Tải bản đầy đủ (.pdf) (225 trang)

Vận dụng mô hình học tập trải nghiệm của david a kolb nhằm phát triển biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.99 MB, 225 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Hồi Hƣơng

VẬN DỤNG MƠ HÌNH HỌC TẬP TRẢI
NGHIỆM CỦA DAVID A. KOLB NHẰM
PHÁT TRIỂN BIỂU TƢỢNG TOÁN CHO
TRẺ 5 – 6 TUỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Hồi Hƣơng

VẬN DỤNG MƠ HÌNH HỌC TẬP TRẢI
NGHIỆM CỦA DAVID A. KOLB NHẰM
PHÁT TRIỂN BIỂU TƢỢNG TOÁN CHO
TRẺ 5 – 6 TUỔI
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số:

60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN THỊ HỒNG PHƢỢNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các
thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Võ Thị Hoài Hƣơng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự động
viên, giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình từ gia đình, thầy cô, nhà trƣờng và bạn bè. Thông
qua luận văn, tác giả muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- TS. Nguyễn Thị Hồng Phƣợng đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn và định hƣớng
cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn.
- Ban giám hiệu và giáo viên trƣờng mầm non Ánh sao (143 Nguyễn Đình
Chiểu,TP. Bà Rịa) đã tạo điều kiện cho tác giả trong suốt q trình tiến hành thực
nghiệm.
- Phịng Sau đại học trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
- Gia đình và bạn bè luôn động viên tinh thần cho tác giả trong q trình
nghiên cứu và hồn chỉnh luận văn.
Cuối cùng, xin kính gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi ngƣời

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 02 năm 2017
Tác giả
Võ Thị Hoài Hƣơng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG MƠ HÌNH HỌC
TẬP TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN BIỂU TƢỢNG
TOÁN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI .............................................................. 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 7
1.1.1. Lịch sử phát triển về học tập trải nghiệm ................................................. 7
1.1.2. Nghiên cứu về vận dụng học tập qua trải nghiệm trong giáo dục
mầm non trên thế giới và ở Việt Nam ................................................... 15
1.2. Lý luận về học tập trải nghiệm ...................................................................... 17
1.2.1. Khái niệm về học tập trải nghiệm .......................................................... 17
1.2.2. Bản chất, đặc điểm của học tập trải nghiệm ........................................... 19
1.3. Lý luận về giáo dục phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi ................. 24
1.3.1. Khái niệm biểu tƣợng toán ..................................................................... 24
1.3.2. Phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng mầm non ........... 25
1.3.3. Giáo dục phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng
mầm non ................................................................................................ 26

1.3.4. Mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 –
6 tuổi ở trƣờng mầm non ....................................................................... 27
1.3.5. Đặc điểm nhận thức các biểu tƣợng toán ở trẻ 5 - 6 tuổi ....................... 29
1.3.6. Nội dung phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi .......................... 31


1.3.7. Hoạt động làm quen với biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi ở
trƣờng mầm non .................................................................................... 33
1.4. Mơ hình học tập trải nghiệm của David A. Kolb và cơ sở của việc triển
khai mơ hình học tập trải nghiệm nhằm phát triển biểu tƣợng toán cho
trẻ 5 – 6 tuổi ................................................................................................. 34
1.4.1. Mơ hình học tập trải nghiệm của David Kolb ........................................ 34
1.4.2. Khả năng vận dụng mơ hình học tập trải nghiệm nhằm phát triển
biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trƣờng mầm non ......................... 39
1.4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình vận dụng mơ hình học tập trải
nghiệm nhằm phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi ở
trƣờng mầm non .................................................................................... 41
1.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc vận dụng mơ hình học tập trải
nghiệm của David A. Kolb nhằm phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 –
6 tuổi ............................................................................................................ 44
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................................... 47
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN BIỂU TƢỢNG
TỐN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THƠNG QUA HỌC TẬP TRẢI
NGHIỆM Ở TRƢỜNG MẦM NON .................................................. 48
2.1. Khái quát về tình hình thực tiễn GDMN của thành phố Bà Rịa .................... 48
2.2. Khái quát về quá trình nghiên cứu điều tra thực trạng .................................. 50
2.2.1. Mục đích điều tra thực trạng .................................................................. 50
2.2.2. Phƣơng pháp và đối tƣợng khảo sát ....................................................... 50
2.2.3. Mô tả cách tiến hành khảo sát ................................................................ 51
2.3. Kết quả điều tra thực trạng ............................................................................ 52

2.3.1. Quan điểm của GV về học tập trải nghiệm cho trẻ 5 – 6 tuổi ở
trƣờng mầm non .................................................................................... 52
2.3.2. Kết quả đánh giá khả năng vận dụng mơ hình HTTN của David A.
Kolb nhằm phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng
MN ......................................................................................................... 54
2.3.3. Thực trạng tổ chức các hoạt động làm quen với biểu tƣợng toán


cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng MN.............................................................. 63
2.3.4. Những thuận lợi, khó khăn và nhu cầu của giáo viên khi thực hiện
vận dụng HTTN nhằm phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6
tuổi ở trƣờng MN................................................................................... 67
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................................... 72
Chƣơng 3. VẬN DỤNG MÔ HÌNH HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM CỦA
DAVID A. KOLB NHẰM PHÁT TRIỂN BIỂU TƢỢNG
TOÁN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ............................................................ 73
3.1. Các nguyên tắc giáo dục phát triển biểu tƣợng tốn cho trẻ 5 – 6 tuổi
theo mơ hình học tập trải nghiệm của David A. Kolb ................................. 73
3.1.1. Đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục phát triển biểu tƣợng tốn
cho trẻ 5 – 6 tuổi theo chƣơng trình giáo dục mầm non........................ 73
3.1.2. Đảm bảo khai thác tối đa vốn kinh nghiệm của trẻ 5 – 6 tuổi ................ 74
3.1.3. Đảm bảo chú ý phát triển đa giác quan cho trẻ 5 – 6 tuổi trong quá
trình trải nghiệm .................................................................................... 74
3.1.4. Đảm bảo phát huy tính tích cực cho trẻ, trẻ là trung tâm của hoạt
động ....................................................................................................... 75
3.1.5. Đảm bảo vai trò tổ chức, hƣớng dẫn của giáo viên trong hoạt động
trải nghiệm cùng trẻ ............................................................................... 75
3.2. Nội dung và quy trình giáo dục phát triển biểu tƣợng tốn cho trẻ 5 – 6
tuổi theo mơ hình học tập trải nghiệm của David Kolb ............................... 77
3.2.1. Nội dung giáo dục phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi

theo mơ hình học tập trải nghiệm .......................................................... 77
3.2.2. Quy trình giáo dục phát triển biểu tƣợng tốn cho trẻ 5 – 6 tuổi
theo mơ hình HTTN .............................................................................. 80
3.3. Các điều kiện cơ bản khi vận dụng nội dung và quy trình giáo dục phát
triển biểu tƣợng tốn cho trẻ 5 – 6 tuổi theo mơ hình HTTN ...................... 84
3.4. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động làm quen với biểu tƣợng toán
cho trẻ 5 – 6 tuổi theo mơ hình học tập trải nghiệm .................................... 88
3.4.1. Xây dựng kế hoạch ................................................................................. 88


3.4.2. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch ............................................................... 90
3.5. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm....................................................................... 91
3.5.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm (TN) ............................................. 91
3.5.2. Quy trình thực nghiệm và đánh giá ........................................................ 94
3.6. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................... 99
3.6.1. Kết quả đánh giá mức độ phát triển biểu tƣợng toán của trẻ NĐC
và NTN trƣớc TN .................................................................................. 99
3.6.2. Kết quả đánh giá mức độ phát triển biểu tƣợng toán của trẻ NĐC
và NTN sau TN.................................................................................... 102
3.6.3. Đánh giá hiệu quả vận dụng mơ hình HTTN của David A. Kolb
nhằm phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi ............................. 108
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................... 110
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 115
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt


Viết đầy đủ

CBQL

Cán bộ quản lý

GVMN

Giáo viên mầm non

GV

Giáo viên

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

HTTN

Học tập trải nghiệm

MT

Môi trƣờng

MN

Mầm non



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Nội dung phát triển biểu tƣợng tốn cho trẻ 5 – 6 tuổi theo
Chƣơng trình GDMN (2009) .............................................................. 32

Bảng 1.2.

So sánh phƣơng pháp HTTN và phƣơng pháp dạy học truyền
thống .................................................................................................... 38

Bảng 1.3.

Tiêu chí đánh giá hiệu quả vận dụng mơ hình HTTN ở trƣờng
mầm non .............................................................................................. 44

Bảng 2.1.

Thang đánh giá mức độ khảo sát ......................................................... 51

Bảng 2.2.

Quan điểm của GVMN về những đặc điểm của HTTN sẽ phù
hợp với cách dạy học cho trẻ 5 – 6 tuổi .............................................. 55

Bảng 2.3.

Đánh giá của GV về mục tiêu trẻ 5 – 6 tuổi có thể đạt đƣợc khi

vận dụng mơ hình HTTN của David A. Kolb ..................................... 57

Bảng 2.4.

Khả năng và cơ hội vận dụng mô hình HTTN nhằm phát triển
biểu tƣợng tốn cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng mầm non ........................ 59

Bảng 2.5.

Đánh giá và ý kiến của GV khi vận dụng mô hình HTTN nhằm
phát triển biểu tƣợng tốn cho trẻ 5 – 6 tuổi ....................................... 60

Bảng 2.6.

Đánh giá hiệu quả tổ chức hoạt động làm quen với biểu tƣợng
toán theo hƣớng thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm trong tổ chức hoạt động học cho trẻ 5 - 6 tuổi ............. 64

Bảng 2.7.

Đánh giá những thuận lợi/ khó khăn khi vận dụng mơ hình
HTTN nhằm phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi.................. 67

Bảng 3.1.

Nội dung giáo dục phát triển biểu tƣợng toán theo mơ hình
HTTN cho trẻ 5 – 6 tuổi ...................................................................... 77

Bảng 3.2.


Nhóm trẻ tham gia thực nghiệm tại trƣờng mầm non Ánh Sao .......... 91

Bảng 3.3.

Các nội dung toán học trong chƣơng trình thực nghiệm..................... 93

Bảng 3.4.

Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 –
6 tuổi .................................................................................................... 96

Bảng 3.5.

Kết quả mức độ phát triển biểu tƣợng toán của NĐC và NTN
trƣớc TN ............................................................................................ 100


Bảng 3.6.

Kết quả mức độ phát triển biểu tƣợng toán của NĐC và NTN
sau TN ............................................................................................... 103

Bảng 3.7.

So sánh mức độ phát triển biểu tƣợng toán của trẻ NĐC trƣớc
TN và sau TN ..................................................................................... 106

Bảng 3.8.

So sánh mức độ phát triển biểu tƣợng toán của trẻ NTN trƣớc

TN và sau TN ..................................................................................... 107


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Mơ hình học tập trải nghiệm của Kolb .......................................................... 1
Hình 1.1. Mơ hình học tập trải nghiệm của Dewey .................................................... 8
Hình 1.2. Mơ hình học tập trải nghiệm của Lewin ..................................................... 9
Hình 1.3. Quá trình học tập căn bản của con ngƣời theo Piaget ............................... 10
Hình 1.4. Mơ hình học tập trải nghiệm (Kolb, 1984) ............................................... 11
Hình 1.5. Các giai đoạn học tập trải nghiệm (Kolb, 1984) ....................................... 36


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Quan điểm của GVMN về học tập trải nghiệm .................................... 52
Biểu đồ 2.2. Thực trạng mức độ tổ chức hoạt động trải nghiệm khi hƣớng dẫn
trẻ trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với biểu tƣợng toán ................................... 54
Biểu đồ 2.3. Mong muốn của GV về việc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn về
tổ chức hoạt động phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi
dựa vào học tập trải nghiệm ................................................................ 70
Biểu đồ 3.1. Kết quả phân loại về mức độ phát triển biểu tƣợng toán của trẻ
NĐC và NTN trƣớc TN ..................................................................... 100
Biểu đồ 3.2. Kết quả phân loại về mức độ phát triển biểu tƣợng toán của trẻ
NĐC và NTN sau TN ........................................................................ 104
Biểu đồ 3.3. Kết quả phân loại về mức độ phát triển biểu tƣợng toán của trẻ
NĐC và NTN trƣớc và sau TN .......................................................... 105


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việc đổi mới hình thức dạy học, phƣơng pháp dạy học hầu nhƣ luôn đƣợc chú
trọng trong các chƣơng trình giáo dục. Đổi mới cách dạy học nhằm giúp ngƣời học
phát huy tiềm năng học tập của bản thân, tích cực hóa ngƣời học dẫn tới những cơ hội
tƣơng tác hai chiều. Trong đó, việc tổ chức cho ngƣời học trải nghiệm là hƣớng tiếp
cận hiện đại lấy ngƣời học làm trung tâm, chú ý đến nhu cầu và khả năng của ngƣời
học, giúp ngƣời học khám phá khả năng tƣ duy cũng nhƣ phong cách học tập tốt nhất
cho mình.
Năm 1984 dựa trên lý thuyết học tập trải nghiệm của mình, David A. Kolb đã
cơng bố mơ hình học tập trải nghiệm (HTTN) gồm có bốn giai đoạn theo chu trình học
tập nhƣ sau:

Hình 1. Mơ hình học tập trải nghiệm của Kolb
Theo đó: “Học tập là q trình mà kiến thức đƣợc tạo ra thông qua việc chuyển
đổi kinh nghiệm. Kết quả của kiến thức là sự kết hợp giữa nắm bắt kinh nghiệm và
chuyển đổi nó”.1
1

David A. Kolb (1984), Experiential Learning: Experience as the Source of Learning and
Development, Prentice–Hall, Englewood Cliffs.


2
Nhƣ vậy, việc dạy học trải nghiệm không chỉ là mục đích cuối cùng - mà sự
trải nghiệm đƣợc phản ánh lại thành kinh nghiệm, ngƣời thầy cần giúp đỡ ngƣời học
chuyển từ kinh nghiệm thành khái niệm, ngƣời học tiếp tục cần đƣợc thử thách trong
những tình huống để vận dụng cái đã biết – lúc này ngƣời học đƣợc xem là có tri thức.
Cũng giống nhƣ ở nhiều mơ hình học tập tích cực khác, vai trị của ngƣời thầy tập
trung chủ yếu ở quan sát khi ngƣời học thử - sai, gợi dẫn sửa sai, còn ngƣời học phải
chịu thử thách, phát hiện và giải quyết vấn đề.

Những lý do bức thiết nào đã dẫn David A. Kolb đến với việc thiết kế nên mơ
hình học tập trải nghiệm? Có hai lý do:
Thứ nhất: David A. Kolb quan niệm cần nhấn mạnh vai trò trung tâm của kinh
nghiệm trong quá trình học tập;
Thứ hai: Vì quan niệm học tập là hoạt động chính của con ngƣời thích nghi với
thế giới thông qua tƣơng tác trực tiếp với mơi trƣờng, David A. Kolb đồng tƣ tƣởng và
có chịu ảnh hƣởng của Kurt Lewin về nghiên cứu ứng dụng và đào tạo thực nghiệm ,
của John Dewey về kinh nghiệm và giáo dục và của Jean Piaget về Thuyết phát sinh,
phát triển nhận thức. Các cơng trình nghiên cứu của những nhà giáo dục nêu trên đều
tập trung vào việc tìm ra bản chất của quá trình học tập, đó là dựa vào kinh nghiệm và
trải nghiệm cá nhân.
Chƣơng trình GDMN (2009) cũng thể hiện những ý tƣởng giáo dục của hƣớng
tiếp cận tích cực hóa đứa trẻ, qua các nội dung sau đây:
Phƣơng pháp trải nghiệm đƣa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm
tịi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề.
Dựa vào kinh nghiệm cá nhân, trẻ giải quyết các vấn đề tìm thấy hoặc đƣợc
giao nhiệm vụ.
Do vậy, nhiệm vụ rất quan trọng của ngƣời giáo viên là chọn đƣợc phƣơng pháp
tổ chức, phƣơng pháp hình thành biểu tƣợng cho trẻ một cách thích hợp; sự thích hợp
này cần đƣợc làm rõ là thích hợp với yếu tố nào. Những yêu cầu trên đặc biệt là bức
thiết đối với việc hình thành biểu tƣợng tốn ban đầu cho trẻ 5 – 6 tuổi, độ tuổi mà trẻ
không chỉ cần đƣợc phát huy những tiềm năng của mà còn cần đƣợc chuẩn bị vào lớp
Một.


3
Tuy những thành quả đổi mới của GDMN rất đáng kể trong những năm qua,
nhƣng một mơ hình học tập trải nghiệm thực sự là cần thiết, để giúp ngƣời giáo viên
mầm non làm việc có hệ thống và hiệu quả.
Mơ hình HTTN của David A. Kolb có nhiều ƣu điểm, do vậy những vấn đề

nghiên cứu sau đây đƣợc đặt ra:
- Những điều kiện nào cần cho việc vận dụng mơ hình HTTN vào phát triển biểu
tƣợng tốn cho trẻ 5 – 6 tuổi?
- Những nguyên tắc nào cần đảm bảo khi đƣa mơ hình HTTN vào thực tiễn dạy
học ở trƣờng mầm non trên địa bàn TP. Bà Rịa?
- Việc xây dựng kế hoạch hoạt động làm quen với biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6
tuổi theo mơ hình HTTN với đầy đủ các bƣớc từ sự chuẩn bị đến xây dựng môi trƣờng
hoạt động, tiến hành hoạt động và đánh giá.
Với những lý do trên, đề tài “Vận dụng mơ hình học tập trải nghiệm của David
A. Kolb nhằm phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi” đƣợc lựa chọn để nghiên
cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng mơ hình HTTN của David A. Kolb nhằm nâng cao mức độ phát triển
biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi.
3. Giới hạn đề tài
3.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận về:
- Việc vận dụng mơ hình HTTN của David A. Kolb vào việc xây dựng nội dung
và quy trình giáo dục phát triển biểu tƣợng tốn cho trẻ 5 – 6 tuổi.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động làm quen với biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi
theo mơ hình HTTN của David A. Kolb và thực nghiệm kế hoạch này.
3.2. Giới hạn về mẫu nghiên cứu
Việc khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động làm quen với biểu tƣợng toán cho trẻ
5 – 6 tuổi dựa vào hoạt động trải nghiệm đƣợc tiến hành ở một số trƣờng Mầm non
trên địa bàn TP. Bà Rịa.
Thực nghiệm sƣ phạm đƣợc tổ chức tại 2 lớp 5 – 6 tuổi của Trƣờng mầm non


4
Ánh Sao, TP. Bà Rịa.

4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Giáo dục phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng mầm non.
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Vận dụng mơ hình HTTN của David A. Kolb nhằm phát triển biểu tƣợng toán
cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng mầm non.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Trong quá trình giáo dục phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng
mầm non, nếu tiến hành tổ chức các hoạt động làm quen với biểu tƣợng tốn với nội
dung và quy trình phù hợp theo mơ hình HTTN của David A. Kolb sẽ nâng cao kỹ
năng nhận biết các biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc vận dụng thuyết HTTN nhằm phát triển biểu
tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi. Lựa chọn hệ tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của việc phát
triển các biểu tƣợng toán cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non theo chƣơng trình
GDMN.
- Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động làm quen với biểu tƣợng toán cho trẻ 5
– 6 tuổi ở trƣờng mầm non và tìm hiểu khả năng vận dụng mơ hình HTTN của David
A. Kolb nhằm phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi.
- Vận dụng mơ hình HTTN của David A. Kolb để xác định nội dung và quy
trình giáo dục phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng mầm non..
- Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi
của nội dung và quy trình giáo dục phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi đề xuất
trong phạm vi đề tài này.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu lý thuyết các vấn đề có liên quan đến học tập trải nghiệm, đặc
điểm và bản chất mơ hình học tập trải nghiệm, phƣơng pháp phát triển biểu tƣợng toán



5
dựa vào hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu hệ thống các khái niệm liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phân tích hệ thống: Phát triển biểu tƣợng tốn cho trẻ là nội
dung trong lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ mầm non và đƣợc lồng ghép vào các
hoạt động giáo dục khác nhau trong quá trình giáo dục. Chính vì vậy, khi nghiên cứu
q trình giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với biểu tƣợng tốn nói chung, các hoạt
động làm quen với biểu tƣợng tốn nói riêng cần nghiên cứu nó trong hệ thống mục
tiêu giáo dục, nội dung chƣơng trình giáo dục mầm non và đặc điểm lứa tuổi giai đoạn
này.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm: Quan sát dự giờ 12 hoạt động hƣớng dẫn trẻ
làm quen với biểu tƣợng toán tại các trƣờng mầm non. Việc quan sát nhằm ghi nhận
tiến trình giáo viên tổ chức hoạt động làm quen với biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi
tại trƣờng mầm non để tìm hiểu khả năng áp dụng quy trình giáo dục phát triển biểu
tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi theo mơ hình HTTN của David A. Kolb..
- Phƣơng pháp phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp với CBQL và GV ở trƣờng mầm non
để tìm hiểu quan niệm, thái độ và cách thức tổ chức các hoạt động dạy học thông qua
trải nghiệm mà họ đã tiến hành nhằm phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi;
những thuận lợi và khó khăn GV thƣờng gặp trong q trình tổ chức các hoạt động cho
trẻ làm quen với biểu tƣợng toán.
- Phƣơng pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi trên Cán bộ quản
lý, giáo viên đang phụ trách lớp 5 – 6 tuổi ở một số trƣờng mầm non trên địa bàn TP.
Bà Rịa. Kết quả khảo sát 12 CBQL và 54 giáo viên mầm non thuộc 8 trƣờng mầm non
khác nhau với mục đích tìm hiểu:
- Quan điểm của CBQL và GVMN về học qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ
mầm non?
- Ý kiến đánh giá của CBQL và GVMN về khả năng thực hiện hoạt động trải
nghiệm theo quy trình HTTN của David A. Kolb cho trẻ mầm non?

- Kinh nghiệm của GV khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ theo quan
điểm lấy trẻ làm trung tâm.


6
- Nếu chƣa vận dụng thuyết HTTN vào dạy học: tại sao họ chƣa ứng dụng?
Những khó khăn khi thực hiện vận dụng thuyết HTTN vào giáo dục phát triển
biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi.
7.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
Kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của chƣơng trình thực nghiệm mơ
hình HTTN của David A. Kolb trên mẫu nghiên cứu. Thực nghiệm đƣợc tổ chức ở hai
nhóm lớp 5 – 6 tuổi trƣờng mầm non Ánh Sao, TP. Bà Rịa.
7.4. Phƣơng pháp toán thống kê
Phƣơng pháp thống kê toán học đƣợc sử dụng để xử lý số liệu nhằm định lƣợng
kết quả nghiên cứu. Cụ thể là sử dụng phần mềm SPSS và các công thức thống kê tốn
học để xử lý và phân tích các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu và xuất trình
các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị mơ tả kết quả nghiên cứu.
8. Đóng góp của đề tài
8.1. Đóng góp về lý luận
Hệ thống và mở rộng lý luận về HTTN, giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với biểu
tƣợng tốn thơng qua hoạt động trải nghiệm ở trƣờng mầm non. Đề xuất nội dung và
quy trình giáo dục phát triển biểu tƣợng tốn theo mơ hình HTTN của David A. Kolb
cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng mầm non.
8.2. Đóng góp về thực tiễn
Mơ tả thực trạng giáo dục phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi dựa vào
hoạt động trải nghiệm ở trƣờng mầm non; đánh giá thực trạng nhận thức, quan điểm,
cách thức tổ chức hoạt động làm quen với biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng
mầm non.
Hƣớng dẫn cách lập kế hoạch phát triển biểu tƣợng toán cho trẻ 5 – 6 tuổi theo
quy trình giáo dục phát triển biểu tƣợng tốn và đánh giá hiệu quả dạy học theo mơ

hình HTTN của David A. Kolb; chứng minh tính khả thi của việc vận dụng mơ hình
HTTN nhằm phát triển biểu tƣợng tốn cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng mầm non.


7

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG MƠ HÌNH
HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN BIỂU TƢỢNG
TỐN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI\
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khi xác định đề tài nghiên cứu, trƣớc hết chúng tôi nghiên cứu sơ lƣợc lịch sử
nghiên cứu vấn đề. Lịch sử nghiên cứu vấn đề đƣợc chúng tôi xem xét ở hai vấn đề
sau:
1.1.1. Lịch sử phát triển về học tập trải nghiệm
 Trên thế giới
Học tập trải nghiệm đƣa ra quan điểm về quá trình học tập cơ bản khác với các
lý thuyết về hành vi dựa trên thuyết tri thức duy nghiệm, những thuyết học tập ẩn dƣới
phƣơng pháp giáo dục truyền thống, những phƣơng pháp thuộc về tri thức duy lý duy
tâm. Những quan điểm này cùng với những quan điểm khác về triển khai giáo dục tạo
thành mối liên hệ chặt chẽ giữa học tập, lao động, các hoạt động khác trong cuộc sống
và những sáng tạo kiến thức của bản thân.
Liên quan đến vấn đề này có một số quan điểm, tƣ tƣởng giáo dục trên thế giới,
đặc biệt là thuyết kiến tạo, trong đó phải kể đến các tác giả nhƣ:
Lev Vygotsky (1896 - 1934) đã nghiên cứu về việc trẻ em giải quyết những vấn
đề chúng gặp phải vƣợt lên trên mức độ phát triển của chúng nhƣ thế nào và hoàn
thành lý thuyết về “Vùng phát triển gần” (the Zone of Proximal Development) hay còn
đƣợc gọi là “Vùng cận phát triển”. Khái niệm “Vùng phát triển gần” là chỉ khu vực
kinh nghiệm của cá nhân nằm giữa trình độ phát triển tiềm tàng (ở dạng tiềm năng)
đƣợc đặc trƣng bằng năng lực giải quyết vấn đề có sự hỗ trợ từ bên ngồi (ở q khứ)
và trình độ phát triển hiện tại (thành tựu mới đạt đƣợc) có đặc trƣng là năng lực giải

quyết vấn đề độc lập [9].
Nội dung của vùng cận phát triển chính là những giá trị và kinh nghiệm ở cá
nhân. Mỗi cá nhân do trải nghiệm, học tập và tố chất di truyền đều có kinh nghiệm nền
tảng khác nhau, nó quy định ở mức tƣơng đối cho tiềm năng của cá nhân. Nhờ sự


8
tƣơng tác, kinh nghiệm ở cá nhân đƣợc chia sẻ, đƣợc thử thách, đƣợc cải thiện, dẫn cá
nhân đến chỗ đạt đƣợc trình độ phát triển mới cao hơn, đƣợc đặc trƣng bằng năng lực
giải quyết vấn đề độc lập. Trình độ này lại trở thành kinh nghiệm nền tảng trong hiện
tại, điều chỉnh và làm giàu kinh nghiệm nền tảng trƣớc kia, làm cơ sở xuất phát cao
hơn cho chu kỳ phát triển tiếp sau. Ông cho rằng “dạy học tƣơng tác giữa ngƣời dạy
với ngƣời học bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao hơn so với các em tự mò mẫm đi
đến kiến thức” [17, tr.71]. Bản chất của phƣơng thức tƣơng tác này là sự tác động của
ngƣời lớn nhằm giúp đỡ trẻ em tổ chức các hoạt động thực tiễn trải nghiệm ở bên
ngoài, sau đó chuyển hoạt động này vào trong tâm lý, ý thức của mình.
Năm 1938, John Dewey (1859 - 1952), nhà giáo dục học ngƣời Mỹ đã đƣa ra
quan niệm mới “Learning by doing” (học qua làm) và đƣợc sự ủng hộ của nhiều nhà
giáo dục trên thế giới. Ông cho rằng: “Vai trị của ngƣời giáo dục khơng phải là “nhào
nặn” đứa trẻ và truyền đạt các tri thức, mà là giúp trẻ phát triển những phẩm chất của
nó, tự học bằng cách hoạt động, bằng cách đối đầu với thực tế tự làm lấy những thử
nghiệm của mình, vì suy nghĩ là xem xét và giải quyết các khó khăn” [11, tr.55].
Trong quyển sách “Kinh nghiệm và giáo dục” (Experience and Education,
1938), Dewey phân biệt giữa nền giáo dục truyền thống và nền giáo dục tiến bộ, đề
cập đến những nhƣợc điểm cơ bản của cả hai nền giáo dục. Ơng nhấn mạnh rằng: “Cả
hai nền giáo dục đó đều chƣa đáp ứng đƣợc sự đòi hỏi, mỗi nền giáo dục đều có những
sai lầm về mặt giáo dục. Bởi vì, cả hai đều khơng vận dụng những ngun tắc của nhận
thức dựa trên kinh nghiệm đƣợc phát triển thấu đáo” [7]. Mơ hình học tập trải nghiệm
của Dewey đƣợc miêu tả qua hình 1.1 sau:


Hình 1.1. Mơ hình học tập trải nghiệm của Dewey


9
Trong cơng trình nghiên cứu này, Dewey đã làm sáng tỏ ý nghĩa của kinh
nghiệm cá nhân và mối quan hệ giữa kinh nghiệm cá nhân ngƣời học với hoạt động
dạy học. Theo ơng, các q trình hƣớng vào ngƣời học đảm bảo cho họ phân tích kinh
nghiệm của mình, khuyến khích ngƣời học trở nên biết tự chỉ đạo và tự chịu trách
nhiệm nhiều hơn. Các kỹ năng đƣợc tích lũy khơng phải bằng luyện tập và ghi nhớ vẹt
mà bằng những hoạt động mà ngƣời học tự tiến hành dƣới sự giúp đỡ của nhà giáo dục
để đáp ứng những lợi ích và nhu cầu của mình [10, tr.9].
Năm 1946, Zadek Kurt Lewin (1890 - 1947), ngƣời sáng lập Tâm lý học xã hội
Mỹ, mối quan tâm chính của Lewin là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Qua
nghiên cứu, Lewin cho ta thấy việc học tập đạt hiệu quả tối đa khi có một sự xung đột
căng thẳng biện chứng giữa kinh nghiệm cá nhân với việc phân tích giải quyết nhiệm vụ
học tập. Lewin đã khẳng định kinh nghiệm chủ quan của cá nhân là một thành phần quan
trọng của quá trình học tập trải nghiệm. Ông đã phát triển chu kỳ học tập nhƣ “một quá
trình liên tục của hành động và đánh giá hệ quả của hành động đó” [24].
Trong cơng trình nghiên cứu của mình, Kurt Lewin đã đƣa ra mơ hình học tập
trải nghiệm đƣợc diễn tả qua hình 1.2 sau đây:

Hình 1.2. Mơ hình học tập trải nghiệm của Lewin
Kinh nghiệm rời rạc lúc đầu là cơ sở cho quan sát và phản tỉnh. Những quan sát


10
này đồng hóa trong một “học thuyết” từ đó ứng dụng mới cho hành động này có thể
được khơi nguồn. Những ứng dụng hay lý thuyết này đóng vai trị hướng dẫn trong
việc thực hiện sáng tạo kinh nghiệm mới [21, tr.4].
Năm 1960, Jean Piaget (1896 - 1980) – nhà tâm lý và giáo dục ngƣời Thụy Sĩ,

trong thuyết phát triển nhận thức của mình, ơng cho rằng học tập là quá trình cá nhân
hình thành các tri thức cho mình. Đó là q trình cá nhân tổ chức các hành động tìm
tịi, khám phá thế giới bên ngồi và cấu tạo lại chúng dƣới dạng sơ đồ nhận thức [17,
tr.57].
Tóm tắt về thuyết phát triển nhận thức của Piaget xác định quá trình học tập
căn bản của con ngƣời nhƣ sau:
Hiện tƣợng
cụ thể

Học tập

Học tập
hình tƣợng

hành động
1. Giai

2. Giai đoạn

đoạn vận

Quy ngã
chủ động

Học tập suy
diễn giả
thuyết

động cảm


tiền thao tác

Phản tỉnh

giác
4. Giai

3. Giai

đoạn thao

đoạn thao

tác hình

tác cụ thể

thức

nội hóa

Học tập
Tạo dựng

quy nạp

trừu tƣợng

Hình 1.3. Quá trình học tập căn bản của con người theo Piaget
Với Piaget, phạm vi của kinh nghiệm và khái niệm, phản tỉnh và hành động cấu

tạo cơ bản liên tục đến sự phát triển tư duy người lớn. Quá trình phát triển từ ấu nhi
đến người lớn trải qua từ thế giới biểu tượng cụ thể đến kiến tạo trừu tượng, từ quy
ngã chủ động đến kiến thức nội hóa phản tỉnh. Q trình học tập cùng với sự phát triển
này là chu trình tương tác giữa cá nhân và môi trường, điều này cũng đồng điệu với
mơ hình học tập của Dewey và Lewin. Trong thuật ngữ của Piaget, học tập nằm ở sự


11
tương tác lẫn nhau trong quá trình điều tiết khái niệm hay cấu trúc sơ khai đến kinh
nghiệm về thế giới và q trình đồng hóa của các sự kiện và kinh nghiệm từ thế giới
đến khái niệm và cấu trúc sơ khai tồn tại. Học tập hay đồng hóa trí tuệ là kết quả cân
bằng giữa hai q trình này [21, tr.6].
Năm 1984, trên cơ sở những nghiên cứu của Dewey, Lewin, Piaget, Lev
Vygotsky và các nhà nghiên cứu khác về trải nghiệm và học tập dựa vào trải nghiệm,
David A. Kolb (sinh năm 1939), nhà lý luận giáo dục Hoa Kỳ, đã nghiên cứu và cho
xuất bản một cơng trình về học tập dựa vào trải nghiệm: Học tập trải nghiệm: trải
nghiệm là nguồn học tập và phát triển (Study experience: Experience is the source of
Learning and Development). David A. Kolb đã chính thức giới thiệu lý thuyết học tập
trải nghiệm, cung cấp một mơ hình học tập dựa vào trải nghiệm để ứng dụng trong
trƣờng học, tổ chức kinh tế và hầu nhƣ bất cứ nơi nào con ngƣời đƣợc học tập với
nhau. Ông đã liệt kê các đặc điểm của học tập trải nghiệm và xác định các giai đoạn
trong học tập trải nghiệm. Đối với Kolb, “Học tập là q trình mà trong đó kiến thức
đƣợc tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm” [24].
Các trải nghiệm trong học tập đều liên quan đến việc áp dụng các thông tin
nhận đƣợc từ giáo dục và kinh nghiệm của ngƣời học. Trẻ em không chỉ tiếp thu kiến
thức của mình từ các GV, mà cịn thơng qua q trình trải nghiệm dựa trên các kinh
nghiệm hiện có của bản thân để thu nhận thơng tin mới trong môi trƣờng học tập thực
tiễn và kiểm tra nó lại bằng kinh nghiệm của mình. Mơ hình học tập trải nghiệm của
Kolb bao gồm bốn giai đoạn trong một vịng trịn khép kín nhƣ hình 1.4 sau đây:


Hình 1.4. Mơ hình học tập trải nghiệm (Kolb, 1984)


12
Khi trẻ em tƣơng tác với đối tƣợng, chúng sẽ kết hợp với những kinh nghiệm đã
có từ trƣớc để tái tạo nên một hệ thống kiến thức mới chứ khơng đơn thuần là ghi nhớ
những gì đã quan sát đƣợc. Khác với Dewey khi đề cao giá trị và vai trị của trải
nghiệm, Kolb nhấn mạnh khía cạnh ngƣời học liên hệ những kiến thức đã có với
những gì mình quan sát đƣợc (để thấy chúng liên hệ nhƣ thế nào) từ đó hình thành
kiến thức mới và đƣa kiến thức đó vào thực tế để thử nghiệm.
Từ năm 1984 đến nay, David A. Kolb cùng một số tác giả khác đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu có liên quan đến học tập dựa vào trải nghiệm, có thể kể đến các
cơng trình nghiên cứu sau:

- Phong cách học tập và không gian học: Tăng cường học tập dựa vào trải
nghiệm trong giáo dục đại học (Learning Styles and Learning Spaces: Enhancing
Experiential Learning in Higher Education) (2005) của Kolb, KY, Kolb, DA. Các
tác giả đã giới thiệu khái niệm về không gian học tập; minh họa việc học tập trong
khuôn khổ sử dụng một không gian nhất định và trình bày các nguyên tắc cho việc
tăng cƣờng học tập dựa vào trải nghiệm trong giáo dục [23, tr.192-212].

- Học cách học từ trải nghiệm là con đường để suốt đời học tập và phát triển
(The Learning Way-Learning from Experience as the Path to Lifelong Learning and
Development) (2011) của Passarelli, A. Kolb, DA. Các tác giả đã trình bày lý thuyết
về học tập dựa vào trải nghiệm. Theo đó, kiến thức đƣợc tạo ra từ trải nghiệm thông
qua một chu kỳ học tập: hành động → phản ánh trải nghiệm → trừu tƣợng hóa khái
niệm → thử nghiệm, vận dụng. Trong chu kỳ học tập dựa vào trải nghiệm, các giai
đoạn đƣợc liên kết thành một không gian trải nghiệm để tạo ra một chu kỳ học tập
xoắn ốc nhằm thu nhận đƣợc kiến thức mới và phát triển học tập suốt đời [24].
Tóm lại, có thể khẳng định, các lý thuyết về học tập trải nghiệm đƣợc ra đời và

hình thành nhờ đóng góp to lớn của các nhà giáo dục học, tâm lí học vĩ đại nhƣ: John
Dewey (1859 - 1952), Jean Piaget (1896 - 1980), Lev Vygotsky (1896 - 1934), David
A.Kolb (sinh năm 1939). Theo những nghiên cứu này, đặc điểm của học tập trải
nghiệm là hƣớng vào trải nghiệm của ngƣời học cũng nhƣ yêu cầu về tính tự lực của
các em trong q trình học tập. Học tập trải nghiệm mang lại rất nhiều lợi ích cho việc
học tập của cá nhân ngƣời học cũng nhƣ cho nhà giáo dục.


×