Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các bước biên soạn tài liệu dạy - học môn Tiếng Anh chuyên ngành sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.94 KB, 6 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE

Educational Sci. 2010, Vol. 55, No. 8, pp. 167-172

CÁC BƯỚC BIÊN SOẠN TÀI LIỆU DẠY - HỌC MÔN TIẾNG ANH
CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC

Nguyễn Thị Hà

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

1.

Mở đầu

Để đáp ứng và thúc đẩy nhu cầu học tập cũng như hoạt động nghiên cứu khoa
học của sinh viên ngày nay, việc biên soạn tài liệu tiếng Anh chun ngành (TACN)
đóng vai trị vơ cùng quan trọng và hữu ích. Xuất phát từ thực tế này và dựa trên
cơ sở khung chương trình đào tạo tiếng Anh đại cương của trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, chúng tơi mạnh dạn tìm hiểu và biên soạn, rồi áp dụng dạy thử nghiệm
giáo trình TACN tự nhiên và xã hội cho một số khoa trong trường, trong đó có giáo
trình TACN Sinh học.
Việc biên soạn một giáo trình TACN địi hỏi nhóm biên soạn phải tìm hiểu kĩ
về đối tượng người học, mục tiêu khoá học cũng như nghiên cứu sâu về quy trình
biên soạn một giáo trình sao cho khoa học và hiệu quả nhất. Bài báo này cung cấp
cho độc giả các bước cần thiết trong q trình biên soạn giáo trình TACN nói chung
và TACN Sinh học nói riêng cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

2.
2.1.


Nội dung nghiên cứu
Đôi nét đặc trưng của TACN

Khác với tiếng Anh đại cương thường tập trung vào phát triển ngữ pháp, cấu
trúc ngôn ngữ phổ thông, TACN chủ yếu tập trung vào phát triển ngôn ngữ đặc
biệt là từ vựng theo từng chủ đề cụ thể có liên quan trực tiếp tới kiến thức chuyên
ngành. Theo bài báo của Kristen Gatehouse [2], tại một hội thảo ở Nhật Bản về
TACN năm 1997, Dudley-Evans và St. John đã trình bày một số đặc trưng căn bản
của TACN như sau:
- TACN được thiết kế, biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể về ngôn ngữ
trong chuyên ngành của người học.
- TACN sử dụng các phương pháp cơ bản và hoạt động của chính chuyên
ngành.
- TACN được xây dựng trên những thành tố ngôn ngữ (bao gồm ngữ pháp,
từ vựng, ngữ vựng), các kĩ năng, và thể loại văn bản phù hợp với các hoạt động đó.
167


Nguyễn Thị Hà

Bên cạnh đó, hai tác giả trên cũng trình bày rõ hơn về một số đặc điểm khác
của TACN như sau:
- TACN có thể liên quan đến hoặc thiết kế cho các ngành cụ thể;
- TACN có thể sử dụng trong các tình huống giảng dạy cụ thể, một phương
pháp khác với tiếng Anh tổng quát;
- TACN được thiết kế dành cho học viên người lớn, hoặc tại một số cơ sở giáo
dục bậc đại học hoặc trong một tình huống làm việc chun nghiệp. Nó có thể, tuy
nhiên, cũng được thiết kế dành cho người học ở cấp trung học cơ sở;
- TACN thường được thiết kế dành cho người học có trình độ tiếng Anh trung
cấp hoặc cao cấp;

- Hầu hết các khóa học TACN có thể giảm một số kiến thức cơ bản của hệ
thống ngôn ngữ.

2.2.

Đặc điểm của TACN Sinh học

Như chúng ta đã biết, có rất nhiều mảng TACN khác nhau, ví dụ như: Kinh
tế, Ngân hàng, Du lịch, Giáo dục, . . . Trong giáo dục cũng có nhiều chuyên ngành
khác nhau như Toán học, Hoá học, Vật lý, Sinh học. . . Mỗi chuyên ngành có những
đặc thù riêng, do đó để có thể biên soạn một giáo trình TACN, việc đầu tiên là chúng
ta cần tìm hiểu càng kĩ về chuyên ngành đó. Trong bài báo của Kristen Gatehouse
[2], theo David Carter (1983), có 3 loại TACN:
- Tiếng Anh như một ngơn ngữ có giới hạn.
- Tiếng Anh học thuật và nghề nghiệp.
- Tiếng Anh với chủ đề cụ thể.
Chúng ta có thể nhận thấy rất rõ là TACN Sinh học thuộc nhóm Tiếng Anh
học thuật và nghề nghiệp bởi nó dành cho đối tượng nghề nghiệp chuyên sâu vào
một lĩnh vực khoa học cụ thể. TACN Sinh học bao gồm rất nhiều thuật ngữ khoa
học đặc thù đòi hỏi người học phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đó.

2.3.
2.3.1.

Các bước biên soạn tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Sinh
học
Tìm hiểu về đối tượng học và mục tiêu của khố học

Để có thể biên soạn giáo trình TACN Sinh học, việc đầu tiên tác giả phải
nghiên cứu đó chính là tìm hiểu kĩ về đối tượng học và mục tiêu của khố học

TACN. Chúng tơi xin khái qt về đối tượng học và mục tiêu của khoá học TACN
Sinh học như sau:
Đối tượng học: Sinh viên hệ chính quy thuộc các khoa tự nhiên và xã hội
thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội sau khi hoàn thành ba học phần học môn
tiếng Anh đại cương, sẽ học tiếp học phần 4 môn tiếng Anh theo chuyên ngành mà
168


Các bước biên soạn tài liệu dạy - học môn tiếng Anh chuyên ngành Sinh học

mình đang học (cuối năm thứ 2). Kết thúc xong ba học phần tiếng Anh đại cương,
trình độ tiên quyết mà sinh viên phải đạt được của môn tiếng Anh là tiền trung cấp
(pre-intermediate). Những sinh viên này đã được trang bị những kiến thức căn bản
về cấu trúc, ngữ pháp, từ vựng, và các kĩ năng ngơn ngữ cơ bản như nghe, nói, đọc,
viết, đủ để tiếp thu chương trình TACN của học phần 4.
Mục tiêu khoá học: Khoá học TACN Sinh học nhằm phục vụ mục đích rèn
luyện và nâng cao các kĩ năng phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là mở rộng vốn từ
chuyên ngành và kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh cho sinh viên khoa Sinh, trường Đại
học Sư phạm Hà Nội. Chương trình cũng hướng tới mục tiêu tạo ra một mơi trường
ngơn ngữ chun ngành giúp sinh viên có cơ hội làm quen và xử lí các tài liệu khoa
học liên quan đến chuyên ngành Sinh học. Cụ thể là, về mặt từ vựng, khoá học
TACN Sinh học sẽ cung cấp cho sinh viên những từ vựng đại cương, then chốt
thuộc các chủ điểm lớn và phổ biến trong chuyên ngành Sinh học như các khái niệm
trong sinh học, tế bào, thực vật, động vật, và hệ sinh thái. Bên cạnh đó, về mặt ngữ
pháp, khố học này cũng giúp củng cố những cấu trúc ngữ pháp đã học ở những
chương trình đại cương về thời, thức, dạng. . . của động từ, phân biệt các loại từ và
cách sử dụng, cấu trúc câu, đặc biệt lưu ý giúp sinh viên xác định được những cấu
trúc, từ vựng đóng vai trị quan trọng trong hình thành văn phong thơng qua các
dạng hoạt động khác nhau (ví dụ như: viết tóm tắt, thảo luận nhóm, dịch ngược,
dịch xi. . . ).

2.3.2.

Chuẩn bị, thu thập và lựa chọn tài liệu [3]

Công việc chuẩn bị cho việc biên soạn giáo trình TACN nói chung và TACN
Sinh học nói riêng thực sự rất cần thiết và đóng vai trị vơ cùng quan trọng đến sự
thành cơng của giáo trình. Người biên soạn giáo trình trước hết phải tìm hiểu và
tự trang bị cho bản thân về những kiến thức chuyên ngành Sinh học căn bản nhất.
Bên cạnh đó, sự tư vấn nhiệt tình của chuyên gia về lĩnh vực này là không thể thiếu
trong quá trình chuẩn bị cũng như biên soạn tài liệu. Chúng tơi, những người trực
tiếp biên soạn giáo trình TACN Sinh học (giảng viên tiếng Anh) và giáo sư đang
giảng dạy tại khoa Sinh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã hợp tác tích cực với
nhau trong quá trình chuẩn bị, rồi thống nhất lựa chọn ra 5 chủ đề lớn sẽ được biên
soạn trong giáo trình TACN này. Các chủ đề chúng tôi đã lựa chọn bao gồm: Các
khái niệm chung trong Sinh học, Tế bào, Thực vât, Động vật, và Hệ sinh thái.
Sau khi đã lựa chọn được 5 chủ đề chính trong giáo trình TACN Sinh học,
chúng tôi bắt đầu thu thập tài liệu về những chủ đề đó. Để đảm bảo đáp ứng đúng
mục tiêu khoá học, cũng như phù hợp với đối tượng sinh viên hệ chính quy trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, chúng tôi thống nhất sẽ sưu tầm những bài đọc hiểu về
những chủ đề trên có độ dài khoảng từ 350 đến 400 từ, cấu trúc ngữ pháp và từ vựng
tương đương trình độ tiền trung cấp (pre-intermediate leve). Chúng tơi có thể sưu
tầm những bài đọc hiểu từ nhiều nguồn khác nhau, cụ thể như: sách, báo, tạp chí,
169


Nguyễn Thị Hà

và internet. Tổng số bài đọc hiểu cho mỗi chủ đề lớn ở trên mà chúng tôi phải sưu
tầm là 160 bài (giáo viên tiếng Anh phải sưu tầm 80 bài, giáo viên chuyên ngành
Sinh học cũng phải sưu tầm 80 bài).

Cơng việc cuối cùng trong q trình chuẩn bị là lựa chọn ra 10 bài đọc chính
(chia đều cho 5 chủ đề, mỗi chủ đề lớn sẽ bao gồm 2 bài đọc) và 20 bài đọc thêm
(4 bài đọc thêm cho từng chủ đề lớn) [3]. Công việc này chủ yếu do giáo viên tiếng
Anh đảm nhiệm độc lập, bởi lẽ chúng tơi có thể nhận biết rõ hơn về mức độ khó của
từ vựng và cấu trức ngữ pháp trong mỗi bài đọc hiểu. Tuy nhiên, sau khi giáo viên
tiếng Anh hoàn thành xong việc lựa chọn những bài đọc chính cũng như những bài
đọc thêm cho mỗi chủ đề lớn ở trên, giáo viên chuyên ngành sẽ đọc lại một lần nữa
và cho ý kiến phản hồi về nội dung các bài đọc hiểu có thực sự phù hợp với mỗi chủ
đề hay không. Đến đây, bước chuẩn bị cho quá trình biên soạn tài liệu TACN Sinh
học đã hoàn tất và sẵn sàng cho bước tiếp theo, đó chính là biên soạn giáo trình.
2.3.3.

Biên soạn tài liệu

Biên soạn tài liệu TACN là công việc độc lập của giáo viên tiếng Anh. Nhóm
giáo viên tham gia biên soạn tài liệu TACN chúng tôi đã cùng nhau họp bàn, thảo
luận, và thống nhất về cách thức biên soạn mỗi đơn vị bài học dựa trên các bài đọc
hiểu chính đã được lựa chọn cho từng chủ đề [1]. Các phần hướng dẫn, rèn luyện
và phát triển vốn từ vựng chuyên ngành, cấu trúc ngữ pháp cũng như trau dồi các
kĩ năng ngơn ngữ (nghe, nói, đọc, viết), đặc biệt là kĩ năng đọc hiểu, sẽ được thiết
kế một cách khoa học, phù hợp với mục tiêu của khoá học TACN. Dựa trên nội
dung của các bài đọc hiểu đã chọn, chúng tôi biên soạn một đơn vị bài học bao gồm
những nội dung và hoạt động được trình bày theo thứ tự như sau:
Phần 1: Từ vựng (Vocabulary).
Người biên soạn phải đọc rất kĩ bài đọc hiểu đã lựa chọn, rồi tìm ra những
từ, hoặc cụm từ mới trong bài để giới thiệu cho sinh viên trong phần từ vựng. Mỗi
từ hoặc cụm từ sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin về loại từ, cách phát âm, nghĩa
của từ trong ngữ cảnh thông qua một ví dụ minh hoạ. Với đặc thù riêng của mơn
Sinh học, nhiều từ vựng chúng tôi lựa chọn cách giải thích bằng hình ảnh hoặc sơ
đồ minh họa. Một bài tập nhỏ về cách sử dụng từ vựng chuyên ngành cũng được

thiết kế sau phần giải thích trên nhằm giúp sinh viên có thể sử dụng thành thạo và
nhớ những từ vựng đó lâu hơn.
Phần 2: Giới thiệu về bài đọc (Lead in).
Phần giới thiệu này được biên soạn với mục đích dẫn dắt sinh viên dần dần
vào chủ đề của bài đọc hiểu và phát triển kĩ năng nói thông qua hoạt động hỏi-đáp.
Người biên soạn sẽ phải thiết kế từ 3 đến 5 câu hỏi khái quát chung về chủ đề sẽ
được khai thác trong bài đọc hiểu.
Phần 3: Đọc hiểu (Reading comprehension).
170


Các bước biên soạn tài liệu dạy - học môn tiếng Anh chuyên ngành Sinh học

Sau một số câu hỏi trong phần giới thiệu ở trên, bài đọc sẽ được trình bày
cùng với một số hoạt động giúp sinh viên hiểu sâu hơn về nội dung bài đọc (ví dụ
như: trả lời câu hỏi, lựa chọn câu đúng, sai dựa theo thông tin trong bài đọc, ghép
các thông tin sao cho chính xác, lựa chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống, tìm
chủ đề cho mỗi đoạn trong bài đọc. . . ).
Phần 4: Nói (Speaking).
Hoạt động này được thiết kế với mục đích khuyến khích sinh viên rèn luyện
kĩ năng nói. Một số câu hỏi thảo luận về nội dung bài đọc cũng như cho biết ý kiến
cá nhân về chủ đề đã nêu được đưa ra giúp định hướng cho sinh viên phát triển kĩ
năng nói của mình. Bởi đây là hoạt động nói nên sinh viên cũng có thể rèn luyện,
trau dồi thêm về kĩ năng nghe hiểu.
Phần 5: Viết (Writing).
Nhằm đáp ứng đúng mục tiêu của khố học TACN là hướng sinh viên có cơ
hội làm quen và xử lí các tài liệu liên quan đến chuyên ngành mình đang học, hoạt
động tiếp theo mà chúng tôi thiết kế, biên soạn là yêu cầu các em viết các câu văn
hoàn chỉnh dựa trên một số gợi ý về từ vựng hay là viết một đoạn văn tóm tắt về
nội dung của bài đọc hiểu, hoặc là viết tóm tắt về những gì mà các em đã thảo luận

trong phần nói ở trên.
Phần 6: Ơn tập (Consolidation).
Cuối mỗi bài, chúng tôi đều biên soạn một hoạt động ôn tập phần từ vựng
chuyên ngành đã được sử dụng trong bài đọc hiểu dưới dạng tìm từ hoặc thuật
ngữ tương đương trong tiếng Việt, dịch xuôi (Anh - Việt) hoặc dịch ngược (Việt Anh) một số câu căn bản và thường xuyên sử dụng trong chuyên ngành Sinh học
tương ứng với chủ đề trong bài đọc hiểu. Tuy nhiên, có một số thuật ngữ trong Sinh
học khơng có từ tương đương trong tiếng Việt thì sinh viên có thể vận dụng kiến
thức chuyên ngành của mình để giải thích hoặc sử dụng từ phiên âm (ví dụ như:
adrêlanin, tế bào prokaryotic, tế bào eurakyotic. . . ).
2.3.4.

Bổ sung thơng tin, chỉnh sửa hình thức của tài liệu [3]

Đây là cơng việc cuối cùng nhưng đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc
biên soạn bất cứ tài liệu hay giáo trình nào. Sau khi hồn tất việc thiết kế, biên soạn
các đơn vị bài học cụ thể cho 5 chủ đề lớn, người biên soạn phải đọc lại một cách
cẩn thận tất cả các phần đã hoàn thành để rồi chỉnh sửa lỗi sai (cả về nội dung lẫn
hình thức), bổ sung tranh ảnh minh họa về các cấu tạo tế bào, thực vật, và động
vật cho rõ ràng, hợp lí, có trích nguồn cụ thể và đảm bảo tính mĩ thuật của một
giáo trình. Một việc rất cần thiết và khơng thể thiếu trong q trình bổ sung thông
tin là liệt kê đầy đủ danh sách tài liệu tham khảo và viết lời cảm ơn chân thành của
tác giả ghi nhận sự giúp đỡ của những người góp phần hồn thành giáo trình.

171


Nguyễn Thị Hà

3.


Kết luận

Việc biên soạn tài liệu dạy - học TACN Sinh học phải tuân theo quy trình cụ
thể, rõ ràng, đảm bảo tính khoa học, và quan trọng hơn cả phải đáp ứng được nhu
cầu của đối tượng học cũng như mục tiêu của một khoá học TACN. Để có được
một sản phẩm như vậy, nhóm biên soạn chúng tôi đã phải đầu tư thời gian, công
sức để tìm hiểu, nghiên cứu về chuyên ngành Sinh học để rồi cùng nhau họp bàn,
thảo luận đi tới thống nhất việc lựa chọn chủ đề cũng như xây dựng cấu trúc chung
cho mỗi đơn vị bài học. Để đảm bảo tính khoa học cho một giáo trình trước khi
cho xuất bản, chúng tôi đã và đang tham gia giảng dạy thí điểm tài liệu này cho
sinh viên năm thứ 2 khoa Sinh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hy vọng rằng tài
liệu TACN Sinh học, sau khi đã được thiết kế, biên soạn cẩn thận, và chỉnh sửa, bổ
sung theo những đóng góp của giáo viên cũng như sinh viên tham gia dạy - học thử
nghiệm, sẽ trở thành nguồn tài liệu dạy - học chính thức và hữu ích cho sinh viên
hệ chính quy khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm và nguồn tài liệu tham khảo
thiết thực cho những ai quan tâm đến TACN Sinh học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Brown, H.D, 1987. Teaching by principles: An interactive approach to language pedagogy. NY: Adison Wesley Longman, Inc.
[2] Gatehouse, K., 2001. Key issues in English for Specific Purposes (ESP)
Curriculum Development. The Internet TESL Journal, Vol. VII, No. 10, .
[3] Masuhara. H., & Tomlinson. B., 2004. Developing Language Course Materials, RELC Portfolio Series 11, SEAMEO Regional Language Centre.
ABSTRACT
Steps of designing and developing the esp-biology course material
Designing and developing an ESP (English for Specific Purposes) course material in general and ESP-Biology for the 2nd year students majoring in Biology
at Hanoi National University of Education requires hard work from compilers. The
tasks involve three specific steps:
(1) Preparing for material development (which includes exploring information
about the learners, the ESP-Biology course objectives, exploring the specific areas
of Biology for text collection and selection).
(2) Developing the material (which covers the processes of experiencing the

texts again, devising a variety of activities to help the learners develop their language
skills in their own major of biology).
(3) Final editing. All of the three steps are constructed with the basis of
absolute and variable characteristics of ESP.
172



×