Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.65 KB, 8 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>1. Đặt vấn đề</b>
Trong đời sống xã hội, văn hoá tồn tại khách quan và tác động vào con người sống trong nó. Nó
bao gồm những giá trị, niềm tin và những hành vi mong đợi. Nếu con người nhận thức được, tác
động và quản lý nó theo hướng tích cực thì nó trở nên lành mạnh. Đối với một tổ chức cũng vậy,
có một nền văn hóa riêng gọi là văn hóa tổ chức (VHTC) và ngày nay việc xây dựng và duy trì
văn hóa tổ chức là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở các tổ chức. Nhà trường cũng là một tổ
chức, xây dựng VHTC nhà trường chính là xây dựng văn hóa nhà trường (VHNT); xây dựng tốt
sẽ giúp cho trường học thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục; sẽ tạo ra các dấu ấn
riêng, để hình ảnh trường này khơng lẫn lộn với hình ảnh trường khác và tạo ra một sự cạnh
tranh lành mạnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục trong tình hình đổi mới hiện nay. Mặt khác,
việc xây dựng VHNT cịn góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD & ĐT đã đề ra. Câu hỏi đặt ra là người hiệu trưởng thực sự
“biến mỗi mét vng trong nhà trường đều có ý nghĩa giáo dục” chưa? Điều gì đã tạo ra sự khác
biệt về giá trị, uy tín, chất lượng giáo dục giữa các nhà trường? Tất cả những vấn đề trên chính là
việc xây dựng VHTC ở các nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị
quyết 29/NQTW (Trung ương 8) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.
Việc nghiên cứu thực trạng VHTC ở các trường THPT trong huyện để đưa ra các biện pháp quản
lý đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương, để tạo ra một mơi trường quản lý ổn định, giúp cho
nhà trường thích nghi với mơi trường bên ngồi, tạo ra sự hồ hợp môi trường bên trong, tạo nên
một tổ chức hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội, hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lịng nhân ái,
góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện, biến
nhà trường thành một trung tâm văn hóa, giáo dục trên từng địa phương là vấn đế cấp thiết trong
giai đoạn hiện nay.
<b>2. Thế nào là xây dựng văn hóa tổ chức nhà trường?</b>
giác chấp nhận. Nó quy định cung cách tư duy, cung cách hành động của mọi thành viên trong tổ
Khi nói về VHTC thì giống như một tảng băng trôi bao gồm bề nổi, phần hữu hình là các chuẩn
mực được hiện hữu hóa và quy tắc hóa trong đời sống làm việc và phần chìm là giá trị, niềm tin,
trơng đợi (kỳ vọng), khó nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường nhưng lại quyết định tồn bộ phần
nổi. Và khi nói đến VHTC trong nhà trường chúng ta thường gọi là VHNT hay cịn gọi là văn
hóa học đường. Tác giả Phạm Minh Hạc nhấn mạnh đến việc xây dựng VHNT bằng giáo dục giá
trị được thể hiện qua ba mặt của VHNT: cơ sở vật chất, môi trường giáo dục và giao tiếp ứng xử.
Xây dựng một hệ giá trị trong nhà trường để mọi thành viên đồng thuận lấy đó làm mục tiêu đạo
đức xã hội, giá trị nhân cách hay chúng ta còn gọi là dạy người, bên cạnh dạy chữ và dạy nghề
[3]. Còn theo quan niệm của tác giả khác thì VHNT được đánh giá qua:
- Mối quan hệ ứng xử của các thành viên trong nhà trường: giữa người dạy và người học; giữa
người lãnh đạo và giáo viên; giữa các đồng nghiệp.
- Môi trường sư phạm của nhà trường phải là môi trường sống trong lành, sạch sẽ và khơng có
tiếng ồn. Mơi trường mang yếu tố thẩm mỹ không chỉ thể hiện qua cách ăn mặc của thầy cơ, của
học sinh mà cịn qua hình thức của ngơi trường, các phịng học, logo, ..
Xây dựng VHNT là xây dựng văn hoá của một tổ chức nên xét về bản chất, mỗi nhà trường là
một tổ chức hành chính - sư phạm. Đó là một thế giới thu nhỏ với những cơ cấu, chuẩn mực, quy
tắc hoạt động, những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng do những con người cụ thể thuộc mọi
thế hệ tạo lập. Với tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường đều tồn tại, dù ít hay nhiều, một nền
văn hố nhất định. Vì vậy, xây dựng VHNT là xây dựng cho người học có phong cách học tốt,
người dạy có phong cách dạy tốt, quan hệ thầy trị là quan hệ của tình bạn đạo đức. Ngồi ra nhà
trường cần đảm bảo kết cấu tinh thần và kết cấu vật chất đều có giá trị, phát triển và vận động hài
Theo chúng tơi, xây dựng và phát triển VHNT là quá trình tạo dựng các hình thái vật chất và tinh
thần, tạo nên các giá trị, bản sắc riêng của mỗi nhà trường. Xây dựng VHNT là xây dựng nền
nếp làm việc, dạy và học một cách khoa học, có kỉ cương, dân chủ; vì vậy có những tác dụng sau
<i>3.1. Văn hố nhà trường tạo động lực làm việc</i>
Động lực sư phạm được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hố là một động lực vơ hình
nhưng có sức mạnh kích cầu hơn cả các biện pháp kinh tế. Cụ thể:
- VHNT giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất cơng việc mình làm;
- VHNT phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các các cán bộ, giáo viên, nhân
viên trong tập thể sư phạm, giữa giáo viên và học sinh; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc
thoải mái, vui vẻ, lành mạnh;
- VHNT tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi người trong lực lượng xã hội xung
quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm
việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường.
<i>3.2. Văn hoá nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm soát</i>
VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy
trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thuyết do những thế hệ con người trong tổ chức nhà trường
xây dựng lên.
Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính VHNT là điểm tựa tinh thần, giúp
các nhà quản lý trường học và đội ngũ giáo viên hợp tác, phát huy trí lực để có những quyết định
và sự lựa chọn đúng đắn.
<i>3.3. Văn hóa nhà trường hạn chế tiêu cực và xung đột</i>
<i>3.4. Nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường</i>
Tổng hợp tất cả các yếu tố trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phối kiểm soát và hạn chế
những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức, rõ ràng là VHTC đã làm tăng hiệu quả các hoạt
động trong nhà trường, trên cơ sở đó mà dần dần tạo nên những phẩm chất đặc trưng khác biệt
cho tổ chức trường học. Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của nhà trường, tạo đà cho
các bước phát triển tốt hơn.
<b>4. Đề xuất một số giải pháp phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ</b>
<b>thông</b>
<i>4.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học</i>
<i>phổ thông</i>
<i>Trước tiên là nhận thức của cán bộ giáo viên, gia đình học sinh; bởi cán bộ, giáo viên, nhân viên</i>
nhà trường là những người trực tiếp tham gia xây dựng VHNT, vì vậy cần phải có nhận thức đầy
đủ, đúng đắn, rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung và phương thức xây dựng VHNT. Mặt
khác gia đình và xã hội có ảnh hưởng khơng nhỏ đến học sinh nhất là việc hình thành và phát
triển nhân cách, văn hóa. Nếu mơi trường giáo dục của gia đình khơng nề nếp, khơng văn hóa;
mơi trường xã hội khơng lành mạnh, thì khó có thể tạo ra những học sinh có nhân cách, văn minh
và lịch sự.
<i>Thứ hai là điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương</i>
Điều kiện kinh tế của địa phương sẽ ảnh hưởng đến cơng tác xây dựng văn hóa nhà trường bởi
kinh tế địa phương phát triển, đồng nghĩa với điều kiện kinh tế gia đình cũng phát triển, học sinh
có điều kiện học tập rèn luyện tốt hơn.
Mơi trường văn hóa địa phương lành mạnh, phát triển sẽ tác động trực tiếp đến xây dựng văn hóa
của mỗi nhà trường, mỗi học sinh vì nhà trường và học sinh khơng thể đứng trong mơi trường
khép kín, mà ln vận động, chịu sự tác động bên trong lẫn bên ngồi của mơi trường sống.
<i>Thứ ba là cơ chế chính sách, sự chỉ đạo của ngành giáo dục</i>
này sẽ được quan tâm hơn nếu nó được đưa vào trong kế hoạch chỉ đạo của các cấp quản lí giáo
dục.
<i>4.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông</i>
<i>Thứ nhất, cần bồi dưỡng và nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vấn đề xây dựng</i>
<i>văn hóa tổ chức nhà trường</i>
Để tiến hành giải pháp nầy, hiệu trưởng trường THPT cần tiến hành:
<i>- Xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng, rèn luyện để nâng cao nhận thức về VHTC ở trường</i>
THPT cho các thành viên trong nhà trường, trong đó: Xây dựng các mục tiêu phấn đấu để nâng
cao nhận thức về VHNT, xây dựng tính chuyên nghiệp, năng lực thích ứng trong tổ chức và kỹ
<i>năng hợp tác… - Tổ chức thực hiện kế hoạch nói trên bằng các hoạt động cụ thể: Thiết lập bộ</i>
máy tổ chức, phân công con người, xây dựng các quy chế và cơ chế hoạt động của bộ máy và
từng thành viên trong trong bộ máy đó. Xác định nghĩa vụ và quyền hạn của mỗi thành viên
trong tổ chức đã được thiết lập; Phân bổ nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, thời gian
cho từng nội dung hoạt động nâng cao nhận thức về VHNT hiệu quả cho các lực lượng tham gia
giáo dục trong nhà trường.
<i>- Kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ, nhóm và cá nhân, đồng thời thường xuyên khuyến</i>
khích, động viên khi họ tham gia vào việc nâng cao nhận thức về tổ chức và quản lý các hoạt
động nhằm phát triển văn hóa lành mành và hiệu quả ở đơn vị mình. Thực hiện việc uốn nắn
<i>- Đánh giá các tổ, nhóm và cá nhân khi họ thực hiện tham gia vào việc nâng cao nhận thức về tổ</i>
chức và quản lý các hoạt động nhằm phát triển VHNT lành mạnh và hiệu quả bằng cách thiết lập
các chuẩn đánh giá về mức độ thực hiện các mục tiêu nâng cao nhận thức cho mọi thành viên
nhằm phát triển VHNT.
<i>Thứ hai, cần thực hiện khai thác và cung ứng các nguồn lực để phát triển văn hóa nhà trường </i>
- Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động để làm tăng khả năng cảm nhận và sự quan tâm của các
thành viên về những gì đang diễn ra xung quanh nhà trường, cụ thể là:
+ Lồng ghép với các buổi sinh hoạt truyền thống của nhà trường, hiệu trưởng có thể lấy các ý
kiến phát biểu của các thành viên trong nhà trường về sứ mệnh của nhà trường, về thái độ của
lãnh đạo trường đối với mọi người, về sự quan tâm lẫn nhau của các thành viên trong nhà trường,
... nhằm tìm hiểu bầu khơng khí nhà trường hiện có.
+ Tăng cường các buổi gặp gỡ, trao đổi với các thành viên trong nhà trường để tìm kiếm những ý
tưởng, quan điểm, qua đó hiệu trưởng sẽ tập hợp được một hệ thống giá trị có ích cho sự phát
triển nhà trường trong tương lai.
+ Cần phải phân tích, so sánh, đối chiếu giữa các mục tiêu phát triển VHNT THPT với các kế
hoạch khác trong chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường để điều chỉnh và bổ sung cho phù
hợp với mục tiêu chung của đơn vị mình.
- Tùy thuộc mức độ của từng loại nhiệm vụ, thơng tin và từng vị trí, quyền hạn của mỗi thành
viên, hiệu trưởng nhà trường có thể ủy quyền, trao quyền hoặc là giao quyền tự chủ và tự chịu
trách nhiệm, ... để các thành viên trong nhà trường quản lý và xử lý thông tin sao cho hiệu quả
nhất.
- Nhà trường phối hợp với các ban ngành, các lực lượng hổ trợ giáo dục ở địa phương tham gia,
tổ chức các lễ kỷ niệm của địa phương, chăm sóc các di tích văn hóa lịch sử, tham gia các lễ hội
dân gian của địa phương. Các hình thức tổ chức các hoạt động phải phong phú, đồng thời nó phải
có ý nghĩa nhằm tơn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của địa phýőng vŕ tác động tới nhận
thức, tình cảm của giáo viên, học sinh đối với quê hương.
<i>Thứ ba, cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, phối hợp các tổ chức đoàn thể trong cơng</i>
<i>tác phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn.</i>
dựng VHNT. Đồng thời, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, giáo viên,
nhân viên của trường. Tăng cường sự phối hợp các tổ chức đồn thể trong cơng tác quản lý phát
triển VHNT cũng nhằm mục đích thống nhất về mặt tư tưởng, cơng tác tổ chức, phân công, xây
dựng kế hoạch; kiểm tra giám sát việc thực hiện các kế hoạch đã xây dựng; đảm bảo cho công
tác quản lý phát triển VHNT đạt hiệu quả
Cần tạo được niềm tin vững chắc cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh vào đường lối lãnh
đạo của đảng; tạo nên những ấn tượng, giá trị tình cảm sâu sắc, tốt đẹp đối với nhà trường.
Xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cả năm học và
định kỳ cho nhà trường. Đặc biệt, quan tâm xây dựng cụ thể các chuẩn mực đạo đức, hành vi văn
hóa của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp đối với cán bộ quản lý, giáo viên và đội ngũ tham gia công tác quản lý xây dựng
VHNT.
Kết hợp hài hòa giữa vai trò của tổ chức đảng với việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của tổ chức đoàn thể, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường trong công tác phát triẻn
VHNT.
<b>5. Kết luận</b>