Tải bản đầy đủ (.pdf) (358 trang)

Tài liệu tham khảo về ngữ pháp tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 358 trang )

NHIỀU TÁC GIẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

VỀ NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT
Ο
Tuyển chọn : TRẦN HOÀNG
(Khoa Ngữ Văn)

TP. HỒ CHÍ MINH - 2001


LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu học phần Ngữ pháp tiếng Việt của
sinh viên Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi đã
tiến hành tuyển chọn một số công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố
trong vài thập niên gần đây để đưa vào tập tài liệu tham khảo này.
Tập tài liệu được chúng tôi sắp xếp theo trình tự như sau:

− Những vấn đề chung về ngữ pháp tiếng Việt,
− Những vấn đề thuộc về từ loại tiếng Việt,
− Những vấn đề thuộc về cụm từ và câu tiếng Việt,
− Phụ lục, gồm một số vấn đề của ngữ pháp học nói chung.
Đây là tập tài liệu có tính chất mở rộng kiến thức, bổ sung cho nội dung các bài
giảng mà chúng tôi đã trực tiếp trình bày trên lớp. Vì vậy, sinh viên không thể xem
là tập tài liệu này có thể thay thế cho giáo trình cũng như các tài liệu tham khảo
cần thiết khác.
Tập tài liệu tham khảo này cũng rất có ích cho các học viên đang theo học bậc
Sau đại học chuyên ngành Ngôn ngữ học.
Do dung lượng có hạn của một tập sách, còn nhiều công trình nghiên cứu có giá
trị khác chưa xuất hiện trong tập tài liệu tham khảo này; chúng tôi hy vọng sẽ được


giới thiệu đầy đủ trong các tuyển tập tiếp theo.
Tôn trọng quyền tác giả, trong tập tài liệu này, chúng tôi vẫn giữ đúng cách thức
trình bày, phiên âm tiếng nước ngoài và chính tả của nguyên bản.
Những sai sót về mặt kỹ thuật ắt hẳn khó lòng tránh khỏi. Chúng tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp để tập sách được hoàn thiện trong lần tái bản.
Xin chân thành cảm ơn.
Người tuyển chọn


MỤC LỤC
Trang

Lời nói đầu
03
Thành tựu nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt từ trước tới nay
Lưu Vân Lăng 05
Thử điểm qua việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trong nửa thế kỷ quaDiệp Quang Ban 16
Một số suy nghó bước đầu về các phương pháp nghiên cứu ngữ pháp tiếngViệt
Nguyễn Kim Thản 21
Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trên quan điểm ngữ đoạn tầng bậc có hạt nhân
Lưu Vân Lăng 27
Về một cách hiểu ý nghóa các từ loại trong tiếng Việt
Đinh Văn Đức 37
Tìm hiểu ngữ trị của các từ loại thực từ tiếng Việt
Đinh Văn Đức 43
Đặc trưng ngữ pháp của hiện tượng chuyển từ loại trong tiếng Việt
Hà Quang Năng 49
Thử trở lại câu chuyện loại từ
Phan Ngọc 54
Về một số đặc trưng ngữ nghóa – ngữ pháp của “những” và “các”

Bùi Mạnh Hùng 59
Một vài đặc điểm của nhóm từ chỉ hướng được dùng ở dạng động từ trong tiếng Việt hiện đại
Nguyễn Lai 68
Vai trò của các từ được, bị trong câu bị động tiếng Việt
Nguyễn Minh Thuyết 85
Về tiêu chí phân loại tiểu từ tiếng Việt
Phan Mạnh Hùng 87
Hướng đến một cách miêu tả và phân loại các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt
Nguyễn Văn Hiệp 89
Bước đầu tìm hiểu vấn đề từ hư trong tiếng Việt
Hồng Dân 99
Về vấn đề phân định hư từ trong tiếng Việt
Nguyễn Anh Quế 105
Bàn về khái niệm và phạm vị phụ vị từ trong tiếng Việt
Trần Hoàng 176
Khái lược về đoản ngữ
Nguyễn Tài Cẩn 110
Mấy nhận xét về các phương tiện tổ hợp cú pháp trong tiếng Việt
Lê Xuân Thại 135
Quán ngữ tiếng Việt
Nguyễn Thị Thìn 139
Về giới ngữ trong tiếng Việt
Dư Ngọc Ngân 146
Các cấp thể và các chỉ tố tình thái – thể trong tiếng Việt
V.X.Panfilof 155
Nghóa của những từ như “ra-vào; lên–xuống” trong các tổ hợp kiểu đi vào,đẹp lên Vũ Thế
Thạch 161
Phân loại các loại phụ từ trong đoản ngữ vị từ tiếng Việt hiện đại
Trần Hoàng 168
Chung quanh việc xác định các quan hệ ngữ pháp liên hợp và chính phụ trong các chuỗi động

từ
Bùi Minh Toán 181
Đơn vị cú pháp nhỏ nhất trong tiếng Việt
Hoàng Trọng Phiến 186
Đơn vị tạo câu và thành phần câu của câu đơn tiếng Việt
Nguyễn Cao Đàm 191
Về vấn đề thành phần câu
Hoàng Tuệ 199
Các kiểu loại cấu trúc chủ vị trong tiếng Việt
Lê Xuân Thại 205
Phân biệt định ngữ và vị ngữ trong tiếng Việt
Trần Hoán 211
Về câu chủ vị có từ nối là trong tiếng Việt
Lê Xuân Thại 216
Bàn về cấu trúc câu “Danh + là + Danh” và các mối quan hệ của nó
Lê Xuân Thại 222
Trở lại vấn đề “câu đặc biệt” trong tiếng Việt
Hồng Dân 230
Xung quanh kiểu phát ngôn tỉnh lược trong tiếng Việt
Phan Mậu Cảnh 233
Đảo ngữ và vấn đề phân tích thành phần câu
Phan Thiều 253
Câu không chủ ngữ với tân ngữ đứng đầu
Nguyễn Minh Thuyết 258
Vị ngữ phụ trong câu tiếng Việt : bình diện ngữ nghóaBùi Minh Toán,Ngô Thị Bích Hương 263
Vấn đề quan hệ đẳng lập ở bậc câu và trật tự các thành tố của nó
Đỗ Thị Kim Liên 270
Từ nối với vấn đề câu phức trong tiếng Việt
Võ Văn Thắng 276



Cặp phụ từ và cặp đại từ hô ứng với các kiểu quan hệ giữa hai vế câu
Diệp Quang Ban, Lù Thị Hồng Nhâm 282
Bàn thêm về cấu trúc thông báo của câu tiếng Việt (Trên cứ liệu ngôn ngữ đối thoại)
Nguyễn Hồng Cổn 289
Tìm hiểu một số trường hợp dùng dấu phẩy để tách biệt chủ ngữ, vị ngữPhan Thị Thạch 301
Các dấu câu
y ban KHXH VN 306
Phụ lục: Một số vấn đề của ngữ pháp học
V.B.Kasevichû 314


THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU
NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT TỪ TRƯỚC TỚI NAY (*)
LƯU VÂN LĂNG

Trong lónh vực nghiên cứu tiếng Việt thì việc nghiên cứu ngữ pháp được bắt đầu sớm nhất với những
công trình của Lê-ông đờ Rôx-ni (23). Ô-ba-rê (1). Trương Vónh Ký (54), Trương Vónh Tống… Nhưng từ giữa
thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, ngữ pháp tiếng Việt còn chịu ảnh hưởng nặng nề của ngữ pháp tiếng Pháp. Có
thể nói đây là thời kỳ “bắt chước, mô phỏng”. Vào khoảng đầu thế kỷ này, mới xuất hiện dần một số công
trình nghiên cứu có ít nhiều nét riêng, do đặc điểm của tiếng Việt. (M. Gram-mông và Lê Quang Trinh (14).
Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm (52).
Từ cách mạng tháng 8 trở đi, nước nhà được độc lập, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thức của nhà
nước, ngữ pháp tiếng Việt ngày càng được nhiều người trong và ngoài nước, nhất là ở Liên Xô, Mỹ, Pháp…
quan tâm nghiên cứu. Bên cạnh những công trình theo ngữ pháp lô-gích, truyền thống như tác phẩm của
Phạm Tất Đắc, Bùi Đức Tịnh (4), còn có khuynh hướng cú bản vị như Phan Khôi (41), Nguyễn Lân (34),
khuynh hướng cấu trúc luận với những tác phẩm của Lê Văn Lý (25). M. Ê-mơ-nô (10). J. Hô-nây (19)…
Từ sau hòa bình được lập lại ở Đông Dương (1954) các bộ môn ngữ học các trường đại học, cao đẳng
được thành lập, việc nghiên cứu giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt được đẩy mạnh. Các giáo trình ngữ pháp
tiếng Việt ở đại học (của Lưu Văn Lăng, Nguyễn Kim Thản) vào nửa cuối thập kỷ 50, cũng như các giáo trình

ngữ pháp (của Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Tuệ) khoảng đầu những năm 60, đều muốn tiếp thu những thành
tựu lý luận của nhiều khuynh hướng, cố gắng vận dụng cả nội dung ý nghóa lẫn hình thức cấu trúc vào việc
nghiên cứu ngữ pháp, dù ở nhiều mức độ khác nhau, đã đặt cơ sở bước đầu cho một giai đoạn mới. Tuy
nhiên cũng phải đến khoảng cuối những năm 60 trở đi mới hình thành dần những hệ thống ngữ pháp riêng,
với những quan điểm riêng, ít nhiều có tính sáng tạo, mặc dù giữa các nhà nghiên cứu có không ít những ý
kiến khác nhau.
1. VỀ BÌNH DIỆN – Xuất phát từ học thuyết của F. đờ Xốt-xuya đối lập ngữ ngôn (langue) có tính chất xã
hội, với lời nói (parole) mang tính chất cá nhân, với sự lưu ý “cái ngành thực sự là ngữ học với đối tượng
duy nhất là ngữ ngôn” (44, 39), cho “câu thuộc về lời nói, chứ không thuộc về ngữ ngôn”, vì “ tính tiêu
biểu của lời nói là sự tự do trong cách kết hợp..., một số lớn trong cách biểu đạt thuộc về ngữ ngôn, đó là
những thành ngữ có sẵn” (44, 172, 173), nhiều nhà nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt cũng như nhiều nhà
ngữ học trên thế giới, đều chia các đơn vị ngữ pháp thành hai loại : một loại thuộc ngữ ngôn, một loại
thuộc lời nói.
Một số cho hình vị, từ thuộc ngữ ngôn, câu thuộc lời nói (NKT, 32b, 47, 64; HL, 18, 77, 80; HT, 17, 152,
153; cũng có chỗ Hoàng Tuệ lại nói từ cũng như mệnh đề là những đơn vị của lời nói, 17, 141). Nhiều người
cho từ tổ hoặc cụm từ thuộc diện ngữ ngôn, nhưng có tác giả cho đây chỉ là cụm từ cố định (HL, 18, 80).
Trong khi đó Nguyễn Tài Cẩn cho tổ hợp cố định bao gồm từ ghép và tổ hợp tự do bao gồm đoản ngữ, mệnh
đề là những đơn vị thuộc hệ thống đơn thuần tổ chức (cấu trúc), còn từ, cú vị, câu là những đơn vị thuộc hệ
thống nửa tổ chức tổ chức năng, và riêng hình vị đứng ở điểm giao nhau của hai hệ thống nhỏ này (NTC, 36,
368). Nhưng theo Lưu Vân Lăng thì tất cả các đơn vị ngữ pháp từ thấp đến cao: tiếng (ở ngôn ngữ Ấn – Âu
là hình vị) từ, ngữ, cú, câu đều nằm ở cả hai mặt của ngôn ngữ: cơ cấu bên ngoài, cụ thể, và cơ cấu bên
trong, trừu tượng (LVL. 27a, 60).

(*)

In trong “Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt”, GS Lưu Văn Lăng chủ biên (1988), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Noäi,
tr .05 – 32.


2. ĐƠN VỊ GỐC – Ngữ học truyền thống cho từ kết hợp với nhau lại thành câu. Lý luận “cụm từ là trung

tâm của ngữ pháp tiếng Việt” cũng chủ trương lấy từ làm đơn vị gốc để tập hợp lại thành cụm từ (NKT,
32b, 48; LXT, 26, 32). Nhưng lí luận hạt nhân tầng bậc cho tiếng cũng như hình vị ở ngôn ngữ Ấn – Âu,
là đơn vị gốc để tập hợp những đơn vị bé lại thành ngữ đoạn, được phân chia thành nhiều cấp khác nhau
(LVL, 27a, 50 ; 27c, 79). Có quan niệm muốn chia tổ hợp tiếng (hình tiết) thành tổ hợp cố định (bao gồm
từ ghép) và tổ hợp tự do (bao gồm đoản ngữ) cũng là tổ hợp từ (NTC, 36, 369).
3. ĐƠN VỊ NHỎ NHẤT – Cũng như nhiều nhà ngữ học trên thế giới, hầu hết các nhà nghiên cứu tiếng Việt
đều muốn tìm một đơn vị cơ sở, nhỏ nhất, có ý nghóa, đơn vị cấu tạo từ chung cho cả từ vựng lẫn ngữ
pháp. Nó mang nhiều tên gọi khác nhau: hình vị (Xônxep,… 46; HT, 17, ngữ vị (NKT), nguyên vị (HL, 18)
bằng một hoặc nhiều âm tiết: dịu/, dàng/, thằn lằn, a-pa-tít. Nhưng trong nhiều trường hợp cụ thể ở đây
vẫn có những ý kiến bất đồng. Số ít cho dấu vết, quốc gia là một ngữ tố (TVC, 53), quốc kỳ là một hình vị
(ĐXN, 9), còn mâu thuẫn gồm hai ngữ tố (TVC), hoặc hai từ tố (NKT, 32a) trong khi đa số giải quyết
ngược lại. Có quan niệm cho hình vị hoặc dạng vị trong tiếng Việt có loại bé hơn âm tiết: đ – (đâu, đó), ao
(nào, bao)… (L. Tôm-xơn, 48, 119; TNN, 50, 196). Một số tác giả đã cố gắng chứng minh loại hình vị
khuôn vần này: - ấp (bập bùng), – ăn (thẳng thắn) (Nguyễn Đức Dương 31, Phi Tuyết Hinh, Hoàng Văn
Hành). Có người muốn đưa thêm vào đây loại hình vị có liên kết: nh – (trong nhỏ nhắn). Nó khác loại
hình vị gián đoạn như ch – v – (trong chon von) là hình vị không lớn hơn, không nhỏ hơn, mà là khác
âm tiết (Trần Ngọc Thêm).
Theo M. Ê-mơ-nô thì trong tiếng Việt âm tiết và hình vị trùng nhau (12, 2). Nguyễn Tài Cẩn cho bất kỳ
tiếng vô nghóa nào cũng mang trong mình… khả năng trở thành hình vị có nghóa (36, 23). Có tác giả gọi
hình vị trùng âm tiết là từ tố – morph (Nguyễn Cao Đàm). Một số thừa nhận có loại tiếng đứng tách riêng
không có nghóa (LVL, 27a, 50; NP-UB, 56, 21). Và theo Lưu Vân Lăng thì ở những bình diện khác nhau, có
thể lập những đơn vị cơ sở khác nhau. Do đó nên phân biệt đơn vị nhỏ nhất trong ngữ pháp là tiếng, trùng
với âm tiết trên bình diện ngữ âm, khác với hình là đơn vị nhỏ nhất có nghóa trong từ vựng, ngữ nghóa học.
“Hình” có thể bằng âm tiết (lánh), có thể lớn hơn (ễnh ương) hoặc bé hơn âm tiết, như – ấp trong “lấp
lánh”. Loại hình tiết trùng với tiếng có nghóa, và loại tiếng có nghóa, tự do lại trùng với từ.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều chia đơn vị cơ sở này thành nhiều loại như: từ tố hoặc ngữ vị thật,
giả (NKT), tính hiệu độc lập tính (HT), hình tiết độc lập, không độc lập (NTC), tiếng tự do có loại hạn chế và
không hạn chế, tiếng bị ràng buộc trong đó có loại lâm thời độc lập, tiếng không nghóa khi tách riêng trong
đó có loại mất nghóa (LVL), hoặc chia thành các loại hình vị: thực, ngữ pháp, hệ thống, tiềm tàng, tình cảm,
mục đích... (HL), hình vị có nghóa từ vựng, biểu cảm, hình vị ngữ pháp, kết cấu (HQ). Nhưng ở một số tác

giả, việc phân chia này không gắn chặt với việc xác định đơn vị trực tiếp trên nó là từ.
Nhiều người cho quan niệm về tiếng nêu được đặc điểm về loại hình tiếng Việt, và giúp cho việc giảng
dạy, học tập ngữ pháp được dễ dàng. Vấn đề đặt ra là có nhất thiết đơn vị nhỏ nhất trong ngữ pháp phải có ý
nghóa hay không? Và nghóa ở đây phải được hiểu như thế nào?
4. ĐƠN VỊ TỪ – Trừ ít ý kiến nghi ngờ hoặc phủ nhận đơn vị từ tiếng Việt, việc xác định ranh giới từ ở đây
xưa nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau. M. Ê-mơ-nô nhận định rằng trong tiếng Việt đơn vị âm học
trùng với đơn vị cơ bản của hình thái học, từ và hình vị trùng nhau (13, 3). Nguyễn Tài Cẩn cho tiếng
(hình tiết) là đơn vị trung gian giữa hình vị và từ (36, 39). Từ đó, Nguyễn Thiện Giáp cho “tiếng” của Việt
ngữ có đủ tư cách để được coi là “từ”, vì từ là đơn vị tâm lý – ngôn ngữ học (NTG, 38,39), và theo Cao
Xuân Hạo, trong tiếng Việt, tiếng vừa là âm vị, vừa là hình vị, vừa là từ (7, 51).
Khác hẳn với quan niệm trên, nhiều người chủ yếu dựa vào ý nghóa, khái niệm hoàn chỉnh (HT, 17),
thêm vào đó là chức năng ngữ pháp (LV Ly, 25, NKT, 32), khả năng sử dụng độc lập về cú pháp (Xôn-xep,
45), khả năng giao hoán (TNN, 50), tính vững chắc về cấu tạo (HL, 18a)… đã đưa vào phạm trù từ rất nhiều
tổ hợp tự do kết hợp theo quan hệ thuận cú pháp như: người làm vườn, cháy nhà, bán phá giá, thợ may,
nhà soạn kịch, hiệu trồng răng, máy bay lên thẳng, vợ hai, đánh hỏng, dễ thương, chú rể, chén con, nhà


chơi ra-đi-ô... Tuy nhiên, đi vào giải quyết cụ thể, xu hướng này đã để lại nhiều ý kiến bất đồng. Những tổ
hợp tiếng như nhà ở, dễ làm, người này coi là từ (HT, 17), thì người khác cho là từ tổ (NKT, 32a), nhưng đối
với trường hợp chủ nghóa xã hội, cái đẹp, trắng tinh… thì quan niệm ngược lại. Nguyên nhân chính là do tiêu
chí đưa ra chưa rõ ràng. Bởi thế, quốc kỳ, quốc ca, người cho là từ một hình vị (ĐXN, 9, 10), số khác lại cho
là ngữ, cũng như trường hợp thợ đồng hồ, học như vẹt (TVC, NHL, 53, 120). Dựa đồng thời vào cả một tổng
hợp nhiều diện kiểm nghiệm, nhiều tiêu chí, Nguyễn Tài Cẩn cũng xem là từ cả những tổ hợp như tranh
đấu, thành bại, áo quần, phòng bệnh (36). Và tác giả đã thừa nhận rằng phân biệt từ ghép với tổ hợp tự do
là “một trong những vấn đề mập mờ, gay go nhất của ngữ pháp” (36, 62). Đinh Văn Đức, một mặt tán thành
quan niệm “âm tiết = tiếng = hình vị = từ”, nhưng mặt khác vẫn coi những tổ hợp như việc làm, đóng
góp, ao hồ, nhà cửa, là từ (11, 37, 54, 196).
Với quan niệm từ là đơn vị tách biệt nhỏ nhất, chưa làm thành tố cú pháp, Lưu Văn Lăng căn cứ vào bản
chất yếu tố cấu tạo và mối quan hệ giữa chúng, cho trong từ không có quan hệ cú pháp, nên mọi tổ hợp
gồm 2 tiếng tự do trở lên kết hợp theo quan hệ thuận cú pháp đều là ngữ, có thể là ngữ định danh, ngữ cố

định ở nhiều mức độ chặt lỏng khác nhau như: nhà nước, đất nước, xe đạp, áo quần, (LVL, 27c). Đây là
những đơn vị trung gian nằm giữa từ kép và ngữ tự do.
Xét về mặt kiến trúc, từ được chia thành nhiều loại. Một số tác giả căn cứ vào số lượng âm tiết hoặc
tiếng, cho những từ đa tiết như đười ươi, a-xít đều là từ ghép (TTK,…, 52, TVC… 53, LVLy, 25, NTC, 36).
Có quan niệm dựa vào bản chất yếu tố cấu tạo từ. Một số dựa vào số lượng hình vị độc lập, xếp riêng từ
láy, vừa phân biệt láy bộ phận có lý do với láy bộ phận không có lý do (I. I. Glebova, A. N. Barinova) hoặc từ
phức, trong đó có loại từ ghép giả và phái sinh (L. Tôm-xơn). Theo Trương Đông San, từ phức gồm một hình
vị độc lập và một hình vị không độc lập như bạn bè, lạnh lùng, (55, 2) thì tất nhiên phải xem học trò, trẻ em
là cụm từ cố định, nhưng phải chăng tổ hợp gồm hai vị không độc lập như quốc gia, giáo sư lại được xem là
từ đơn?
Có quan niệm, một mặt xét hình thức, phân biệt từ đơn tiết với từ đa tiết, mặt khác, căn cứ vào nội
dung, số lượng tiếng có nghóa (LVL, 27a) hoặc hình vị thực (NPP, 35) để xác định từ kép, xem từ láy cũng
chỉ là một kiểu từ đơn. Có sách chia thành: từ một tiếng, từ láy, từ ghép và từ nhiều tiếng (UB, 56, 49 – 64).
Có tác giả còn chia thêm từ pha: sẵn sàng, từ chắp : vôi hóa (NKT, 32a) và từ nhánh: văn só (ĐXN 9). Có
người dựa vào số lượng nguyên vị, phân biệt từ đơn lấp láy (ba hoa) với từ ghép lắp láy như đẹp đẽ (HL, 18a,
261). Có quan niệm cho đây cũng là từ ghép song song (30). Có người dựa vào mức độ biến đổi của các nét
nghóa, phân biệt từ ghép chân chính như mát tay, cắt, giặt, [sic] chán chê, dưa hấu, nhà cửa, hỏi han, quà
cáp với từ ghép láy âm như người người, đẹp đẽ (Quế Lai).
Về từ loại, trừ một số ít học giả (Đi-ghê, Ju-li-ăng) nghi ngờ hoặc muốn phủ nhận (như Gram-mông, Lê
Quang Trinh, Hồ Hữu Tường), hầu hết đều cố gắng phân chia thành nhiều loại. Khuynh hướng truyền thống
chủ yếu dựa vào ý nghóa lô gích, thường rập khuôn hệ thống từ loại tiếng Pháp, cho mẹ trong quê mẹ cũng
là tính từ, “mà” không những là liên từ, giới từ, mà còn có thể là phó từ và thuộc đại từ tức đại từ quan hệ,
tập hợp vào từ loại trạng từ (tức tính từ) nhiều loại như tính trạng từ (lớn), chỉ thị trạng từ (ấy), số trạng từ
(bốn), vấn trạng từ (gì), phiếm chỉ trạng từ (nấy), v.v... (BĐT, 4, 148, 177).
Xu hướng này thể hiện rõ ở các học giả Pháp, từ Ô-ba-rê, Va-liê, Sê-ông đến Bun-tô, Ca-đi-e cùng một số
tác giả Việt như Trương Vónh Ký, Trương Vónh Tống đến Phạm Tất Đắc… Khuynh hướng cú bản vị dựa vào
chức năng cú pháp để xác định từ loại (PK, 41), thừa nhận hiện tượng chuyển loại một cách phổ biến, như
thuật từ sống chẳng hạn, có thể chuyển thành danh từ, định từ, phó từ (PN, 42). Khuynh hướng kết cấu
luận dựa vào khả năng kết hợp với từ làm chứng (LVLy 25), vị trí phân bố của từ (M. Ê-mơ-nô, 13 ; Hônây, 19 ; Tôm-xơn, 48), cách giao hoán (TNN, 50).
Có khuynh hướng cố gắng vận dụng cả hình thức kết cấu lẫn nội dung ngữ nghóa, nhưng ở nhiều mức

độ khác nhau. Hoàng Tuệ cũng dựa vào một ít từ làm chứng (17). Nguyễn Kim Thản kết hợp biện pháp phân
tích cải biên với khả năng kết hợp (32a). Đái Xuân Ninh lấy câu bình thường tối thiểu làm cơ sở (9, 64). Leâ


Cận, Phan Thiều căn cứ vào ý nghóa phạm trù và chức năng cú pháp (24a, 123). Đinh Văn Đức muốn khai
thác thêm mặt ngữ nghóa khái quát hóa, ý nghóa từ vựng ngữ pháp (7, 33).
Mác-ti-ni chú ý tới cú đoạn ngữ pháp. Nguyễn Tài Cẩn, Bưxtrôp, I. X. Nonna Xtankêvich chủ yếu dựa vào
đoản ngữ là cụm chính phụ để phân biệt trước hết những từ loại tham gia nhóm với những từ loại ngoài
nhóm (5, 99). Nhưng chính Nguyễn Tài Cẩn cũng đã nói “riêng một mình nó thì chưa đủ, phải có cả tiêu
chuẩn “dựa vào mệnh đề” bổ sung thì kết quả phân loại mới đáng tin cậy” (NTC, 36, 307). Lưu Vân Lăng căn
cứ vào hoạt động của từ trong ngữ đoạn cấp bậc (ngữ, cú, câu) có hạt nhân, phân biệt trước tiên từ nòng cốt
có khả năng làm hạt nhân với những từ loại phụ gia như từ kèm, từ thêm, theo nguyên tắc chia dần, dựa vào
những đặc trưng tiêu biểu, càng chia nhỏ bao nhiêu thì số lượng từ loại càng nhiều bấy nhiêu, chứ không thể
xác định dứt khoát chỉ bằng một con số cụ thể (LVL, 27a, 51).
Đã có một số chuyên khảo về danh từ (NTC), động từ (Bưxtrôp, NKT), động ngữ NPP, 35), tính từ (I.
Glebova), từ láy (A. N. Barinova, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thị Hai...).
Về phạm trù ngữ pháp của từ, có người thừa nhận danh từ tiếng Việt có phạm trù số (Nguyễn Tài Cẩn,
Nguyễn Kim Thản), phạm trù thiết định: chính xác, không chính xác, trung lập (NTC, Đinh Văn Đức). Thừa
nhận trong tiếng Việt có những yếu tố cấu hình như đã, sẽ, V.M. Xôn-xep cho từ đơn tiết như đọc được dùng
ở hình thức thức zê-rô (có chỉ tố zê-rô) nên trùng với hình vị ở ngoài. Đây là qui tắc bắt buộc. Do đặc điểm
loại hình tiếng Việt lại có tính tùy tiện của các hình thức ngữ pháp (45, 61). Đinh Văn Đức đã đưa ra 8 loại có
tính chất hư từ làm chỉ từ ngữ pháp của động từ để biểu thị ý nghóa: 1. Thể thời (đã, còn) 2. Dạng (bị, phải)
3. Mệnh lệnh (đừng, hãy) 4. Yêu cầu (cần) 5. Sự hiện diện (hay vắng) hành động (có, không) 6. Phương
thức hành động (vẫn, xong) 7. Phương hướng (ra, xuống) 8. Vừa xảy ra hoặc kết thúc (vừa, mới).
Nhiều người cho hư từ tiếng Việt là vấn đề khó xác định đáng nghi ngờ. Một số tác giả xác định những từ
trên đây như những lớp từ phụ (kèm) cho những từ nòng cốt hạt nhân như danh từ, động từ (LVL, 27a, 51;
ĐXN, 9, 81; HQ, 21, 84. v.v...). Ngày càng có nhiều người khẳng định trong tiếng Việt không có phạm trù
ngữ pháp của từ như ở các ngôn ngữ Ấn-Âu (X. Báo cáo của Vũ Lộc ở hội nghị về NPTV, 1981).
5. CỤM TỪ HAY NGỮ – Ngữ pháp truyền thống ở Việt Nam quan niệm đơn vị cú pháp trực tiếp trên từ là
câu. Nhưng nhiều tài liệu ngữ pháp ở giai đoạn sau đã đưa thêm một đơn vị mới trên từ mang nhiều tên gọi

với nhiều quan niệm khác nhau về thành tố cấu tạo, về mối quan hệ giữa chúng, về bình diện, vị trí cấp bậc
trong hệ thống. Có quan niệm cho nhóm từ, từ tổ hay cụm từ là một tổ hợp gồm ít nhất hai thực từ trở lên
(NKT, 32a, 37; 32c, 12; HQ, 21, 180; Xôn-xep…, 46, 72) hoặc 1 thực từ với 1 từ hư hóa phần nào, bán từ hội
tính như tìm thấy (HT, 17, 279) hai 1 từ thực với 1 từ hư (NKT, 32b, 48 và nhóm từ ở 32c, 12).
Lý luận “cụm từ như là trung tâm của ngữ pháp tiếng Việt” chủ trương đưa tất cả các quan hệ cú pháp
vào đơn vị cụm từ. Một số tác giả nêu ra 3 loại cụm từ: chủ vị, chính phụ, liên hợp (NKT, 32b; LXT, 26, 34).
Có tài liệu ngữ pháp còn đưa thêm nhóm động tân (Trần Phô, Trương Dónh, 1964). Nhiều người cho đơn vị
này chỉ có quan hệ chính phụ như các loại từ tổ động thái, động tân, hạn định của Hoàng Tuệ (17), đoản
ngữ của Nguyễn Tài Cẩn (36, 148; 5, 38), ngữ của NPTV (UB, 56, 96), nhóm tự ngữ của Lê Văn Lý (25b,
154), từ kết của Trương Văn Chình… (53c, 190)… Do đó, nhóm từ đẳng lập được giải quyết bằng nhiều cách:
1/ Coi như những thành phần đồng loại (TVC, 53). 2/ Đưa thành một đơn vị riêng gọi là đơn vị liên hợp
(NTC, 36, 348; NPUB, 56; 161). 3/ Nghiên cứu ở mục riêng cùng những tổ hợp đẳng lập khác gọi là ghép
thêm từ, từ tổ hay câu theo quan hệ đẳng lập (49a, 28). Nhưng lại có quan niệm cho đơn vị trên từ có cả
quan hệ chính phụ lẫn liên hợp (Xôn-xep... 46, 72; LVL, 27a, 52).
Hầu hết cho đơn vị này ít nhất phải có hai từ. Số đông cho đây là 2 thực từ (NKT, 32a, 37; HQ, 21, 100;
Xoân-xep... 46, 72; LVLy, 25b, 154). Nhưng theo Lưu Vân Lăng thì cụm từ hay từ tổ là đơn vị từ vựng học, còn
đơn vị cú pháp trực tiếp trên từ phải là ngữ. Nó không những có dạng phát triển, mà còn có dạng rút gọn chỉ
có 1 từ hạt nhân, dạng ngữ hạt nhân, trùng với từ nòng cốt ở cơ cấu bên ngoài khi từ phụ vắng hết (LVL,
27a, 53). Quan niệm này ngày càng được nhiều người đồng tình (NTC, 36, 313; ĐXN, 9, 231; UB, 56, 97)
Nhưng một số tác giả đã nhầm lẫn đồng nhất từ nòng cốt có thể làm hạt nhân với thực từ cho “đơn vị cuù


pháp nhỏ nhất được biểu hiện bằng từ – thực từ – trong kết cấu cú pháp) là thành tố ngữ pháp nhỏ nhất…”,
cho câu Cô ấy rất xinh” có 1 từ thể hiện 4 đơn vị cú pháp nhỏ nhất (LC... 24b, 14, 15). Thực ra ở đây chỉ có
hai ngữ với hai từ hạt nhân.
Xác định hình thức đơn, phức của đơn vị trên từ, nhiều người thường chỉ căn cứ vào số lượng từ, không
kể thuộc loại nào, cho nhà mới, nhà gạch đều là những nhóm từ đơn (LVLy, 25b, 154), nhưng có quan niệm
dựa vào số lượng từ có khả năng phát triển, cho các nhà ấy là ngữ đơn, nhà mới là ngữ kép (LVL, 27a, 51).
Phân biệt cụm cố định với cụm tự do, nhiều người thường dựa vào các tiêu chí: tính có sẵn, tính thành
ngữ, giá trị như từ. Có sách dựa vào ý diễn tả một hay nhiều sự vật để phân biệt từ kép (dấu-vết, nhà-cửa,

ăn-ở) chỉ có một ngữ tố, với ngữ, có hai hay nhiều ngữ tố: thợ mộc, tàu bay, phi cơ, mâu thuẫn, với từ kết
(tổ hợp tự do): thợ già (TVC, 53, 67, 121). Có tác giả dựa vào khả năng thay đổi thành phần, xen kẽ bằng một
từ khác (NKT, 32a). Có quan niệm dựa vào mức độ biến nghóa và khả năng kết hợp các từ trong tổ hợp
(LVL… 27c).
Đã có công trình nghiên cứu về danh ngữ (NTC, 36), động ngữ (NPP, 35). Tuy nhiên, xung quanh vấn đề
từ trung tâm và loại từ trong danh ngữ, cũng như vị trí từ phụ trong động ngữ, còn nhiều ý kiến khác nhau.
6. MỆNH ĐỀ hay CÚ – Các sách ngữ pháp cũ, khi phân tích câu, đều có nói đến mệnh đề (TTK, 52; BĐT, 4;
NL, 34) nhưng không xem đây là một cấp đơn vị. Cho phân tích câu theo khái niệm “mệnh đề” không rõ
ràng, xác đáng, Nguyễn Kim Thản chủ trương sáp nhập mệnh đề vào từ tổ gọi là từ tổ tường thuật (32a,
39) sau đổi là cụm từ chủ vị (NKT, 32b. 50; LXT, 26, 34; ĐXN, 9, 314). Ngược lại, có xu hướng muốn đưa
mệnh đề lên cấp câu, cho đây là “câu nhỏ làm thành phần câu lớn” (40, 37). Một số gọi là câu con (HTP,
16, 188), câu phụ (Bưxtrôp, NTC…, 5, 210).
Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê thay mệnh đề bằng “cú là một tổ hợp dùng để diễn tả một việc”
(53, 633) hay “diễn tả một sự tình” (54, 479). Ngoài bán cú là tổ hợp chỉ có giá trị một từ kết (nhóm từ) về
công dụng (tr, 634), các tác giả này còn nói đến trường hợp từ kết có hình thức câu (Tôi đã đọc quyển sách
hôm qua anh cho tôi mượn) và từ kết có hình thức cú (Thầy Giáp muốn Giáp học Hán tự, – tr. 636, 638).
Tuy nhiên với quan niệm “cú pháp gồm có cấu tạo câu và cấu tạo từ kết” (tr. 489) tức từ
tổ, và không tán thành lối phân tích câu “chia ra từng cú” (tr.643), các tác giả này vẫn không xem cú là một
cấp đơn vị cú pháp.
Trái lại, Lưu Vân Lăng, với lý luận hạt nhân tầng bậc, xem cú là ngữ đoạn thuyết tính chưa kết thúc, một
đơn vị ở cấp chuyển tiếp, quá độ từ ngữ sang câu. Ngoài loại cú đơn có một khâu đề thuyết, còn có cú kép
nhiều tầng trong đó có cú con, (cú thành phần) là cú phát triển trong lòng một cú khác. Do đó, có định cú,
bổ cú, trạng cú, thuyết cú (LVL, 27a, 54).
Nguyễn Tài Cẩn cho mệnh đề, cũng như đoản ngữ nằm trong “một hệ thống nhỏ bao gồm những kiểu
đơn vị không phân thành cấp bậc lớn bé khác nhau” (NTC, 36, 366). Đồng thời tác giả cũng thừa nhận
“trường hợp dùng một hình thức câu ở trong câu” thì “có ý định gọi đó là cú” (tr. 365), nhưng không nói rõ
cú thuộc bình diện nào. Phan Ngọc chấp nhận dứt khoát cả mệnh đề lẫn cú, cho cú là một mệnh đề hay một
nhóm những mệnh đề cùng loại và cùng chức năng (PN, 43, 342). Theo quan niệm này thì ở một thuyết
ngữ kép liên hợp có thể có nhiều mệnh đề. Nguyễn Phú Phong cho “proposition” cũng như ngữ (syntagme)
là những khúc đoạn (segments) trung gian giữa các đơn vị từ và câu (NPP, 35, 64).

Mệnh đề còn được thay bằng nhiều thuật ngữ khác như: khâu thuyết tính (Yu. Lekomxep), kết cấu chủ
vị (Lê Cận, Hoàng Trọng Phiến), cấu trúc thuyết tính (X. Bưxtrop…), đơn vị tính vị ngữ (Hữu Quỳnh), thể
câu, nòng cốt, vế... Nhiều người chưa muốn xác lập cú thành một cấp đơn vị cú pháp. Nhưng ai cũng thừa
nhận nó chỉ là một bộ phận của câu, nếu không căn cứ vào nó thì khó lòng mà phân biệt được câu đơn với
câu kép. Ngày càng có nhiều người thấy không thể sáp nhập nó vào cụm từ hoặc câu vì “không thể chấp
nhận hiện tượng có từ trong từ, câu trong câu, bởi từ là ngữ đoạn nhỏ nhất, mà câu là ngữ đoạn lớn nhaát”
(LVL, 27a, 17, 27c, 88).


7. CÂU – Các công trình ngữ pháp cũ chỉ chú trọng phần từ pháp. Sang giai đoạn sau, đơn vị câu mới được
nghiên cứu kỹ cả mặt hình thức cũng như mặt nội dung ngữ nghóa, tuy mức độ vận dụng cũng như quan
niệm về một số vấn đề còn có chỗ khác nhau. Có cách nói câu diễn tả một hay nhiều sự tình (TVC, 53, 479).
Có tác giả cho câu là ngữ đoạn kết thúc (LVL, 27a, 60). Theo lý luận cụm từ thì tính thông báo của câu
không cần đến tính vị ngữ (NKT, 32b, LXT, 26)… Có tác giả còn nói tính vị ngữ không phải là thuộc tính
riêng của vị ngữ (DQB, 8, 71). Ngược lại có quan niệm cho tính thuyết ngữ là cơ sở chủ yếu của tính thông
báo của câu (LVL, 27, LVLy, 25b, ĐXN, 9). Hầu hết cho câu bình thường gồm hai bộ phần: đề và thuyết.
Quan hệ giữa chúng theo số đông, là quan hệ hai chiều, phụ thuộc lẫn nhau. Một số cho thuyết ngữ là yếu tố
chính, đề ngữ chỉ là một loại bổ tố trong câu. (L.Thompson, 48, LVLy, 25a, ĐXN, 9). Lại có quan niệm cho
đây không hẳn là quan hệ chính phụ; mà là hệ tương hợp giữa hai bộ phận, trong đó thuyết ngữ là quan
trọng nhất, không thể thiếu (LVL, 27a, 54). Chính vì thế mà về vai trò ngữ điệu, mỗi xu hướng đánh giá một
khác, mặt dù tất cả đều cho nó có thể tham gia vào sự hình thành câu.
Có sách còn nói đến câu đơn phần: Thật lạ lùng, câu danh xưng: Tàu bay! Câu rút gọn: Mưa (NKT, 32a,
227 – 231). Một số cho đây là câu đặc biệt (NP – UB, 56, 187). Có ý kiến cho đây là câu không phân biệt
được thành phần. Nhưng có quan niệm cho đây là loại câu chỉ có thuyết ngữ (LVL, 27a, ĐXN, 9). Có tác giả
cho đây chỉ là những ngữ trực thuộc (TNT, 51).
Về thành phần câu, nhiều sách ngữ pháp cũ thường bắt chước cách phân tích ngữ pháp truyền thống
tiếng Pháp, phân tích từ loại và phân tích mệnh đề (PTĐ, 40) trong đó có nhiều chỗ lẫn bản tính (nature) với
chức năng, chẳng hạn, phân tích mệnh đề thành chủ từ, động từ và túc từ (40, 81-82). Bùi Đức Tịnh là một
trong những tác giả đầu tiên biết phân biệt rõ vấn đề này, cho mệnh đề gồm có tuyên ngữ và chủ ngữ
(4,244).

Nhiều công trình ở giai đoạn sau nêu rõ chức năng cú pháp không chỉ do từ, mà còn có cả nhóm từ, từ
tổ đảm nhiệm. Nhưng theo lí luận hạt nhân tầng bậc thì đảm nhận chức năng cú pháp trong câu là ngữ, có
khi ở dạng ngữ hạt nhân, chứ không phải là từ. Nhiều tác giả thường quan niệm chủ ngữ, vị ngữ là thành
phần chủ yếu, còn định ngữ, trạng ngữ , bổ ngữ là những thành phần thứ yếu (HT,17, HTP 16). Một số tác
giả phân biệt thành phần phụ của từ trong từ tổ với thành phần phụ của câu. Nguyễn Kim Thản cho định
ngữ và bổ ngữ là thành phần phụ trong từ tổ thể từ và từ tổ vị từ, khác với trạng từ, khởi ngữ là những thành
phần của cả câu (NKT, 32a, 99, 123, 164). Hoàng Trọng Phiến còn phân biệt định ngữ danh từ, định ngữ vị
ngữ với định ngữ cả câu (HTP, 16; 110). Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê phân biệt bổ từ của tiếng
gồm có bổ từ của trạng từ, trong đó có khách từ và bổ từ của thể từ, thuộc phạm vi cấu tạo từ kết (tức từ tổ),
với bổ từ của câu gồm trạng ngữ thuộc cấu tạo câu, phân biệt giải từ của tiếng với giải từ của câu (TVC, 53,
219, 551). Theo hướng đó, gần đây Diệp Quang Ban cũng phân biệt bổ ngữ, phụ ngữ, giải ngữ của câu (DQB,
8, 180, 210). Và thành phần phụ của câu còn được nêu ở một số công trình khác nói về các loại câu (Hồ Lê,
18b), về trạng ngữ (Võ Huỳnh Mai, 57)…
Vị trí các thành tố của câu được giải quyết triệt để theo hệ thống lí luận ngữ đoạn tầng lớp, (LVL, 27a):
đề ngữ, thuyết ngữ là những thành phần nòng cốt trong đó có thể phát triển dần các ngữ phụ như định ngữ,
bổ ngữ, trạng ngữ ở những tầng khác nhau. Ngoài ra còn có những bộ phận phát triển ngoài nòng cốt như:
hô ngữ, chuyển ngữ,…
Một số không muốn thừa nhận hiện tượng “trạng ngữ đảo ngược”, thường căn cứ vào vị trí, sáp nhập
trạng ngữ đứng sau vào phạm trù bổ ngữ. Do đó trạng ngữ (VHM, 57) hay thành phần tình huống (NP – UB,
56, 193) đặt đầu câu cũng như bổ ngữ của câu chỉ hoàn cảnh (DQB, 8, 180) là thành phần phụ ngoài nòng
cốt của câu. Cho nên phân biệt trạng ngữ với bổ ngữ, với khởi ngữ, với cả đề ngữ, chủ ngữ ở tiếng Việt là vấn
đề khá phức tạp. Chẳng hạn, đối với câu “Xã bên, lúa tốt”, sách Ngữ pháp tiếng Việt UBKHXH (1983) cho xã
bên là thành phần tình huống ngoài nòng cốt (NP – UB, 56, 193). Nhưng theo Lưu Vân Lăng thì đây là đề
ngữ, lúa tốt là thuyết cú, vì câu này đứng cạnh câu “Xã nhà, lúa xấu”có sự đối lập rõ ràng. Trường hợp “Hôm
nay mẹ về” có hai khả năng: 1) “Hôm nay” là đề ngữ, “mẹ về” là thuyết cú. 2) “Hôm nay” là trạng ngữ đảo
ngược.


Liên quan đến vấn đề này, đối với bộ phận đứng đầu câu do cụm vị từ đảm nhận, cũng có nhiều ý kiến
khác nhau: 1) coi là trạng ngữ, là thành phần tình huống ngoài nòng cốt (56, 47). 2) là vị ngữ phụ (V. M.

Xônxep… 45, 85; HT, 17); vị ngữ thứ yếu (Bưxtrop, NTC 5, 178). 3) là vị ngữ của mệnh đề phụ (PTĐ, 40,
Nguyễn Đức Bảo), vị ngữ của mệnh đề đẳng lập (Trần Phô, Trương Dónh); là một vế của câu ghép (Đái Xuân
Ninh, Hồng Dân, Diệp Quang Ban).
Một số thành phần câu đã được nghiên cứu như: chủ ngữ (Nguyễn Minh Thuyết), vị ngữ động từ (Đặng
Văn Đạm), định ngữ (N. V. Xtankevich), trạng ngữ (Võ Huỳnh Mai) v.v… Vấn đề từ nối, tiểu từ cũng được
quan tâm (V. X. Panfilop, I. I. Glebova, Đinh Thanh Huệ, Nguyễn Đức Dân, Phan Mạnh Hùng…).
Phân loại kiểu câu thì xác định ranh giới giữa câu đơn và câu phức là một vấn đề phức tạp. Nhiều sách
ngữ pháp cũ thường căn cứ vào số lượng mệnh đề. Có tác giả cho “câu có bao nhiêu động từ là có ngần ấy
mệnh đề” (PTĐ, 40, 86) hoặc “số mệnh đề tùy theo số tuyên ngữ” (BĐT, 4, 265). Nhưng theo Nguyễn Lân,
trường hợp nhiều vị ngữ “chỉ những khía cạnh tương tự” của tính chất thuộc về chủ ngữ thì vẫn có thể coi là
câu đơn giản (NL, 34, 5). Nhiều công trình ở giai đoạn sau cũng căn cứ vào số lượng kết cấu chủ – vị hoặc
cấu trúc thuyết tính, vào số lượng cú để xác định câu phức. Nhưng do quan niệm về mệnh đề, về cú có chỗ
khác nhau, nên cùng một câu “Họ vừa đi, vừa cười, vừa hát” chẳng hạn, vẫn có nhiều kiến giải khác nhau
như : câu phức gồm 3 cú (TVC, NHL, 53, 650), câu đơn có nhiều vị ngữ đồng loại, đẳng lập (49), câu một cú
gồm ba mệnh đề cùng chức năng (PN, 43, 342), câu đơn có một thuyết ngữ kép liên hợp (LVL, 27a, 52).
Theo quan niệm truyền thống, nhiều tác giả cũng đã xếp vào loại câu phức, câu ghép cả những câu có
mệnh đề bổ túc, mệnh đề chỉ trường hợp, hoàn cảnh, mệnh đề chỉ định (TTK, 52, BĐT, 4), hay tính gia ngữ,
mệnh đề chủ ngữ, mệnh đề tân ngữ (NL, 34) và còn cả mệnh đề vị ngữ, mệnh đề làm thành phần kết quả
(Bưxtrôp…, 5, 211).
Một số tác giả khác cho những mệnh đề phụ chỉ là những bộ phận phát triển thêm, nên đã xếp loại câu
có mệnh đề bổ ngữ, định ngữ, vị ngữ thành một loại riêng gọi là câu phức hóa (V. M. Xônxep, Yu. K.
Lekomxep, 46, 86, Alyosina, 2). Có người gọi là câu trung gian (HQ, 21, HTP, 16). Có sách lại xếp chúng vào
câu đơn (Lekomxep Yu. K. 22, 121), coi tất cả đều là trường hợp “dùng câu nhỏ làm thành phần câu lớn”
(49a, 28). Có tác giả lại đưa loại câu có “mệnh đề trạng ngữ” sang câu ghép (Lê Cận). Lại có quan niệm thừa
nhận cả câu đơn phức hóa có trạng cú lẫn câu kép chính phụ (LVL, 27a).
Nhiều người thừa nhận loại câu ghép này có từ nối nếu, hễ, tuy, dù. Nhưng một số phủ nhận câu ghép
chính phụ, cho đấy là ghép theo quan hệ qua lại (NKT, 32a), phụ thuộc lẫn nhau (HQ, 21) hoặc song song
(ĐXN, 9; LXT, 26). Có sách thừa nhận câu ghép chính phụ cả trong những trường hợp không có loại từ nối
trên (HT, 17, 401, 49). Ngược lại, trường hợp không có từ nối phụ thuộc (nếu, tuy), mà có từ nối thì, có sách
vẫn xem là câu ghép chính phụ (HT, 17, 401) thậm chí không có từ nối, một số tác giả vẫn cho là quan hệ

chính phụ, là “câu trạng ngữ ghép dính vào câu lớn, không mở đầu bằng quan hệ từ” (tổ NNHĐH, 49b, 15 18).
Có quan niệm cho câu ghép có thể rút gọn, coi là câu ghép cả những kiểu như : 1/ Nếu mưa, anh nghỉ,
2/ Mệt, tôi nghỉ. (TVC, NHL, DQB, ĐXN). Glebova I. I. Cho đây là câu trung gian. Có chủ trương phân biệt
câu 1 thuộc loại trung gian có bán cú khác với câu 2 chỉ là câu đơn có phụ ngữ, có khi gần như một định ngữ
(LVL, 27c, 88). Lại còn đề nghị nên xem câu đơn có trạng ngữ là một kiểu câu ghép (HD, 20,26). Và trên
thực tế, đối với câu đơn có trạng ngữ chỉ mục đích (sau để), có sách chỗ thì nói là câu đơn, chỗ lại để là câu
ghép (16).
Nhưng dần dần nhiều người tán thành câu ghép phải có ít nhất 2 kết hợp đề thuyết, 2 cú tách bạch
nhau, cú này không phải là bộ phận phát triển thêm trong lòng cú kia (LVL, 27a, 56). Do đó cần phân biệt
cú con là thành phần phát triển thêm trong câu đơn, chỉ là một bộ phận của một cú kép, khác với cú phụ có
thể làm thành tố trực tiếp của câu, là một trong hai bộ phận cấu tạo nên câu ghép chính phụ (LVL, 27c, 87).
Có sách nói đây là hai vế tạo thành một nòng cốt ghép (NPUB, 56, 207).


Về câu ghép đẳng lập có sách không nói tới (Tổ NNH, 49). Có ý kiến không thừa nhận câu ghép liên hợp
không từ nối (HT, 17, 392), cho trường hợp này vẫn là câu đơn (LVLy, 25, 159). Ngược lại, có chủ trương căn
cứ vào quan hệ song song, cho tổ hợp song song mới là câu ghép (NKT, 32b, 57, LXT, 26, 41). Do đó, ngoài 5
cấu trúc tối giản (một từ, chủ – vị, dẫn tiếp, đẳng thức, qua lại), còn có cấu trúc phức tạp như: một tín hiệu
– chủ – vị, dẫn tiếp – qua lại,… kết hợp song song (HL, 18b, 47). Xác định câu ghép căn cứ vào cách đối lập
quan hệ song song với những quan hệ khác còn được thể hiện trong cách trình bày hệ thống “câu ghép”
bằng cách “mở rộng câu nền tảng với một cụm từ chủ - vị theo quan hệ song song” (ĐXN, 9, 314).
Có quan niệm cho câu ghép liên hợp gồm hai loại: 1/ ghép chặt hay ghép đối, có liên từ thì, mà hoặc
được gắn lại bởi cặp đối ứng như đâu … đấy, bao nhiêu … bấy nhiêu, v. v… 2/ ghép lỏng hay ghép chuỗi có
liên từ và, nhưng hoặc không có từ nối (LVL, 27a, 57). Có sách chia câu ghép thành hai loại: 1/ Câu ghép
song song có nhiều vế. 2/ câu ghép qua lại phải có 2 vế có thể được nối kết lại bằng những từ như nếu, hễ,
nên, thì (Đảng viên thì phải gương mẫu). Cạnh đó còn có loại câu ghép đặc biệt như: Vậy cũng được. Thì
thôi (NPUB, 56, 210 - 214). Thực ra thì 3 ví dụ trên đây chỉ là những câu đơn mà “đảng viên”… là đề ngữ, câu
cuối cùng (Thì thôi) là câu đơn đặc biệt.
Tất nhiên từ câu đơn thuần túy, rồi phức hóa (có cú con) sang câu ghép chính phụ đến ghép liên hợp
(chặt và lỏng) còn có nhiều kiểu trung gian ở nhiều mức độ khác nhau. Những cách giải quyết khác nhau về

kiểu câu ít nhiều phụ thuộc vào cả cách nhìn nhận hệ từ (từ nối) cũng như các mối quan hệ cú pháp. Đây là
chưa nói đến những trường hợp nhầm lẫn đề cú (Những người đeo kính và cầm bút / hôm ấy, vinh dự hòa
vào hàng ngũ …) thành định cú (46, 86), hoặc ngược lại, định cú (Việc lính Mỹ diệt hàng ngàn đồng bào
ta.../ đã làm cho...) bị nhầm thành đề cú (5, 210)
Phân tích câu tiếng Việt, ngoài lối phân tích mệnh đề (TTK, 52, PTĐ, 40, BĐT, 4) theo phân tích lôgích
truyền thống, còn có cách phân tích theo hướng cấu trúc luận (13, 48), với sơ đồ cú pháp hình cây (TNN,
50), với quan điểm ngữ vị học (Lekomxep, 22), phân tích câu theo cụm từ (NKT, 32b; LXT, 26). Khác với
quan niệm phân tích câu ngay ra thành phần (TVC, 53) hay cú vị (NTC, 36), phương pháp phân tích tầng lớp
hạt nhân (LVL, 27) chủ trương phân tích dần từng bước, câu ra cú, cú ra ngữ, rồi bóc dần từng tầng, tách
dần các lớp phụ, cuối cùng tìm ra hạt nhân. Lại còn phương pháp “tháo lắp” câu văn trên cơ sở 5 dạng “câu
văn hạt nhân” gồm 3 thành phần chủ yếu là chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ mà trong đó bổ ngữ là thành phần
quan trọng nhất (HHT, 15, 26). Thực ra ở đây có chỗ nhầm lẫn phân tích ngữ pháp với phân đoạn thực tại
(mà V. X. Panfilôp đã quan tâm nghiên cứu nhiều).
8. Một số vấn đề được nghiên cứu theo khuynh hướng ngữ nghóa như từ chỉ hướng (Nguyễn Lai), cấu trúc
“danh là danh” (Nguyễn Đức Dân, Lê Xuân Thại, Trần Ngọc Thêm), câu tồn tại (Diệp Quang Ban)… tuy còn
có chỗ chưa phân biệt rõ cú pháp học ngữ nghóa với ngữ nghóa học cú pháp. Trật tự từ trong câu đã được
quan tâm (LVL, 27b, 41), khảo sát với hướng tâm lý (LTT, 29, 25), nhưng về vấn đề thành phần đảo ngược
vẫn còn nhiều kiến giải khác nhau. Nghiên cứu câu trên bình diện ngữ pháp văn bản cũng đã được chú ý
(TNT, 51). Ở trường học, môn dạy tiếng Việt tập làm văn chú ý phân tích văn bản, trau dồi câu văn. Việc
nghiên cứu tiếng Việt còn gắn liền với việc đối chiếu tiếng Việt với tiếng nước ngoài, đối chiếu loại hình (V.
M. Xônxep), dạy ngoại ngữ (Trương Đông San, 55, Trịnh Xuân Thành, Nguyễn Ngọc Hùng, Vũ Lộc, Tuyết
Minh…)
9. ĐÁNH GIÁ CHUNG – Công cuộc nghiên cứu ngữ pháp ở Việt Nam tuy bắt đầu tương đối chậm so với
nhiều nước trên thế giới, nhưng so với các ngành khác trong nền ngữ học Việt Nam thì ngữ pháp học đã
phát triển sớm hơn, mạnh hơn, do chỗ nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia đông, nhất là
trong giai đoạn gần đây. Nhiều cán bộ nòng cốt cũng đã tập trung vào lónh vực này, tuy lực lượng có khi còn
phân tán, đề tài chưa được tập trung giải quyết dứt điểm từng vấn đề. Do đó nghiên cứu tản mạn, ý kiến bất
đồng đã kéo dài làm ảnh hưởng không tốt đến việc trau dồi tiếng Việt. (Ở đây một phần còn do chỗ việc
giảng dạy, học tập ngữ pháp ở nhà trường chưa được quan tâm, chú ý đúng mức).



Không khí tranh luận học thuật, so với một số ngành, tuy có khá hơn, nhưng nhìn chung, chưa sôi nổi
và không liên tục. Khoảng 30 năm gần đây có hai cuộc thảo luận về ngữ pháp vào 1959 – 1960 và 1969 –
1970. Lần sau phong phú quy mô hơn lần trước, một số nhà ngữ pháp đã trình bày trước hội nghị những giải
pháp riêng; hệ thống riêng của mình (NKT, 32b, LVL, 27a; NTC, 37…) để đóng góp ý kiến chung. Tạp chí
Ngôn ngữ chưa đăng được nhiều bài trao đổi ý kiến. Do đó việc tiếp thu, kế thừa ảnh hưởng lẫn nhau, có nơi,
có lúc còn chậm.
Nhìn chung công cuộc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, thời gian chưa dài, nhưng đã đạt được thành tựu
đáng kể, nhất là về mặt lý luận. Nhiều kiến giải khác nhau chứng tỏ ý kiến của các nhà nghiên cứu rất
phong phú. Có thể ví, trên mảnh đất nhỏ đã mọc lên cả một rừng hoa muôn màu muôn vẻ. Mà thực tế,
những khuynh hướng chủ yếu, trên thế giới, nếu nghiên cứu kó, ít nhiều cũng có thể bắt gặp ở đây. Các nhà
nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt cũng đã chịu ảnh hưởng của các nhà ngữ học lớn trên thế giới, các nhà
Đông phương học Xô viết. Nhưng không phải chỉ có thế, mà nơi đây trong ngữ pháp học Việt Nam, các nhà
ngữ học nước ngoài cũng có thể tìm thấy nhiều điều mới lạ, trong đó có những lí luận sáng tạo độc đáo, có
thể đóng góp vào lý luận ngữ học đại cương, như lý luận về ngữ hạt nhân, quan niệm từ chưa làm thành tố
cú pháp, vấn đề tầng lớp, vị trí các thành tố trong ngữ đoạn, quan niệm về thành phần phát triển, v.v… “Ở
một chừng mực nhất định, một số người đã có cống hiến về mặt phương pháp. Việc vạch ra mô hình đầy đủ
của đoản ngữ danh từ … (Nguyễn Tài Cẩn), phương pháp phân tích theo tầng bậc hạt nhân (Lưu Vân Lăng),
phương pháp mô tả ngữ pháp theo hệ thống và theo vận dụng (Nguyễn Kim Thản) là những thí dụ” (Trích
tham luận của Nguyễn Kim Thản tại Hội nghị ngữ pháp tiếng Việt 8 - 1981).
Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, các nhà ngữ học có nhiều
quan điểm khác nhau, đã đưa ra nhiều hệ thống. Nhưng chung quy cũng chỉ có mấy con đường chính, có
thể tổng kết lại, căn cứ vào mấy điểm mấu chốt sau đây:
1. Có tách rời và đối lập kết cấu với chức năng, đối lập ngôn ngữ với lời nói, để phân chia dứt khoát các
đơn vị ngữ pháp ra làm 2 loại thuộc những bình diện khác nhau như thế hay không ?
2. Chọn đơn vị nào, hình vị (trong ngôn ngữ đơn lập là tiếng ) hay từ làm đơn vị gốc để tập hợp lại
thành những đơn vị lớn và phân tích thành cấp bậc, lớn, bé, cao, thấp ra sao ?
3. Nhìn nhận và giải quyết các mối quan hệ cú pháp như thế nào ? Đánh đồng các mối quan hệ liên
hợp với những quan hệ khác hay phân biệt trước tiên quan hệ đề thuyết với những quan hệ khác.
Nhìn nhận đúng và giải quyết tốt các mối quan hệ chằng chịt trong đó mới tìm ra được một hệ thống

các đơn vị hợp lý, một hệt thống tối ưu mà không cồng kềnh, phức tạp, với những cấp đơn vị cần và đủ, và
điều quan trọng bậc nhất là nhất quán, tránh được mâu thuẫn trong nội bộ hệ thống, cả về lý luận đến phân
tích thực hành. Có thế việc học tập, ứng dụng mới có tác dụng trau dồi tiếng nói, chuẩn hóa ngôn ngữ. Ngữ
pháp là quy tắc biểu hiện nội dung tư tưởng bằng lời nói cụ thể. Một nội dung ngữ nghóa phải được thể hiện
bằng một hình thức ngữ đoạn, nên hình thức ngữ pháp phải bao hàm nội dung ngữ nghóa. Kinh nghiệm
nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt cho thấy không thể tách rời hai cái đó. Không thể chú ý mặt này mà bỏ mặt
kia. Nhưng trong ngữ học, thì ngữ pháp học, cú pháp học phải có nhiệm vụ khác từ vựng học, ngữ nghóa
học. Một kinh ngiệm đáng q là vừa biết tiếp thu những tinh hoa nhiều khuynh hướng, nhiều trường phái
trên thế giới, vừa phải chịu khó suy nghó một cách biện chứng trước những vấn đề cụ thể, do đặc điểm của
tiếng Việt đề ra, mới có sáng tạo đóng góp vào kho tàng lí luận ngôn ngữ học thế giới. Một số nhà nghiên
cứu ngữ pháp tiếng Việt đã và đang cố gắng đi theo con đường này.


NHỮNG TÀI LIỆU DẪN ĐẾN

1.

Aubaret – Grammaire de la langue annamite. Paris, 1864.

2.

Alyôsina E. – Oxnovnưe modeli predlojenii c vklyushennoi shaxt yu vo Vietnamxkom yazöke. NXB “Yazöki Kitaya I
yugovoxtoshnoi Azii”. M. 1971.

3.

Barinova A. N. – Ushebnik Vietnamxkovo yazưka. MGY, 1965.

4.


Bình Đức Tịnh (BĐT) – Văn phạm Việt Nam. Sài Gòn, 1952.

5.

Bưxtrov I. X., Nguyễn Tài Cẩn, N.V.Xtankevish. – Grammatike Vietnamxkogo yazưka. Leningrad, 1975.

6.

Cadière L. – Syntaxe de la langue Vietnamienne. Paris, 1958.

7.

Cao Xuân Hạo (CXH). Về cương vị ngôn ngữ học của “tiếng”. Ngôn ngữ, 1985, số 2.

8.

Diệp Quang Ban (DQB) – Cấu tạo của câu đơn tiếng Việt. H. 1984..

9.

Đái Xuân Ninh (ĐXN) – Hoạt động của từ tiếng Việt. H. 1978.

10. Diguet E. – Eléments de grammaire annamite. 1924.
11. Đinh Văn Đức (ĐVĐ) – Ngữ pháp tiếng Việt, Từ loại. H 1986.
12. Glebova I. I. – Mấy suy nghó về ranh giới các đơn vị cấp độ hình vị và từ vị trong tiếng Việt. Ngôn ngữ 1975, soá 4.
13. Emeneau M. B. – Studies in Vietnames grammar. University of California, 1951.
14. Grammont M., Leâ quang Trinh. – Etudes sur la langue annamite. MSL, H. 1912.
15. Haø Huy Thái (HHT) – Chuẩn mực hóa và công thức hóa câu văn. H. 1987.
16. Hoàng Trọng Phiến (HTP) – Ngữ pháp tiếng Việt (câu). H 1978.
17. Hoàng Tuệ (HT), phần II (Ngữ pháp) trong “Giáo trình về Việt ngữ” tập 1, H. 1962.

18. Hồ Lê (HL) – a) Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại. H. 1976.
b) Vấn đề phân loại câu trong tiếng Việt hiện đại. Ngôn ngữ 1973, Số 3.
19. Honey P. – Word classes in Vietnamese. BSOAS. Vol XVIII, 1956.
20. Hồng Dân (HD) – Nên xem “câu đơn có trạng ngữ” là một kiểu câu ghép. Ngôn ngữ, 1972, số 4.
21. Hữu Quỳnh (HQ) – Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại. H. 1980.
22. Lekomxhev Yu. K. – Strutura Vietnamxkogo proxtogo predlojeniya . Moxkva, 1964.
23. Leùon de Rosny – Notice sur la langue annamite. Paris, 1855.
24. a) Lê cận, Phan Triều (LC, PT) – Giáo trình về ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, 1983.

b) Lê cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung – Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, tập II, Cú pháp tiếng
Việt. NXB Giáo dục, 1983.
25. Lê Văn Lý (LVly) – a) Le parler Vietnamien. Paris. 1948.
b) Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam. Sài Gòn. 1972.
26. Lê Xuân Thại (LXT) – Cụm từ và phân tích câu theo cụm từ. Ngôn ngữ, 1969, số 2.
27. Lưu Văn Lăng (LVL) – a) Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trên quan điểm ngữ đoạn tầng bậc có hạt nhân. Ngôn
ngữ, 1970, số 3.
b) Lý luận ngữ pháp học (ĐHSPNN – 1971).
c) On multi-strata nuclear grammar. Social Sciences, 1985, No 2.
28. Lưu Vân Lăng, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Văn Tu – Khái luận ngôn ngữ học. H. 1961.
29. Lý Toàn Thắng (LTT) – Về một hướng nghiên cứu trật tự từ trong câu. Ngôn ngữ, 1981, số 3 – 4.
30. Nguyễn Đình Hòa (NĐH) – Classifiers in Vietnamese. Word, 1957, V13, No 1.
31. Nguyeãn Đức Dương (NĐD) – Về các tổ hợp song tiết tiếng Việt. Ngôn ngữ, 1974, số 2.
32. Nguyễn Kim Thản (NKT) – a) Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt. H. 1964.


b) Một số vấn đề về việc biên soạn một quyển ngữ pháp phổ thông. Ngôn ngữ,
1969, số 1.
c) Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt . TP HCM, 1981.
33. Nguyễn Lai (NL) – Một vài đặc điểm của nhóm từ chỉ hướng được dùng ở dạng động từ trong tiếng Việt. Ngôn ngữ,
1977, số 3.

34. Nguyễn Lân (NL) – Ngữ pháp Việt Nam . H. 1956.
35. Nguyễn Phú Phong (NPP) – Le syntagme verbal en Vietnamien. Mouton, 1976.
36. Nguyễn Tài Cẩn (NTC) – Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ). H. 1975.
37. Nguyễn Tài Cẩn, Nonna Xtankevish – Góp thêm một số ý kiến về vấn đề hệ thống đơn vị ngữ pháp. Ngôn ngữ,
1973 số 2.
38. Nguyễn Thiện Giáp (NTG) – Về mối quan hệ giữa “từ” và “tiếng” trong Việt ngữ. Ngôn ngữ, 1984, số 3.
39. Panfilov V. X. – Hình vị học tiếng Việt – Ngôn ngữ, 1986, số 2.
40. Phạm Tất Đắc (PTĐ) – Phân tích từ loại và phân tích mệnh đề. H, 1951.
41. Phan Khôi (PK) _ Việt ngữ nghiên cứu – H. 1955.
42. Phan Ngọc (PN) – Vấn đề từ loại Việt Nam (ĐHTH HN in rônêo), 1957.
43. Phan Ngọc, Phạm Đức Dương – Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á. H. 1983.
44. Saussure F. – Cours de linguistique générale. Payot, P. 1955.
45. Xolnxhev V. M. – Những thuộc tính về mặt loại hình của các ngôn ngữ đơn lập. Ngôn ngữ, 1986, số 3.
46. Xolnxhev V. M., Lekomxhev Yu. K, Mkhitarian T. T., Glebova I. I. – Vietnamxkiy yazök. M. 1960.
47. Xolnxhev V. M., Vardul I. F., Alpatov V. M., Korotkov N N… - Về ý nghóa của việc nghiên cứu các ngôn ngữ phương
Đông với sự phát triển của ngôn ngữ học đại cương. Ngôn ngữ, 1982, soá 4.
48. Thompson L. C - A Vietnamese grammar. Seatle, 1965.
49. Tổ ngôn ngữ học ĐHTH HN, ĐHSP HN - Ngữ pháp lớp 7 phổ thông (Tài liệu giáo khoa Hà Nội) 1964. a) Tập I.
b) Tập II.
50. Trần Ngọc Ninh (TNN) – Cơ cấu Việt ngữ. Sài Gòn, 1975.
51. Trần Ngọc Thêm (TNT) – Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt . H. 1985.
52. Trần Ngọc Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm – Việt Nam văn phạm. H. 1945.
53. Trương Văn Chình (TVC), Nguyễn Hiến Lê - Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam. Huế, 1963.
54. Trương Vónh Ký (TVK) – Abrégé de la grammaire anamite. Sài Gòn, 1867.
55. Trương Đông San (TĐS) – Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt. Ngôn ngữ, 1974, số 1.
56. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (UB) – Ngữ pháp tiếng Việt. H. 1983.
57. Võ Huỳnh Mai (VHM) – Trạng ngữ trong tiếng Việt hiện đại – 1974 (Tài liệu đánh máy).


THỬ ĐIỂM QUA VIỆC NGHIÊN CỨU NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT TRONG NỬA THẾ KỶ

QUA (*)
DIỆP QUANG BAN

Điểm lại một cách có thể tạm gọi là đầy đủ công việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trong nửa thế kỉ
qua, dù chỉ đóng khung trong phạm vi nước Việt Nam, với các nhà ngữ pháp người Việt, cũng là công việc
làm hàng năm, của một tập thể có kinh nghiệm, bởi cho đến nay chúng ta đã có được một “tài sản”to lớn
không dễ gì kiểm điểm nổi. Với cái đầu của một cá nhân, với khoảng thời gian ngắn ngủi, tôi chỉ có thể điểm
qua một cách không chính thức (“thử”) và cũng không dám nghó rằng mình có thể làm tốt công việc có
chính thức “thử điểm qua” này. Do đó điều trước hết cần nói là cho phép tôi gởi lời xin lỗi trước về những sai
sót có thể xảy ra trong bài viết này, hoặc đối với cá nhân vị nào đó hoặc đối với phong trào chung. Với điều
kiện hạn hẹp về sức lực, về kinh nghiệm và về thời gian, người viết đành phải giới hạn đối tượng khảo sát
trong phạm vi những sách thuộc bậc đại học và sách nghiên cứu tầm cỡ ấy trở lên đã được in trong nước và
do người Việt viết, tuyệt nhiên không dám mở rộng ra đến các luận án tiến só, luận án thạc só, các bài nghiên
cứu đã công bố đó đây - một cái biển mênh mông rất quý giá nhưng một cá nhân khó có thể bao quát nổi tất
cả dù chỉ nói về mặt số lượng. Hi vọng rằng quý vị và các bạn có thể thông cảm cho người viết bài này. Vơí
các nhà nghiên cứu nước ngoài và ở nước ngoài chúng tôi cũng mong quý vị thứ lỗi vì sự bất lực của chúng
tôi trong công việc kiểm điểm này, chứ không hề phải vì những đóng góp của quý vị không được trân trọng
trong nền ngữ pháp Việt Nam. Cũng cần nói thêm là người viết phải xin tự thú nhận rằng không đủ điều
kiện và cũng không đủ sức để có thể thâm nhập một cách đúng mức vào những thành tựu của công cuộc
nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trước đây ở phía nam và, do đó, phải xin lỗi quý vị về những thiếu sót có thể
xảy ra.
Điều cần khẳng định đầu tiên là có nền ngữ pháp Việt Nam nói riêng và nền ngôn ngữ học Việt Nam nói
chung là nhờ có Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945! Đó không phải là một thành ngữ chính trị
mà là một sự thật không thể bác bỏ. Vị thế mới của nước Việt Nam từ thû ấy đã nâng tiếng nói Việt Nam
lên vị thế tương ứng, nhờ đó và, một điều kiện không thể thiếu được, là nhờ chính sách ngôn ngữ đúng đắn
của Nhà nước Việt Nam mới, tiếng Việt Nam bắt đầu có cơ hội tự phát triển nhanh chóng và bắt đầu được
nghiên cứu có tính chất tập trung, có “bài bản”, với tư cách một ngành khoa học, nhất là từ năm 1954.
(Đó cũng là cái mốc thời gian vững chắc để Nguyễn Tài Cẩn phân kì “giai đoạn tiếng Việt hiện nay” là
“từ 1945”, với đặc trưng “có 1 ngôn ngữ : Tiếng Việt” và “1 văn tự: Chữ Quốc ngữ”, theo cách phân kì dựa
vào “tình thế ngôn ngữ” [Cẩn, N.T, Thử phân kì lịch sử 12 thế kỉ của tiếng Việt, “Ngôn ngữ”, số 6, 1998,

tr.8]).

Công việc nghiên cứu Ngữ pháp tiếng Việt ở Việt Nam đã có từ trước đó khá lâu với
những tên tuổi và những thành tựu khả kính, nhưng về đại cục thì chưa có tính chất một
ngành học đích thực, do mục đích và cách thức nghiên cứu nó.
Lựa chọn con đường tiếp cận những sách ngữ pháp tiếng Việt đã có cho bài viết nhỏ này là một vấn đề
thực sự.Giải pháp được chọn sau đây chỉ là một thử nghiệm của một cá nhân cho một bài viết nhỏ. Từ 1945
trở lại đây có thể tạm chia công cuộc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt thành 3 hướng đi lớn, gồm:
− hướng đi thiên hơn về ngữ pháp truyền thống,

− hướng đi chịu ảnh hưởng của cấu trúc luận và cấu trúc chức năng luận,
− hướng đi chịu ảnh hưởng của Ngữ pháp chức năng.
(*)

In trong tạp chí “Ngôn ngữ”, số 9 năm 2000, tr.41-47.


Những công trình nghiên cứu mỗi hướng đi đều có vai trò thích đáng của mình trong giai đoạn lịch sử
của nó và vẫn giữ ý nghóa tích cực cho mãi về sau. Đó là tình hình có thực trong các công trình nghiên cứu
về ngữ pháp tiếng Việt. Vả lại, sự phân chia như vậy chẳng qua là để tiện làm việc, nó không kéo theo một
đường ranh giới “bất khả xâm phạm” giữa các công trình nghiên cứu thuộc các hướng khác nhau, cũng như
trong bản thân một công trình cụ thể nào đó. Những hướng đi này có thể ứng một cách ước định và không
thật rạch ròi với những mốc thời gian nào đó.
a. Hướùng đi thiên hơn về ngữ pháp truyền thống
Tiếng Việt là thứ ngôn ngữ không biến hình từ, có lẽ vì vậy trong hầu hết các công trình nghiên cứu
tiếng Việt không thấy có công trình đáng kể nào mà lại khuynh hướng về hình thức một cách tuyệt đối. Đó
cũng là nét đặc trưng của ngôn ngữ học truyền thống, luôn luôn chú ý đến cả mặt hình thức lẫn mặt nội
dung, thậm chí coi mặt nội dung trọng hơn mặt hình thức. Những công trình nghiên cứu tiếng Việt tại Việt
Nam ở thời kì đầu về cơ bản là theo hướng đi thiên về ngữ pháp truyền thống, và ảnh hưởng của ngữ pháp
truyền thống vẫn còn mãi về sau.

Lăn lộn trong cuộc kháng chiến cứu quốc thời kì đầu ở phía bắc Việt Nam, từ năm 1948 đến năm 1951,
mà vẫn bận tâm với Ngữ pháp tiếng Việt trên quy mô lớn nhưng chưa làm được trọn vẹn (như tác giả tự
nhận xét), phải kể đến Phan Khôi (được in 1955), với cuốn Việt ngữ nghiên cứu. Tiếp theo là Nguyễn Lân
(1956) với Ngữ pháp Việt Nam. Cùng thời gian đó ở phía nam, trong những điều kiện khác, nổi rõ lên là
Thanh - Ba - Bùi - Đức - Tịnh với Văn - phạm Việt - Nam (1952) mà tiền thân của nó là Những nhận - xét về
văn - phạm Việt - Nam (1948), Nguyễn - Hiến - Lê với Để hiểu Văn - phạm (1952) v.v...
Càng về sau và cho mãi đến gần đây, các công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt càng chú ý hơn đến
mặt cấu trúc của ngôn ngữ, nhưng đồng thời cũng chú ý nhiều đến mặt nghóa.
b. Hướng đi chịu ảnh hưởng của cấu trúc luận và cấu trúc chức năng luận
Người có khuynh hướng rõ hơn cả về phía cấu trúc hình thức của tiếng Việt và ứng dụng cấu trúc luận ở
giai đoạn phát triển và thịnh hành của nó vào việc nghiên cứu tiếng Việt là Lê Văn Lý (1948) với Le parler
Vietnamien. Có thể bình luận chỗ này chỗ nọ trong công trình nghiên cứu đó, nhất là đứng tại thời gian
2000, nhưng dẫu sao đó cũng là một tiếng vang cần được ghi nhận, một tiếng dội “tích cực” đầu tiên thời
bấy giờ đến việc nghiên cứu ngữ pháp Việt Nam từ những kết quả “rực rỡ” của thời hưng thịnh của một lí
thuyết đại cương. Ngoài công trình nghiên cứu sớm này tại nước ngoài, cấu trúc luận ngôn ngữ học chủ yếu
vào đến Việt Nam sau mốc lịch sử 1954.
Có thể nhận xét rằng từ đầu những năm 60 (thế kỉ 20) trở đi là thời kì công cuộc nghiên
cứu ngữ pháp Việt Nam phát triển mạnh và nhanh. Và càng tiến về phía trước cùng với thời
gian thì càng rõ hơn dấu ấn mới của lí thuyết đại cương về ngôn ngữ : thời kì của cấu trúc
luận và cấu trúc chức năng luận trong ngôn ngữ học. Nước Việt Nam vẫn còn tiếp tục bị
chia cắt thành hai miền với hai thể chế chính trị công khai khác nhau, nhân dân Việt Nam
vẫn chưa ra khỏi cuộc chiến tranh giải phóng toàn bộ dân tộc và thống nhất toàn bộ đất
nước. Việc này không thể không được tính đến khi điểm qua nền ngữ pháp Việt Nam thời kì
này. Vì, đáng chú ý là ở cả hai miền bắc và nam Việt Nam trong thời kì này cùng có một sự
phát triển về ngữ pháp tiếng Việt hầu như là đồng đều nhau. Dấu hiệu rõ nhất trong các
công trình nghiên cứu về ngữ pháp của giai đoạn này là:
− Tiếp tục đi sâu vào mặt cấu trúc của tiếng Việt, nhưng có chú ý đầy đủ hơn đến mặt chức năng của các
yếu tố ngôn ngữ, hoạt động của chúng, bên trong hệ thống ngôn ngữ Việt. Có thể nói rằng cấu trúc luận
thuần túy không có mặt hiển nhiên trong việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt tại Việt Nam. (Về việc này, có
thể nhắc thêm đến một thử nghiệm ứng dụng một hướng của cấu trúc luận vào việc nghiên cứu câu đơn

tiếng Việt của một nhà Việt ngữ học người Nga là Ju.K. Lekomcev (1964) Cấu trúc câu đơn tiếng Việt - bằng
tiếng Nga).


− Cố gắng nhiều trong công cuộc tìm kiếm đặc trưng của tiếng Việt, một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn
lập và trước đó còn đang được chú ý. Hướng cố gắng này thu hút chú ý của nhiều nhà ngữ pháp về phía
miêu tả vị trí, chức năng và ý nghóa của các “từ vụn”, một con đường ngày càng tỏ ra đúng hướng.

Những hiện tượng ngôn ngữ có liên quan đến ngữ cảnh của tình huống (situational context)
tuy có được xét đến trong thời kì này nhưng chưa trở thành trọng tâm nghiên cứu; Điều đó
cũng không khó hiểu bởi vì việc nghiên cứu tiếng Việt có “bài bản” vẫn không thể thoát ra
ngoài cái khung chung của lí thuyết đại cương từng thời, và do những điều kiện cụ thể lúc bấy
giờ, các lí thuyết chung về ngôn ngữ thường đến Việt Nam muộn màng hơn.
− Các công trình nghiên cứu lớn đều đã chú ý đến việc xây dựng trên một cơ sở lí luận bắt nguồn từ một
lí thuyết ngữ học đại cương nào đó. Điều này cần được ghi nhận như một dấu hiệu chuyển mình tích cực
trong công cuộc nghiên cứu tiếng Việt, giúp tránh được sự mô phỏng ngữ pháp tiếng nước ngoài một cách
không căn cứ: bước đầu dùng lí luận chung vào việc miêu tả riêng một ngôn ngữ cụ thể. Chỗ bất lực trong
miêu tả ngữ pháp một ngôn ngữ cụ thể có phần đáng kể là do lí luận chung chưa bao quát được tất cả các
hiện tượng ngôn ngữ và các ngôn ngữ thuộc các loại hình khác nhau, nhưng phần không kém quan trọng là
do chủ thể nghiên cứu chịu trách nhiệm).
Ở phía bắc Việt Nam, theo hướng đi này, được in dưới hình thức sách trong những năm
60 và cho đến hiện nay, theo trình tự thời gian, có những công trình nghiên cứu ngữ pháp
có ảnh hưởng lớn sau đây.
− Hoàng Tuệ (1962) trong Giáo trình về Việt ngữ (cùng với những chủ đề ngôn ngữ học khác do Lê Cận
và Cù Đình Tú biên soạn).
− Nguyễn Kim Thản vơí: (i) Nghiên cứu về Ngữ pháp tiếng Việt (hai tập) (1963); (ii) Động từ trong tiếng
Việt (1977).
− Nguyễn Tài Cẩn có: (i) Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại (1975); (ii) Ngữ pháp tiếng Việt.
Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ (1975).
− Ngữ pháp tiếng Việt (1983) của Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (do tập thể biên soạn; biên soạn lần

đầu gồm có: Nguyễn Kim Thản, Trần Chút, Lê Xuân Thại, lần cuối có sự tham gia trực tiếp của các vị: Phạm
Huy Thông, với những người cùng làm việc là Hoàng Tuệ, Trần Chút - x. Lời giới thiệu, tr.6).
Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu tầm cỡ bậc đại học có thể kể ra những tác giả của
các công trình nghiên cứu được in dưới dạng sách, hoặc có tính chất chuyên luận (từng mảng vấn đề của
ngữ pháp) hoặc có tính chất chung và các giáo trình đại học, theo thứ tự bảng chữ cái như sau: Diệp Quang
Ban, Lê Cận, Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Cao Đàm, Đinh Văn Đức, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Lai, Lưu Vân Lăng,
Hồ Lê, Vũ Đức Nghiệu, Đái Xuân Ninh, Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Anh Quế, Hữu Quỳnh, Lê Xuân Thại,
Phan Thiều, Hoàng Văn Thung, Nguyễn Minh Thuyết, Bùi Minh Toán, v.v... (chưa tính những giáo trình
tiếng Việt thực hành và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài).
Ở phía nam Việt Nam trong hướng đi này có:
− Nổi bật lên công trình nghiên cứu liên danh Trương Văn Chình - Nguyễn Hiến Lê (1963) Khảo luận về
Ngữ pháp Việt - Nam. (Về sau riêng nhà nghiên cứu Trương Văn Chình (Paris - 1970) đã có một bản in
khác bằng tiếng Pháp, nhan đề Structure de la langue vietnamienne được coi là lần xuất bản có xem lại và
sữa chữa Khảo luận nói trên - “une édition revue et corrigée de l’Essai de grammaire vietnamiennex”,
trong Dẫn luận, tr. VII).
− Lê Văn Lý (in lần thứ nhứt: 1968), Sơ thảo Ngữ pháp Việt Nam.
− Bùi - Đức - Tịnh (in lần thứ nhứt 1962, lần thứ hai có sửa chữa và thêm 1972), Văn - phạm Việt Nam. Giản dị và Thực dụng.


− Trần Ngọc Ninh (1973, 1974), Cơ - cấu Việt - ngữ (ba tập: trong phần giới thiệu sách, dự kiến có tập
thứ tư sẽ in). v.v...
c. Hướng đi chịu ảnh hưởng của Ngữ pháp chức năng
Ngữ pháp chức năng là hướng nghiên cứu ngôn ngữ mới, được nhiều nhà nghiên cứu lớn trên thế giới
quan tâm, bởi tính toàn diện của nó. Do lí thuyết ngữ pháp chức năng còn chưa trở thành quen biết với
nhiều bạn đọc Việt Nam, thiết tưởng nên nói thêm vài lời về nó. Cũng giống như những lí thuyết lớn khác
(như cấu trúc luận chẳng hạn), vừa sơ bộ hình thành ngữ pháp chức năng đã bắt đầu tự khơi những dòng
chảy khác nhau. Theo chỗ hiểu biết hạn hẹp của tôi, đến nay sự phân biệt giữa Ngữ pháp chức năng
(Functional Grammar) với Ngữ pháp chức năng hệ thống (Systemic Functional Grammar) (1) đã rõ ràng trên
những cơ sở khá xác định. Riêng trong ngữ pháp chức năng cũng hình thành hai thiên hướng rõ rệt: Hướng
của Simon Dik (và Anna Siewierska sau đó) và hướng của M.A.K. Halliday. Trong công trình nghiên cứu ngữ

pháp của Halliday chứa nhiều yếu tố của ngữ pháp chức năng hệ thống đến mức những người khác đã
không ngần ngại gọi đó là ngữ pháp chức năng hệ thống. Nhưng riêng Halliday thì đã hơn một lần khẳng
định rằng ngữ pháp của mình chỉ là ngữ pháp chức năng thôi (trong bản công bố lần thứ nhất năm 1985,
bản công bố lần thứ hai 1994 - và không có gì thay đổi về vấn đề này trong các bản in lại bản công bố lần
thứ hai vào các năm 1995, 96, 97, 98, 99). Lí do cho điều khẳng định đó được trình bày trong Lời nói đầu
cho lần xuất bản lần thứ hai và trong Dẫn luận của tất cả các bản in. Hơn nữa Halliday còn gọi công trình
nghiên cứu của mình chỉ là Một dẫn luận Ngữ pháp chức năng (An Introduction to Functional Grammar),
với từ một đượm màu khiêm tốn và để ngỏ sự cạnh tranh.
Ngữ pháp chức năng là một hướng đi có tính hơn trội so với ngữ pháp cấu trúc và ngữ pháp truyền
thống, nó tiếp nhận những thành tựu của các giai đoạn trước thích hợp với nó và làm giàu có thêm, mạnh
mẽ thêm bằng những sáng kiến của nó.
Người có công đầu trong việc đưa ngữ pháp chức năng vào Việt Nam là Cao Xuân Hạo (1991) với Tiếng
Việt. Sơ thảo ngữ pháp chức năng. Quyển 1. Cùng then quan điểm này có Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn
Bằng, Bùi Tất Tươm, dưới quyền chủ biên của Cao Xuân Hạo (1992), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt. Quyển
1. Câu trong tiếng Việt. Cấu trúc - Nghóa - Công dụng.
Có lẽ điều cần nói thêm ở đây là quan điểm không chấp nhận trong tiếng Việt có cấu trúc chủ - vị, chỉ có
cấu trúc đề - thuyết, và quan trọng hơn là coi cấu trúc đề - thuyết là cấu trúc cú pháp cơ bản của câu (thay vì
cấu trúc chủ - vị), không phải là giải pháp duy nhất và có tính chất bắt buộc đối với ngữ pháp chức năng
tiếng Việt. Đó là một quan điểm trong những quan điểm có thể có khi xây dựng một ngữ pháp chức năng
tiếng Việt. Và mọi quan điểm nghiên cứu đều cần được tôn trọng, và các nhà nghiên cứu có quyền chọn lựa.
Có thể lưu ý thêm rằng tại Việt Nam việc sử dụng quan hệ đề - thuyết thay vì quan hệ chủ - vị đã được
thực hiện lần đầu tiên trong Ngữ pháp tiếng Việt (1983) của Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam và Trần Ngọc
Thêm (1985) trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt. Đó là thời kì sôi động của lí thuyết “phân đoạn
thực tại câu”, hay còn gọi là “phối cảnh chức năng của câu”. Đó cũng là khi mà ngữ pháp chức năng đang
bắt đầu hình thành trên bình diện thế giới và chưa được biết đến tại Việt Nam. Và hiện nay những người
bênh vực quan hệ chủ - vị trong tiếng Việt không hề phủ định tầm quan trọng của quan hệ đề - thuyết, nét
riêng chủ yếu của cách nhìn này là không coi nó là cấu trúc cú pháp cơ bản của câu và đặt nó vào bậc phân
tích câu với tư cách một thông điệp, một lời trao đổi. Ở đó nó thuộc về phần kinh nghiệm của người nói thể
nghiệm ở “cách đưa câu vào ngữ cảnh sự việc “ (V.Mathesius(2), 1947); nó “gắn với tổ chức của câu với tư
(1)


Về ngữ pháp chức năng hệ thống có thể xem thêm:
- M.A.K. Halliday (1994), Systemic Theory (từ mục trong Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học, do R.E. Asher
chủ bieân, T. 8, tr. 4505-4508).
- C. Butler (1954), Systemic Grammar in Applied Language Studies (như trên, tr. 4500-4504).
- Suzanne Eggins (1994), An Introduction to Systemic Functional Linguistics.
(2)
X: Mathesius V. (1947), Về cái gọi là phân đoạn thực tại câu, bản dịch tiếng Nga trong “Nhóm ngôn ngữ học
Praha”, Moskva, 1967, tr.239. Trong đó ông còn ghi nhận rằng: “Về phân đoạn thực tại câu người ta viết nhiều hơn


cách là thông báo” (Halliday(3), 1970) chứ không phải với tư cách cấu trúc cú pháp, vì nó cho thấy “các cấu
trúc ngữ pháp và các cấu trúc nghóa hoat động như thế nào trong bản thân một hành động giao tiếp” (F.
Danesh, dẫn theo Halliday, 1970); và hơn nữa, trong đó “cũng như trong thành tố bất kỳ khác của tổ chức
ngôn ngữ”, (nó) cho thấy ý tiềm tại của người nói” (Halliday,1970), chức năng của nó là “chức năng tạo văn
bản” (Halliday, 1970)(4).
Quan điểm Ngữ pháp chức năng tiếng Việt của Cao Xuân Hạo là một đóng góp đáng quý, cần được
trân trọng và tiếp tục khai thác theo sự tùy chọn của người làm nghiên cứu. Cùng với quan điểm đó, trong
việc nghiên cứu tiếng Việt còn có thể có những cách tiếp cận khác nữa vẫn theo lí thuyết ngữ pháp chức
năng đại cương, bởi vì vốn dó, như đã nói, bản thân ngữ pháp chức năng đã có những dòng chảy khác nhau,
vả lại trong cùng một dòng chảy vẫn có thể có những tay bơi khác nhau.
Nhìn lại một cách tổng quát nền ngữ pháp Việt Nam trong nửa thế kỉ qua và liên hệ với tình hình ngôn ngữ
học thế giới và ngôn ngữ học Việt Nam hiện tại, có thể nhận ra rằng ngữ pháp truyền thống vẫn còn giá trị ít
ra là ở những bộ phận nhất định; Cấu trúc luận và cấu trúc chức năng luận vẫn đang phát huy những mặt
tích cực của mình và ngữ pháp Việt Nam chưa phải đã hoàn tất mọi nghiên cứu theo quan điểm đó, nhất là
trong mối quan hệ với việc dạy - học ngoại ngữ và đối chiếu với ngoại ngữ; ngữ pháp chức năng có mặt hơn
trội xét về nghiên cứu ngôn ngữ học lí thuyết, nhung chưa phải là tài sản phổ cập, dễ dùng, đang đòi hỏi sự
gia công rất lớn trong việc cập nhật hóa không chỉ với tiếng Việt và ở Việt Nam. Trong tình hình thực tiễn
như vậy, nền ngữ pháp Việt Nam cần sự nỗ lực đóng góp của nhiều người với những công cuộc nghiên cứu
khác nhau, dù lớn dù nhỏ, trên mọi khuynh hướng lí thuyết từ truyền thống cho đến hiện đại, kể cả những lí

thuyết mới chưa du nhập vào Việt Nam (như ngữ pháp chức năng hệ thống, ngữ pháp tri nhận, ngữ pháp
của từ, dạng ngữ pháp dùng vào máy tính v.v...), với một chí hướng chung: xây dựng những ngữ pháp Việt
Nam vững chắc về lí thuyết, hiệu quả về sử dụng.

cả (mặc dù không dùng tên gọi này) vào những năm 50-80 thế kỉ 19. Ngay năm 1855 đã có nhà ngữ học Pháp là
Henri Weil chú ý đến tầm quan trọng của phân đoạn thực tại câu đối với việc giải quyết vấn đề trật tự từ; đề tài này
cũng được các nhà ngữ học tập hợp chung quanh tạp chí “Zeitschrift f⎫r V⎞lkerpsychologie” nhiệt tình khai thác”.
(3)
X: Halliday, M.A.K. (1970), Vị trí của “Phối cảnh chức năng của câu” trong hệ thống phân tích ngôn ngữ, Bản dịch
tiếng Nga trong”Cái mới trong ngôn ngữ học nước ngoài”, Quyển VIII, Ngôn ngữ học văn bản, Moskva, 1978, tr.
138-148. Các ghi chú tên tác giả này ở phần tiếp theo trong ngoặc đơn có ghi 1970 đều là lấy trong bài viết này.
(4)
Có thể xem thêm về quan hệ đề - thuyết trong: Diệp Quang Ban (1999), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, tr. 114
- 127.


MỘT SỐ SUY NGHĨ BƯỚC ĐẦU
VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT(*)

NGUYỄN KIM THẢN
1.1. Tham luận về phương pháp tiếng Việt của các tác phẩm xuất bản ở Việt Nam trong thời gian qua, đối
với chúng tôi là một việc khó khăn. Một là trình độ của chúng tôi có hạn. Hai là các công trình ngữ pháp
tiếng Việt trong ba bốn chục năm qua rất nhiều, mà các phương pháp nghiên cứu ngữ pháp trên thế giới
cũng lắm. Ba là khái niệm “phương pháp” chưa được hiểu thống nhất.
1.2. Như ta đã biết, trong ngôn ngữ học mấy chục năm trở lại đây, người ta đã nói đến một loạt các
phương pháp mới như kết cấu, chức năng, phân bố, tổ hợp, phân tích theo thành tố trực tiếp, cải biến theo
ngữ pháp học tạo sinh, v.v... Đấy là chưa kể các phương pháp cũ hiện còn dùng: so sánh, lịch sử - so sánh,
miêu tả..., những phương pháp mang tên của những nhà sáng tạo ra nó như phương pháp L. Tex-nie, V.

Ghiôm, v.v... Ngoài ra, còn có các phương pháp của các ngành khoa học khác áp dụng vào ngôn ngữ học
như: các phương pháp mô hình hóa, công thức hóa, ma trận hóa, thống kế, toán học v.v...
1.3. Riêng ở tác giả người Việt, ta cũng thấy thuật ngữ “phương pháp” khi thì được dùng theo nghóa
rộng, khi thì được dùng theo nghóa hẹp, và đã có cố gắng xác định lại nội dung của khái niệm “phương pháp”
với các khái niệm có liên quan (1). Chẳng hạn trong Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Lê Văn Lý dùng khái niệm
này gần như là cách phân chia các bộ phận trong một tác phẩm miêu tả ngôn ngữ “hoặc” trình tự miêu tả
(2). Nguyễn Tài Cẩn coi đối chiếu cũng là một phương pháp và viết “Chính nhờ phương pháp đối chiếu đó,
chúng ta mới có khả năng thấy được ý nghóa của tiếng và tách tiếng ra được” (3). Hoàng Trọng Phiến dùng
thuật ngữ “phương pháp” trong một số trường hợp như sau:
“Nếu dùng phương pháp đồng hình ta có:
(d) Tôi tìm đường rừng cho ông Hiếu ( + )
(đ) Tôi tìm đường rừng để ông Hiếu ( − ) (4)
Ở một đoạn khác tác giả viết:
“(a) Để học sinh nắm vững bài, cô giáo đã giảng đi giảng lại hai ba lần.
(b) Tôi tìm đường cho bộ đội vượt qua.
Dung lượng ngữ nghóa của loại câu một chiều này được ghép lại theo phương pháp gộp” (5).
Nguyễn Kim Thản trong Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt dùng thuật ngữ “phương pháp cải biến”,
đến Động từ trong tiếng Việt đã sữa chữa lại là “biện pháp cải biến” trong khi Hoàng Trọng Phiến gọi là
“thao tác cải biến “ (6).
1.4. Ở nước ngoài cũng có tình trạng chưa thống nhất ý kiến về khái niệm “phương pháp”. Một công
trình lớn chuyên khảo về vấn đề phương pháp trong khoa học xã hội cũng phải thốt lên: “khái niệm phương
pháp thường bị lên án là mập mờ” (7), và chính tác giả của công trình này đã dùng cả một trang sách đầu
chỉ để dẫn một câu nói lên sự dằn vặt, và có lẽ cả cách suy nghó theo chủ nghóa bất khả tri: “Phương pháp,
phương pháp, mi muốn cái gì ở ta? Mi biết rõ rằng ta đã ăn trái quả vô thức”. J. Lafoo-gơ (8).
1.5. Về thành tựu của ngữ pháp học tiếng Việt nói chung, của các nhà ngữ pháp học Việt Nam nói riêng,
báo cáo của đồng chí Lưu Vân Lăng tại hội nghị về ngữ pháp tiếng Việt (8-1981) đã trình bày tóm tắt mà rõ
ràng. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày thêm một vài ý kiến về vấn đề phương pháp theo cách hiểu của chúng tôi
về vấn đề này:
(*)


In trong “ Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt”, GS. Lưu Vân Lăng chủ biên (1988), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
tr. 33-46.


2.1. Phương pháp lô gích - ngữ nghóa mà ta còn gọi là phương pháp truyền thống đã chiếm địa vị chủ
đạo một thời gian lâu dài trong ngữ pháp học Việt Nam. Từ chuyên luận ngữ pháp tiếng Việt đầu tiên của G.
Ôbarê (9) đến một loạt sách ngữ pháp dùng trong một trường tiểu học và trung học ở hai miền, cách đây
không lâu, phương pháp này đã đem lại cho chúng ta một sự miêu tả ngữ pháp tiếng Việt phảng phất như
người ta đã thấy ở ngữ pháp tiếng Pháp, mà đằng sau nó,thấp thoáng bóng hình của ngữ pháp thời Điônisut
Thraxơ hoặc Varôn. Song dù sao ta cũng thông cảm với những người đi đầu trong ngữ pháp học tiếng Việt,
những người đã đắp lớp đất đầu tiên của cái nền mà ta xây dựng các công trình mới ngày nay, thông cảm với
những điều kiện khoa học trong thời gian, không gian mà họ hoạt động.
Đã có những ý nguyện chân thành, cảm động, muốn xây dựng ngữ pháp trên nền tảng khoa học, phù
hợp với tiếng Việt.
Chớ tưởng rằng hết thảy các tiếng nói trong hoàn cầu đều làm một luật như nhau cả đâu. (...) mẹo
Pháp... sánh cùng mẹo Tàu hoặc mẹo Nam, thì xa nhau như trời với đất (...). Khi bàn về mẹo tiếng Nam, thì
xin đừng (...) sánh so cùng mẹo tiếng Pháp, kẻo ra in tuồng bỏ tiếng Nam vào khuôn tiếng Pháp mà đúc cho
trọi vậy (10).
(Xin so sánh với quan điểm Trần Trọng Kim: “Tiếng nói là cách biểu diễn cái tư tưởng của người ta ra
cho người khác biết. Cách biểu diễn ấy tuy khác, nhưng bao giờ cũng theo cái lý cho thuận. Đã theo lý thì dù
đông dù tây, đâu đâu cùng một lý cả. Vậy theo phương pháp của Tây mà phân ra các từ loại, tưởng không
phải là sự sai lầm” (11)).
Cũng đã có sự miêu tả những hiện tượng đặc thù của tiếng Việt (các loại từ, trợ từ...), những sự cải tiến
cách miêu tả của ngữ pháp nhà trường thời Pháp. Chẳng hạn Bùi Đức Tịnh là người đầu tiên đưa một thành
tựu của ngôn ngữ học đại cương vào việc phân biệt thành phần câu (chủ ngữ - vị ngữ) với từ loại (danh từ động từ), khắc phục sự gộp nhập hai hiện tượng này, có từ thời Hy Lạp cổ đại (12).
2.2. Phương pháp chức năng chủ nghóa mà linh mục Lê Văn Lý áp dụng lần đầu tiên vào tiếng Việt đã
mở một giai đoạn mới trong việc nghiên cứu tiếng Việt. Với quan niệm: ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp,
chỉ những yếu tố có chức năng trong ngôn ngữ mới là những yếu tố ngôn ngữ, các yếu tố ngôn ngữ nằm
trong một hệ thống với các yếu tố khác, “ngôn ngữ học chức năng làm việc với các sự kiện và các thực tế
ngôn ngữ thay đổi tùy theo từng ngôn ngữ, và theo tiên nghiệm, không thể là đồng nhất cho mọi ngôn ngữ”

(13), “không tiến hành nghiên cứu với những khung đã sắp sẵn để rồi điền các sự kiện ngôn ngữ vào”, mà
“trái lại, xuất phát từ những sự kiện ngôn ngữ để cố gắng tìm một cái khung thích hợp” (14), “dựa vào chức
năng,sự ứng phó và kết cấu”, lấy giao hoán làm biện pháp thử nghiệm, “không bao giờ cầu cứu đến ý nghóa
để hướng dẫn công việc, vì như thế sẽ là chạy theo ngữ cảm” (15), Lê Văn Lý đã có những thành công nhất
định trong việc phân định từ loại, xác định các từ có chức năng “phát hiện” các từ loại khác, v.v...
Song ở phần chính của ngữ pháp tiếng Việt - tuy tác giả đặt cho công trình mình một cái tên phụ, khiêm
tốn là “Phác thảo ngữ pháp tiếng Việt”, tác giả đã không thành công: 24 kiểu tổ hợp cùng từ loại, 70 kiểu tổ
hợp khác từ loại, (hạn chế trong những câu hai ba từ) và 29 kiểu đặt câu với 5 từ và với những hoán vị khác
nhau, những ngữ điệu khác nhau, tác giả mới chỉ vạch ra được những kiểu tổ hợp mà chính tác giả có chỗ đã
nhận là để “gợi trí tò mò” (16).
Có lẽ để khắc phục thiếu sót đó, khi viết Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Lê Văn Lý đã phải rút gọn những
chỗ “gợi trí tò mò” đó (ở đây gọi là những “câu tự loại”) mà thêm vào sự miêu tả các loại câu: đơn giản, phức
tạp, khẳng định, phủ định, nghi vấn, khuyến lệnh, miêu tả chủ từ, thuật từ, túc từ, hô cách (những kiểu gọi
tên trong tiếng Việt), ngôn ngữ tình cảm, v.v...(17).
Những điều bổ sung trên chứng tỏ rằng: không chú ý đến mối quan hệ khắng khít giữa ngữ nghóa và
hình thức, kết cấu...,không tiếp thu những gì có giá trị chung trong ngữ pháp học truyền thống... thì không
thể đưa lại kết quả là phản ánh chân thực hệ thống ngữ pháp của một ngôn ngữ.
2.3. Phương pháp của tác giả Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam (18), căn cứ vào một đôi chỗ trình bày
trong tác phẩm này thì dường như là một phương pháp chú ý toàn diện cả hình thức lẫn nội dung. Các tác


giả viết: “phương pháp hợp với lương tri hơn cả, là phải căn cứ vào cả hình thể lẫn nội dung của lời nói” (19).
Nhưng khi xác định ranh giới của từ, từ loại, phân tích câu..., trên thực tế tác giả chỉ căn cứ vào ý nghóa. Lời
tựa của linh mục Cao Văn Luận đã nói thay cho thực chất của phương pháp này: “Về ngữ học, phương pháp
coi là tiến bộ nhất là phương pháp nghiên cứu theo cách cấu tạo (sutruc turalisme). Nhưng những học giả
theo phương pháp đó cũng chia thành hai phái chủ trương khác nhau: một bên căn cứ vào mặt chữ
(structure formelle), một bên căn cứ vào sự cấu tạo của tư tưởng (structure de la pensée) mà nghiên cứu. Tác
giả Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam theo chủ trương thứ nhì” (20).
Rõ rệt nhất là khi trả lời bài phê bình cuốn sách này (21) Trương Văn Chình đã nói là mình theo
“phương pháp nội quan” và cho rằng phương pháp ấy có tính chất khách quan (22). Thế là Lê Văn Lý thì “lấy

sự kiện và thực tế của ngôn ngữ”, lấy “từ chứng” để làm căn cứ phân loại từ cho khách quan, Trương Văn
Chình lại chỉ cần đến sự quan sát chủ quan để làm công việc ấy.Ta sẽ thấy rõ hơn khi tác giả bênh vực
phương pháp nội quan của mình: “Đem duy vật biện chứng pháp để nghiên cứu ngôn ngữ thì thật là một cái
lầm rất lớn. Cái lầm ấy không thể tha thứ được, ở những người theo chủ nghóa Marx” (!) (23).
Thật đáng tiếc: vì những hiện tượng tư biện chủ quan đầy dẫy trong tác phẩm đã hạn chế tính chất khoa
học của nó.
2.4. Phương pháp nghiên cứu ngữ pháp của những người làm công tác này ở miền Bắc tuy có khác nhau
về cách tiếp cận thủ tục phân tích và một số vấn đề lý thuyết, nhưng có đặc điểm chung là:
1) Lấy phương pháp luận duy vật biện chứng làm cơ sở, do đó có những tiên đề lý thuyết đúng đắn: coi
ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, đồng thời còn là công cụ tư duy, ngôn ngữ là một hệ thống, các yếu tố tạo
nên nó có quan hệ khăng khít với nhau, hai mặt của ngôn ngữ - ý nghóa và hình thức - gắn bó với nhau,
v.v...
2) Ở những mức độ đậm nhạt tuy có khác nhau nhưng không người nào theo hẳn một trường phái, một
phương pháp nghiên cứu có sẵn ở nước ngoài. Nếu Lê Văn Lý chia từ tiếng Việt làm ba loại A, B, C thì tuy tác
giả phần ngữ pháp trong Giáo trình về Việt ngữ, Tập 1, gọi A là B, gọi B là A nhưng có phân loại tỉ mỉ thêm:
I, N, Đ, t, loại từ và thán từ (24). Tuy tác giả Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt có tiếp thu ý kiến của V.V.
Vinôgradôp về câu, nhưng việc miêu tả các kiểu câu đơn, câu phức, không phải là hệ thống của Vinôgradôp
(25) tuy có sử dụng biện pháp cải biến nhưng “không biến cải biến ngữ pháp “thành những công thức” (26).
Tác giả Hoạt động của từ tiếng Việt tuy theo chủ nghóa chức năng nhưng hệ thống các đơn vị trong tác
phẩm này không giống hệ thống của A.Mactinê (27).
3) Tuy chưa có người nào đề ra một phương pháp riêng, hoàn chỉnh, nhưng ở một chừng mực nhất định,
một số người đã cống hiến về mặt phương pháp. Việc vạch mô hình đầy đủ của đoản ngữ danh từ rồi từ đó
nghiên cứu từng vị trí của đoản ngữ ấy (Nguyễn Tài Cẩn) (28), phương pháp phân tích theo tầng bậc, hạt
nhân (Lưu Vân Lăng) (29), phương pháp miêu tả ngữ pháp theo hệ thống và theo vận dụng (Nguyễn Kim
Thản), v.v... là những ví dụ.
Do đó, trong thời gian qua ngữ pháp học tiếng Việt ở miền Bắc, đã tiến được những bước quan trọng.
3.1. Để củng cố những thành tựu chung và để phát triển ngữ pháp học Việt Nam, thiết tưởng xây dựng
những nguyên tắc chính về phương pháp nghiên cứu là rất cần thiết. Vì vậy nên bàn bạc thêm về vấn đề này
trong thời gian tới. Ở đây chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý.
3.2. Phương pháp không hoàn toàn là một hiện tượng độc lập. Trái lại, nó phụ thuộc vào phương pháp

luận nhất định, và do tính đặc thù của đối tượng nghiên cứu quyết định. Hiểu phương pháp luận như là học
thuyết về các nguyên tắc xây dựng nhận thức khoa học, về các phương thức, hình thức nhận thức khoa học,
gắn liền với một hệ thống triết học nhất định, chúng ta từ lí trí đến tình cảm, thừa nhận rằng, phương pháp
luận của ngôn ngữ học, của ngữ pháp học là chủ nghóa duy vật biện chứng và chủ nghóa duy vật lịch sử.
3.3. Phương pháp không phải là một hiện tượng đơn giản. Nó là hiện tượng gồm có các tiền đề lí thuyết,
các biện pháp nghiên cứu, với khả năng ứng dụng trong một phạm vi, lónh vực tương đối rộng, nhằm nhận
thức hiện thực, phát hiện qui luật tồn tại, phát triển của hiện thực. Như vậy theo chúng tôi nghó, phương


pháp gồm ba yếu tố: 1) hệ thống các khái niệm lí thuyết cơ bản có tác dụng chỉ đạo các biện pháp: 2) hệ
thống các biện pháp nghiên cứu, tức là hệ thống các cách tiếp cận, khám phá hiện thực, chứng minh, thử
nghiệm những sự kiện của hiện thực do người nghiên cứu phát hiện được: 3) miền ứng dụng: khác với các
biện pháp nghiên cứu như ta vừa định nghóa, phương pháp được ứng dụng trong một phạm vi tương đối
rộng, cho phép người ta nhận thức được một bộ phận tương đối lớn của hiện thực.
3.4. Như vậy giao hoán, mở rộng, rút gọn, đối chiếu, so sánh, đồng hình, thống kê, v.v... mà chúng ta đã
và đang dùng, thật ra chỉ là những biện pháp (cũng gọi là thủ pháp, thủ thuật, thao tác) nghiên cứu, những
biện pháp này được vận dụng theo những thủ tục nhất định, tức là theo những trình tự nhất định.
4.1 Trong những tiền đề lí thuyết, có nhiều điều cần bàn bạc thêm (30). Ở đây, chúng tôi chỉ nêu lên
những vấn đề tồn tại trong đó. Trước hết, đó là khái niệm “ngữ pháp”. Chẳng hạn, nếu ta cho rằng “tiếng là
đơn vị có đủ cả hai đặc trưng đơn giản về tổ chức và có giá trị về mặt ngữ pháp”, “ mỗi tiếng bao giờ cũng có
thể tách rời ra khỏi những tiếng bên cạnh bằng những đường ranh giới ngữ pháp” (31) thì ngữ pháp là gì?
bắt đầu từ đâu? Phải chăng đây là quy tắc về sự tổ hợp của các yếu tố vô nghóa để tạo thành một yếu tố có
nghóa (so sánh: ba ba, bâng q, a-pa-tít, pê-ni-xi-lin... đều do từ hai đến bốn “tiếng” tạo thành)? Hay là quy
tắc về sự tổ hợp của các đơn vị có nghóa để thực hiện chức năng giao tiếp của ngôn ngữ?
4.2. Trong ngôn ngữ, còn tồn tại các cấp độ (đáng lẽ nên gọi là các phương diện) khác nhau: đơn vị âm
vị học, đơn vị phát âm, đơn vị ngữ pháp, hay không? Nếu không thì có nên phân biệt âm vị/âm tiết/hình
vị/từ, như nhiều người vẫn chủ trương không? Nếu có thì dùng “tiếng” để gọi, để xác định đơn vị gốc của
tiếng Việt là việc có nên không? Cũng xin nói thêm: tiếng trong tiếng Việt có hơn 10 nghóa: tiếng Việt, tiếng
Huế, Tự do hai tiếng ngọt ngào, tiếng nói tắt, nói hộ một tiếng, từ này gồm có hai tiếng, tiếng kèn, lên tiếng,
ngày làm 8 tiếng, có tiếng, mang tiếng...

4.3. Nghóa trong ngôn ngữ là gì? Có những loại nghóa nào? Phải chăng đó là phần nội dung, gắn với một
hình thức âm thanh nhất định, của một hiện tượng ngôn ngữ (hình vị, từ, cụm từ, câu...) phản ánh hiện
thực và có thể khiến cho người cùng một cộng đồng ngôn ngữ hiểu được trong quá trình giao tiếp? Phải
chăng nghóa chỉ có hai loại cơ bản: nghóa từ vựng (phản ánh hiện thực ngoài ngôn ngữ) và nghóa ngữ pháp
(phản ánh hiện thực trong ngôn ngữ và quan hệ giữa hiện thực với ngôn ngữ)? Hay là còn có nghóa kết cấu,
thậm chí nghóa zê-rô? Và nội dung của những nghóa này là thế nào? (Cũng xin nói thêm: cách phân tích
“hình thức zê-rô” là dựa vào hệ dọc (biến hình) của từ trong ngôn ngữ biến hình, liệu có thể áp dụng để xác
định “nghóa zê-rô” không?) Liên tố (intefix) có đúng là một loại hình vị hay chỉ là yếu tố thuần túy ngữ âm,
chỉ có tác dụng làm êm tai tránh trúc trắc, chứ không phải là yếu tố mang nghóa, có tác dụng phản ánh một
cái gì đó. Suy ra, nếu o, e, ...., trong tiếng Nga là những hình vị mang nghóa (parovoz, sineglaznyi) thì t
trong tiếng Pháp (y-a-t-il? va-t’en!), s trong tiếng Đức (Geburtstag) cũng phải là những hình vị mang nghóa,
và như vậy thì tình bằng, í ơi... trong các bài hát Việt Nam cũng mang nghóa.
4.4. Chỗ dựa để xem xét trong hệ thống tiếng Việt, một yếu tố x có nghóa hay không là gì? Có thể căn cứ
vào sự hiểu biết của số đông người không? Nếu thế thì có đúng là quốc không có nghóa mà chỉ có quốc kỳ,
quốc ca... mới có nghóa hay không? Có nên gạt những yếu tố vay mượn, nhưng nhân dân còn biết nghóa của
chúng, sang những cái đứng ngoài hệ thống không? Quan hệ liên tưởng và biện pháp đối chiếu (quốc kỳ,
quốc gia...đảng kỳ, quân kỳ..., luật gia, nho gia,...rồi kỳ hạn, kỳ xí..., gia súc, gia cầm...) có thể giúp cho ta
nhận ra nghóa của quốc, kỳ, gia không?
4.5. Có tồn tại đơn vị gọi là từ không? Định nghóa xác định ranh giới của nó như thế nào? Đúng là trong
các ngôn ngữ biến hình châu Âu, khó xác định thế nào là một từ (thật ra, nếu người ta áp dụng nhất quán
phương pháp trừu tượng hóa của âm vị học, khi phân biệt âm vị - đơn vị trừu tượng hóa khỏi các sự thực
hiện cụ thể về âm thanh, với âm tố - những âm cụ thể của âm vị, để phân biệt “từ vị” - đơn vị trừu tượng
hóa khỏi các hình thức cụ thể trong lời nói, với “từ tố” - những hình thức cụ thể của từ trong lời nói, là có
thể được (thí dụ động từ/Eme/ “yêu” trong tiếng Pháp là một từ vị, có những hình thức cụ thể trong lời nói:
/Eme; Em; Emo.../ (với các hình thức chính tả: aimer, aimé, aimez, aime, aimes, aiment, aimons, aimais,
aimait, aimai, aimions, aimiez, aima, aimas, aimaât, aimeraiezt aimera, aimeras, aimerons, aimeront, aimerez,


aimerions, aimeriez, aimasse, aimasses, aimassions, aimassiez, aimant... (chưa kể hình thức giống cái:
aimée, hình thức biến ngôi phân tích tính: je..., tu..., il..., hình thức số nhiều aimés, giống cái số nhiều

aimées và các hình thức biến ngôi phân tích tính : je..., tu..., il..., ils...). Cái khó khăn trong việc xác định từ
của tiếng Việt có đến nỗi lớn như thế không?
4.6. Kể từ F.Xôtxuya, ngôn ngữ học hiện đại phân biệt rành mạch cách miêu tả đồng đại và cách miêu tả
lịch đại, và nhấn mạnh tính hệ thống (với những mức độ chặt chẽ không đồng đều như nhau), đối lập tónh
thái với động thái. Không miêu tả kỹ hệ thống tónh, đồng đại thì không thể hiểu sâu đối tượng. Nhưng nếu
không miêu tả hoạt động của đối tượng thì chắc chắn là không hiểu đầy đủ đối tượng. Giải phẫu để tìm hiểu
cơ chế sinh lí của quả tim là rất cần thiết. Nhưng nếu không biết trái tim đập như thế nào thì kiến thức về
trạng thái tónh kia chẳng có ích bao nhiêu cho đời.
Từ thực tế của tiếng Việt, chúng ta có thể thấy: từ có kết cấu ổn định của nó, cụm từ tự do có quy tắc tổ
hợp chặt chẽ của nó, câu có quy tắc khá chặt chẽ của nó. Nhung đó là xét trong hệ thống tónh, thầy giáo đến
khác hẳn đến thầy giáo. Nhưng hoạt động trong lời nói, tổ chức này không tuyệt đối cứng nhắc mà có thể
uyển chuyển:
- Em thì thầy giáo nào cũng đến.
- Trường em, vừa đến hai thầy giáo mới.
Những từ, câu rút gọn, đảo trật tự, v.v... cũng chính là biểu hiện động thái của những từ, những câu tónh
thái. Trong bản thảo “Ngữ pháp tiếng Việt (sách phổ thông)” (32) cũng như trong “Nhìn qua ngữ pháp tiếng
Việt” (33), chúng tôi đã dùng phương pháp miêu tả “hệ thống - động” (systematicodynamique) này.
Nhiều người cũng đã nói đến “hoạt động”, đến “vận hành” của ngôn ngữ. Chúng tôi tin rằng nghiên cứu
ngữ pháp tiếng Việt theo hướng này sẽ cho phép ta miêu tả đúng hệ thống chặt chẽ, đồng thời miêu tả được
sự uyển chuyển của nó. Và đây cũng là một trong những vấn đề lí thú trong khi bàn về phương pháp nghiên
cứu ngữ pháp tiếng Việt.
Chú thích:
(1) Nguyễn Kim Thản, Một số vấn đề về việc biên soạn một quyển ngữ pháp phổ thông, Ngôn ngữ, 1969, số 1.
(2) Sđd, Trung tâm học liệu, Sài Gòn, 1968, tr. 10
(3) Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1975, tr.16.
(4) Ngữ pháp tiếng Việt - Câu, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1980, tr.48.
(5) Như (4), tr.214.
(6) Như (4), tr.72.
(7). P. Dalloz, Méthode des sciences sociales, Paris, 1976, tr.18.
(8) nhö (7).

(9) C. Aubaret, Grammaire de la langue annamite, Paris,1864.
(10) Tống Viết Toại, Mẹo tiếng An Nam,. Huế,1928, tr.3.

(11) Trần Trọng Kim..., Việt Nam văn phạm, bản in lần thứ sáu, Sài Gòn, không đề năm. tr.11.
(12) Bùi Đức Tịnh, Văn phạm Việt Nam, P. Văn Tươi, Sài Gòn, 1952, tr. 244-249.

(13) (14), (15) Le parler vietnamien, Paris, Hương Anh, 1948.
(16) Sđd, tr.234

(17) Sđd, tr.161-206.


×