Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ SONG HOANH

TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ SONG HOANH
TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT .............................................................................................................. 1
1. GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 2
2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY. ...................................................................................................... 3
2.1 Lý thuyết và các quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới về mối
quan hệ giữa nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế. ........................................ 3
2.2 Các cơng trình nghiên cứu của các nhà kinh tế học trên thế giới về tác
động giữa nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế. ............................................ 8
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ............................................ 24
3.1 Nguồn dữ liệu ................................................................................................. 24
3.2 Phương pháp ước lượng ................................................................................. 25
3.3 Mơ hình nghiên cứu: ...................................................................................... 25
3.4 Các biến độc lập ............................................................................................. 26
3.5 Mơ hình nghiên cứu tác động tuyến tính của nợ nước ngoài đối với tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam. ................................................................................. 31
3.5.1 Kết quả thực nghiệm.................................................................................... 32
3.5.2 Kiểm định các hạn chế của mơ hình hồi quy ............................................. 34
3.5.2.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: ....................................................... 34
3.5.2.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan: ....................................................... 42


3.5.2.3 Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy (Kiểm định Wald): ..................... 43
3.5.2.4 Kiểm định phần dư: .................................................................................. 45
3.5.2.5 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi bằng kiểm định White: .......... 47
3.5.3 Kết luận nghiên cứu mô hình tác động tuyến tính của nợ nước ngồi
đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam .............................................................. 47

3.6

Mơ hình nghiên cứu tác động phi tuyến tính của nợ nước ngoài đối với

tăng trưởng kinh tế. .............................................................................................. 50
3.6.1 Kết quả hồi quy: ........................................................................................ 50
3.6.2 Kiểm định hiện tượng thừa biến ................................................................ 51
3.6.3 Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy (Kiểm định Wald): ..................... 58
3.6.4 Kiểm định phần dư:................................................................................... 59
3.6.5 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi bằng kiểm định White: ........... 61
3.6.6 Kết luận nghiên cứu mô hình tác động phi tuyến tính của nợ nước
ngồi đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam..................................................... 63
4. KẾT LUẬN CHUNG VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................... 65
5. HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN ......................................................................... 66
6. MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ......... 67
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 81


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1:Kết quả nghiên cứu tác động tuyến tính của nợ nước ngồi và tăng
trưởng kinh tế của Folorunso S. Ayadi và Felix O. Ayadi (2008) đối với
Nigeria và Nam Phi. ..................................................................................... 10
Bảng 2.2:Kết quả nghiên cứu tác động phi tuyến tính của nợ nước ngồi lên
tăng trưởng kinh tế của Folorunso S. Ayadi và Felix O. Ayadi (2008) đối với
Nigeria và Nam Phi. ..................................................................................... 12
Bảng 2.3:Tổng hợp kết quả nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đối với
tăng trưởng kinh tế của Catherine Pattillo và cộng sự (2002) ....................... 13
Bảng 2.4:Ngưỡng của biến giả nợ theo cơng trình nghiên cứu của Catherine
Pattillo, Hèlene Poirson, and Luca Ricci (2002) ........................................... 16

Bảng 2.5:Kết quả nghiên cứu tác động tuyến tính của chỉ số tổng nợ nước
ngồi trên GDP lên tăng trưởng kinh tế đối với các nước đang phát triển của
Alfredo Schclarek (2004). ............................................................................ 20
Bảng 2.6: Kết quả nghiên cứu tác động tuyến tính của chỉ số tổng nợ nước
ngoài trên xuất khẩu lên tăng trưởng kinh tế đối với các nước đang phát triển
của Alfredo Schclarek (2004). ...................................................................... 21
Bảng 2.7: Kết quả nghiên cứu tác động tuyến tính của chỉ số tổng nợ nước
ngồi trên xuất khẩu lên tăng trưởng kinh tế đối với các nước cơng nghiệp của
Alfredo Schclarek (2004). ............................................................................ 23
Bảng 3.1:Tóm tắt dấu tác động kỳ vọng đến nợ nước ngoài theo lí thuyết và
theo kỳ vọng của tác giả ............................................................................... 30
Bảng 3.2:Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình .......................... 32
Bảng 3.3: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mơ hình (1) ............ 41


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Đường cong Laffer của nợ .............................................................. 7
Hình 3.1: Kết quả hồi quy của mơ hình (1)................................................... 33
Hình 3.2: Kết quả hồi quy của mơ hình (1.1) ................................................ 36
Hình 3.3: Kết quả hồi quy của mơ hình (1.2) ................................................ 37
Hình 3.4: Kết quả hồi quy của mơ hình (1.3) ................................................ 38
Hình 3.5: Kết quả hồi quy của mơ hình (1.4) ................................................ 39
Hình 3.6: Kết quả hồi quy của mơ hình (1.5) ................................................ 40
Hình 3.7: Kết quả kiểm định Breusch-Godfrey mơ hình (1) ......................... 43
Hình 3.8: Kết quả kiểm định Wald mơ hình (1) ............................................ 44
Hình 3.9:Kết quả kiểm định hiện tượng phân phối chuẩn phần dư mơ hình (1)
..................................................................................................................... 45
Hình 3.10: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị phần dư của mơ hình (1) ........ 46
Hình 3.11:Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi mơ hình (1)... 47
Hình 3.12: Kết quả hồi quy mơ hình (2) ....................................................... 51

Hình 3.13: Kết quả kiểm định hiện tượng thừa biến của biến OPENi mô hình
(2) ................................................................................................................ 52
Hình 3.14: Kết quả kiểm định hiện tượng thừa biến của biến FISBALi mơ
hình (2)......................................................................................................... 53
Hình 3.15: Kết quả kiểm định hiện tượng thừa biến của biến DEBTSERXi . 54
Hình 3.16: Kết quả kiểm định hiện tượng thừa biến của biến DEBTGDPi mơ
hình (2)......................................................................................................... 55
Hình 3.17: Kết quả kiểm định hiện tượng thừa biến của biến DEBTGDPi2 mơ
hình (2)......................................................................................................... 56
Hình 3.18: Kết quả hồi quy mơ hình (2.2) .................................................... 56
Hình 3.19: Kết quả kiểm định Wald mơ hình (2.2) ....................................... 59


Hình 3.20: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị phần dư của mơ hình (2.2) ..... 61
Hình 3.21: Kết quả kiểm định phân phối chuẩn phần dư của mơ hình (2.2) .. 60
Hình 3.22:Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi mơ hình (2.2) 62


1

TÓM TẮT
Luận văn nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế
tại Việt Nam. Đặc biệt, luận văn nghiên cứu tác động tuyến tính và phi tuyến
tính của nợ nước ngồi đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam thông qua
việc sử dụng bộ dữ liệu chuỗi thời gian của Việt Nam trong giai đoạn từ năm
1986 đến 2010. Phần đầu tiên luận văn sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về mối
quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế, đồng thời tóm tắt một số
mơ hình thực nghiệm và kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ nước ngoài
và tăng trưởng kinh tế từ các cơng trình nghiên cứu của các nhà kinh tế trên
thế giới. Từ đó, tác giả đã xây dựng mơ hình nghiên cứu cho luận văn của

mình. Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu (OLS),
kết quả nhận thấy rằng tại thời điểm nghiên cứu, trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi, nợ có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế tại Việt
Nam, khi tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng thu
nhập bình quân đầu người tăng 0.040055% và ngược lại khi tỷ lệ nợ nước
ngồi trên GDP giảm 1% thì tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu
người giảm 0.040055%. Bên cạnh đó, nghiên cứu nhận thấy có sự hiện diện
tác động phi tuyến tính của nợ nước ngồi đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt
Nam. Khi nợ nước ngồi chưa vượt qua mức ngưỡng, nợ có tác động cùng
chiều đến tăng trưởng kinh tế nhưng khi nợ tăng và vượt qua mức ngưỡng đó
thì nợ có tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.


2

1. GIỚI THIỆU
Trong hơn ba thập kỉ qua, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về mối
quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia cũng như
nhiều nhóm quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà kinh tế đã không thống
nhất với nhau rằng liệu nợ nước ngồi có vai trị thúc đẩy hay làm chậm tăng
trưởng kinh tế. Những người ủng hộ cho việc vay nợ nước ngoài như
Avramovic, D. (1964)1 cho rằng, việc vay nợ nước ngoài làm tăng tổng nguồn
lực khả dụng cho nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định từ đó làm tăng chi
tiêu và tạo cơ hội đầu tư phát triển ở mức cao hơn khả năng của nền kinh tế
đó cho phép mà khơng phải giảm tiêu dùng trong nước. Nếu nguồn vốn vay
này được sử dụng hợp lý thì có thể góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế
và giảm nghèo cho các nước có thu nhập thấp, làm ổn định tiêu dùng trong
nước để ứng phó với những biến cố. Tuy nhiên, nợ nước ngồi cũng có mặt
bất lợi khi nó được tích lũy vượt quá một giới hạn nhất định. Nếu nguồn vốn
này không được phân bổ hiệu quả sẽ không tạo được nguồn để trả nợ. Khi đó

chi phí của nguồn vốn nước ngồi có thể gây ra các vấn đề vĩ mô. Những
người không ủng hộ cho việc vay nợ như Todd J. Moss & Hanley S.Chiang
(2003)2 lập luận rằng khi nợ quá nhiều có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế
thông qua việc trả nợ vay, các khoản trả nợ cao có thể cản trở tăng trưởng
bằng cách lấy đi nguồn ngoại hối cần thiết cho việc nhập khẩu tư liệu sản xuất
của một quốc gia, nguồn dự trữ ngoại tệ giảm do được sử dụng để trả nợ sẽ
ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ, làm giảm khả năng tiếp cận các
nguồn lực tài chính bên ngồi từ đó có những tác động bất lợi đến tăng

1

Sheku Bangura, Damoni Kitabire, and Robert Powell, (2000). External Debt Management in Low – Income countries,
IMF Working Paper Policy Development and Review Department.
2
Todd J. Moss & Hanley S.Chiang, (2003). The Other Costs of High Debt in Poor Countries: Growth, Policy Dynamics,
and Institutions. Center for Global Development Washington DC.


3

trưởng kinh tế.
Có nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng tác động của nợ nước ngoài đối
với các nước thu nhập thấp có thể khác so với các nước thị trường mới nổi vì
hầu hết các nước thu nhập thấp không tiếp cận với các thị trường vốn quốc tế.
Hơn nữa, do sự khác biệt trong cấu trúc nền kinh tế giữa hai nhóm quốc gia
này nên nợ nước ngồi ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế cũng có thể thơng
qua các kênh khác nhau. Do vậy, thật khó để nói liệu nợ nước ngồi có tác
động tiêu cực hay tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Các tài liệu nghiên cứu
thực nghiệm hiện cung cấp hạn chế bằng chứng về tác động của nợ nước
ngoài đến tăng trưởng như thế nào cũng như có tương đối ít nghiên cứu về

mối quan hệ giữa nợ nước ngoài đối với tăng trưởng cho mỗi quốc gia riêng
biệt đặc biệt là đối với Việt Nam. Do vậy, thật cần thiết để tôi chọn đề tài
“Tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” làm
luận văn tốt nghiệp cho mình nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi sau:
1. Nợ nước ngồi có tác động đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam hay
không?
2. Mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam là
mối quan hệ như thế nào?
Luận văn sẽ trả lời các câu hỏi trên và hy vọng đóng góp một phần hồn
thiện trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng
kinh tế.
2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY.
2.1 Lý thuyết và các quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới về
mối quan hệ giữa nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế.
Điển hình cho lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng
trưởng kinh tế là tác động bất lợi của lý thuyết “debt overhang” - “dư nợ quá


4

mức”. Lý thuyết “dư nợ quá mức” tập trung vào những tác động ngược chiều
của nợ nước ngoài lên đầu tư. Theo Benedict Clements (2003)3 “dư nợ quá
mức” làm suy giảm đầu tư và tăng trưởng kinh tế bởi tính khơng chắc chắn
ngày càng tăng vì với tác động ngược chiều lên đầu tư, khi quy mô nợ công
tăng sẽ làm tăng tính khơng chắc chắn về những hành động và chính sách mà
chính phủ sẽ áp dụng để đáp ứng với những nghĩa vụ trả nợ. Cụ thể, ở mức độ
nợ nước ngồi cao có thể làm giảm sự khuyến khích các chính phủ tiến hành
những cải cách về tài chính và cơ cấu bởi bất cứ sự củng cố tài chính nào
cũng có thể làm tăng áp lực trả nợ nước ngoài.

Krugman (1988)4 định nghĩa “dư nợ quá mức” là tình trạng khi việc
hồn trả nợ nước ngồi không đạt tới giá trị nợ theo hợp đồng. Nếu mức độ
nợ của một quốc gia vượt quá khả năng trả nợ của quốc gia đó trong tương lai
thì việc thanh tốn gốc và lãi nợ có khả năng là một nghĩa vụ tăng thêm cho
mức sản lượng quốc gia. Do đó, một phần lợi nhuận từ đầu tư trong nước thực
sự như một khoản thuế bị đánh bởi các chủ nợ nước ngồi, do đó, việc đầu tư
của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như tăng trưởng kinh tế khơng
được khuyến khích. Điều này có nghĩa rằng các kênh ảnh hưởng của “dư nợ
quá mức” lên tăng trưởng không chỉ thông qua số lượng đầu tư mà cịn thơng
qua mơi trường chính sách vĩ mơ kém hơn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả đầu
tư.
Todd J. Moss & Hanley S.Chiang (2003)5 cho rằng lý thuyết “số dư nợ
quá mức” tồn tại khi gánh nặng nợ nần của một quốc gia cao sẽ làm suy giảm
3

Benedict Clements, Rina Bhattacharya, and Toan Quoc Nguyen, (2003). External Debt, Public Investment, and Growth
in Low-Income Countries. IMF Working Paper Fiscal Affairs Department.
4
Benedict Clements, Rina Bhattacharya, and Toan Quoc Nguyen, (2003). External Debt, Public Investment, and Growth
in Low-Income Countries. IMF Working Paper Fiscal Affairs Department.
5
Todd J. Moss & Hanley S.Chiang, (2003).The Other Costs of High Debt in Poor Countries: Growth, Policy Dynamics,
and Institutions. Center for Global Development Washington DC.


5

động cơ để đầu tư vì các nhà đầu tư cho rằng khoản trả nợ vay trong tương lai
giống như một khoản thuế đánh trên lợi nhuận. Do đó, các khoản nợ lớn sẽ
cản trở tăng trưởng kinh tế. Bằng cách giải thích rằng các tỷ lệ nợ như nợ so

với xuất khẩu, nợ so với thu ngân sách của chính phủ, hoặc nợ so với GDP, là
các chỉ tiêu đại diện cho các loại thuế dự kiến trong tương lai và có mối
tương quan ngược chiều với đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Các hồi quy dữ
liệu bảng của những nền kinh tế bị hạn chế tín dụng đã cho thấy rằng tỷ lệ nợ
trên xuất khẩu có mối tương quan ngược chiều và có ý nghĩa đến tỷ lệ đầu tư
so với GDP và tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người, nhưng tỷ lệ
nợ trên thu ngân sách có mối tương quan khơng đáng kể với cả đầu tư và tăng
trưởng.
Theo Catherine Pattillo, Hèlene Poirson, and Luca Ricci (2004)6, tác
động của nợ lên tăng trưởng có thể xảy ra qua tất cả các nguồn chính của tăng
trưởng kinh tế, đặc biệt là thơng qua kênh tích lũy vốn và được ủng hộ bởi hai
lý lẽ. Đầu tiên, khái niệm “dư nợ quá mức” ngụ ý rằng khi nợ nước ngoài tăng
cao, các nhà đầu tư giảm kỳ vọng về lợi nhuận dự kiến vì một phần lợi nhuận
này phải được dùng để trả nợ. Phần lợi nhuận này giống như là một loại thuế
biến dạng, vì thế đầu tư trong nước và nước ngồi khơng được khuyến khích,
từ đó làm chậm sự tích lũy vốn. Mặt khác, các nhà đầu tư sẽ giảm đầu tư ở
các nước đang nợ nần cao vì sự khơng chắc chắn rằng nguồn vốn từ việc vay
nợ có thực sự được sử dụng đúng mục đích hay khơng. Đồng thời Catherine
Pattillo và cộng sự (2004) còn cho rằng tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa nợ
và các nguồn lực của tăng trưởng kinh tế. Đối với một nước mắc nợ trung
bình, khi nợ ở mức độ thấp, nợ có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh
tế nhưng sẽ có tác động ngược chiều khi nợ ở mức độ cao. Đối với các nước
6

Catherine Pattillo, Hèlene Poirson, and Luca Ricci, (2004). What are the channels through which External Debt affects
Growth?. IMF Working Paper African and Asia and Pacific Departments.


6


mắc nợ cao, tác động của nợ cao lên tăng trưởng kinh tế hầu như ln ln có
ý nghĩa.
Theo lý thuyết, một quốc gia có mức vay hợp lý sẽ có khả năng thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế thơng qua tích lũy vốn và tăng trưởng năng suất. Những
quốc gia ở giai đoạn đầu phát triển có nguồn vốn nhỏ và có thể có cơ hội đầu
tư với mức lợi nhuận cao hơn những nền kinh tế phát triển miễn là quốc gia
đó sử dụng vốn vay để đầu tư sản xuất và không bị ảnh hưởng từ sự bất ổn
kinh tế vĩ mơ, các chính sách bóp méo động lực phát triển kinh tế, hoặc những
cú sốc gây bất lợi lớn thì tăng trưởng kinh tế sẽ tăng và cho phép việc trả nợ
kịp thời. Tuy nhiên, khi các khoản nợ tích lũy ở mức độ lớn sẽ dẫn đến tăng
trưởng kinh tế thấp hơn và có thể xảy ra thông qua các kênh đầu tư. Điều này
được giải thích bởi lý thuyết “dư nợ quá mức” rằng nếu có khả năng trong
tương lai các khoản nợ lớn hơn khả năng trả nợ của quốc gia, chi phí trả nợ dự
kiến sẽ khơng khuyến khích phát triển đầu tư trong nước và nước ngoài
(Krugman, 1988; Sachs, 1989)7.
Cũng theo lý thuyết, nợ nước ngồi có tác động tích cực lên đầu tư và
tăng trưởng đến một ngưỡng nhất định, tuy nhiên, vượt qua mức ngưỡng này,
tác động của nợ sẽ trở nên bất lợi. Catherine Pattillo (2002)8 cho rằng mặc dù
lý thuyết “dư nợ quá mức” không nhận thấy tác động của nợ lên tăng trưởng
một cách rõ ràng, nhưng mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh
tế có thể được mở rộng thành một đường cong nợ Laffer phản ảnh tác động
của nợ lên tăng trưởng.
Đường cong nợ Laffer thể hiện rằng cùng phía bên trái, hoặc là mặt “tốt”
7

Catherine Pattillo, Hèlene Poirson, and Luca Ricci, (2002). External Debt and Growth. IMF Working Paper Rearch
Department.
8
Catherine Pattillo, Hèlene Poirson, and Luca Ricci (2002). External Debt and Growth. IMF Working Paper Rearch
Department.



7

của đường cong, khi nghĩa vụ nợ gia tăng thì sẽ tương ứng với sự gia tăng khả
năng trả nợ, tuy nhiên, dọc theo mặt bên phải hay mặt “xấu”của đường cong
nợ Laffer, khi tổng nợ càng tăng lên sẽ dẫn đến khả năng trả nợ càng giảm.
Hình 2.1: Đường cong Laffer của nợ

(Nguồn: Catherine Pattillo, Hèlene Poirson, and Luca Ricci, “External Debt and
Growth” (2002), IMF Working Paper Rearch Department.)

Do đó, có một mức nợ tối ưu mà tăng trưởng sẽ đạt tối đa, tuy nhiên khi
dư nợ tăng vượt quá ngưỡng này sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế và việc trả nợ
sẽ bắt đầu giảm vì đỉnh của đường cong là điểm mà tại đó nợ bắt đầu có tác
động biên ngược chiều lên tăng trưởng kinh tế.
Savvides (1992)9 khẳng định rằng nếu một quốc gia con nợ khơng thể trả
nợ nước ngồi thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của đất nước. Quốc gia
đó chỉ được hưởng lợi một phần từ sự gia tăng sản lượng hoặc xuất khẩu bởi
vì một phần của sự gia tăng đó được dùng để thanh tốn các món nợ cho các
9

Erdal Tanas Karagol, (2004). A Critical Review of External Debt and Economic Growth Relationship: A Lesson for
Indebtedness Countries. Ege Academic Review.


8

chủ nợ. Như vậy, đối với quốc gia con nợ nói chung, “dư nợ quá mức” giống
như một mức thuế suất cận biên cao, do đó làm giảm lợi nhuận để đầu tư và

khơng khuyến khích việc hình thành vốn trong nước. Tác động khơng khuyến
khích của “dư nợ q mức” có thể ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư tư nhân,
ngay cả khi tất cả các khoản nợ nước ngồi được vay bởi chính phủ. Chính
phủ có ít động lực để tiến hành những chính sách thúc đẩy sự hình thành
nguồn vốn trong nước hoặc làm giảm tiêu dùng hiện tại để nền kinh tế tăng
trưởng cao trong tương lai và có thể trả nợ cao hơn.
Theo Benedict Clements (2003)10, thanh tốn nợ nước ngồi cũng có khả
năng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế do làm giảm đầu tư tư nhân. Khi các
yếu tố khác không đổi, thanh tốn nợ cao có thể làm tăng thâm hụt ngân sách,
giảm tiết kiệm cơng, điều này lần lượt có thể làm tăng lãi suất hoặc làm giảm
nguồn tín dụng sẵn có của đầu tư tư nhân từ đó làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Trả nợ cao cũng có thể có những tác động bất lợi đến các thành phần của chi
tiêu công bằng cách siết chặt các nguồn lực sẵn có cho cơ sở hạ tầng làm ảnh
hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Trên đây là lý thuyết và một số quan điểm của các nhà kinh tế trên thế
giới về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, để có cơ sở mở rộng
và tìm hiểu về các tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế
đồng thời làm căn cứ vận dụng các nghiên cứu đó tại Việt Nam, tác giả sẽ tìm
hiểu thêm một số cơng trình nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa nợ
nước ngoài và tăng trưởng kinh tế.
2.2 Các cơng trình nghiên cứu của các nhà kinh tế học trên thế giới
về tác động giữa nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế.
10

Benedict Clements, Rina Bhattacharya, and Toan Quoc Nguyen, (2003). External Debt, Public Investment,
and Growth in Low-Income Countries. IMF Working Paper Fiscal Affairs Department.


9


Tác giả nghiên cứu ba cơng trình nghiên cứu thực nghiệm về mối quan
hệ và tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia trên
thế giới mang tính đại diện và có thể ứng dụng vào phân tích đối với Việt
Nam. Tóm lược các cơng trình nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất, Cơng trình nghiên cứu của Folorunso S. Ayadi và Felix O. Ayadi
(2008) “The impact of external debt on economic growth: a comparative
study of Nigeria and South Africa” - “Tác động của nợ nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế: Một nghiên cứu so sánh giữa Nigeria và Nam Phi” trong tạp
chí nghiên cứu phát triển bền vững ở Châu Phi. Cơng trình nghiên cứu đã
nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài cao đặc biệt là vấn đề thanh tốn nợ
nước ngồi lên tăng trưởng kinh tế đồng thời tác giả cũng khám phá tác động
tuyến tính và phi tuyến tính của nợ nước ngoài đến tăng trưởng và đầu tư của
hai nền kinh tế Nigeria và Nam Phi trong khoảng thời gian từ 1994 đến 2007.
Để đánh giá tác động của các nhân tố lên tăng trưởng kinh tế, cơng trình
nghiên cứu đã sử dụng biến phụ thuộc và biến độc lập cụ thể như sau:
 Biến phụ thuộc: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP (RGDP) hay
được ký hiệu là Yg và được đo lường: tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP
= tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP của năm t (RGDPt) - tốc độ tăng
trưởng hàng năm của GDP của năm t-1 (RGDPt-1)/ tốc độ tăng trưởng hàng
năm của GDP của năm t (RGDPt).
 Biến độc lập: là các nhân tố tác động lên tăng trưởng gồm:
 Biến tỷ lệ tổng đầu tư so với GDP (RGFI / RGDP)
 Biến Tốc độ tăng trưởng hàng năm của xuất khẩu (EXPO)
 Biến Tỷ lệ thanh toán gốc và lãi nợ trên GDP (DSERGDP)
 Biến Tăng trưởng tổng vốn đầu tư (GCAP)


10

 Biến Quy mơ nợ nước ngồi trên GDP (DEBGDP)

Cơng trình nghiên cứu đã sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính như sau:

Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích mơ hình tuyến tính bình
phương nhỏ nhất thơng thường (OLS) kết hợp với phương pháp bình phương
tối thiểu tổng hợp (GLS). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm như sau:
Bảng 2.1:Kết quả nghiên cứu tác động tuyến tính của nợ nước ngoài và
tăng trưởng kinh tế của Folorunso S. Ayadi và Felix O. Ayadi (2008) đối
với Nigeria và Nam Phi.

 Tăng trưởng vốn đầu tư (GCAP) góp phần đáng kể trong việc giải thích
tăng trưởng sản lượng tăng nhanh hơn ở Nigeria và Nam Phi.
 Tỷ lệ tổng đầu tư so với GDP (RGFI / RGDP) có tương quan ngược nhiều
đến tăng trưởng kinh tế ở Nigeria và Nam Phi với mức ý nghĩa 1%.
 Quy mô nợ so với GDP (DEBGDP) chỉ có tác động đối với tăng trưởng
kinh tế ở Nam Phi và là mối tương quan cùng chiều với mức ý nghĩa 1%.


11

 Tỷ lệ thanh tốn nợ trên GDP (DSERGDP) khơng tác động đến tăng
trưởng kinh tế ở cả Nigeria và Nam Phi.
 Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (EXPO) không tác động đến tăng trưởng
kinh tế ở Nigeria nhưng có góp phần tạo tăng trưởng kinh tế ở Nam Phi
với mức ý nghĩa 1%.
Để đánh giá mối quan hệ phi tuyến tính giữa nợ nước ngồi và tốc độ tăng
trưởng thông qua việc điều tra tác động nợ quá mức của đường cong nợ
Laffer, cơng trình nghiên cứu đã sử dụng:
 Biến phụ thuộc là Tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP (RGDP) hay
được ký hiệu là Yg và được đo lường: tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP
= tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP của năm t (RGDPt) - tốc độ tăng

trưởng hàng năm của GDP của năm t-1 (RGDPt-1)/ tốc độ tăng trưởng hàng
năm của GDP của năm t (RGDPt).
 Biến độc lập: là các nhân tố tác động lên tăng trưởng gồm:
 Biến Quy mơ nợ nước ngồi trên GDP (DEBGDP)
 Biến Chỉ số thanh toán gốc và lãi nợ trên xuất khẩu (DSEREXP)
 Biến thay đổi các điều khoản thương mại (TOT)
 Biến Tăng trưởng tổng vốn đầu tư (GCAP)
Cơng trình nghiên cứu đã sử dụng mơ hình hồi quy như sau:

Kết quả:
 Quy mơ nợ nước ngồi so với GDP (DEBGDP) chỉ có tác động đối với
tăng trưởng kinh tế đối với Nigeria và tác động này là cùng chiều với mức
ý nghĩa là 5%.


12

 Điều kiện thương mại (TOT) thuận lợi, đo lường mức độ của những cú sốc
bên ngồi có tác động tích cực vào tăng trưởng phù hợp với lý thuyết. Biến
này có ý nghĩa ở mức 10% ở Nigeria và ở mức 5% ở Nam Phi.
 Tăng trưởng vốn đầu tư có tác động cùng chiều và ý nghĩa đến tăng trưởng
ở Nigeria và Nam Phi với mức ý nghĩa là 1%.
Bảng 2.2:Kết quả nghiên cứu tác động phi tuyến tính của nợ nước ngồi
lên tăng trưởng kinh tế của Folorunso S. Ayadi và Felix O. Ayadi (2008)
đối với Nigeria và Nam Phi.

 Chỉ số thanh toán gốc và lãi nợ trên xuất khẩu (DSEREXP) khơng có tác
động đến tăng trưởng kinh tế ở cả hai nước.
 Có sự hiện diện tác động phi tuyến tính của nợ nước ngồi lên tăng trưởng
kinh tế khi nợ chỉ đóng góp tích cực cho sự phát triển trưởng trong giai

đoạn đầu vay nợ và sau đó khi khoản vay nợ ngày càng nhiều và việc quản
lý nợ không tốt dẫn đến không thể trả được nợ và sự đóng góp của nợ tăng
thêm dẫn đến tăng trưởng kinh tế bị suy yếu ở Nigeria.


13

Thứ hai, cơng trình nghiên cứu của Catherine Pattillo, Hèlene Poirson, and
Luca Ricci (2002) “External Debt and Growth”-“Nợ nước ngoài và tăng
trưởng kinh tế” sử dụng bộ dữ liệu bảng lớn của 93 nước đang phát triển các
vùng Sub-Saharan Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, và Trung Đông
trong giai đoạn 1969-1998 để nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và
tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này. Cụ thể, tác giả đánh giá tác động tuyến
tính của nợ lên các thành phần của tăng trưởng kinh tế thơng qua việc sử dụng
mơ hình:
Yit =αit + βXit + γDit + εit
Trong đó,
Yit: Biến phụ thuộc là Tốc độ tăng trưởng GDP thực
Xit: Thu nhập bình quân đầu người, Tỷ lệ đầu tư trên GDP thực, Tỷ lệ tuyển
sinh các trường trung học, Tỷ lệ tăng dân số, Độ mở cửa của nền kinh tế, Cán
cân ngân sách trên GDP thực, Điều khoản về tăng trưởng thương mại
Dit: Các chỉ tiêu nợ gồm Nợ nước ngoài so với GDP, Nợ nước ngoài so với
Xuất khẩu và Tỷ lệ thanh toán gốc và lãi nợ trên xuất khẩu hàng hóa và dịch
vụ
Bảng 2.3:Tổng hợp kết quả nghiên cứu tác động của nợ nước ngoài đối với
tăng trưởng kinh tế của Catherine Pattillo và cộng sự (2002)
Kỳ
Biến độc lập được sử dụng

vọng

tác

OLS

IV

FE

_

_

_

_

+

+

+

+

động

Thu nhập bình quân đầu
người
Tỷ lệ đầu tư trên GDP
thực


Kết quả phân tích hồi quy

Ghi chú

Có ý nghĩa với tất
cả các phương pháp
Có ý nghĩa với tất
cả các phương pháp


14

Tỷ lệ tuyển sinh các
trường trung học
Tỷ lệ tăng dân số
Độ mở cửa của nền kinh
tế
Cán cân ngân sách trên
GDP thực
Điều khoản về tăng
trưởng thương mại

+

+

+

_


_

_

_

_

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+

+


+

Tỷ lệ thanh toán gốc và
lãi nợ trên xuất khẩu

Xuất khẩu
Nợ nước ngoài so với
GDP

với phương pháp FE
Khơng có ý nghĩa
với phương pháp FE
Chỉ có ý nghĩa với
phương pháp FE
Khơng có ý nghĩa
với phương pháp IV
Có ý nghĩa với tất
cả các phương pháp
Khơng có ý nghĩa

_

_

_

_

hàng hóa và dịch vụ

Nợ nước ngồi so với

Khơng có ý nghĩa

trong tất cả

các

phương pháp
_

_

_

_

Chỉ có ý nghĩa với
phương pháp FE
Chỉ có ý nghĩa với

_

_

_

_

phương pháp OLS

và FE

(Ordinary Least Squares (OLS): Phương pháp bình phương tối thiểu, Instrumental variables (IV):
Phương pháp biến công cụ, Fixed effects (FE): Phương pháp tác động cố định)

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy dấu tác động của các biến độc lập tới
biến phụ thuộc phù hợp với kỳ vọng. Tuy nhiên, theo tác giả, có nhiều lý do
thuộc về lý thuyết cho rằng một mơ hình tuyến tính có thể khơng đủ để xác
định tác động của nợ lên tăng trưởng kinh tế vì mối liên hệ này là phi tuyến
tính. Trên thực tế, tác động của nợ có thể tác động cùng chiều lên tăng trưởng
khi nợ ở mức độ thấp vì việc vay nợ nước ngoài làm giảm bớt những hạn chế
thanh khoản trong nền kinh tế. Tuy nhiên, tác động của nợ có thể trở nên tiêu


15

cực khi nợ nước ngồi trở nên q mức vì dư nợ quá mức có thể làm tăng
trưởng kinh tế bị suy giảm. Do đó, theo tác giả, các ước lượng tuyến tính sẽ
khơng ước lượng được mối quan hệ phi tuyến giữa nợ và tăng trưởng.
Do đó, để đánh giá mức độ nợ mà tại đó tác động biên của nợ lên tăng
trưởng kinh tế trở nên ngược chiều, tác giả sử dụng mơ hình có dạng phương
trình bậc 2, cụ thể như sau:
Yit =α(it) + βXit + γDit + δγD2it + εit
Nếu hệ số của chỉ số nợ có tác động cùng chiều và hệ số của chỉ số nợ
bình phương có tác động ngược chiều thì mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng
kinh tế là phi tuyến tính hay mối quan hệ theo đường cong nợ Laffer được xác
nhận. Kết quả cho thấy có tác động phi tuyến của nợ đối với tăng trưởng, khi
nợ ở mức thấp thì nợ có tác dụng cùng chiều đối với tăng trưởng, nhưng khi
nợ vượt qua điểm gọi là ngưỡng “thresholds” thì việc tăng thêm nợ bắt đầu có
tác động ngược chiều đến tăng trưởng. Đối với một quốc gia có nợ ở mức

trung bình, tỷ lệ nợ tăng gấp đơi sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng bình quân
đầu người hàng năm từ 0,5 -1%. Cũng theo nghiên cứu này, tác giả cho rằng
nợ cao làm giảm tốc độ tăng trưởng vì làm giảm hiệu quả đầu tư hơn là việc
giảm số lượng đầu tư.
 Để nghiên cứu mức độ nợ mà tại đó tác động của nợ lên tăng trưởng
kinh tế trở nên ngược chiều, cơng trình nghiên cứu đã sử dụng mơ hình thêm
một bộ các biến giả của nợ trong hồi quy:
Yit =α(it) + βXit + γ2d2 + γ3d3 + γ4d4 + γ5d5 + εit
Trong đó,
Yit: Biến phụ thuộc là Tốc độ tăng trưởng GDP thực
Xit: Các biến độc lập gồm Thu nhập bình quân đầu người trễ 1 thời kỳ, Tỷ lệ
đầu tư trên GDP thực, Tỷ lệ tuyển sinh các trường trung học, Tỷ lệ tăng dân


16

số, Độ mở cửa của nền kinh tế, Cán cân ngân sách trên GDP thực, Điều khoản
về tăng trưởng thương mại
d2 , d3, d4, d5 là các biến giả được xây dựng riêng cho từng chỉ số nợ.
Các ngưỡng phân vị cho các biến nợ cụ thể như sau:
Bảng 2.4:Ngưỡng của biến giả nợ theo cơng trình nghiên cứu của
Catherine Pattillo, Hèlene Poirson, and Luca Ricci (2002)
Nợ nước ngoài so Nợ nước ngoài
với Xuất khẩu

so với GDP

Mức độ nợ thứ nhất (dummy1)

0


0

Mức độ nợ thứ hai (dummy2)

100

25

Mức độ nợ thứ ba (dummy3)

165

40

Mức độ nợ thứ tư (dummy4)

244

59

Mức độ nợ thứ năm (dummy5)

367

95

Nghiên cứu thừa nhận rằng tác động trung bình của nợ bắt đầu trở nên
tiêu cực là tại mức độ nợ thứ ba nghĩa là từ 160-170% kim ngạch xuất khẩu
hoặc 35-40% GDP. Tuy nhiên, kết quả này có ý nghĩa trong các phương pháp

ước lượng khác nhau. Tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người giữa các quốc
gia có mức nợ nước ngồi dưới 100% kim ngạch xuất khẩu (tại mức độ nợ
thấp nhất) và quốc gia có mức nợ nước ngoài trên 300% kim ngạch xuất khẩu
(tại mức độ nợ cao nhất) là chênh lệch khoảng hơn 2% mỗi năm. Đối với
những quốc gia được hưởng lợi từ việc giảm nợ dưới sự khởi xướng của
HIPC hiện hành, thì tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người có thể tăng 1%
nếu khơng bị hạn chế bởi sự bóp méo cấu trúc kinh tế và kinh tế vĩ mơ khác.
Thứ ba, Cơng trình nghiên cứu của Alfredo Schclarek (2004) “Debt and
Economic Growth in Developing and Industrial Countries”- “Nợ và tăng


17

trưởng kinh tế ở các quốc gia công nghiệp và các quốc gia đang phát triển”
sử dụng bộ dữ liệu bảng của 59 quốc gia đang phát triển và 24 nước công
nghiệp kéo dài từ năm 1970 đến 2002 được chia thành bảy giai đoạn, mỗi giai
đoạn là 5 năm để nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng tại một số
nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế đang phát triển đồng thời cơng trình
nghiên cứu các kênh mà thơng qua đó nợ tác động đến tăng trưởng đặc biệt là
nợ nước ngồi của chính phủ đến tăng trưởng kinh tế tại các nước cơng
nghiệp.
Để tìm hiểu mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế cũng
như mối quan hệ giữa nợ và các yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế,
công trình nghiên cứu sử dụng phương trình hồi quy có dạng như sau:
Yi, t = αXit + γDit + ηi + λt + εit (1)
Trong đó,
- Yi, t là biến phụ thuộc, cơng trình nghiên cứu đã sử dụng bốn biến phụ thuộc
(Yi, t) khác nhau gồm:
 tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người GDP
 tốc độ tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp

 tốc độ tăng trưởng tích lũy vốn
 tỷ lệ tiết kiệm tư nhân.
- Xit: cơng trình sử dụng năm bộ biến độc lập gồm:
 Bộ thứ nhất gồm: thu nhập bình quân đầu người ban đầu (linitial) và kết
quả đạt được trong giáo dục (lschool).


18

 Bộ thứ hai gồm: thu nhập bình quân đầu người (linitial), kết quả đạt
được trong giáo dục (lschool), quy mơ của chính phủ (lgov), độ mở trong
giao thương (ltrade), và lạm phát (lpi).
 Bộ thứ ba gồm: thu nhập bình quân đầu người (linitial), kết quả đạt được
trong giáo dục (lschool), quy mơ của chính phủ, độ mở trong giao thương
(ltrade), lạm phát (lpi), mức độ phát triển trung gian tài chính (lprivo).
 Bộ thứ tư gồm: thu nhập bình quân đầu người (linitial) và kết quả đạt
được trong giáo dục (lschool), tốc độ tăng trưởng dân số (lpop), tỷ lệ đầu
tư trên GDP (linv).
 Bộ thứ năm gồm: thu nhập bình quân đầu người (linitial) và kết quả đạt
được trong giáo dục (lschool), tốc độ tăng trưởng dân số (lpop), tỷ lệ đầu
tư trên GDP(linv), độ mở trong giao thương (ltrade), tăng trưởng các
điều kiện thương mại(ltot) và cán cân ngân sách (lfbal).
-

Dit là các biến nợ.
 Đối với các quốc gia đang phát triển, sử dụng 15 chỉ số nợ khác nhau
gồm: Tổng nợ nước ngoài so với GDP, Tổng nợ nước ngoài so với xuất
khẩu, tổng nợ nước ngồi so với thu ngân sách chính phủ, nợ nước ngồi
cơng so với GDP, nợ nước ngồi cơng so với xuất khẩu, nợ nước ngồi cơng
so với thu ngân sách của chính phủ, nợ nước ngồi của tư nhân so với GDP,

nợ nước ngoài của tư nhân so với xuất khẩu, nợ nước ngoài của tư nhân so
với thu ngân sách của chính phủ, tỷ lệ thanh tốn lãi so với GDP, tỷ lệ thanh
toán lãi so với xuất khẩu, tỷ lệ thanh toán lãi so với thu ngân sách của chính
phủ, tỷ lệ thanh tốn gốc và lãi so với GDP, tỷ lệ thanh toán gốc và lãi so với
xuất khẩu, tỷ lệ thanh toán gốc và lãi so với thu ngân sách chính phủ.


×