Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Sự nghiệp văn học của lư khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Thanh Phúc

SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA LƯ KHÊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Thanh Phúc

SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA LƯ KHÊ
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. VÕ VĂN NHƠN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi.
Tất cả các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất cứ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Phúc


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ từ các phịng ban, thầy cơ giáo và các cá nhân.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Võ
Văn Nhơn, người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tôi trong suốt q
trình thực hiện luận văn.
Chân thành cảm ơn Phịng Sau Đại học, các thầy cô giáo và cán bộ làm
việc tại khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM đã nhiệt tình giảng
dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài này.
Xin cảm ơn Thư viện Khoa học Tổng hợp đã hỗ trợ tơi trong việc tìm
kiếm, tra cứu tài liệu phục vụ cho đề tài luận văn.
Cuối cùng, chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã ln đồng
hành, động viên, hỗ trợ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Phúc



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục Lục
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1. LƯ KHÊ – CUỘC ĐỜI VÀ VĂN NGHIỆP .............................. 10
1.1. Cuộc đời ................................................................................................. 10
1.1.1. Quê hương ....................................................................................... 10
1.1.2. Thân thế ........................................................................................... 13
1.2. Sự nghiệp văn học .................................................................................. 16
1.2.1. Hoạt động báo chí ........................................................................... 16
1.2.2. Hoạt động văn học .......................................................................... 19
1.3. Lư Khê trong dòng chảy văn học quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ
XX ........................................................................................................... 25
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 29
Chương 2. THƠ LƯ KHÊ TRÊN THI ĐÀN THƠ MỚI NAM BỘ ........... 30
2.1. Cảm hứng chính trong thơ Lư Khê ........................................................ 30
2.1.1. Cảm hứng về tình yêu ..................................................................... 32
2.1.2. Cảm hứng dấn thân trước thời cuộc ................................................ 39
2.2. Những đóng góp về nghệ thuật .............................................................. 40
2.2.1. Thể thơ ............................................................................................ 40
2.2.2. Ngôn ngữ thơ................................................................................... 48
2.2.3. Giọng điệu thơ ................................................................................. 52
2.3. Vị trí thơ Lư Khê trong phong trào Thơ mới Nam Bộ .......................... 55
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 58


Chương 3. VĂN XUÔI LƯ KHÊ TRÊN VĂN ĐÀN NAM BỘ .................. 59
3.1. Tản văn ................................................................................................... 60

3.1.1. Đề tài ............................................................................................... 61
3.1.2. Giọng điệu ....................................................................................... 66
3.2. Phóng sự ................................................................................................. 70
3.2.1. Cái tơi trần thuật .............................................................................. 71
3.2.2. Khơng gian văn hóa Nam Bộ .......................................................... 76
3.3. Phê bình, phỏng vấn, khảo cứu .............................................................. 80
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 86
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 91
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nam Bộ là vùng đất trẻ nhưng lại chính là nơi làm nên những sự kiện đầu
tiên của báo chí và văn học chữ quốc ngữ: Gia Định báo là tờ báo quốc ngữ
đầu tiên; Thầy Lazaro Phiền là cuốn tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên; Thiếu Sơn
là nhà phê bình văn học hiện đại đầu tiên; phong trào Thơ mới khởi đầu từ Phụ
nữ tân văn với Tình già của Phan Khơi và sự cổ vũ tràn trề nhiệt huyết của
Manh Manh nữ sĩ… Thế nhưng, việc nghiên cứu về mảng văn học này lại chưa
từng được chú ý một cách xứng đáng với sự đóng góp đó. Giới nghiên cứu,
phê bình vẫn mải miết tìm kiếm, đào xới những thành tựu của văn chương
phương Bắc mà quên mất rằng Nam Bộ chính là vùng đất tiên phong trên con
đường đổi mới văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX. Theo nhà nghiên cứu Đồn
Lê Giang, sở dĩ có tình trạng ấy có lẽ vì một số nguyên do. Thứ nhất là do
thiên kiến, nhiều người vẫn cho rằng văn học quốc ngữ Nam Bộ khơng có giá
trị, tác phẩm của họ chỉ là sản phẩm giải trí mang tính bình dân. Thứ hai là
người cầm bút Nam Bộ ít chú trọng đến nghiên cứu phê bình văn học, vì vậy,

những thành tựu văn học Nam Bộ khơng được sưu tầm, phê bình và đánh giá
đúng mức. Thứ ba, có thể do hồn cảnh lịch sử, những năm tháng chiến tranh
liên miên đã khiến việc nghiên cứu văn học Nam Bộ trở nên khó khăn. Và lý
do cuối cùng, tác giả Đồn Lê Giang cho rằng có thể là do phong cách nghiên
cứu. Nhiều nhà nghiên cứu chỉ đề cao lý luận, phương pháp luận mà coi nhẹ tư
liệu và sự kiện trong khi đối với văn học Nam Bộ, việc quan trọng đầu tiên là
phải tìm kiếm tư liệu để đọc và suy nghĩ (Đoàn Lê Giang, 2009). Tuy nhiên,
điều đáng mừng là những năm gần đây, những nhà nghiên cứu vốn nặng lịng
với văn chương phương Nam đã nỗ lực vơ cùng để trả lại cho văn học quốc
ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX những giá trị vốn có của nó.


2

Đến hôm nay, rất nhiều tác phẩm của các tác giả tiên phong cho văn học
Nam Bộ giai đoạn này đã được xuất bản. Những cái tên Hồ Biểu Chánh,
Nguyễn Chánh Sắt, Trương Vĩnh Ký, Manh Manh nữ sĩ… dần sống lại trong
đời sống văn học nước nhà. Không chỉ giới thiệu đến công chúng sáng tác văn
chương của họ, các nhà nghiên cứu, phê bình cịn tập hợp được nhiều tư liệu
để giới thiệu chân dung và đánh giá về những đóng góp của các cây bút ấy. Vì
lẽ đó mà nhiều đời văn tưởng chừng đã bị lớp bụi thời gian phủ mờ thì nay đã
có cơ hội được ghi nhận xứng đáng. Thế nhưng, như những viên ngọc bị vùi
sâu dưới đáy biển, vẫn còn rất nhiều tác giả từng có những đóng góp quan
trọng cho lịch sử văn học Nam Bộ đang bị “mai danh ẩn tích” một cách bất đắc
dĩ. Dù rằng cơng nghệ hiện đại ngày nay có thể hỗ trợ khá nhiều cho việc kết
nối, chia sẻ thông tin nhưng cũng không thể phủ nhận những thử thách, khó
khăn trong cơng cuộc tìm kiếm. Thời gian càng trôi đi, những nhân chứng sống
càng gần đến lúc phải trở về với các bậc tiền nhân, sẽ có bao nhiêu tư liệu,
thơng tin q báu dần chìm vào qn lãng. Bên cạnh đó, việc lưu trữ tư liệu,
sách báo của những thập kỷ đầu thế kỷ XX đã chưa được chú trọng đúng mức

khiến nhiều tác phẩm văn chương dần mai một. Vì vậy, việc nghiên cứu văn
học quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX thực sự đã trở thành một cuộc đua
với thời gian.
Như đã nói, theo thời gian, những tên tuổi từng lừng lẫy trên văn đàn
phương Nam một thời lần lượt được “chiêu tuyết”, trong đó có ba cây bút tiêu
biểu của “Hà Tiên tứ tuyệt” gồm: Đông Hồ, Mộng Tuyết, Trúc Hà. Nhân vật
cuối cùng, người em út của “Hà Tiên tứ tuyệt” chính là Lư Khê.
Lư Khê khơng phải là cây bút có những đóng góp thật xuất sắc cho văn
đàn Việt Nam bấy giờ, đời văn của ông cũng khá ngắn ngủi. Tuy nhiên, ông
gần như đã dành trọn cuộc đời mình cho những hoạt động báo chí và sáng tác
văn học. Vì vậy, nếu ví văn học quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX là một bức


3

tranh độc đáo thì đề tài nghiên cứu này sẽ bổ sung một mảnh ghép nhỏ vào
trong bức tranh lớn hãy còn dang dở bởi bao nhiêu mảnh ghép khác vẫn đang
loang lổ trống. Đó là lý do thứ nhất để chúng tôi chọn đề tài này.
Lý do thứ hai để tìm hiểu về Lư Khê là bởi ơng là một trong những danh
sĩ của đất Hà Tiên – mảnh đất miền Nam hiền hịa nhưng khơng kém phần hào
hoa, tao nhã với Tao đàn Chiêu Anh Các, với Hà Tiên thập vịnh… Hà Tiên tứ
tuyệt gồm bốn người bạn thơ văn cùng chung chí hướng, thế nhưng, trong khi
Đơng Hồ, Mộng Tuyết và cả Trúc Hà lần lượt được đánh giá, ghi nhận xứng
đáng với những đóng góp thì Lư Khê, nếu có được nhắc đến cũng chỉ ở vị trí là
chồng của Manh Manh nữ sĩ, một người phụ nữ tài hoa từng đăng đàn diễn
thuyết bênh vực cho Thơ mới. Thi thoảng ông cũng được nhắc đến dưới vai trò
là chủ bút của hai tờ báo Sự thật và Ánh sáng. Trong quyển Văn học quốc ngữ
trước 1945 thuộc bộ sách 100 câu hỏi về Gia Định – Sài Gịn, Thành phố Hồ
Chí Minh, tác giả Võ Văn Nhơn đã dành một số trang điểm qua vài nét về cuộc
đời Lư Khê (Võ Văn Nhơn, 2007). Vì vậy, với cơng trình nghiên cứu này,

chúng tơi mong muốn đời văn của Lư Khê sẽ được ghi nhận một cách xứng
đáng với vị trí người em út trong “Hà Tiên tứ tuyệt” nói riêng và với văn
chương phương Nam nói chung.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Lư Khê khơng phải là cái tên quen thuộc trên văn đàn Việt Nam, vì vậy,
khi thực hiện đề tài này, chúng tơi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm
kiếm tài liệu. Hầu như khơng có một cơng trình nghiên cứu, một bài viết nào
đủ dày dặn về cây bút này. Từ một số thơng tin có được, chúng tơi đã tìm về
Hà Tiên – mảnh đất q hương ơng.
Ở Hà Tiên, chúng tơi đã tìm đến người em trai của nhà văn Lư Khê, đồng
thời cũng là nhà nghiên cứu về Hà Tiên: học giả Trương Minh Đạt. Cụ Trương
Minh Đạt đã kể về những ngày thơ bé của Lư Khê, những năm tháng nhà văn


4

dạy học và làm chủ bút tờ nhật báo Ánh Sáng ở Sài Gòn cho đến thời điểm bị
ám sát. Câu chuyện này, cùng với mối tình đầy say đắm của nhà văn với nữ sĩ
Manh Manh đã được nhà Hà Tiên học ghi chép lại trong quyển sách Nghiên
cứu Hà Tiên. Trong bài viết “Những kỷ niệm sống với anh Lư Khê và chị Manh
Manh” của quyển sách này, Trương Minh Đạt đã nhắc đến việc Lư Khê là
người học sinh Hà Tiên đầu tiên tốt nghiệp bằng Thành chung, là chủ bút của
báo Sự thật và báo Ánh sáng.
Trong quyển “Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa thế kỷ XX (1900-1954)”
của các tác giả Hoài Anh, Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp, ở phần một, chương 1,
khi đề cập đến bối cảnh xã hội và tình hình văn học thời kỳ 1930 – 1939, các
tác giả có nhắc đến những bài thơ mang hơi hướng lãng mạn của Đông Hồ,
Mộng Tuyết, cuộc diễn thuyết của Manh Manh nữ sĩ, thơ của Hồ Văn Hảo và
khơng có dịng nào nhắc đến người em út của Hà Tiên tứ tuyệt. Tác giả Hoài
Anh, trong quyển Những danh sĩ miền Nam viết cùng Hồ Sĩ Hiệp đã lần lượt

điểm qua và ghi nhận những đóng góp của các danh sĩ mảnh đất phương Nam
vào nền văn học quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX, trong đó chỉ nhắc đến
một nhân vật của đất Hà Tiên là Mạc Thiên Tích – chủ xướng Tao đàn Chiêu
Anh Các chứ không đề cập đến Lư Khê hay ba nhân vật còn lại của Hà Tiên tứ
tuyệt.
Tác phẩm Tinh tuyển Văn học Việt Nam do giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh
chủ biên, tập viết về Văn học Việt Nam giai đoạn 1900 – 1945 (tập 7), phần
khái quát có nhắc đến những giá trị văn học Nam Bộ, vai trò tiên phong của
văn học Nam Bộ và có kể tên vài cây bút tiêu biểu của phương Nam như Đông
Hồ, Hồ Biểu Chánh, Sơn Vương, Phú Đức…. và tuyệt nhiên không nhắc đến
Lư Khê.
Năm 2007, Nhà xuất bản Văn học xuất bản 4 tập của quyển Văn học Việt
Nam nơi miền đất mới của tác giả Nguyễn Q. Thắng. Ở tập 3, chương VIII, tác


5

giả có điểm qua vài nét về thân thế của Lư Khê – nhà “thơ mới” đất Phương
Thành và một số tác phẩm tiêu biểu của Lư Khê đã được in trên các báo.
Trong quyển Nữ sĩ Manh Manh, hai tác giả Thanh Việt Thanh, Thiện
Mộc Lan có dành vài dòng nhắc đến nhà văn Lư Khê trong vai trò là chồng của
Manh Manh nữ sĩ: “…chồng cô cũng là một nhà thơ tên Trương Tuấn Cảnh,
bút hiệu Lư Khê, quê quán ở Hà Tiên…”
Tác giả Trương Võ Anh Giang khi viết sách Dương Tử Giang, cuộc đời
và sự nghiệp đã có đơi dịng nhắc đến Lư Khê. Tác giả ghi nhận: “Trương Văn
Em, tức Lư Khê, sinh ngày 5-2-1916 tại Thuận Yên, con trai của Trương Văn
Huynh và Trần Thị Chính. Giáo sư, cơng tác viên chủ yếu của tờ Tân Việt.”
Trong quyển sách Văn chương phương Nam – một vài bổ khuyết viết
cùng tác giả Nguyễn Thị Phương Thúy, tác giả Võ Văn Nhơn đã điểm qua vài
nét chính về cuộc đời và tác phẩm của Lư Khê – người em út của “Hà Tiên tứ

tuyệt”. Theo đó, tác giả cho rằng ngoài việc là chủ bút của 2 tờ báo Sự thật và
Ánh sáng, Lư Khê còn cộng tác cho các tờ báo: Sống, Nữ lưu tuần báo, Thế
giới tân văn, Văn nghệ, Nay, Tự do, Đông Tây, Gió mùa…
Khơng viết trực tiếp về Lư Khê nhưng trong quyển Thơ mới Những
chuyện chưa bao giờ cũ của PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, khi viết về thi sĩ Đông
Hồ, tác giả có dẫn lại vài dịng nhận xét về Đông Hồ trong bài Thi sĩ đăng trên
Lục tỉnh tân văn của Lư Khê (Nguyễn Hữu Sơn, 2017)
Như vậy, đôi nét chính về thân thế và hoạt động báo chí, sự nghiệp văn
học của nhà văn Lư Khê đã dần hiện ra qua các quyển sách được kể trên. Bên
cạnh đó, một số bài báo của các tác giả khác cũng có đề cập đến Lư Khê và vai
trị của nhà văn trên văn đàn văn học quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX.
Tác giả Đoàn Lê Giang, trong bài viết Văn học Nam Bộ 32-45: Cái nhìn
tồn cảnh, khi ghi nhận những đóng góp của nhóm Hà Tiên đã nhắc đến Lư
Khê như là một thành viên của cả hai nhóm: nhóm Hà Tiên và nhóm Phụ nữ


6

tân văn. Tác giả cho rằng “Phút thoát trần của ơng thì đúng là phong cách Trí
Đức học xá – nghĩa là “văn Nam phong”; nhưng đồng thời cũng có thể xếp
ơng vào nhóm Phụ nữ tân văn cũng được, với hơi hướng “văn Tây” và tư
tưởng khai phóng mà mấy bài thơ Riêng tặng K. bạn tôi, Nhủ nhau cho thấy
rất rõ.”
Trong bài viết Nhật báo Ánh sáng, Hoàng Hải Thủy – nhà văn, cũng là
phóng viên từng làm việc cho nhật báo Ánh sáng – ghi nhận: “…ông Lư Khê là
một nhà văn viết nhiều tác phẩm biên khảo văn thơ bằng văn Pháp, một việc
mà tôi thấy dường như chưa có ơng chủ báo Sài Gịn nào làm được.”
Trên trang tuoitre.vn, ngày 19-6-2015, tác giả Trần Nhật Vy viết bài
Phong trào Báo chí thống nhứt. Theo tác giả, phong trào Báo chí thống nhứt là
“phong trào của báo giới Sài Gịn cơng khai chống thuyết phân ly, ủng hộ

kháng chiến, đòi hỏi nước Việt Nam là một, ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh.”
và nhật báo Ánh sáng của Lư Khê Trương Văn Em là một tờ báo như vậy.
Mọi nguồn tin về cuộc đời và sự nghiệp Lư Khê mà chúng tơi tìm hiểu
được chỉ có thế. Mặt khác, về tác phẩm của Lư Khê, ngoài vài bài thơ được gia
đình tác giả cung cấp, chúng tôi đã bắt đầu bằng việc đến với các thư viện
Khoa học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, thư viện Khoa học Xã hội TP Hồ Chí
Minh, lần giở lại từng tờ báo được cho rằng khi xưa Lư Khê đã viết bài cộng
tác. Cho đến thời điểm này, chúng tơi đã tìm thấy tập tản văn Phút thốt trần
và một số sáng tác của Lư Khê đăng rải rác trên các báo Sống, Thế giới tân
văn, Nữ lưu tuần báo, Gió mùa, Tự do…
Với tình hình tài liệu và lịch sử nghiên cứu vấn đề như trên, chúng tôi
không có tham vọng khái quát một cách vừa trọn vẹn, vừa cụ thể sự nghiệp của
văn sĩ đất Hà Tiên này, tuy nhiên, chúng tôi mong muốn, dù rằng vẫn còn
khoảng trống khi viết về văn nghiệp của Lư Khê thì những gì chúng tơi tìm
được vẫn có thể đóng góp thêm cho việc tìm hiểu về văn chương quốc ngữ


7

Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX nói chung và người em út Hà Tiên tứ tuyệt nói
riêng.
Đó cũng chính là tấm lòng của kẻ hậu sinh đối với người đã khuất.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận văn là sự nghiệp văn học của Lư Khê, vì vậy, bên cạnh việc cố
gắng tái hiện một cách chân thật nhất có thể về cuộc đời tác giả; chúng tơi sẽ
tập trung vào việc sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu những tác phẩm của Lư Khê
với sự đa dạng về thể loại như thơ, tản văn, phóng sự, nghiên cứu phê bình…
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, luận văn đã sử dụng một số phương pháp sau:
4.1. Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê là phương pháp được vay mượn từ ngành khoa học
chuyên biệt của toán học: đó là ngành thống kê học. Trong nghiên cứu văn
học, thống kê là một phương pháp phụ trợ rất có hiệu quả để làm tăng sức
thuyết phục cho những kết luận có thể rút ra được từ các phương pháp khác.
Khi đã có được những tác phẩm của nhà văn Lư Khê, phương pháp thống kê là
phương pháp cần thiết giúp chúng tơi có thể thống kê, phân loại các sáng tác
của tác giả theo hệ thống thể loại, đề tài, những sáng tạo trong ngơn ngữ, từ đó
sẽ dễ dàng có được cái nhìn tổng qt, khách quan về những đóng góp của Lư
Khê đối với văn học Nam Bộ nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
4.2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội
Tìm hiểu văn nghiệp của một nhà văn, không thể nào không đặt nhà văn
ấy trong bối cảnh thời đại. Với Lư Khê cũng vậy. Chính vì thế, chúng tơi đã sử
dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội để qua đó có thể thấy được
những biến đổi thăng trầm của đất nước, đặc biệt là của vùng đất Nam Bộ
trong nửa đầu thế kỷ XX, đã ảnh hưởng đến đời văn của người em út của Hà
Tiên tứ tuyệt như thế nào.


8

4.3. Phương pháp so sánh
Để nhìn rõ hơn đóng góp của Lư Khê đối với Hà Tiên tứ tuyệt cũng như
đối với văn học Nam Bộ, chúng tôi đặt những tác phẩm của ông trong sự so
sánh đối chiếu với các sáng tác của ba nhân vật Hà Tiên tứ tuyệt còn lại; với
các nhà thơ Nam Bộ cùng thời. Việc so sánh này không nhằm phân ngôi thứ
cao thấp, hoặc ngợi ca hoặc chê bai một chiều mà nhằm để thấy được giá trị
tác phẩm, đặc trưng phong cách của Lư Khê cũng như của các tác giả khác, từ
đó khẳng định được vị trí của từng người trong đời sống văn học Nam Bộ lúc
bấy giờ.
4.4. Phương pháp thi pháp học

Phương pháp này giúp người viết đi sâu tìm hiểu và có thể lý giải các
nguồn thi hứng căn bản cũng như những dấu ấn riêng trong thi pháp của tác
giả.
5. Đóng góp của luận văn
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã bước đầu khảo sát một cách hệ thống
và tương đối đầy đủ về cuộc đời và văn nghiệp của Lư Khê, góp phần giới
thiệu những đóng góp của tác giả đối với tiến trình phát triển của văn học Nam
Bộ nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, cơng trình này
cũng có thể được xem như là một trong những nguồn tài liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu, tìm hiểu về nhà văn Lư Khê cũng như về văn học chữ quốc ngữ ở
Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có
3 chương:
Chương 1: Khái quát văn học Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX và cuộc đời –
sự nghiệp của Lư Khê.


9

Chương 2: Thơ Lư Khê trên thi đàn Thơ mới Nam Bộ. Tìm hiểu về
những cảm hứng chính trong thơ Lư Khê và ghi nhận vị trí thơ Lư Khê trong
phong trào Thơ mới Nam Bộ.
Chương 3: Văn xuôi Lư Khê. Ghi nhận những đóng góp của Lư Khê
trong các thể loại: Tản văn, phóng sự, khảo cứu, phê bình…


10

Chương 1

LƯ KHÊ – CUỘC ĐỜI VÀ VĂN NGHIỆP
1.1. Cuộc đời
1.1.1. Quê hương
Lư Khê tên thật là Trương Văn Em, sinh ngày 20.1.1916 tại xã Thuận
Yên, tỉnh Hà Tiên, nay là thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Tuy được “sinh sau
đẻ muộn” nhưng vùng đất cực Tây Nam Tổ quốc này lại chứa đựng trong nó
biết bao điều kỳ diệu.
Hà Tiên ngày nay là một thị xã vùng biên xinh xắn, thơ mộng, hiền hòa.
Thế nhưng thuở xa xưa, đây là vùng đất vốn thuộc vương quốc Phù Nam,
trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Hà Tiên trở thành phủ Sài Mạt của Chân
Lạp. Từ giữa thế kỷ XVII, những lưu dân người Việt và người Hoa đã đến
vùng này để sinh sống, tuy nhiên, công lao khai phá mảnh đất này thuộc về hai
cha con Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích. Mạc Cửu vì lánh nạn nhà Thanh mà
chạy sang Sài Mạt, được vua Chân Lạp phong chức và cho cai quản vùng này,
phát triển buôn bán làm cho mảnh đất mỗi ngày mỗi thêm trù phú. Đến năm
1708, Mạc Cửu thần phục chúa Nguyễn Phúc Chu và từ đó vùng đất này thuộc
về Việt Nam.
Địa danh Hà Tiên cũng chỉ xuất hiện từ năm 1708, trước đó, vùng đất này
được biết đến với tên gọi Tà Ten. Tà có nghĩa là sơng, theo cách gọi của người
Khmer xưa và Ten là tên của con sông. Về sau này chữ Tà được đổi là Hà và
Ten biến thành Tiên.
Có thể nói lịch sử Hà Tiên là lịch sử của một vùng đất khẩn hoang, đồng
thời, vì là vùng biên ải nên mảnh đất còn là lịch sử của những cơn binh biến
dai dẳng trải nhiều thế kỷ. Quá trình hình thành và phát triển độc đáo như vậy
nên mảnh đất này đã làm nhiều người say mê với biết bao huyền thoại, từ


11

chuyện các nàng tiên xuất hiện trên sông Giang Thành, đào được hũ bạc đến

bức tượng Phật và ánh sáng huyền bí ở đầm Trũng Kẽ báo hiệu sự ra đời của
Mạc Thiên Tích (Hồ Sĩ Hiệp và Hồi Anh, 1990); từ truyền thuyết hòn Phụ Tử
với hai cha con nhà chài lưới diệt thuồng luồng cứu dân lành để rồi khi chết
hóa thành hai hịn đá trơng về phía biển đến câu chuyện Thạch Sanh quen
thuộc cũng được người dân nơi đây khẳng định là xuất phát từ vùng đất này
với những chứng tích vẫn cịn đến hơm nay như Thạch Động, Châu Nham...
Khơng chỉ có thế, Hà Tiên cịn là một dải đất với địa hình đa dạng như: vũng,
vịnh, đồng bằng, đồi núi, sông rạch, hang động, hải đảo… Sự phong phú trong
cảnh quan này đã được thi sĩ Đông Hồ đề cập đến trong quyển Văn học Hà
Tiên: “Có một ít hang sâu động hiểm của Lạng Sơn. Có một ít ngọn đá chơi
vơi giữa biển của Hạ Long. Có một ít núi vơi của Ninh Bình, một ít thạch thất
sơn mơn của Hương Tích. Có một ít Tây Hồ, một ít Hương Giang. Có một ít
chùa chiền của Bắc Ninh, lăng tẩm của Thuận Hoá. Có một ít Đồ Sơn Cửa
Tùng, một ít Nha Trang Long Hải. Ở đây khơng có một cảnh nào to lớn đầy
đủ, ở đây cảnh nào cũng chỉ nhỏ nhắn xinh xinh, mà cảnh nào cũng có (…)
Chính cũng nhờ những tính cách đặc thù đó của danh thắng, mà Hà Tiên là
một miếng đất màu mỡ cho hạt giống văn chương, văn học dễ phát sinh.”
(Đông Hồ, 1970).
Nét thơ mộng, cảnh sắc đa dạng của vùng đất phía Tây Nam này đã khiến
Mạc Thiên Tích sáng tác Hà Tiên thập cảnh vịnh và Hà Tiên thập cảnh tổng
vịnh.
Mười cảnh Hà Tiên rất hữu tình
Non non nước nước gẫm nên xinh
Đơng hồ Lộc trĩ ln dịng chảy,
Nam phố Lư khê một mạch xanh
Tiêu tự Giang thành chuông trống ỏi,


12


Châu Nham Kim dữ cá chim quanh.
Bình san Thạch động là rường cột,
Sừng sựng muôn năm cũng để dành.
(Trương Minh Đạt, 2017)
Thế nhưng, Hà Tiên đâu chỉ có một lịch sử hình thành độc đáo, đâu chỉ có
cảnh quan làm say lòng người, Hà Tiên còn được biết đến bởi đời sống văn
chương vô cùng sôi động. Văn học Hà Tiên đã bắt đầu và dần nổi tiếng với tao
đàn Chiêu Anh Các do Mạc Thiên Tích sáng lập năm Bính Thìn 1736. Đây
được xem là một thành tựu rực rỡ của Mạc Thiên Tích trong q trình xây
dựng và phát triển vùng đất Hà Tiên. “Chiêu Anh Các”, nghĩa là gác mời
những người tài hoa đến để đàm đạo và xướng họa thơ văn, và quả thật, tao
đàn Chiêu Anh Các đã quy tụ được hơn 37 người tham gia gồm cả người Việt
và người Minh Hương (người Hoa nhập cư), họ không chỉ bàn luận chuyện
văn chương mà còn truyền bá Nho học, đàm đạo thao lược. Đồng thời, Chiêu
Anh Các còn là một nhà nghĩa học, dạy học trị khơng lấy học phí. Đến nay,
những tài liệu cũng như sáng tác của tao đàn Chiêu Anh Các đã thất lạc rất
nhiều, hiện chỉ còn ba tập thơ: Hà Tiên thập vịnh gồm 320 bài thơ do Mạc
Thiên Tích thủ xướng; Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh bằng thơ Nơm của Mạc
Thiên Tích; Minh Bột di ngư thi thảo gồm thi và phú chữ Hán cũng của Mạc
Thiên Tích. Những sáng tác này cịn lưu giữ đến ngày nay cho thấy nội dung
chủ yếu là ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp của vùng đất Hà Tiên.
Năm 1771, Hà Tiên bị quân Xiêm đánh chiếm, Mạc Thiên Tích phải chạy
về Gia Định, tao đàn Chiêu Anh Các cũng theo đó mà tan rã. Dù tồn tại trong
một khoảng thời gian không dài nhưng “tao đàn Chiêu Anh Các là một hiện
tượng văn hóa mới xuất hiện ở một vùng đất mới. Xét trên phương diện nghệ
thuật, những thành tựu của Tao đàn Chiêu Anh Các không mấy thua kém văn
học Đàng Ngoài lúc ấy đang hồi phát triển rực rỡ nhất…” (Hà Thanh Vân,


13


1999). Có lẽ, về sau, việc Đơng Hồ mở Trí Đức học xá cũng chính là sự nối
tiếp con đường mà Mạc Thiên Tích đã khai phá, chứ khơng hẳn chỉ là học tập
thi hào Ấn Độ Tagore với trường học Satiniketan (Xứ sở bình yên) như nhiều
người vẫn nghĩ.
Lư Khê đã được sinh ra và lớn lên trên một vùng thiên nhiên trù phú,
phóng khống, thơ mộng đó. Mảnh đất này như một mạch ngầm nuôi dưỡng,
hun đúc nên tâm hồn và văn chương Lư Khê. Điều này thật dễ nhận thấy qua
những trang viết cũng như qua bút danh của tác giả.
1.1.2. Thân thế
Qua thông tin do ông Trương Minh Đạt – người em duy nhất của nhà văn
Lư Khê hiện đang cịn sống cung cấp thì tác giả sinh ngày 20.1.1916 tại xã
Thuận Yên, Hà Tiên. Lúc nhỏ được gọi tên là Đệ. Ông lớn lên trong một gia
đình nơng dân nghèo khổ, cha là ơng Trương Văn Huynh, làm nghề đánh cá
vược – loài cá ngon nổi tiếng; mẹ là bà Trần Thị Chính, nơng dân. Lư Khê là
anh cả trong gia đình có 5 anh chị em. Ba người em của ông là Trương Văn
Vinh, Trương Mỹ Huê, Trương Minh Hiển đều đã mất, chỉ có ơng Trương
Minh Đạt vẫn cịn sống và là nhà nghiên cứu về Hà Tiên có uy tín trong giới
học thuật.
Thuở nhỏ, Lư Khê cùng gia đình sống ở rạch Lư Khê, xóm Rạch Vược.
Con rạch này vốn có hai nhánh trổ, một nhánh ra biển, một nhánh thông với
vàm Đơng Hồ, nơi hợp lại của hai dịng nước tạo thành một ao rộng, nước
trong vắt và là nơi loài cá vược tụ tập rất nhiều, len lỏi qua các núi Nhọn, núi
Ông Đội và núi Nhỏ tạo thành cảnh quan kỳ thú. Có lẽ phong cảnh hữu tình đó
đã là thi tứ cho Mạc Thiên Tích viết Lư Khê ngư bạc xưa kia. Và đó cũng là lý
do mà người em út của Hà Tiên tứ tuyệt chọn Lư Khê làm bút hiệu. Bên cạnh
đó, ơng cịn có bút hiệu khác là Trương Tuấn Cảnh, Bá Âm. Bút hiệu Trương
Tuấn Cảnh, theo lời ông Trương Minh Đạt, là bút hiệu mà Trương Văn Em



14

dùng khi sáng tác Vịnh cảnh Hà Tiên của Tuấn Cảnh. Đây là 10 bài vịnh họa
lại Hà Tiên thập cảnh của Mạc Thiên Tích, tuy nhiên tác phẩm này đã bị thất
lạc.
Hồn cảnh sống của gia đình khá vất vả, thân sinh của Lư Khê cũng
không ai được đi học, có lẽ vì thấm thía với những nhọc nhằn khi khơng được
học hành nên dù khó khăn thiếu thốn, cha mẹ Lư Khê vẫn luôn cố gắng chăm
lo cho các con ăn học chu đáo. Học tiểu học ở Hà Tiên, lên bậc trung học Lư
Khê học ở Cần Thơ. Ông là người Hà Tiên đầu tiên tốt nghiệp Thành chung tại
trường Collège de Cần Thơ.
Từ 1935, Lư Khê lên Sài Gịn dạy học và viết báo. Ơng dạy Việt văn ở
trường trung học Huỳnh Khương Ninh, Đồng Nai; hợp tác cùng Mộng Tuyết,
Trúc Hà viết báo Sống do Đông Hồ làm chủ bút. Trong khoảng thời gian này,
nhà thơ gặp gỡ và đem lòng si mê đắm đuối cơ Nguyễn Thị Kiêm – chính là
Manh Manh nữ sĩ đã lừng lẫy danh tiếng trên thi đàn Thơ mới lúc bấy giờ.
Trước sự tài hoa và nổi tiếng của cô gái trẻ lúc ấy, để không thua kém, “Lư
Khê hăng hái hoạt động văn chương và xem nữ sĩ như hồng nhan tri kỷ”
(Thẩm Thệ Hà, 1998). Giai đoạn này Lư Khê sáng tác nhiều bài thơ gởi tặng
Manh Manh nữ sĩ. Cuối cùng, nhà thơ cũng chiếm được trái tim của người đẹp
và ngày 11-11-1937, họ đã thành hôn với nhau. Cuộc hôn nhân này được mọi
người trong làng báo nhiệt liệt ủng hộ, nhà báo Diệp Văn Kỳ còn được anh em
ký giả “giao nhiệm vụ” viết một bài thơ để mừng cưới với lời thơ dí dỏm:
Làng báo anh em đặng thiệp mời
Bàn tính cùng nhau kiếm một người
Thay mặt toàn thể đọc lời chúc
Túng đường họ phải chọn thằng tơi
Ra đi họ căn dặn:
Nói năng phải nhã nhặn



15

Nhứt là đừng xỏ xiên:
Tha hồ cho khen tặng
Về nhà nghĩ nghĩ một hồi lâu
Lãnh lời rồi phải tính làm sao
Mừng khách tao nhơn phải ngâm vịnh
Phen này mình chắc rụng hàm râu!...
(Diệp Văn Kỳ, 1937)
Manh Manh nữ sĩ là thứ nữ của ơng Huyện Nguyễn Đình Trị, từng có giai
đoạn nhậm chức ở Hà Tiên. Học tại trường Nữ học Gia Long Sài Gịn, sau đó
tốt nghiệp Thành chung, Manh Manh nữ sĩ xin làm cô giáo dạy tại chính ngơi
trường mình đã từng theo học trước khi bước chân vào làng báo. Khi Phụ nữ
tân văn ra đời, cô trở thành cây bút trẻ nhất của ban biên tập. Tên tuổi của
Manh Manh nữ sĩ ngày càng được công chúng cả nước biết đến càng nhiều qua
những bài báo, cuộc diễn thuyết bênh vực phụ nữ và đặc biệt là những cuộc
diễn thuyết hưởng ứng nhiệt liệt cho phong trào Thơ mới ở khắp ba miền Bắc,
Trung, Nam. Có thể nói, trong làng báo Nam Bộ những năm ba mươi của thế
kỷ XX, Nguyễn Thị Kiêm, tức Manh Manh nữ sĩ đã trở thành “biểu tượng của
một cô gái trí thức miền Nam hết sức tha thiết với phong trào giải phóng phụ
nữ và cải cách xã hội lẫn văn chương” (Thanh Việt Thanh và Thiện Mộc Lan,
1988). Thế nhưng, những yếu tố ấy chưa bao giờ là cái cớ để cô hợm hĩnh,
ngược lại, khi về nhà chồng, nữ sĩ hết mực khiêm tốn, giản dị nên được cả ba
mẹ và người thân của Lư Khê yêu quý. Họ có với nhau một người con nhưng
chẳng may mất sớm. Về sau, nữ sĩ mất khả năng sinh con nên đồng ý cho Lư
Khê lấy thêm vợ khác, đó là bà Nguyễn Ngọc Diêu, hoa khơi trường Huỳnh
Khương Ninh, người sau này trở thành chủ nhiệm báo Ánh Sáng thay Lư Khê
khi ông bị ám sát tại nhà riêng vào sáng ngày 3.7.1950 (Võ Văn Nhơn và
Nguyễn Thị Phương Thúy, 2016).



16

Trong ký ức của người em út Trương Minh Đạt, Lư Khê là người tài
năng, giỏi tiếng Pháp và có lịng tự tơn dân tộc rất cao. Có một lần khi về thăm
nhà, tác giả vác chài đi chài cá, trên đường đi thấy có chiếc ơtơ của một viên
quan người Pháp vừa bị chết máy đậu bên lề. Anh tài xế áo đẫm mồ hôi nhưng
vẫn không làm sao mà khởi động cái xe được. Chủ xe đang ngồi trong xe, thấy
Lư Khê đi ngang qua, hắn bước xuống xe và với gọi:
- Eh! Eh…
Thấy anh không trả lời, hắn lớn tiếng gọi thêm:
- Eh! Eh! Cooli! (Ê, ê, tên phu!)
Nghe thế, Lư Khê nổi giận, quay lại, xổ một tràng tiếng Pháp, bảo hắn
phải lễ độ, hắn không có quyền gọi người Việt là “cu li”… Lúc này dân địa
phương đang vây quanh để xem Lư Khê nói chuyện với tên người Pháp. Đấy
là điều lạ lùng đối với họ vì dân Rạch Vượt xưa nay có ai nói rành tiếp Pháp,
lại dám sừng sộ cãi vã với người Pháp. Đến khi nghe Lư Khê dịch lại nội dung,
họ thích thú và cũng ngấm ngầm ngưỡng mộ tác giả.
1.2. Sự nghiệp văn học
1.2.1. Hoạt động báo chí
Năm 1865, Gia Định báo, tờ báo viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của
Việt Nam ra đời. Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của và sau đó là Trương Minh
Ký được mời làm chủ bút của tờ báo này. Sau những bước đi còn dè dặt ban
đầu, từ Gia Định báo, hoạt động báo chí ở mảnh đất Nam Bộ dần trở nên sôi
nổi hơn cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều đặc biệt thú vị trong mối quan hệ
giữa báo chí và văn học của nước ta là “Ở các nước văn minh tiên tiến thì văn
học đều có trước báo chí, mà ở nước ta chính lại nhờ báo chí xây dựng nền
văn học” (Thiếu Sơn, 1933). Thật vậy, báo chí đã đóng vai trị thúc đẩy sự
chuyển tiếp của một nền văn chương cổ sang văn chương hiện đại.



17

Lư Khê bước chân vào con đường báo chí bằng việc cộng tác với báo
Sống – tờ báo do Đông Hồ, Trúc Hà và Trúc Phong cùng nhau xuất bản. Sống
được xuất bản ở Sài Gòn và là tờ báo được gầy dựng lên với mục đích dùng
văn chương như một cơng cụ hữu ích để cải tạo xã hội nhân sinh, bên cạnh đó
cịn đóng vai trị như là một mảnh đất màu mỡ để những người yêu văn
chương có cơ hội thưởng thức những tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao. Sống
còn là tờ báo đầu tiên của miền Nam in đúng chính tả, phân biệt rõ các dấu hỏi,
ngã – điều khơng hề dễ dàng vì các nhà báo, nhà văn Sài Gòn bấy giờ thường
quan niệm chính tả là đọc sao viết vậy.
Tuy nhiên, tờ báo chỉ xuất bản được 30 số và chính thức bị đình bản vào
ngày 18.9.1935. Cộng tác với Sống từ năm 19 tuổi, dẫu số lượng tác phẩm xuất
hiện trên báo chưa thật dày dặn nhưng có thể nói đây chính là tờ báo góp phần
đưa Lư Khê trở thành một trong những nhà báo có tiếng ở Sài Gịn thời ấy.
Sống bị đình bản, những cây bút chủ chốt tản mác mỗi người một nơi. Lư
Khê dạy Việt văn ở trường Trung học Huỳnh Khương Ninh, vừa dạy học, vừa
làm thơ. Giai đoạn này Lư Khê cộng tác với rất nhiều tờ báo: Thế giới tân văn
(tuần báo ở Sài Gòn, chủ nhiệm kiêm chủ bút là Phan Văn Thiết, tồn tại trong
khoảng thời gian 1936-1937); Đông Tây báo (tuần báo do Dương Bá Trạc và
Dương Tụ Quán thành lập để thay thế tuần báo Văn Học vừa bị đình bản tháng
8-1935); báo Nay (tờ báo xuất bản tại Mỹ Tho, số báo đầu tiên xuất bản năm
1937 và số cuối cùng ra tháng 7.1938); Gió mùa (là tờ báo tại Sài Gòn, hoạt
động từ 1938); Tự do (do Nguyễn Văn Sâm thành lập năm 1938 tại Sài Gòn),
Văn nghệ…
Năm 1946, Lư Khê cộng tác với báo Tân Việt của ông Châu Vĩnh Thạnh
và nhận lời làm chủ bút cho nhật báo ấy. Sau đó, ngày 29.12.1946, nhật báo Sự
thật do Lư Khê làm chủ nhiệm kiêm chủ bút ra đời. Tòa soạn đặt tại đường

Sabourain, nay là đường Lưu Văn Lang. Nhưng chưa đầy một tháng, báo đã bị


18

cảnh cáo nhẹ nghỉ ba ngày từ 27 đến 30.1.1947. Đến 11.2.1947, Sự thật bị
đóng cửa sau khi đăng trên trang nhất bài “Pháp tăng viện quân trấn áp cuộc
vận động độc lập của Việt Nam”.
Ngày 20.2.1947, Lư Khê lại ra nhật báo Ánh Sáng, vừa là chủ nhiệm vừa
là chủ bút. Đây là tờ báo thành viên tiêu biểu của Mặt trận Báo chí thống nhứt
Nam Bộ, ln trung thành với lập trường vì dân vì nước nên ngày càng phát
triển mạnh. Đến mùa hè 1947, Ánh Sáng cùng 16 tờ báo khác trong phong trào
bị đóng cửa một loạt khi Lê Văn Hoạch thẳng tay tàn sát báo chí Sài Gịn. Báo
tiếp tục xuất hiện vào cuối tháng 6/1947 nhưng chỉ hai tháng sau lại tiếp tục bị
đình bản. Đến tháng 11 cùng năm, báo lại hoạt động với loạt bài phóng sự
Viếng chiến khu. Nhà cầm quyền, dĩ nhiên, không thể chấp nhận việc nhà báo
ung dung vào chiến khu rồi lại viết bài đăng báo giới thiệu Việt Minh nên ngày
22/11/1947, Ánh Sáng cùng 13 tờ báo khác một lần nữa bị đóng cửa đến
khoảng 7 tháng sau mới hoạt động trở lại. Dù thường xuyên bị buộc phải treo
bút nhưng Ánh Sáng luôn xông xáo đưa tiếng nói của mình đến với bạn đọc.
Hàng ngày, báo in 4 trang khổ lớn, số lượng in mỗi ngày một tăng.
Đầu năm Canh Dần 1950, nhiều sự kiện sôi động liên tục diễn ra và vượt
ra khỏi không gian của thành phố Sài Gịn, Ánh Sáng ln kịp thời cập nhật
tình hình trên các trang báo của mình. Đám tang Trần Văn Ơn được Ánh Sáng
tường thuật trong phóng sự đăng ngày 14/1/1950: “Trong lịch sử thành phố
chưa có đám tang nào lớn bằng… cả một biển người kéo đi cuồn cuộn trọn
tám giờ để tiễn xác em Trần Văn Ơn về nơi vĩnh cửu.”. Bài báo này do Lư Khê,
lúc đấy lấy bút hiệu là Bá Âm, viết cùng các đồng nghiệp.
Cùng năm đó, khoảng đầu tháng 3, một trận hỏa hoạn khủng khiếp đã
thiêu rụi hàng ngàn căn nhà ở khu lao động Bàu Sen – Tân Kiểng, hai vạn

đồng bào Hoa – Việt lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Thông cáo được đưa ra
kêu gọi đồng bào cứu trợ nạn nhân hỏa hoạn. Trên trang nhất báo Ánh Sáng ra


19

ngày 13/3 đã tường thuật chi tiết về ngày cất nhà lại do Phái đoàn đại biểu các
giới mà người lãnh đạo là luật sư Nguyễn Hữu Thọ thực hiện. Bài báo lập tức
tạo được sự chú ý và hưởng ứng với những nội dung vô cùng chi tiết và hàng
tít dài năm cột: Một cảnh hùng vĩ: 6.000 lao động, trí thức, học sinh Việt Nam
và một người Pháp ra tay cất trại cho nạn nhân cháy nhà Tân Kiểng giữa
những tiếng ca hùng dũng.
Như vậy, có thể thấy dù là vấn đề chính trị hay xã hội thì Ánh Sáng vẫn
ln kịp thời có mặt và phản ánh trung thực bằng những ngòi bút sắc bén của
ban biên tập. Ánh Sáng vẫn đang tỏa sáng trong làng báo thì ngày 3.7.1950, Lư
Khê bị ám sát tại nhà riêng. Tuy nhiên, tờ báo vẫn tiếp tục sống dưới sự chèo
chống của chủ bút Ngọc Hồ và bà Nguyễn Ngọc Diêu – vợ sau của Lư Khê –
làm quản lý tài chánh.
1.2.2. Hoạt động văn học
1.2.2.1. Thơ
Từ cuối thế kỷ XIX, Nam Kỳ đã trở thành thuộc địa của Pháp. Sài Gòn và
các trung tâm lớn của Nam Kỳ dần được đơ thị hóa; việc khai thác thuộc địa
cũng được Pháp đẩy mạnh… những yếu tố này dẫn đến sự thay đổi lớn lao trên
nhiều bình diện khác nhau của cơ cấu chính trị, kinh tế, xã hội và đời sống văn
hóa tinh thần. Đặc biệt, sự hiện diện của hoạt động in ấn, xuất bản ngay trong
các thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX cũng góp phần phổ biến rộng rãi các tác
phẩm văn học đến công chúng. Q trình tiếp cận với văn hóa, văn học phương
Tây khá sớm ở Nam Kỳ ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị hiếu thẩm mĩ, quan niệm
nghệ thuật của người sáng tác lẫn người thưởng thức văn chương. Hiện thực
cuộc sống buổi giao thời thuộc Pháp cũng là mảnh đất màu mỡ, tác động

khơng ít đến tư tưởng, tình cảm người cầm bút. Với những yếu tố đó, người
cầm bút phương Nam dần mở rộng phạm vi cảm nhận, phản ánh, góp phần làm
phong phú cho văn học quốc ngữ Nam Bộ, trong đó có thơ ca.


×