Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Quan điểm phương hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch tại Đông Mỹ Thanh Trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.86 KB, 23 trang )

Quan điểm phương hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp theo
hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch tại Đông Mỹ Thanh Trì.
3.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp.
3.1.1. Căn cứ phát triển.
Đông Mỹ là một xã thuộc ngoại thành Hà Nội nên có ưu điểm là gần thị trường
tiêu thụ, có yêu cầu quan trọng về các sản phẩm nông nghiệp, về dịch vụ nghỉ ngơi,
giải trí.
Giao thông liên lạc thuận tiện, có sự giao lưu hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị,
trung ương,các sở, ban, ngành của thành phố về việc chuyển giao cônh nghệ, trang
bị kĩ thuật.
Diện tích đất nông nghiệp không nhiều, dân cư đông đúc, trên 50% sống bằng
nghề nông nên có thể ảnh hưởng tiêu cực vè các tệ nạn xã hội và ô nhiễm môI
trường.
3.1.2. Quan điểm phát triển.
Dựa vào những chủ chương, dự án quy hoạch của thành uỷ Hà Nội; dựa
vào tình hình kinh tế xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng của
xã Đông Mỹ. Để đảm bảo sự phát triển của xã tương xứng với sự phát triển
của thành phố. Xã đã đưa ra các quan điểm phát triển như sau:
Quan điểm 1: Nông nghiệp xã Đông Mỹ là nông nghiệp đô thị bởi nó có đặc
điểm là đất ít người đông. Trong những năm tới diện tích đất nông nghiệp có thể
tiếp tục giảm mạnh do quá trình đô thị hoá. Vì vậy, cần phải phát triển nông nghiệp
theo hướng cao cấp hoá sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao
của nhân dân thủ đô về các sản phẩm nông nghiệp là ăn ngon và an toàn, tăng
nhanh thu nhập cho nông dân trong xã để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao về vật
chất, tinh thần, đáp ứng vai trò là trung tâm của huyện Thanh Trì, một khu vực
kinh tế đô thị đang tăng trưởng cao.
Vấn đề dư thừa lao động là sức ép lớn, là lực cản trở của tăng năng suất và hiệu
quả sản xuất, cải thiện đời sống. Vấn đề sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của thị
trường nhằm tạo ra giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp là cao
nhất là mục tiêu của sản xuất nông nghiệp.
Quan đIểm 2: Phát triển nông nghiệp của xã Đông Mỹ gắn với việc xây dựng nông


thôn mới phù hợp với hướng phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch, phải đảm
bảo tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đô thị hoá đồng thời giữ gìn nét đẹp
truyền thống, tinh hoa văn hoá, lịch sử của xã, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng, đường
điện, cấp thoát nước, các cơ sở y tế, văn hoá, giáo dục, các công trình thuỷ lợi,...
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế đa dạng trong xã
trong những năm tới và nhu cầu văn hoá xã hội nhanh chóng giảm dần chênh lệch
về mức sống kinh tế – văn hoá giữa nông dân trong xã với các xã khác
3.2. Phương hướng phát triển nông nghiệp xã Đông Mỹ theo hướng nông
nghiệp với du lịch.
3.2.1. Phương hướng chung.
Trong những năn tới, nông nghiệp kinh tế ngoại thành phát triển theo tinh
thần Nghị Quyết 15 NQ/ TW của bộ chính trị (khoá IX), pháp lệnh thủ đô Hà
Nội của uỷ ban thường vụ quốc hội (khoá X), chương trình 12 CTr-TU và đề
án “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn” của thành uỷ Hà Nội.
Do đó mà quy hoạch phát triển nông nghiệp năm 2010 đã chỉ rõ:
- Phát triển nông nghiệp theo hướng nông sản thực phẩm hàng hoá: rau, hoa
quả, thịt, trứng, sữa, cá,... Thực hiện đầu tư thâm camh, ứng dụng các tiến bộ khoa
học kĩ thuật hiện đại, nhất là công nghệ sinh học để nâng cao năng xuất chất lượng,
tạo ra những sản phẩm cao cấp có chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị thị
trường trong nước và ngoài nước.
- Phát triển nông nghiệp gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nền kinh tế xã hội, để thực hiện nhanh chóng hiện đại hoá nông nghiệp. Hình thành
những vùng sản xuất tập trung, những sản phẩm mũi nhọn, phát triển nhanh công
nghiệp chế biến với hệ thống dịch vụ nông nghiệp đa dạng trong mối liên hệ chặt
chẽ của kinh tế nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp của các vùng đồng bằng Bắc
Bộ và các tỉnh phía Bắc.
- Nhận thức sâu sắc phát triển nông nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế – xã
hội nông thôn của xã, do vậy thúc đẩy nhanh, đồng bộ, lâu bền, gắn hiệu quả kinh
tế với hiệu quả kinh tế xã hội, có thêm nhiều việc làm và thu hút nhiều lao động.
- Phát triển nông nghiệp trên cơ sở huy động mọi nguồn lực trong vùng và

ngoài vùng, trong nước và ngoài nước, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư vốn cho khoa
học công nghệ để phát triển một cơ cấu hợp lý.
Trên đây là những phương hướng mà UBND thành phố Hà Nội đã đề ra nhằm
định hướng cho sự phát triển nông nghiệp của xã, huyện ngoại thành Hà Nội trong
đó có Đông Mỹ – Thanh Trì- Hà Nội theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch.
Với phương hướng này yêu cầu phát triển nển nông nghiệp theo hướng chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tạo ra các sản phẩm cao cấp, an toàn và các
sản phẩm có tính nhân văn cao, đạc biệt là sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm
nông nghiệp góp phần làm sạch môi trường, tạo cảnh quan du lịch trong lành hấp
dẫn và thu hút khách du lịch.
3.2.2. Phương hướng cụ thể của Đông Mỹ.
Từ phương hướng chung nêu trên; căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kimh tế – xã
hội của xã Đông Mỹ; khả năng đầu tư của thành phố, huyện uỷ; nhịp độ phát triển
nông nghiệp của xã, có một số phương hướng nhằm phát triển nông nghiệp của xã
theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch như sau:
- Khai thác lợi thế của vùng kết hợp với phát triển tổng hợp: Theo nội dung này,
xã Đông Mỹ cần chỉ rõ lợi thế của mình và hướng khai thác lợi thế đó. Với lợi thế
của mình là một xã có diện tích ao hồ nhiều, sản xuất nông nghiệp trên đất đai ở
vùng trũng, bị úng vào mùa mưa nên xã cần tập trung vào đẩy mạnh nuôi trồng
thuỷ sản trên diện tích ao hồ sẵn có và trên diện tích ruộng trũng (do chuyển đổi
đất trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản) kết hợp với trồng cây ăn quả trên những
diện tích chưa sử dụng hoặc không sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản, coi đó là thế
mạnh của mình so với các vùng khác. Đồng thời kết hợp việc trồng lúa, phát triển
trồng rau màu trên những diện tích thuận lợi. Bên cạnh đó, đẩy mạnh chăn nuôi
lợn, gia cầm theo hướng vừa tập trung vừa phân tán nhằm tận dụng các sản phẩm
phụ cho nuôi trồng thuỷ sản và ngành trồng lúa, hoa màu.
- Hình thành các mô hình sản xuất kết hợp vừa tạo mối liên kết hữu cơ giữa các
ngành, vừa tận dụng các điều kiện về nguồn lực và các phế phụ phẩm của nhau
trong từng ngành sản xuất kinh doanh. Xã Đông Mỹ cần có những biện pháp tạo
điều kiện để các hộ nông dân tạo ra các mô hình sản xuất kết hợp: nuôi trồng thuỷ

sản - trồng cây ăn quả - trồng lúa, rau màu – chăn nuôi lợn, gia cầm để một mặt
vừa tận dụng các phế phẩm của nhau, mặt khác góp phần đưa nông nghiệp phát
triển theo hướng kết hợp.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
một mặt đáp ứng các yêu cầu sinh học của sản xuấtt nông nghiệp. Mặt khác đáp
ứng yêu cầu tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn phục vụ nhu cầu ngày càng cao của
các tầng lớp dân cư và hướng ra xuất khẩu. Theo yêu cầu này, xã cần phải xây
dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp với công nghệ sạch như: mô hình sản xuất
rau an toàn với việc sở dụng 100%phân chuồng đã hoai mục kỹ, phân hữu cơ vi
sinh, các chế phẩm sinh học, chế phẩm thảo mộc, phòng trừ sâu bệnh theo phương
pháp IPM,...; mô hình chăn nuôi có sự kết hợp trồng trọt và công nghệ xử lý chất
thải bằng bể khí bioga,...
- Đặc biệt, cần chú trọng tới hướng phát triển kết hợp giữa nông nghiệp với du
lịch, bằng cách thực hiện các biện pháp sản xuất sạch theo quy trình công nghệ,
đồng thời quan tâm cảI tạo và phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát
triển ngành thương mại – dịch vụ – du lịch phục vụ khách tham quan.
3.3. Các giải pháp cơ bản để phát triển nông nghiệp theo hướng kết hợp ở
Đông Mỹ.
3.3.1. Quy hoạch và bố trí sản xuất nông nghiệp ở Đông Mỹ theo hướng kết
hợp.
Hà Nội đã xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2010 theo
hướng kêt hợp nông nghiệp với du lịch. Tuy nhiên, đề án này mới chỉ xây dựng ở
những vùng có tính chất đặc thù và phần nhiều có tính chất xây dựng thí điểm như
ở Phú Minh – Sóc Sơn, Phú Diễn – Từ Liêm, .. nó chưa được triển khai rộng. Cần
tiếp tục triển khai quy hoạch các mô hình trên theo phạm vi không gian từng xã.cụ
thể. Xã Đông Mỹ là một xã có bề dày truyền thống lịch sử, truyền thống cách
mạng, có lợi thế về trình độ nhận thức của nhân dân cũng như các cán bộ địa
phương, có cơ sử hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, giao thông thuận tiện, lại được sự
quan tâm của thành phố về đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Bởi vậy, huyện Thanh Trì,
UBND thành phố Hà Nội đã chọn Đông Mỹ là nơi phát triển nông nghiệp kết hợp

với du lịch.
Trên cơ sở kế hoạch và định hướng phát triển kinh tế xã của huyện Thanh Trì,
thành phố Hà Nội, căn cứ vào thực trạng và tiềm năng kinh tế tự nhiên của xã
Đông Mỹ, cơ cấu kinh tế của xã Đông Mỹ đến năm 2020 như sau Thương Mại và
dịch vụ chiếm 52,43% tổng thu nhập toàn xã; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
chiếm 28,53%; nông – lâm- thuỷ sản chiếm 19,04% tổng giá trị thu nhẩp trên địa
bàn. Xã Đông Mỹ cần quy hoạch, bố trí các khu sản xuất nông nghiệp như sau:
* Trồng trọt:
- Giai đoạn 2002 – 2005.
Thâm canh sản xuất lúa ở cánh đồng Sóc Đa Kô, Bìm Bìm, Ao Khoai, Ma Vang
và Đồng Nội tăng năng suất và chất lượng.
Chuyển đổi toàn bộ diện tích 18,28 ha ở cánh đồng Vạn, đồng Hoa giáp với
vùng nuôi trồng thuỷ sản sang trồng rau hoa chất lượng cao, thâm canh vườn quả ở
khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung và cải tạo vườn tạp trong khu dân cư. Kết quả đạt
được 2.172 triệu đồng giá trị ngành trồng trọt.
- Giai đoạn 2006 –2010.
Chuyển 18,28 ha vùng rau màu ở Đồng Hoa và Đồng Vạn sang trồng rau an
toàn. Đầu tư thâm canh vùng sản xuất lúa ở cánh đồng Ao Khoai, Ma Vang, Bìm
Bìm và Đồng Nội. Đầu tư trồng 2,3ha cây xanh dọc sông Tô Lịch, đất gò và đất di
tích,,, giá trị sản lượng đạt được 4969 triệu đồng.
- Giai đoạn 2010 – 2020.
Đưa công nghệ cao nhất là giống và nhà lưới, đầu tư thâm canh cho khu vực
trồng rau an toàn và hoa chất lượng.
* Chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản:
- Giai đoạn 2002- 2005.
Phát triển đàn lợn siêu lạc và đàn lựn nái ngoại thuần để đảm bảo đủ con giống
chất kượng cho nuôi lợn nạc xuất khẩu. Phát triển đàn gia súc, gia cầm chủ yếu là
vịt đẻ, gà thả vườn và ngan, đàn bò thịt.
Tiếp tục chuyển đổi vùng trũng cấy lúa bấp bênh ở các xứ đồng: Đồng Bình,
Đình Sắc, ĐồngLáng, Nội Khu, Cuối chợ, và Vạch Bãi sang nuôi trồng thuỷ sản

với diện tích 80ha trong đó 69,2 ha mặt nước và 10,8 ha trồng cây ăn quả. Đưa
tổng diện tích nuôi trồng tôm, cá của cả xã lên 84,16 ha, trong đó 69,2 ha nuôi tôm
cá chất lượng cao.
Tổng giá trị chăn nuôi và thuỷ sản năm 2005 đạt 14.489 triệu đồng.
- Giai đoạn 2006 –2010.
Chuyển 15,79 vùng lúa ở vùng Sóc Đa Kô thành vùng chăn nuôi tập trung
khoảng từ 15 đến 20 trang trại có quy mô dưới 1ha, nuôi với khoảng 500 đầu lợn
và 200- 400 gia cầm. Mở rộng và phát triển đàn lợn, gia cầm, chú trọng vịt siêu
trứng, gà vịt thả vườn. Giảm chăn nuôi lợn và gia cầm quy mô lớn trong khu dân
cư để đưa ra khu chăn nuôi trang trại tập trung.
Tổng giá trị sản xuất năm 2010 27.459 triệu đồng trong đó chăn nuôi thuỷ sản
chiếm 81,01%.
- Giai đoạn 2010 – 2020.
- Đưa giống tôm cá có chất lượng cao và công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Cải
tạo ao hồ quanh làng và các khu dân cư bằng việc thu gom nước thải sinh hoạt vào
một số ao hồ để xử lý. Giá trị sản lượng năm 2015 đạt 29.748 triệu đồng.
Để giám sát thực hiện các vấn đề trên, cần phân định rõ chức năng của UBND
xã, của các ban hội và bổ sung nội dung triển khai dự án để dự án thường xuyên
được kiểm tra, đánh giá cá hoạt động từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.
3.3.2. Xã Đông Mỹ cần áp dụng triển khai các hoạt động và công nghệ theo
hướng kết hợp.
Với việc áp dụng triển khai các hoạt động, thành tựu của công nghệ vào sản
xuất nông nghiệp nó đã mang lại những thành tựu và kết quả đáng khích lệ như:
Năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi tăng lên trên 1 đơn vị diện tích, chủng
loại, chất lượng ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của thị
trường. Nhưng bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ đó thì cũng còn nhiều vấn
đề cần giải quyết do khoa học công nghệ đem lại đặc biệt là thành tựu của công
nghiệp hoá chất ( phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, thuốc kích
thích...) đã có những tác động tiêu cực đi ngược lại với sự phát triển của nền nông
nghiệp sinh tháI bền vững.

Đã thế, trình độ nhận thức của người nông dân về vấn đề môi trường, về tác hại
của việc sử dụng hoá chất quá liều lượng, không đúng nguyên tắc. Tính hấp dẫn
của lợi nhuận đối với người nông dân đã dẫn đến tác động xấu đối với môi trường
và đời sống, đối nghịch với tiêu trí phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững.
Bởi vậy, để phát huy các thành tựu của khoa học công nghệ nhằm nâng cao
năng suất chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp cần hạn chế các tác động tiêu
cực đến môi trường và đời sống của nhân dân xã Đông Mỹ. Chính quyền và các
cán bộ xã cần giải quyết các vấn đề sau:
- Trước tiên cần phải nâng cao nhận thức của người nông dân trong xã bằng
cách tổ chức các hoạt động tập huấn tuyên truyền, thông tin, quảng cáo... về yêu
cầu của an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ cộng đồng, về bảo vệ môi trường sinh
thái không làm ảnh hưởng đến thế hệ hiện nay và trong tương lai. Từ đó nông dân
trong xã nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp
theo hướng nông nghiệp sinh thái – du lịch. Thấy đó là yêu cầu của sự phát triển
kinh tế – xã hội, là sự an toàn, là sức khoẻ và sự tồn tại của họ trước khắt khe của
thị trường.
- Tiếp đến, các cấp các ngành cần ban hành các chính sách khuyến khích để
người nông dân có thể sử dụng ngày càng nhiều các công nghệ mang đặc trưng của
nền nông nghiệp sinh thái bền vững như tăng sử dụng thuốc trừ sâu bệnh thảo mộc,
các loại phân hữu cơ vi sinh... các biện pháp phòng trừ tổng hợp.
- Xã cần tạo điều kiện để mở rộng mối liên kết giữa việc sản xuất nông nghiệp
của xã, của các hộ nông dân với các cơ sở nghiên cứu của trung ương, thành phố,
trường Đại Học Nông Nghiệp I, trung tâm khuyến nông Hà Nội... nhằm phát huy
tiềm năng khoa học công nghệ của các đơn vị này cho sản xuất nông nghiệp của xã
phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững.
- Các tổ chức khuyến nông cần tiếp tục làm tốt hơn nữa vai trò của mình là triển
khai các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp bằng cách kết hợp
với xã, với một số hộ nông dân có nhận thức và sản xuất giỏi để tổ chức một số mô
hình điểm để vừa nâng cao vai trò của trung tâm khuyến nông về chuyển giao khoa
học công nghệ, vừa tạo điều kiện giới thiệu và giám sát, kiểm tra chất lượng nông

sản phẩm sản xuất ra đồng thời gắn quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên đối với
hoạt động sản xuất. Từ đó nhân rộng ra các hộ sản xuất trong xã.
- Học hỏi kinh nghiệm của các xã bạn, kinh nghiệm của một số nước trên thế
giới đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng các mô
hình sản xuất theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch.
- Ngoài ra xã cũng cần phải đổi mới hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp trên địa bàn xã nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức này trong việc tổ
chức tiếp nhận các hoạt động triển khai các tiến bộ khoa học công nghệ theo hướng
nông nghiệp sinh thái bền vững để chúng thực hiện tốt các chức năng dịch vụ đầu
vào, đầu ra.
3.3..3. Xây dựng cơ sở hạ tẩng nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển nông
nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch .
Hệ thống cơ sở hạ tầng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp. Nó càng trở lên cần thiết và cấp bách hơn đối với yêu cầu của sự phát
triển nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch. Nhưng hiện nay hệ
thống cơ sở hạ tầng nói chung đang chịu 2 sức ép lớn. Một là, sức ép về hệ thống
cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp ngoại thành với nội dung
mới ở trình độ cao. Hai là sức ép từ quá trình đô thị hoá phá vỡ kết cấu hạ tầng của
các công trình hạ tầng nông thôn. Bởi vậy, trong những năm tới để hệ thống cơ sở
hạ tầng đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo hướng kết hợp nông nghiệp
với du lịch thì nhiệm vụ cơ bản của các cấp, các ngành có liên quan và chính
quyền địa phương xã Đông Mỹ cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Khắc phục những tác động tiêu cực của quá trình đô thi hoá đã và sẽ tác động
vào hệ thống hạ tầng nông thôn của xã. Cần khắc phục, thiết kế xây dựng mới để
đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình sản xuất nông nghiệp diễn ra thuận lợi đáp
ứng nhu cầu của nông nghiệp phát triển theo hướng kết hợp nông nghiệp với du
lịch. .
- Những công trình quy hoạch cho tương lai: trùng tu tôn tạo chùa Hưng Long,
dự án cấp thoát nước sạch giai đoạn 2 cho các thôn còn lại,... cần tính tới sự tác

×