1
Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
Uông đình dơng
Sự nghiệp phê bình văn học
của đinh gia trinh
Luận văn thạc sĩ ngữ văn
Vinh - 2011
2
Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
Uông đình dơng
Sự nghiệp phê bình văn học
của đinh gia trinh
Chuyên ngành: lí luận văn học
MÃ số: 60.22.32
Luận văn thạc sĩ ngữ văn
Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Lê văn dơng
Vinh - 2011
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài
4
2. Lịch sử vấn đề
5
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát
10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
10
5. Phương pháp nghiên cứu
11
6. Cấu trúc luận văn
11
Chương 1
ĐINH GIA TRINH TRONG ĐỜI SỐNG PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM
NỬA ĐẦU NHỮNG NĂM 40, THẾ KỈ XX
1.1. Phê bình văn học Việt Nam 1941-1945 trong đời sống văn học
nửa đầu thế kỷ XX
12
1.1.1. Tiến trình hiện đại hóa phê bình văn học Việt Nam nửa đầu
thế kỉ XX
12
1.1.1.1. Khái niệm Phê bình văn học
12
1.1.1.2. Cơ sở xã hội, văn hóa, văn học của việc hiện đại hóa phê bình
văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX
18
1.1.2. Thời điểm 1941 - 1945 với những tành tựu nổi bật của phê bình
văn học trước 1945
28
1.2 Đinh Gia Trinh - một gương mặt phê bình văn học 1941-1945
31
1.2.1. Đinh Gia Trinh - Vài nét về tiểu sử
1.2.2. Đinh Gia Trinh với nhóm Thanh nghị
31
32
4
1.2.2.1 Vài nét về nhóm Thanh nghị và Tạp chí Thanh nghị
32
1.2.2.2. Đinh Gia Trinh, một cây bút phê bình văn học sáng giá trên
Tạp chí Thanh nghị
37
Tiểu kết
40
Chương 2
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG VÀ VẤN ĐỀ NỔI BẬT TRONG LĨNH VỰC
PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA ĐINH GIA TRINH
2.1 Sự đa dạng trong đối tượng phê bình văn học của Đinh Gia Trinh
42
2.2 Đinh Gia Trinh và mối quan tâm thường trực tới sự phát triển
của văn học dân tộc
47
2.2.1. Khẳng định sự giao lưu với phương Tây như một xu thế tất yếu
trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc
47
2.2.2. Vấn đề bản sắc Việt Nam của văn học trong bối cảnh giao lưu,
hội nhập
54
2.2.3. Mối quan hệ biện chứng giữa giao lưu, hội nhập với việc xây dựng
bản sắc Việt Nam trong tiến trình hiện đại hóa văn học
62
2.2.4. Gợi mở xây dựng một nền văn chương chân chính
66
2.2.4.1. Đặc điểm của nền văn chương truyền thống Việt Nam
66
2.2.4.2. Tiêu chí một nền văn chương chân chính theo quan niệm của
Đinh Gia Trinh
70
Tiểu kết
75
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA ĐINH GIA TRINH
3.1. Phê bình theo phương pháp khoa học
78
5
3.2. Vận dụng thuyết trực giác
85
Tiểu kết
93
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
94
6
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Đinh Gia Trinh là một trong số khơng nhiều những nhà phê bình văn
học hiện đại có chun mơn cao ở Việt Nam vào những năm trước Cách
mạng tháng Tám 1945. Tuy là một luật sư nhưng vào giai đoạn trước năm
1945 của thế kỷ XX, với tư cách cách là người phụ trách mảng văn học, xã
hội trên Tạp chí Thanh nghị, ơng đã có rất nhiều bài phê bình văn học có giá
trị. Đinh Gia Trinh là người có ý thức rất rõ về vai trị của cơng tác lý luận
phê bình trong đời sống văn học. Những vấn đề văn học mà Đinh Gia Trinh
đặt ra tuy đã cách xa chúng ta hơn nửa thế kỉ nhưng những giá trị của nó vẫn
cịn ngun tính thời sự.
1.2. Nghiên cứu về Đinh Gia Trinh với tư cách là một nhà phê bình văn
học khơng chỉ giúp ta hiểu thêm về sự nghiệp phê bình của tác giả mà cịn
góp phần hiểu hơn quá trình phát triển tư tưởng phê bình của văn học Việt
Nam thế kỉ XX. Bởi xét về mặt tổng quan, sự nghiệp phê bình văn học của
Đinh Gia Trinh là một mắt xích quan trọng trong diễn trình của tư tưởng phê
bình văn học Việt Nam thế kỉ XX. Trong thời kì 1941-1945 hội tụ hầu như tất
cả những tinh hoa của nghệ thuật phê bình, Đinh Gia Trinh cùng những trang
phê bình văn học của mình vẫn có được chỗ đứng vững chắc và mang một
màu sắc độc đáo. Điều này khẳng định được tài năng, cá tính và những đóng
góp lớn của Đinh Gia Trinh đối với lĩnh vực phê bình văn học. Nó khơng chỉ
định vị một góc nhìn phê bình của một tác giả mà cịn giúp ta hình dung được
diện mạo của phê bình văn học Việt Nam những năm đầu của thập niên 40,
thế kỉ XX.
1.3. Trên thực tế, mảng phê bình văn học đã được đưa vào giảng dạy trong
nhà trường. Tác phẩm phê bình văn học của Đinh Gia Trinh đã được đưa vào
7
chương trình sách Ngữ văn đổi mới (sách Ngữ văn 11, tập 1, Ban Cơ bản). Vì
thế, nghiên cứu về sự nghiệp phê bình của Đinh Gia Trinh sẽ giúp tơi rất
nhiều trong việc dạy học văn học nói chung và dạy học mảng lý luận, phê
bình văn học nói riêng.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Đinh Gia Trình đã có ngót trăm bài viết về lĩnh vực văn học trên Tạp chí
Thanh nghị trong khoảng từ 1941 đến 1945, thời gian mà tạp chí này hoạt
động. Tuy vậy, những đóng góp của nhà phê bình này chưa được các học giả
đương thời nghiên cứu nhiều. Hầu hết các bài viết hay các cơng trình nghiên
cứu về Đinh Gia Trinh cũng chủ yếu là của các tác giả hậu thế.
Tác giả Phạm Thế Ngũ, trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân
biên ( Nhà xuất bản Tùng Thư, Sài Gòn, 1961), đã có những nhận xét khá thú
vị về Đinh Gia Trinh khi đặt ơng trong Tạp chí Thanh nghị. Theo Phạm Thế
Ngũ, Đinh Gia Trinh là ngòi bút khả ái nhất ở Thanh nghị. Tác giả Phạm Thế
Ngũ không chỉ trân trọng những kiến giải sâu sắc của Đinh Gia Trinh đối với
đời sống văn chương mà còn ấn tượng tốt về tồn bộ con người Đinh Gia
Trinh tốt ra qua các trang viết. Đinh Gia Trinh đã thể hiện được sự sắc bén,
công minh, đúng và hay trong những bài phê bình, khảo luận. Phạm Thế Ngũ
cịn thấy Đinh Gia Trinh ở “những bài tùy bút chứng tỏ ông là một tâm hồn có
nhiều nhiệt thành, ham mê cái đẹp, ưa thú suy tưởng và góp nhặt cảm giác.
Người ta thấy ở ông ảnh hưởng của Tự lực văn đồn, từ nàng mỹ thuật Thế
Lữ, người trí thức băn khoăn của Nhất Linh, đến đường lối hướng nội và duy
cảm của Thạch Lam, Xuân Diệu”. Phạm Thế Ngũ đặt Đinh Gia Trinh vào cái
mạch tìm tịi của hàng loạt trí thức đương thời để một mặt thấy ơng khơng lẻ
loi nhưng mặt khác cũng chính là sự thừa nhận Đinh Gia Trinh là một mắt
xích quan trọng của phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
8
Lê Đạt trong Lời mở cuốn Hồi vọng của lí trí (Nxb Văn học, 1996) đã
dành cho Đinh Gia Trinh những đánh giá riêng biệt so với các thành viên trong
nhóm trí thức Thanh nghị . Lê Đạt khẳng định, Đinh Gia Trinh khác với cái
“hùng hồn lôi cuốn của Phan Anh”, khác “cái uyên bác của Hoàng Xuân Hãn,
cái lập luận sắc sảo của Vũ Đình Hịe”. Theo Lê Đạt, Đinh Gia Trinh là một
người “trầm ngâm” thường im lặng suy nghĩ. Với Lê Đạt, những bài viết về
văn học của Đinh Gia Trinh có vẻ khiêm tốn như chính con người ơng nhưng
đã báo hiệu cho “mùa xn”, báo hiệu cho “tiếng hót của một con chim lành”.
Nhưng cũng theo Lê Đạt, mặc dù là người yêu sự mộng mơ nhưng trong những
giờ phút quyết định, Đinh Gia Trinh là “một người dám lựa chọn”.
Trong cuốn Văn học Việt Nam (1900 - 1945), Phan Cự Đệ cũng đã đề
cập đến Thanh nghị và Đinh Gia Trinh. Phan Cự Đệ nhận xét: “Thanh nghị là
tạp chí của một nhóm tri thức cấp tiến như Phan Anh, Nguyễn Xiển, Nguyễn
Xuân m, Vũ Đình Hịe, Đỗ Đức Dục, Đinh Gia Trinh, Lê Huy Vân…
Thanh nghị có hàng loạt bài nói đến tư tưởng Lương Khải Siêu, Tôn Dật Tiên,
cách mạng Tân Hợi, đến kinh tế học và xã hội học tư sản, đến các chính thể
tổng thống, đại nghị. Nhìn chung, Thanh nghị có khuynh hướng dân tộc tư sản
nhưng trên tờ tạp chí này cũng có nhiều màu sắc khác nhau”. Phan Cự Đệ đã
đặt nhóm Thanh nghị trong sự so sánh với nhóm Tri tân, Xuân Thu nhã tập,
Hàn Thuyên để đánh giá những đặc điểm riêng của Thanh nghị.
Vương Trí Nhàn có bài viết: Khn mặt tinh thần của một trí thức:
Trường hợp Đinh Gia Trinh, trong cuốn Nhà văn tiền chiến và q trình hiện
đại hóa (Nxb Văn hóa Thơng tin, 1999). Tác giả khẳng định, Đinh Gia Trinh
trong Tạp chí Thanh nghị có một vai trị riêng biệt. Đinh Gia Trinh quan tâm
nhiều nhất đến văn chương nghệ thuật. Tác giả đánh giá, Đinh Gia Trinh đã
có đóng góp cho nghiên cứu phê bình văn học với nhiều bài viết khái quát
được những vấn đề văn chương: Phê bình nghiên cứu về từng tác phẩm, đánh
9
giá kết quả tình hình văn chương qua từng năm, danh văn ngoại quốc, tùy
hứng, tiểu luận văn học - văn chương. Vương Trí Nhàn cho rằng, Đinh Gia
Trinh là một nhà phê bình văn học mang tư duy, phương pháp khoa học, dựa
trên nền tảng của lí trí.
Phong Lê dành một bài viết về Đinh Gia Trinh: Đinh Gia Trinh trong đời
sống văn chương - học thuật hồi 1941 - 1945, trong cuốn Vẫn chuyện văn và
người (Nxb Văn hóa Thơng tin, 1999). Tác giả bài viết đánh giá “Đinh Gia Trinh
còn là và hơn thế, quả là một cây bút phê bình và tiểu luận rất đáng trân trọng”.
Tác giả nhận xét rằng, Đinh Gia Trinh là gương mặt nổi bật trong phê bình văn
học của nền văn học Việt Nam chặng cuối của con đường hiện đại hóa .
Là một đồng nghiệp, Vũ Đình Hịe đã từng làm việc, từng tiếp xúc với
Đinh Gia Trinh rất nhiều. Đó là khoảng thời gian mà hai người cùng làm việc
trong Tạp chí Thanh nghị. Sau này, khi cho ra đời cuốn hồi kí mang tên mình
- Hồi kí Vũ Đình Hịe, tác giả đã dành cho Đinh Gia Trinh những đánh giá rất
cao. Rất nhiều trang viết trong cuốn hồi kí, Vũ Đình Hịe đề cập đến Đinh Gia
Trinh. Vũ Đình Hịe đặc biệt quan tâm tới Đinh Gia Trinh về tinh thần khoa
học, phương pháp nhận thức, ánh sáng của việc tiếp nhận tri thức văn học
phương Tây. Khi nói về sự ảnh hưởng của học thuyết Bergson ở nước ta, Vũ
Đình Hịe khẳng định: “Nhìn về nước ta, tơi nhận thấy các thế hệ thanh niên
trí thức trực tiếp hay gián tiếp, đón nhận học thuyết Bergson rất hào hứng.
Chính vì nó thích hợp với tâm hồn người Việt Nam, tâm hồn người Á Đông.
Học thuyết Bergson kết hợp nhuần nhuyễn tinh thần khoa học quy củ của lí trí
sáng suốt với sự tinh nhuệ, nhạy cảm của tâm hồn thiên biến vạn hóa, là thức
ăn mà họ đang đòi hỏi; đồng thời cũng là nhu cầu tự nhiên của tư tưởng Á
Đông và Việt Nam đã được nhào nặn lâu đời trong triết lí sống của ba đạo
giáo. Có thể coi Đinh Gia Trinh như một nhân vật điển hình của sự nhào nặn
ấy: một thanh niên trí thức say mê các tác phẩm văn học phương Tây, đặc biệt
10
là chịu ảnh hưởng sâu xa của phương pháp sáng tác khoa học phương Tây,
nhưng tâm hồn vẫn đậm đà bản sắc dân tộc” [21, 381].
Ở mục Đinh Gia Trinh trong cuốn Từ điển văn học, bộ mới (Đỗ Đức
Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Chủ biên, Nxb Thế
giới, 2004), tác giả Trần Hải Yến nhấn mạnh những đóng góp đặc biệt của
Đinh Gia Trinh đối với đời sống văn chương Việt Nam giai đoạn 1941 - 1945
gắn liền với Tạp chí Thanh nghị. Theo Trần Hải Yến, Đinh Gia Trinh trong
các bài viết của mình trên Tạp chí Thanh nghị đã “chạm đến mọi ngóc ngách
của đời sống văn chương: Sáng tác, dịch thuật, phê bình”. Đối tượng có khi
chỉ là một sáng tác: Đọc tập kịch Mơ hoa của Đồn Phú Tứ (Tạp chí Thanh
nghị, số 8, năm 1942), Đọc Xuân Thu nhã tập (Tạp chí Thanh nghị, số 22, năm
1942). Một cuốn sách nghiên cứu phê bình: Nói chuyện thơ nhân quyển Thi
nhân Việt nam 1932 - 1941… Tác giả Trần Hải Yến nhận thấy, xuyên suốt các
bài viết của Đinh Gia Trinh là mối quan tâm của ơng đến q trình Âu hóa
trong sinh hoạt văn chương Việt Nam. Tác giả đánh giá rất cao khối kiến thức
mà Đinh Gia Trinh sử dụng. Đó là khối kiến thức đồ sộ cùng với một thái độ
tỉnh táo, chứng mực, khách quan. Đinh Gia Trinh ln có chủ kiến trong các
bài viết của mình. Gần 100 bài viết của ơng đăng trên Tạp chí Thanh nghị
trong khoảng 5 năm đã được những người thân trong gia đình ơng sưu tầm,
biên soạn trong cuốn sách lấy tên Hồi vọng của lý trí. Với tác giả Trần Hải
Yến, sự nghiệp phê bình văn học của Đinh Gia Trinh đã định vị một góc nhìn,
một lối phê bình riêng.
Phạm Vĩnh Cư trong bài Đinh Gia Trinh và nhóm Thanh nghị: Một quan
niệm nghệ thuật đăng trên Nghiên cứu Văn học, số 2, 2009, đã có những nhận
xét về Đinh Gia Trinh. Theo tác giả, hoạt động văn học của Đinh Gia Trinh
không tách rời với số phận Tạp chí Thanh nghị. “Khơng nghiên cứu hoạt động
của Thanh nghị, không thể hiểu biết đầy đủ về nền phê bình văn học ở Việt
11
Nam thế kỉ XX”. Trong nhóm Thanh nghị, Phạm Vĩnh Cư chú ý nhất đến cây
bút phê bình văn học Đinh Gia Trinh. Đinh Gia Trinh được công luận trong
và ngồi nước nhất trí xem làm cây bút phê bình văn học “sáng giá nhất” của
tờ báo. Đinh Gia Trinh cùng với nhiều trí thức của nhóm Thanh nghị khơng
có chân trong các tổ chức văn hóa, văn nghệ của chính quyền nên có đủ “đất”
để tạo cho mình “một thế đứng độc lập”, có cái nhìn của “người đứng ngồi”,
vì thế ý kiến trở nên cơng tâm, khơng thiên vị về những vấn đề văn chương
nghệ thuật nước nhà. Theo Phạm Vĩnh Cư, Đinh Gia Trinh đã âm thầm thể
hiện quan niệm văn chương - nghệ thuật của mình thơng qua các bài viết. Nó
khác hẳn với các cuộc công khai tranh luận nảy lửa, dai dẳng trên văn đàn mà
nhiều khi hiệu quả đem lại không nhiều. “Phụng sự một nền nghệ thuật chân
chính” là tơn chỉ của Tạp chí Thanh nghị cũng như của cá nhân Đinh Gia
Trinh. Tơn chỉ ấy tốt ra từ tồn bộ hoạt động văn nghệ của ơng trên tạp chí.
Phạm Vĩnh Cư nhận xét: “Đinh Gia Trinh nhạy cảm đặc biệt với những u
cầu, địi hỏi trong lĩnh vực văn hóa của thời đại mới”. Với một tầm văn hóa,
văn học sâu rộng, Đinh Gia Trinh đã dùng văn học nước ngoài (của những
nước có nền văn học lớn và phát triển) làm thước đo, định giá các hiện tượng
văn học nước nhà. Ơng làm điều đó với tất cả bầu nhiệt huyết, thái độ khoa
học khách quan cùng mong muốn cháy bỏng có một nền văn học nước nhà
phát triển theo kịp thời đại.
Đỗ Lai Thúy cũng có bài viết: Đinh Gia Trinh và tinh thần khoa học trong
Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy (Nxb Hội Nhà văn , 2010). Ngay ở
nhan đề của bài viết, Đỗ Lai Thúy đã hé mở cho người đọc được một nhận xét
khái quát về Đinh Gia Trinh. Bằng việc phân tích một số bài viết của Đinh
Gia Trinh đăng trên Tạp chí Thanh nghị, Đỗ Lai Thúy đã chứng minh được
phong cách phê bình văn học của Đinh Gia Trinh mang tính khoa học cao.
Đặc điểm này được thể hiện ở những bài như: Đọc cuốn Việt Nam văn phạm
12
của ông Trần Trọng Kim, Nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều, Óc khoa
học của một vài người. Qua các bài viết ấy, Đỗ Lai Thúy còn thấy Đinh Gia
Trinh có quan niệm phê bình của thuyết trực giác Bergson, kết hợp nhuần
nhuyễn với tinh thần khoa học. Trong những bài phê bình văn học của Đinh
Gia Trinh, có sự hài hịa giữa tình cảm và lí trí. Đỗ Lai Thúy nhận thấy rằng,
Đinh Gia Trinh có một tầm văn hóa sâu rộng vì thế ơng “nhìn văn chương với
một khoảng cách của một người ngồi cuộc: Bình tĩnh, mực thước, sáng suốt
và dung hịa” [55, 352].
Nhìn chung, sự nghiệp phê bình văn học của Đinh Gia Trinh ngày càng
nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của giới nghiên cứu.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI TƯ LIỆU KHẢO SÁT
Lấy sự nghiệp phê bình văn học của Đinh Gia Trinh làm đối tượng
nghiên cứu, luận văn quan tâm khảo sát các tư liệu sau đây:
- Tạp chí Thanh nghị (1941 - 1945)
- Hồi kí Thanh nghị , Nxb Văn học, 1997 (Tái bản năm 2005)
- Hồi kí Vũ Đình Hịe, Nxb Hội Nhà văn, 2000
- Cuốn sách phê bình văn học và tùy bút của Đinh Gia Trinh nhan đề
Hồi vọng của lý trí, Nxb Văn học 1996 (Tái bản có bổ sung, 2005, Nxb Hội
Nhà văn)
- Ngồi ra luận văn cịn tham khảo một số tạp chí trước và song hành
cùng Tạp chí Thanh nghị như: Tao đàn (1939 - 1941), Tri tân (1941 - 1946)
để đối chiếu, so sánh.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Luận văn nhằm tìm hiểu:
4.1.Vị trí của Đinh Gia Trinh trong đời sống văn chương học thuật
trước 1945.
13
4.2. Những đối tượng chính và vấn đề nổi bật trong lĩnh vực phê bình
văn học của Đinh Gia Trinh.
4.3. Phương pháp phê bình văn học của Đinh Gia Trinh.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Tương ứng với nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn ngoài Mở đầu, Kết luận,
Tài liệu tham khảo, được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1. Đinh Gia Trinh trong đời sống phê bình văn học Việt Nam
nửa đầu những năm 40, thế kỉ XX
Chương 2. Những đối tượng chính và vấn đề nổi bật trong lĩnh vực phê
bình văn học của Đinh Gia Trinh
Chương 3. Phương pháp phê bình văn học của Đinh Gia Trinh
14
Chng 1
đinh gia trinh trong đời sống phê bình văn học
việt nam nửa đầu những năm 40, thế kỉ xx
1.1. Phê bình văn học Việt Nam 1941 - 1945 trong đời sống văn học
nửa đầu thế kỉ XX
1.1.1. Tiến trình hiện đại hố phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX
1.1.1.1. Khái niệm Phê bình văn học
Trong Từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 1997, phê bình
văn học được xem là “bộ mơn nghiên cứu chuyên phân tích các tác phẩm văn
học nhằm mục đích hướng dẫn việc sáng tác”.
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, phê bình văn học được hiểu là “sự
phán đốn, bình phẩm, đánh giá và giải thích tác phẩm văn học, đồng thời
kèm theo việc phán đốn, bình phẩm, giải thích, đánh giá những hiện tượng
đời sống mà tác phẩm nói tới. Phê bình văn học được xem như một hoạt động
tác động trong đời sống văn học và quá trình văn học, như một loại sáng tác
văn học, đồng thời cịn được coi như một bộ mơn thuộc nghiên cứu văn học.
Khác với văn học sử, phê bình văn học ưu tiên soi rọi những quá trình, những
chuyển động đang xảy ra trong văn học hiện thời, khảo sát sản phẩm xuất bản
và báo chí, phản xạ với các hiện tượng văn học, với sự cảm thụ văn học của
công chúng. Ngay khi bàn về di sản văn học quá khứ, nhà phê bình cũng chủ
yếu xuất phát từ các nhiệm vụ xã hội và thẩm mĩ của hiện tại.
Trong phê bình nghệ thuật nói chung (gồm phê bình âm nhạc, phê bình
sân khấu, phê bình điện ảnh, phê bình mĩ thuật, v.v…), nếu các loại phê bình
nói trên khơng thể “ trở thành” đối tượng của nó (ví dụ phê bình âm nhạc
khơng thể “thành” âm nhạc, v.v…), thì phê bình văn học (và các loại phê bình
nghệ thuật nói trên, ở những mức nhất định) có thể trở thành văn học, tức là
15
thuộc nghệ thuật ngơn từ. Có khả năng này là do chỗ phê bình văn học (và các
dạng phê bình nghệ thuật) cũng sử dụng chất liệu ngôn từ (ngôn ngữ tự nhiên,
tức là ngôn ngữ dân tộc) như mọi sáng tác văn học; tuy vậy không phải mọi
dạng “viết lách” thuộc phạm vi phê bình nghệ thuật đều được coi là văn học;
chỉ một số tương đối ít trang viết đạt tới tính nghệ thuật cao về ngơn từ thẩm
mĩ, bộc lộ một cách độc đáo, một cách nhìn có chủ kiến - là có thể trở thành
văn học.
Những phán đốn phê bình hầu như xuất hiện đồng thời với sự xuất
hiện của văn học, ban đầu với tư cách là những ý kiến của các độc giả quan
trọng, hiểu biết nhất; khơng ít trường hợp các độc giả này cũng là người sáng
tác văn học. Ngay khi đã được tách ra thành một loại công việc văn học, phê
bình văn học trong suốt nhiều thời đại vẫn chỉ giữ một vai trò “ứng dụng”
khiêm nhường - vai trò của sự đánh giá khái quát về tác phẩm, giới thiệu tác
phẩm với bạn đọc, khích lệ hoặc chỉ trích tác giả. Chỉ với sự phát triển của
văn học, mục tiêu, tính chất của phê bình văn học mới trở nên phức tạp địi
hỏi chính phê bình phải được phân nhánh, đa dạng.
Như vậy, sự xác định lý thuyết về phê bình cần tính đến phương diện
tiến triển lịch sử. Nói chung, khi các nền văn học cịn tồn tại như là tổng số
giản đơn những tác phẩm riêng lẻ, thì ứng dụng với kiểu văn học ấy chính là
kiểu phê bình chỉ cần biết đến văn bản, và khi phân tích văn bản, ngồi việc
chú trọng ý nghĩa ln lý (phương diện này nhiều khi thu hút gần như tồn bộ
nỗ lực của nhà phê bình), người ta chỉ cần lưu ý tới một số yếu tố được xem là
quan trọng nhất, tập trung nhất của tính nghệ thuật và xuất phát điểm để xem
xét các yếu tố ấy thường là các chuẩn mực, quy phạm nghiêm ngặt của thể tài.
Ở phương Tây, từ thế kỷ XVII, nhất là từ thế kỷ XVIII, văn học trở
thành một lĩnh vực hoạt động xã hội đặc thù; tương ứng với nó là sự hình
thành những thiết chế xã hội của văn học (báo chí, xuất bản, cơng chúng, dư
16
luận), là sự hình thành đời sống văn học với tư cách là một lĩnh vực đặc thù
trong toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội. Phê bình văn học kiểu mới được
phát triển trong bối cảnh đó của đời sống xã hội, với tư cách là một dạng thức
và một bộ phận của dư luận xã hội. Quan hệ của nó với văn học, với đời sống
xã hội, với cơng chúng văn nghệ ngày càng phức tạp hóa, đa dạng. Chẳng
hạn, tương ứng với hình thức tồn tại và phát triển của văn học như nhóm phái,
trào lưu, khuynh hướng, ở phê bình văn học cũng có các nhóm phái, trào lưu,
khuynh hướng của mình. Hoạt động và ngơn luận của nhóm phái, trào lưu,
khuynh hướng này tác động vào đời sống văn học, đưa tới những thay đổi
trong xu hướng phát triển văn học. Do vậy, có thể coi phê bình văn học như
một bộ phận lập pháp về lý thuyết cho sáng tác; nó trở thành nhân tố tổ chức
quá trình văn học. Phê bình văn học hiện đại khơng chỉ tìm kiếm “nhãn tự”,
“thần cú”, khơng chỉ phê bình, phẩm bình; nó cịn nghiên cứu mọi mặt liên hệ
bên trong và bên ngoài của sáng tác nghệ thuật với đời sống xã hội; nó khơng
chỉ là một bộ phận của dư luận xã hội mà còn tác động vào dư luận, tác động
đến xã hội.
Ở phê bình hiện đại, những thể tài thường dùng là: Bài báo, bài điểm
sách, bài tổng quan văn học, tiểu luận, chân dung văn học, đối thoại phê bình
văn học, bút chiến, v.v… Tùy theo thể tài và mục đích, phê bình bộc lộ những
khả năng và đặc tính của mình bắt đầu từ một thơng tin đơn giản của một
người đọc về một tác phẩm mới ra mắt và kết thúc là việc đặt ra các vấn đề
văn học và xã hội. Nói chung, nhà phê bình ở thời hiện đại kết hợp trong
mình những năng lực của nhà mĩ học và người nghệ sỹ với năng lực ít nhiều
của nhà đạo đức học, nhà tâm lý học, nhà chính luận. Tuy vậy, việc đạt tới sự
kết hợp hồn hảo này thường rất hiếm hoi, trong khi những sự thiếu hụt tối
thiểu lại thường khá phổ biến” [6, 250 - 253].
17
Phê bình văn học là một lĩnh vực mang dấu ấn chủ quan khá đậm nét
nhưng cũng là một hoạt động mang tính khoa học cao. Phê bình văn học thực
chất là một thao tác của tư duy. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Nhà
xuất bản Giáo dục phát hành, mục phê bình văn học được đề cập khá đầy đủ
và chi tiết: “Phê bình văn học là sự phán đốn, phẩm bình, đánh giá và giải
thích tác phẩm văn học. Phê bình văn học vừa là một hoạt động, vừa là một
bộ môn khoa học về văn học. Phê bình văn học vừa tác động tới sự phát triển
của văn học, vừa tác động tới độc giả, góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ
cho quảng đại quần chúng. Là một mơn khoa học, phê bình văn học nhận thức
các khuynh hướng vận động của văn học đương đại, tìm kiếm chỗ làm bàn
đạp cho văn học đi tới, khám phá những nhân tố nghệ thuật có khả năng mở
rộng ra một q trình văn học mới và chỉ ra được nhược điểm trong các sáng
tác so với nhu cầu của thời đại và của bản thân văn học.
Xét từ góc độ lịch sử, phê bình văn học là một sự tự ý thức về văn học.
Do đó diện mạo của phê bình văn học khơng ngừng biến đổi cùng với sự biến
đổi và phát triển của văn học.
Cả văn học lẫn phê bình văn học đều xuất hiện từ thời xa xưa trong lịch
sử văn hóa của nhân loại. Nhưng trước thế kỷ XVII, trên phạm vi tồn thế
giới, phê bình văn học chưa trở thành lĩnh vực hoạt động xã hội đặc thù.
Nghiên cứu nghệ thuật ngôn từ lúc bấy giờ được xem như công việc của hai
bộ môn ngữ văn - triết học bất phân. Từ ngữ văn và triết học, những mầm
mống đầu tiên của phê bình văn học xuất hiện hàng loạt những cơng trình
mang dáng dấp của một “thể loại” đặc biệt, trong đó tác giả tập trung phân
tích tác phẩm văn học như những văn bản cụ thể, nhằm chỉ ra cho nghệ sĩ
cách thức viết văn. Ở đây, nhà phê bình chỉ cần biết tới văn bản; và khi phân
tích văn bản, ngồi ý nghĩa ln lí, người ta chỉ cần biết tới “thần cú”, “nhãn
tự” với những luật lệ nghiêm ngặt của thể văn. Phê bình văn học, vì thế,
18
thường tập trung đánh giá, bình phẩm, hơn là phân tích, nghiên cứu tồn bộ
những mối liên hệ bên trong và bên ngoài hết sức phức tạp của sáng tác nghệ
thuật. Đó là lối phê bình văn học kiểu cổ tương ứng với hình thức tồn tại như
tổng số giản đơn của những tác phẩm riêng lẻ.
Đến thế kỷ XVII, đặc biệt từ thế kỷ XVIII, phê bình văn học trở thành
lĩnh vực hoạt động xã hội đặc thù. Quan hệ giữa phê bình văn học với văn học
và cơng chúng nghệ thuật ngày càng trở nên phức tạp. Văn học phát triển
trong mối tương quan hệ tương tác vô cùng phức tạp giữa các khuynh hướng,
trào lưu, trường phái. Tương ứng với hình thức tồn tại và phát triển của văn
học, phê bình văn học thường xuyên tiến hành các cuộc đấu tranh văn học, tổ
chức các trào lưu, khuynh hướng nghệ thuật, truyên bố sự mở đầu hay kết
thúc một giai đoạn văn học. Điều đó chứng tỏ, phê bình văn học hiện đại là
một bộ phận lập pháp về phương diện lí luận cho sáng tác, là nhân tố tổ chức
của q trình văn học. Nó tác động tới đời sống văn học qua vai trò tổ chức
của mình. Nó giải thích tác phẩm văn học, kêu gọi nhà văn sáng tạo ra những
giá trị nghệ thuật mới theo hệ thống quan điểm xã hội - thẩm mĩ do nó thiết
lập. Với ý nghĩa ấy, Biêlinxki gọi phê bình văn học là “mĩ học vận động”.
Khác với phê bình văn học kiểu cổ, phê bình văn học hiện đại không chỉ kiếm
ý đẹp, lời hay trong tác phẩm văn học mà cịn nghiên cứu một cách tồn diện
những mối liên hệ bên trong và bên ngoài hết sức phức tạp của sáng tác nghệ
thuật để nhận thức sâu sắc hiện thực đời sống được tác phẩm phản ánh. Vì
thế, Biêlinxlki cịn gọi phê bình văn học là “sự tự nhận thức của thời đại” ”
[17, 210 - 211].
Nhà phê bình nổi tiếng Hồi Thanh đã từng khẳng định: “Tìm cái đẹp
trong tự nhiên là nghệ thuật; tìm cái đẹp trong nghệ thuật là phê bình” [47,
140]. Hồi Thanh cho rằng: “Một bài thơ, một quyển truyện có thể lợi dụng
đến cả những cái vơ hình, vơ thanh, vơ sắc mà cảm người. Song cũng vì thế
19
mà cái hay trong văn nghệ khó nhận hơn, khó thưởng thức hơn, văn nghệ tựa
vào phê bình nhiều hơn.” [47, 141]. Với quan điểm này, Hoài Thanh đã chú
trọng việc phê bình văn học phải đi sâu vào việc tìm cái đẹp, cái hay trong
văn chương. Cơng việc phê bình có vai trị rất lớn đối với cảm thụ cái hay, cái
đẹp trong văn chương.
Trong bài Nghệ thuật phê bình đăng trên Tạp chí Thanh nghị, số 18,
năm 1942, Đinh Gia Trinh lại có một cách định nghĩa hết sức hình ảnh về phê
bình văn học, về vai trị của nhà phê bình: “Kẻ có tài dùng chiếc đũa thần
khơi nguồn cảm xúc của độc giả thông với nguồn cảm xúc của tác giả, ấy là
nhà phê bình” [57, 156].
Cịn Đỗ Lai Thúy trong cuốn Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy
cho rằng câu hỏi: “Phê bình văn học là gì?” thuộc loại bản thể luận. Ơng cho
rằng: “Phê bình văn học có thể hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa thông tục của
ngôn ngữ thường nhật hay nghĩa hẹp, nghĩa chuyên môn của khoa học văn
học. Theo nghĩa thứ nhất, phê bình chỉ bất kì một sự khen chê, bình phẩm,
đánh giá nào về một tác phẩm, một sự kiện văn học, một tác giả, từ vi mô một
nhãn tự, một câu văn, một dòng thơ đến vĩ mô một sự nghiệp sáng tạo, một
nền văn học dân tộc. Nó có thể chỉ là một lời nhận xét thơng thường thốt ra
từ cái miệng bình dân của con nhà khó, nhưng cũng có thể là những phương
châm, những nguyên lí chỉ đạo văn chương từ một ý thức hệ triết học hoặc
thẩm mỹ nào đó dội xuống những lời gang thép thánh truyền như lời Khổng
Tử về Kinh thi, lời Aristote trong Thi pháp học. Phê bình văn học ở nghĩa này
là kẻ song sinh với sáng tác, có sáng tác là có phê bình. Và sáng tác thì khó
cịn phê bình thì dễ. Phê bình theo nghĩa rộng thường chỉ biết đến tác phẩm.
Một thứ tác phẩm khơng có liên lạc gì đến tác giả và người đọc. Và phê bình
văn học đứng ngồi hệ thống văn học (tác giả - tác phẩm - người đọc) này.
Hơn nữa khi nhận xét tác phẩm, người phê bình thường cũng chỉ coi đó là cái
20
cớ để phát biểu những ý kiến chủ quan của mình, thoảng hoặc nếu có chiếu cố
đến tác phẩm thì cũng chỉ để so sánh nó với những ngun lí đã được định
trước, những lời chỉ dạy của thánh hiền, những khuôn vàng thước ngọc của cố
nhân. Bởi vậy, thứ phê bình này rất chú trọng đến ý nghĩa đạo đức của tác
phẩm văn học… Phê bình văn học hiểu theo nghĩa là một hoạt động chun
mơn thì mãi đến đầu thế kỷ XIX, khi nhân loại đã bước vào Thời đại Mới,
mới xuất hiện ở châu Âu. Đó là một loại hình sinh hoạt văn học gắn liền với
văn hóa đơ thị. Phê bình này ra đời trên cơ sở báo chí và xuất bản. Chính báo
chí đã biến sách vở với tư cách là sản phẩm văn hóa từ một thứ văn hóa quà
tặng thành văn hóa hàng hóa” [55, 18 -19]. Quan điểm của Đỗ Lai Thúy nhấn
mạnh vai trị của cơng chúng - dư luận trong việc thúc đẩy, hình thành phê
bình văn học. Hay nói cách khác, tư tưởng dân chủ là nền tảng tinh thần của
phê bình văn học. Nó thừa nhận mọi người đều có quyền thẩm định văn
chương theo ý của riêng mình, tức là thừa nhận phê bình văn học là một sinh
hoạt tri thức lành mạnh biểu thị cho ý thức cá nhân.
1.1.1.2. Cơ sở xã hội, văn hóa, văn học cuả việc hiện đại hóa phê bình văn
học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX
Dấu hiệu của phê bình văn học trong văn học Việt Nam đã xuất hiện từ
rất sớm. Tuy phê bình văn học chưa tồn tại và phát triển với tư cách là một
hoạt động chuyên mơn mang tính đặc thù nhưng sự hiện diện của phê bình
trong văn học là điều rất dễ nhận thấy. Ngay từ thời trung đại, phê bình văn
học đã ẩn chứa trong các bài tựa, lời bạt, lời bình khi đánh giá văn thơ… Bởi
các bài này, dù tồn tại dưới bất cứ hình thức nào, vẫn hàm chứa ý nghĩa của
một nhận định, một đánh giá nào đó về văn chương. Nghĩa là nó đã mang
trong mình một sắc thái phê bình, thẩm định văn chương.
Tuy nhiên, để trở thành một lĩnh vực hoạt động chuyên nghiệp, trở
thành một bộ mơn khoa học độc lập mang tính đặc thù trong tổng thể đời sống
21
văn chương, nhất thiết phê bình văn học phải trải qua q trình hiện đại hóa.
Sang thế kỉ XX, phê bình văn học Việt Nam bước vào lộ trình hiện đại hóa.
So với các nền văn học lớn trên thế giới, đặc biệt là nền văn học của các nước
phương Tây, thì q trình hiện đại hóa của phê bình văn học Việt Nam diễn ra
muộn hơn rất nhiều. Quá trình hiện đại hóa của phê bình văn học Việt Nam
nửa đầu thế kỉ XX là chặng đường phức tạp và diễn ra qua nhiều thời kỳ khác
nhau. Và quá trình ấy diễn ra dựa trên những cơ sở xã hội, văn hóa, văn học
hết sức rõ ràng.
Về mặt xã hội, bước vào thế kỉ XX, Việt Nam đã có nhiều thay đổi trên
nhiều khía cạnh. So với xã hội trước (thời trung đại), xã hội Việt Nam lúc này
đã xuất hiện những yếu tố mới mang tính thời đại. Năm 1858, giặc Pháp nổ
súng vào Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Từ 1858 đến hết thế kỉ
XIX, thực dân Pháp chủ yếu hoạt động về mặt quân sự. Đến đầu thế kỉ XX,
chúng mới thực sự tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và lần
thứ hai. Điều ấy làm cho xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc. Từ Nam
chí Bắc, nhiều đơ thị, những trung tâm chính trị, văn hóa, hành chính được
mọc lên. Trong lịng xã hội Việt Nam xuất hiện những tầng lớp, giai cấp mới:
Tư sản, tiểu tư sản, cơng nhân… Họ có những nhu cầu văn hóa, thẩm mĩ mới,
khác xa với thời trung đại. Do có mối quan hệ đặc biệt với thực dân Pháp nên
xã hội Việt Nam thời kì này xuất hiện đơng đảo tầng lớp trí thức Tây học.
Chính họ là lực lượng chủ đạo trong việc thúc đẩy nền văn học nước nhà phát
triển theo hướng hiện đại hóa. Bởi ở tầng lớp trí thức Tây học, sự ảnh hưởng
của các trào lưu tư tưởng, văn hóa, văn học từ phương Tây là rất lớn và có hệ
thống. Xã hội Việt Nam bước sang thế kỉ XX, với sự xâm lược của thực dân
Pháp khơng cịn là một xã hội vận hành theo “kiểu xã hội phong kiến độc
tôn”. Xã hội Việt Nam lúc này đã có sự pha trộn nhất định những kiểu sinh
22
hoạt chính trị, văn hóa mới. Điều đó có thể được kết tinh trong khái niệm về
xã hội Việt Nam trong giai đoạn này: Xã hội thực dân phong kiến.
Những thay đổi về mặt xã hội được xem như là một trong những
nguyên nhân chủ yếu chi phối mọi yếu tố cịn lại như văn hóa, văn học… Hay
nói cách khác, sự thay đổi về mặt xã hội đã kéo theo những thay đổi về mặt
văn hóa, tác động khơng nhỏ đến sự phát triển của văn học Việt Nam nói
chung và phê bình văn học Việt Nam nói riêng. Xét về mặt văn hóa, bước vào
thế kỉ XX, xã hội Việt Nam đã có những biến động lớn. Sự giao lưu và tiếp
xúc với văn hóa phương Tây, chủ yếu là văn hóa Pháp là một trong những
điểm mấu chốt làm cho đời sống văn hóa Việt Nam đã khơng cịn như xưa.
Văn hóa Việt Nam lúc này khơng chỉ bó buộc ở “kiểu văn hóa làng xã”. Một
trong những dấu ấn lớn của đời sống văn hóa, tư tưởng ở Việt Nam giai đoạn
này là sự bùng nổ của báo chí và các phương tiện in ấn. Tính đến năm 1945,
trên cả ba kì, Việt Nam đã có trên 100 tờ báo, trong đó có nhiều tờ báo văn
chương. Chính báo chí và sự xuất hiện đơng đảo của tầng lớp trí thức Tây học
đã làm cho đời sống phê bình văn học Việt Nam trở nên nhộn nhịp và khẩn
trương hơn. Tầng lớp trí thức Tây học với những kiến thức văn hóa, văn học
được tiếp thu, ảnh hưởng từ phương Tây đã thể hiện được vai trị “siêu độc
giả” của mình. Họ là chiếc cầu nối quan trọng giữa tác giả - tác phẩm với độc
giả. Cịn báo chí, với những thế mạnh riêng của mình, có điều kiện đăng tải,
truyền bá một cách nhanh chóng, rộng rãi và có hiệu quả các tác phẩm cũng
như định hướng dư luận độc giả. Nhờ báo chí mà khoảng cách giữa tác giả và
dư luận độc giả được rút ngắn một cách đáng kể. Hầu hết các tác giả phê bình
văn học Việt Nam giai đoạn này hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đã có sự tiếp
thu, ảnh hưởng từ những kiến thức văn học phương Tây. Các cơng trình
nghiên cứu phê bình văn học của họ đều đã được thử bút và khẳng định tên
tuổi qua các tờ báo, tạp chí rất có uy tín lúc bấy giờ. Ví dụ: Hồi Thanh gắn
23
với tờ Tao đàn, Tràng an, Tiểu thuyết thứ bảy; Thạch Lam gắn với tờ Phong
hóa, Ngày nay; Trương Tửu gắn với tờ báo Loa; Hải Triều, Đặng Thai Mai
gắn với tờ Đời mới, Dân tiến; Đinh Gia Trinh gắn với tờ Thanh nghị…
Sự thay đổi trong đời sống và kết cấu xã hội cùng với những biến đổi
trong sinh hoạt văn hóa, tư tưởng của nước ta giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX
được xem như là những cơ sở khách quan dẫn đến sự thay đổi của phê bình
văn học Việt Nam trong giai đoạn này. Tuy nhiên, động lực chính của q
trình hiện đại hóa phê bình văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX là
ở quy luật phát triển nội tại của bản thân văn học. Giữa văn học và đời sống
văn hóa xã hội ln có mối quan hệ biện chứng. Một khi đời sống văn hóa, xã
hội đã có những thay đổi, tất yếu nhu cầu thẩm mĩ nói chung và nhu cầu
thưởng thức văn học nói riêng cũng sẽ thay đổi. Vì thế, văn học thay đổi theo
hướng hiện đại hóa là điều tất yếu. Bước vào thế kỉ XX, nền văn học Việt
Nam phát triển nhanh, liên tục theo hướng hiện đại hóa, địi hỏi phê bình văn
học cũng phải phát triển để trở thành một hoạt động chuyên sâu và kịp thời
thích ứng. Xét trong nội bộ bản thân văn học, khi văn học được hiện đại hóa
thì cũng đồng nghĩa với phê bình văn học được hiện đại hóa. Cịn với tư cách
là một lĩnh vực có tính độc lập tương đối cao so với các lĩnh vực khác trong
tổng thể đời sống văn học thì chính sự phát triển của văn học đã đề ra yêu cầu
cấp bách của hiện đại hóa phê bình văn học. Cơng chúng văn học được mở
rộng, nghề viết mang tính chuyên nghiệp hơn, tác phẩm văn học đã trở thành
hàng hóa, nhà văn có thể kiếm sống bằng nghề viết văn, đó là những lí do căn
bản địi hỏi phê bình văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX đứng
trước yêu cầu hiện đại hóa. Có như vậy phê bình văn học mới đảm trách được
vai trị triết học của văn học, nâng cao chất lượng sáng tác cũng như cảm thụ
văn chương. Sự thay đổi ấy của phê bình văn học Việt Nam trở thành nhu cầu
tất yếu và mang dấu ấn của thời đại. Điều đó kết hợp truyền thống văn học
24
của cha ông từ xưa, càng làm cho việc hiện đại hóa phê bình văn học Việt
Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX có thêm cơ sở vững chắc hơn. Truyền
thống đọc sách, bình văn của cha ơng và ảnh hưởng của lí luận phê bình
phương Tây cũng là một trong những cơ sở quan trọng thức đẩy việc hiện đại
hóa phê bình văn học Việt Nam giai đoạn này. Những lời tựa, lời bạt, lời bình
trong các cuốn sách của cha ơng vốn đã có dấu hiệu của yếu tố phê bình văn
chương. Điểm mạnh của đặc điểm phê bình truyền thống thể hiện ở chỗ nó có
sự tinh tế, nhạy cảm trong thưởng thức văn chương. Trong các cây bút phê
bình hiện đại, người ta thấy sự kế thừa của truyền thống này. Với họ, những
trang phê bình có giá trị là những trang phê bình kết hợp nhuần nhuyễn giữa
lối phê bình truyền thống với phương pháp phê bình hiện đại có nguồn gốc
ảnh hưởng từ văn học phương Tây. Tuy nhiên, trong lĩnh vực phê bình văn
học phải khẳng định ảnh hưởng từ phương Tây mang ý nghĩa quyết định.
Thậm chí đó là một sự ảnh hưởng mang tính chất hệ thống. Từ kiến thức văn
học, phê bình trên ghế nhà trường cho đến khi trở thành nhà phê bình họ đều
tiếp thu, chịu ảnh hưởng của phương Tây. Vì thế, cũng dễ để nhận ra trong
các cơng trình phê bình văn học nổi tiếng của các tác giả có tên tuổi thời kỳ
này như Phạm Quỳnh, Hoài Thanh, Trương Tửu, Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai
Mai, Đinh Gia Trinh…những ảnh hưởng khác nhau của phê bình phương Tây
hiện đại. Ngay vào tháng 7, năm 1917, Phạm Quỳnh với tư cách là chủ bút
của Nam phong tạp chí đã viết: “Gây lấy một nền học mới để thay vào cái
Nho học cũ, cũng đề xướng một cái tư trào mới hợp với thời thế cùng trình độ
dân ta. Cái tính cách học vấn mới cùng cái tư trào mới ấy là tổ thuật cái học
vấn tư tưởng Thái Tây, nhất là của nước đại Pháp, mà khơng qn cái quốc
túy trong nước” (Nam phong tạp chí, số 1, tháng 7, năm 1917). Ở một bài viết
khác, khi phê bình Truyện Kiều, Phạm Quỳnh cũng đã có ý phải học tập nhiều
ở Thái Tây để làm phong phú hơn nữa phê bình văn học nước nhà. Phê bình
25
phương Tây sẽ đem đến cho phê bình văn học Việt Nam những chất mới, dấu
hiệu mới. Phạm Quỳnh luôn có chủ trương và là người có ý thức vận dụng
phương pháp văn học của phương Tây vào việc nghiên cứu văn học Việt
Nam. Cịn Đỗ Lai Thúy khi nhìn nhận về văn học Việt Nam giai đoạn nửa
đầu thế kỉ XX (trong đó có phê bình văn học) đã có những phát hiện đáng chú
ý. Theo cách chia của ông trong cuốn Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy,
thì diễn trình hiện đại hóa văn học Việt Nam có thể hình dung trong 3 chặng
lớn: Từ 1913 - 1932; từ 1932 - 1940; từ 1940 - 1945. Theo tác giả Đỗ Lai
Thúy: “Từ 1913 đến 1932 là thời kì dung hịa Đơng - Tây. Đây cũng là tư
tưởng chủ đạo của Đơng Dương tạp chí (1913 - 1916) và Nam phong tạp chí
(1917 - 1935), những tiếng nói có ảnh hưởng nhất lúc bấy giờ; Từ 1932 đến
1940 là thời kì đoạn tuyệt với văn hóa phương Đơng, gắn liền với báo Phong
hóa (1932 - 1935) và Ngày nay (1935 - 1940) và nhà xuất bản Đời nay của
nhóm Tự lực Văn đồn; Từ 1940 đến 1945 trở lại dung hịa văn hóa Đơng Tây, nhưng lần này trên một cơ sở mới, sâu sắc hơn. Đại diện cho tư tưởng
này là các tạp chí Thanh nghị (1941 - 1945), Tri tân (1941 - 1946) và nhà xuất
bản Hàn thuyên” [55, 335].
Như vậy, ta có thể thấy những bước khởi động đã có từ hơn hai thập kỷ
đầu của thể kỷ XX. Tất nhiên, để phê bình văn học Việt Nam thực sự bước
vào con đường hiện đ¹i hố tất nhiên phải hội tụ được những điều kiện và thời
cơ thuận lợi. Đầu thế kỷ XX, cuộc tiếp xúc với văn hoá, văn học phương Tây
mà ở đây chủ yếu từ Pháp thực sự đã mang đến một cơ hội lớn cho văn học
Việt Nam. Cũng từ đây, văn học Việt Nam nói chung và phê bình văn học
Việt Nam nói riêng đã đi vào quỹ đạo của hiện đại hoá. Đầu thế kỷ XX, xã
hội Việt Nam đã có những biến đổi to lớn vì sự xâm lược của thực dân Pháp
và chính sách khai thác thuộc địa của chúng. Điều đó tác động mạnh đến thế
giới quan và nhân sinh quan của giới phê bình. Hơn nữa, giai đoạn này xuất