MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP VÀ TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP.
I.VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.
1.Khái niệm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp .
* Khái niệm công nghiệp .
Công nghiệp là nghành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất một bộ
phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội. Công nghiệp bao gồm 3 loại hoạt
động chủ yếu; khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên
thuỷ; sản xuất và chế biển sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp
thành nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội; khôi
phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong
sinh hoạt. Thực hiện 3 hoạt động cơ bản đó, dưới sự phân công của lao động xã hội
trên cơ sở tiến bộ của khoa học và công nghệ, trong nền kinh tế quốc dân hình
thành hệ thống các nghành công nghiệp; khai thác tài nguyên khoáng sản, động
vật, thực vật, các nghành sản xuất và chế biến sản phẩm và các nghành công
nghiệp dịch vụ sửa chữa. Hoạt động khai thác là hoạt động khởi đầu của toàn bộ
quá trình sản xuất công nghiệp . tính chất hoạt động của sản phẩm này là cắt đứt
các đối tượng lao động ra khỏi môi trường tự nhiên. Chế biến là cá hoạt động làm
thay đổi hoàn toàn về chất của các nguyên liệu nguyên thuỷ, để tạo ra các sản
phẩm trung gian và tiếp tục chế biến thành các sản phẩm cuối cùng đưa vào tiêu
dùng trong sản xuất và tiêu dùng trong đời sống. Quá trình chế biến từ một nguyên
liệu có thể tạo ra một loại sản phẩm tương ứngvà cũng có thể là một loại sản phẩm
nào đó được tạo ra từ các nguyên liệu khác nhau. Sản phẩm trung gian được coi là
nguyên liệu của quá trình sản xuất công nghiệp tiếp theo. Sản phẩm cuối cùng là
sản phẩm đã ra khỏi quá trình sản xuất công nghiệp để đưa vào trong sản xuất và
tiêu dùng trong đời sống.
Sửa chữa là một hoạt động không thể thiếu được nhằm khôi phục, kéo dài tuổi thọ
của các tư liệu lao động trong các nghành sản xuất và kéo dái thời gian sử dụng
của các sản phẩm dùng trong đời sống . công nghiệp sữa chữa là hình thức có sau
so với công nghiệp khai thác và chế biến. Lúc đấu các hoạt động này được thực
hiện ngay trong các nghành công nghiệp khai thác, chế biến và trong đời sống sinh
hoạt của dân cư, do lực lượng lao động chính trong các nghành và lĩnh vực đó thực
hiện.
Sau đó, do sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật trong các ngành sản xuất, dịch
vụ, do sự phát triển đa dạng hoá của sản phẩm tiêu dùng trong sinh hoạt, hoạt động
sửa chữa được tách ra thành một ngành chuyên môn hoá thực hiện dịch vụ sửa
chữa có tính chất xã hội.
* Tiểu thủ công nghiệp là ngành công nghiệp mà sản phẩm làm ra chủ yếu bằng
thủ công với quy mô nhỏ. Tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn thường gắn liền với
thời gian nông nhàn, nhưng nó lại có thu nhập cao hơn sản xuất nông nghiệp vì vậy
mà nhiều hộ đã rời hẳn nông nghiệp sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Cho nên
tiểu thủ công nghiệp phát triển manh ở nông thôn thường gắn liền với các làng
nghề truyền thống-Hiện nay chưa có một định nghĩa nào về làng nghề nhưng có
thể thấy rằng làng nghề là nơi có trên 50% hộ dân làm nghề đó với tổng thu nhập
từ nghề đó phải chiếm trên 50% tổng thu nhập cả làng.
2. Vị trí của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế xã hội.
Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật
chất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vị trí đó xuất phát từ các lý do
chủ yếu sau:
- Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là một bộ phận hợp thành cơ cấu công
nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ, do những đặc điểm vốn có của nó. Trong quá trình
phát triển nền kinh tế lên sản xuất lớn, công nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở
thành ngành có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế đó.
- Mục tiêu cuối cùng của nền sản xuất xã hội là tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhu
cầu ngày càng cao của con người. Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất,
công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp không những chỉ là ngành khai thác tài nguyên,
mà còn tiếp tục chế biến các loại nguyên liệu nguyên thuỷ được khai thác và sản
xuất từ các loại tài nguyên, khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm trung
gian để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh
thần cho con người.
- Sự phát triển của công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp là một yếu tố có tính chất
quyết định để thực hiện quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá toàn bộ nền kinh tế
quốc dân. Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên nền sản xuất lớn, tuỳ theo trình
độ phát triển của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế quốc
dân, xuất phát từ những điều kiện đặc điểm cụ thể của mỗi nước, mỗi thời kỳ cần
phải xác định đúng đắn vị trí của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh
tế quốc dân hình thành phương án cơ cấu công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ và
định hướng từ chuyển dịch cơ cấu đó một cách có hiệu quả. Đó là một nhiệm vụ
quan trọng của việc tổ chức nền kinh tế, nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Ở nước ta, cơ cấu công nghiệp-nông nghiệp đang là cơ cấu kinh tế quan
trọng nhất, Đảng ta đang có chủ trương xây dựng nền kinh tế nước ta có cơ cấu
công nghiệp-nông nghiệp hiện đại và chuyển dịch cơ cấu đó theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
3. Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế
Việt nam định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế lên
nền sản xuất lớn là một tất yếu khách quan. Tính tất yếu khách quan đó xuất phát
từ bản chất, những đặc điểm vốn có của công nghiệp.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, công nghiệp luôn luôn giữ vai trò chủ đạo. Vai trò chủ đạo của công nghiệp
được hiểu là: Trong quá trình phát triển nền kinh tế, công nghiệp là ngành có khả
năng tạo ra động lực và định hướng sự phát triển cuả các ngành kinh tế khác lên
nền sản xuất lớn. Vai trò chủ đạo đó được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
- Do đặc điểm của nền sản xuất công nghiệp, công nghiệp có những điều kiện
tăng nhanh tốc độ phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học
công nghệ đó vào sản xuất, có khả năng và điều kiện sản xuất hoàn thiện. Nhờ đó
lực lượng sản xuất trong công nghiệp phát triển nhanh hơn các ngành kinh tế khác.
Do quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ và tính chất phát triển của
lực lượng sản xuất, trong công nghiệp có được hình thức quan hệ sản xuất tiên tiến.
Tính tiên tiến về các hình thức quan hệ sản xuất, sự hoàn thiện nhanh về các mô
hình tổ chức sản xuất đã làm cho công nghiệp có khả năng định hướng cho các
ngành kinh tế khác tổ chức đi lên nền sản xuất lớn theo “hình mẫu”, kiểu “công
nghiệp”.
- Cũng do đặc điểm của sản xuất công nghiệp, đặc điểm là đặc điểm về công nghệ
sản xuất, đặc điểm về công dụng sản phẩm công nghiệp, công nghiệp là ngành duy
nhất tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu lao động trong các ngành kinh tế, từ đó
mà công nghiệp có vai trò quyết định trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào để
xây dựng cơ sở vật chất cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ
thuật và trình độ hoàn thiện về tổ chức sản xuất, hình thành một đội ngũ lao động
có tính tổ chức, tính kỷ luật và trình độ trí tuệ cao, cộng với tính đa dạng của hoạt
động sản xuất, công nghiệp là một trong những ngành đóng góp phần quan trọng
vào việc tạo ra thu nhập quốc dân, tích luỹ vốn để phát triển nền kinh tế, từ đó,
công nghiệp có vai trò quan trọng góp phần vào việc giải quyết những nhiệm vụ có
tính chiến lược của nền kinh tế xã hội như tạo việc làm cho lực lượng lao động,
xoá bỏ sự cách biệt thành thị nông thôn, giữa miền xuôi với miền núi,…
- Trong quá trình phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay, Đảng có chủ trương
“coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”, giải quyết về cơ bản vấn đề lương thực,
cung cấp nguyên liệu động thực vật để phát triển công nghiệp và đẩy mạnh xuất
khẩu nông sản hàng hoá nhằm tạo ra những tiền đề để thực hiện công nghiệp hoá.
Để thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản đó, công nghiệp có vai trò quan trọng
cung cấp các yếu tố đầu vào “nước, phân, cần, giống” bằng những công nghệ ngày
càng hiện đại để phát triển nông nghiệp, gắn công nghiệp chế biến với nông
nghiệp, phát triển công nghiệp nông thôn, đưa nông nghiệp lên nền sản xuất hàng
hoá.