Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Nạn kiêu binh thời Lê - Trịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.65 KB, 7 trang )

Nạn kiêu binh thời Lê -Trịnh
Nạn kiêu binh hay loạn kiêu binh là tên dùng để chỉ sự việc loạn lạc thời Lê
Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam, do những quân lính gốc ở Thanh - Nghệ,
cậy mình có công, đã sinh thói kiêu căng, coi thường luật lệ, gây ra và làm
trong và ngoài triều chính thời đó hết sức điêu đứng, khổ sở. Theo sách Việt
sử tân biên, thì nạn kiêu binh này là một trong những nguyên nhân khiến cơ
nghiệp Lê - Trịnh ở Việt Nam mau đổ nát.
Lịch sử thời Lê - Trịnh, có một sự kiện rất đáng chú ý, đó là sự hiện diện của
lính tam phủ. Sách Việt sử tân biên quyển 3, giải thích như sau:
Buổi ấy, nhà Lê dấy lên từ Thanh Hóa, trong lúc này nhà Mạc hãy còn
làm chủ miền Bắc, kể từ trấn Sơn Nam trở ra. Nhà Lê muốn khôi phục,
tất nhiên phải tuyển lính ở ba phủ là Hà Trung, Thiệu Hóa và Tĩnh Gia
thuộc hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
Sau này, nhà Lê đuổi được nhà Mạc ra khỏi Thăng Long, thì quân ở ba
phủ trên (tục gọi là lính tam phủ) được coi là thân binh hay ưu binh,
nhất binh; và được vua chúa tin dùng làm quân túc vệ bởi họ đã đóng
góp nhiều công lao trong chiến đấu. Chính vì có công lớn, lại được vua
chúa nuông chiều, nên họ sinh ra thói kiêu căng, xem thường luật vua
phép nước. Cho nên dân chúng thời bấy giờ gọi họ là kiêu binh.
[1]

Đề cập vấn đề này, sách Việt Nam sử lược có đoạn:
Nguyên từ khi họ Trịnh giúp nhà Lê Trung Hưng về sau, đất kinh kỳ
chỉ dùng lính Thanh, lính Nghệ gọi là ưu binh để làm quân túc vệ.
Những lính ấy thường hay cậy công làm nhiều điều trái phép.
Năm Giáp Dần (1674) đời Trịnh Tạc, lính tam phủ tức là lính Thanh,
lính Nghệ đã giết quan Tham Tụng Nguyễn Quốc Trinh và phá nhà
Phạm Công Trứ.
Năm Tân Dậu (1741) quân ưu binh lại phá nhà và chực giết quan
Tham Tụng Nguyễn Quý Cảnh.
Những lúc quân ưu binh làm loạn như vậy, tuy nhà chúa có bắt những


đứa thủ xướng làm tội nhưng chúng đã quen thói, về sau hễ hơi có điều
gì bất bình, thì lại nổi lên làm loạn.
[2]

Tuy nhiên kiêu binh thật sự trở thành quốc nạn, kể từ tháng 10 năm Nhâm
Dần (1782), tức lúc lính tam phủ tôn Trịnh Khải lên ngôi chúa và kết thúc
vào khoảng tháng 6 năm Bính Ngọ (1786), là lúc Nguyễn Huệ dẫn quân ra
bình Bắc Hà. Trong khoảng thời gian dài này, có hai lần lính tam phủ hoành
hành rất dữ, vì cậy công.
Cậy công tôn phò chúa
Sách Việt Nam sử lược chép:
Năm Nhâm Dần (1782) Trịnh Sâm mất, Đặng Thị Huệ và Hoàng Đình
Bảo (Quận Huy) lập Trịnh Cán lên làm chúa. Con trưởng Trịnh Sâm là
Trịnh Khải mưu với quân tam phủ để tranh ngôi chúa. Bấy giờ có tên
biện lại thuộc đội Tiệp bảo tên là Nguyễn Bằng
[3]
, người Nghệ An,
đứng lên làm đầu, vào phủ chúa đánh ba hồi trống làm hiệu, quân ưu
binh kéo đến vây phủ, vào giết Hoàng Đình Bảo, bỏ Trịnh Cán và
Đặng Thị Huệ, lập Trịnh Khải lên làm chúa.
Trịnh Khải phong quan tước cho Nguyễn Bằng và trọng thưởng cho
quân tam phủ. Từ đó quân ấy một ngày một kiêu, cứ đi cướp phá các
nhà, không ai kiềm chế được...
[2]

Hoàng giáp Bùi Dương Lịch, là người đương thời, kể:
(Sau khi tôn Trịnh Khải) quân lính cậy có công...đòi hỏi những mối lợi
nơi điếm tuần, bến đò, đầm hồ, gò bãi, cửa ải, chợ búa...Dân chúng
khổ sở vì sự quấy nhiễu hà khắc của chúng, mối hận thấm cốt cốt tủy.
Từ đấy, lính với dân coi nhau như kẻ thù. Triều đình phải đặt ra đội

Phong vân để tuần phòng trong kinh kỳ, dò xét quân lính, hễ ai còn có
thói cũ, rủ nhau tập hợp phá nhà lấy của thì lập tức bắt giải về triều
xét xử.
[4]

Cậy công tôn phò thái tử
Trước đây (1782), sau khi giết chết Quận Huy, quân tam phủ đã mở ngục
rước ba con của Lê Duy Vĩ là Lê Duy Khiêm (sau này là vua Lê Chiêu
Thống), Lê Duy Trù và Lê Duy Chi về cung.
Nghe tin Duy Khiêm được thả, Trịnh thái phi Nguyễn Thị (mẹ Trịnh Sâm)
vốn ủng hộ Lê Duy Cận (chú ruột của Khiêm), sợ Duy Khiêm về sẽ tranh
ngôi thái tử, nên sai hoạn quan là Liêm Tăng (không rõ họ) đến bắt ép Duy
Khiêm sang chầu, để toan bí mật giết chết. Duy Khiêm từ chối không được,
phải khóc mà đi. Dọc đường, quân tuần sát ngăn lại. Rõ chuyện, họ la hét ầm
ĩ, yêu cầu tra cứu người lập mưu làm hại Duy Khiêm. Họ truy lùng tìm Liêm
Tăng không được, ngờ là Duy Cận chủ mưu. Lúc ấy, Duy Cận đang chầu
Trịnh thái phi, nghi trượng để ngoài cửa phủ đường, quân sĩ kéo đến đập phá
tan nát. Duy Cận sợ quá, phải thay đổi quần áo lẻn về cung.
Chúa Trịnh Khải biết việc này là do bà nội mình gây ra, bèn dụ quân sĩ thôi
làm huyên náo, rồi xin nhà vua Lê Hiển Tông lập Duy Khiêm làm hoàng
thái tôn, và bắt Duy Cận làm tờ biểu nhường ngôi thái tử. Tháng Giêng năm
1783, Lê Duy Khiêm, lúc ấy 18 tuổi, với cương vị là cháu trưởng, được ông
nội lập làm hoàng thái tôn, còn chú là Duy Cận bị truất làm Sùng Nhượng
Công.
Một hôm, quân lính họp nhau, đem việc đón rước hoàng tôn (Duy Kỳ) ở nhà
giam ra tâu lên hoàng thượng, để xin được ban ơn. Nhà vua (Lê Hiển Tông)
liền sai người làm tiệc thết đãi, rồi từ từ bàn đến cách thưởng công cho họ.
Lúc đó, có kẻ chạy đi báo tin với chúa (Trịnh Khải). Chúa cho đòi ngay
Nguyễn Khản
[5]

, Dương Khuông vào phủ. Sau khi nghe ý kiến của hai cận
thần, Chúa bèn sai viên đầu hiệu đội Nhưng Nhất là Triêm vũ hầu (Nguyễn
Triêm) đem đội quân Phong vân đến vây bắt được bảy người.
Sau đó, theo sách Lê quý dật sử, thì:
Triều đình bàn xét nếu đem giết hết e sẽ gây ra biến loạn. Nếu không
giết thì không lấy gì răn đe được. (Dự tính) trước tiên đem chém một
hai tên đầu sỏ gian ác để dần dần ức chế tính kiêu ngạo của chúng.
Bấy giờ trong triều có Tham tụng Nguyễn Khản, Quản trung cơ
Nguyễn Khuông (cậu chúa Trịnh Khải) mới được cất nhắc, vốn ghét
quân sĩ không phục mình, đã chiếu theo luật: “lẻn vào hoàng thành”
xử tội chém hết để răn quân lính.
Được sáu ngày, quân sĩ lại gây bạo loạn. Họ gào thét xông thẳng vào
phủ chúa, tìm giết Khản và Khuông. Khản trốn về trấn Sơn Tây,
Khuông nấp mình trong phủ chúa. Mẹ chúa là Dương Thị bước ra phủ
đường khóc kêu xin tha cho Khuông. Chúa lại cho nhiều tiền bạc để
chuộc cho cậu, quân sĩ mới chịu kéo trở về đập phá nhà riêng của
Khản, Khuông. Hôm sau, quân lính lại đòi đem Nguyễn Triêm giết đi
để hả giận riêng. Chúa không có cách nào nữa, vời Triêm đến lấy lời
lẽ yên nước, yên nhà ra bảo; lại cho dân một xã thờ cúng, ruộng thế
nghiệp 30 mẫu, rồi sai Triêm ra chịu chết.
[6]

Ở Sơn Tây, Nguyễn Khản cùng với em mình là Nguyễn Điền đang làm quan
ở đó, bí mật dâng tờ khải lên chúa, xin mộ nghĩa sĩ tứ trấn để giết kiêu binh.
Nghe kế ấy, chúa ban chiếu cho phép.
Theo sách Hoàng Lê nhất thống chí, thì:
Trong đám kiêu binh có kẻ biết mưu của chúa, liền mắng chúa và cử
lính canh giữ phủ chúa rất ngặt. Chúa sai người ra báo lại với các trấn
hoãn ngày khởi sự, nhưng chưa đến kịp thì các đạo theo đúng hẹn cũ
đã rầm rộ kéo quân lên đường. Thiên hạ cực kỳ náo động. Hào kiệt các

nơi đồng thời nổi dậy, ai ai cũng nói phải tiêu diệt hết kiêu binh.
Ngày hôm đó, hết thảy kiêu binh hai xứ Thanh Nghệ đóng ở các trấn
đều phải bỏ trốn, lúc đi qua làng mạc chúng không dám lên tiếng. Hễ
kẻ nào buột miệng lòi ra thổ âm Thanh Nghệ, tức thì bị dân chúng bắt
giết ngay. Bọn chúng phải luôn luôn giả cách làm người câm, ăn xin ở
dọc đường, rồi lần mò về kinh, báo cho đám kiêu binh ở đây biết cái
tin nay mai quân các trấn sẽ về họp ở dưới thành.
Được tin này, bọn kiêu binh ở kinh tức thì họp nhau bàn cách chống
cự. Rồi họ chia nhau thành các đạo kéo đi. Nhưng đạo phía Tây mới
kéo ra đến Đại Phùng, đạo phía Bắc mới kéo đến cầu Vịnh thì đã bị
ngay các tay thổ hào địa phương đánh thua. Họ phải bỏ cả khí giới, cố
mang vết thương mà chạy về kinh.
Bấy giờ kinh thành chấn động, dân hàng phố kẻ chợ đều dắt díu bồng
bế nhau ra ngoài thành chạy trốn. Đám kiêu binh vừa sợ vừa tức, gọi
chúa là giặc. Rồi họ kéo vào trong phủ, lấy hết binh khí, chia cho cơ
đội các dinh nắm giữ. Phủ chúa lúc ấy không còn một tấc sắt nào để tự
vệ...
[7]

Sau có quan tham tụng là Bùi Huy Bích dỗ dành mãi mới dần dần hơi yên.
Tháng 5 năm Cảnh Hưng 47 (1786), quân Tây Sơn tiến nhanh ra Bắc. Đình
thần nhà Lê - Trịnh bàn việc sai tướng đem quân vào chống ngăn. Nhưng ưu
binh lúc này đã quen thói kiêu căng, rất sợ chinh chiến, nên lấy cớ đòi tiền
lương, để chần chừ không chịu tiến quân, khiến trong kinh thành càng xôn
xao dữ, ai nấy đều tính kế tháo chạy.
[8]
Ngày mồng 6 tháng 6 năm Bính Ngọ
(1 tháng 7 năm 1786) quân của Nguyễn Hữu Chỉnh đến Vị Hoàng (Nam
Định). Nguyễn Huệ đến hợp quân với Chỉnh rồi cùng tiến ra Thăng Long.
Quân Tây Sơn đi đến đâu, quân Trịnh tan tác đến đó, nạn kiêu binh kể như

chấm dứt cùng sự sụp đổ của họ Trịnh.
Trong văn học
 Trong sách Hoàng Lê nhất thống chí ở hồi hai và ba, có nhiều đoạn
kể khá tỉ mỉ nạn kiêu binh. Nhờ tác giả
[9]
là người đã sống trong thời
đại hỗn loạn ấy, nên chúng có giá trị lịch sử & hiện thực cao. Trong
bài giới thiệu tác phẩm này, Kiều Thu Hoạch có đoạn nói đến nạn
kiêu binh như sau:
Trịnh Sâm thì hoang dâm, xa xỉ. Vua Lê Cảnh Hưng thì bù nhìn, bạc
nhược. Trịnh Tông chỉ là con rối của đám kiêu binh. Còn quan lại đa
phần là một phường dung tục, bất tài, chỉ rình rập cơ hội để tranh
gianh giành quyền lực, danh lợi...Dưới những vua quan như vậy, thì
binh lính đương nhiên cũng không thể có kỷ cương, phép tắc gì. Những
"ưu binh" đã biến thành "kiêu binh" ngang ngược, quay lại uy hiếp
triều đình, quấy nhiễu dân chúng, tùy ý phá nhà, giết người, khiến mọi
người đã phải gọi chúng là "quân bất trị". Và ba chữ ấy đã trở thành
nỗi khủng khiếp của một thời.
[10]

 Giai đoạn thời Lê mạt, trong đó có nạn kiêu binh, cũng là đề tài yêu
thích của nhà văn Nguyễn Triệu Luật. Ông đã viết ba tác phẩm cùng
chủ đề này, đó là: Bà chúa Chè (Tân Dân - Hà Nội, 1938), Loạn
Kiêu binh (Tân Dân - Hà Nội, 1939) và Chúa Trịnh Khải (Tân Dân
- Hà Nội, 1940).
Hoàng giáp Bùi Dương lịch, buồn vì nạn kiêu binh, có làm bài thơ ký
sự rằng:
Sóc súy tiêu tao tuyết vũ phân,
Nan tương thử ý vấn đông quân.
Biên thành hà sách đoan quân ngũ,

Long miếu vô quyền thúc loạn quân.
Lữ kế bách tuyền tư bất mị,
Ngoa ngôn thôi hậu thích như phần.
Nam quy tự tín càn khôn khoát,
Tùng lĩnh, Nam Sơn đa bạch vân.
Dịch nghĩa:
Gió bấc thổi mưa rơi như tuyết trông cảnh vật tiêu điều,
Khó đem ý ấy hỏi chúa xuân.
Nơi biên thành có kế gì đoàn kết quân dân,
Triều đình không còn quyền hành để kiềm chế loạn quân.
Mưu kế của kẻ lữ khách bức bách không sao ngủ được,
Nghe lời ngoa truyền phía sau mà lòng như lửa đốt.
Trở về Nam tự tin trời đất rộng,
Núi Tùng Lĩnh, núi Nam Sơn đều phủ nhiều mây trắng.
[11]
Bàn về nạn kiêu binh, sách Việt sử tân biên, quyển 3, có đoạn như sau:

×