Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tải Diễn đạt trong văn nghị luận - Lý thuyết và Bài tập vận dụng phần Tiếng Việt - Tập làm văn lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.52 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Lý thuyết Ngữ văn 12: Diễn đạt trong văn nghị luận</b>
<b>1. Kiến thức cơ bản bài Diễn đạt trong văn nghị luận</b>


- Khi viết bài văn nghị luận, cần chú ý:


+ Lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp vấn đề cần nghị luận, tránh dùng từ
lạc phong cách hoặc từ ngữ sáo rỗng, cầu kì


+ Kết hợp sử dụng các phép tu từ từ vựng, một số từ ngữ mang tính tiêu biểu
cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp


- Về cách sử dụng kết hợp các kiểu câu:


+ Kết hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài tạo nên giọng điệu linh
hoạt, biểu hiện cảm xúc


+ Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái
độ, cảm xúc


- Giọng điệu cơ bản trong văn nghị luận là trang trọng, nghiên túc nhưng ở
mỗi phần trong bài văn có thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể


<b>2. Bài tập vận dụng về diễn đạt trong văn nghị luận</b>


<b>Bài 1: Phân tích rõ những đặc điểm trong cách sử dụng từ ngữ, sử dụng kết</b>
hợp các kiểu câu, biểu hiện của giọng điệu lời văn trong đoạn trích sau:


<i>Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút dân chủ nào.</i>
<i>Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở</i>
<i>Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân</i>
<i>tộc ta đoàn kết.</i>



<i>Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết</i>
<i>những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta</i>
<i>trong những bể máu.</i>


<i>Chúng ràng buộc dư luận, thi hành ngu dân.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Về kinh tế, chúng bóc lột nhân dân đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo</i>
<i>nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ,</i>
<i>nguyên liệu.</i>


<i>Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.</i>


<i>Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vơ lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và</i>
<i>dân buôn, trở nên bần cùng.</i>


<i>Chúng khơng cho các nhà tư sản ngóc đầu lên. Chúng bóc lột cơng nhân vơ</i>
<i>cùng tàn nhẫn.</i>


<b>Bài 2: Anh chị hãy chọn một trong những đề tài và viết bài văn nghị luận</b>
ngắn gọn, sử dụng từ ngữ, các kiểu câu và giọng điệu phù hợp.


<b>Gợi ý trả lời:</b>
<b>Bài 1</b>


Từ ngữ trong áng văn chính luận Tun ngơn độc lập nói chung và trong
đoạn trích trên của Hồ Chí Minh đã vạch trần tội ác cũng như bác bỏ luận điệu
“bảo hộ” của thực dân Pháp


- Lời văn chặt chẽ, súc tích, lập luận sắc sảo, lo gic, lời lẽ thuyết phục, đúng


đắn


+ Điệp từ “chúng” lặp đi lặp lại, nhằm liệt kê các tội ác man rợ, sự gian trá
của chính quyền thực dân Pháp khi sang xâm lược Việt Nam


+ Câu văn ngắn gọn, từ ngữ đơn nghĩa dễ hiểu, văn phong mạch lạc


+ Tác giả đi từ việc trình bày tội ác thực dân trên các khía cạnh chính trị,
kinh tế…


- Cách nói sử dụng biện pháp tu từ tăng sức truyền cảm, cách nói ví von,
hàm súc


Suy ra: Cách diễn đạt mạch lạc, logic, câu ngắn gọn hàm súc, từ ngữ phong
phú, đa dạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Phạm Duy Tốn là một trong những đại biểu xuất sắc của nền văn học cuối
thế kỉ XVIII, với tác phẩm Sống chết mặc bay được viết theo lối tây hóa. Bằng lời
văn cụ thể, sinh động, sự kết hợp khéo léo biện pháp tương phản, Sống chết mặc
bay lên án gay gắt tên quan phủ thờ ơ, vơ trách nhiệm trước tình cảnh khổ cực, đau
thương của nhân dân trước thiên tai.


Tác phẩm đã mang lại sự thú vị, tò mò cho người đọc ngay ở phần tiêu đề.
Nhan đề bắt nguồn từ câu tục ngữ nổi tiếng, quen thuộc của dân gian “sống chết
mặc bay, tiền thầy bỏ túi” để phê phán thái độ sống của những kẻ chỉ trục lợi cho
mình, thơ ơ vơ trách nhiệm trước sự an nguy của người khác.


Mở đầu tác phẩm, tác giả lấy bối cảnh cuộc hộ đê của dân làng XX khi nước
dâng cao, không gian chủ yếu là ngồi đê và trong đình. Bên ngồi đê, người dân
khốn khổ hộ đê, trong đình, quan phụ mẫu cùng bọn nha lại chơi tổ tôm. Sự khéo


léo của tác giả kết hợp giữa nghệ thuật tương phản và thủ pháp tăng cấp, Phạm
Duy Tốn tái hiện sự ngột ngạt, tình cảnh nguy cấp của người dân trước cảnh đê vỡ.
Cao trào được đẩy lên đỉnh điểm khi có người nhà quê chạy vào run rẩy bẩm báo
“Đê vỡ mất rồi”. Quan phụ mẫu không những không lo lắng mà cịn lớn tiếng qt:
“Đê vỡ rồi, thời ơng cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi thản nhiên
tiếp tục chìm trong lạc thú cờ bạc. Ngịi bút của tác giả tài tình khi miêu tả cảnh đối
lập giữa quan với dân. Cuộc sống của quan đầy đủ, sung túc, quan ham mê cờ bạc
bỏ mặc dân khổ cực, khốn đốn trong tình cảnh nguy cấp- đê vỡ. Hình ảnh tên quan
phụ mẫu hộ đê mang ý nghĩa phê phán, tố cáo xã hội lúc bấy giờ tham lam, vô
dụng.


</div>

<!--links-->

×