Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Xây dựng và phát triển webquest nhằm phát triển năng lực ict cho học sinh trong dạy học phần phi kim hoá 10 thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.93 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bùi Hồng Yến Ngọc

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN WEBQUEST
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ICT
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN PHI KIM
HÓA 10 THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bùi Hồng Yến Ngọc

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN WEBQUEST
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ICT
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN PHI KIM
HĨA 10 THPT
Chun ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ mơn Hóa học
Mã số

: 8140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BÙI THỌ THANH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Tất cả các số liệu trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng
trình nào khác.
Tác giả luận văn

Bùi Hoàng Yến Ngọc


LỜI CÁM ƠN
Luận văn được hoàn thành bằng sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân tơi, bên
cạnh đó, khơng thể khơng kể đến sự hỗ trợ nhiệt tình, tâm huyết từ các thầy cô, đồng
nghiệp và bạn học. Với lịng tri ân sâu sắc, tơi xin gửi lời cám ơn chân thành đến:
- Cha mẹ tôi, người đã tận tâm nuôi dạy tôi, ủng hộ tôi trên con đường học vấn từ nhỏ
đến lớn và q trình tơi thực hiện đề tài này.
- PGS.TS Bùi Thọ Thanh đã nhận lời hướng dẫn khoa học giúp tơi hồn thành luận
văn. Thầy đã cung cấp cho tôi nguồn tài liệu phong phú, bổ ích, cho tơi những lời
khun đắt giá về phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như tư vấn cho tôi hướng
đi của đề tài.
- PGS. TS Trịnh Văn Biều đã dành thời gian để góp ý, định hướng về cách áp dụng
các phương pháp giảng dạy hóa học định hướng năng lực học sinh, động viên khi
tôi gặp những khó khăn, trở ngại trong q trình thực hiện luận văn.
- PGS.TS. Dương Bá Vũ, Trưởng khoa Hóa học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh,

và TS. Phan Đồng Châu Thủy đã tạo điều kiện giúp tôi hồn thành luận văn.
- Thầy Phạm Quang Thiện, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh,
Quận 1, hỗ trợ tôi nhiệt tình trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Thầy cũng là
người thầy giáo cũ mà tôi vô cùng tôn kính, là tấm gương cho tơi noi theo, học hỏi.
- Cơ Trần Thị Phụng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, quận
Tân Bình, là cấp trên của tơi tại đơn vị tôi đang công tác. Cô lắng nghe những khó
khăn, trăn trở trong q trình tơi vừa học cao học, vừa làm việc; và đã tạo điều kiện
hỗ trợ tơi hồn thành cơng trình nghiên cứu này.
- Chị Nguyễn Ngọc Phương Anh, giáo viên bộ mơn Hóa trường THPT Chuyên Lê
Hồng Phong, là người bạn học, người đồng hành đắc lực trong quá trình thực hiện
luận văn.
- Các thầy cô trong hội đồng khoa học đã cung cấp những nhận xét đắt giá, chia sẻ
những ý kiến phản biện quý báu, giúp tôi hiểu rõ hơn về công việc nghiên cứu, nâng
cao đáng kể kiến thức chuyên môn nhờ những lời khuyên chân thành, sâu sắc.
Và các thầy cô cơng tác tại Phịng Sau đại học và Khoa Hóa đã tạo điều kiện cho
tơi trong q trình học tập và trình luận văn dù gặp nhiều khó khăn, thử thách.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 9 năm 2019

Bùi Hoàng Yến Ngọc


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ......................................................... 5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 5
1.1.1. Một số nghiên cứu về việc sử dụng WebQuest trong dạy học ............. 5
1.1.2. Một số nghiên cứu về ICT và phát triển năng lực ICT trong
dạy học .................................................................................................. 8
1.2. Phát triển năng lực ICT cho HS trong dạy học hóa học .............................. 10
1.2.1. Năng lực ................................................................................................ 10
1.2.2. Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) .......................... 18
1.3. Tổng quan về WebQuest ............................................................................. 24
1.3.1. Phương pháp dạy học theo WebQuest .................................................. 24
1.3.2. Thiết kế WebQuest ............................................................................... 31
1.3.3. Sử dụng Bookwidgets để thiết kế WebQuest ....................................... 36
1.4. Thực trạng dạy học bằng phương pháp WebQuest ở một số
trường THPT và năng lực ICT của học sinh trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh ...................................................................................................... 41
1.4.1. Mục đích điều tra .................................................................................. 41
1.4.2. Đối tượng điều tra ................................................................................. 41
1.4.3. Phương pháp điều tra ............................................................................ 41
1.4.4. Nhận xét kết quả điều tra ...................................................................... 48
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 49


Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY
HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HÓA HỌC PHI KIM LỚP 10
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ICT........................................ 50
2.1. Tổng quan về nội dung giảng dạy phần Phi kim Hóa 10 ............................ 50
2.1.1. Cấu trúc nội dung.................................................................................. 50
2.1.2. Phân phối chương trình phần Phi kim lớp 10 ....................................... 51
2.1.3. Các yêu cầu cần đạt .............................................................................. 53
2.1.4. Một số điểm cần lưu ý khi dạy học....................................................... 57

2.2. Qui trình xây dựng kế hoạch dạy học bằng phương pháp WebQuest ......... 58
2.2.1. Các nguyên tắc lựa chọn chủ đề dạy học theo phương pháp
WebQuest ............................................................................................ 58
2.2.2. Các bước xây dựng WebQuest bằng Bookwidgets............................. 59
2.3. Xây dựng thang đo và công cụ đánh giá năng lực ICT của HS THPT........ 65
2.3.1. Xác định thang đo đánh giá năng lực ICT của HS THPT .................... 65
2.3.2. Công cụ đánh giá NL ICT HS THPT ................................................... 75
2.4. Xây dựng một số WebQuest dạy học phần Phi kim hóa 10 ........................ 77
2.4.1. Kế hoạch giảng dạy chủ đề Axit dạ dày ............................................... 77
2.4.2. Kế hoạch giảng dạy chủ đề Một số hợp chất của clo ........................... 90
2.4.3. Kế hoạch giảng dạy chủ đề Những sự thật về clo ................................ 97
2.5. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng WebQuest để phát triển
năng lực ICT cho HS trong dạy học phần Phi kim Hóa 10 ....................... 107
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................. 109
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................... 110
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................... 110
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ................................................................ 110
3.3. Tiến trình thực nghiệm sư phạm ................................................................ 110
3.3.1. Chuẩn bị nội dung ............................................................................... 110
3.3.2. Xác định lớp thực nghiệm đối chứng ................................................. 111
3.3.3. Trao đổi nội dung thực nghiệm với giáo viên đứng lớp ..................... 111
3.3.4. Đánh giá trước thực nghiệm ............................................................... 111


3.3.5. Tiến hành thực nghiệm ....................................................................... 111
3.4. Kết quả thực nghiệm .................................................................................. 113
3.4.1. Một số hình ảnh thực nghiệm ........................................................... 113
3.4.2. Kết quả tự đánh giá năng lực ICT của HS trước TN thông qua
bảng kiểm quan sát ............................................................................ 115
3.4.3. Kết quả đánh giá năng lực ICT của HS sau TN thông qua bảng

kiểm quan sát..................................................................................... 117
3.4.4. Kết quả bài kiểm tra .......................................................................... 119
3.4.5. Kết quả thông qua sản phẩm dạy học chủ đề “Axit dạ dày”............. 121
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................... 122
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 123
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 128

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT&TT : Công nghệ thông tin và truyền thông
ĐC

: Đối chứng

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

ICT

: Information and Communication Technologies

NL


: Năng lực

Nxb

: Nhà xuất bản

PPDH

: Phương pháp dạy học

SGK

: Sách giáo khoa

SVSP

: Sinh viên Sư phạm

THPT

: Trung học phổ thông

TN

: Thực nghiệm

TNSP

: Thực nghiệm sư phạm


Tp.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

VD

: Ví dụ

WQ

: WebQuest


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Bảng đối chiếu 4 cột trụ của giáo dục với các năng lực tương ứng...........16

Bảng 1.2.

Danh sách các trường THPT và số GV phản hồi phiếu điều tra ...............41

Bảng 1.3.

Thống kê thâm niên dạy học của GV tham gia khảo sát ........................... 42

Bảng 1.4.

Kết quả điều tra câu 1 ................................................................................42


Bảng 1.5.

Kết quả điều tra câu 3 ................................................................................44

Bảng 1.6.

Kết quả điều tra câu 4 ................................................................................45

Bảng 1.7.

Kết quả điều tra câu 5 ................................................................................46

Bảng 2.1.

Phân phối chương trình phần Phi kim Hóa 10 ...........................................52

Bảng 2.2.

Bảng mơ tả các mức độ nhận thức và định hướng năng lực phần
halogen .......................................................................................................55

Bảng 2.3.

Kế hoạch thực hiện dạy học theo WebQuest .............................................59

Bảng 2.3.

Các năng lực thành tố của năng lực ICT ...................................................70


Bảng 2.4.

Mô tả chi tiết về các biểu hiện của năng lực ICT của HS THPT trong
mơn Hóa học .............................................................................................. 71

Bảng 2.5.

Bảng kiểm quan sát các biểu hiện 1, 2, 3, 7 thông qua hoạt động báo
cáo sản phẩm học tập của HS ....................................................................76

Bảng 2.6.

Bảng kiểm quan sát các biểu hiện 4, 5, 6 thông qua hoạt động nhận
xét, đánh giá của HS trên trang WebQuest ................................................76

Bảng 2.7.

Bảng điểm tổng hợp năng lực ICT của HS ................................................77

Bảng 3.1.

Danh sách các lớp thực nghiệm và đối chứng .........................................111

Bảng 3.2.

Kế hoạch thực nghiệm sư phạm...............................................................112

Bảng 3.3.

Bảng tổng hợp điểm trung bình tự đánh giá NL ICT của HS theo tiêu

chí (Trước TNSP) ....................................................................................115

Bảng 3.4.

Bảng tổng hợp điểm trung bình tự đánh giá NL ICT của HS theo tiêu
chí (sau TNSP) .........................................................................................117

Bảng 3.5.

Bảng phân phối tần số, tần suất và tần số lũy tích của cặp lớp
TN1-ĐC1 .................................................................................................119

Bảng 3.6.

Tổng hợp kết quả bài kiểm tra của cặp lớp TN1-ĐC1 ............................120

Bảng 3.7 . Tổng hợp các tham số đặc trưng của cặp lớp TN1 – ĐC1 ......................121


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.

Giao diện chính thức của WebQuest.org ...................................................5

Hình 1.2.

Ví dụ một số loại năng lực và những kĩ năng cần có tương ứng .............12

Hình 1.3.


Sơ đồ cấu trúc năng lực theo các nguồn lực hợp thành ........................... 13

Hình 1.4.

Cấu trúc của năng lực thực hiện hoạt động chun mơn .........................15

Hình 1.5.

Cấu trúc cơ bản của trang WebQuest ......................................................31

Hình 1.6.

Giao diện khởi động Bookwidgets ..........................................................37

Hình 1.7.

Bản đăng kí tài khoản WebQuest trên trang Bookwidgets......................37

Hình 1.8.

Giao diện đăng nhập Bookwidgets ..........................................................38

Hình 1.9.

Xây dựng WebQuest dạy học trên Bookwidgets.....................................38

Hình 1.10.

Cấu trúc trang thiết kế WebQuest dạy học trên Bookwidgets.................39


Hình 1.11.

Giao diện trang WebQuest mới trên Bookwidgets ..................................39

Hình 1.12.

HS tham gia hoạt động học tập và làm bài tập trực tuyến trên
Bookwidgets ............................................................................................ 40

Hình 1.13.

Kết quả học tập của HS được lưu trữ và thống kê trên Bookwidgets .....40

Hình 1.14.

Biểu đồ trịn biểu diễn kết quả điều tra câu 1 ..........................................42

Hình 2.1.

Cấu trúc nội dung phần Phi kim lớp 10 ...................................................51

Hình 2.2.

Đăng kí trang WebQuest .........................................................................61

Hình 2.3.

Cấu trúc trang WebQuest ........................................................................62

Hình 2.4.


Một số công cụ thiết kế WebQuest trên Bookwidgets ............................ 62

Hình 2.5.

Một số cơng cụ soạn thảo WebQuest trên Bookwidgets .........................63

Hình 2.6.

Bộ câu hỏi định hướng hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ học tập ...............63

Hình 2.7.

Chia sẻ trang WebQuest ..........................................................................65

Hình 2.8.

Thí nghiệm về tính tan của khí hiđro clorua ............................................80

Hình 2.9.

Sơ đồ tư duy bài Axit clohiđric ............................................................... 84

Hình 2.10.

Một số hợp chất của clo và ứng dụng trong đời sống ............................. 92

Hình 2.11.

Sơ đồ tư duy dạng điền khuyết nội dung bài học Những sự thật về clo ....106


Hình 3.1.

HS lớp TN THPT Lương Thế Vinh truy cập WebQuest và tham gia
hoạt động học tập ...................................................................................113

Hình 3.2.

GV giới thiệu trang WebQuest và hướng dẫn HS cách đăng nhập .......113


Hình 3.3.

HS báo cáo sản phẩm học tập WebQuest ..............................................114

Hình 3.4.

GV hệ thống hóa kiến thức bài học vào cuối buổi báo cáo sản phẩm
WebQuest của HS ..................................................................................114

Hình 3.5.

HS hồn thành phiếu đánh giá sản phẩm nhóm theo các tiêu chí đề
ra và làm bài kiểm tra hậu thực nghiệm ................................................115

Hình 3.6.

Biểu đồ kết quả tự đánh giá NL ICT ở lớp TN.....................................118

Hình 3.7.


Biểu đồ kết quả tự đánh giá NL ICT ở lớp ĐC ....................................118

Hình 3.8.

Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra của cặp lớp TN1- ĐC1 ......120

Hình 3.9.

Biểu đồ kết quả bài kiểm tra của cặp lớp TN1 – ĐC1...........................120


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Phương pháp WebQuest là một trong những giải pháp khắc phục những nhược
điểm của việc dạy và học có sử dụng mạng internet. Trên thực tế, việc truy cập thông
tin một cách tự do trên mạng internet trong dạy học có những nhược điểm: việc tìm kiếm
thường kéo dài do lượng thơng tin trên mạng lớn, khơng chọn lọc; nhiều tài liệu được
tìm ra với nội dung chun mơn khơng chính xác, độ tin cậy thấp; chi phí thời gian quá
lớn cho việc đánh giá và xử lí thơng tin trên mạng; việc tiếp thu kiến thức qua truy cập
thông tin trên mạng có thể chỉ mang tính thụ động mà thiếu sự đánh giá, phê phán của
người học; việc tìm kiếm thơng tin trên mạng có thể xa rời mục tiêu dạy học. Qua
WebQuest, giáo viên (GV) hướng dẫn học sinh (HS) chủ động tìm kiếm thơng tin ở
những trang web đáng tin cậy, tìm hiểu những khái niệm, quy luật... làm cơ sở cho việc
vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, đời sống; ảnh hưởng tích cực đến kĩ
năng, thái độ của HS. Mặt khác, sử dụng phương pháp WebQuest (WQ) hợp lí sẽ tạo cơ
hội cho HS nâng cao các kĩ năng sử dụng công nghệ và kĩ năng tư duy bậc cao, phát
triển năng lực cơng nghệ thơng tin và truyền thơng (ICT).

1.2. Việc tích hợp cơng nghệ mang lại nhiều lợi ích cho cả GV và HS trong q trình
dạy học các mơn khoa học. Báo cáo của cơ quan truyền thông giáo dục và công nghệ
Anh quốc (Becta) với chủ đề “Nghiên cứu nói điều gì về việc sử dụng ICT trong dạy
học khoa học” (Becta ICT Research, 2003) chỉ ra rằng ICT làm cho việc dạy học khoa
học trở nên thú vị, tin cậy và có ý nghĩa hơn. Quan trọng hơn, việc phát triển năng lực
ICT cho HS hoàn toàn phù hợp với chương trình Hóa học trung học phổ thơng theo định
hướng phát triển năng lực cho HS. Theo tài liệu chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực
chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015), năng lực
ứng dụng ICT là một trong 8 năng lực HS cần phải có được sau khi hồn tất chương
trình giáo dục phổ thơng
1.3. Dạy học phát triển năng lực ICT cho HS chưa phổ biến và cịn nhiều khó khăn trong
thực tiễn dạy học hóa học. Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, gợi
mở vấn đáp… vẫn chiếm vị trí chủ đạo. GV gặp nhiều khó khăn khi áp dụng các phương


2

pháp dạy học phát triển năng lực người học, trong đó có thể chỉ ra một số nguyên nhân
như: thời gian tiết học hạn chế; nội dung sách giáo khoa chưa được biên soạn theo định
hướng phát triển năng lực; hạn chế trong khâu kiểm tra đánh giá…
1.4. Phát triển năng lực ICT là bước chuẩn bị quan trọng để HS bước vào cuộc sống
sau này (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015). Đặc biệt là trong điều kiện toàn cầu hóa hiện
nay, khi mà các nhà đầu tư ln cần tuyển những người có nhiều năng lực phù hợp vời
môi trường làm việc hiện đại, công nghiệp. Giáo dục trong thời đại kĩ thuật số vừa chịu
ảnh hưởng của ICT vừa là yếu tố quyết định để tạo ra các cơng dân có năng lực ICT.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Xây dựng và sử
dụng WebQuest nhằm phát triển năng lực ICT cho học sinh trong dạy học phần Phi kim
hóa 10 THPT ” với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học mơn Hóa ở trường THPT
có sử dụng WebQuest, giúp học sinh không chỉ lĩnh hội tốt kiến thức mà cịn tích cực,
chủ động, say mê tìm kiếm tri thức mới, phát triển năng lực ICT và đẩy mạnh tư duy,

sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thơng nói chung và bộ mơn Hóa
học nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, vận dụng WebQuest trong dạy học phần Phi kim hóa học 10 THPT,
chương trình cơ bản nhằm phát triển năng lực ICT cho HS và góp phần nâng cao chất
lượng dạy học hóa học ở trường THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những yêu cầu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
 Tổng quan cơ sở lý luận của phương pháp WebQuest và việc ứng dụng WebQuest
trong dạy học hóa học.
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực ICT và phát triển ICT trong dạy học hóa
học.
 Tìm hiểu thực trạng sử dụng WebQuest trong dạy học hóa học và thực trạng việc
dạy học phát triển năng lực ICT cho HS ở một số trường THPT hiện nay.
 Xây dựng công cụ đánh giá năng lực ICT cho HS trong dạy học hóa học.
 Thiết kế và sử dụng WebQuest để dạy học phần Phi kim hóa học 10 THPT.


3

 Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng WebQuest nhằm
phát triển năng lực ICT cho HS.
 Đánh giá sự phát triển năng lực ICT của HS sau khi tham gia vào tiết học hóa
học có sử dụng WebQuest.
 Phân tích kết quả thực nghiệm, đánh giá mức độ khả thi và hiệu quả của đề tài
nghiên cứu.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Q trình dạy học hóa học ở trường THPT.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
 Việc vận dụng WebQuest trong dạy học phần Phi kim hóa học 10 THPT.

 Năng lực ICT của HS THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
 Giới hạn về nội dung dạy học: Phần Phi kim hóa học 10 THPT.
 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: 03 trường THPT thuộc địa bàn TP.HCM.
 Giới hạn về thời gian: Từ tháng 4/2016 đến tháng 10/2018.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng hiệu quả WebQuest trong dạy học phần Phi kim hóa 10
THPT thì sẽ phát triển năng lực ICT cho HS và góp phần nâng cao chất lượng dạy học
hóa học ở trường THPT.
7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu
 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
 Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu: thu thập thông tin dựa trên các tài
liệu, sách báo và các luận án, luận văn liên quan đến đề tài.
 Phương pháp phân tích và tổng hợp thơng tin từ tài liệu.
 Phương pháp phân loại, hệ thống hóa thơng tin.
 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Phương pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra bằng phiếu hỏi để thăm dị ý kiến
học sinh và giáo viên, từ đó đề xuất nội dung nghiên cứu phù hợp.


4

 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
o Tìm hiểu thực trạng sử dụng WebQuest trong dạy học hóa học, vấn đề
phát triển năng lực ICT ở trường phổ thông hiện nay thông qua phiếu
điều tra, phỏng vấn trực tiếp GV và HS.
o Tiến hành giảng dạy và quan sát hành vi học sinh, đánh giá sự tham
gia của học sinh vào tiết học dựa vào quan sát của giáo viên trong q
trình giảng dạy và các cơng cụ đánh giá.

 Phương pháp chuyên gia: tham vấn ý kiến chuyên gia về cách xây dựng
WebQuest.
 Nhóm phương pháp tốn học
Dùng các phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu, kết quả thực
nghiệm từ đó rút ra nhận xét, đánh giá xác thực.
7.2. Phương tiện nghiên cứu
 Phiếu điều tra

 Các phần mềm xử lí số liệu
8. Đóng góp mới của đề tài
 Tổng hợp, hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực ICT của HS
và phương pháp dạy học theo WebQuest.
 Đề xuất công cụ đánh giá năng lực ICT cho HS THPT (bảng kiểm quan sát, bảng
tiêu chí đánh giá sản phẩm hoạt động của HS) trong dạy học hóa học.
 Xây dựng một số kế hoạch giảng dạy theo phương pháp WebQuest nhằm phát
triển năng lực ICT cho học sinh trong dạy học phần Phi kim hóa học lớp 10
THPT.


5

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Một số nghiên cứu về việc sử dụng WebQuest trong dạy học
1.1.1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu WebQuest trên thế giới
Năm 1995 Bernie Dodge ở trường đại học San Diego State University (Mỹ) đã
xây dựng WebQuest trong dạy học. Các đại diện tiếp theo là Tom March (Úc) và Heinz
Moser (Thụy Sỹ). Ý tưởng của họ là đưa ra cho HS một tình huống thực tiễn có tính thời
sự hoặc lịch sử, dựa trên cơ sở những dữ liệu tìm được, HS cần xác định quan điểm của
mình về chủ đề đó trên cơ sở lập luận. HS tìm được những thơng tin, dữ liệu cần thiết

thông qua những trang kết nối Internet links đã được GV lựa chọn từ trước (“WebQuest”,
2017).

Hình 1.1. Giao diện chính thức của WebQuest.org
Hiện nay, việc ứng dụng WebQuest đã trở nên phổ biến. WebQuest không chỉ
được sử dụng trong trường đại học mà trường phổ thông cũng đã dùng nó trong việc
dạy học (Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier, 2010).
Trên thế giới, việc ứng dụng WebQuest trong dạy học đã trở nên phổ biến ở các
nước phát triển. Các luận án, luận văn, bài viết nghiên cứu về lĩnh vực này rất nhiều và
đa dạng.


6

Trong đó, trang web chính thức của WebQuest truy cập tại />và cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy và đa dạng về khái
niệm WebQuest; hệ thống các bài giảng sử dụng WebQuest dành cho nhiều cấp lớp tại
các quốc gia trên thế giới; các tài liệu, giáo trình hướng dẫn thiết kế và vận dụng
WebQuest trong dạy học.
Bên cạnh đó, Nhà giáo dục học người Úc Tom March, người đã có cơng lớn trong
việc xây dựng và phát triển WebQuest ở giai đoạn đầu tiên cũng đăng tải nhiều bài viết
về WebQuest trên trang web Trên trang của tác giả này, có mơ
tả chi tiết về q trình xây dựng khái niệm WebQuest do nhóm nghiên cứu của ông đứng
đầu là giáo sư Bernie Dodge thuộc Đại học San Diego State lên ý tưởng và thực hiện từ
tháng 2 năm 1995 (Bernie Dodge, 1997).
Theo Tom March (“What WebQuest are (really)”, 2013), quá trình học tập theo
WebQuest là quá trình học tập theo quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm
(Learner-Centered); sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên trên internet (Use of Essential
Internet Resources) để thực hiện những nhiệm vụ xác thực, mang lại động lực, gây hứng
thú (Authentic Tasks That Motivate); không giới hạn câu hỏi (Open-Ended Questions).
1.1.1.2. Việt Nam

Sau đây là các tài liệu tham khảo bổ ích về vận dụng WebQuest trong thực tiễn
dạy học tại Việt Nam. Chúng tôi đã tiếp thu có chọn lọc và phát huy những ý tưởng của
tác giả đi trước trên cơ sở đối chiếu với yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể mà đề tài nghiên
cứu đặt ra.
Các luận án, luận văn, bài viết nghiên cứu về lĩnh vực này rất nhiều và đa dạng.
WebQuest cũng có trang web chính thống với hệ thống các bài giảng ở các cấp lớp và
môn học khác nhau được chia sẻ tại website WebQuest.org. Riêng ở Việt Nam, các luận
văn, luận án về lĩnh vực này còn ít được nghiên cứu, đặc biệt ở bộ mơn Hóa học, chủ
yếu chỉ là các bài viết nhỏ đăng trên các tạp chí giáo dục.
Luận văn thạc sĩ
Sau đây là các cơng trình nghiên cứu của học viên cao học thuộc Đại học Sư
phạm – Đại học Huế về vấn đề xây dựng và sử dụng WebQuest trong dạy học vật lí ở


7

trường THPT. Những luận văn này là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm
đến đổi mới PPDH, đặc biệt là WebQuest.
 Trương Thị Hương (2012), Xây dựng và sử dụng WebQuest trong dạy học một
số kiến thức chương chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể Vật lí 10 Trung học phổ
thơng, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP- ĐH Huế.
 Nguyễn Thị Như (2012), Vận dụng kỹ thuật WebQuest trong tổ chức tự học cho
học sinh chương “Sóng ánh sáng” vật lí 12 THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục
học, Trường ĐHSP- ĐH Huế.
 Nguyễn Tiến Sỹ (2013), Xây dựng và sử dụng WebQuest hỗ trợ dạy học “Chuyên
đề thí nghiệm vật lý” ở trường THPT chuyên, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học,
Trường ĐHSP- ĐH Huế.
 Nguyễn Thị Thi (2013), Xây dựng và sử dụng WebQuest về thí nghiệm mở trong
dạy học phần "Quang hình" - vật lí lớp 11 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm
của học sinh, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP- ĐH Huế.

Trong luận văn Xây dựng, sử dụng WebQuest trong dạy học Hóa học Hữu cơ lớp
11 (Lê Viết Ái Lan, 2014), tác giả đã giới thiệu khái niệm, các dạng nhiệm vụ và cấu
trúc của WebQuest. Bên cạnh đó, nghiên cứu thực trạng sử dụng WebQuest trong dạy
học hóa học và đưa ra nhận xét phần lớn các GV đều nhận thức được sự cần thiết phải
áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học Hóa học nhằm đổi mới PPDH, tuy
nhiên hầu hết các GV đều chưa nghe nói đến và cũng chưa hề áp dụng WebQuest trong
hoạt động dạy học. Tác giả đề xuất quy trình 8 bước thiết kế WebQuest dạy học. Trong
đó, bước 1 “Chọn, giới thiệu chủ đề” và bước 8 “Đánh giá, sửa chữa” đưa ra các câu hỏi
gợi ý giúp định hướng cho GV trong việc xây dựng kế hoạch xây dựng WebQuest sát
với mục tiêu bài học, phù hợp mục đích giảng dạy bộ mơn.Từ đó, thiết kế 5 kế hoạch
dạy học và 5 giáo án áp dụng WebQuest vào dạy học phần Hidrocacbon và dẫn xuất;
đưa ra những kiến nghị về sử dụng WebQuest trong dạy học, góp phần đổi mới PPDH,
giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học Hóa học.
Trong luận văn Vận dụng phương pháp WebQuest trong dạy học một số chủ đề
tích hợp hóa học lớp 10 trung học phổ thơng (Nguyễn Vũ Mai Trang, 2015), tác giả đã
trình bày khái niệm, đặc điểm, các dạng nhiệm vụ, quy trình thiết kế và tiến trình thực


8

hiện WebQuest. Tuy nhiên, quy trình thiết kế được nêu khá ngắn gọn, thiếu chi tiết. Kết
quả điều tra thực trạng ứng dụng CNTT và dạy học theo WebQuest trong luận văn cho
thấy: việc vận dụng CNTT nói chung và vận dụng WebQuest nói riêng vào dạy học hóa
học chưa được GV quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, điều khả quan là các GV tham gia
phỏng vấn đều nhận thấy rằng việc dạy học chủ đề tích hợp bằng WebQuest mang lại
những tác dụng tích cực trong việc đổi mới PPDH hiện nay. Tác giả xây dựng 4
WebQuest tương ứng với 4 chủ đề tích hợp khai thác nội dung kiến thức chương 6: Oxi
– lưu huỳnh, Hóa học 10 kết hợp với các mơn Địa lí tự nhiên, Sinh học, Giáo dục công
dân. Đề xuất 6 biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng WebQuest trong dạy học các chủ
đề tích hợp đã xây dựng.

Một số bài báo khoa học
Bài báo khoa học “Dạy học Hóa học Hữu cơ bằng WebQuest” đăng trên Tạp chí
Giáo dục số 230 (Bùi Thị Hạnh và Trần Trung Ninh, 2010) là một trong những bài báo
khoa học đầu tiên ở Việt Nam đề cập vấn đề dạy học Hóa học bằng WebQuest, khi
phương pháp này còn chưa phổ biến ở nước ta. Tác giả trình bày đặc điểm, quy trình
thiết kế, phân tích các dạng nhiệm vụ trong WebQuest và áp dụng vào dạy học phần hóa
hữu cơ ở trường CĐ Thủy sản Bắc Ninh. Bài báo là tài liệu tham khảo bổ ích về cách
vận dụng phương pháp này vào thực tiễn dạy học Hóa học.
Bên cạnh đó, bài báo khoa học “Vận dụng WebQuest trong dạy học nội dung axit
sunfuric (Chương trình Hóa học 10 nâng cao)” đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHSP TP
HCM số 48 (Thái Hoài Minh và Nguyễn Thi Kim Thoa, 2013) là nguồn tư liệu giáo dục
có giá trị tham khảo cho GV và sinh viên sư phạm (SVSP) về việc áp dụng phương pháp
WebQuest trong thực tiễn dạy học Hóa học. Tác giả sử dụng PPDH theo WebQuest như
một PPDH phức hợp, kết hợp khéo léo với các PPDH tích cực khác giúp việc học tập
trở nên lơi cuốn, hấp dẫn, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS.
1.1.2. Một số nghiên cứu về ICT và phát triển năng lực ICT trong dạy học
Một số cơng trình nghiên cứu quốc tế
Tài liệu “Teacher Training on ICT Use in Education in Asia and the Pacific:
Overview from Selected Countries” (UNESCO Asia and Pacific Regional Bureau for
Education, 2003) đề cập đến phương thức đào tạo (training scheme), chương trình đào


9

tạo cho giáo viên ở vùng châu Á-Thái bình dương và các vấn đề liên quan đến ứng dụng
ICT trong việc đào tạo.
Ngoài ra, tài liệu “Integrating ICT into Education” (UNESCO Asia and Pacific
Regional Bureau for Education, 2004) cung cấp các bài học và kinh nghiệm thực tế trong
việc ứng dụng ICT vào việc giảng dạy của 6 nước: Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore, South Korea và Thailand.

Bài báo khoa học
Trong bài báo “Xây dựng khung năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy học cho sinh viên sư phạm Hóa học” đăng Tạp chí khoa học
ĐHSP TP.HCM số 7 (85) (Thái Hoài Minh và Trịnh Văn Biều, 2016), tác giả nghiên
cứu và xây dựng thang đo năng lực ICT cho GV và SVSP nói chung và mơn Hóa học
nói riêng, đưa ra những định hướng trong việc bồi dưỡng và phát triển năng lực này phù
hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế.
Một số đề tài nghiên cứu
Trong đề tài khóa luận tốt nghiệp Thực trạng năng lực ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông trong dạy học của sinh viên khoa Hóa học trường đại học Sư phạm
TP. HCM (Nguyễn Bùi Khánh Hà, 2014), tác giả đã tiến hành điều tra về năng lực ứng
dụng ICT của SV khoa Hóa, xây dựng phiếu khảo sát thực trang, phỏng vấn đối tượng
là SV, GV môn Hóa và đưa ra một số kết quả mang tính chất tham khảo, cho thấy tầm
quan trọng của ICT trong quá trình dạy học và bồi dưỡng năng lực GV.
Bên cạnh đó, trong đề tài luận văn thạc sĩ Phát triển năng lực sử dụng công nghệ
thông tin cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông
(Nguyễn Thị Yến, 2016), tác giả đã tìm hiểu thực trạng phát triển năng lực sử dụng
CNTT&TT cho HS trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông (THPT);
đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho HS phổ thơng;
bên cạnh đó đã thử nghiệm và đánh giá tính hiệu quả, khả thi của việc xây dựng một số
biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho HS trong dạy học lịch sử.
Ngồi ra, nhóm cơng tác e-ASEAN UNDP-APDIP (2003) đã giới thiệu các định
nghĩa, thuật ngữ ICT trong giáo dục; liệt kê một số triển vọng của việc sử dụng ICT
trong giáo dục cũng như những vấn đề khó khăn và thách thức mà các nhà GD có khả


10

năng gặp phải trong quá trình thực hiện qua tài liệu Công nghệ thông tin và truyền thông
(ICT)


trong

giáo

dục,

truy

cập

ngày

20/6/2017

theo

liên

kết

/>1.2. Phát triển năng lực ICT cho HS trong dạy học hóa học
1.2.1. Năng lực
1.2.1.1. Khái niệm năng lực
Trên thế giới, khái niệm NL có thể được hiểu theo nhiều góc độ và tầng bậc
khác nhau tùy thuộc nền tảng giáo dục, văn hóa, ngơn ngữ (EURYDICE, 2002). Theo
cách hiểu thơng thường, năng lực là sự kết hợp của tư duy, kĩ năng và thái độ có sẵn
hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện
thành công nhiệm vụ (DeSeCo, 2002). Mức độ và chất lượng hồn thành cơng việc sẽ
phản ánh mức độ năng lực của ngưởi đó. Chính vì thế, thuật ngữ “năng lực” khó mà

định nghĩa được một cách chính xác. Năng lực hay khả năng, kĩ năng trong tiếng Việt
có thể xem tương đương với các thuật ngữ “competence”, “ability”, “capability”,…
trong tiếng Anh (Nguyễn Thu Hà, 2014).
Nhiều tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam định nghĩa năng lực theo những phạm trù
khác nhau (Hồng Hịa Bình, 2015), mà cụ thể là:
 Phạm trù hoạt động
Tài liệu hội thảo chương trình giáo dục phổ thơng (GDPT) tổng thể trong CT
GDPT mới của Bộ GD&ĐT xếp năng lực vào phạm trù hoạt động khi giải thích: “Năng
lực là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như
hứng thú, niềm tin, ý chí... để thực hiện một loại cơng việc trong một bối cảnh nhất định”
(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015).
Theo các nhà tâm lý học (Lê Văn Hồng, 2001), năng lực chính là khả năng thực
hiện một hoạt động nào đó trong một thời gian nhất định nhờ những điều kiện nhất định
và những tri thức, tiểu xảo đã có.
 Phạm trù đặc điểm, phẩm chất hoặc thuộc tính cá nhân


11

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (Hội đồng Quốc gia, 2003): “Năng lực là đặc
điểm của cá nhân thể hiện mức độ thơng thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành
thục và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó.”
Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, 2016) trang 660-661, năng lực là
“phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động
nào đó với chất lượng cao”. [13, tr.660-661]
Theo (Đặng Thành Hưng, 2012), “Năng lực là thuộc tính cá nhân cho phép cá
nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những
điều kiện cụ thể.”
Theo lí luận dạy học hiện đại (Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier, 2010), năng
lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các

nhiệm vụ, các vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những
tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự
sẵn sàng hành động.
Qua cơ sở tìm hiểu và phân tích các khái niệm, quan điểm về năng lực, trong
phạm vi hẹp về nghiên cứu sự hình thành và phát triển năng lực HS, luận văn đưa ra
định nghĩa về năng lực như sau:
Năng lực là khả năng vận dụng tổng hợp một cách có hiệu quả các thành tố gồm
kiến thức, kĩ năng, thái độ và những yếu tố cá nhân khác theo một phương thức nào đó
nhằm thực hiện thành cơng nhiệm vụ mơn học.
Dù chịu ảnh hưởng ít nhiều của yếu tố bẩm sinh nhưng hầu hết các năng lực
khơng hồn tồn tự nhiên mà có, mà cần phải có q trình hình thành và phát triển
thông qua việc học tập, rèn luyện của con người.
1.2.1.2. Đặc điểm và cấu trúc năng lực
a) Các đặc điểm cơ bản của năng lực
Theo bài báo “Năng lực và đánh giá theo năng lực” (Hồng Hịa Bình, 2015), hai
đặc điểm cơ bản của năng lực là:
a1. Được bộc lộ, thể hiện thông qua hoạt động
Năng lực cá nhân được bộc lộ ở hoạt động (hành động, công việc) nhằm đáp ứng
những yêu cầu cụ thể trong bối cảnh (điều kiện) cụ thể. Đây là đặc trưng phân biệt năng


12

lực với tiềm năng (potential) – khả năng ẩn giấu bên trong, chưa bộc lộ ra, chưa phải là
hiện thực. Bên cạnh đó, việc quy chiếu năng lực với loại hoạt động giúp phân biệt năng
lực với kĩ năng (skill) – một thành tố của năng lực. Mỗi năng lực gắn với một loại hoạt
động, chẳng hạn: năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, năng lực hợp tác… Các năng lực
này được thể hiện ở những kĩ năng gắn với những hoạt động cụ thể, như: kĩ năng nói, kĩ
năng đặt câu hỏi, kĩ năng làm việc nhóm...


Hình 1.2. Ví dụ một số loại năng lực và những kĩ năng cần có tương ứng
a2. Đảm bảo hoạt động có hiệu quả, đạt kết quả mong muốn
Đặc trưng thứ hai của năng lực được hầu hết các tài liệu nghiên cứu trong nước
và nước ngồi thống nhất là tính “hiệu quả”, “thành công” hoặc “chất lượng cao” của
hoạt động. Đặc trưng này giúp ta phân biệt năng lực với một khái niệm ở vị trí giữa nó
với tiềm năng là khả năng (là cái tồn tại ở dạng tiềm năng, có thể biến thành hiện thực
khi cần thiết và khi có các điều kiện thích hợp, nhưng cũng có thể không biến thành hiện
thực) (Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2003).
b) Cấu trúc của năng lực
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng những mơ hình năng lực khác nhau
trong tiếp cận của mình (Nguyễn Văn Tuấn, 2010).
(1) Mơ hình dựa trên cơ sở tính cách và hành vi cá nhân của cá nhân theo đuổi
cách xác định “con người cần phải như thế nào để thực hiện được các vai trị của
mình”;
(2) Mơ hình dựa trên cơ sở các kiến thức hiểu biết và các kỹ năng được đòi hỏi
theo đuổi việc xác định “con người cần phải có những kiến thức và kỹ năng gì” để
thực hiện tốt vai trị của mình;


13

(3) Mơ hình dựa trên các kết quả và tiêu chuẩn đầu ra theo đuổi việc xác định con
người “cần phải đạt được những gì ở nơi làm việc”.
Khi tiếp cận cấu trúc năng lực theo các nguồn lực hợp thành, tác giả Hồng Hịa
Bình quan tâm đến mối quan hệ giữa các nguồn lực hợp thành NL là tri thức, kĩ năng và
thái độ với sự thể hiện của chúng trong hoạt động là NL hiểu, NL làm và NL ứng xử.
Đó là mối quan hệ giữa nguồn lực (đầu vào) với kết quả (đầu ra), nói cách khác là giữa
cấu trúc bề mặt với cấu trúc bề sâu của NL. Nhận thức này có ý nghĩa rất lớn trong giáo
dục. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào mục tiêu cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình
thành thái độ và tổ chức đánh giá những mặt đó thì mới chỉ dừng lại ở đầu vào. Một

chương trình phát triển NL phải nhằm hình thành, phát triển và kiểm soát được, đo lường
được các chỉ số ở đầu ra. Có thể hình dung cấu trúc của NL theo các nguồn lực hợp
thành bằng sơ đồ sau:

Hình 1.3. Sơ đồ cấu trúc năng lực theo các nguồn lực hợp thành
Theo sơ đồ cấu trúc này, để hình thành, phát triển NL cho HS, việc dạy học trong
nhà trường không chỉ dừng ở nhiệm vụ trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng, bồi dưỡng
thái độ sống đúng đắn mà còn phải làm cho những kiến thức sách vở trở thành hiểu biết
thực sự của mỗi HS; làm cho những kĩ năng được rèn luyện trên lớp được thực hành,
ứng dụng trong đời sống ngay trên ghế nhà trường; làm cho thái độ sống được giáo dục
qua mỗi bài học có điều kiện, mơi trường để bộc lộ, hình thành, phát triển qua các hành
vi ứng xử, trở thành phẩm chất bền vững của mỗi HS. Việc đánh giá, vì vậy, sẽ phải
chuyển từ kiểm tra kiến thức, thao tác kĩ thuật và nhận thức tư tưởng đơn thuần sang
đánh giá sự hiểu biết, khả năng thực hành - ứng dụng và hành vi ứng xử của của HS
trong cuộc sống.


14

Lấy ví dụ trong dạy học hóa học, NL sử dụng công nghệ và truyền thông (ICT)
của HS là khả năng nhận biết và thao tác được với hệ thống ICT nhằm tìm kiếm, thu
thập, tổ chức và quản lí thơng tin có liên quan đến hóa học phục vụ cho quá trình học
tập và nghiên cứu. Dựa vào các nguồn lực hợp thành, để đánh giá NL ICT của HS, GV
quan tâm đến biểu hiện của NL này qua 2 mức độ (Trịnh Lê Hồng Phương, 2014):
a) Mức độ cơ bản là khả năng nhận biết, thao tác với các phần mềm, thiết bị công
nghệ thông tin và truyền thông. Mức độ này bao gồm các kĩ năng sau:
- Sử dụng máy tính để học tập (có hướng dẫn);
- Sử dụng tài nguyên máy tính (sách điện tử, phần mềm giáo dục, bách khoa toàn
thư trực tuyến...) để hỗ trợ học tập;
- Sử dụng công cụ phù hợp (phần mềm xử lí văn bản, máy ảnh kĩ thuật số, phần

mềm vẽ) để thể hiện ý tưởng, trình bày suy nghĩ và minh họa câu chuyện;
- Truy cập website để tìm kiếm, thu thập thơng tin nhằm hỗ trợ học tập với sự
giúp đỡ của người khác.
b) Mức độ nâng cao là khả năng cá nhân hóa cơng cụ, thiết bị, phần mềm để hỗ
trợ thuận lợi cho công việc của bản thân bao gồm cả việc học tập, nghiên cứu. Mức độ
này thể hiện ở các kĩ năng sau:
- Sử dụng Internet hiệu quả (khơng có sự hỗ trợ của người khác) để truy cập thông
tin, hỗ trợ học tập của chính bản thân hoặc theo đuổi sở thích cá nhân;
- Biết cách bảo mật và chống gian lận, thái độ tôn trọng sự riêng tư của người
khác và bảo vệ sự riêng tư của chính bản thân với các cơng cụ cơng nghệ thơng tin;
- Tìm kiếm, xác định được cơng nghệ nào là hữu ích và lựa chọn cơng cụ, cơng
nghệ thích hợp cho các cơng việc khác nhau;
- Tìm kiếm, sao chép và lưu trữ thơng tin trên máy tính, tổ chức và sắp xếp theo
các thư mục thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng lại khi cần và sao lưu thông tin.
- Thận trọng và áp dụng tư duy phê phán, đánh giá với những thơng tin thu thập
trên Internet, đánh giá chính xác, xác đáng, sự thích hợp, sự dễ hiểu và sự thiên lệch xảy
ra trong các nguồn thông tin điện tử, chọn lọc được các tài liệu phù hợp


×