Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Luận văn tốt nghiệp "Rửa tiền và chống rửa tiền - hiện tượng, giải pháp ở các nước trên thế giới và Việt Nam"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.81 KB, 82 trang )




---XW---
















Rửa tiền và chống rửa tiền - hiện tượng, giải
pháp ở các nước trên thế giới và Việt Nam











Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9

1
LỜI MỞ ĐẦU
Rửa tiền là một khâu quan trọng quá trình hoạt động tội phạm nhằm
che đậy, xoá nhoà nguồn gốc bất hợp pháp của những thu nhập có được từ
hoạt động phạm tội. Thuật ngữ "rửa tiền " đã trở nên quen thuộc ở nhiều nước
trên thế giới.
Với vụ rửa tiền đầu tiên xuất hiện tại Hoa Kỳ vào năm 1920, cho tới
nay nó đã xuấ
t hiện ở hầu hết các nước trên thế giới với các mức độ khác
nhau nhưng ngày càng có xu hướng gia tăng. Hoạt động rửa tiền cũng ngày
một tinh vi hơn, khó bị phát hiện hơn.

Chúng ta biết rằng hoạt động rửa tiền thường gắn liền với một hoặc
nhiều hoạt động tội phạm nước đó. Do vậy hậu quả của nạn rửa tiền là vô
cùng nghiêm trọng đối với nền kinh tế - xã hội, nó có thể phá huỷ nền kinh tế,
an ninh và gây ra những hậu quả xấu cho xã hội, đồng thời nó khuyến khích
hoạt động mua bán ma tuý, khủng bố, các quan ch
ức Nhà nước tham nhũng
và kéo theo những hoạt động phạm tội khác; nó tác động rất lớn đến hiệu quả
hoạt động và làm sai lệch quá trình hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, làm
tăng nguy cơ phá sản của các ngân hàng và làm mất đi vai trò kiểm soát các
chính sách của Chính phủ... Nếu không kiểm soát được, nạn rửa tiền có thể ăn
mòn tình hình tài chính của một nước do gây ra những ảnh hưởng bất lợi tới
tỷ

giá, lãi suất và tác động đến hệ thống tài chính toàn cầu. Có thể nói nạn
"rửa tiền" không chỉ là vấn đề của các cơ quan thực thi pháp luật mà nó còn là
mối đe doạ nghiêm trọng nền an ninh của một quốc gia và cộng đồng quốc
tế...

Vì những lý do này mà chống rửa tiền đang là một yêu cầu cấp bách
đối với các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9

2
Với mong muốn góp ý kiến vào cuộc đấu tranh chống "rửa tiền " đầy
khó khăn này, nhằm từng bước làm trong sạch hệ thống tài chính, ổn định
kinh tế xã hội, tác giả mạnh dạn đưa ra đề tài: "Rửa tiền và chống rửa tiền -
hiện tượng, giải pháp ở các nước trên thế giới và Việt Nam".

Đề tài làm rõ những nội dung cơ bản về phương diện lý luận cũng như
thực tiễn về nạn rửa tiền, về cuộc đấu tranh chống rửa tiền ở một số quốc gia
trên thế giới. Từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để cuộc đấu tranh
chống rửa tiền thành công.

Do còn hạn chế về nhiều mặt, chắc chắn đề tài còn những thiếu sót nhất
định. Rất mong thầy cô và bạn đọc góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin
chân thành cảm ơn!

Cuối cùng, em xin cám ơn giảng viên PGS.-TS. Nguyễn Thị Quy đã tận
tình giúp đỡ em thực hiện đề tài này.


Hà nội, tháng 5 năm 2003
Nguyễn Thị Thu Trang
Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9

3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................1
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỬA TIỀN .......................................6
I.

KHÁI

NIỆM



QUI

TR
È
NH

RỬA

TIỀN .............................................. 6
1. Khái niệm. ........................................................................................... 6

1.1. Định nghĩa: ................................................................................. 6
1.2. Lịch sử nạn rửa tiền ..................................................................... 9
2. Qui trình rửa tiền................................................................................ 12
2.1. Chu trình rửa tiền...................................................................... 12
2.2. Các hình thức rửa tiền .............................................................. 15
II.

HẬU

QUẢ

NẠN

RỬA

TIỀN................................................................ 18
1. Những thị trường mới nổi dễ bị tổn thương....................................... 19
2. Làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân ................................................ 19
3. Làm suy yếu toàn bộ thị trường tài chính .......................................... 20
4. Làm mất sự kiểm soát chính sách kinh tế .......................................... 20
5. Sự sai lệch và mất ổn định về kinh tế ................................................ 21
6. Gây tổn hại Ngân khố quốc gia:......................................................... 22
7. Gây nên rủi ro cho những nỗ lực tư nhân hoá ................................... 22
8. Nguy cơ tổ
n hại danh tiếng ................................................................ 22
9. Những cái giá phải trả về mặt xã hội ................................................. 24
III.

THỰC


TRẠNG

HOẠT

ĐỘNG

RỬA

TIỀN

QUA

HỆ

THỐNG

NGÂN

HÀNG ......................................................................................................... 24
IV.

CÁC

VĂN

BẢN

PHÁP




SỬ

DỤNG

TRONG

CHỐNG

“RỬA

TIỀN”............................................................................................... 29
Kết luận chương I: .................................................................................. 32

Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9

4
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN VÀ CHỐNG RỬA
TIỀN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
......... 33
I.

THỰC

TRẠNG


HOẠT

ĐỘNG

RỬA

TIỀN



CHỐNG

RỬA

TIỀN

MỘT

SỐ

NƯỚC

TRÊN

THẾ

GIỚI............................................................. 33
1. Rửa tiền - chống rửa tiền tại Hoa Kỳ ................................................. 34
1.1. Khái quát chung:......................................................................... 34
1.2. Chống rửa tiền của Hoa Kỳ:........................................................ 37

1.2.1. Những cơ sở pháp lý then chốt của Hoa Kỳ. ...................... 37
1.2.2 Dấu vết hồ sơ: ..................................................................... 39
1.2.3. Vòng quay toàn cầu............................................................. 42
1.2.4. Những định hướng trong tương lai:................................... 43
1.3. Những thành tựu đạt được trong cuộc chiến chống rửa tiền của
Hoa Kỳ
..................................................................................................... 44
1.3.1. Chiến dịch "thuần hoá chú lừa"........................................ 44
1.3.2. Chiến dịch “công việc mạo hiểm”.................................... 45
1.3.3. Những vụ việc liên quan đến hệ thống chuyển đổi đồng
tiền peso chợ đen..................................................................................... 47
1.3.4. Những khó khăn trong các vụ chống rửa tiền quốc tế:
Chiến dịch Casablanca ........................................................................... 48
2. Rửa tiền - chống rửa tiền ở Thái Lan................................................. 51
3. Rửa tiền- chố
ng rửa tiền tại Hồng Kông........................................... 54
II.

RỬA

TIỀN



CHỐNG

RỬA

TIỀN




VIỆT

NAM ............................ 57
1. Khái quát chung: ................................................................................ 57
2. Thực trạng cụ thể ................................................................................ 59
Kết luận chương II. ................................................................................. 60

Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9

5
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GểP PHẦN CHỐNG NẠN RỬA TIỀN VÀ
NHỮNG KIẾN NGHỊ .........................................................................62
I.

SỰ

CẦN

THIẾT

CHỐNG

RỬA


TIỀN



NHỮNG

KIẾN

NGHỊ ........ 62
1. Sự cần thiết phải chống “rửa tiền” ...................................................... 62
2. Định hướng chống “rửa tiền”.............................................................. 60
II.

MỘT

SỐ

GIẢI

PHÁP

CHỐNG

RỬA

TIỀN.......................................... 64
1. Các biện pháp kĩ thuật và đào tạo ..................................................... 64
1.1. Đào tạo các đối tác. .................................................................... 66
1.2. Các sáng tạo hỗ trợ đa phương : ............................................... 71
2. Biện pháp của ngành ngân hàng. ........................................................ 72

2.1. Mục tiêu của chính sách “nhận biết khách hàng”-KYC ............ 72
2.2. Nội dung của chính sách “nhận biết khách hàng”..................... 73
2.3. Nguyên tắc cơ bản của Chính sách “nhận biết khách hàng” .... 74
3. Hợp tác quốc tế chống “rửa tiền”....................................................... 75
III.

NHỮNG

KIẾN

NGHỊ

VỚI

VIỆT

NAM .............................................. 77
Kết luận chương III. ................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................80

Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9

6

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỬA TIỀN


I. KHÁI NIỆM VÀ QUY TRÌNH RỬA TIỀN
1. Khái niệm.
1.1. Định nghĩa:
Một cách chung nhất có thể hiểu rửa tiền là hành động hợp thức hoá số
tiền kiếm được một cách bất hợp pháp và tránh sự kiểm soát các hoạt động
phi pháp của các cơ quan hành pháp.
Vậy đối tượng tham gia hành vi rửa tiền là ai? Câu trả lời đơn giản là
bọn tội phạm. Nhưng câu trả lời này không hoàn toàn phản ánh sự thực. Bở
i
trong thực tế, người ta có thể tìm thấy bọn rửa tiền ở mọi ngóc ngách của
cuộc sống, trong đó có những tên hoạt động hết sức đơn giản, có những tên
hoạt động hết sức tinh vi: từ việc đặt cược đua ngựa, buôn lậu, trốn thuế, gửi
tiền vào ngân hàng... đến rửa tiền thông qua các công cụ tài chính hiện đại.
Tuy nhiên tội phạm rửa tiền không phả
i chỉ là những tên chủ mưu rửa tiền mà
cả những đối tượng giúp để một tên tội phạm thực hiện hoạt động rửa tiền.
Điều này có nghĩa là, nếu các chủ ngân hàng, các luật sư, các kế toán, những
người buôn bán xe hơi và những người khác cho phép ai đó rửa tiền thông
qua các hoạt động kinh doanh của mình thì họ cũng là những tên rửa tiền. Nói
chung điều duy nhất có thể bi
ện hộ cho một người là anh ta đã không biết gì
về việc đang xảy ra; lý do như vậy có vẻ không mấy thuyết phục. Tuy nhiên
trong các phiên toà, dù có được ghi trong các điều khoản luật hay do những
phỏng đoán từ các chứng cứ thì nhiệm vụ chứng minh sự vô tội của anh ta
chuyển sang cho bị cáo.
Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9


7
Trong nhiều trường hợp, những người không phải là doanh nhân hay
không phải là những tên tội phạm cũng đều có nguy cơ trở thành tội phạm rửa
tiền nếu như họ chứa chấp, nắm giữ hộ tiền hay tài sản thu được từ các vụ rửa
tiền. Một ví dụ rõ nhất trong tình huống này là vợ hay bạn gái của một tên tội
phạm biết hoặc nghi ngờ chồng hay bạn trai c
ủa mình sử dụng nguồn lợi bất
chính để mua nhà, mua xe hay mua đồ trang sức đắt tiền.v.v... cũng trở thành
hoặc bị coi là tội phạm rửa tiền.
Đối tượng sau cùng bị coi là tội phạm rửa tiền phải kể đến là những
người giúp bọn tội phạm vạch ra kế hoạch rửa tiền cho dù họ không thực sự
tham gia vào kế hoạch đó. Như vậy một kế
toán gợi ý cho bọn rửa tiền một kế
hoạch trốn thuế thì chính viên kế toán này cũng trở thành tội phạm rửa tiền.
Một vấn đề đặt ra là tại sao bọn tội phạm lại rửa tiền?
Hiện nay, người ta biết tới ba loại tội phạm cơ bản là: tội phạm vì tình
hay vì danh dự, tội phá hoại mang tính bạo lực và tội phạm kinh tế. Nếu bỏ
qua số ít tội phạm phá hoại thì phần đông là tội phạm kinh tế - phạm tội vì
tiền. Nhưng đối tượng này phạm tội vì hai lý do: một là, do bị kích động, tức
là chúng muốn chứng tỏ rằng chúng có thể làm được việc đó và bỏ trốn sau
khi phạm tội; hai là, vì chúng cho rằng nếu phạm tội thì chúng sẽ có nhiều
tiền hơn là bằng cách nỗ lực kiếm tiền theo đúng luật.
Sau khi kiếm được tiền bằng cách phạm tội, bọn chúng sẽ sử dụng tiền
đó cho một trong ba mục đích: đưa trực tiếp vào một vụ phạm tội khác; dấu
tiền để sử dụng sau này; hoặc trực tiếp vào một vụ phạm tội .
Trong những phương pháp điều tra chuẩn mực và đạt được những
thành công nhất là điều tra "theo dấu đồng tiề
n". Vì vậy, bọn tội phạm muốn
chuyển đi xa một cách nhanh chóng để "xoá dấu đồng tiền" trước khi các điều

tra viên có thể phát hiện ra. Từ xưa tới nay, chúng đều muốn dấu tiền vào một
chỗ kín đáo để những điều tra viên không làm được gì. Thêm vào đó, nếu các
Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9

8
điều tra viên cho rằng ai đó có liên quan tới tội phạm thì họ sẽ tiến hành điều
tra trước tiên nguồn tài chính và các công việc trước đây của đối tượng này.
Vì thế, bọn tội phạm cần phải lôi tiền ra khỏi chỗ kín bằng cách nào đó mà
anh ta có thể giải thích là anh ta đã lấy nó từ đâu.
Tuy nhiên, khi thấy một người tiêu xài nhiều hơn số tiền họ có, ví dụ
một người th
ợ làm đầu không có người khách nào mà lại có một chiếc xe mui
trần, thì chúng ta có quyền nghi ngờ họ có dính líu đến hành vi "rửa tiền".
Những người muốn trốn thuế rửa tiền để che dấu về nguồn gốc của tiền
và tài sản hoặc họ có thể dấu tiền trong các tài khoản mở tại Ngân hàng,
thường dưới tên của con cái hay người thân của họ, miễn sao để những người
quản lý thu nhập s
ẽ không phát hiện ra. Đôi khi, chỉ đơn giản là họ tiến hành
các hoạt động bên ngoài mà chỉ một phần hoạt động đó bị ghi chép lại.
Nhìn chung, hành vi rửa tiền là rất đa dạng, nó có thể tồn tại dưới dạng
này hoặc dạng khác. Khi khoa học công nghệ này phát triển, hành vi này càng
trở nên tinh vi hơn. Muốn hạn chế được hành vi này phải tìm ra nguồn gốc
sâu xa của nó, tức trả lời câu hỏi: "Tại sao x
ảy ra nạn rửa tiền".
Theo ước tính thì 80% các vụ phạm tội về tài sản, ví như hành động ăn
trộm là để thoả mãn thói quen nghiện hút; nếu không có ai muốn mua những
hàng hoá là đồ ăn cắp thì bọn tội phạm sẽ không có cơ sở để ăn trộm vì chúng

sẽ không thể bán lấy tiền được.
Ở hầu hết các nước, nếu một người buôn bán đồ ăn cắp (điề
u này có
nghĩa là anh ta mua chúng từ một bên ăn trộm rồi bán lấy tiền lời) thì tội của
anh ta còn nghiêm trọng hơn là tội của tên tội phạm đã ăn trộm hàng hoá đó.
Vì vậy, người ta tin tưởng rằng có thể giảm các vụ ăn trộm chỉ bằng cách làm
cho chúng không thể đem lại lợi nhuận cho bọn tội phạm.
Tuy nhiên, hiện nay loại tội phạm tài chính ngày càng gia tăng với cách
phạm t
ội ngày càng tinh vi thì tiền không còn tồn tại dưới dạng vật chất. Ở
Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9

9
đây, tiền chẳng khác nào những thông tin trên màn hình máy tính hay chính
xác hơn là những kí tự lưu trữ trong bộ nhớ của máy vi tính. Vì thế khó có thể
thấy người ta mua bán đồ ăn trộm vì thực tế chẳng có gì cả. Kết quả là, khung
luật hình sự có đưa ra cách xác định một vật chất của những đồ ăn trộm, ăn
cắp là không thể áp dụng được (hoặc các toà án cho rằng nó không thích ứng)
đối với những loạ
i tiền hoặc tài sản khác phi vật chất.
Các nhà lập pháp và hành pháp có một câu thành ngữ cho rằng để giảm
bớt tội phạm phải "triệt tiêu lợi nhuận của bọn tội phạm", nghĩa là xác minh
các tài sản bắt nguồn từ lợi nhuận từ các vụ phạm tội và tịch thu chúng theo
lệnh của toà án hoặc dựa vào sức mạnh của quyền lực hành chính.
Tóm lại rửa tiền là mộ
t hoạt động phi pháp. Chúng ta có thấy thấy hành
vi rửa tiền thường đi kèm với các hành vi tội phạm. Để chống rửa tiền hiệu

quả trước hết chúng ta hãy xem diễn biến của nó trong lịch sử và những tác
động của nó.
1.2. Lịch sử nạn rửa tiền
Rửa tiền xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1920 và đến năm 1999
thì nhu cầu rửa tiền ngày càng lớn và lan rộ
ng ra nhiều nước trên thế giới.
Theo báo cáo năm 2000 của Cơ quan chống các chất gây nghiện quốc tế (gọi
tắt là INCSR) cho tới thời điểm này số các nước có tình trạng rửa tiền ở mức
độ đáng lo ngại đã lên tới mức hai con số. Cụ thể tổ chức này chia mức độ
hoạt động rửa tiền ở các quốc gia thành 3 mức chủ yếu: Nhóm mức độ
lo ngại
cao; Nhóm mức độ lo ngại trung bình và nhóm được theo dõi. Sự phân chia
này dựa trên các tiêu chí: (1) có hay không có những cơ quan tài chính của
quốc gia tiến hành các giao dịch có liên quan trực tiếp đến lượng tiền thu
được từ những tội phạm nghiêm trọng; (2) phạm vi của hoạt động xét xử hay
bất cập ảnh hưởng đến rửa tiền; (3) bản chất và qui mô của tình trạng rửa tiền
ở nước ta (ví dụ: ở đó có hay không có dính dáng đế
n ma tuý hay những hoạt
động buôn lậu); (4) những cách thức mà mỗi quốc gia quan tâm đến tình hình
Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9

10
cụ thể khi có chi nhánh quốc tế; (5) Những tác động hiện tại mà mỗi quốc gia
quan tâm; (6) Có hay không việc giới hạn các hành vi bảo vệ pháp luật được
phép chỉ ra những vấn đề cụ thể; (7) Có hay không có việc thiếu thủ tục cho
phép hoạt động và bỏ sót các Trung tâm buôn bán và tài chính nước ngoài; (8)
Có hay không giới hạn của pháp luật đang thực thi ngày càng có hiệu quả; và

sự hợp tác quốc tế trong việc chống rửa tiền ở
các quốc gia.
Bảng 1
:
DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA/NHÓM MỨC ĐỘ LO NGẠI VỀ RỬA TIỀN
QUỐC GIA /NHÓM MỨC ĐỘ
LO NGẠI LỚN
QUỐC GIA /NHÓM MỨC ĐỘ
LO NGẠI TRUNG BÌNH
QUỐC GIA /NHÓM THEO DÕI
ANTIGUA INDONEXIA ALBANIA CHILA AFGHANMISTAN CROATIA
BARBUDA ISLE OF MAN ARGENTIRA COOK LLANDS ALGERIA CUBA
AUSTRALIA ISRAEL ARUBA KOREA, ANGOLA DENMARK
AUSTRIA ITALY BAHRAIN COSTA RICA ANGUILLA ERITREA
BAHAMAS JAPAN BELIZE CZECH ARMENIA ESTONIA
BRAZIL TERSEY BOLIAVIA ECUADOR AZERBAIJAN ETHIOPLA
BURMA LEBANON BRITISH SAMMOA BANGLADESH FIJI
CANADA LIECHTESNTEIN . ISLANDS SEYCHELLES BELARUS FINLAND
CAYMAN MEXICO BARBADOS SLOVAKIA BENIN GEORGIA
CHINA NAURU BELGIUM SOUTH AFRICA BENMUDA GHANA
COLOMBIA HOLLAND EGYPT ST.LUCIA BOSNIA AND GUYANA
CYPRUS NIGERIA EL TURKS AND BOTS WWANA IRAN
DOMINICA PAKISTAN GIBNALTAR UKRAINE BRUNEI TORDAN
FRANCE PANAMA HAITI VANUATU CAMEROON KA
GERMANY PARAGUAY HONDURAS
VIETNAM
COTE D'IVOIRE TRENYA
GREECE PHILLIPINE INRELAND YUGOSLAVIA KYRGYZSTAN LAOS
GRENADA RUSSIA JAMAICA BULGARIA MONTSSERRAT SAUDI
GUENSEY SINGAPORE KOREA CAMBODIA MORO CCO SWNEGAL

HONGKONG SPAIN KOREA, MALAYSIA MOZAMBIQUE SLOVENIA
HUNGARY ST-KITTS AND LATVIA MARSHALL NAMI BIA SOLOMON
INDIA ST.VICENT MACAU MONACO NEPAL SRI LANKA
UNITED SWITZERLAND PALAU NATHERLANDS NEW ZEALAND SURINAME
EMIRATES TAIWAN PERU ICARAGUA NIGER SWAZILAND
UNITED THAILAND POLAND NIUE NOI WUAY SWEDEN
Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9

11
URUGUAY TURKEY PORTUGAL ROMANIA OMAN TAJIKISTAN
UNITED VENEZUELA PAPUA NEW TANZAMIA

Việc rửa tiền lan nhanh như vậy không phải là điều khó hiểu bởi có rất
nhiều đối tượng có nhu cầu rửa tiền: buôn bán ma tuý, trốn lậu thuế, tội phạm
có tổ chức, cướp ngân hàng, khủng bố... Hàng năm ước tính riêng tiền buôn
bán ma tuý có tới 110 tỷ USD được rửa qua hệ thống ngân hàng Mỹ.
Ngày nay, có rất nhiều kỹ thuật rửa tiền khác nhau. Sự lựa chọn kỹ
thu
ật rửa tiền khác nhau tuỳ thuộc vào các tiêu thức:
- Môi trường kinh doanh trực tiếp: về nguyên tắc, không có giới hạn
cho những khuôn mẫu của việc rửa tiền, nhưng trên thực tế, những người rửa
tiền cố gắng lựa chọn cách làm cho lợi nhuận của họ giống với lợi nhuận của
việc kinh doanh thông thường và thuộc thẩm quyền quyết định của họ
.
- Mức độ nghiêm trọng: khối lượng tiền ít được rửa định kỳ sẽ đòi hỏi
kỹ nghệ rửa tiền khác xa so với số tiền lớn.
- Yêu cầu của luật pháp: những người rửa tiền sẽ cố gắng chuyển thu

nhập bất hợp pháp đến rửa tiền tại những vùng không có quy định về chống
rửa tiền.
Tr
ường đua ngựa là một ví dụ điển hình về công nghệ rửa tiền sơ khai.
Những người rửa tiền dùng đồng tiền bất hợp pháp của mình để mua vé thắng
cược, có thể đặt thêm tiền cho người thắng cuộc và sau đó trình vé lấy tiền.
Những đồng tiền đó có thể coi là nguồn thu nhập bất hợp pháp từ đánh bạc.
Công nghệ này được kéo dài trong lịch sử
và đến nay vẫn sử dụng.
Trong trò chơi xổ số có cả những nhóm người mua vé trúng thưởng và
bán chúng cho những người có tiền phải rửa.
Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9

12
Những Công ty hoạt động bất hợp pháp phải nhờ cậy đến công nghệ
rửa tiền bất kỳ lúc nào. Bởi những đồng tiền "bẩn" sẽ mang lại cho họ nhiều
rủi ro. Nó có thể là một mắt xích liên kết đồng tiền đó với hoạt động tội phạm
cơ sở. Nó càng có thể cung cấp một dấu hiệu, một bằng chứng của tội phạ
m
hoặc có thể bị tịch thu. Vì vậy đối với tội phạm thì rửa tiền là một việc làm
cần thiết để tách rời đồng tiền khỏi hoạt động phạm tội cơ sở hoặc tìm kiếm
một giải thích hợp pháp về nó. Hoạt động tội phạm cơ sở thường là: buôn lậu,
buôn ma tuý, buôn bán phụ nữ, tham nhũng.v.v...
Rửa tiền bằng kỹ thuậ
t hiện đại, tinh vi hơn có quan hệ mật thiết đến
hoạt động tài chính ngân hàng. Ngân hàng và các tổ chức tài chính có thể vô
tình trở thành người trung gian cho việc chuyển tiền hoặc gửi tiền thu được

thu được từ các hoạt động phạm tội. Tội phạm và đồng bọn của chúng sử
dụng hệ thống tài chính - ngân hàng để thực hiện việc thanh toán và chuyển
tiền, vốn từ tài khoản này sang tài khoản khác, che dấu ngu
ồn gốc và chủ sở
hữu của đồng tiền. Đồng thời, các ngân hàng còn cung ứng cho chúng dịch vụ
bảo quản tiền một cách thuận lợi và an toàn. Tất cả những hoạt động đó hầu
hết đều liên quan đến việc rửa tiền.
Như vậy, cho dù ở mức thô sơ hay tinh vi thì hoạt động rửa tiền đã lan
rộng ra hầu hết các nước trên thế giới.
Để nhận biết được một hoạt động nào
đó - có là hoạt động rửa tiền hay không, chúng ta hãy xem xét tiến trình
chuyển tiền từ đồng tiền bất hợp pháp sang đồng tiền hợp pháp diễn ra như
thế nào.
2. Qui trình rửa tiền
2.1. Chu trình rửa tiền:
Việc rửa tiền gồm 3 bước và đôi khi cũng chồng chéo nhau: sắp xếp,
chia nhỏ và pha trộn.
Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9

13
Trong khâu sắp xếp, số tiền phải được chuyển đổi để che dấu nguồn
gốc bất hợp pháp. Ví dụ tiền buôn bán ma tuý bất hợp pháp hầu hết là các tờ
giấy bạc nhỏ và số lượng thậm chí còn... nặng nề và cồng kềnh hơn lượng ma
tuý bán ra.
Chuyển đổi những tờ giấy bạc này sang một đơn vị tiền tệ lớn hơn, séc,
tiề
n mặt hoặc những cách thức thanh toán khác, thường là sự trao đổi tiền mặt

(như nhà hàng, khách sạn, các công ty kinh doanh máy bán hàng tự động,
sòng bạc và rửa xe).
Trong khâu chia nhỏ, bọn rửa tiền thường cố gắng che dấu những đầu
mối của số tiền qua các hoạt động tội phạm bằng cách chia nhỏ số tiền qua
các vụ kiếm chác khổng lồ. Ví dụ, bọn tội phạm nếu muố
n rửa số tiền lớn thì
sẽ thành lập các công ty buôn bán ở những nước mà chúng biết rằng không có
những quy định bảo mật ngân hàng tinh vi, khắt khe hoặc những quy định về
chống rửa tiền lỏng lẻo. Số tiền "bẩn" này sau đó sẽ luân chuyển dưới những
vỏ bọc này cho tới khi chúng hoàn toàn trở nên "sạch sẽ".
Những vụ giao dịch như thế này thường được nguỵ trang và trà trộ
n với
hàng tỉ tỷ đô la giao dịch hợp pháp mỗi ngày. Hình thức "đòi nợ" và "hoá đơn
đúp" thường là những mánh khoé hay dùng. Trong hình thức "đòi nợ", bọn tội
phạm thường gửi tiền ở nước ngoài để bí mật kiểm soát và sau đó ném tiền
vào các công ty "đòi nợ" trở lại. Thủ tục này được sử dụng vì rất khó có thể
xác định được coi thực sự quản lý tài sản ở
một số nước. Trong hình thức
"Hoá đơn đúp", việc chuyển tiền ra hoặc vào một nước - một ngân hàng nước
ngoài thường quy ước giữ hai quyển sổ hoá đơn. Để chuyển số tiền "sạch"
này sang Mỹ đánh phí rất cao đối với hàng hoá, dịch vụ. Để chuyển đi số tiền
này (để tránh đánh thuế) các công ty Mỹ lại bị đánh phí.
Các hình thức rửa tiền khác như
mua các mặt hàng có giá trị lớn -
chứng khoán, ô tô, máy bay, séc du lịch - thường được đăng kí dưới tên một
Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9


14
người khác để tránh gây chú ý. Các sòng bạc cũng là nơi đôi khi được sử
dụng vì họ sẵn sàng lấy tiền mặt. Khi được chuyển tiền thành đồng séc, số
tiền này sẽ thành tiền được bạc và có thể rút séc tại ngân hàng của sòng bạc.
Khâu cuối cùng là đồng hoá số tiền, là kỳ thâu tiền của bọn tội phạm. Ở
khâu này, bọn tội phạm sẽ chuyển số tiền để đầ
u tư các hoạt động kinh tế lớn
- thường là các hình thức đầu tư điển hình như bất động sản, mua bán các
hàng hoá xa xỉ.
Ngoài ra, người ta còn quan tâm việc rửa tiền dưới góc độ là các giao
dịch nhằm che đậy nguồn tài sản chính để những tài sản này được sử dụng
không cần phải thoả thuận với giới tội phạm - những kẻ đang cố gắng sử
d
ụng chúng.
Với quan điểm như vậy thì các giao dịch rửa tiền được chia làm 3 giai
đoạn:
Giai đoạn 1
: Giai đoạn sắp đặt: quá trình sắp đặt các nguồn tiền bất
hợp pháp vào các tổ chức tài chính thông qua việc đặt cọc, ký quỹ, chuyển
tiền hoặc các phương tiện khác.
Giai đoạn 2
: Giai đoạn phân loại: Quá trình chia tách nguồn tiền bất
hợp pháp khỏi nguồn gốc của nó bằng cách sử dụng một loạt các giao dịch tài
chính để làm "trong sạch" đồng tiền một cách hợp pháp.
Giai đoạn 3
: Giai đoạn gộp lại: Tập trung thu hồi tiền về từ các tài
khoản nhưng không làm cho các cấp chính quyền nghi ngờ hay chính là việc
sử dụng các giao dịch có vẻ hợp pháp để che đậy nguồn tiền bất hợp pháp.
Bằng những quá trình này, tội phạm chuyển nguồn tiền có được từ
những hoạt động bất hợp pháp thành tiền với nguồn gốc có vẻ hợp pháp.

Quan niệ
m này có vẻ chưa phản ảnh đầy đủ khái niệm "rửa tiền " bởi
mới chỉ để cập chủ yếu tới "rửa tiền " liên quan tới hệ thống tài chính. Tuy
Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9

15
nhên, cũng giống như quan niệm ban đầu, nó cũng phản ánh được bản chất
của "rửa tiền" là biến các nguồn tiền thu nhập bất hợp pháp thành nguồn thu
có vẻ hợp pháp .
Một mô hình khái quát về chu trình rửa tiền được mô tả tại trang sau.





Hình 1
:
MÔ TẢ KHÁI QUÁT CHU TRÌNH RỬA TIỀN THÔNG THƯỜNG


2.2. Các hình thức rửa tiền:
Việc thực hiện các chu trình rửa tiền thường thông qua một số hình
thức nhất định. Ở đây xin đề cập một số hình thức rửa tiền mà các tổ chức
phạm tội trên thế giới thường sử dụng. Đó là:
Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội


Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9

16
a. Cơ cấu lại: Đây là hình thức tẩy rửa tiền thông dụng nhất. Nó liên
quan đến nhiều cá nhân, mỗi người giữ với một lượng tiền nhỏ hoặc mua hối
phiếu ngân hàng dưới 10.000 USD. Phương pháp này thông dụng ở Mỹ và
Canada.
b. Đổi tiền: Đổi tiền cung cấp một dịch vụ cho phép các cá nhân mua
ngoại tệ, và sau đó số ngoại tệ này được chuyển ra nước ngoài. Tiền cũ
ng có
thể được gửi qua đường điện tín - tới các ngân hàng nước ngoài ở mọi nơi
trên thế giới.
c. Mua tài sản: Bọn chuyên rửa tiền thường mua những đồ vật đắt tiền
như ô tô, tàu thuyền, máy bay hoặc bất động sản. Trong nhiều trường hợp bọn
tội phạm có thể sử dụng bất động sản trên, nhưng thường đăng ký bất động
sả
n này dưới tên người khác.
d. Qua người môi giới cổ phiếu: Là hình thức mà bọn rửa tiền thông
qua người môi giới cổ phiếu dùng tiền mặt để mua một số lượng cổ phiếu lớn
và sau đó chúng trở thành cổ đông của các công ty cổ phần - chủ sở hữu hợp
pháp.
e. Chuyển tiền bằng điện tín hoặc thư chuyển tiền: Phương thức này
cho phép chuyển ti
ền từ nơi này sang nơi khác hoặc sang quốc gia khác mà
không phải mang tiền đi.
f. Rửa tiền trong các sòng bạc: Thông qua hình thức cá cược, đánh bạc,
tiền thắng bạc có thể được coi như có nguồn gốc hợp pháp.
g. Làm sạch (Refining): Thông qua các cá nhân để đổi đồng tiền mệnh
giá như lấy tiền có mệnh giá lớn. Đây là một cách làm phổ thông, có thể đổi ở
nhiều ngân hàng mà không gây sự nghi ngờ.

h. Kinh doanh hợ
p pháp: Bọn tội phạm tiến hành kinh doanh hoặc đầu
tư kinh doanh nhằm mục đích trộn lẫn số tiền thu được từ hoạt động phi pháp
và hoạt động kinh doanh hợp pháp. Dưới hình thức này, bọn tội phạm mua
Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9

17
những nhà hàng, quán bar, hộp đêm, khách sạn, quầy thu đổi tiền, các hãng
máy móc, điểm rửa xe...
Ngoài ra bọn rửa tiền có thể thoả thuận với người bán tài sản ghi trên
hoá đơn giá trị thấp hơn giá trị thực tế và hối lộ khoản chênh lệch cho người
bán. Bằng cách này bọn tội phạm rửa tiền có thể mua một tài sản có giá trị lớn
với giá thấp. Sau khi giữ tài sản trên một th
ời gian thì bọn rửa tiền bán ra với
giá trị thực của tài sản đó hoặc cao hơn.
Đặc biệt trong xu thế phát triển thị trường tài chính mới (các công cụ
phát sinh) được củng cố và nâng cao thì các hình thức rửa tiền mới sẽ phát
sinh và ngày càng khó nhận diện. Điều này xảy ra là vì:
- Một khối lượng lớn "tiền bẩn" được dấu kín nguồn gốc ;
- Chứng khoán tính lỏng cao có thể mua bán nhanh trong một thời gian
ngắn (có thể một vài lần trong một ngày làm việc);
- Mục đích của việc chuyển tiền khó đánh giá;
- Rất ít và không có thời gian để điều tra sự nghi ngờ.

Theo số liệu của Ngân hàng thanh toán quốc tế thì khối lượng giao dịch
cuối năm 1999 của các công cụ tài chính được giao dịch trên thị trường OTC
(over –the- counter market) là 88,201 tỷ USD (các số liệu cụ thể trình bày

trong biểu đồ 1 dưới đây).
Biể
u 1:
SỐ LIỆU VỀ LƯỢNG TIỀN “BẨN” ĐƯỢC RỬA QUA THỊ TRƯỜNG OTC
TROMG NĂM 1999
Khoỏ lun tt nghip Khoa KTN- i hc Ngoi thng H
ni

Nguyn Th Thu Trang- Lp A2-CN9

18
43.936
9.38
2.444
2.3
30.134
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Hoán đổi l i
suất
Lựa chọn li

suất
Hoán đổi
tiền tệ
Lựa chọn
tiền tệ
Khác
Tỷ USD

Nghip v hoỏn i tin t c s dng ln u tiờn trờn vo nm
1976, nghip v hoỏn i lói sut c s dng ln u tiờn vo nm 1981.
Tuy nhiờn, cho n nay, nghip v hoỏn i lói sut ó chim mt t trng ln
trong cỏc giao dch cụng c ti chớnh mi.
Túm li, cho dự hỡnh thc ra tin cú tinh vi n õu cng cú k h.
Vn l cỏc quc gia ph
i tn dng c nhng k h ny nõng cao hiu
qu cuc u tranh "chng ra tin".

II. HU QU NN RA TIN

Nu nn "ra tin " khụng c phỏt hin v ngn chn s dn n
nhng hu qu gỡ? Qua nghiờn cu v ỏnh giỏ cho thy: Nn ra tin cú th
phỏ hu nn kinh t, an ninh v gõy nhng hu qu xu cho xó hi. Nú
khuyn khớch, mua bỏn ma tuý, khng b, buụn bỏn v khớ trỏi phộp, quan
chc Nh nc tham nhng v nhng hot ng ti phm khỏc. T
i phm
ngy cng tng phm vi quc t v nhng khớa cnh ti chớnh ca ti phm
ó tr nờn ngy cng phc tp do s tin b nhanh chúng ca ton cu hoỏ v
cụng ngh ca ngnh dch v ti chớnh.
Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội


Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9

19
Cùng với việc tạo điều kiện tài liệu cho thương mại hợp pháp, những hệ
thống tài chính hiện đại cũng cho phép tội phạm luân chuyển hàng triệu USD
bằng cách sử dụng những máy tính cá nhân và những đĩa vệ tinh. Bởi vì nạn
rửa tiền đã có cơ sở là qui mô của hệ thống và hoạt động tài chính hiện có,
việc lựa chọn các phương tiện rửa tiền của b
ọn tội phạm chỉ còn phụ thuộc
vào khả năng sáng tạo của chúng. Tiền được chuyển qua các điểm đổi tiền,
các Trung tâm môi giới chứng khoán, những kẻ buôn bán vàng, các sòng bạc,
những kẻ buôn bán ô tô, các công ty bảo hiểm và các công ty thương mại. Sự
dễ dãi của hệ thống ngân hàng tư nhân; ngân hàng hải ngoại, các công ty bảo
bọc; những khu vực mậu dịch tự do, hệ thống hữu tuyến và tài chính thương
mại, tất cả đều có thể che đậy những hoạt động bất hợp pháp. Bằng những
cách đó, tội phạm rửa tiền thao túng tài chính của các nước trên thế giới.
Nếu không kiểm soát được, nạn rửa tiền có thể ăn mòn toàn bộ tổ chức
tài chính của một nước. Do sự liên kết của thị trường tư bản, nạn rửa tiền gây
ra những ảnh h
ưởng bất lợi tới tỷ giá của đồng tiền và tỷ lệ lãi suất. Và cuối
cùng, những khoản tiền được rửa thâm nhập vào hệ thống tài chính toàn cầu,
nơi chúng có thể làm suy yếu nền kinh tế và đồng tiền của một quốc gia. Như
vậy, nạn rửa tiền không phải chỉ là vấn đề của các cơ quan thực thi pháp luật
mà còn đe doạ nghiêm trọng nền an ninh quố
c gia và quốc tế.
Những hậu quả của nạn "rửa tiền" phải kể đến là:
1. Những thị trường mới nổi dễ bị tổn thương
Nạn "rửa tiền" không chỉ là một vấn đề của các thị trường tài chính lớn
và Trung tâm tài chính của thế giới mà còn là một vấn đề đối với những thị

trường mới nổi. Quả vậy, bấ
t kỳ quốc gia nào trong hệ thống tài chính quốc tế
đều bị nguy hiểm. Vì các thị trường mới nổi của các khu vực tài chính và kinh
tế, nên chúng ngày càng trở thành cái đích để ngắm đối với các hoạt động rửa
tiền.
Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9

20
Những nỗ lực ngày càng tăng của các Chính phủ ở những thị trường tài
chính lớn và những Trung tâm tài chính quốc tế nhằm chống lại hoạt động rửa
tiền lại khuyến khích những kẻ rửa tiền chuyển các hoạt động của chúng sang
những thị trường mới nổi. Như bằng chứng cho điều này là sự luân chuyển
tiền mặt ngày càng tăng qua biên giới để t
ới những thị trường quản lý lỏng lẻo
trong việc phát hiện việc rửa tiền vào hệ thống tài chính và sự đầu tư đang gia
tăng của những nhóm tội phạm có tổ chức vào bất động sản và kinh doanh
trong những thị trường đang nổi. Việc xem xét kỹ một số ảnh hưởng tiêu cực
này trong cả nền kinh tế vi mô và vĩ mô lý giải tại sao nạn rửa tiề
n lại là một
mối đe doạ nghiêm trọng, đặc biệt là ở những thị trường đang nổi.
2. Làm suy yếu khu vực kinh tế tư nhân
Một trong những tác động kinh tế vi mô nghiêm trọng nhất của nạn rửa
tiền là ở khu vực tư nhân. Những kẻ rửa tiền dùng những công ty nguỵ trang
để trộn lẫn khoản tiền từ những hoạt động bất chính với nh
ững khoản tiền hợp
pháp để che dấu khoản tiền bất hợp pháp. Ví dụ như ở Hoa Kỳ, tội phạm có tổ
chức đã dùng những cửa hàng bán pizza để che đậy những khoản tiền bất

chính từ buôn bán heroin. Những công ty ngụy trang này có thể tiếp cận với
những nguồn tiền bất chính và những nguồn tiền này bao cấp toàn bộ sản
phẩm và dịch vụ của công ty
ở mức độ thấp hơn tỷ giá thị trường.
Trong một số trường hợp các công ty ngụy trang này có thể đưa ra
những sản phẩm với giá thấp hơn giá thành sản phẩm. Do vậy, những công ty
ngụy trang có lợi thế cạnh tranh hơn so với những công ty hợp pháp trong thu
hút vốn từ các thị trường tài chính. Điều này làm cho các doanh nghiệp hợp
pháp rất khó khăn nếu không muốn nói là không thể cạnh tranh lại
được với
những công ty ngụy trang với nguồn vốn được bao cấp, một tình huống mà
các tổ chức tội phạm có thể gây hại cho đa số các doanh nghiệp tư nhân.
Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9

21
Rõ ràng là sự quản lý của các công ty tội phạm này không phù hợp với
những nguyên tắc của các doanh nghiệp trong thị trường tự do truyền thống,
điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế vĩ mô.
3. Làm suy yếu toàn bộ thị trường tài chính
Tổ chức tài chính dựa vào các nguồn tiền bất chính gặp nhiều thử thách
trong việc quản lý một cách thích đáng tài sản, tiền nợ và sự hoạt
động của
nó. Ví dụ như một số lượng tiền lớn được rửa có thể được chuyển đến một tổ
chức tài chính nhưng sau đó lại biến mất một cách đột ngột, không thông báo
qua sự chuyển giao hữu tuyến để đối phó với những nhân tố phi thị trường
như những hoạt động nhằm thực thi luật pháp. Điều này có thể gây ra những
v

ấn đề cho khả năng thanh toán tiền mặt và hoạt động của các ngân hàng.
Thực tế, các hoạt động phạm tội đã liên kết với một số ngân hàng thua
lỗ trên toàn cầu, bao gồm cả ngân hàng Internet đầu tiên- Ngân hàng của khối
cộng đồng chung châu Âu. Hơn nữa, một số cuộc khủng hoảng tài chính trong
những năm 90 như sự lừa đảo, nạn rửa tiền, những vụ ăn trộ
m ở BCCI và sự
sụp đổ năm 1995 của Ngân hàng Barings như là một kế hoạch bắt nguồn từ sự
liều lĩnh do những nhà kinh doanh ở các công ty được bao cấp thực hiện- Có
những yếu tố lừa đảo hoặc tội phạm nghiêm trọng.
4. Làm mất sự kiểm soát chính sách kinh tế
Micheal Camdesus, cựu giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
đã dự tính rằ
ng qui mô to lớn của nạn rửa tiền đã chiếm từ 2 đến 5% tổng sản
lượng quốc nội của thế giới, hay ít nhất 600.000 triệu đô la. Tại một số nước
có những thị trường mới nổi, những khoản tiền bất hợp pháp này làm cho
ngân khố của Chính phủ nhỏ lại, kết quả là Chính phủ mất quyền kiểm soát
chính sách kinh tế. Thực vậy, trong m
ột số trường hợp, số lượng khổng lồ của
những tài sản có được do rửa tiền có thể được sử dụng làm lũng đoạn thị
trường trong khu vực và thậm chí cả những nền kinh tế nhỏ.
Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9

22
Nạn rửa tiền có thể tác động bất lợi đến đồng tiền và tỷ lệ lãi suất vì
những kẻ rửa tiền tái đầu tư vào những tổ chức mà âm mưu của chúng ít có
khả năng bị phát hiện hơn là đầu tư vào những nơi mà tỷ lệ lợi nhuận cao.
Chính điều này làm cho chúng ta không xác định được những thay đổi về nhu

cầu tiền tệ và sự bi
ến đổi gia tăng của các nguồn vốn ... dẫn tới mục tiêu chính
sách tiền tệ quốc gia không được thực hiện.
Nạn rửa tiền có thể làm tăng mối đe doạ về sự bất ổn của đồng tiền do
không xác định được nguồn gốc của những sai lệch trong giá cả tài sản và
hàng hoá.
Tóm lại, nạn rửa tiền và tội phạm tài chính có thể gây ra những thay đổi
khôn lường trong nhu cầu về tiền tệ và sự biến đổi gia tăng của luồng vốn
quốc tế, tỷ lệ lãi suất và tỷ giá hối đoái. Bản chất không lường trước được của
nạn rửa tiền, cùng với sự mất quyền kiểm soát chính sách kinh tế, đi kèm theo
nó khó có thể có được một chính sách kinh tế lành mạnh.
5. Sự sai lệch và mất ổn định về kinh tế
Những kẻ rửa tiền không quan tâm đến việc tạo ra lợi nhuận từ những
khoản đầu tư bằng việc bảo vệ những khoản tiền của chúng. Vì thế, chúng
"đầu tư " vốn vào các hoạt động không cần thiết phải mang lại lợi ích về kinh
tế ở những nước lưu giữ các khoản tiền của chúng. Hơn thế, sự tăng trưởng
kinh t
ế phải bị tổn hại, vì tội phạm rửa tiền và tài chính chuyển vốn từ những
dự án đầu tư lành mạnh sang những dự án đầu tư chất lượng thấp miễn sao
chúng che dấu được các khoản tiền bất chính. Ví dụ: như tại một số nước, các
ngành công nghiệp như xây dựng và khách sạn được cung cấp tài chính không
phải do những đòi hỏi thực tế mà do nhữ
ng lợi ích trước mắt của những kẻ
rửa tiền. Khi những ngành này không còn phù hợp với những kẻ rửa tiền thì
chúng bị loại bỏ, gây ra những sụp đổ và những thiệt hại khổng lồ cho những
nền kinh tế không thể chịu được những tổn thất như vậy.
Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9


23

6. Gây tổn hại Ngân khố quốc gia
Nạn rửa tiền làm giảm nguồn thu từ thuế của Chính phủ, bởi vậy nó
trực tiếp làm phương hại đến những người đóng thuế chân chính. Nó cũng
làm cho việc thu thuế của Chính phủ trở nên khó khăn hơn. Nhìn chung, việc
tổn hại đến ngân khố quốc gia có nghĩa là tỷ lệ thuế cao hơn so với thông
thường nếu những khoả
n tiền phạm tội không phải nộp thuế là hợp pháp.

7. Gây nên rủi ro cho những nỗ lực tư nhân hoá:
Hoạt động "rửa tiền” sẽ đe doạ đối với các quốc gia muốn thực hiện cải
cách nền kinh tế của mình bằng việc thực hiện tư nhân hoá nền kinh tế. Thông
qua "rửa tiền”, các tổ chức tội phạm có nhiều tiền để trả quá cao hơn những
người mua bằng tiền hợp pháp để mua lại Doanh nghiệp Nhà n
ước. Kết quả là
trong việc khởi đầu của tư nhân hoá cùng với việc mang lại những lợi ích kinh
tế thì chính nó là phương tiện "rửa tiền” của bọn tội phạm.
Trước đây, những kẻ rửa tiền thường mua những bến cảng, du thuyền,
khách sạn, sòng bài và ngân hàng để che đậy những khoản tiền bất chính và
để đẩy mạnh những hoạt động tội phạm củ
a chúng.
8. Nguy cơ tổn hại danh tiếng
Các quốc gia không thể chấp nhận được việc tiếng tăm và những công
ty tài chính của họ bị một tổ chức rửa tiền làm ô uế, đặc biệt là trong nền kinh
tế toàn cầu ngày nay. Niềm tin vào thị trường và vào vai trò của lợi nhuận bị
xói mòn do nạn rửa tiền và những tội phạm tài chính như rửa những khoản
tiền bất hợp pháp, gian l
ận tài chính lan rộng, buôn bán những thông tin mật

là tham ô. Tiếng xấu từ những hoạt động như vậy đã làm giảm những cơ hội
hợp pháp và sự tăng trưởng bền vững, trong khi đó lại thu hút những tổ chức
tội phạm quốc tế với tiếng xấu và những mục tiêu ngắn hạn. Điều này có thể
làm suy yếu sự phát triển và tăng trưởng về kinh tế
. Hơn thế nữa, một khi đất
Khoá luận tốt nghiệp – Khoa KTĐN- Đại học Ngoại thương Hà
nội

Nguyễn Thị Thu Trang- Lớp A2-CN9

24
nước đã bị tiếng xấu về tài chính, thì việc gây dựng lại tiếng tăm là rất khó
khăn và cần nguồn lực đáng kể của Chính phủ để giải quyết vấn đề mà lẽ ra
đã có thể ngăn ngừa với sự kiểm soát chống lại nạn rửa tiền.
9. Những cái giá phải trả về mặt xã hội
Có những nguy cơ và cái giá rất đắt phả
i trả về mặt xã hội có liên quan
đến nạn rửa tiền. Nạn rửa tiền là một quá trình quan trọng đối với những kẻ
phạm tội. Nó cho phép những kẻ buôn bán ma tuý, những tên buôn lậu và
những kẻ phạm tội khác mở rộng hoạt động của mình. Nó làm cho chi phí của
Chính phủ tăng lên để chống lại những hậu quả nghiêm trọng do việc rửa tiền
gây ra, đó là các yêu cầu về vi
ệc thực thi pháp luật gia tăng và những chi phí
cho việc chăm sóc sức khoẻ (ví dụ như điều trị những người nghiện ma tuý...).
Trong số những tác động tiêu cực khác đến nền kinh tế xã hội, việc rửa
tiền còn chuyển quyền lực kinh tế từ thị trường, Chính phủ và từ mọi người
dân sang những tên tội phạm. Tóm lại, chúng quay lại câu ngạn ngữ cổ rằng
t
ội ác không trả giá cho những gì chúng gây ra.
Hơn nữa, toàn bộ quyền lực đổ dồn vào những tên tội phạm, bằng việc

rửa tiền lại gây ra nạn tham nhũng của mọi bộ phận xã hội. Trong trường hợp
nghiêm trọng thì nó có thể dẫn đến việc nắm giữ Chính phủ hợp pháp.
Nhìn chung nạn rửa tiền đặt ra cho cộng đồng chung thế giới những thử
thách khó khăn và phức t
ạp. Thật vậy, tính chất toàn cầu của nạn rửa tiền đòi
hỏi phải có sự hợp tác và những chuẩn mực quốc tế nếu chúng ta muốn giảm
khả năng "rửa tiền” của những tên tội phạm và việc thực hiện những hành vi
tội phạm của chúng.

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG

×