Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn trần nhã thụy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngơ Hồng Yến Như

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN NHÃ THỤY

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngơ Hồng Yến Như

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN NHÃ THỤY
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HÀ THANH VÂN



Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn khơng sao chép của bất kì ai, tơi tự tìm hiểu
một cách trung thực, khách quan và chưa từng cơng bố trong bất kì nghiên
cứu nào khác. Nếu khơng đúng như đã nêu trên, tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về đề tài của mình.
Người cam đoan

Ngơ Hoàng Yến Như


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn người hướng dẫn là TS Hà Thanh Vân, các
thầy cô giảng dạy trong suốt q trình tơi học cao học tại Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh và tác giả Trần Nhã Thụy đã tạo mọi điều kiện
giúp tôi hồn thành cơng trình nghiên cứu này.
Em cũng xin cảm ơn lãnh đạo và các thầy cơ Phịng Sau Đại học
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM vì đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em
hoàn thành đúng kế hoạch học tập, đạt được kết quả tốt nhất
Xin tri ân tất cả với một tấm lòng nhiệt thành nhất!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2020
Tác giả luận văn

Ngơ Hồng Yến Như



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VÀ
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA TRẦN NHÃ THỤY ........ 9
1.1. Vấn đề con người trong văn học ............................................................. 9
1.1.1. Con người - đối tượng phản ánh của văn học ................................... 9
1.1.2. Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học
Việt Nam hiện đại ........................................................................... 12
1.2. Quan niệm nghệ thuật trong sáng tác của Trần Nhã Thụy ................... 17
1.2.1. Tác giả Trần Nhã Thụy và các tập truyện ngắn .............................. 17
1.2.2. Trần Nhã Thụy và quan niệm về văn chương................................. 25
Chương 2.

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN NHÃ THỤY NHÌN
TỪ CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT ...................................... 31

2.1. Con người tha hương ............................................................................ 31
2.1.1. Con người tha hương vì cuộc sống mưu sinh ................................. 31
2.1.2. Con người trốn chạy........................................................................ 38
2.1.3. Con người ra đi để tự vấn trước cuộc đời ....................................... 42
2.2. Con người phức cảm ............................................................................. 46
2.2.1. Con người muốn vùng vẫy trước cuộc đời ..................................... 46
2.2.2. Con người và vấn đề thể xác ........................................................... 50
2.2.3. Con người chấn thương................................................................... 54

2.2.4. Con người bất tính - phản tỉnh ........................................................ 61


2.3. Con người nghệ sĩ ................................................................................. 63
2.3.1. Những người làm nghệ thuật .......................................................... 63
2.3.2. Những người có tâm hồn nghệ sĩ .................................................... 69
2.3.3. Những người là người phát ngôn của nhà văn ................................ 74
Chương 3.

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN NHÃ THỤY NHÌN
TỪ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ............................................ 78

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật nhiều xung đột ..................................... 78
3.1.1. Xung đột bên ngoài ......................................................................... 81
3.1.2. Xung đột bên trong ......................................................................... 87
3.2. Giọng điệu trần thuật............................................................................. 89
3.2.1. Giọng điệu trữ tình da diết .............................................................. 91
3.2.2. Giọng điệu triết lí, suy ngẫm trước cuộc đời .................................. 95
3.3. Kết cấu .................................................................................................. 99
3.3.1. Kết cấu truyện khơng có truyện .................................................... 102
3.3.2. Kết cấu theo lối kết thúc mở ......................................................... 109
KẾT LUẬN .................................................................................................. 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 118
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 125
PHỤ LỤC


1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Luận văn chọn đề tài Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện
ngắn Trần Nhã Thụy vì muốn đi sâu vào nghiên cứu các tác phẩm truyện
ngắn của tác giả Trần Nhã Thụy, một cây bút trẻ, giàu nội lực và có nhiều
đóng góp đáng kể cho văn học đương đại Việt Nam dưới góc nhìn con người.
Trần Nhã Thụy là cây bút tài năng của văn học Việt Nam, sớm khẳng
định tài năng của mình trên văn đàn bằng hàng loạt giải thưởng danh giá, là
cây bút có sức sáng tạo dồi dào, với lối tư duy mới lạ, giọng văn nhẹ nhàng
mà thấm thía. Với các tác phẩm của mình, Trần Nhã Thụy đã sớm tạo được
dấu ấn trong lòng độc giả bởi lối viết mộc mạc mà không thiếu sự cách tân
trong nghệ thuật. Một trong những điểm đặc biệt ta dễ nhận thấy trong sáng
tác của anh chính là hình ảnh những con người với số phận bấp bênh,
chơng chênh.
Vấn đề con người trong văn học không phải là đề tài mới mẻ, bởi vốn dĩ
con người chính là đối tượng phản ánh chính của văn học, đặc biệt trong văn
học hiện đại thì việc đi sâu vào khám phá đời sống con người là một sứ mạng
quan trọng của những nhà văn chân chính, nó hướng đến việc khám phá con
người trong cuộc sống hằng ngày với những góc khuất đa chiều, đa diện, đời
sống nội tâm phong phú. Cũng trong khuynh hướng sáng tác đó, Trần Nhã
Thụy cũng lấy con người trong đời sống thường nhật làm cảm hứng chính
trong những truyện ngắn của mình, nhưng những số phận con người qua trang
văn của anh lại mang màu sắc rất riêng, đó là những con người khiến ta vừa
lạ vừa quen. Qua giọng kể của tác giả, ta ngỡ như đã gặp những con người ấy
ở đâu đó trong cuộc sống vội vàng, tấp nập này. Nhưng cũng rất lạ vì con
người qua ngịi bút của Trần Nhã Thụy không phải là sự sao chép vẹn nguyên
của đời sống mà qua cái nhìn, bằng sự trải nghiệm sâu sắc, cảm nhận tinh tế


2

của Trần Nhã Thụy, những con người đó khiến người đọc trăn trở, ám ảnh.
Đó chính là nét độc đáo của tác giả này, cũng là đóng góp đáng ghi nhận của
Trần Nhã Thụy trong việc góp phần làm đa dạng thêm đời sống văn học
đương đại Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có cơng trình nào đi
sâu vào nghiên cứu một cách đầy đủ về vấn đề quan niệm nghệ thuật con
người trong truyện ngắn của tác giả này, một khía cạnh thú vị trong sáng tác
của Trần Nhã Thụy. Vì thế, khi nghiên cứu về quan niệm nghệ thuật về con
người trong truyện ngắn Trần Nhã Thụy, người viết muốn làm rõ được những
nét độc đáo trong việc xây dựng số phận nhân vật nói riêng cũng như tài năng
viết truyện ngắn của Trần Nhã Thụy, qua đó ghi nhận được những đóng góp
của tác giả này đối với sự phát triển của văn học đương đại Việt Nam nói
chung và trong thể loại truyện ngắn nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Về vấn đề con người trong văn học Việt Nam hiện đại
Phùng Văn Khai trong bài viết Người đàn ông ở bến không chồng từng
viết “Thân phận con người là mối quan tâm vĩnh cửu của các nhà văn chân
chính. Nó là mạch nước ngọt ngào để các nhà văn hịa mình vào đó, đi tiếp
trong bước đường sáng tạo khơng mấy bằng phẳng của nghề cầm bút.”
(Phùng Văn Khai, 2012).
Vì thế vấn đề con người luôn được các nhà văn quan tâm, phản ảnh
trong các tác phẩm của mình. Đã có nhiều bài báo, cơng trình nghiên cứu bàn
về vấn đề con người trong văn học đương đại dưới nhiều góc nhìn khác nhau.
Lê Kim Thùy trong bài viết Cảm thức về nỗi đau thân phận trong tiểu
thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ cho rằng “khám phá hiện thực đời
sống là thuộc tính của văn học nên bất kì một tác phẩm nào cũng là sự khúc
xạ từ những vấn đề trong cuộc sống. Đó có thể là những xúc cảm, rung động
hay tư tưởng, quan điểm của nhà văn trước cuộc sống, nó ln náu mình trong
những hình tượng nghệ thuật của tác phẩm mà tập trung trước hết ở các nhân



3
vật” (Lê Kim Thùy, 2012).
Nguyễn Thái Hoàng trong bài Sự trở lại của khuynh hướng hiện sinh
trong văn xuôi Việt Nam đương đại đã có cái nhìn khá bao qt về các sáng
tác của các nhà văn hiện nay như Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, Trần Nhã
Thụy, Nguyễn Danh Lam… mà cụ thể hơn là con người trong các sáng tác
của họ “Trong tác phẩm họ, thân phận con người hiện đại được tái hiện ở tình
trạng vong thân, phi lí, cơ đơn, bị bủa vây bởi những ám ảnh bi thiết về cái
chết, bị đẩy đến đường cùng để rồi nổi loạn và tha hoá trên con đường kiếm
tìm bản ngã, kiếm tìm tự do, cái đẹp, hay nói cách khác đó là những con
người hiện sinh trong văn học” (Nguyễn Thái Hoàng, 2015).
Luận văn Số phận con người trong tiểu thuyết của Dương Hướng của
Nguyễn Thị Thu bảo vệ năm 2013 tại trường Đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội khi đi vào nghiên cứu thân phận con
người trong tiểu thuyết của Dương Hướng cũng đã thấy được rằng “Con
người là đối tượng nghiên cứu, miêu tả đồng thời cũng là đối tượng tác động
của văn học. Điều này đã thành ngun lí có tính phổ qt. Nói về đối tượng
của văn chương, ta thường nhắc đến câu nói nổi tiếng của M.Gorki “Văn học
là nhân học” (Nguyễn Thị Thu, 2013). Tác giả đã phát hiện được chất đời
thường, những vấn đề “liên quan trực tiếp đến cá nhân nhất như tình yêu,
hạnh phúc” (Nguyễn Thị Thu, 2013) được phản ánh trong tác phẩm của
Dương Hướng.
Trịnh Thị Huệ trong công trình nghiên cứu Thân phận con người trong
tiểu thuyết Giã từ vũ khí của Ernest Hemingway và Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh đi sâu vào nghiên cứu thân phận con người trong hai tác phẩm trên
dưới ánh sáng của chủ nghĩa hiện sinh, tác giả đã chỉ ra được các biểu hiện
của con người hiện sinh trong trong văn học, đó là “sự phi lí, hư vơ, cái chết,
nỗi lo âu, sự cô đơn, nổi loạn” (Trịnh Thị Huệ, 2015).



4

2.2. Về tác giả Trần Nhã Thụy và quan niệm nghệ thuật về con người
trong tác phẩm
Tác giả Trần Nhã Thụy bắt đầu viết văn từ rất sớm, từ khi nhận được
giải thưởng truyện ngắn trẻ năm 1998 của báo Văn nghệ Trẻ - Hội Nhà Văn
Việt Nam, tài năng của Trần Nhã Thụy đã được công nhận qua hàng loạt các
tác phẩm được đánh giá cao bởi giới chuyên mơn, các tác phẩm của anh được
nhiều bạn đọc đón nhận nhiệt tình. Các bài báo, tạp chí, trang web, blog có
khá nhiều bài viết về Trần Nhã Thụy cũng như các tác phẩm của anh.
Nhã Thuyên trong bài viết Chống cách tân trên trang blog nhathuyenaz
có những cảm nhận khá thấu đáo về chất văn của Trần Nhã Thụy khi viết
truyện ngắn nói chung và tập truyện Mùi nói riêng, Nhã Thuyên đã thấy được
chất đời trong những sáng tác của Trần Nhã Thụy, những truyện ngắn của tác
giả không hề cố ý lên gân hay tạo dựng những cái khác lạ mà nó chỉ là
“những khoảnh khắc được phát hiện bất ngờ trong đời sống, thường gặp ở
những kẻ mơ mộng về một tình yêu rất lâu và rất sâu những cái đẹp trừu
tượng vốn quyến rũ những tâm hồn trẻ”. Và Nhã Thuyên đã kết thúc bài viết
của mình bằng một nhận xét rất tinh tế về văn của Trần Nhã Thụy “Trần Nhã
Thụy đã đủ điềm tĩnh để học và đón nhận nhiều kiểu văn chương khác nhau
và khác mình, mà cũng khơng cần nóng nảy, luống cuống tìm bằng được
những cách thức làm mới. Văn chương của anh đáng được mến yêu và
thưởng thức.” (Nhã Thun, 2014).
Nhà văn Hồ Thị Ngọc Hồi trong phóng sự về Trần Nhã Thụy của hãng
phim thành phố Hồ Chí Minh TFS đã có những nhận xét về thế giới nhân vật
của Trần Nhã Thụy: “Tơi thích nhân vật nội tâm của sáng tác có những cái day
dứt, dằn vặt, trăn trở, những biến cố hay là những quan sát trong đời sống hằng
ngày, những chi tiết đời thường nhưng qua đó ta thấy được hiện thực bề bộn
gương mặt của cuộc sống xấu, tốt hay là thanh cao, tầm thường, trần trụi. Qua



5
đó thì người đọc cũng soi vào đời sống tâm lí của mình…” (Thu Trang, 2017).
Trần Văn Nghệ trong bài viết Nhà văn Trần Nhã Thụy năm tháng trôi
qua như nháy mắt đã nói về chất riêng, khơng nhầm lẫn vào đâu trong văn
Trần Nhã Thụy “Từ cái thấy của riêng mình, Thụy có một đơi điều phát hiện
mà mọi người đọc xong phải ồ lên thích thú hoặc phải trầm ngâm chia sẻ với
những điều anh cảm nhận” (Trần Văn Nghệ, 2017).
Huệ Thanh có những đánh giá rất xác đáng và chính xác về Trần Nhã
Thụy: “Trần Nhã Thụy là nhà văn trẻ đáng chú ý hiện nay. Trầm tĩnh. Sắc
sảo. Sống nghĩa tình. Ĩc quan sát nhanh nhạy, tinh tế. Bút lực lại mạnh mẽ”
(Huệ Thanh, 2009).
Nguyễn Ngọc Thuần trong phần giới thiệu ở đầu tập truyện ngắn - tản
văn Mùi của Trần Nhã Thụy có viết
Ở anh có cái nền nã của một người vừa đủ vui, buồn và chừng mực.
Khơng phải tất cả những gì anh viết tơi cũng đều thích cả, tất nhiên rồi
(nhất là cái vẻ chừng mực đáng ghét của anh, thay vì trong âm thầm, tơi
vẫn mong anh q khích hơn chẳng hạn) nhưng tơi ln ln tin chắc
mình có thể tìm trong đó những trăn trở đau đáu và tìm kiếm không
ngừng sự chân thực cho một lối viết. (Trần Nhã Thụy, 2011).

Văn Thành Lê trong bài báo Nhà văn Trần Nhã Thụy trầm lắng đến bất
ngờ đã có đơi dịng cảm nhận về phong cách sáng tác của tác giả này.
Với văn chương, ngay từ đầu, Trần Nhã Thụy đã xác định lối đi khơng
chiều lịng số đơng, khi anh hướng đến những truyện khơng có chuyện,
hay là chuyện đấy, nhưng không theo lối thông thường với rõ ràng mở
đầu - kết thúc. Sẽ là khó cho ai đó muốn đọc để kể lại cho người khác
nghe. Phải tiếp nhận trực tiếp. Tự trải nghiệm với văn bản. Bởi đấy là thứ



6
văn được dụng cơng trong việc xây dựng khơng khí truyện và hướng đến
cảm - giác - sống. Mà cảm giác, thì phải tự cảm nhận mới chân xác nhất

(Văn Thành Lê, 2016).
Hà Thanh Vân thì nhận định về Trần Nhã Thụy như sau
Trần Nhã Thụy bước đầu khẳng định được một phong cách riêng, một
giọng văn riêng: Đó là giọng kể trầm buồn, chậm và phảng phất bóng
dáng của những câu triết lý. Không ồn ào, tô vẽ, không chao chát, đay
nghiến như một số giọng văn thời thượng, giọng văn của Trần Nhã Thụy
đi vào lòng độc giả rất khẽ, rất nhẹ, nhưng lưu lại lâu (Hà Thanh Vân,

2015).
Nhà báo Trần Hoàng Nhân trong bài: “Trần Nhã Thụy xả xì-trét với Váy
ơi là váy” có nhận định: “ Trần Nhã Thụy là một cây bút “đa năng”, anh được
biết đến với tư cách tác giả truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hàng
ngàn bài báo và tiểu phẩm. Như một đầu bếp giỏi, Trần Nhã Thụy chế biến
được nhiều món ngon từ “nguồn nguyên liệu chữ” ở vườn văn của mình”
(Trần Hồng Nhân, 2015).
Đồn Ngọc Trí trong luận văn Đặc điểm truyện ngắn Trần Nhã Thụy bảo
vệ tại hội đồng Đại học Vinh năm 2005 đã đi vào nghiên cứu các tác phẩm
truyện ngắn của tác giả này dưới ánh sáng thi pháp học, tác giả luận văn đi
sâu khai thác các đặc điểm truyện ngắn của Trần Nhã Thụy ở các phương
diện đề tài, cảm hứng, nhân vật, kết cấu, tình huống, ngơn ngữ và giọng điệu.
Khi nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn của tác giả Trần Nhã Thụy, tác giả của
cơng trình này cũng đã chỉ ra được một trong những đề tài chính trong sáng
tác của Trần Nhã Thụy là nỗi buồn thân phận con người, tuy nhiên do phạm
vi nghiên cứu nên công trình này chưa đi sâu vào khai thác con người trong



7
các truyện ngắn này mà chỉ dừng lại ở mức khái qt.
Qua q trình tìm tịi, sưu tầm, khảo sát trên các luận văn, sách, báo chí,
các trang web, blog… người viết nhận thấy tuy có nhiều bài viết về tác giả
Trần Nhã Thụy tuy nhiên chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sách, nhận định chung
về phong cách sáng tác của tác giả, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu cụ
thể về quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Trần Nhã Thụy
một cách đầy đủ và có hệ thống. Chính vì thế chúng tơi chọn đề tài này để
nghiên cứu với mong muốn góp thêm một cái nhìn mới trong việc tiếp cận tác
phẩm truyện ngắn của Trần Nhã Thụy cũng như các tác phẩm khác của tác
giả này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn sẽ đi vào nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong
các truyện ngắn của tác giả Trần Nhã Thụy.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi sẽ khảo sát trong phạm vi 4 tập truyện ngắn đã
in của Trần Nhã Thụy là: Lặng lẽ rừng mai (Nxb Công an Nhân dân, 2000),
Những bước chậm của thời gian (Nxb Thanh niên, 2004), Chàng trẻ măng ở
phố treo đầu (Nxb Hội Nhà văn, 2008) và Mùi (Nxb Hội Nhà văn, 2011).
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống: phương pháp này giúp người viết đặt các tác
phẩm truyện ngắn của Trần Nhã Thụy trong một hệ thống các sáng tác của tác
giả để thấy được những nét đặc trưng trong sáng tác của nhà văn.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: phương pháp này giúp người viết đi
vào nghiên cứu, đánh giá từng tác phẩm cụ thể, làm cơ sở khái quát vấn đề.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: được sử dụng trong việc nghiên cứu
mối quan hệ, sự tương đồng, khác biệt, sự phát triển giữa các tác phẩm của tác
giả Trần Nhã Thụy và trong sự liên hệ với các tác giả cùng thời khác với chủ



8
đề thân phận con người.
- Phương pháp thi pháp học: được sử dụng trong việc tiếp cận về vấn đề
con người trong văn học nói chung cũng như quan niệm về con người của tác
giả Trần Nhã Thụy nói riêng.
5. Đóng góp mới
Với đề tài Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Trần
Nhã Thụy người viết tập trung nghiên cứu các nhân vật được phản ánh trong
sáng tác của nhà văn Trần Nhã Thụy, qua đó cho thấy được sự sáng tạo, cái
nhìn độc đáo của tác giả này trong sáng tác văn chương.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo phần nội dung của
luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Vấn đề con người trong văn học và quan niệm nghệ thuật
của Trần Nhã Thụy.
Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Trần
Nhã Thụy nhìn từ các kiểu loại nhân vật.
Chương 3: Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Trần
Nhã Thụy nhìn từ nghệ thuật thể hiện.


9

Chương 1. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC
VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA TRẦN NHÃ THỤY
1.1. Vấn đề con người trong văn học
1.1.1. Con người - đối tượng phản ánh của văn học
Văn học là một hình thức ý thức xã hội bắt nguồn từ cuộc sống, phản
ánh cuộc sống và thể hiện cái nhìn, ý kiến, quan điểm, cảm xúc về cuộc sống.

Nhưng nghệ thuật, đặc biệt là văn học, khác với các hình thức ý thức xã hội
khác bởi vì nó có những đặc điểm thẩm mỹ riêng về đối tượng, nội dung và
biểu hiện, do đó khác với các hình thức ý thức xã hội khác.
Khái niệm đối tượng văn học trước tiên khẳng định thực tế cuộc sống là
cơ sở để phản ánh và thể hiện nghệ thuật và văn học hay đối tượng của văn
học và nghệ thuật là toàn bộ xã hội và đời sống tự nhiên. Tsécnưsépxki, nhà
mỹ học Nga từng nói: "Vẻ đẹp là cuộc sống" nhưng phạm vi này rất rộng. Bởi
vì nếu đối tượng của văn học là cuộc sống, nó sẽ khơng tách rời khỏi khoa
học và các hình thức ý thức xã hội khác (như lịch sử, địa lý, hóa học, y học,
chính trị, đạo đức)... Văn học phải có cách nhận thức và thể hiện các đối
tượng khác nhau. Đối tượng của triết học là quy luật chung nhất của tự nhiên,
xã hội và tư tưởng, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Đối tượng của lịch sử
là các sự kiện lịch sử, quá trình thay ngơi đổi chủ của một quốc gia dân tộc
hay rộng hơn là những biến đổi của xã hội loài người từ khởi nguyên đến nay.
Đối tượng của đạo đức là tiêu chuẩn đạo đức trong quan hệ của con người...
Nhưng không giống như các khoa học khác, văn học không coi các hiện
tượng và vật thể trong thế giới thực là vật thể đơn thuần. Văn học tập trung
vào việc khám phá mối quan hệ với mọi người. Đối tượng của văn học là toàn
bộ hiện thực cuộc sống, nhưng chỉ là hiện thực có ý nghĩa đối với đời sống
tâm hồn, thế giới bên trong của con người.


10
Thế giới có ý nghĩa đối với đời sống tinh thần của con người kết tinh
trong những điều mới mẻ và đây mới chính là đối tượng của sự khám phá và
khám phá văn học. Văn học có thể mơ tả cuộc sống của thiên nhiên, động vật
để bày tỏ quan điểm hoặc đặc điểm về cuộc sống của một số người. Văn học
có thể mơ tả mơi trường của một người, đời sống bên trong và các vật thể có
thể tiếp cận để thể hiện năng lực, sức mạnh và tính cách của con người ấy.
Văn học cũng chọn việc trực tiếp mô tả cuộc sống nội tâm của con người như

một hiện tượng khách quan. Việc hiện thực hóa mọi thực tại khách quan liên
quan đến con người đặt con người vào trung tâm của văn học.
Văn học luôn đặt sự mô tả về con người lên hàng đầu, và nhìn thế giới từ
góc nhìn của con người. Thế giới khách quan của văn học là thế giới của mối
quan hệ với con người. Con người gặp phải nhiều dạng sống khác nhau trong
văn học. Các hiện tượng tự nhiên bao gồm mây, gió, mặt trăng, hoa, tuyết,
núi, sơng, sấm sét, hạt mưa và sóng... dưới góc nhìn của nhà văn không chỉ là
những cảnh sắc vô hồn, thuộc về tự nhiên mà thay vào đó, cho thấy tâm trạng,
số mệnh và số phận của con người: chẳng hạn tiếng nói của những người dậy
sớm là âm thanh của niềm vui, những đám mây trắng vô tận là hư vơ, ảo ảnh
và hình ảnh thống qua, cát bụi là hình ảnh cho kiếp người... Đồng thời, văn
học cũng coi con người là điển hình của các mối quan hệ xã hội nhất định.
Điều mà văn học quan tâm là mối quan hệ giữa các cá nhân được kết tinh
trong mọi thứ: chẳng hạn dịng sơng là nơi lưu giữ những ký ức tuổi thơ, ngôi
làng là biên giới của linh hồn văn minh thôn quê. Đây là những giá trị mà con
người thể hiện trong sự vật. Về vấn đề này, văn học coi con người là những cá
tính, bởi vì mỗi tính cách thể hiện một loại quan hệ xã hội nhất định.
Khái niệm về đối tượng văn học cũng quyết định tính tồn diện và tồn
vẹn của cuộc sống mà nhà văn thể hiện với tất cả các khn mặt cụ thể (cảm
xúc, cá tính). Nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng nhận thức con người
và cuộc sống của họ dựa trên các chủ đề và các thể loại cụ thể. Từ những vấn


11
đề trên ta thấy rằng trong thế giới thực này, con người và tất cả các mối quan
hệ của họ là đối tượng trung tâm của văn học.
Trong sáng tác văn học con người chính là khởi nguồn cảm hứng cho
nhà văn, là mảnh đất màu mỡ để các nhà văn vun trồng, kết tinh các sản phẩm
tinh thần và cũng là đích đến cuối cùng của các sản phẩm văn chương chân
chính. Văn học chọn con người là đối tượng phản ánh chính, con người ln

giữ vị trí trung tâm. Những vấn đề kinh tế chính trị xã hội, bức tranh thiên
nhiên, bức tranh đời sống, những bình luận đều góp phần tạo nên sự phong
phú cho tác phẩm văn học, nhưng quyết định sự thành cơng, sự đón nhận của
tác phẩm chính là những tình cảm, sự suy tư trăn trở những vấn đề của con
người được nhà văn thể hiện. Không thể phủ nhận một điều rằng dù viết về
bất kỳ đề tài gì thì văn học vẫn xoay quanh một đối tượng chính là con người.
Có hướng vào con người thì văn học mới thực hiện trọn vẹn chức năng
của nó vì “văn học là một phương tiện quan trọng giúp con người trở thành
con người vì nó mở ra những bí mật của con người, giúp con người hiểu thêm
về chính mình, trở nên phong phú hơn và một phần từ chỗ hiểu mình, từ sự
phong phú của chính mình, con người hiểu thêm về thế giới và sự phong phú
của thế giới” (Lê Ngọc Trà, 1990).
Văn hào Đức W. Goethe từng cho rằng con người là điều thú vị nhất với
con người, và con người cũng chỉ hứng thú với con người. Bởi thế nhà văn
ln đào sâu vào thế giới con người tìm tòi những cái mới. Những vấn đề của
con người đều nằm trong phạm vi hướng tới của văn học. Dù thế giới nhân
vật của văn học vô cùng đa dạng, nhân vật của văn học có thể là người cơ
Tấm, Thạch Sanh, Mị, Lão Hạc, hoặc không phải là người như trong truyện
ngụ ngơn, truyện cổ tích lồi vật, hay cho dù viết về đề tài gì, khai thác thế
giới thần linh hay yêu ma, nhưng mục đích chính của tác phẩm văn học vẫn là
tiếng nói của con người, là tâm tư tình cảm, là những góc khuất bên trong bên
ngồi của con người, như Trần Đình Sử đã viết con người là “phạm trù văn


12
hóa, là nội dung cơ bản của văn học và trình độ ý thức về con người, đánh dấu
trình độ phát triển của văn học” (Trần Đình Sử, 2005). Những chân dung con
người của văn học không chỉ phản ánh bức tranh đời sống xã hội mà con
người ấy tồn tại, mặt khác cịn cho thấy cá tính sáng tạo độc đáo của người
cầm bút.

1.1.2. Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học
Việt Nam hiện đại
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù quan trọng trong thi
pháp học, là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả năng khám phá sáng tạo
trong việc thể hiện con người qua các khía cạnh khác nhau của nhà văn. Quan
niệm nghệ thuật về con người cũng là tiền đề gợi mở cho chúng ta những bí
ẩn trong sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà văn nói riêng và của mọi thời đại
nói chung. Là vấn đề quan trọng của thi pháp học, tuy nhiên khái niệm quan
niệm nghệ thuật về con người vẫn còn nhiều cách lí giải khác nhau. Từ điển
thuật ngữ văn học định nghĩa “quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong
của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ
thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật,
làm thành thước đo của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật.”
(Lại Nguyên Ân, 1999). Trần Đình Sử cho rằng “quan niệm nghệ thuật về con
người là một cách cắt nghĩa, lý giải tầm hiều biết, tầm đánh giá trí tuệ, tầm
nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của
mình” (Trần Đình Sử, 1993). Như đã nói ở trên thì dù hồn cảnh xã hội nào,
giai đoạn lịch sử nào thì văn học ln hướng nội dung về con người. Huỳnh
Như Phương cho rằng: “quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm nhìn
của nhà văn và chiều sâu triết lý của tác phẩm” (dẫn theo Hoài An, 2013).
Như vậy từ các định nghĩa tuy cách diễn đạt có khác nhau nhưng chúng ta có
thể hiểu quan niệm nghệ thuật về con người chính là cách cảm, cách nhìn,
cách khám phá, mổ xẻ, những lý giải các khía cạnh con người của nhà văn


13
được truyền tải qua từng tác phẩm, là cơ sở để nhà văn thể hiện quan niệm
của mình về cuộc sống. Quan niệm nghệ thuật về con người còn cho thấy
được sự sáng tạo của nhà văn gắn liền với cái nhìn đầy mới mẻ và khơng
ngừng phát hiện ra những điều độc đáo của đời sống thể hiện qua việc thay

đổi góc nhìn về con người trong sáng tác.
Cùng với sự ra đời của quan niệm mới về con người, nền nghệ thuật
cũng có những thay đổi mới. V. Sherbina trong Quan niệm con người trong
thế kỉ XX nhấn mạnh “quan niệm con người tạo thành cơ sở, thành nhân tố
vận động của nghệ thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật”.
Chắc chắn một điều sự biến động của thực tế sẽ làm xuất hiện những con
người mới và việc chọn họ để phân tích mổ xẻ sẽ làm văn học đổi mới.
Nhưng ở một khía cạnh khác, quan niệm nghệ thuật về con người còn thay
đổi ở việc “đổi mới cách giải thích và cảm nhận của con người cũng làm cho
văn học thay đổi căn bản” (Trần Đình Sử, 1998). Tức là với những nhân vật
cũ, cốt truyện cũ nhưng nhà văn đã cắt nghĩa lý giải hiện tượng dưới góc độ
của con người hiện đại, những trăn trở, băn khoăn phù hợp với những xu thế
mới. Có thể kể đến như trường hợp Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu
Quang Vũ lấy cốt truyện từ truyện dân gian nhưng nhà văn đã đặt ra một vấn
đề rất mới, Nguyễn Thị Kim Hòa với Con chim phụng cuối cùng cũng là một
cách đánh giá khác của nữ tác giả về những nhân vật lịch sử dưới cái nhìn đầy
tính nữ. Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp mang đậm yếu tố
thần thoại cổ tích đã phản ánh chân thật thế giới cuộc sống đương đại, phơi
bày toàn bộ cái xấu, cái ác trên hành trình tìm kiếm, ni dưỡng chân thiện
mỹ.
Lịch sử xã hội ln có sự thay đổi biến động từ đó dẫn đến sự xuất hiện
những con người mới phù hợp với nền tảng xã hội đó, việc đi sâu phản ánh
những con người ấy cũng đồng nghĩa với việc con người trong văn học cũng
sẽ có sự đổi mới. Cách cảm nhận, cách phân tích con người của nhà văn cũng


14
thay đổi kéo theo sự thay đổi của nghệ thuật. “Quan niệm con người là hình
thức đặc thù nhất cho sự phản ánh nghệ thuật, trong đó thể hiện sự tác động
qua lại của nghệ thuật với các hình thái ý thức xã hội khác” (Hoàng Trác Việt,

1992). Cho nên dù ở mỗi thời khác nhau có thể phong phú, đa dạng nhưng
vẫn mang dấu ấn của bối cảnh xã hội của thời đại đó.
Văn học trung đại Việt Nam kéo dài xuyên suốt mười thế kỷ là sản phẩm
của xã hội bị chi phối bởi các hệ tư tưởng phong kiến. Con người trong văn
học trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm ba hệ tư tưởng Nho - Phật Lão. Vì thế con người xuất hiện trong văn học giai đoạn này mang dấu ấn giai
cấp. Con người ln được nhìn nhận trong mối quan hệ tương quan với vũ
trụ, con người là một cá thể của vũ trụ mang dấu ấn của vũ trụ. Từ ngoại hình,
tính cách, tầm vóc, chiến cơng, lý tưởng của con người trung đại trong văn
học đều lấy chuẩn mực từ vũ trụ “sự song hành vũ trụ - con người là cảm thức
chung của một mơ hình văn học, một thời đại văn học” (Trần Đình Sử, 1998).
Con người trung đại “luôn ở trong cuộc đấu tranh thiện/ác, tốt/xấu, cao đẹp và
tầm thường, hữu đạo và vơ đạo” (Trần Đình Sử, 1998).
Nền văn học cách mạng Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của
mình trong việc cổ vũ tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm qua hai cuộc
chiến ngoan cường của cả dân tộc chống Pháp và chống Mỹ. Chủ nghĩa anh
hùng cách mạng như tiếp thêm ngọn lửa đấu tranh, mang lại hiệu quả trong
việc động viên quần chúng. Con người được văn học phản ánh là những con
người đại diện cho sức mạnh ý chí cho cả dân tộc, trung thành với đường lối
của Đảng, giữ vững lập trường, kiên định với lý tưởng đấu tranh giải phóng
dân tộc. Con người cá nhân trong giai đoạn này bị xem là dị biệt, tiếng nói cá
nhân mờ nhạt, cá tính của con người bị coi nhẹ. Những khát vọng rất đời
thường của con người như hạnh phúc, tình u, tình dục rất ít được đề cập
đến.


15
Từ sau năm 1986, với cơng cuộc đổi mới tồn diện, văn học được “cởi
trói”, các cây bút thỏa sức sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật này, mạnh mẽ
phản ánh những vấn đề của xã hội mới và làm thay đổi thị hiếu của người tiếp
nhận. Văn học có những bước chuyển mình mạnh mẽ, những luồng gió mới

làm phong phú khởi sắc cho một nền văn học vốn đã bị “cầm tù”, đi vào sáo
mịn khơng cịn phù hợp với thời đại mới. Đây là thời kỳ văn học lột xác, vượt
qua mọi hạn chế nghệ thuật của giai đoạn trước, khơng cịn bị cấm kị, kìm
hãm, văn học đã mạnh dạn cất lên tiếng nói của riêng mình. Với rất nhiều
gương mặt tiêu biểu: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái,
Võ Thị Hảo, Dạ Ngân, Tạ Duy Anh, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Hồng Diệu,
Bích Ngân, Trần Nhã Thụy, Nguyễn Ngọc Tư,... sáng tác của các nhà văn
mới có nhiều cách tân trên nhiều phương diện, trong đó đặc biệt chú ý nhất là
sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người. Đây là một bước chuyển quan
trọng khiến đời sống văn học trở nên sôi nổi, bức tranh văn học Việt Nam
đương đại trở nên nhiều màu sắc, gần với hơi thở hiện đại của cuộc sống. Cái
nhìn về con người của các nhà văn đã có những chuyển biến rõ rệt. Sự phức
tạp của đời sống tinh thần xã hội là hệ quả tất yếu của giai đoạn hậu chiến, đời
sống kinh tế xã hội có nhiều diễn biến phức tạp trước sự xâm nhập của các
trào lưu tư tưởng của văn hóa ngoại lai. Đứng trước hiện thực đó nhiều nhà
văn đã nhìn thấy được những tính cách đa chiều đa diện của con người đương
thời. Con người trong cuộc sống thời bình được phát hiện, thể hiện và đánh
giá trên bình diện đạo đức, hồn thiện nhân cách, giữ những giá trị tốt đẹp.
Trước những biến cố của cuộc đời, con người đã có những thay đổi trong suy
nghĩ tính cách như một lẽ dĩ nhiên và đội ngũ nhà văn giai đoạn mới này đã
đầu tư đi sâu khám phá tính cách của những con người ấy. Quan niệm con
người trong văn học Việt Nam đương đại là con người giữa đời thường, tốt
có, xấu có. Con người trở thành trung tâm phản ánh của văn học, phản ánh
mối quan hệ cá nhân với cộng đồng, cá nhân với cá nhân, phản ánh những


16
xung đột trong chính cuộc sống của con người. Con người được nhìn nhận
dưới góc độ nhân bản tự nhiên, có cá tính, có tình u, có ham muốn, có mặt
tối, mặt sáng.

Sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện qua các kiểu
nhân vật trong văn học bởi nhân vật văn học “là hình tượng nghệ thuật về con
người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người là các
con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm
giống người” (Trần Đình Sử, 1998), cũng là một dấu ấn trong việc đổi mới
văn học con người trong các tác phẩm văn học không phải là sự sao chép bê
nguyên từ thực tế cuộc sống, cũng không phải là những con người chung
chung, mà là con người cụ thể đã được mã hóa qua cái nhìn chủ quan, cách
cảm nhận riêng của người nghệ sĩ. Quan niệm về con người thay đổi nên các
kiểu nhân vật cũng đa dạng hơn rất nhiều, nhằm truyền tải thông điệp của nhà
văn với cuộc sống nên rất nhiều kiểu nhân vật được xây dựng như nhân vật bi
kịch là hệ quả của một quá trình xung đột những nỗi đau khơng thể điều hịa
trước tác động của hiện thực, là một trạng huống tâm lý đầy mâu thuẫn của
một con người cụ thể, chẳng hạn như số phận đau đớn bất hạnh giữa cuộc
sống đời thường như Giang Minh Sài trong Thời xa vắng của Lê Lựu, nhân
vật Tôi trong Vết xước của Trần Nhã Thụy, nhân vật ông Huấn trong Tướng
về hưu, nhân vật đối lập hay mâu thuẫn chính là kết quả từ việc nhà văn phát
hiện những mâu thuẫn vốn có của con người. Kiểu nhân vật này có thể tìm
thấy trong các truyện ngắn như Phiên chợ Giát, Người đàn bà trên chuyến tàu
tốc hành... của Nguyễn Minh Châu.
Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người là cách thức thể hiện con
người trong văn học dưới cái nhìn của nhà văn, ứng với sự biến đổi của đời
sống xã hội, đời sống tinh thần của con người. Chính điều này tạo nên những
tác phẩm văn học không trùng lặp, dấu ấn màu sắc riêng biệt cho từng giai
đoạn văn học. “Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố cơ bản, then


17
chốt nhất của một chỉnh thể nghệ thuật, chi phối tồn bộ tính độc đáo và hệ
thống nghệ thuật của chỉnh thể ấy” (Trần Đình Sử, 1998).

Việc thay đổi quan niệm về con người chủ yếu tập trung ở thay đổi quan
niệm về quan hệ và được cụ thể hóa qua các mối quan hệ. Quan niệm về
các mối quan hệ càng nhiều thì xã hội, một mặt, càng phức tạp, mặt
khác, càng trở nên có ý hướng dân chủ hơn (Nguyễn Hồng Dũng,

2017).
Tư duy mới về con người trong tác phẩm văn học đòi hỏi các nhà văn
phải chú ý đến sự hình thành đạo đức và nhân cách xã hội để hiểu những ưu
và nhược điểm của con người trong xã hội đó. Một quan niệm nghệ thuật sáng
tạo, mới mẻ về con người chính là là vấn đề then chốt trong việc tạo nên một
tác phẩm văn học có giá trị.
1.2. Quan niệm nghệ thuật trong sáng tác của Trần Nhã Thụy
1.2.1. Tác giả Trần Nhã Thụy và các tập truyện ngắn
1.2.1.1. Chân dung nhà văn Trần Nhã Thụy
Xuất hiện trên văn đàn từ những năm 1991, khi còn là sinh viên của
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Trong
một lần nói chuyện trực tiếp với người viết luận văn, nhà thơ Hoài Vũ đã
đánh giá Trần Nhã Thụy là cây bút “viết khỏe, sung sức, tài năng”. Trong suốt
những năm qua Trần Nhã Thụy như một chú ong chăm chỉ miệt mài trong
khu vườn sáng tạo nghệ thuật, đóng góp khơng nhỏ cho văn học thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung.
Trần Nhã Thụy tên khai sinh là Trần Trung Việt, sinh năm 1973 tại xã
Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Xuất thân trong một gia đình
nơng dân, tình yêu văn chương nảy nở khá sớm với anh. Trần Nhã Thụy tập
tành viết từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Những năm học trung học phổ


18
thơng anh có viết một số truyện ngắn dự thi Tác phẩm tuổi xanh của báo Tiền
Phong nhưng không được đăng. Năm 1991, Trần Nhã Thụy sau khi tốt nghiệp

phổ thơng đã vào Sài Gịn theo học chun ngành Văn học - Khoa Ngữ văn
và Báo chí của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí
Minh. Sau khi tốt nghiệp đại học (1995) nhà văn quyết định gắn bó với thành
phố này. Trần Nhã Thụy sống bằng nghề làm báo và viết văn, anh từng làm
việc tại Ban Văn hoá – Văn nghệ báo Tuổi trẻ, Trưởng đại diện báo Tuổi Trẻ
& Đời sống tại TPHCM. Năm 2011 Trần Nhã Thụy trở thành Hội viên Hội
Nhà văn TPHCM, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Sau gần 15 năm gắn bó
với nghiệp viết văn cùng với những đóng góp khơng nhỏ cho văn học Việt
Nam đương đại, hiện tại Trần Nhã Thụy đang giữ chức vụ Trưởng Chi nhánh
NXB Hội Nhà văn tại TPHCM, Uỷ viên Ban Chấp hành, Trưởng ban Kiểm
tra kiêm Trưởng ban Nhà văn trẻ Hội Nhà văn TPHCM khoá VII nhiệm kỳ
2015-2020. Bên cạnh đó Trần Nhã Thụy cùng với nhiều nhà văn, nhà thơ, các
nhà nghiên cứu văn học đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn còn chủ
trương nhóm Văn học Sài Gịn và có nhiều hoạt động sôi nổi trong thời gian
từ cuối năm 2019 đến nay.
Từ những năm 1998 với Giải thưởng Truyện ngắn trẻ (báo Văn nghệ Trẻ
- Hội Nhà văn Việt Nam 1998) Trần Nhã Thụy đã khẳng định được tài năng
của mình. Từ những tác phẩm xuất bản đầu tay, với giọng văn nhẹ nhàng,
giàu chất thơ, tác phẩm của Trần Nhã Thụy đã được cơng chúng u văn
chương nồng nhiệt đón nhận. Đặc biệt với tiểu thuyết Sự trở lại của vết xước
(2007) Trần Nhã Thụy đã cho thấy sự đa tài của mình khi lần đầu thử sức với
thể loại tiểu thuyết và đã tạo được tiếng vang lớn.
Trần Nhã Thụy sáng tác khá đều tay và đa dạng về thể loại, tính đến năm
2019, Trần Nhã Thụy đã xuất bản hơn 10 đầu sách thuộc nhiều thể văn khác
nhau (tản văn, tạp văn, truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện thiếu nhi...). Với
truyện ngắn Trần Nhã Thụy đã xuất bản được 4 tập truyện ngắn là Lặng lẽ


19
rừng mai (2000), Những bước chậm của thời gian (2004), Chàng trẻ măng ở

phố treo đầu (2008), Mùi (2011). Đầu năm 2020, Trần Nhã Thụy cho xuất
bản tập truyện ngắn Ba tao bay ra ngoài cửa sổ và 9 truyện ngắn khác, nhưng
đó khơng thuộc phạm vi khảo sát của luận văn này. Bên cạnh đó là hàng loạt
các truyện ngắn khác được đăng báo. Đến thời điểm hiện tại có thể nói truyện
ngắn là thể loại mang lại khá nhiều thành tựu cho tác giả này, giúp Trần Nhã
Thụy ghi dấu ấn đậm nét với độc giả. Truyện ngắn của Trần Nhã Thụy là cái
nhìn của nhà văn về cuộc sống đương đại, là bức tranh đủ màu sắc sáng tối về
xã hội với những góc nhìn đa diện, đặc sắc. Giọng văn nhẹ nhàng, trầm tư,
đầy chất tự sự đã tạo nên nét riêng giúp đọc giả nhận diện được Trần Nhã
Thụy giữa các tác giả đương đại. Trong các truyện ngắn của mình
Trần Nhã Thụy dẫn dụ người đọc đi theo những lối nhỏ bất ngờ, và vừa
khi chớm đến đại lộ của một hiện thực rộng lớn thì nhà văn rời bỏ chúng
ta, câu chuyện kết thúc, để ta giữa hai chọn lựa: hoặc đi tới trước, đi
thẳng vào một phương diện xã hội học mà tìm hiểu và phát hiện; hoặc
đứng đó hồi nhớ lại một phương diện mỹ học của cuộc đời. Cách nào thì
chúng ta cũng thấy thú vị và cách nào cũng đem đến cho ta ít nhiều gặt
hái (Mai Sơn và Nhã Thuyên, 2018).

Tản văn là một mảng đáng chú ý của Trần Nhã Thụy. Theo Trần Nhã
Thụy tản văn là sự kết hợp giữa suy nghĩ và cảm xúc bất chợt có thật. Nếu
thiếu một trong hai thì coi như thất bại. Với nhà văn, tản văn hầu như thật đến
99%, không cấu trúc như truyện ngắn và tưởng tượng như tiểu thuyết. Phần
tái bút cũng như một kiểu ghi chú, tại sao lúc đó mình viết bài này, cái bài này
sau khi đăng báo thì có chuyện gì xảy ra? Tái bút là phần “nói thêm”, cũng là
phần “sống thêm” của tác giả trong một bài tản văn vốn rất ngắn ngủi.


×