________________________________________________________________________________
Bảng 1.1: Tăng trưởng GDP của các nước
World
U.S.
Japan
China
Hong Kong
Indonesia
Malaysia
Philippines
Singapore
South Korea
Taiwan
Thailand
Vietnam
2002
2.80%
2.40%
0.20%
8.00%
2.20%
3.60%
4.10%
4.40%
2.20%
6.30%
3.50%
5.20%
7.04%
2003
3.70%
2.60%
2.50%
8.00%
1.20%
4%
4.20%
2.50%
1%
2.70%
2%
5.70%
7.24%
2004
3.80%
3.90%
1.70%
7.50%
3.20%
4.20%
5.50%
3%
6%
6%
3.70%
5.70%
7.74%
2005
3.20%
3.50%
2.30%
9.30%
6.90%
5.40%
5.20%
4.60%
5.70%
3.90%
3.80%
4.40%
8.40%
(Nguồn: Grant Thornton Việt Nam, 2006)
Việt Nam thực sự có nhiều tiềm năng trong việc thu hút vốn đầu tư. Các ưu
điểm này bao gồm:
• Nằm ở vị trí chiến lược, ngay cửa ngõ của vùng Đơng Nam Á và có rất nhiều
nguồn lực tự nhiên như dầu thô và gas, khống sản, sơng ngịi, vịnh, thắng cảnh,
di tích lịch sử và hàng ngàn kilomet bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp.
• Là một thị trường to lớn với hơn 83 triệu dân và 50% dân số dưới 25 tuổi.
• Nguồn nhân lực được đánh giá cao ở tính khéo tay, chăm chỉ và khả năng học
hỏi, thích ứng với mơi trường mới.
• Đã thành cơng trong việc đàm phán gia nhập WTO trong năm 2006 và chính
phủ đã có những thay đổi ấn tượng về hệ thống luật pháp và bộ máy hành chính.
• Sự ổn định về chính trị .
Ngồi ra, chính phủ Việt Nam đã có những phản ứng và kiểm sốt rất tốt khi
đối phó với dịch SARS năm 2002 và cúm gia cầm trong những năm gần đây so với
______________________________________________________________________________________________
15
______________________________________________________________________________________
các quốc gia láng giềng và đó cũng là một lợi điểm đối với các nhà đầu tư nước
ngoài, đặc biệt đối với ngành du lịch .
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn phải giải quyết nhiều vấn đề tồn tại bao gồm
vấn đề sở hữu đất đai, thị trường tài chính yếu kém, hệ thống luật pháp và chính
sách chưa ổn định và minh bạch, môi trường đầu tư chưa thuận lợi, tham nhũng, hệ
thống giáo dục đào tạo còn nhiều bất cập ...và những vấn đề xã hội khác phát sinh.
Mặc dù hiện nay các vấn đề trên đang từng bước được giải quyết nhưng vẫn chưa
triệt để.
Chính phủ Việt Nam đã cam kết sẽ tiếp tục các chương trình cải thiện chất
lượng phát triển kinh tế, giảm khoảng cách giàu nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng và
xúc tiến cải cách hành chính. Tại phiên họp thứ 14 hội nghị Nhóm Tư vấn
(Consultative Group) vào ngày 6-7 tháng 12 năm 2005 tại Hà Nội, các nhà tài trợ
quốc tế đã cam kết tài trợ 3,748 tỷ USD ODA cho năm 2006, tăng 300 triệu USD so
với năm 2005 và cao nhất từ trước đến nay. Khoản tài trợ lớn này có ý nghĩa Việt
Nam đã tạo được lịng tin về những cải cách mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện
trong thời gian qua.
Nói tóm lại, triển vọng chung cho kinh tế Việt Nam là tích cực và trong vòng
vài năm tới, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì xu hướng phát triển mạnh
như hiện tại
______________________________________________________________________________________________
16
______________________________________________________________________________________
Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng GDP giai đoạn 1991 – 2005(%)
10
9 .5 4
9
9 .3 4
8 .8 3
8 .7
8
8 .4
8 .1 5
8 .0 8
7 .7 4
7
6
5 .8 1
6 .7 5
6 .8 4
2000
2001
7 .0 4
7 .2 4
5 .7 6
4 .7 7
5
4
3
2
1
0
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2002
2003
2004
2005
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư )
Biểu đồ 1.2: Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ 1988 –
6/2006 (đơn vị: triệu USD)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
______________________________________________________________________________________________
17
______________________________________________________________________________________
Biểu đồ 1.3: Chỉ số lạm phát 1996 - 2005
Historical Inflation rate
12.00%
10.00%
9.50%
9.20%
8.4%
8.00%
6.00%
4.00%
4.50%
Inflation rate
4.00%
3.60%
3%
2.00%
0.80%
-0.60%
-2.00%1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
0.10%
0.00%
(Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Thương mại)
Biểu đồ 1.4: Chỉ số CPI năm 2000 – 2008 (ước tính)
Percentage
12.0
10.0
8.0
6.0
4.0
2.0
0.0
-2.0
-4.0
11
7.7
-1.7
2000
3.9
3.2
2002
2003
6.8
4.2
4.1
2006f
2007f
-0.4
2001
2004
Sep-05
2008f
National CPI
(Nguồn: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Thương mại)
1.2. Tổng quan về ngành du lịch tại Việt Nam
1.2.1. Sự phát triển của ngành Du lịch
Bất chấp những trở ngại đối với hoạt động du lịch như thiên tai, giá dầu tăng
liên tục, dịch cúm gia cầm, ngành du lịch Việt Nam đã phát triển vượt bậc với mức
tăng trưởng cao. Trong năm 2005, sự kiện đáng nhớ là Việt Nam đã đón vị khách
______________________________________________________________________________________________
18
______________________________________________________________________________________
du lịch thứ 3 triệu trong tổng số 3.43 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, tăng
17% so với năm 2004[5]. Những thị trường quan trọng nhất vẫn là Trung Quốc,
Đông Bắc Á, khu vực ASEAN, Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc. Trừ Trung Quốc, các thị
trường này đều có mức tăng trưởng 2 con số.
Vừa qua, tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã xếp hạng du lịch Việt Nam
đứng thứ 7 trong nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất và dự đoán Việt Nam
sẽ là một trong những nơi mà khách du lịch quốc tế muốn tìm đến trong vịng 10
năm tới. Ngồi ra, Việt Nam hiện đang có tình hình chính trị, xã hội ổn định nên
cũng được xem là một trong những nơi đến an toàn nhất cho du khách.
Bảng 1.2 : Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 2005
Thị trường
Khách đến trong
tháng 12/2005
Khách đến trong 12
tháng năm 2005
So với năm
trước
Trung Quốc
68,522
752,576
- 3.3%
Mỹ
34,125
333,566
+ 22.4%
Hàn Quốc
27,472
317,213
+ 36.1%
Đài Loan
25,337
286,324
+ 11.5%
Nhật
21,627
320,605
+ 20.0%
Campuchia
16,626
186,543
+ 105.4%
Úc
12,961
145,359
+ 13.0%
Pháp
11,623
126,402
+ 21.5%
Anh
7,056
80,884
+ 13.9%
Canada
6,642
63,431
+ 17.9%
Thái Lan
6,501
84,100
+ 56.7%
Singapore
6,174
77,676
+ 52.5%
Malaysia
5,922
76,755
+ 37.8%
Germany
5,917
64,448
+ 13.9%
Lào
4,401
44,462
+ 29.9%
47,351
507,413
-
Nước khác
______________________________________________________________________________________________
19
______________________________________________________________________________________
(Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam)
______________________________________________________________________________________________
20
______________________________________________________________________________________
Biểu đồ 1.5: Khách quốc tế đến Việt Nam 2005
309,074
309,151
310,000
300,000
308,257
303,607
301,072
287,177
290,000
289,177
285,921
283,897
280,000
267,336
270,000
265,902
257,726
260,000
250,000
240,000
S1
230,000
Jan
Feb
Mar
Apr
May
Jun
Jul
Aug
Sep
Oct
Nov
Dec
(Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam)
Biểu đồ 1.6: Khách quốc tế đến Việt Nam 2000 - 2005
4,000,000
3,467,757
3,500,000
3,000,000
2,500,000
2,927,876
2,628,200
2,140,100
2,429,600
2,330,800
2,000,000
1,500,000
1,000,000
500,000
0
2000
2001
2002
2003
2004
2005
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Biểu đồ 1.7: Khách du lịch nội địa 1993 - 2005
18,000,000
16,000,000
14,000,000
12,000,000
10,000,000
8,000,000
6,000,000
4,000,000
2,000,000
-
8,500,000
2,700,000
1993
5,500,000
3,500,000
1994
9,600,000
16,100,000
14,500,000
13,027,000
11,650,00013,000,000
11,200,000
9,000,000
6,500,000
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
______________________________________________________________________________________________
21
______________________________________________________________________________________
1.2.2. Các yếu tố môi trường vĩ mô tác động đến ngành Du lịch Việt Nam
1.2.2.1. Yếu tố Chính phủ
Trong Kế hoạch phát triển tổng thể ngành du lịch từ năm 1995 đến 2010,
Chính phủ đã đề ra một số chiến lược phát triển du lịch như sau:
• Chiến lược đào tạo và tái đào tạo nhân lực ngành du lịch;
• Đa dạng hóa và nâng chất các sản phẩm du lịch, tập trung vào việc tạo ra các sản
phẩm đặc biệt tận dụng các nguồn tài nguyên của Việt Nam, hợp tác với các
quốc gia lân cận để phát triển cả vùng như một điểm đến duy nhất;
• Bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch;
• Thu hút vốn trong và ngồi nước đầu tư vào các dự án.
• Một số kế hoạch khác nhằm nâng cao sự hợp tác giữa các ban ngành và các
vùng để hướng tới các mục tiêu đã được đề ra.
Trong bản kế hoạch, Chính phủ cũng đưa ra kế hoạch phát triển 5 tỉnh từ
Quảng Bình đến Quảng Ngãi, với Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng làm tâm, trở thành
trung tâm du lịch của Việt Nam. Năm 2005, ngành du lịch đã hoàn thành và trình
chính Thủ tướng những điều chỉnh của kế hoạch trên tới năm 2010. Và trong năm
2005, Chính phủ đã hỗ trợ 550 tỷ đồng để phát triển hạ tầng du lịch cho 58 tỉnh
thành với 200 dự án.
Cho đến nay, đã có khoảng 190 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
ngành du lịch với tổng vốn đăng ký lên tới 4.64 tỷ USD. Các địa phương dẫn đầu
trong việc thu hút vốn là TPHCM, Hà Nội, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Bà Rịa – Vũng
Tàu, Khánh Hịa.
Được sự hỗ trợ của chính phủ, đã có nhiều sự kiện được tổ chức vào năm
2005 để quảng bá du lịch như: Năm du lịch Nghệ An; “Về nguồn” của 3 tỉnh Phú
Thọ, Lào Cai, Yên Bái; du lịch Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung; Festival du
lịch Đà Nẵng; Quảng Nam – Di sản văn hóa; Du lịch xanh Bình Thuận; Du lịch
Carnival Việt Nam – Lào – Thái Lan; Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội; Lễ hội hoa
Đà Lạt; vv. Ngoài ra, biểu tượng và khẩu hiệu của du lịch Việt Nam đã được thay
______________________________________________________________________________________________
22
______________________________________________________________________________________
đổi cho giai đoạn 2006 – 2010 nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam tốt hơn:
“Việt Nam – Nét quyến rũ tiềm ẩn”.
Năm 2006 là năm mở đầu của Kế hoạch hành động 5 năm 2006 – 2010 với
nhiều sự kiện quốc tế, đặc biệt là hội nghị cấp cao APEC được tổ chức tại Việt
Nam. Năm du lịch quốc gia 2006 với sự kiện nổi bật “Quảng Nam - một điểm đến,
2 di sản” và nhiều sự kiện khác sẽ là cơ sở cho ngành du lịch đạt mức 6 triệu khách
du lịch quốc tế vào năm 2010.
Tóm lại, ngành du lịch Việt Nam rất có tiềm năng phát triển thành một
ngành dịch vụ mang lại nhiều lợi ích quốc gia như việc làm, nguồn thu ngoại tệ,v.v.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trong việc phát triển ngành du lịch bao gồm hạ
tầng lạc hậu, hệ thống giao thông yếu kém, thiếu sự hợp tác giữa các cấp chính
quyền, thủ tục hải quan rườm rà, ....
1.2.2.2. Yếu tố luật pháp
Ngoài một số luật được ban hành liên quan đến phát triển kinh tế, tháng
6/2005, Luật Du lịch - sau một thời gian dài soạn thảo, thu nhận ý kiến và điều
chỉnh - đã được ban hành. Luật Du lịch đã toàn diện hơn rất nhiều so với Pháp lệnh
về Du lịch năm 1999. Luật chính là một cơ sở quan trọng để phát triển ngành du
lịch trở thành một ngành mũi nhọn của nền kinh tế. Luật này đã có hiệu lực từ tháng
1/2006.
1.3. Ngành du lịch và khách sạn tại Thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1. Đặc điểm kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0.6% tổng diện tích, 6.6% dân số của cả
nước và là một thành phố quan trọng của Vùng Kinh tế Động lực Phía Nam
(“SFEZ”) cùng với các tỉnh khác như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương,
Long An, Tây Ninh và Bình Phước.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất nước. Là một thành
phố có nền kinh tế năng động, TPHCM luôn đạt được thành tựu cao trong các hoạt
______________________________________________________________________________________________
23
______________________________________________________________________________________
động kinh tế và luôn dẫn đầu trong tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP
của thành phố trong năm 2005 là 12.2%, vượt chỉ tiêu đề ra là 12% và là mức tăng
trưởng cao nhất kể từ năm 1998. Năm 2005, lĩnh vực dịch vụ tăng 11.1%, công
nghiệp và xây dựng tăng 14.5% và đóng góp 6% cho tăng trưởng tổng thể. Mặt
khác, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP của TPHCM đóng góp một phần ba
GDP cả nước với tổng giá trị đạt hơn 169.6 tỷ đồng so với 393 tỷ đồng của cả nước.
Thành phần kinh tế quốc doanh là thành phần chủ đạo đóng góp 45% GDP theo sau
là thành phần ngồi quốc doanh với 34%, khu vực đầu tư nước ngồi đóng góp
21%[6]. Ngồi ra, được xem là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
(SFEZ) và là trung tâm của cả phía Nam, TPHCM đóng góp 66.1% GDP của
SFEZ[6].
Theo chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010 và hướng tới 2020,
TPHCM hướng tới trở thành thành phố công nghiệp vào năm 2015 và là trung tâm
kinh tế của SFEZ và của cả nước. Tăng trưởng GDP của thành phố trong giai đoạn
2006 – 2010 sẽ đạt 11.7%
Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngồi có hiệu lực năm 1987, TPHCM đã trở
thành một trong những điểm thu hút vốn FDI hàng đầu Việt Nam. Gần một phần ba
tổng số dự án FDI được đầu tư vào TPHCM. Đến thời điểm cuối năm 2005,
TPHCM đã tiếp nhận 2,155 dự án FDI với tổng vốn đạt khoảng 14 tỷ USD, so với
5,918 dự án và tổng vốn 50.5 tỷ USD của cả nước. Xét về số lượng dự án thì Đài
Loan là nhà đầu tư hàng đầu của TPHCM với 378 dự án, theo sau là Hàn Quốc với
343 dự án và Nhật Bản với 196 dự án. Xét về vốn thì Hong Kong đứng đầu với 2.35
tỷ USD, theo sau là Đài Loan với 2.29 tỷ USD và Singapore với 1.55 tỷ USD[7].
______________________________________________________________________________________________
24
______________________________________________________________________________________
Bảng 1.3: Những nhà đầu tư hàng đầu tại TPHCM
Nation
Số dự án
Tổng vốn (US$ triệu)
Đài Loan
378
2,293.4
Nhật
196
948.2
Hàn Quốc
343
953.6
Singapore
177
1,552.6
Hongkong
145
2,350.1
Pháp
61
787.9
Tổng cộng
1,621
12,210.2
(Nguồn : Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Thương mại TPHCM )
Về thương mại, TPHCM là một trong những trung tâm xuất nhập khẩu lớn
của cả nước. Xuất nhập khẩu của thành phố chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim
ngạch của cả nước. TPHCM còn là trung tâm của hoạt động lưu chuyển hàng hóa
xuất nhập khẩu khi khối lượng lưu chuyển qua các cảng biển của thành phố tăng
11% lên 25 triệu tấn trong năm 2004, chiếm 1/3 trên tổng số 73 triệu tấn của cả
nước. Năm 2005, xuất khẩu của thành phố tăng 26.5% so với năm 2004, đạt 12.417
tỷ USD, chiếm hơn 1/3 kim ngạch 36.66 tỷ USD của Việt Nam.
Ngồi ra, thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm ngân hàng, tài chính lớn
nhất nước, dẫn đầu về số lượng ngân hàng và doanh thu từ dịch vụ tài chính – tín
dụng chiếm 1/3 doanh thu từ ngành ngân hàng của cả nước. Năm 2004, các ngân
hàng thương mại của thành phố đã đạt tổng cộng 2.56 ngàn tỷ đồng, tăng 59% so
với năm 2003. Các ngân hàng đã thu hút được 147.5 ngàn tỷ đồng (tăng 29,4%) và
cho vay 136 ngàn tỷ đồng (tăng 34.8%).
Trong tương lai, TPHCM sẽ đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn
như cơ khí chế tạo, cơng nghệ sinh hóa, cơng nghệ thơng tin, tài chính – ngân hàng,
các ngành công nghệ cao và du lịch.
______________________________________________________________________________________________