NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
VỐN XÃ HỘI - NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC
VÀ HỆ QUẢ TIÊU CỰC ĐỐI VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN
(Nghiên cứu trường hợp tại thành phố Vinh, Nghệ An)
n ThS. Phan Thị Thúy Hà
Trường Đại học Vinh
Từ nửa sau của thế kỷ XX, khái
niệm “vốn xã hội” nổi lên như là một
thuật ngữ quan trọng và được sự
quan tâm nghiên cứu rộng rãi trong
giới khoa học cũng như trong đời
sống xã hội. Khi nói đến vốn xã hội,
người ta hay nói đến mạng lưới quan
hệ xã hội của các cá nhân. Điều đó
có nghĩa là việc hình thành và phát
triển mạng lưới quan hệ xã hội cá
nhân chính là góp phần hình thành
và phát triển vốn xã hội của các chủ
thể. Tuy nhiên, mạng lưới quan hệ xã
hội khơng thể hình thành nếu các
chủ thể thiếu lịng tin và không tham
gia vào các quan hệ xã hội. Do đó, sự
hình thành và phát triển tốt mạng
lưới quan hệ xã hội, cùng với việc
xây dựng lòng tin xã hội để sự tham
gia xã hội được sâu, rộng chính là cơ
chế căn bản để hình thành và phát
triển vốn xã hội của các chủ thể. Vậy
thì khi các cá nhân hình thành và
phát triển vốn xã hội có hệ quả tích
cực hay tiêu cực đến đời sống của
cá nhân? Bài viết dưới đây sẽ đi sâu
phân tích về những tác động tích
cực và hệ quả tiêu cực của vốn xã
hội đến việc chăm sóc sức khỏe của
người dân.
SỐ 9/2018
Tạp chí
KH-CN Nghệ An
[43]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1. Vốn xã hội, mối quan hệ giữa vốn
xã hội và sức khỏe của cá nhân
1.1. Vốn xã hội
Cùng với các khái niệm khác như vốn
văn hóa, vốn con người, vốn tâm lý và
vốn biểu tượng, thì vốn xã hội là một
trong những thuật ngữ quan trọng và được
sự quan tâm nghiên cứu rộng rãi nhất
trong xã hội từ nửa sau thế kỷ XX. Đây là
một khái niệm dựa trên cơ sở khái niệm
vốn cổ điển, tức vốn kinh tế (Nguyễn Quý
Thanh, 2015).
Thuật ngữ vốn xã hội xuất hiện đầu
tiên vào năm 1916, do tác giả Lyda Judson Hanifan sử dụng. Và cho đến nay, đã
có nhiều tác giả sử dụng khái niệm này
với nhiều chiều cạnh và góc độ khác
nhau. Dưới đây là một số quan điểm về
vốn xã hội.
- Theo giả Lyda Judson Hanifan, vốn
xã hội là những thứ được nhận thấy nhiều
nhất trong đời sống thường nhật của con
người, đó chính là: sự thiện chí, tình bạn
thân thiết, sự cảm thơng và quan hệ xã hội
giữa các cá nhân và gia đình (Lyda Judson
Hanifan, dẫn theo Nguyễn Quang A,
2013).
- Bourdieu định nghĩa vốn xã hội là tập
hợp các nguồn lực hiện hữu hoặc tiềm
tàng liên quan với việc sở hữu một mạng
lưới bền vững gồm các mối quan hệ quen
biết trực tiếp hay gián tiếp
(Bourdieu,1980).
- Theo Coleman, vốn xã hội như nguồn
tài nguyên tồn tại trong mối quan hệ giữa
các cá nhân, vốn xã hội phản ánh các khía
cạnh cấu trúc xã hội và tạo điều kiện cho
cá nhân hành động. Giá trị của vốn xã hội
được hiểu là nguồn tài nguyên mà các chủ
thể có thể sử dụng để đạt được lợi ích của
họ (Coleman, 1988).
Các định nghĩa trên cho thấy dưới
nhiều quan điểm khác nhau, góc nhìn
khác nhau thì vốn xã hội cũng được biểu
SỐ 9/2018
thị rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, các định
nghĩa đều có đặc điểm chung là: vốn xã hội là cái gì
đó thuộc về xã hội mà con người đầu tư, tích lũy và
sử dụng để tìm kiếm lợi ích. Có nghĩa là người ta dùng
nó để sinh tiếp ra nó với số lượng nhiều hơn, chất hơn.
Khi đo lường vốn xã hội, nghĩa là để biết xem
lượng vốn xã hội của một cá nhân như thế nào, các
nhà nghiên cứu thường chú ý đến cấu trúc của mạng
lưới xã hội, bao gồm các chỉ báo: lòng tin xã hội, mạng
lưới các quan hệ xã hội và sự tham gia xã hội. Trong
đó, sự tham gia xã hội chính là sự tương tác giữa hai
yếu tố: mạng lưới các quan hệ xã hội và lòng tin xã
hội. Do đặc tính mạng lưới quan hệ xã hội, mức lòng
tin xã hội ở các cá nhân và các hệ thống xã hội khác
nhau, cho nên mức vốn xã hội mà các chủ thể sở hữu
cũng khác nhau.
1.2. Mối quan hệ giữa vốn xã hội và sức khỏe của
cá nhân
Có một mối quan hệ giữa vốn xã hội và sức khỏe.
Hay nói cách khác có mối quan hệ giữa lòng tin xã
hội, quan hệ xã hội và sự tham gia xã hội của cá nhân
với vấn đề sức khỏe của cá nhân đó.
Từ xa xưa, trong cơng trình nghiên cứu về tự tử của
mình, Durkheim (1897) đã chỉ ra rằng có mối quan hệ
giữa việc tự tử với các mức độ của liên kết xã hội và
kiểm soát xã hội. Khi sự liên kết giữa cá nhân và xã
hội quá lỏng lẻo hay quá chặt, cũng như khi sự kiểm
soát xã hội với các hành vi của cá nhân quá mạnh mẽ
Sơ đồ 2.1. Tỷ lệ người dân mắc bệnh sống trong các gia đình
cịn đầy đủ vợ chồng và khơng cịn đầy đủ vợ hoặc chồng
(nghiên cứu tại thành phố Vinh)
Tạp chí
KH-CN Nghệ An
[44]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Sơ đồ 2.2. Số lần mắc bệnh trung bình của các cá nhân sống
trong các gia đình cịn đầy đủ vợ chồng và khơng cịn đầy đủ vợ
hoặc chồng (nghiên cứu tại thành phố Vinh)
hay quá sơ sài, thì mức độ tự tử đều cao hơn mức bình
thường. Kết quả của nghiên cứu này đã chứng minh
rằng, khi cá nhân có mối quan hệ xã hội lỏng lẻo, tham
gia xã hội kém, nghĩa là cá nhân có ít hoặc khơng có
vốn xã hội thì cá nhân có nguy cơ tự tử cao hơn. Điều
này cũng có nghĩa vốn xã hội có thể tạo ra những ảnh
hưởng nhất định đến sức khỏe của con người.
2. Những tác động tích cực của vốn xã hội đến
sức khỏe con người
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, mạng lưới xã hội
của cá nhân, một trong các biểu hiện của vốn xã hội
có tác động tích cực đến việc chăm sóc sức khỏe con
người, cụ thể:
Các nghiên cứu của A. W. Williams, Ware and
Donal, 1981, Cohen và Wills, 1985 đã chỉ ra rằng,
người có mối liên kết xã hội cao sẽ có sức khỏe tinh
thần tốt hơn. Nghiên cứu ở Nga của tác giả R. Rose,
2000, đã kết luận mối liên hệ xã hội cá nhân chiếm tới
10% sức khỏe tinh thần (Trích theo Hồng Bá Thịnh,
2015). Các tác giả cho rằng, chính các mối quan hệ
thân thiết, qua lại có thể làm giảm khả năng mắc bệnh
trầm cảm và mối liên kết xã hội rộng lớn cũng giúp
cho các cá nhân có hệ miễn dịch tốt hơn bởi khi họ
tham gia vào mạng lưới qua hệ xã hội thì khả năng
phơi nhiễm với một căn bệnh truyền nhiễm nhất định
cũng tăng theo do tiếp xúc với nhiều loại người.
Kết quả này cũng được khẳng định tại một nghiên
cứu ở thành phố Vinh khi kết quả chỉ ra rằng: tỷ lệ số
SỐ 9/2018
lần mắc bệnh và thời gian mắc bệnh của
những cá nhân sống trong các hộ gia
đình có đầy đủ vợ chồng ít hơn số lần
mắc bệnh và thời gian mắc bệnh của
những cá nhân sống trong các hộ gia
đình khơng cịn đầy đủ vợ hoặc chồng.
Các mối quan hệ xã hội cũng giúp cho
các cá nhân trong quá trình huy động
nguồn lực kinh tế và người phục vụ trong
quá trình khám chữa bệnh. Nghiên cứu
của Phan Thị Thúy Hà (2017) đã chỉ ra
rằng, 92% người nghèo tại thành phố
Vinh khi đi khám chữa bệnh đều huy
động chi phí khám chữa bệnh từ người
thân và bạn bè. Đặc biệt, những hộ gia
đình nghèo neo đơn thì q trình chăm
sóc khi bị bệnh đều nhờ vào bạn bè, hàng
xóm, các tổ chức đồn thể.
Nghiên cứu định tính của Phan Thị
Thúy Hà (2017), nhận diện rằng, các mối
quan hệ quen, thân với các bác sỹ, y tá
hay nhân viên y tế giúp cho cá nhân được
chăm sóc sức khỏe nhanh chóng, kịp thời
và chất lượng tốt hơn.
Các mối quan hệ xã hội cũng giúp cho
các cá nhân có nhiều kinh nghiệm trong
quá trình chăm sóc sức khỏe. Thơng qua
sự quen biết, tương tác lẫn nhau thì các
phương pháp chữa bệnh hiệu quả, các cơ
sở khám chữa bệnh uy tín, các cách thức
chăm sóc sức khỏe được truyền đạt, giúp
cho cá nhân có thể bảo vệ và chăm sóc
sức khỏe tốt hơn. Đặc biệt, trong thời kỳ
công nghệ thông tin phát triển, hỗ trợ cá
nhân mở rộng nhanh chóng và thuận tiện
các mối quan hệ xã hội thì các chia sẻ
trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
được phát huy tác dụng hơn bao giờ hết.
Gia đình là nguồn vốn xã hội quan
trọng được nhiều nhà nghiên cứu chú ý
đề cập đến. Coleman, 1988, cho rằng vốn
xã hội có thể tồn tại trong gia đình như
trong các mạng lưới quan hệ xã hội khác.
Sự quan tâm của gia đình, đặc biệt là tình
Tạp chí
KH-CN Nghệ An
[45]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
yêu thương của bố mẹ giúp con cái hội nhập xã hội tốt
hơn, giảm những nguy cơ đối với sức khỏe thể chất
và tinh thần.
Nghiên cứu của Phan Thị Thúy Hà (2017) cho
rằng, trong các gia đình có cơ cấu lớn, tỷ lệ người mắc
bệnh thấp hơn trong các gia đình có cơ cấu thấp hơn.
Trong các gia đình có phụ nữ làm chủ hộ, tỷ lệ thành
viên bị bệnh cũng giảm so với các hộ gia đình do nam
giới làm chủ hộ. Điều này được lý giải là do phụ nữ
thường có những quyết định về chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe tốt hơn nam giới. Đồng thời, các mối quan hệ
thân thiết, tình cảm trong gia đình là sức mạnh lớn
nhất về tinh thần giúp cho các cá nhân có niềm tin vào
tương lai, niềm tin khỏi bệnh và nhanh chóng hồi phục
sức khỏe. Đây cũng là liều thuốc kháng sinh tốt nhất
cho các loại bệnh tật.
Tiếp đó, lịng tin của người dân với chất lượng của
dịch vụ y tế (bao gồm niềm tin với chất lượng khám
chữa bệnh; niềm tin vào trình độ và thái độ làm việc
của y, bác sỹ, nhân viên y tế; niềm tin với trang thiết
bị, cơ sở vật chất của cơ sở y tế...), một biểu hiện khác
của vốn xã hội có ảnh hưởng tích cực đến việc chăm
sóc sức khỏe người dân.
Tính đến đầu năm 2017, tồn ngành y tế Nghệ An
có 39 bệnh viện (trong đó có 12 bệnh viện tuyến tỉnh,
17 bệnh viện tuyến huyện, 10 bệnh viện tư nhân).
Tổng số giường bệnh là 9.375, đạt 26,6 giường/vạn
dân; 480 trạm y tế xã/phường/ thị trấn. Ngoài ra, cịn
có 04 bệnh viện bộ, ngành đóng trên địa bàn cũng
SỐ 9/2018
Hoạt động cộng đồng giúp gắn kết, làm tăng vốn xã hội
tham gia khám chữa bệnh cho nhân dân
(Bệnh viện Công an tỉnh; Bệnh viện
Quân Y 4; Bệnh viện Giao thông 4; Bệnh
viện Phong - Da liễu Quỳnh Lập). Năm
2016, khám bệnh cho trên 4,6 triệu lượt
người, điều trị nội trú trên 477 ngàn lượt
người, trên 72 ngàn ca phẫu thuật các
loại. Sự phát triển này đã làm tăng niềm
tin của người dân với các cơ sở y tế, làm
tăng sự tiếp cận và cơ hội của người dân
trong q trình chăm sóc sức khỏe. Đây
chính là q trình tạo dựng vốn xã hội
(niềm tin) cho người dân. Giúp người
dân tin tưởng sử dụng các cơ sở y tế
trong q trình khám chữa bệnh để chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe.
Mặt khác, niềm tin của người dân với
các cơ sở y tế giúp cho sự hợp tác của
người bệnh và cơ sở y tế bền chặt hơn,
người bệnh đảm bảo các chế độ chăm
sóc sức khỏe theo đúng phác đồ điều trị,
tránh và giảm thiểu các hiện tượng bỏ
viện, không tuân theo phác đồ điều trị
của bác sỹ hay bỏ thuốc bệnh viện và tự
ý mua thuốc ngoài không theo sự chỉ
dẫn của bác sỹ. Niềm tin sẽ giúp cho
bệnh nhân được khám chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe tốt hơn, nhanh hơn,
hiệu quả hơn.
Tạp chí
KH-CN Nghệ An
[46]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
3. Những hệ quả tiêu cực của vốn xã hội đến sức
khỏe con người
Bên cạnh những tác động tích cực thì vốn xã hội
nhiều khi cũng mang lại những hệ quả tiêu cực. Điển
hình, như chính niềm tin của người dân với các cơ sở
y tế.
Hiện nay, đang có sự phát triển khơng đồng đều
giữa các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố và bệnh viện
tuyến huyện. Sự đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất
y tế đang bị mất cân đối giữa các vùng địa lý. Trình
độ chun mơn, tay nghề của các bác sỹ có sự chênh
lệch giữa các địa phương. Đội ngũ y bác sỹ chuyên
gia, có tay nghề cao chủ yếu tập trung ở vùng thành
phố Vinh và lân cận (Phan Thị Thúy Hà, 2017). Đây
Sự phân tầng xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe
người dân, đặc biệt là nhóm hộ nghèo
SỐ 9/2018
chính là điều khơng hợp lý trong việc tạo
lập một sự tiếp cận công bằng giữa các
vùng địa lý. Rõ ràng mỗi bệnh nhân đều
muốn sử dụng máy móc, cơ sở vật chất
tốt, y bác sỹ và nhân viên y tế giỏi điều
trị, nhiệt tình chăm sóc. Khi các yếu tố
này chưa đảm bảo, niềm tin với các nhân
viên y tế và hệ thống y tế khơng cao. Đây
chính là lý do người dân có xu hướng đổ
dồn về các bệnh viện ở thành phố Vinh
khi họ có nhu cầu khám chữa bệnh.
Một nghiên cứu tại thành phố Vinh
cũng chỉ ra rằng, các cơ sở y tế tư nhân
tại thành phố đều có đặc điểm chung là
cơ sở vật chất tốt, bệnh viện sạch sẽ,
không quá tải, thái độ phục vụ của nhân
viên y tế tốt, đội ngũ y, bác sỹ có chun
mơn cao, đặc biệt là khơng bị khoản chi
phí “khơng chính thức” làm khó chịu nên
mặc dù chi phí khám chữa bệnh ở các cơ
sở này cao hơn ở các cơ sở y tế nhà nước
nhưng người dân vẫn tin tưởng và mong
muốn lựa chọn nhiều hơn khi họ bị bệnh.
Bên cạnh đó, những sự kiện bê bối của
ngành y tế được phát hiện cũng đã làm
cho niềm tin xã hội nói riêng và vốn xã
hội nói chung bị ảnh hưởng.
Ở một khía cạnh khác, khi người dân
tham gia vào các nhóm xã hội khác nhau,
đặc biệt là các nhóm xã hội thấp kém và
bị kỳ thị có ảnh hưởng tiêu cực đến vấn
đề sức khỏe. Bởi chính bất bình đẳng xã
hội, sự phân tầng xã hội đã phân xã hội
ra thành các nhóm khác nhau, ở đó có
các nhóm xã hội được xem là bên lề hay
bên ngồi xã hội, thậm chí một số nhóm
được dán những nhãn của sự kỳ thị đã
làm cho các cá nhân có những cảm nhận
khơng tốt về bản thân, cảm thấy bị cô
lập, bị coi thường, bị xa lánh, hình thành
cảm giác tự ti, từ đó dẫn đến một sức
khỏe tinh thần không lành mạnh. Nhất là
đối với các cá nhân đang có bệnh thì sự
Tạp chí
KH-CN Nghệ An
[47]
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
dán nhãn của xã hội càng làm tăng cảm
giác cô lập và giảm thiểu sự tự tin đối với
xã hội, với chính sức khỏe bệnh tật của
mình. Các cá nhân này dần dần bị thu hẹp
lại các mối quan hệ xã hội, dần mất đi lòng
tin vào xã hội và hệ quả là vốn xã hội suy
giảm và cơ hội được phát triển từ vốn xã
hội cũng dần bị mất đi (Nguyễn Quý
Thanh, 2015).
Nghiên cứu tại thành phố Vinh cho
thấy, người nghèo khi bị bệnh, lựa chọn
nhiều nhất của họ là tự mua thuốc ở nhà
thuốc (43%), một số lựa chọn không chữa
trị, tự khỏi (22%), và chỉ 33% lựa chọn
đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh bằng
thẻ bảo hiểm y tế, một số ít khác lựa chọn
đến bệnh viện tư không dùng thẻ bảo hiểm
y tế. Như vậy ở đây, người nghèo có bệnh,
họ được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế
100%, nhưng tỷ lệ sử dụng thẻ bảo hiểm
y tế đi khám chữa bệnh chỉ chiếm 1/3.
Nguyên nhân, bởi người nghèo cho rằng,
thẻ bảo hiểm y tế được nhà nước cấp là
của cho, mà của cho thì khơng thể tốt
được. “Đi khám bệnh, xuất trình thẻ bảo
hiểm y tế người nghèo họ khơng thích
đâu” (Nữ, 40 tuổi, phường Hưng Lộc)
(Phan Thị Thúy Hà, 2015).
Như vậy, chính nhãn hộ nghèo đã làm
cho người nghèo cảm thấy tự ti khi đi
khám chữa bệnh, khiến cho họ không đến
các cơ sở khám chữa bệnh mà tự mua
Tài liệu tham khảo
thuốc uống hay không chữa trị gì, ảnh hưởng rất xấu
đến sức khỏe của họ.
Bên cạnh đó, nếu như văn hóa nhóm có thể mang
lại hệ quả tích cực khi nền văn hóa đó có những
phương pháp và kinh nghiệm chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe tiên tiến, hiệu quả, nhưng cũng sẽ gây nên các
hậu quả tiêu cực nếu như nền văn hóa đó cịn tồn tại
các hủ tục, tập tục lạc hậu. Ví dụ như việc có bệnh
phải cúng xin thần linh, làm lễ giải hạn, hay chữa
bệnh bằng nước thánh, thuốc thần. Đây là loại văn
hóa nhóm có tác động rất tiêu cực đến sức khỏe
người dân.
4. Kết luận
Như vậy, vốn xã hội có những tác động tích cực
đến sức khỏe người dân, nhưng đồng thời cũng có
những hệ quả tiêu cực. Nó làm cho sức khỏe người
dân có thể được chăm sóc và bảo vệ tốt, cũng có thể
bị suy yếu gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể con người.
Những biểu hiện của vốn xã hội có thể tác động tạo
nên các hệ quả tích cực, đó là mạng lưới xã hội, lịng
tin, cơ cấu gia đình, cùng với chất lượng của dịch vụ
y tế. Tuy nhiên, mạng lưới xã hội, cơ cấu gia đình,
niềm tin hay sự tham gia vào các nhóm xã hội yếu
thế cũng có thể gây nên một hệ quả tiêu cực cho sức
khỏe con người. Như vậy, ở đây chúng ta nhận định
rằng bất kỳ một yếu tố nào đó tác động đến sức khỏe
cá nhân cũng có hai mặt, tích cực và tiêu cực. Vì vậy,
chúng ta cần phải nhận diện và phân tích rõ ràng để
có thể phát huy những điểm mạnh, điểm tích cực và
hạn chế những mặt yếu, mặt tiêu cực của các yếu tố
để cho quá trình sử dụng và tạo dựng vốn xã hội của
cá nhân có ý nghĩa nhiều hơn./.
1. Coleman J.S (1988), Social capital in the Creation of Human Capital, American of Sociologiy 94, pp. 95-120.
2. Bourdieu Pierre (1980), Le capital social, In: actes de la recherche en sciences sociale vol 31.
3. Durkheim. É (1897), Le Suicide: Étude de sociologie first published 1897, Paris.
4. Fukuyama (2001), social capital, civil society and development, the Comine Agenda.
5. Nguyễn Quang A (2013), Vốn xã hội, Tạp chí Tia sáng số 14.
6. Nguyễn Tuấn Anh (2011), Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay,
Tạp chí Xã hội học, năm thứ 30, số 3.
7. Phan Thị Thúy Hà, 2015, Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ y tế của hộ nghèo ở thành thị, Luận
văn thạc sĩ Xã hội học.
8. Phan Thị Thúy Hà, 2017, Sự khác biệt trong việc tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân, đề cương
tiến sĩ Xã hội học.
9. Nguyễn Quý Thanh (chủ biên, 2015), Vốn xã hội và phát triển, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Hoàng Bá Thịnh (2017), Xã hội học sức khỏe, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
SỐ 9/2018
Tạp chí
KH-CN Nghệ An
[48]