Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

(Luận văn thạc sĩ) xây dựng kế toán trách nhiệm cho các trường trung cấp, cao đẳng công lập thuộc sở giáo dục và đào tạo TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 165 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MỘNG TRIỆU LAN

XÂY DỰNG KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM
CHO CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG
CÔNG LẬP TRỰC THUỘC SỞ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN DƯỢC

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Số liệu sử dụng trong luận văn trung thực. Những kết quả của Luận văn chưa từng
được cơng bố trong bất cứ cơng trình nào.
Tác giả của Luận án

Mộng Triệu Lan


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt



Diễn giải



:

Cao đẳng

DV

:

Dịch vụ

ERP

:

KD

:

Kinh doanh

KH

:

Khoa học


KTTN

:

Kế toán trách nhiệm

MLNS

:

Mục lục ngân sách

NSNN

:

Ngân sách nhà nước

RI

:

Residual Income (Thu nhập cịn lại)

ROI

:

Return on Investment (Tỷ lệ hồn vốn đầu tư)


ROS

:

Return on Sales (Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu)

TC

:

Trung cấp

TC, CĐ

:

TN

:

Trách nhiệm

TNCN

:

Thu nhập cá nhân

Enterprise Resource Planning (Hoạch định Tài nguyên Doanh

nghiệp)

Trung cấp, Cao đẳng công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào
tạo Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài..................................................................... 1
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu .............................................................. 3
2.1 Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước ...................................................... 3
2.2 Các cơng trình nghiên cứu trong nước ....................................................... 4
3. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 8
6. Bố cục đề tài ..................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ..................... 9
1.1. Lược sử phát triển của kế toán trách nhiệm ................................................... 9
1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................... 9
1.1.2. Tại Việt Nam........................................................................................ 9
1.2. Định nghĩa kế toán trách nhiệm ..................................................................... 9
1.3. Phân cấp quản lý và vai trò của kế toán trách nhiệm................................... 10
1.3.1. Phân cấp quản lý ................................................................................ 10

1.3.2. Vai trị của kế tốn trách nhiệm trong tổ chức có phân cấp quản lý .. 11
1.4. Nội dung của kế toán trách nhiệm ............................................................... 12
1.4.1. Xác định các trung tâm trách nhiệm .................................................. 12
1.4.1.1.

Trung tâm chi phí .................................................................... 12

1.4.1.2.

Trung tâm doanh thu ............................................................... 14


1.4.1.3.

Trung tâm lợi nhuận................................................................ 15

1.4.1.4.

Trung tâm đầu tư ..................................................................... 15

1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đo lường và đánh giá thành quả
các trung tâm trách nhiệm ..................................................................... 16
1.4.2.1.

Đối với trung tâm chi phí ........................................................ 17

1.4.2.2.

Đối với trung tâm doanh thu ................................................... 19


1.4.2.3.

Đối với trung tâm lợi nhuận .................................................... 20

1.4.2.4.

Đối với trung tâm đầu tư ......................................................... 21

1.4.3. Hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm ............................................... 23
1.4.3.1.

Mục tiêu, đặc điểm, yêu cầu của báo cáo trách nhiệm ........... 23

1.4.3.2.

Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm .............. 24

1.4.4. Một số vấn đề về phương pháp thực hiện kế toán trách nhiệm ......... 26
1.4.4.1.

Định mức ................................................................................ 26

1.4.4.2.

Dự toán.................................................................................... 26

1.4.4.3.

Kỹ thuật phân tích biến động .................................................. 26


1.4.4.4.

Chứng từ, tài khoản................................................................. 26

1.5. Các đặc điểm của các trường Trung cấp, Cao Đẳng công lập tự chủ tài chính
ảnh hưởng đến cơng tác xây dựng kế tốn trách nhiệm............................... 27
1.5.1. Đặc điểm mơ hình quản lý các trường Trung cấp, Cao Đẳng công lập
tự chủ tài chính ...................................................................................... 27
1.5.2. Đặc điểm quản lý cơ chế tài chính tự chủ .......................................... 27
1.5.3. Đặc điểm sản phẩm các trường Trung cấp, Cao đẳng công lập ........ 30
1.5.4. Ảnh hưởng đến công tác xây dựng KTTN ........................................ 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC
TRƯỜNG TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG CƠNG LẬP TRỰC THUỘC SỞ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................. 35
2.1. Tổng quan về các trường Trung cấp, Cao đẳng công lập trực thuộc Sở Giáo
dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................... 35


2.1.1. Vai trò và nhiệm vụ ........................................................................... 36
2.1.2. Đặc điểm hoạt động ........................................................................... 39
2.1.3. Cơ chế tài chính ................................................................................. 41
2.1.4. Đặc điểm mơ hình quản lý ................................................................. 45
2.2. Thực trạng KTTN trong các trường Trung cấp, Cao đẳng công lập trực
thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ............................. 46
2.2.1. Khảo sát thực trạng KTTN trong các trường TC, CĐ ....................... 46
2.2.1.1.

Đối tượng và phạm vi khảo sát ............................................... 46


2.2.1.2.

Nội dung khảo sát ................................................................... 46

2.2.1.3.

Phương pháp khảo sát ............................................................. 47

2.2.1.4.

Kết quả khảo sát qua hai hình thức ......................................... 47

2.2.2. Đánh giá thực trạng công tác KTTTN trong các trường TC, CĐ ...... 55
2.2.2.1.

Đánh giá về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ........................... 55

2.2.2.2.

Đánh giá về xây dựng định mức, kiểm sốt chi phí ............... 55

2.2.2.3.

Đánh giá về hệ thống báo cáo TN, nhu cầu thông tin............. 57

2.2.2.4.

Đánh giá về tổ chức công tác kế toán ..................................... 57

2.2.2.5.


Mức độ quan tâm của nhà quản trị về KTTN ......................... 58

2.2.2.6.

Nhận xét chung hệ thống KTTN quản lý của TC, CĐ ........... 58

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 56
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC TRƯỜNG
TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRỰC THUỘC SỞ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................. 61
3.1. Phương hướng xây dựng kế toán trách nhiệm trong các trường Trung cấp,
Cao đẳng công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí
Minh ............................................................................................................. 61
3.1.1. Mơ hình tổ chức quản lý phù hợp ...................................................... 61
3.1.2. Trình độ và yêu cầu quản lý ............................................................... 61
3.1.3. Chi phí và lợi ích kinh tế hài hịa và phù hợp .................................... 62
3.1.4. Cơ chế quản lý của nền kinh tế phù hợp ............................................ 62


3.2. Giải pháp xây dựng kế toán trách nhiệm trong các trường Trung cấp, Cao
đẳng

cơng

lập

trực

thuộc


Sở

Giáo

dục



Đào

tạo

Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................. 63
3.2.1. Giải pháp về xây dựng các trung tâm trách nhiệm trong các trường
Trung cấp, Cao đẳng công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo
Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 63
3.2.1.1.

Trung tâm đầu tư ..................................................................... 63

3.2.1.2.

Trung tâm chi phí .................................................................... 63

3.2.1.3.

Trung tâm lợi nhuận................................................................ 64

3.2.2. Giải pháp về xác định hệ thống chỉ tiêu đo lường, đánh giá thành quả

các trung tâm trách nhiệm ..................................................................... 65
3.2.2.1.

Chỉ tiêu đo lường của kết quả và hiệu quả hoạt động của trung

tâm chi phí .................................................................................... 65
3.2.2.2.

Chỉ tiêu đo lường của kết quả và hiệu quả hoạt động của trung

tâm lợi nhuận ................................................................................ 66
3.2.2.3.

Chỉ tiêu đo lường của kết quả và hiệu quả hoạt động của trung

tâm đầu tư ..................................................................................... 66
3.2.3. Giải pháp về xây dựng hệ thống báo cáo trách nhiệm ....................... 68
3.2.3.1.

Báo cáo trách nhiệm trung tâm chi phí ................................... 69

3.2.3.2.

Báo cáo trách nhiệm trung tâm lợi nhuận ............................... 69

3.2.3.3.

Báo cáo trách nhiệm trung tâm đầu tư .................................... 69

3.2.4. Giải pháp về kỹ thuật ......................................................................... 70

3.2.4.1.

Về xây dựng định mức ............................................................ 70

3.2.4.2.

Về thiết lập hệ thống dự toán .................................................. 70

3.2.4.3.

Về phân tích đánh giá, đo lường thành quả hoạt động .......... 72

3.2.4.4.

Về chứng từ, tài khoản ........................................................... 73

3.2.4.5.

Về tổ chức bộ máy kế toán ..................................................... 74

3.3. Các giải pháp hỗ trợ ..................................................................................... 76
3.3.1. Đối với các trường TC, CĐ................................................................ 76


3.3.2. Đối với Sở Giáo Dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh .............. 77
3.3.3. Đối với Nhà nước ............................................................................... 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 79
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG BIỂU
SỐ HIỆU
Bảng 1.1 :

TÊN BẢNG

Trang

Bảng phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
31

Bảng 3.1 :

Bảng xác định các trung tâm trách nhiệm
62

Bảng 3.2 :

Bảng chỉ tiêu đánh giá đối với từng trung tâm trách
nhiệm

65


DANH MỤC SƠ ĐỒ
SỐ HIỆU

TÊN SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1 :

Mô tả hoạt động của một trung tâm trách nhiệm

Sơ đồ 1.2 :

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong trường học

Sơ đồ 2.1 :

Chuỗi giá trị hoạt động đào tạo

Sơ đồ 2.2 :

Trang
12
28
39

Quy trình lập và phân bổ dự toán ngân sách nhà
nước cho các trường Trung cấp, Cao đẳng công lập
trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ
Chí Minh

Sơ đồ 2.3 :

42

Bộ máy quản lý các trường TC, CĐ

48

Sơ đồ 3.1 :

Bộ máy kế toán kết hợp cho các trường Trung cấp,
Cao đẳng công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào
tạo Thành phố Hồ Chí Minh
70


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài:
Trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra yêu cầu “Đổi mới căn bản và tồn diện
nền giáo dục, trong đó đổi mới thể chế quản lý; tập trung đào tạo nguồn nhân lực
đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng cơ sở hạ tầng là nội dung
then chốt”. Thực hiện đổi mới thể chế quản lý, nhà nước bắt đầu từ việc giao tự chủ,
tự chịu trách nhiệm nhằm từng bước xã hội hóa loại hình dịch vụ sự nghiệp cơng
« giáo dục » để tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm
huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu
tư cho giáo dục.
Do đó, các Trường Trung cấp, Cao đẳng công lập trực thuộc Sở Giáo dục
và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã được giao tự chủ theo Nghị định
43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính Phủ quy định quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp cơng lập từ năm 2009 và được xếp loại là đơn vị sự nghiệp có
thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Các trường được chủ
động sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, phí, lệ phí, tài sản cho việc thực hiện

nhiệm vụ hiệu quả cao hơn, chủ động khai thác nguồn lực tài chính, bố trí chi tiêu
một cách hợp lý, tiết kiệm, hoàn thành nhiệm vụ được giao, chất lượng đào tạo ngày
càng nâng cao, đời sống cán bộ, viên chức được cải thiện hơn trước. Sau mỗi năm,
các trường tổng kết hoạt động tài chính, xác định mức thu lớn hơn chi, đơn vị được
chủ động trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư xây dựng cơ bản,
đổi mới trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học làm cho
cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, hiện đại hơn, chi trả thu nhập tăng thêm,
trích lập các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
Nhà nước thay đổi cách quản lý vĩ mơ, địi hỏi quản lý vi mơ cấp cơ sở
nói chung cụ thể các Trường Trung cấp, Cao đẳng công lập trực thuộc Sở Giáo dục
và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng phải tìm cho mình cách quản lý


2

phù hợp, làm cơ sở từng bước đi đến các đơn vị giáo dục công lập ngày càng độc
lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, phát huy nội lực, tranh thủ
ngoại lực để phát triển nhanh và bền vững tạo uy tín, thương hiệu nhà trường, cải
thiện, nâng cao chất lượng sống của cán bộ, giảng viên, nhân viên.
Thực tiễn các trường đều được phân cấp quản lý, đều có nhu cầu cao về
thơng tin để đánh giá thành quả các bộ phận trong nội bộ nhà trường, về kiểm sốt
chi phí, về cung cấp các báo cáo phản ảnh biến động, kết quả và nguyên nhân hoạt
động cho từng bộ phận. Đồng thời hầu hết các trường đều chưa nhận thức về nội
dung, phạm vi, cũng như chức năng của kế toán trách nhiệm một cách rõ ràng.
Bên cạnh, điều kiện cải cách mạnh mẽ tài chính theo xu hướng tăng
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập, hướng việc
quản lý tài chính theo kết quả đầu ra, thì phương thức điều hành các khoản chi cho
giáo dục nói chung, cho các trường TC, CĐ nói riêng cũng có những thay đổi căn
bản, lấy hiệu quả làm chính, khơng cứng nhắc theo ngun tắc các khoản chi phục
vụ cho hoạt động nào thì khơng thay đổi trong suốt thời gian chấp hành dự tốn.

Trong q trình quản lý các khoản chi cần chú trọng đến việc lập thứ tự ưu tiên chi.
Đây là một trong những nội dung quan trọng của cơ chế quản lý chi bởi lẽ trong
thực tế nhu cầu chi thì lớn, song khả năng đảm bảo nguồn tài chính có hạn. Nếu
quản lý tài chính tốt, mang lại hiệu quả cao là động lực để huy động nguồn lực tài
chính ngồi ngân sách nhà nước cho giáo dục.
Trên thế giới, kế toán trách nhiệm có vị trí và vai trị quan trọng trong
việc quản lý tổ chức, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ công cụ quản lý
kinh tế, tài chính và có vai trị quản lý, điều hành và kiểm sốt các hoạt động kinh
tế, tài chính trong tổ chức, đồng thời cung cấp thông tin để thực hiện mục tiêu quản
trị của tổ chức nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Kế toán quản trị sử dụng hệ thống
KTTN để phân loại cấu trúc tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, trên cơ sở
đó đánh giá kết quả của từng bộ phận dựa trên trách nhiệm được giao cho bộ phận.
KTTN giúp người đứng đầu tổ chức giải quyết bài toán phân quyền và kiểm soát.


3

Tuy nhiên, đối với Việt Nam, KTTN là một lĩnh vực khá mới mẻ, đặc
biệt là đối với các tổ chức giáo dục hoạt động đa ngành, đa cấp bậc, có cơ cấu tổ
chức gắn với trách nhiệm của nhiều đơn vị, cá nhân, và vấn đề kiểm soát chi phí,
nâng cao chất lượng đào tạo khơng chỉ được các doanh nghiệp quan tâm mà cũng
được các trường công lập quan tâm.
Vì vậy, tác giả muốn giới thiệu đến các trường mơ hình quản lý tài chính
tiên tiến được các nước trên thế giới vận dụng. Giúp các trường có cái nhìn đúng
đắn về KTTN và xây dựng kế tốn trách nhiệm phù hợp cho trường mình nên chọn
đề tài nghiên cứu “XÂY DỰNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CHO CÁC
TRƯỜNG TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRỰC THUỘC SỞ GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về kế tốn trách nhiệm :
2.1 Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước :

Xuất phát từ nhu cầu thông tin để quản lý và kiểm sốt tài chính của các
tổ chức đã hình thành KTTN . Kể từ khi Robert Anthony giới thiệu quyển sách kế
tốn quản trị năm 1956 với các nội dung chính là: giới thiệu kế toán quản trị là gi?
Làm thế nào để hệ thống và phân tích vấn đề mới nhằm đưa ra quyết định, giới
thiệu các công cụ kiểm sốt chi phí thích hợp, thì sau đó các cơng trình nghiên cứu
về kế tốn quản trị nói chung và kế tốn trách nhiệm nói riêng của nhiều nhà khoa
học, nhà chuyên môn được ra đời. Tác giả điểm qua vài cơng trình như:
Cơng trình “Rudiments of Responsibility Accounting in Public Utilities”
của tác giả Joseph P. Vogel công bố năm 1962 đăng trên tạp chí “National
Association of Accountants”. Tác giả cho rằng “KTTN trước hết được sử dụng để
kiểm soát chi phí” và tác giả cịn đề cập đến việc xây dựng và thiết lập hệ thống
KTTN trong doanh nghiệp. KTTN được thiết kế phù hợp với cơ cấu tổ chức từng
doanh nghiệp, phân cấp quản lý tùy thuộc vào quy mô hoạt động. KTTN phải xây
dựng trên cơ sở phân cấp quản lý nhằm cung cấp thông tin và kiểm sốt thơng tin
tại các bộ phận, từ đó cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra quyết định một cách có
hiệu quả. Việc làm này khơng hề đơn giản.


4

Cơng trình “Toward a Theory of Responsibility Accounting System” của
tác giả N.J Gordon công bố năm 1963 đăng trên tạp chí “Nation Association of
Accountants” đã trình bày những nghiên cứu về lý thuyết của hệ thống KTTN. Cơ
sở của hệ thống KTTN là lý thuyết kinh tế về tổ chức. KTTN chỉ phát huy được
hiệu quả khi doanh nghiệp có phân cấp quản lý và có tổ chức. Lý thuyết tổ chức
được quan tâm trong mối quan hệ phân quyền. Nghiên cứu KTTN là nghiên cứu
vấn đề kinh tế lẫn xã hội.
Cơng trình “The relationship between self – disclosure Style and Attitude
to Responsible Accounting” của tác giả Ahmed Belkaoui công bố năm 1981 đăng
trên tạp chí “Organization and Society” đã trình bày nghiên cứu chuyên sâu về khái

niệm, điều kiện thực hiện KTTN trong tổ chức với phương pháp nghiên cứu cụ thể.
Nhiều khái niệm mới liên quan đến KTTN cũng được làm rõ như trung tâm trách
nhiệm, trung tâm chi phí....Tác giả nhấn mạnh rằng nhân tố con người, nhân tố cá
nhân đóng vai trị quan trọng trong sự thành cơng của hệ thống KTTN vì nhà quản
lý phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của đơn vị mình.
Qua các cơng trình trên tác giả nhận thấy KTTN là một cơng cụ kiểm sốt
hiệu quả, được tác giả nước ngồi nghiên cứu với các góc độ khác nhau. Đây là
những nội dung bổ ích cho việc vận dụng kế tốn trách nhiệm thực tiễn tại Việt
Nam.
2.2 Các cơng trình nghiên cứu trong nước:
Thời gian qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về kế tốn trách nhiệm
và ứng dụng kế tốn trách nhiệm vào các loại hình doanh nghiệp, công ty với nhiều
lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu về KTTN trong giáo dục hiện
nay có rất ít. Điển hình các cơng trình sau:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Trường Đại học kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh « Thiết kế hệ thống báo cáo KTTN bộ phận cho các nhà quản trị
trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam » các tác giả Phạm Văn Dược, Trần Văn
Tùng, Phạm Ngọc Toàn thực hiện năm 2009. Đây là tài liệu đã hệ thống hóa cơ sở
lý luận về KTTN, thơng tin kế toán quản trị, đối tượng sử dụng và chức năng thông


5

tin kế toán quản trị, đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sản
xuất, nêu các định hướng thiết kế và mục tiêu thiết kế, xác lập các chỉ tiêu đo lường
và lập báo cáo KTTN, cùng các giải pháp hỗ trợ thực hiện báo cáo trách nhiệm
trong doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Trường Đại học kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh « Tổ chức hệ thống báo cáo KTTN bộ phận trong doanh nghiệp
thương mại ở Việt Nam » của tác giả Phạm Văn Dược thực hiện năm 2010. Đây

cũng là một tài liệu hệ thống hóa các cơ sở lý luận về KTTN, kinh nghiệm nước
ngồi, trình bày hệ thống báo cáo trách nhiệm được thiết kế cho doanh nghiệp
thương mại, xác lập các trung tâm trách nhiệm nhằm cung cấp thông tin phục vụ
kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị của các cấp quản lý, nêu một số điều
kiện để thực hiện quy trình xây dựng hệ thống báo cáo nhằm để công tác xây dựng
hệ thống báo cáo trách nhiệm mang tính khả thi trong doanh nghiệp thương mại,
một số giải pháp hỗ trợ từ Nhà nước và doanh nghiệp để hệ thống báo cáo trách
nhiệm quản trị sau khi được xây dựng có thể vận dụng thành cơng trong doanh
nghiệp thương mại.
Luận án Tiến sĩ «Tổ chức KTTN trong tổng công ty xây dựng thuộc bộ
giao thông vận tải » của tác giả Nguyễn Hữu Phú thực hiện năm 2014. Đây là tài
liệu nghiên cứu việc tổ chức hệ thống KTTN nhằm cung cấp thơng tin hữu ích cho
các nhà quản trị kiểm sốt quản lý trong mơi trường cạnh tranh toàn cầu, phù hợp
xu hướng thế hội nhập, phát triển bền vững bằng chỉ tiêu tài chính kết hợp chỉ tiêu
phi tài chính, cụ thể sử dụng mơ hình knowledge management star (KM STAR)
trong đặc thù ngành xây dựng – Tổng công ty xây dựng thuộc Bộ giao thơng vận
tải.
Luận án Tiến sĩ « Xây dựng mơ hình KTTN trong các doanh nghiệp sản
xuất Sữa Việt Nam » của tác giả Nguyễn Thị Minh Phương thực hiện 2013. Đây là
tài liệu nghiên cứu việc tổ chức hệ thống KTTN nhằm cung cấp thơng tin hữu ích
cho các nhà quản trị đánh giá hiệu quả kinh doanh và trách nhiệm quản lý của từng
bộ phận trong đặc thù loại hình doanh nghiệp sản suất sữa tại Việt Nam.


6

Nghiên cứu của Thái Anh Tuấn về « Vận dụng KTTN trong trường đại
học » đăng trên « Tạp chí tài chính » số 3 năm 2014 từ trang 84 đến trang 87. Theo
nhận định của tác giả Thái Anh Tuấn: Để có thể hội nhập sâu rộng trong lĩnh vực
đào tạo, các trường đại học Việt Nam cần đổi mới căn bản, tồn diện khơng chỉ ở

nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy mà cịn phải đổi mới cả phương
pháp quản lý. KTTN là một công cụ hữu hiệu cần được vận dụng trong q trình
kiểm sốt chi phí và đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận trong trường đại
học. Nội dung bài viết trình bày: các quan điểm về KTTN : “KTTN để kiểm sốt
chi phí”, “KTTN đề cao vai trị của các trung tâm trách nhiệm”, “KTTN nhấn mạnh
kiểm sốt chi phí và đề cao vai trò của các trung tâm trách nhiệm”. Từ đó rút ra các
kết luận về bản chất của KTTN. Giới thiệu các trung tâm trách nhiệm trong KTTN
gồm 4 trung tâm : chi phí, lợi nhuận, đầu tư, doanh thu và cho rằng trung tâm doanh
thu ít được đề cập đến trong trường đại học. Nêu ra lý do phải vận dụng KTTN
trong trường đại học. Vận dụng KTTN trong trường đại học, cụ thể là xác định các
trung tâm chi phí của trường đại học, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm
chi phí, phương pháp đánh giá trung tâm chi phí.
Nghiên cứu của Bùi Thị Ngọc cũng về « Vận dụng KTTN trong trường
đại học » đăng trên « Tạp chí kế tốn kiểm toán » số 4 năm 2014 từ trang 23 đến
trang 26. Theo tác giả Bùi Thị Ngọc « Kiểm sốt chi phí, nâng cao chất lượng đào
tạo khơng chỉ là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm
của các trường đại học. Người đứng đầu tổ chức khơng thể thâu tóm và phát huy
được năng lực ở tất cả lĩnh vực, các bộ phận mà cần có sự phân quyền để quản lý
hiệu quả. Sự phân quyền và kiểm soát là nội dung cơ bản của KTTN, đã được
nghiên cứu nhiều trên thế giới. Mỗi tác giả có quan điểm riêng về vai trò của KTTN
song tất cả họ đều thừa nhận rằng đó là một cơng cụ quản lý hữu hiệu góp phẩn
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực ngày càng khan hiếm » . Nội dung bài viết tác
giả trình bày các định nghĩa khác nhau về KTTN của các tác giả nước ngồi, đề cập
đến hai khía cạnh của kế tốn trách nhiệm là « thơng tin » và « trách nhiệm », nhấn
mạnh vai trị của « thơng tin » để KTTN phát huy tác dụng trong tổ chức. Bên cạnh


7

đó tác giả nêu ra nội dung cơ bản KTTN, xây dựng mơ hình KTTN trong mối tương

quan với cơ cấu tổ chức của trường đại học và cũng cho rằng trong trường đại học
do đặc thù về hoạt động nên thường chỉ tồn tại 3 trung tâm: chi phí, lợi nhuận và
đầu tư. Ngồi ra tác giả cịn nêu ra các chỉ tiêu đánh giá trung tâm đầu tư, trung tâm
chi phí, trung tâm lợi nhuận, phương pháp đánh giá và các báo cáo trong trung tâm
chi phí.
Các cơng trình trong nước đã giúp tác giả hệ thống hóa các lý luận cơ bản
về KTTN. Đây cũng chính là những nội dung mà tác giả sẽ kế thừa và thực hiện
nghiên cứu.
Tóm lại, thơng qua các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác
giả nhận thấy mảng nghiên cứu về xây dựng KTTN trong các trường Trung cấp,
Cao đẳng cho đến nay chưa có tác giả nào thực hiện. Vì vậy, tác giả sẽ tiếp tục kế
thừa các cơng trình trên và xây dựng KTTN cho các trường TC,CĐ.
3 Mục tiêu nghiên cứu :
Mục tiêu chính của luận văn là xây dựng kế toán trách nhiệm cho các
trường TC,CĐ. Vì vậy mục tiêu cụ thể được đặt ra là :
- Trình bày các vấn đề lý luận về kế toán trách nhiệm, lý luận về đổi mới cơ chế
quản lý tài chính trong giáo dục nhằm làm cơ sở luận trong việc xây dựng kế
toán trách nhiệm các trường TC,CĐ.
- Khảo sát thực tiễn về công tác tổ chức kế toán trách nhiệm các trường TC, CĐ.
- Đề xuất giải pháp xây dựng kế toán trách nhiệm các trường TC,CĐ trong thời
gian tới.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu: Kế toán quản trị, kế toán trách nhiệm tại các
trường Trung cấp, Cao đẳng công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố
Hồ Chí Minh
Phạm vi khảo sát: Các trường Trung cấp, Cao đẳng công lập trực thuộc
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, gồm 8 trường:
- Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh



8

- Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12
- Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hóc Mơn
- Trung cấp Kỹ thuật & Nghiệp vụ Nam Sài Gòn
- Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
- Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm
- Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
- Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh
5 Phương pháp nghiên cứu :
Đây là nghiên cứu ứng dụng, dựa trên nền tảng lý thuyết KTTN và các
văn bản chế độ liên quan đến trường Trung cấp, Cao đẳng. Phương pháp luận duy
vận biện chứng được sử dụng để đạt mục tiêu nghiên cứu.
Hệ thống hóa lý luận kế tốn trách nhiệm làm nền để ứng dụng thực tiễn.
Thu thập dữ liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu thông qua phỏng
vấn, khảo sát trên website các trường, khảo sát bằng bảng câu hỏi, quan sát để tìm
hiểu về đặc điểm hoạt động của các trường. Xử lý dữ liệu theo phương pháp thống
kê, phân tích, so sánh và tổng hợp.
6 Bố cục đề tài :
Ngồi phần mở bài và kết luận, luận văn có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết về kế toán trách nhiệm
Chương 2. Thực trạng kế toán trách nhiệm trong các trường Trung cấp, Cao đẳng
công lập trực thuộc Sở Giáo Dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3. Xây dựng kế toán trách nhiệm trong các trường Trung cấp, Cao đẳng
công lập trực thuộc Sở Giáo Dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.


9

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

1.1. Lược sử phát triển của kế toán trách nhiệm :
KTTN là một cách thức tổ chức phục vụ cho cơng tác kế tốn quản trị vì
vậy KTTN được hình thành và phát triển gắn liền với quá trình hình thành và phát
triển của kế toán quản trị.
1.1.1. Trên thế giới
Vào những năm 1950, ở Mỹ, KTTN được đề cập đầu tiên, sau đó lan
rộng sang các nước có nền kinh tế thị trường phát triển như Anh, Úc, Canada....
(phụ lục 1.1). Đến nay, KTTN được các nhà khoa học, nhìn nhận khai thác ở các
khía cạnh khác nhau, bổ sung cho nhau, tạo nên một cái nhìn tồn diện về kế toán
trách nhiệm.
1.1.2. Tại Việt Nam:
Những năm đầu 1990, Lý thuyết kế toán quản trị trong đó c ó nội dung
KTTN mới được đưa vào giảng dạy với nội dung đánh giá trách nhiệm quản lý

tại

Trường đại học kinh tế TP .HCM. Sau đó, kế tốn quản trị tại Việt Nam diễn tiến
như phụ lục 1.2. Luật kế toán ra đời ngày 17/3/2003 nhưng mãi đến ngày 30/3/2006
chế độ kế tốn dành cho hành chính sự nghiệp mới được ban hành và đến 12/6/2006
mới có thơng tư hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị mà chỉ dành cho doanh nghiệp.
Cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn kế tốn quản trị dành cho hành
chính sự nghiệp. Thực tiễn kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam tương
đương với kế toán quản trị ở những nước kinh tế thị trường phát triển những năm
1965. KTTN được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, ứng dụng vào môi trường
doanh nghiệp, các công ty lớn hoạt động đa lĩnh vực, đa ngành nghề và quy mô hoạt
động lớn. Gần đây, KTTN mới được quan tâm nghiên cứu vận dụng trong môi
trường giáo dục.
1.2. Định nghĩa kế toán trách nhiệm:
KTTN là một hệ thống kế toán dùng để thu thập thông tin, tổng hợp
thông tin và lập báo cáo trách nhiệm của từng bộ phận thuộc phạm vi các cá nhân

nhà quản lý phụ trách; là một hệ thống kế tốn dùng để theo dõi chi chí, doanh thu


10

và phân tích hoạt động từng đơn vị của tổ chức hoặc từng mảng trách nhiệm thuộc
cá nhân phụ trách; là hệ thống đo lường các kế hoạch, ngân sách, hoạt động, và kết
quả thực tế của mỗi trung tâm trách nhiệm. Hệ thống này nhằm cung cấp thông tin
để nhà quản lý các cấp ra quyết định trong phạm vi trách nhiệm được giao, cung cấp
thông tin để các nhà quản lý đánh giá các khoản mục doanh thu, chi phí mà các nhà
quản lý này là người kiểm sốt chính. Các báo cáo trách nhiệm chỉ báo cáo những
khoản mục thuộc trách nhiệm cá nhân nhà quản lý có thể kiểm sốt. Tuy nhiên cũng
có báo cáo trách nhiệm có cả những khoản mục mà nhà quản lý khơng kiểm sốt.
Trong trường hợp báo cáo trách nhiệm có các khoản mục do nhà quản lý kiểm sốt
và khơng kiểm sốt thì cũng được phân định rõ ràng. Việc xác định các khoản mục
kiểm soát là nhiệm vụ cơ bản trong KTTN và báo cáo kế toán trách nhiệm.
1.3. Phân cấp quản lý và vai trị của kế tốn trách nhiệm
1.3.1. Phân cấp quản lý
Phân cấp quản lý là việc phân định phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền của
nhà quản lý các cấp trong một tổ chức để cùng nhau thực thi các chức năng nhiệm
vụ được giao nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức.
Mục tiêu của phân cấp quản lý là làm rõ quyền và trách nhiệm, phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhà quản lý các cấp, góp phần nâng cao hiệu
sử dụng các nguồn lực trong tổ chức.
KTTN chỉ vận dụng được trong tổ chức có sự ủy quyền, có sự phân cấp
quản lý. Nhà quản lý các cấp được phân công và giao trách nhiệm, phạm vi quản lý
cụ thể. Khi đó, các trung tâm trách nhiệm trong KTTN mới được hình thành theo sơ
đồ cơ cấu tổ chức để thực thi kế toán trách nhiệm.
Việc phân quyền quản lý có thể là quản lý một hoạt động hoặc một bộ
phận, bộ phận có thể được phân theo chức năng hoặc theo sản phẩm. Phân theo

chức năng: Đối với trường học đó là các phịng đào tạo, phịng tổ chức hành chính,
phịng kế hoạch tài chính, phịng quản trị thiết bị,...Phân theo sản phẩm: Đối với
trường học đó là các khoa đào tạo, các ngành đào tạo, tổ bộ môn... Nhà quản lý phải


11

xác định phạm vi, lĩnh vực mà họ chịu trách nhiệm, hoạt động mà họ kiểm soát một
cách rõ ràng.
Phân cấp quản lý là cơ sở của kế toán trách nhiệm, do đó hiểu rõ cấu trúc
tổ chức và quy mô hoạt động của tổ chức là điều kiện để xây dựng KTTN thành
cơng.
1.3.2. Vai trị của KTTN trong tổ chức có phân cấp quản lý
KTTN là một phương thức tổ chức thực hiện kế tốn quản trị vì vậy nó
cũng thực hiện các chức năng quản lý (Lập kế hoạch và dự toán, Tổ chức thực hiện,
kiểm tra và đánh giá, và ra quyết định) như kế toán quản trị. KTTN là một phương
pháp phân khúc một tổ chức thành những trung tâm trách nhiệm khác nhau để đo
lường kết quả hoạt động của nó và giúp người đứng đầu tổ chức kiểm soát và đánh
giá trách nhiệm quản lý của từng nhà quản lý các cấp khác nhau. KTTN thể hiện
các vai trò như sau:
Một là, KTTN cung cấp thông tin hai chiều từ lập kế hoạch, dự toán ngân
sách, thực hiện hoạt động, và kết quả thực tế từ nhà quản lý cấp thấp đến cấp cao và
ngược lại.
Hai là, KTTN giúp người đứng đầu tổ chức xác định sự đóng góp của
từng đơn vị, bộ phận, từng lĩnh vực, từng ngành hàng vào lợi ích của toàn bộ tổ
chức.
Ba là, KTTN cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết quả
hoạt động của những nhà quản lý được ủy quyền trong phạm vi ủy quyền.
Bốn là, KTTN được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của nhà quản
lý các cấp. Điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến cách thức thực hiện hành vi của nhà

quản lý các cấp.
Năm là, KTTN thúc đẩy nhà quản lý các cấp điều hành bộ phận của mình
theo phương cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức.


12

1.4. Nội dung của kế toán trách nhiệm
1.4.1. Xác định các trung tâm trách nhiệm :
KTTN được hình thành để đáp ứng nhu cầu đánh giá trung tâm trách
nhiệm, mà các trung tâm trách nhiệm được hình thành trên cơ sở phân quyền quản
lý. Theo quan điểm của hệ thống kế toán trách nhiệm, mọi bộ phận trong tổ chức có
quyền kiểm sốt đối với chi phí, hoặc doanh thu, hoặc lợi nhuận, hoặc vốn đầu tư
được gọi là một trung tâm trách nhiệm. Cơ sở để xác định một bộ phận là trung tâm
gì dựa trên quyền và trách nhiệm mà nhà quản lý đó được giao.
Một trung tâm trách nhiệm được xác định xử lý một công việc cụ thể. Nó
sử dụng các đầu vào là các giá trị vật chất như nguyên vật liệu, số giờ công của các
loại lao động và các dịch vụ khác kèm theo... để có được đầu ra là các hàng hóa,
dịch vụ.... Hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bởi trung tâm trách nhiệm này có thể là
đầu vào của một trung tâm khác trong cùng tổ chức và cũng có thể được bán ra bên
ngồi.
Sơ đồ 1.1: Mơ tả hoạt động của một trung tâm trách nhiệm
Đầu ra

Đầu vào
CÔNG VIỆC

Các nguồn lực sử dụng
Hàng hoá hoặc dịch vụ
được đo lường bởi chi phí

Căn cứ vào sự khác biệt trong việc lượng hóa giữa “đầu vào” và “đầu ra”
của các trung tâm trách nhiệm cũng như mức độ trách nhiệm của người quản trị
trung tâm, có thể chia thành 4 loại trung tâm trách nhiệm đó là: Trung tâm chi phí,
trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.
1.4.1.1.

Trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí là một trung tâm trách nhiệm chỉ chịu trách nhiệm về
các khoản mục chi phí mà khơng chịu trách nhiệm về doanh thu - nguồn thu có từ
việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ. Người quản lý chỉ có quyền kiểm sốt chi phí
phát sinh tại trung tâm.
Một trung tâm chi phí là một trung tâm trách nhiệm, trong đó có yếu tố
đầu vào, nhưng khơng có kết quả đầu ra, được đo bằng tiền tệ. Trong một trung tâm


13

chi phí, hệ thống kế tốn chỉ ghi lại dữ liệu chi phí (đầu vào) phát sinh tại trung tâm
trong khi các dữ liệu doanh thu (đầu ra) bị loại trừ. Nó đo lường hoạt động tài chính
về chi phí mà tự nó phát sinh. Nói cách khác, việc thực hiện đánh giá tại một trung
tâm chi phí là việc đo lường hiệu quả hoạt động trong trung tâm đó về số lượng đầu
vào được sử dụng để sản xuất một số lượng nhất định đầu ra. Sự chênh lệch giữa
thực tế và dự toán cho thấy mức độ hiệu quả của bộ phận.
Một điểm lưu ý trong việc đánh giá trách nhiệm ở trung tâm chi phí là
khả năng kiểm soát. Khả năng kiểm soát là khái niệm quan trọng trong một hệ
thống kế toán trách nhiệm. Một trung tâm trách nhiệm chỉ được đánh giá dựa trên
các yếu tố có thể kiểm sốt. Sẽ là khơng hợp lý nếu bắt nhà quản lý chịu trách
nhiệm về các yếu tố ngồi tầm kiểm sốt của họ. Vì vậy, cần thiết phải xác định các
chi phí có thể kiểm sốt và chi phí mà khơng kiểm sốt được. Một chi phí được coi

là kiểm sốt chỉ khi chi phí này bị ảnh hưởng bởi hoạt động của nhà quản lý bộ
phận. Chi phí mà khơng thể bị ảnh hưởng được gọi là chi phí khơng kiểm sốt được.
Như vậy, trung tâm chi phí là cơ sở của hệ thống xác định chi phí có thể
kiểm sốt, là tiền đề cho các hoạt động sau: lập dự tốn chi phí, xác định chi phí
thực tế phát sinh và so sánh chi phí thực tế với dự tốn chi phí. Trung tâm này
thường gắn liền với các hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc gián tiếp
phục vụ sản xuất kinh doanh như các phân xưởng, phòng ban chức năng… Theo đó,
nhà quản lý bộ phận chỉ chịu trách nhiệm về những chi phí có thể kiểm sốt, khơng
chịu trách nhiệm đối với doanh thu và vốn đầu tư.
Mục tiêu thích hợp cho trung tâm chi phí là giảm thiểu chi phí trong dài
hạn, trong ngắn hạn có thể khơng phù hợp.
Trung tâm chi phí có hai loại là trung tâm chi phí định mức và trung tâm
chi phí khơng định mức được (trung tâm hạn mức chi phí). Trong đó:
- Trung tâm chi phí định mức thường là các bộ phận sản xuất, vì để sản
xuất một đơn vị sản phẩm cần xây dựng định mức cụ thể các yếu tố chi phí, các
mức hao phí nguồn lực. Định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm là cơ sở để tính
dự tốn chi phí sản xuất, tính hiệu quả cơng việc bằng việc so sánh giữa chi phí thực


14

hiện với kế hoạch dự toán. Nhà quản trị trung tâm chi phí định mức có trách nhiệm
kiểm sốt chi phí phát sinh thực tế sao cho vừa đảm bảo kế hoạch sản xuất vừa đảm
bảo chi phí kế hoạch. Mục tiêu chính của trung tâm này làm sao cho sản phẩm được
sản xuất ra với chi phí đầu vào thấp nhất, giảm thiểu độ chênh lệch giữa chi phí thực
tế và chi phí định mức.
- Trung tâm chi phí khơng định mức được thường là các phịng ban
chức năng, vì các yếu tố chi phí được tính chung căn cứ trên nhiệm vụ được giao,
không thể xác định cụ thể trên từng đơn vị sản phẩm hoặc từng công việc của trung
tâm, tức là không thể xác định được mối quan hệ giữa chi phí với kết quả đầu ra

hoặc có kết quả đầu ra khơng xác định rõ ràng được. Nhà quản trị trung tâm chi phí
dự tốn có trách nhiệm kiểm sốt chi phí phát sinh thực tế sao cho vừa đảm bảo
nhiệm vụ được giao vừa đảm bảo chi phí dự tốn. Mục tiêu chính của trung tâm chi
phí khơng định mức được là quản lý chặt chẽ các chi phí, giảm thiểu, tiết kiệm tối
đa các chi phí phát sinh. Vì vậy, nhà quản lý trung tâm chi phí này cần xây dựng dự
tốn chi phí nhằm xác định được sự chênh lệch giữa thực tế và dự tốn, từ đó tìm
hiểu ngun nhân phát sinh chênh lệch.
Về mặt quản lý kiểm soát, trung tâm chi phí có vai trị to lớn vì đây là bộ
phận phát sinh chi phí chủ yếu của tổ chức. Quản lý tốt trung tâm chi phí sẽ góp
phần gia tăng hiệu quả hoạt động , giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận cho tổ chức.
1.4.1.2.

Trung tâm doanh thu

Trung tâm doanh thu là một trung tâm trách nhiệm chỉ chịu trách về
doanh thu - các nguồn thu từ việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ. Người quản lý
phải chịu trách nhiệm kiểm soát doanh thu phát sinh tại trung tâm và cũng phải chịu
trách nhiệm kiểm sốt chi phí phát sinh tại trung tâm mình quản lý.
Mục tiêu của trung tâm là tạo ra doanh thu trong khung giá cho phép.
Trung tâm doanh thu thường gắn với bậc quản lý cấp trung hoặc cấp cơ
sở như các bộ phận kinh doanh, chi nhánh hay cửa hàng tiêu thụ sản phẩm. Khi xác
định chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu cần xem xét giá thành sản phẩm, giá vốn
hàng bán, một trong các yếu tố tạo nên lợi nhuận, khơng nên chỉ xem xét hồn tồn


15

vào doanh thu. Trung tâm doanh thu có quyền kiểm sốt giá bán, đơi khi để bán
được số lượng hàng lớn họ phải thực hiện chính sách chiết khấu, giảm giá, quảng
cáo, khuyến mãi...các quyết định về chính sách giá của họ dựa trên tình hình thị

trường, giá thành, chi phí và các mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Đồng thời,
trung tâm doanh thu là nơi cung cấp kịp thời các thông tin về biến đổi giá, khuyến
mãi của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thông qua việc so sánh đánh giá các
mặt hàng hay hoạt động kinh doanh nhằm xây dựng kế hoạch, dự toán tiêu thụ phù
hợp với năng lực doanh nghiệp và tình hình thị trường.
1.4.1.3.

Trung tâm lợi nhuận

Trung tâm lợi nhuận là một trung tâm trách nhiệm chịu trách cả về chi
phí và các nguồn thu từ việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ. Người chịu trách
nhiệm trung tâm này phải chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung
tâm này, có khả năng kiểm sốt cả chi phí và doanh thu tại trung tâm mình phụ
trách. Kiểm sốt lợi nhuận là một phân cấp thơng qua việc kiểm sốt chi phí và
doanh thu của đơn vị cấp dưới.
Một trung tâm lợi nhuận là trung tâm trong đó cả đầu vào và đầu ra được
đo bằng tiền tệ. Nói cách khác cả chi phí và doanh thu của trung tâm được ghi nhận.
Sự khác biệt về doanh thu và chi phí được gọi là lợi nhuận.
Mục tiêu của trung tâm này là theo dõi và quản lý tình hình sử dụng tài
sản, bảo tồn và phát triển vốn đầu tư, đảm bảo tăng lợi nhuận trên doanh thu, đảm
bảo tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, tăng lợi nhuận.
Trung tâm lợi nhuận thường được hình thành theo dòng sản phẩm, kênh
phân phối hay các phân khúc thị trường.
1.4.1.4.

Trung tâm đầu tư

Trung tâm đầu tư là một trung tâm trách nhiệm chịu trách nhiệm cả doanh
thu, chi phí, lợi nhuận và vốn đầu tư. Nhà quản lý chịu trách nhiệm kiểm sốt tồn

bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận, vốn đầu tư và huy động các nguồn tài trợ. Nhà


×