Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tải Cách nhận diện phép liên kết trong đề đọc hiểu Ngữ văn - Cách phân biết một số phép liên kết trong văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.7 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cách nhận diện phép liên kết trong đề đọc hiểu Ngữ văn</b>



Trong hầu hết các văn bản, tác giả thường sử dụng phép liên kết để làm cho câu từ
gắn kết với nhau hơn, tránh bị rời rạc hoặc lặp lại quá nhiều. Để hiểu hơn về các
phép liên kết, các em theo dõi bảng sau:


<b>Các phép liên kết</b> <b>Đặc điểm nhận diện</b>


Phép lặp từ ngữ Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước


Phép liên tưởng (đồng
nghĩa / trái nghĩa)


Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa
hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước


Phép thế Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các
từ ngữ đã có ở câu trước


Phép nối Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết) với
câu trước


<b>• Tác dụng:</b>


- Phép lặp từ ngữ: mang dụng ý nghệ thuật hoặc nhấn mạnh đối tượng được nói đến.
Phép lặp này là do chủ ý của tác giả, khác biệt với lỗi lặp từ.


- Phép liên tưởng: làm cho ngôn ngữ của văn bản thêm phong phú hơn, hây ấn tượng
hơn với người đọc đồng thời thể hiện tài năng, sáng tạo của tác giả trong việc sử
dụng từ ngữ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Phép nối: giúp cho ý nghĩa được biểu thị theo cách độc đáo hơn, hấp dẫn người đọc
hơn.


<b>• Ví dụ:</b>


<i>“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục</i>
<i>đích đào tạo những cơng dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước</i>
<i>nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân</i>
<i>phong kiến.</i>


<i>Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ</i>
<i>hơn nữa”. </i>


<i>(Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)</i>


Các phép liên kết được sử dụng là:
– Phép lặp: “Trường học của chúng ta”


– Phép thế: “Muốn được như thế”… thay thế cho toàn bộ nội dung của đoạn trước
đó.


<b>• Cách nhận diện phép liên kết:</b>


<i><b>- Phép lặp: từ ngữ chỉ đối tượng được nhắc đi nhắc lại nhiều nhưng mỗi lần mang</b></i>
một nghĩa khác nhau, vẫn giữu được sức hấp dẫn cho văn bản.


Ví dụ: Ơng tôi là một người nông dân lương thiện. Hằng ngày, ông tôi thường giúp
đỡ bác hàng xóm đau ốm làm phần ruộng. Ơng tơi cịn cực kì chăm bẵm cho mấy
chú chim nhỏ. (Phép lặp: ơng tơi).



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Ví dụ: Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam
nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn cịn thơ sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi
người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức
khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn
còn ăn một bữa cơm… (Phù Đổng Thiên Vương - tráng sĩ - người trai làng Phù
Ðổng).


<i><b>- Phép thế: dùng đại từ, chỉ từ để thay thế cho đối tượng được nhắc đến.</b></i>


Ví dụ: Dân tộc ta có một lịng u nước nồng nàn. Ðó là một truyền thống quý báu
của ta. (Lòng yêu nước nồng nàn - đó).


<i><b>- Phép nối: dùng các quan hệ từ, trợ từ, phụ từ,… để ối các câu văn lại với nhau.</b></i>


Ví dụ: Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta. Và
chúng ta phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi
nước ta. (và)




---Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:


Soạn bài lớp 10


Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 10


</div>

<!--links-->

×