Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Kế hoạch đổi mới PPDH cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.06 KB, 9 trang )

PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HẢI CHÁNH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỚP 4
Năm học 2010 – 2011
Năm học 2010-2011 là năm học có nhiều ngày lễ kỷ niệm được tổ chức lớn trên
cả nước, là năm học đầu tiên thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI. Triển khai thành công chủ đề năm học của Bộ: “Tiếp tục đổi
mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” và điểm “ nhấn” của Sở: “Đề cao trách
nhiệm của người thầy giáo trong kiểm tra và chấm điểm”. Tiếp tục thực hiện có hiệu
quả ba cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Hai
không”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Tiếp
tục thực hiện chủ đề “Giáo dục lịch sử và truyền thống cách mạng” của Phòng. Đẩy
mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 của phòng GD & ĐT Hải Lăng về việc
đổi mới phương pháp dạy học cũng như các yêu cầu của quá trình dạy học. Căn cứ vào
việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn mới, sự chỉ đạo của BGH nhà
trường, thực tế dạy học của bản thân, tôi xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy
học như sau:
A. MỤC TIÊU.
1. Nâng cao nhận thức cho bản thân trong việc đổi mới phương pháp dạy học để
thực hiện tốt chủ đề của năm học và hưởng ứng tốt các cuộc vận động.
2. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động
sáng tạo trong học tập và tiếp thu kiến thức của học sinh.
3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và kiểm tra đánh
giá chất lượng học sinh.
4. Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng nhằm đảm bảo cho việc dạy học đạt mục
tiêu, khắc phục tình trạng quá tải trong dạy học , tạo ra không khí thân thiện và tích cực
hóa hoạt động của học sinh.
5. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ; chia sẻ nhận thức, trao đổi


kinh nghiệm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học các môn học ở Tiểu học.
B. THỰC TRẠNG:
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học: còn hạn chế , có thực hiện vào các
tiết thao giảng chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi.
- Về phương pháp dạy học: còn phụ thuộc vào SGV và sách Thiết kế
- Về thiết bị dạy học: có đầy đủ đồ dùng dạy học, phong phú như : Tranh ảnh, bộ
học toán ,…
C. NỘI DUNG ĐỔI MỚI:
Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp
4A.Với công việc được giao tôi luôn thực hiện nghiêm túc chủ đề năm học nhằm góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tiếp tục đổi mới PPDH theo hướng phát
huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động học tập của học sinh. Việc đổi mới gắn với khai
thác, sử dụng thiết bị dạy học trên cơ sở bám chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng bộ môn
và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đi đôi với việc truyền thụ kiến thức bộ môn
cần chú trọng tích hợp kiến thức nhiều môn. Bản thân tôi đã lập kế hoạch đổi mới
phương pháp dạy học theo các định hướng sau:
I. Đổi mới phương pháp dạy học( PPDH):
Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là phủ định hoàn toàn các PPDH
truyền thống và tuyệt đối hóa các PPDH hiện đại. Trong đổi mới PPDH cần phải khai
thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống ; sử dụng chúng một cách hợp
lý, có hiệu quả trong sự kết hợp hài hòa với các PPDH hiện đại.
II. Các mức độ đổi mới PPDH:
- Là sự cải tiến, hoàn thiện các PPDH như : Phương pháp giảng giải, đàm
thoại,thuyết trình …thành phương pháp hoạt động theo nhóm, trò chơi, đóng vai. Đặc
biệt với những bài học có thể sử dụng “ Học theo góc”, dạy học mang tính hợp tác như
KT “ Khăn trải bàn”, KT “ Các mảnh ghép”
- Là việc phối hợp nhiều PPDH để khắc phục mặt hạn chế của các PPDH đang sử
dụng nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra.
- Là sự thay đổi PPDH đang sử dụng bằng các PPDH mới tối ưu, kết hợp với việc
sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện ; từ đó hình thành nên các kiểu

Dạy – Học mới với mong muốn đem lại hiệu quả cao hơn.
III. Các tiêu chí đổi mới:
- Như chúng ta đã biết : cho dù đổi mới ở mức độ nào thì việc dạy – học cũng phải
hướng đến “ Dạy – Học lấy học sinh làm trung tâm” với các tiêu chí sau đậy:
+ Giáo viên phải luôn luôn hướng đến học sinh, nắm được đặc điểm, kiểu tư duy
của học sinh, dạy cho học sinh cái các em cần, giáo dục cần, xã hội cần chứ không phải
chỉ dạy cái mình có.
+ Hoạt động hóa học sinh- giao việc, bằng nhiều phương thức tạo điều kiện buộc
mọi học sinh phải hoạt động, học sinh phải là người chủ động chiếm lĩnh tri thức bằng
nhiều con đường khác nhau.
+ Hợp tác giữa các thành viên – Đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa cá nhân
với cá nhân, cá nhân với tập thể trong dạy học.
+ Thực hiện có hiệu quả “ Học đi đôi với hành” “ Lý luận gắn liền với thực tiễn”,
khai tác tối đa vốn kinh nghiệm của người học.
+ Sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học truyền thông đa phương tiện, góp phần
huy động tối đa các giác quan của người học tham gia vào quá trình dạy học.
IV. Nội dung và yêu cầu đổi mới PPDH.
1. Đổi mới PPDH phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS:
Đổi mới PPDH các môn học nói chung phải phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh. Có thể nói đây là một quan điểm cơ bản nhất của đổi mới
PPDH, tạo nên sự khác biệt với lối dạy học thụ động truyền thống…
- Dạy học thông qua các hoạt động của HS
Qúa trình dạy học phải là quá trình tổ chức cho các em hoạt động và tương tác với
thầy, với bạn, để thông qua đó các em có thể phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài
học .Các hoạt động này phải do GV thiết kế, dựa trên mục tiêu , nội dung của bài học;
dựa trên trình độ của HS và sở trường của GV ; dựa trên điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn
của lớp học, nhà trường , địa phương . HS hứng thú, thông hiểu, ghi nhớ và thực hiện
những gì các em đã lĩnh hội được thông qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình.
Các hoạt động dạy học phải được GV thiết kế đan xen nhau một cách hợp lý trong tiết
học, để vừa đảm bảo thực hiện được mục tiêu bài học, vừa gây được hứng thú học tập

cho HS.
- Đổi mới PPDH theo quan điểm hợp tác
GV cần tạo cơ hội cho HS được hợp tác với GV và với nhau trong lớp, trong nhóm
nhỏ. Cụ thể là GV cần tạo cơ hội cho HS được bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề
dang học ; được nêu những băn khoăn, vướng mắc, đặt câu hỏi cho cô, cho bạn; được trao
đổi , tranh luận, chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm; được phản hồi và thu nhận thông tin phản hồi
từ GV và bạn bè; được cùng nhau xây dựng kế hoạch, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ học tập đã được giao.
Việc học tập hợp tác sẽ làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết
những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp thực sự giữa các cá nhân để hoàn
thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ, tính cách, năng lực của
mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn; tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ được
phát triễn. Để dạy học hợp tác có kết quả, GV cần xây dựng môi trường học tập thân
thiện; xây dựng mối quan hệ gần gũi, cởi mở, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa GV với
HS và giữa các HS trong lớp học.
- Dạy học phải kết hợp giữa các PPDH hiện đại và PPDH truyền thống
Phương pháp và hình thức dạy học rất phong phú, đa dạng, bao gồm cả PPDH và
phương pháp giáo dục đạo đức( như: nêu gương, thuyết phục, khen thưởng- trách phạt,
luyện tập, tổ chức chế độ sinh hoạt, giáo dục bằng truyền thống…); bao gồm cả phương
pháp hiện đại ( thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển
hình, trò chơi, động não, …) và các phương pháp truyền thống ( thuyết trình, đàm thoại,
kể chuyện, …); bao gồm cả hình thức dạy hoc theo lớp, theo nhóm nhỏ và cá nhân; hình
thức dạy học ở trong lớp, ngoài lớp và ngoài trường.
- Dạy học phải chú trọng sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học: Việc đổi mới
PPDH cần phải gắn liền với đổi mới phương tiện dạy học …
2. Dạy học phải chú trọng đổi mới không gian lớp học
- Các hình thức đổi mới cụ thể như: Tổ chức lớp học theo không gian hướng về một
phía bảng lớp, sắp xếp theo hình chữ U, đồng thời trang trí lớp học có đầy đủ các bảng sinh
hoạt nhóm theo các góc trong lớp học, xây dựng bảng theo dõi thi đua giữa các cá nhân,
các tổ trong lớp học. Ngoài ra, kết hợp dạy học trong lớp với dạy học ngoài trời, kết hợp

với tham quan thực tế phù hợp với điều kiện của nhà trường như liên hệ giáo dục lịch sử ở
tượng đài Phan Văn Chung, tưởng niệm vv….Kết hợp dạy học chính khóa với dạy học
ngoại khóa theo hướng tích hợp, bổ trợ như giáo dục môi trường, an toàn giao thông, tiết
kiệm điện, phòng ngừa thảm họa…
- Việc tổ chức triển khai đổi mới không gian lớp học được tiến hành đồng bộ với
các hình thức đổi mới khác nhằm tạo sự đồng bộ hợp lý và hiệu quả.
3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm thúc đẩy đổi mới PPDH.
+ Quan điểm về đổi mới: Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động "Nói không với tiêu
cực trong thi cử" hướng tới mục tiêu đánh giá đúng thực chất chất lượng học tập của học
sinh và là động lực để học sinh học tập và rèn luyện. Tăng cường các biện pháp quản lí
quá trình tổ chức kiểm tra (từ khâu ra đề, coi thi, chấm thi, vào điểm,..).
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được thực hiện trong suốt quá
trình học tập để động viên, khuyến khích tinh thần học tập của học sinh. Rèn luyện cho
học sinh phương pháp tự đánh giá kết quả học tập của mình.
Đổi mới kiểm tra đánh giá vừa phải đạt tới mục tiêu là đánh giá chính xác, công
bằng, khách quan trình độ học vấn của học sinh, vừa phải góp phần điều chỉnh và thúc
đẩy đổi mới PPDH và động viên, khuyến khích học sinh học tập.
+Hình thức kiểm tra, đánh giá: Đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá HS, phối
hợp giữa kiểm tra miệng, kết hợp hình thức kiểm tra tự luận với trắc nghiệm; đổi mới
cách ra đề kiểm tra theo hướng đòi hỏi người học phải hiểu bài, vận dụng kiến thức, hạn
chế lối học vẹt, ghi nhớ máy móc.
+ Rèn luyện khả năng tự kiểm tra đánh gía của học sinh để học sinh tự đánh giá kết quả
tự học của mình theo sự hướng dẫn của giáo viên trong yêu cầu của đổi mới PPDH.
4. Yêu cầu cụ thể về chuẩn bị và thực hiện một giờ học theo định hướng đổi mới
PPDH.
*. Thiết kế giáo án:

×