Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(Luận văn thạc sĩ) xây dựng mô hình giao dịch quyền chọn chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.2 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN VĂN NGƯNG

XÂY DỰNG MƠ HÌNH GIAO DỊCH QUYỀN
CHỌN CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM

NGUYỄN VĂN NGƯNG

XÂY DỰNG MƠ HÌNH GIAO DỊCH
QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009




83

MỤC LỤC
Trang
Chương 1. Tổng quan về quyền chọn chứng khoán : ..................................... 1
1.1 Các vấn đề lý luận chung về quyền chọn và quyền chọn chứng
khoán : ................................................................................................................. 1
1.1.1 Khái niệm quyền chọn : ............................................................... 1
1.1.2 Lịch sử phát triển thị trường quyền chọn : .................................. 2
1.1.3 Quyền chọn chứng khoán : .......................................................... 4
1.1.3.1 Khái niệm quyền chọn chứng khoán : ............................... 4
1.1.3.2 Đặc điểm của quyền chọn chứng khoán : .......................... 5
1.1.4 Tính hai mặt của cơng cụ quyền chọn chứng khoán : ................. 7
1.2 Một số cơ chế giao dịch quyền chọn chứng khoán:............................ 9
1.2.1 Giá trị nhận được của quyền chọn mua lúc đáo hạn..................... 9
1.2.1.1 Trường hợp mua quyền chọn mua....................................... 10
1.2.1.2 Trường hợp bán quyền chọn mua........................................ 10
1.2.2 Giá trị nhận được của quyền chọn bán lúc đáo hạn.................... 11
1.2.1.1 Trường hợp mua quyền chọn bán........................................ 11
1.2.1.2 Trường hợp bán quyền chọn bán ......................................... 12
1.2.3 Giá của quyền chọn..................................................................... 13
1.3 Vận dụng các chiến lược quyền chọn để kinh doanh và
phòng ngừa rủi ro trên thị trường chứng khoán ........................................... 13
1.3.1 Quyền chọn mua được phòng ngừa ............................................ 14
1.3.2 Quyền chọn bán bảo vệ............................................................... 15
1.3.3 Chiến lược Straddle mua quyền chọn......................................... 16
1.3.4 Chiến lược Strangle mua quyền chọn......................................... 17
1.3.5 Chiến lược Spread....................................................................... 17

1.3.6 Quyền chọn bán bảo vệ............................................................... 18


84

Chương 2. Các mơ hình giao dịch quyền chọn chứng khốn điển
hình trên thế giới và sự cần thiết của việc áp dụng quyền chọn
chứng khoán trên thị trường chứng khốn Việt Nam : ................................ 20
2.1 Các mơ hình giao dịch quyền chọn chứng khốn điển hình
trên thế giới: ...................................................................................................... 20
2.1.1 Mơ hình giao dịch quyền chọn chứng khốn ở Mỹ: .................. 20
2.1.2 Mơ hình giao dịch quyền chọn chứng khốn Châu Âu: ............ 26
2.1.3 Mơ hình giao dịch quyền chọn chứng khoán ở Nhật Bản: ........ 32
2.1.4 So sánh các mơ hình giao dịch trên : ......................................... 39
2.2 Khái qt tình hình thị trường chứng khốn ở Việt Nam ................ 39
2.2.1 Các văn bản pháp quy chi phối: ................................................. 40
2.2.2 Hàng hố giao dịch và quy mơ thị trường: ................................ 40
2.3 Sự cần thiết của việc áp dụng quyền chọn chứng khoán trên thị
trường chứng khoán Việt Nam : ..................................................................... 44
2.3.1 Quyền chọn là cơng cụ phịng ngừa rủi ro hiệu quả nhất
trên thị trường chứng khoán : ............................................................................. 44
2.3.2 Thu ngắn khoản cách với thị trường thế giới : .......................... 45
2.3.3 Nâng tầm hiểu biết của các nhà đầu tư chứng khoán : .............. 46
2.4 Bài học của Việt Nam trong việc xây dựng mơ hình giao dịch
quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam .......................................................... 46
2.4.1 Những điểm thuận lợi trong việc xây dựng mơ hình giao
dịch quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam ...................................................... 46
2.4.1.1 Điều kiện phát triển còn nhiều tiềm năng : ...................... 46
2.4.1.2 Chủ trương đẩy mạnh phát riển thị trường tài
chính của chính phủ : .......................................................................... 48

2.4.1.3 Yêu cầu quản trị rủi ro tốt hơn của nhà đầu tư
chứng khoán : ...................................................................................... 48
2.4.2 Những điểm khó khăn trong việc xây dựng mơ hình giao
dịch quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam....................................................... 48
2.4.2.1 Khung pháp lý chưa hoàn chỉnh : .................................... 48
2.4.2.2 Hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng kịp nhu cầu: ................... 49


85

2.4.2.3 Trình độ và nhận thức về thị trường của nhà đầu
tư còn khá thấp: ................................................................................... 49
2.4.2.3 Sự phức tạp trong việc tổ chức giao dịch ........................ 50
2.5 Cơ sở pháp lý cho sự ra đời quyền chọn chứng khoán tại Việt
Nam ..................................................................................................................... 50
Chương 3. Xây dựng mơ hình giao dịch quyền chọn chứng khoán
trên thị trường chứng khoán Việt Nam : ....................................................... 53
3.1 Các yếu tố đáp ứng để mơ hình giao dịch quyền chọn ra đời
tại Việt Nam : .................................................................................................... 53
3.1.1 Đảm bảo tính cạnh tranh cao trên thị trường : ........................... 53
3.1.2 Yêu cầu về tính thanh khoản trên thị trường : ........................... 53
3.1.3 Quyền chọn phải được chuẩn hố : ............................................ 53
3.2 Lộ trình xây dựng và áp dụng quyền chọn chứng khoán tại Việt
Nam..................................................................................................................... 54
3.2.1 Giai đoạn chuẩn bị từ nay đến năm 2011 ................................... 54
3.2.1 Giai đoạn sau năm 2011.............................................................. 54
3.3 Xây dựng mô hình giao dịch quyền chọn chứng khốn tại Việt
Nam : ................................................................................................................. 55
3.4 Các giải pháp chuẩn bị cho sự ra đời cơng cụ quyền chọn chứng
khốn tại thị trường chứng khốn Việt Nam : .............................................. 65

3.4.1 Hồn thiện khung pháp lý: ......................................................... 65
3.4.2 Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ thông tin : ......... 66
3.4.3 Đào tạo đội ngũ chuyên gia tài chính đủ năng lực: ................... 66
3.4.4 Tăng cường công tác phát triển thị trường: ............................... 67
3.4.5 Các giải pháp khác: .................................................................... 68
Kết luận đề tài ................................................................................................ 72
* Tài liệu tham khảo


1

LỜI MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài:
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường tài chính Việt Nam
là nơi thu hút vốn đầu tư nhiều nhất, có tốc độ phát triển với nhanh nhất cả về
quy mô và chất lượng. Đặc biệt là tăng trưởng mạnh mẽ vượt mức dự báo đến
năm 2010, của thị trường chứng khốn Việt Nam. Điều đó, chứng tỏ tiềm
năng phát triển thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khốn nói
riêng cịn rất lớn.
Tuy nhiên, thực tế thời gian qua thị trường chứng khoán của Việt Nam
phát triển hết sức bất thường cùng tăng hoặc cùng giảm hết biên độ. Mặc dù
tính chuyên nghiệp và từng trải của nhà đầu tư được thử thách cùng với biến
động mạnh của thị trường. Nhưng nhà đầu tư luôn bị cuốn theo vịng xốy rủi
ro mà khơng phải nhà đầu tư nào cũng đủ khả năng chấp nhận. Từ đây, nhu
cầu quản trị rủi ro của các nhà đầu tư càng trở nên cấp thiết, và công cụ quyền
chọn là tối ưu trong trường hợp này.
Hầu hết các thị trường giao dịch chứng khốn trên thế giới đã có thị
trường giao dịch chứng khoán phái sinh hàng trăm năm với nhiều công cụ để
nhà đầu tư lựa chọn “khẩu vị” rủi ro cho mình. Việc hình thành thị trường
chứng khốn phái sinh, ngoài việc đáp ứng nhu cầu nội tại thị trường chứng

khốn trong nước, bên cạnh đó cịn là sự phát triển tất yếu khách quan của qui
luật phát triển.
Từ những yếu tố trên, việc nghiên cứu và ứng dụng quyền chọn chứng
khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam là một bước đi cần thiết và phù
hợp với xu hướng phát triển trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Do vậy, tác giả
chọn đề tài “Xây dựng mơ hình giao dịch quyền chọn chứng khoán trên
thị trường chứng khoán Việt Nam” tạo tiền đề cho sự ra đời thị trường giao
dịch quyền chọn chứng khoán, giúp nhà đầu tư có thêm cơng cụ phịng ngừa


2

rủi ro, cũng như thực hiện đa dạng hoá hàng hoá giao dịch trên thị trường
chứng khoán
2/ Mục tiêu nghiên cứu:
Hiểu sâu về lịch sử ra đời, đặc điểm, vai trị của cơng cụ quyền chọn,
cũng như chiến lược phịng ngừa rủi ro bằng quyền chọn chứng khoán, cấu
trúc cơ bản của thị trường quyền chọn.
Phân tích thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam, nhu cầu đa dạng
hoá về hàng hoá giao dịch trên thị trường và các chiến lược phịng ngừa rủi ro
của nhà đầu tư bằng cơng cụ quyền chọn chứng khốn.
Tìm hiểu các mơ hình giao dịch quyền chọn điển hình trên thế giới, qua
đó đề xuất xây dựng mơ hình giao dịch quyền chọn chứng khoán ở Viêt Nam.
3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận liên quan về công cụ quyền chọn, về quyền chọn
chứng khốn
Tiếp cận 03 mơ hình giao dịch quyền chọn điển hình trên thế giới, so
sánh ưu khuyến điểm các mơ hình trên. Trên cơ sở đó, kiến nghị một số điều
kiện xây dựng mơ hình giao dịch quyền chọn chứng khoán ở Việt Nam
Luận văn tập trung vào nghiên cứu mơ hình giao dịch quyền chọn, do vậy

không đi sâu vào các phương pháp kỹ thuật định giá quyền chọn.
4/ Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là tổng hợp lý thuyết tài chính hiện đại,
lý thuyết về quản trị rủi ro tài chính, kết hợp thống kê mơ tả thực tiễn các mơ
hình giao dịch quyền chọn. Đồng thời phân tích và tổng hợp, so sánh dữ liệu
đảm bảo tính khái quát, khoa học, khách quan khi thể hiện các nội dung của
luận văn.
5/ Kết cấu của luận văn


3

Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của luận văn bao gồm
3 chương:
Chương 1: Lý luận tổng qt của đề tài
Chương 2: Các mơ hình giao dịch quyền chọn chứng khốn điển hình
trên thế giới, và sự cần thiết áp dụng quyền chọn chứng khoán trên thị trường
chứng khốn Việt Nam.
Chương 3: Xây dựng mơ hình giao dịch quyền chọn chứng khoán đặc
trưng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN
1.1 Các vấn đề lý luận chung về quyền chọn và quyền chọn chứng khoán
1.1.1 Khái niệm về quyền chọn
Quyền chọn ( Option) là một hợp đồng ký kết giữa hai bên – bên mua và bên
bán (seller hoặc writer)- mà theo đó người mua mua từ người bán quyền mua hoặc
bán một tài sản ở một mức giá cố định. Như trong bất kỳ một hợp đồng nào, một

bên sẽ cung cấp một loại hàng hoá cho bên kia. Người mua trả một khoản phí gọi là
phí quyền chọn, chính là giá của quyền chọn. Quyền chọn cho phép người nắm giữ
hợp đồng cơ hội (nhưng không bắt buộc thực hiện). Người bán hoặc người phát
hành quyền chọn bắt buộc phải thực hiện hợp đồng quyền chọn nếu người mua
quyền chọn yêu cầu.
• Người mua quyền (holder) – Người bỏ ra chi phí để được nắm giữ quyền
chọn và có quyền yêu cầu người bán có nghĩa vụ thực hiện quyền chọn theo ý mình
• Người bán quyền (writer) – Người nhận chi phí mua quyền của người mua
quyền, do đó, có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn theo yêu cầu của người mua
quyền.
• Tài sản cơ sở (underlying assets) – Tài sản mà dựa vào đó quyền chọn
được giao dịch. Giá cả trên thị trường của tài sản cơ sở là căn cứ để xác định giá trị
của quyền chọn. Tài sản cơ sở có thể là hàng hố như cà phê, dầu hỏa, vàng,..hay
chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu hoặc ngoại tệ như EUR, CHF,CAD,...
• Trị giá hợp đồng quyền chọn (volume) – Trị giá được chuẩn hóa theo từng
loại thị trường giao dịch.
• Thời hạn của quyền chọn (maturity) – Thời hạn hiệu lực của quyền chọn.
Q thời hạn này quyền khơng cịn giá trị.
• Phí mua quyền (premium) – Chi phí mà người mua quyền phải trả cho
người bán quyền để được nắm giữ hay sở hữu quyền chọn. Chi phí này thường
được tính bằng một số nội tệ trên mỗi ngoại tệ giao dịch.
• Loại quyền chọn – Loại quyền mà người mua nắm giữ. Loại quyền chọn
nào cho phép người mua có quyền được mua một loại tài sản cơ sở ở mức giá xác


5

định trước trong thời hạn nhất định gọi là quyền chọn mua (call). Ngược lại,
loại quyền chọn nào cho phép người mua có quyền được bán gọi là quyền chọn bán
(put).

• Kiểu quyền chọn – Kiểu giao dịch do hai bên thỏa thuận cho phép người
mua quyền được lựa chọn thời điểm thực hiện quyền. Kiểu quyền chọn cho phép
người mua quyền được thực hiện bất cứ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của
quyền chọn gọi là quyền chọn kiểu Mỹ. Kiểu quyền chọn chỉ cho phép người mua
thực hiện khi quyền chọn đến hạn gọi là quyền chọn kiểu châu Âu. Quyền chọn có
thể áp dụng cho nhiều loại thị trường với nhiều loại hàng hóa khác nhau. Do vậy có
nhiều loại quyền chọn khác nhau theo những loại thị trường khác nhau, chẳng hạn
quyền chọn trên thị trường chứng khốn với hai hình thức khác nhau: quyền chọn
mua (call option) và quyền chọn bán (put option). Quyền chọn mua là kiểu hợp
đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền, nhưng khơng bắt buộc, được
mua một số lượng chứng khoán ở một mức giá và trong thời hạn được xác định
trước. Quyền chọn bán là kiểu hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có
quyền, nhưng khơng bắt buộc, được bán một số lượng chứng khoán ở một mức giá
và trong thời hạn được xác định trước. Nếu tỷ giá biến động thuận lợi người mua sẽ
thực hiện hợp đồng (exercise the contract), ngược lại người mua sẽ không thực hiện
cho đến khi hợp đồng hết hạn. Ở đây cũng cần thiết phân biệt hai kiểu hợp đồng
quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn theo kiểu Mỹ và hợp đồng quyền chọn theo kiểu
châu Âu. Hợp đồng quyền chọn theo kiểu Mỹ (American Options) cho phép người
mua nó có quyền thực hiện hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết
hạn. Trong khi quyền chọn theo kiểu châu Âu (European Options) chỉ cho phép
người mua thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đến hạn (at maturity).
1.1.2 Lịch sử phát triển thị trường giao dịch quyền chọn
Trong những năm đầu của thập niên 1900, một nhóm các cơng ty gọi là Hiệp
hội các nhà môi giới và kinh doanh quyền chọn mua và các quyền chọn bán đã
thành lập thị trường các quyền chọn. nếu một người nào đó muốn mua quyền chọn,


6

một thành viên cũ hiệp hội này sẽ tìm một người bán sẳn sàng muốn ký kết hợp

đồng quyền bán quyền chọn. Vì vậy một cơng ty thành viên có thể vừa là nhà môi
giới - người mang người mua và người bán đến với nhau - hoặc nhà kinh doanh người thật sự thực hiện vị thế giao dịch.
Mặt dù thị trường quyền chọn phi tập trung (OTC) này có thể tồn tại, nó có
rất nhiều khiếm khuyết. Thứ nhất thị trường này không cung cấp cho người nắm giữ
quyền chọn cơ hội bán quyền chọn cho người khác trước khi quyền chọn đáo hạn.
Các quyền chọn được thiết kế để được nắm giữ cho đến khi đáo hạn, và rồi thì
chúng sẽ được thực hiện hoặc để cho hết hiệu lực. Vì vậy hợp đồng quyền chọn có
rất ít thậm chí là khơng có tính thanh khoản. Thứ hai, việc thực hiện hợp đồng của
người bán hoặc công ty thành viên của Hiệp hội các Nhà môi giới kinh doanh
quyền chọn mua và quyền chọn bán bị phá sản, người nắm giữa quyền chọn tuyệt
đối không may mắn. Thứ ba, chi phí giao dịch tương đối cao, một phần là do hai
vấn đề trên.
Năm 1973, đã có một sự thay đổi mang tính cách mạng trong thế giới quyền
chọn. sàn giao dịch Chicago Board of Trade (CBOT) sàn giao dịch lâu đời nhất và
lớn nhất các hợp đồng giao sau hàng hoá, đã tổ chức một sàn giao dịch dành riêng
cho giao dịch quyền chọn cổ phiếu. Sàn giao dịch này được đặt tên là Chicago
Broard option Exchange (CBOE) và mở cửa giao dịch quyền chọn mua vào ngày
26/04/1973. Các hợp đồng quyền chọn bán đầu tiên được đưa vào giao dịch trong
tháng 06/1977
CBOE đã tạo ra một thị trường trung tâm cho các hợp đồng quyền chọn.
Bằng cách tiêu chuẩn hoá các kỳ hạn và điều kiện của hợp đồng quyền chọn, nó đã
làm tăng tính thanh khoản của thị trường. Nói cách khác một nhà đầu tư đã mua
hoặc bán một hợp đồng quyền chọn trước đó có thể quay lại thị trường trước khi
hợp đồng đáo hạn và bán hoặc mua quyền chọn, và như vậy đã bù trừ vị thế ban
đầu. Tuy nhiên, quan trọng nhất, CBOE đã bổ sung một trung tâm thanh toán đảm
bảo cho người mua rằng người bán sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng. Vì
vậy khơng giống như thị trường phi tập trung, người mua quyền chọn khơng cịn lo


7


lắng về rủi ro tín dụng người bán. Điều này khiến quyền chọn trở nên hấp dẫn hơn
đối với công chúng.
Từ thời điểm đó, nhiều sàn giao dịch chứng khốn và gần như tất cả sàn giao
dịch giao sau bắt đầu giao dịch quyền chọn. Được kích thích bởi nhu cầu của công
chúng về quyền chọn, ngành kinh doanh này tăng trưởng mạnh mẽ cho đến khi thị
trường chứng khoán sụp đổ nặng nề vào năm 1987. Bị tổn hại bởi cú sốc này, nhiều
nhà đầu tư cá nhân đã sử dụng quyền chọn trước đây đã tránh xa thị trường này, và
khối lượng chỉ mới phục hồi ở mức năm 1987 trong thời gian gần đây.
Mặc dù các giao dịch của các định chế trên sàn giao dịch quyền chọn vẫn
tương đối mạnh sau vụ sụp đổ, một xu hướng đồng thời tồn tại đã buộc các sàn giao
dịch phải đương đầu với một mối đe dọa cạnh tranh mới: sự hồi sinh của thị trường
quyền chọn phi tập trung. Vào đầu thập niên 1980, nhiều công ty bắt đầu sử dụng
hoán đổi tiền tệ và lãi suất để quản trị rủi ro, chúng chịu rủi ro tín dụng khi một bên
có thể mất khả năng chi trả, để cho bên còn lại nắm giữ một khoản nợ buộc phải
tiếp tục theo đuổi lên đến toà án phá sản. Tuy nhiên các khoản nợ như vậy lại ít và
thưa thớt; và thị trường này vận hành tốt một cách khác thường. Ngay sau đó, các
cơng ty bắt đầu tạo ra các dạng hợp đồng phi tập trung khác, như hợp đồng kỳ hạn,
và như mong đợi, quyền chọn cũng bắt đầu được sử dụng. Tuy nhiên, vì định mức
tối thiểu của mỗi giao dịch khá lớn và có rủi ro tín dụng, cơng chúng khơng thể
tham gia vào thị trường phi tập trung mới hồi sinh này. Sự phát triển của thị trường
phi tập trung của các định chế này đã gây áp lực năng nề lên các sàn giao dịch
quyền chọn. Vào đầu thập niên 1990, các sàn giao dịch cố gắng trở nên sáng tạo
hơn để giành lại thị phần giao dịch của các định chế và kích thích mối quan tâm của
cơng chúng với quyền chọn. Tuy nhiên, các xu hướng này khơng có nghĩa là quyền
chọn đang mất dần tính đại chúng. Thật ra, chúng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết
đối với định chế tài chính và doanh nghiệp, nhưng mức tăng trưởng thì tập trung ở
các thị trường phi tập trung.
1.1.3 Các vấn đề lý luận chung về quyền chọn chứng khoán
1.1.3.1 Khái niệm về quyền chọn chứng khoán



8

Quyền chọn chứng khoán cho phép người nắm giữ hợp đồng cơ hội nhưng
không bắt buộc thực hiện mua hoặc bán chứng khoán với giá đã thoả thuận trước.
người bán hoặc người phát hành quyền chọn chứng khoán bắt buộc phải thực hiện
hợp đồng quyền chọn nếu như người mua quyền chọn yêu cầu.
Quyền chọn mua, quyền chọn bán chứng khoán là quyền được ghi trong hợp
đồng cho phép người mua lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán một số lượng chứng
khoán được xác định trước trong khoản thời gian nhất định với mức giá được xác
định trước.(Theo Luật Chứng Khoán hiện hành của Việt Nam)
Các thị trường giao dịch quyền chọn lớn trên thế giới như: Chicago Board
Option Exchange (CBOE), Philadelphia Stock Exchange (PHLX), NewYork Stock
Exchange (NYSE), American Stock Exchange (AMEX), Pacific Stock Exchange
(PSE).
- Quyền chọn cổ phiếu (Stock Option): là quyền chọn đối với cổ phần
thường. Quyền chọn này đối với cổ phiếu riêng lẻ và tồn tại đối với hàng ngàn lô cổ
phiếu riêng lẻ.
- Quyền chọn chỉ số (Index Option) : là quyền chọn đối với một chỉ số
chứng khoán. Quyền chọn này sử dụng một số chỉ số chứng khoán như NASDAQ
100, S7P 500, Dow Jone,… Ngồi ra, cịn sử dụng cả các chỉ số của nhiều ngành
kinh doanh khác nhau và những khu vực thị trường khác nhau.
- Hợp đồng quyền chọn mua chứng khốn có thể chuyển nhượng được với
quyền mua chứng khốn ưu đãi (incentive stock option). Quyền mua chứng khoán
ưu đãi là quyền được chọn mua chứng khốn ở một cơng ty nhất định, do cơng ty
đó dành cho một số người nhất định nào đó ( thường là các nhà quản lý cấp cao).
Khi quyền chọn mua chứng khoán ưu đãi được thực hiện thì một số lượng cổ phần
mới được phát hành. Quyền chọn chứng khoán ưu đãi cũng sẽ không được mua bán
rộng rãi trên thị trường mở. Ngược lại một khi hợp đồng quyền chọn mua được thực

hiện, khơng có cổ phần mới nào được phát hành mà chỉ là sự chuyển nhượng từ chủ
sở hữu này sang chủ sở hữu khác.
1.1.3.2 Đặc điểm về quyền chọn chứng khoán


9

* Giá thực hiện ( Exercise prise) : Là mức giá mà tại đó người sở hữu quyền
chọn sẽ mua hoặc bán chứng khoán cơ sở.
Trên sàn giao dịch quyền chọn giá thực hiện được chuẩn hoá. Sàn giao dịch
qui định mức giá thực hiện có thể ký kết hợp đồng quyền chọn. quyền chọn chứng
khoán được qui định mức giá thực hiện có khoản cách chênh lệch 2,5$ nếu giá cổ
phiếu thấp hơn 25$, khoảng 5$ nếu giá cổ phiếu từ 25$ đến 200$, và trong khoảng
10$ nếu giá cổ phiếu trên 200$. Đối với quyền chọn chỉ số, các khoản chênh lệch
giá thực hiện có sự khác biệt nhiều do biên độ rộng của nhiều chỉ số khác nhau.
* Ngày đáo hạn (Expiration date): Là ngày mà sau đó hợp đồng quyền chọn
khơng cịn hiệu lực.
Quyền chọn chứng khoán thường được qui định chu kỳ đáo hạn theo các chu
kỳ tháng : Chu kỳ tháng 1 ( gồm các tháng 1,4,7 và 10); Chu kỳ tháng 2 ( gồm các
tháng 2,5,8,11); Chu kỳ tháng 3 ( gồm các tháng 3,6,9,12). Ngày đáo hạn chính xác
là vào lúc 22 giờ 59 phút ( theo giờ của trung tâm giao dịch) của ngày thứ bảy ngay
sau ngày thứ sáu tuần lễ thứ ba của tháng đáo hạn. Theo thông lệ nhà đầu tư nắm
giữ quyền chọn ( nếu quyết định thực hiện quyền chọn) sẽ có thời gian đến hết 16
giờ 30 phút của ngày thứ sáu đó để thơng báo cho nhà mơi giới thực hiện quyền
chọn. Sau đó, nhà mơi giới sẽ có thời gian đến 22 giờ 59 phút của ngày thứ bảy
hơm sau để hồn thành các thủ tục thông báo cho Trung tâm giao dịch chứng khốn
thực hiện quyền chọn đó.
* Ảnh hưởng của việc phân chia cổ tức và cổ phiếu: Quyền chọn chứng
khoán trên thị trường OTC được đảm bảo về cổ tức. Khi một công ty công bố chi cổ
tức bằng tiền mặt, thì giá thực hiện của quyền chọn về cổ phiếu sẽ giảm một khoảng

bằng với số cổ tức vào thời điểm khơng nhận cổ tức. Quyền chọn chứng khốn trao
đổi qua trung tâm giao dịch chứng khốn nói chung không được điều chỉnh theo cổ
tức trả bằng tiền mặt, nhưng điều chỉnh theo sự phân chia cổ tức. Việc phân chia cổ
phiếu xảy ra khi số cổ phiếu hiện tại được chia thành nhiều cổ phiếu nhỏ hơn.
Ngoài ra quyền chọn về cổ phiếu còn được điều chỉnh theo cổ tức chi trả bằng cổ
phiếu.


10

* Hạn chế vị thế và hạn chế mức thực hiện: được thiết kế nhằm ngăn ngừa
tình trạng thị trường quyền chọn bị chi phối quá mức bởi hành vi của một hoặc một
nhóm các nhà đầu tư cá biệt. Hạn mức vị thế (position limit): là số lượng quyền
chọn tối đa mà nhà đầu tư có thể nắm giữ về một phía của thị trường. Sàn giao dịch
chứng khốn ban hành hạn mức vị thế cho từng chứng khoán căn cứ vào khối lượng
cổ phiếu giao dịch và tổng số của cổ phiếu đó. Hạn mức thực hiện (exercise limit):
là số quyền chọn tối đa mà nhà đầu tư có thể thực hiện trong vịng 5 ngày làm việc
liên tục bất kỳ bởi những nhà đầu tư riêng lẻ hay một nhóm các nhà đầu tư cùng
hành động với nhau. Mục tiêu của hạn mức thực hiện và hạn mức vị thế là nhằm
ngăn cản từng cá nhân hoặc một nhóm người có tác động đáng kể đến thị trường
* Điều kiện niêm yết: Các sàn giao dịch quyền chọn qui định các tài sản mà
giao dịch được phép. Đối với quyền chọn cổ phiếu, sàn giao dịch quy định những
điều kiện tối thiểu mà một cổ phiếu phải đạt được để có thể giao dịch quyền chọn.
* Quy mô hợp đồng: Một hợp đồng quyền chọn giao dịch trên sàn là tiêu
chuẩn gồm 100 quyền chọn đơn lẻ, mỗi quyền chọn đơn lẻ được mua (bán) một cổ
phiếu. Như vậy một hợp đồng quyền chọn được mua (bán) tối thiểu là 100 cổ phiếu.
Tuy nhiên quyền chọn cũng tuân thủ nguyên tắc chia tách cổ phiếu và cổ tức.
1.1.4 Tính hai mặt của cơng cụ quyền chọn chứng khốn
Các cơng cụ phái sinh nói chung hay quyền chọn nói riêng là những hình
thức được đánh giá là rất hữu dụng trên thị trường chứng khoán. Thực tế, trong thời

gian vừa qua, khi thị trường trồi sụt thất thường, nếu các nghiệp vụ này đã được áp
dụng thì có thể các nhà đầu tư có được những quyết định hợp lý hơn, bám sát theo
những biến động của thị trường chứng khốn.
Trên thị trường chứng khốn, cơng cụ phái sinh này giúp nhà đầu tư tránh
được tình trạng thua lỗ quá nặng khi thị trường đi xuống sâu và ngược lại, nhà đầu
tư có thể đạt mức lợi nhuận rất cao khi thị trường đi lên.
Hiện nay, không chỉ các thị trường tồn cầu nói chung và thị trường Việt
Nam nói riêng, mọi người đều lo ngại về vấn đề quản lý rủi ro, và đây cũng là thời
điểm tốt để một thị trường non trẻ, với nhiều biến động về giá trong thời gian qua


11

như Việt Nam có thể xem xét đến việc áp dụng những hình thức giao dịch quyền
chọn này.
Cơng cụ phái sinh có vai trị rất quan trọng trong việc quản lý rủi ro nên hình
thức này giúp nhà đầu tư có thêm tự tin khi tham gia thị trường, điều này giúp thu
hút thêm nhà đầu tư tham gia thị trường. Vì vậy, cơ hội của các cơng cụ quyền chọn
chứng khoán trên những thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam được đánh
giá là khá nhiều và trong định hướng phát triển thị trường các cơ quan quản lý cũng
có tính đến phương án áp dụng các hình thức này
Tuy nhiên, đi đơi mặt tích cực thì mặt trái cơ bản nhất của các công cụ phái
sinh trong giao dịch chứng khốn được ví như việc đặt cược về tương lai của một
cổ phiếu. Nếu diễn biến thị trường của cổ phiếu giống kỳ vọng của bạn, dĩ nhiên
bạn được lợi, nếu cổ phiếu không giống kỳ vọng của bạn, bạn sẽ mất phần đặt cược.
Ngoài ra, với thị trường chứng khoán non trẻ như Việt Nam, khi có một cơng cụ
mới trên “sân chơi”, vấn đề được lưu tâm nhất vẫn là mức độ “sẵn sàng” của thị
trường. Việc áp dụng một hình thức giao dịch mới vào một thị trường mới cũng cần
nghiên cứu rất kỹ lưỡng và cần xây dựng những khuôn khổ pháp lý chuẩn mực cho
các hoạt động này. Đến khi các thành viên đã sẵn sàng thì thị trường mới có thể vận

hành tốt
Rõ ràng là, bên cạnh những mặt tích cực của các công cụ phái sinh, cũng
cần chú ý rủi ro có thể có của những cơng cụ này. Các cơng cụ tài chính đều có hai
mặt, một mặt các nhà đầu tư có thể phịng vệ rủi ro, chẳng hạn mua một hợp đồng
quyền chọn để bảo vệ hàng hóa đang mua, tuy nhiên, nhà đầu tư có thể gặp rủi ro
lớn nếu không biết cách đặt lệnh, giới hạn được tổn thất nếu có
Có thể gây ra thua lỗ lớn do việc sử dụng các cơng cụ địn bẫy hay vay
mượn; rủi ro do đối tác không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và tiềm ẩn rủi ro rất lớn
đối với những nhà đầu tư nhỏ, thiếu kinh nghiệm.
Giá trị danh nghĩa quá lớn: rủi ro dẫn đến thua lỗ lớn mà nhà đầu tư không
thể bù đắp được. Khả năng dẫn đến phản ứng dây chuyển phá hủy hàng loạt khi có
khủng hoảng kinh tế. Giá trị danh nghĩa quá lớn dẫn tới việc làm méo mó thị trường


12

vốn thực. Nhà đầu tư bắt đầu nhìn vào thị trường các công cụ phái sinh để quyết
định mua hoặc bán chứng khoán, như vậy cái mà ban đầu được xem là thị trường là
để chuyển rủi ro trở thành một chỉ số hướng dẫn thị trường.
Đòn bẩy nợ trong nền kinh tế: việc gia tăng đòn bẩy nợ trong nền kinh tế
làm nền kinh tế thực không đủ khả năng để tài trợ cho nghĩa vụ nợ và điều chỉnh
những hoạt động kinh tế thực, điều này có thể gây ra suy thoái hay khủng hoảng
kinh tế.
Để hạn chế tác động tiêu cục, các cơ quan quản lý có thể đưa ra những quy
định về số lượng quyền chọn tối đa, quyền mua tối đa của một cá nhân, nhằm hạn
chế tình trạng một cá nhân có thể làm lũng đoạn cả thị trường. Một vấn đề cũng rất
cần suy xét là thị trường hàng hóa của Việt Nam đã ra đời từ rất lâu, nhưng công cụ
phái sinh vẫn là khái niệm khá mới mẻ với nhiều thành viên của thị trường
Nhiều nhà khoa học cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam mới được 9
năm tuổi đời với sự bất ổn trong của tâm lý nhà đầu tư, quy mơ của thị trường

chứng khốn Việt Nam trong so sánh với thị trường chứng khoán thế giới vẫn là
một sự “khập khiễng” rõ nét, nên chăng áp dụng các công cụ phái sinh mới mẻ này
cho thị trường hàng hóa trước rồi mới đến thị trường chứng khốn
Việc có nên áp dụng các cơng cụ phái sinh là hợp đồng quyền chọn cho thị
trường hàng hóa trước khi áp dụng cho thị trường chứng khoán. Chẳng hạn, nên
xem xét áp dụng trước cho giao dịch của các hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam trước như cà phê, cao su và loại hàng hóa Việt Nam nhập khẩu khá lớn và đã
có nhiều biến động trong thời gian qua là vàng. Điều chắc chắn là phải nghiên cứu
rất kỹ.
1.2 Một số cơ chế hoạt động giao dịch quyền chọn:
1.2.1 Giá trị nhận được của quyền chọn mua vào lúc đáo hạn
Gọi T là thời điểm đáo hạn, ST là giá trị thị trường của tài sản cơ sở vào lúc
đáo hạn, X là giá thực hiện và VT là giá trị nhận được của quyền chọn và lúc đáo
hạn.


13

1.2.1.1 Trường hợp mua quyền chọn mua:
Vào lúc đáo hạn, nếu thực hiện quyền, người mua sẽ mua tài sản cơ sở với
giá X. Nếu mua trên thị trường, người mua sẽ trả với giá ST.
Trường hợp ST > X. Nếu thực hiện quyền người mua sẽ mua tài sản cơ sở
với giá X, trong khi nếu ra thị trường thì phải mua với giá ST >X. Khoản lợi thu
được là ST –X > 0. Như vậy, nếu ST > X, người mua quyền chọn mua sẽ thực hiện
quyền và nhận được giá trị VT = ST -X.
Trường hợp ST <= X. Nếu thực hiện quyền, người mua sẽ mua tài sản cơ sở
với giá X, trong khi hoàn toàn có thể ra thị trường để mua với giá ST < X. Như vậy,
nếu ST <= X, người mua quyền chọn mua sẽ không thực hiện quyền và nhận được
giá trị VT = 0.
Tóm lại, giá trị nhận được đối với người mua quyền chọn mua vào lúc đáo

hạn là: VT = max[(ST – X);0].
Ví dụ: trong quyền chọn mua cổ phiếu IBM ở trên, giá thực hiện X = 50
USD. Nếu vào ngày đáo hạn 1/5/01, giá cổ phiếu IBM là ST = 60 USD, thì người
mua quyền sẽ được lợi. Anh ta thực hiện quyền và mua 1 cổ phiếu IBM với giá 50
USD. Nếu khơng có quyền, anh ta sẽ phải mua trên thị trường với giá 60 USD.
Khoản lợi mà anh ta thu được bằng ST – X = 10 USD trên 1 cổ phiếu IBM. Ngược
lại, giả sử vào ngày đáo hạn 1/5/01, giá cổ phiếu IBM là ST = 40 USD. Nếu thực
hiện quyền, người nắm giữ quyền sẽ mua 1 cổ phiếu IBM với giá 50 USD, trong
khi nếu mua trên thị trường thì chỉ phải trả giá 40 USD. Như vậy, người giữ quyền
sẽ không thực hiện quyền và giá trị anh ta nhận được bằng 0.
Vào thời điểm đáo hạn hay trong bất cứ thời điểm nào khi quyền chọn còn
hiệu lực, nếu giá tài sản cơ sở lớn hơn giá thực hiện (S>X), ta gọi quyền chọn mua
là có lời (in-themoney); nếu giá tài sản cơ sở nhỏ hơn giá thực hiện (Squyền chọn mua là khơng có lời (out-of-the-money); còn nếu giá tài sản cơ sở bằng
giá thực hiện (S=X), ta gọi quyền chọn mua là hòa tiền (at-the-money).
1.2.1.2 Trường hợp bán quyền chọn mua:


14

Như đã trình bày, vào lúc đáo hạn, nếu ST > X thì người mua quyền chọn
mua sẽ thực hiện quyền, tức là mua tài sản cơ sở. Trong trường hợp đó, người bán
quyền chọn mua sẽ phải bán tài sản cơ sở cho người mua quyền ở mức giá X, trong
khi lẽ ra có thể bán ra thị trường với giá ST. Người bán quyền chọn mua bị lỗ ST –
X, hay nhận được giá trị VT = X – ST. Nếu ST <= X, người mua quyền chọn mua
sẽ khơng thực hiện quyền và như vậy thì giá trị mà người bán quyền chọn mua nhận
được là VT = 0.
Tóm lại, giá trị nhận được đối với người bán quyền chọn mua vào lúc đáo
hạn là: VT = min[(X - ST);0].
Ví dụ: trong quyền chọn mua cổ phiếu IBM, nếu vào ngày đáo hạn 1/5/01,

giá cổ phiếu IBM là ST = 60 USD, thì người mua quyền sẽ thực hiện quyền và
được lợi 10USD/cổ phiếu. Ngược lại, người bán quyền sẽ bị thiệt 10 USD/cổ phiếu,
do phải bán cho người mua với giá X=50 USD trong khi có thể bán ra thị trường
với giá 60 USD. Còn nếu vào ngày đáo hạn 1/5/01, giá cổ phiếu IBM là ST = 40
USD, thì người mua sẽ khơng thực hiện quyền. Người bán quyền nhận được giá trị
bằng 0.
1.2.2 Giá trị nhận được của quyền chọn bán vào lúc đáo hạn
1.2.2.1 Trường hợp mua quyền chọn bán:
Vào lúc đáo hạn, nếu thực hiện quyền, người mua quyền chọn bán sẽ bán tài
sản cơ sở với giá X. Còn nếu bán trên thị trường, thì mức giá là ST. Trường hợp ST
>= X. Nếu thực hiện quyền người mua quyền chọn bán sẽ bán tài sản cơ sở với giá
X, trong khi nếu ra thị trường thì sẽ bán được với giá ST >=X. Như vậy, nếu ST >=
X, người mua quyền chọn bán sẽ không thực quyền và nhận giá trị VT = 0.
Trường hợp ST < X. Nếu thực hiện quyền, người mua quyền chọn bán sẽ
bán tài sản cơ sở với giá X, trong khi ra thị trường thì phải bán với giá ST < X. Như
vậy, nếu ST < X, người mua quyền chọn bán sẽ thực hiện quyền và nhận được giá
trị VT = X - ST.
Tóm lại, giá trị nhận được đối với người mua quyền chọn bán vào lúc đáo
hạn là: VT = max[(X - ST);0].


15

Ví dụ: Quyền chọn bán cổ phiếu IBM có giá thực hiện X = 50 USD. Nếu
vào ngày đáo hạn 1/5/01, giá cổ phiếu IBM là ST = 60 USD, thì người mua quyền
chọn bán sẽ khơng được lợi gì, vì nếu thực hiện quyền, anh ta sẽ bán 1 cổ phiếu
IBM với giá 50 USD, trong khi có thể ra thị trường để bán với giá 60 USD. Như
vậy, quyền sẽ không được thực hiện và giá trị nhận được bằng 0. Ngược lại, giả sử
vào ngày đáo hạn 1/5/01, giá cổ phiếu IBM là ST = 40 USD. Nếu thực hiện quyền,
người mua quyền chọn bán sẽ bán 1 cổ phiếu IBM với giá 50 USD, trong khi nếu

bán trên thị trường thì chỉ có thể bán với giá 40 USD. Như vậy, người có quyền
chọn bán sẽ thực hiện quyền và khoản lợi anh ta nhận được là 10 USD. Đối với
quyền chọn bán, vào thời điểm đáo hạn hay trong bất cứ thời điểm nào khi quyền
chọn còn giá trị, nếu giá tài sản cơ sở lớn hơn giá thực hiện (S>X), ta gọi quyền
chọn bán là khơng có lời (out-of-the-money); nếu giá tài sản cơ sở nhỏ hơn giá thực
hiện (Ssở bằng giá thực hiện (S=X), ta gọi quyền chọn bán là hòa tiền (at-the-money).
1.1.2.2 Trường hợp bán quyền chọn bán:
Nếu ST >= X, ta biết rằng người mua quyền chọn bán sẽ không thực hiện
quyền và người bán quyền chọn bán cũng nhận giá trị VT = 0. Nếu ST < X, người
mua quyền chọn bán sẽ thực hiện quyền, và người bán quyền chọn bán sẽ buộc phải
mua tài sản cơ sở với giá X trong khi lẽ ra có thể mua trên thị trường với giá ST.
Như vậy, nếu ST < X, người bán quyền chọn mua sẽ bị lỗ hay nhận được giá trị VT
= ST - X.
Tóm lại, giá trị nhận được đối với người bán quyền chọn bán vào lúc đáo
hạn là: VT = min[(ST - X);0].
Ví dụ: Quyền chọn bán cổ phiếu IBM có giá thực hiện X = 50 USD. Nếu
vào ngày đáo hạn 1/5/01, giá cổ phiếu IBM là ST = 60 USD, thì người mua quyền
chọn bán sẽ khơng thực hiện quyền và cả người mua lẫn người bán quyền chọn bán
nhận được giá trị bằng 0. Nếu giá cổ phiếu IBM là ST = 40 USD vào ngày đáo hạn
thì người mua quyền chọn bán chắc chắn sẽ thực hiện quyền và người bán quyền


16

chọn bán phải mua tài sản cơ sở với giá 50 USD, trong khi có thể ra mua trên thị
trường với giá 40 USD. Như vậy, người bán quyền chọn bán sẽ bị lỗ 10 USD.
1.1.3 Giá của quyền chọn
Trong các trường hợp trên, ta thấy giá trị mà người mua quyền (chọn mua
hay chọn bán) nhận được (FT) không bao giờ có giá trị âm, tức là khơng bao giờ bị

lỗ. Còn giá trị người bán quyền nhận được khơng bao giờ có giá trị dương, tức là
khơng bao giờ có lời.Điều này có vẻ như người mua quyền được lợi cịn người bán
quyền thì bị thiệt. Nhưng thực tế khơng phải như vậy. Vì quyền chọn là tài sản có
giá trị đối với người nắm giữ nó nên để có được quyền, người mua quyền phải trả
một khoản tiền (gọi là phí hay giá của quyền chọn) cho người bán quyền. Mức phí
này được thanh tốn ngay khi ký kết hợp đồng quyền chọn.
Các yếu tố tác động đến giá quyền chọn:
Yếu tố Quyền chọn mua Quyền chọn bán
Giá của tài sản cơ sở (S) + Giá thực hiện (X) - +
Thời gian (T-t) + +
Độ biến thiên của giá tài sản cơ sở (σ) + +
Lãi suất phi rủi ro (rf) + Ghi chú ký hiệu:
+ tác động đồng biến.
- tác động nghịch biến.
1.3 Vận dụng các chiến lược quyền chọn để kinh doanh và phòng ngừa rủi
ro trên thị trường chứng khốn.
Quyền chọn có đặc tính là kết hợp với cổ phiếu hoặc một quyền chọn khác
để tạo ra nhiều chiến lược đa dạng nhằm đáp ứng mức rủi ro ưu thích của nhà đầu
tư và phù hợp với dự báo của thị trường.
Khi nhà đầu tư có dự định mua chứng khốn và kỳ vọng giá của chứng
khốn đó sẽ tăng lên trong tương lai thì họ sẽ phịng ngừa rủi ro bằng cách mua một
quyền chọn mua. Đến thời điểm đáo hạn của hợp đồng quyền chọn, nếu giá chứng


17

khốn lên cao như dự đốn thì người sở hữu quyền chọn sẽ thực hiện hợp đồng và
mua chứng khoán theo giá đã thoả thuận tại thời điểm ký hợp đồng .
Điều này sẽ có lợi hơn so với phải mua theo giá hiện tại trên thị trường,
khoản lãi này là không giới hạn tuỳ thuộc vào chênh lệch giữa giá chứng khoán

hiện tại và giá chốt trên hợp đồng
Trong trường hợp này, nếu giá chứng khoán diễn biến ngược lại so với dự
đốn thì người sở hữu quyền chọn sẽ không thực hiện hợp đồng và chỉ chịu một
khoản lỗ giới hạn bằng với khoản phí mua quyền chọn.
Ngược lại khi nhà đầu tư đang sở hữu chứng khoán và họ dự đoán trong
tương lai giá chứng khoán sẽ giảm thì sự lựa chọn cho nỗi lo về giá của họ đối với
chứng khoán đang sở hữu là mua một quyền chọn bán. Nếu có cơng cụ quyền chọn
chứng khốn thì nhà đầu tư sẽ khơng bị hoảng loạn khi thị trường đảo chiều vì họ
đã mua “bảo hiểm” về giá.
1.3.1 Quyền chọn mua và cổ phiếu: (Quyền chọn mua được phòng ngừa)
Một trong số các chiến lược phổ biến nhất của nhà kinh doanh quyền chọn
chuyên nghiệp là mua cổ phiếu và bán quyền chọn mua đối với một loại cổ phiếu.
nhà đầu tư thực hiện chiến lược này gọi là bán một quyền chọn mua có phịng ngừa.
Vì người kinh doanh quyền chọn đang sở hữu cổ phiếu nếu người mua quyền chọn
thực hiện quyền thì nhà kinh doanh quyền chọn này chỉ chuyển giao cổ phiếu mà
không phải mua trên thị trường với một mức giá có thể khá cao. Đứng trên quan
điểm khác, người sở hữu cổ phiếu mà không bán quyền chọn sẽ gặp phải một rủi ro
đáng kể khi giá cổ phiếu phiếu giảm xuống. Bằng cách bán một quyền chọn mua
đối với cổ phiếu đó, nhà đầu tư sẽ giảm rủi ro khi giá cổ phiếu giảm xuống đáng kể,
vì lúc này khoản lỗ đã được bù đắp một phần bởi phí quyền chọn mua.
Ta có phương trình lợi nhuận của việc mua cổ phiếu là:
π =Ns(St-So)

(1.1) với Ns>0

Và phương trình lợi nhuận của việc bán một quyền chọn mua như sau:
π =Nc[Max(0,St-X)-C]

Với Nc<0


Phương trình kết hợp lợi nhuận của hai chiến lược là:


18

π =Ns(St-So)+No[Max(0,St-X)-C]
Xét trường hợp của một cổ phiếu và quyền chọn, với Ns>0 (mua cổ phiếu),
Nc<0 (bán quyền chọn) và Ns=-Nc=1, phương trình lợi nhuận lúc này là
π =St-So-Max(0,St-X)+C
Nếu St< X tức là giá cổ phiều khi đáo hạn nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện
quyền chọn, người mua quyền chọn sẽ khơng u cầu thực hiện quyền chọn, vì vậy
lợi nhuận của người bán quyền là phí quyền chọn tương ứng C. Tuy nhiên do giá cổ
phiếu giảm nên nhà đầu tư bị lỗ một khoản là St-So. Phương trình lợi nhuận kết hợp
chiến lược là:
π –St-So+C
Nếu St>X tức giá cổ phiếu khi đáo hạn lớn hơn giá thực hiện, người mua
quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng, lúc này giá trị lỗ của người bán quyền tỷ lệ
thuận với mức chênh lệch giữa giá thị trường và giá thực hiện và số quyền chọn
trong hợp đồng.
Lúc này, lợi nhuận của chiến lược mua cổ phiếu và bán quyền chọn mua là
lợi nhuận của chiến lược thực hiện hai vị thế song song. Phương trình lợi nhuận của
nhà đầu tư lúc này là :
π =St-So-St+X+C=X-So+C
1.3.2 Quyền chọn bán và cổ phiếu: (Quyền chọn bán bảo vệ)
Một chiến lược khác của quyền chọn là kết hợp giữa mua cổ phiếu và bán
một quyền chọn mua, người sở hữu cổ phiếu có thể được bảo vệ khi giá giảm.
Trong một thị trường giá lên, cổ phiếu gần như được mua lại bằng cách thực hiện
quyền chọn. Một cách để nhận được sự bảo vệ trước thị trường giá xuống và vẫn có
thể chi phần lợi nhuận trong một thị trường giá lên là mua một quyền chọn bán bảo
vệ, tức là nhà đầu tư mua cổ phiếu và mua một quyền chọn bán. Quyền chọn bán

cung cấp một mức giá bán tối thiểu dành cho cổ phiếu.
Ta có phương trình lợi nhuận của việc mua một quyền chọn bán như sau:
π =Np[Max(0,X-St)-P]

(1.2) với Np>0


19

Phương trình kết hợp lợi nhuận của hai chiến lược được thiết lập bằng cách
cộng hai phương trình lợi nhuận của chiến lược mua cổ phiếu (1.1) và chiến lược
mua quyền chọn bán (1.2)
π =Ns(St-S0)+ Np[Max(0,X-St)-P]
Xét trường hợp của một cổ phiếu và một quyền chọn, với Ns>0 (mua cổ
phiếu) và Np>0 (mua quyền chọn bán) và Ns=Np=1, phương trình lợi nhuận này là:
π =St-S0+Max(0,X-St)-P
Nếu St>X tức là giá cổ phiếu khi đáo hạn lớn hơn hoặc bằng giá thực hiện,
quyền chọn sẽ không được thực hiện và kết quả là: π =St-S0-P, lợi nhuận từ việc cổ
phiếu tăng giá sẽ được trừ đi một phần chi phí dự phịng rủi ro
Nế Stquyền chọn yêu cầu thực hiện quyền, tức là người bán quyền mua lại cổ phiếu,.
người mua quyền có phương trình lợi nhuận kết hợp của chiến lược này là:
π =St-So-St+X-St-P =X-So-P
Quyền chọn trong trường hợp này như một hợp đồng bảo hiểm đối với cổ
phiếu. Trong thị trường giá xuống, tổn thất của cổ phiếu sẽ phần nào bù đắp bởi
việc thực hiện quyền chọn, trong thị trường giá lên, bảo hiểm là không cần thiết và
mức lợi nhuận do cổ phiếu tăng giá bị giảm đi do phí của quyền chọn trả trước để
phòng ngừa rủi ro.
Như vậy quyền chọn bán bảo vệ ấn định mức lỗ tối đa do giá cổ phiếu giảm
nhưng lại chịu một khoản chi phí là lợi nhuận ít hơn khi giá tăng.

1.3.3 Chiến lược Straddle mua quyền chọn
Với chiến lược này nhà đầu tư mua quyền chọn, mua cả quyền chọn bán và
quyền chọn mua với cùng giá thực hiện và ngày đáo hạn. Với chiến lược Straddle,
nhà đầu tư phải cân đối giữa chi phí bỏ ra và thời gian cần thiết cho chiến lược có
sự lựa chọn tốt nhất. Do thời gian đáo hạn càng dài cung cấp nhiều cơ hội hơn, cần
kiểm soát chặt chẽ vị thế của chiến lược và có thể thoát khỏi vị thế trước khi đáo
hạn. Mua theo chiến lược straddle khi dự đoán giá chứng khoán biến động nhiều
hơn phí Straddle


1.3.4 Chiến lược Strangle
Chiến lược này có lợi khi mức độ biến động của chứng khốn càng lớn, nó
bao gồm mua (bán) một quyền chọn mua và một quềyn chọn bán với cùng số
lượng hợp đồng, cùng ngày đáo hạn nhưng khác nhau giá thực hiện. Chiến lược
này được bảo vệ lớn hơn khi giá chứng khoán dao động ra xa khỏi giá thực hiện.
Khi giá quyền chọn cao hơn giá trị thực, và nhà kinh doanh tin chứng
khoán cơ sở sẽ dao động trong phạm vi hẹp, lúc này chiến lược Strangle bán
quyền chọn sẽ được ưu tiên chọn.
1.3.5 Chiến lược Spread
Trường hợp nhà đầu tư dự báo thị trường đi lên nhưng không đủ thuyết
phục để mua quyền chọn mua, lúc này nhà đầu tư sẽ sử dụng chiến lược spread
liên quan đến việc nắm giữ vị thế hai hoặc nhiều quyền chọn cùng kiểu với giá
thực hiện khác nhau. Nhà đầu tư mua một quyền chọn mua chứng khoán với giá
thự hiện nhất định và bán quyền chọn mua trên cùng loại chứng khoán với giá
thực hiện cao hơn, cả hai quyền chọn này có cùng ngày đáo hạn.
Ví dụ, giá cổ phiếu A tăng mạnh trong sáu tháng vừa qua đến tháng 4 giá
$13.00 thị trường lúc này đang có chiều hướng đi xuống, nhưng nhà đầu tư vẫn dự
báo trong thời gian tới giá vẫn tiếp tục tăng và giao động khoản $13.50. Khi so
sánh với giá quyền chọn mua tại giá $13.00 là $0.76 cao hơn so với lợi nhuận thu
được là $0.50 nhà đầu tư quyết định sử dụng chiến lược spread cho quyền chọn

mua. Nhà đầu tư mua một hợp đồng quyền chọn mua ngày đáo hạn tháng 8, giá
thực hiện $13.00 với giá quyền chọn $0.76. Đồng thời bán một hợp đồng quyền
chọn mua ngày đáo hạn tháng 01 giá thực hiện $13.50 với giá quyền chọn $0.61.
Như vậy chi phí bỏ ra ban đầu cho chiến lược này là $0.15 nhỏ hơn so với chi phí
khi mua quyền chọn mua.

20


×