Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu hiện trạng truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng và tài nguyên nước và đề xuất kế hoạch chương trình truyền thông bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh long an đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA MÔI TRƯỜNG - THỰC PHẨM - HĨA
BỘ MƠN QUẢN LÝ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG TRUYỀN THÔNG
NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ TÀI
NGUYÊN NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THƠNG BẢO VỆ TÀI
NGUN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

SVTH: TRẦN THỊ LỆ TRINH
MSSV: 1311525385

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2017


ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA MÔI TRƯỜNG - THỰC PHẨM - HĨA
BỘ MƠN QUẢN LÝ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG TRUYỀN THÔNG
NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ TÀI
NGUYÊN NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THƠNG BẢO VỆ TÀI
NGUN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025



Sinh viên thực hiện

: Trần Thị Lệ Trinh

Mã số sinh viên

: 1311525385

Lớp

: 13DTNMT01

Niên khóa

: 2013 - 2017

Hệ đào tạo

: Đại học chính quy

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Vũ Thành Nam

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2017


ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA MƠI TRƯỜNG - THỰC PHẨM - HĨA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------------------------------Tp.HCM, ngày

tháng

năm

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên: TRẦN THỊ LỆ TRINH
Lớp: 13DTNMT01

MSSV: 1311525385

1. Tên đề tài: Nghiên cứu hiện trạng truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài
nguyên nước và đề xuất kế hoạch chương trình truyền thơng bảo vệ tài nguyên nước
trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
Tổng quan về công tác truyền thông địa bàn tỉnh Long An.
Hiện trạng các vấn đề cấp bách về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Long An.
Đánh giá hiện trạng truyền thông và dự báo nhu cầu truyền thông tài nguyên nước trên
địa bàn tỉnh Long An.
Xây dựng kế hoạch truyền thông bảo vệ tài nguyên nước đến năm 2020 và định hướng
tới năm 2025 trên địa bàn tỉnh Long An.
Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch truyền thông tài nguyên nước đến năm 2020
và định hướng tới năm 2025 trên địa bàn tỉnh Long An.
3. Ngày giao nhiệm vụ KLTN: 01-03-2017
4. Ngày hoàn thành và nộp về khoa: 25-08-2017
5. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Vũ Thành Nam
Nội dung và yêu cầu Khóa luận tốt nghiệp đã được thông qua Khoa và Bộ mơn.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


CHỦ NHIỆM BỘ MƠN

TRƯỞNG KHOA

(ký và ghi rõ họ tên)

(ký và ghi rõ họ tên)

(ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian qua được sự giảng dạy, truyền đạt và giúp đỡ tận tình từ các thầy cô em
đã có được những kiến thức vô cùng bổ ích. Đó chính là nền tảng, hành trang để em
bước vào cuộc sống, định hướng được nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Với tất cả sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
đến ban lãnh đạo nhà trường và toàn thể quý thầy, cô giảng viên Khoa Môi trường –
Thực phẩm – Hóa đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu
tạo điều kiện cho em được nghiên cứu, học tập và để em có thể hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Đặc biệt, em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc đến Th.S. Vũ Thành Nam, Th.S.
Phạm Mai Duy Thơng và tồn thể cán bộ nhân viên của quý “Trung tâm Công nghệ Môi
trường (ENTEC)”, đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để hướng dẫn em nghiên
cứu, cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ em trong
các đợt khảo sát thực địa tại tỉnh Long An, cũng như trong quá trình thu thập thơng tin
về đề tài, để em có thể hồn thành luận văn này một cách tốt nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô chủ nhiệm Th.S. Nguyễn Kiều Lan Phương, Th.S. Nguyễn
Thị Hồng Nhung đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự nỗ lực tìm tịi, nghiên cứu của bản thân cịn có sự
giúp đỡ của mọi người xung quanh, đặc biệt là những người thầy, người bạn đã góp một

phần khơng nhỏ vào việc hồn thành luận văn này.
Sau cùng, con xin ghi khắc trong lịng cơng ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ đã
cho con được trưởng thành như ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày 20 tháng 07 năm 2017
Sinh viên

Trần Thị Lệ Trinh
i


TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Nước là tài nguyên quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Long
An. Sự phát triển kinh tế xã hội sẽ tác động trực tiếp đến tài nguyên nước. Do đó việc
truyền thông năng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước là việc làm cần thiết.
Đề tài nghiên cứu hiện trạng truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên
nước và đề xuất kế hoạch chương trình truyền thơng bảo vệ tài ngun nước trên địa
bàn tỉnh Long An đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Để thực hiện các mục
tiêu đề tài đặt ra, một số phương pháp đã được sử dụng như sau: (1) phương pháp khảo
sát thực tế, (2) phương pháp thống kê và xử lý số liệu, (3) phương pháp thu thập thơng
tin, tài liệu. Ngồi ra, các phương pháp dự báo ảnh hưởng môi trường cũng được sử
dụng trong đề tài. Nghiên cứu này đã đạt được một số kết quả: thu thập được 371 phiếu
khảo sát đối với nhóm đối tượng cán bộ quản lý nhà nước về môi trường, các tổ chức xã
hội - nghề nghiệp, cơ sở doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Long An
để đánh giá thực trạng và dự báo nhu cầu truyền thông tài nguyên nước. Xây dựng kế
hoạch truyền thơng với 3 nội dung chính là nâng cao năng lực cán bộ làm công tác truyền
thông bảo vệ tài nguyên nước, xây dựng tài liệu phục vụ công tác truyền thông bảo vệ
tài nguyên nước, tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông bảo vệ tài nguyên nước.
Đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách, tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch, chương trình
truyền thông tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Long An.


ii


ABSTRACT
Water is an important resource to affect economic and social development of the
province of Long An economic and social development that will directly impact on
water resources. So the media features of community awareness on water resources is
necessary. Research status current of media community awareness about water
resources and plan communications program to protect water resources in Long An
province until 2020 and orientation to 2025. To implement these goals set out topic,
several methods have been used as follows: (1) actual survey methods, (2) statistical
methods and data processing, (3) method of obtaining information, documents. In
addition, the method of the prediction of environmental effects is also used in the
subject. This research has already achieved some results: collected 371 survey for object
management group on the environment, the social-professional organizations, the basis
of the business and residential community of Long An province to assess the real
situation and forecast of water resources communications needs. Build media plans with
3 main content is staff capacity to do the work of the media to protect water resources,
build the documentation media serve the protection of water resources, the organisation
deployed communications operations to protect water resources. Proposed solution of
mechanism of policy, the organization aims to implement the plan, the media program
of water resources in the province of Long An.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
TÓM TẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ......................................................................ii

MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................vii
KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 1
3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 2
4. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu ............................. 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 3
6. Bố cục của đề tài. ................................................................................................. 3
................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ TÀI
NGUYÊN NƯỚC CẤP BÁCH TỈNH LONG AN ...................................................... 4
Tổng quan một số thành tựu về truyền thông trên thế giới và Việt Nam...... 4
1.1.1. Một số thành tựu truyền thông trên thế giới ...................................................4
1.1.2. Một số thành tựu truyền thông ở Việt Nam ....................................................4
Truyền thơng mơi trường ................................................................................... 5
1.2.1. Khái niệm........................................................................................................5
1.2.2. Các loại hình truyền thông ..............................................................................6
Các vấn đề cấp bách về tài nguyên nước tỉnh Long An .................................. 9
1.3.1. Hiện trạng tài nguyên nước tỉnh Long An ......................................................9
1.3.2. Hiện trạng và dự báo khai thác và sử dụng nước tỉnh Long An ...................13
1.3.3. Hiện trạng và dự báo ô nhiễm môi trường nước tỉnh Long An ....................19
1.3.4. Các vấn đề cấp bách về tài nguyên nước tỉnh Long An ............................... 26
................................................................................................................. 28
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 28
Khung phương pháp luận nghiên cứu ............................................................ 28
Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 29
iv



2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu ....................................................... 29
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực tế .......................................................................30
2.2.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ........................................................ 31
2.2.4. Phương pháp dự báo ảnh hưởng môi trường ................................................31
................................................................................................................. 33
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ............................................................................................. 33
Đánh giá thực trạng và dự báo nhu cầu truyền thông tài nguyên nước trên
địa bàn tỉnh Long An ............................................................................................... 33
3.1.1. Hiện trạng truyền thông tài nguyên nước ..................................................... 33
3.1.2. Dự báo nhu cầu truyền thông tài nguyên nước .............................................50
Xây dựng kế hoạch truyền thông bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Long An đển
năm 2020 và định hướng đến năm 2025 ................................................................ 54
3.2.1. Đề xuất quan điểm, mục tiêu ........................................................................54
3.2.2. Đề xuất các định hướng về nội dung và đối tượng truyền thông .................55
3.2.3. Đề xuất các nhiệm vụ/hoạt động chương trình truyền thơng BVTNN ........57
3.2.4. Xây dựng kế hoạch truyền thông bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Long An .....60
Đề xuất giải pháp truyền thông bảo vệ tài nguyên nước ............................... 66
3.3.1. Các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước .......................... 66
3.3.2. Các giải pháp về chương trình hành động truyền thơng bảo vệ tài nguyên nước
................................................................................................................................ 67
3.3.3. Thuận lợi – khó khăn khi xây dựng chương trình truyền thơng bảo vệ tài
ngun nước............................................................................................................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 71
1. Kết luận .............................................................................................................. 71
2. Kiến nghị ............................................................................................................ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 73
PHỤ LỤC


v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 So sánh sự khác nhau của truyền thông dọc và truyền thông ngang ...............7
Bảng 1.2 Hiện trạng nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động nông nghiệp tỉnh Long An
.......................................................................................................................................14
Bảng 1.3 Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động nông nghiệp – công nghiệp –
sinh hoạt tỉnh Long An đến năm 2025 ..........................................................................16
Bảng 1.4 Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
Long An năm 2015 ........................................................................................................20
Bảng 1.5 Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải nông nghiệp khu vực nông
thôn trên địa bàn tỉnh Long An năm 2015 .....................................................................21
Bảng 1.6 Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đến năm 2020
.......................................................................................................................................24
Bảng 1.7 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp đến năm 2020 .....25
Bảng 1.8 Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt khu vực nông
thôn trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2017 – 2020 .................................................25
Bảng 3.1 Danh sách các đối tượng tiến hành khảo sát .................................................33
Bảng 3.2 Danh sách các huyện điều tra khảo sát lấy ý kiến .........................................38
Bảng 3.3 Nội dung truyền thông ...................................................................................50
Bảng 3.4 Tiến độ thực hiện các nhiệm vụ truyền thông BVTNN tỉnh Long An ..........61

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mạng lưới thủy hệ tài ngun nước mặt tỉnh Long An ...................................9
Hình 1.2 Mặt cắt địa chất thủy văn tỉnh Long An ........................................................ 13
Hình 2.1 Khung phương pháp luận nghiên cứu ............................................................ 28

Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % các nguyên nhân gây ô nhiễm mơi trường .............35
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường tại địa phương .......36
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện thông tin chung về các cán bộ phụ trách môi trường tại 35
doanh nghiệp điều tra khảo sát ...................................................................................... 37
Hình 3.4 Biểu đồ nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Long An ...39
Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % cán bộ được truyền thông về vấn đề tài nguyên nước
.......................................................................................................................................40
Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % cán bộ được truyền thơng về vấn đề tài ngun nước
.......................................................................................................................................40
Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % số cán bộ được truyền thông về vấn đề tài nguyên
nước ............................................................................................................................... 41
Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % số cán bộ được truyền thơng về tài ngun nước ..42
Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện tình hình được tham gia tập huấn về truyền thông BVTNN
hiện nay của các cán bộ quản lý nhà nước ....................................................................43
Hình 3.10 Biểu đồ thể hiện tình hình tổ chức tập huấn truyền thơng về khai thác và sử
dụng hợp lý tài nguyên nước ......................................................................................... 44
Hình 3.11 Biểu đồ thể hiện tần suất truyền thơng về tài nguyên nước ......................... 45
Hình 3.12 Biểu đồ thể hiện các phương thức truyền thông BVTNN mà các cán bộ quản
lý nhà nước được tiếp cận.............................................................................................. 46
Hình 3.13 Biểu đồ các phương thức truyền thông tài nguyên nước được tiếp cận ......47
Hình 3.14 Biểu đồ thể hiện hình thức tiếp cận truyền thơng mơi trường nước ............48
Hình 3.15 Biểu đồ thể hiện phương thức truyền thông môi trường cộng đồng dân cư
tiếp cận tại cộng đồng dân cư ........................................................................................ 48

vii


KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

BVMT


:

Bảo vệ môi trường

BVTNN

:

Bảo vệ tài ngun nước

KHCN

:

Khoa học cơng nghệ

KS-TNN-KTTV

:

Khống sản-tài ngun nước-khí tượng thủy văn

KTXH

:

Kinh tế xã hội

LHPN


:

Liên hiệp phụ nữ

TNMT

:

Tài nguyên môi trường

TNN

:

Tài nguyên nước

TP

:

Thành phố

VCĐ

:

Vàm cỏ đông

VCT


:

Vàm cỏ tây

VH-TT-DL

:

Văn hóa-thể thao-du lịch

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước đây Việt Nam được coi là quốc gia có tài nguyên nước dồi dào nhưng trước sự
gia tăng nhanh về dân số và phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, nguồn nước đã
bị suy thoái nhanh cả về số lượng và chất lượng khiến lượng nước sạch có thể khai thác,
sử dụng giảm sút mạnh. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng trên là do
nhận thức và thái độ của con người đối với mơi trường cịn hạn chế.
Từ đó, yêu cầu đặt ra là phải tăng cường công tác truyền thông bảo vệ tài nguyên nước
trong các cán bộ các cấp và quần chúng nhân dân; cần tổng kết, đánh giá được vai trị
và hiệu quả mà truyền thơng môi trường đem lại trong công cuộc bảo vệ môi trường và
từ đó có những đề xuất biện pháp để kiện toàn và đổi mới hoạt động của mạng lưới
truyền thông môi trường. Một trong các biện pháp hiệu quả và đi đầu trong công tác bảo
vệ môi trường là việc nâng cao ý thức cộng đồng. Như Đảng và Nhà nước đã xác định
sự nghiệp bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, do đó muốn bảo vệ mơi trường
thì địi hỏi phải có sự phối hợp giữa dân và chính quyền. Việc nâng cao ý thức cộng
đồng về bảo vệ mơi trường sẽ là chìa khóa cho sự thành công trong công tác truyền

thông bảo vệ mơi trường.
Để góp phần đạt được các mục tiêu bảo vệ tài nguyên nước nói chung và mục tiêu nâng
cao ý thức cộng đồng bảo vệ mơi trường nói riêng, nhận thức được tầm quan trọng của
tài nguyên nước cũng như vấn đề cấp bách trên địa bàn tỉnh Long An nên tôi chọn đề
tài “Nghiên cứu hiện trạng truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên
nước và đề xuất kế hoạch chương trình truyền thơng bảo vệ tài nguyên nước trên địa
bàn tỉnh Long An đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” làm đề tài nghiên cứu
cho khóa luận tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các kế hoạch, chương trình truyền thơng về tài ngun
nước đang được thực hiện trên địa bàn tỉnh Long An. Từ đó đề xuất và xây dựng kế

1


hoạch chương trình truyền thơng nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi sử dụng
tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
3. Nội dung nghiên cứu
 Tổng quan về công tác truyền thông địa bàn tỉnh Long An.
 Hiện trạng các vấn đề cấp bách về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Long An.
 Đánh giá hiện trạng truyền thông và dự báo nhu cầu truyền thông tài nguyên nước trên
địa bàn tỉnh Long An.
 Xây dựng kế hoạch truyền thông bảo vệ tài nguyên nước đến năm 2020 và định hướng
tới năm 2025 trên địa bàn tỉnh Long An.
 Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch truyền thông tài nguyên nước đến năm 2020
và định hướng tới năm 2025 trên địa bàn tỉnh Long An.
4. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Truyền thông bảo vệ tài nguyên nước.

 Đối tượng khảo sát
 Cán bộ quản lý nhà nước phụ trách trong lĩnh vực môi trường, tài nguyên của các Sở
ban ngành, Thành phố, Huyện thị thuộc tỉnh Long An.
 Cán bộ phụ trách môi trường, an toàn, bảo hộ lao động, y tế tại các Khu/Cụm công
nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An.
 Các tổ chức truyền thông, xã hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An.
 Cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Long An.
 Giới hạn nghiên cứu
 Pham vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Long An.
 Phạm vi thời gian: Đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
 Địa điểm thực hiện đề tài
2


Địa điểm thực hiện đề tài là trên địa bàn tỉnh Long An, cụ thể là 1 Tp. Tân An, 1 Thị xã
Kiến Tường và 13 huyện gồm Cần Đước, Đức Hòa, Châu Thành, Đức Huệ, Thủ Thừa,
Tân Trụ, Bến Lức, Cần Giuộc, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Tân Hưng, Thạnh
Hóa.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
 Ý nghĩa khoa học:
Xây dựng Kế hoạch truyền thông bảo vệ tài nguyên nước (BVTNN) tỉnh Long An đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trong đó có các nhiệm vụ/hoạt động truyền thông
nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và cộng
đồng dân cư. Các nhiệm vụ này sẽ góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của các doanh
nghiệp và người dân trong lĩnh vực BVTNN, dẫn tới giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả của nhiệm vụ nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý nhà
nước, cộng đồng các doanh nghiệp và người dân trong lĩnh vực BVTNN, tiến tới thay
đổi hành vi xả thải và thân thiện mơi trường.
Góp phần đạt được mục tiêu bảo vệ mơi trường là đến năm 2020 theo Quyết định số

1439/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2025.
6. Bố cục của đề tài.
Ngoài danh mục chữ viết tắt, mục lục, phụ lục, các tài liệu tham khảo, phần mở đầu và
kết luận, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về truyền thông và hiện trạng các vấn đề cấp bách về tài nguyên
nước tỉnh tỉnh Long An.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả thực hiện.

3


TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ TÀI
NGUYÊN NƯỚC CẤP BÁCH TỈNH LONG AN
Tổng quan một số thành tựu về truyền thông trên thế giới và Việt Nam

1.1.1. Một số thành tựu truyền thông trên thế giới
Ở Nhật, trọng tâm của truyền thông là chống ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe, nội dung này
đựơc lồng ghép vào các môn học. Ở Indonesia, người ta đã thiết lập các trung tâm nghiên
cứu về môi trường trong các học viện. Các trung tâm này là nơi cung cấp các chuyên
gia cho việc nghiên cứu, đào tạo cho các công việc khác có liên quan đến khoa học môi
trường ở các cấp quốc gia và khu vực. Tuy nhiên ở các vùng sâu vùng xa thì trình độ
dân trí về mơi trường chưa được cao. Ở Philipines, hầu hết các trường đại học đều có
khoa học hay chỉ ít cũng có một bộ môn môi trường (Hoặc Environmental Sciences hoặc
Environmental Study). Ở đây đào tạo cả chuyên ngành môi trường tài nguyên, môi
trường sinh thái lẫn công nghệ môi trường. Là một đất nước chịu nhiều thiên tai nên
Philipines rất chú trọng giáo dục các sự cố môi trường và phịng chống.
Tuy hình thức và phương phháp truyền thông ở mỗi nước có khác nhau nhưng đều đã

khẳng định sự cần thiết và tính cấp bách của truyền thông bảo vệ môi trường. Hội nghị
thượng đỉnh về Trái Đất họp tại Rio Janeiro (Braxin) năm 1992 đã xác định chiến lược
hành động cho lồi người về mơi trường và phát triển môi trường ở thế kỷ 21, trong đó
có hành động xem xét lại tình hình mơi trường và đưa cơng tác truyền thơng mơi trường
vào chương trình giáo dục cho tất cả mọi lớp và ở các cấp học. Đây cũng là một trong
những mục tiêu chủ yếu quốc tế (IEEP) của UNESCO và UNEP. Sau hội nghị này tất
cả các nước xem lại tình hình truyền thơng bảo vệ mơi trường ở quốc gia mình và xây
dựng những mơ hình truyền thơng mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả.

1.1.2. Một số thành tựu truyền thông ở Việt Nam
Từ năm 1990, Việt Nam đã bắt đầu đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường. Từ đó đến
nay đã có khá nhiều chương trình truyền thơng, các dự án, các hoạt động liên quan đến
4


lĩnh vực này và cũng đã đạt được các kết quả rất khả quan, một trong những biểu hiện
của kết quả đó là người dân ngày càng quan tâm hơn tới chất lượng môi trường xung
quanh và đã có những u cầu cải thiện tình trạng ơ nhiễm mơi trường. Truyền thông
môi trường cho quần chúng nhân dân thông qua phương tiện truyền thông đại chúng rất
đa dạng và phong phú (chương trình “Dân số và Mơi trương”, “Mơi trường và Đời
sống”. Các phong trào “Sạch và Xanh” của các thành phố lớn, các trường đại học đã
đóng góp đáng kể vào công tác truyền thông bảo vệ môi trường). Thật ra, hành động có
ý nghĩa biểu trưng lớn nhất ở nước ta về truyền thông bảo vệ môi trường là ngay từ năm
1962, Bác Hồ đã khai sinh ra “Tết trồng cây” và cho đến nay, phong trào này phát triển
ngày càng mạnh mẽ. Năm 1991, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã có chương trình trồng cây
hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo BVMT (1991 – 1995). Từ năm 1986 trở đi, cùng
với các đề tài nghiên cứu về BVMT đã xuất hiện.
Vì vậy, truyền thơng môi trường cần phải được xem như là một công cụ cơ bản trong
công tác quản lý môi trường nhằm xã hội hố bảo vệ mơi trường. Nó tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp làm thay đổi thái độ, hành vi của con người trong cộng đồng, từ đó thúc

đẩy họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường từ đơn giản nhất đến
phức tạp nhất và khơng chỉ tự mình tham gia mà cịn lơi cuốn những người khác cùng
tham gia, tạo nên những kết quả chung của tồn xã hội. Truyền thơng mơi trường cịn là
một q trình tương tác xã hội hai chiều, giúp cho mọi đối tượng tham gia vào quá trình
đó cùng tạo ra và cùng chia sẻ với nhau các thơng tin về mơi trường, với mục đích đạt
được sự hiểu biết chung về các vấn đề mơi trường có liên quan, và từ đó có khả năng
chia sẻ trách nhiệm bảo vệ mơi trường. Vì vậy, truyền thơng mơi trường là cơ sở của xã
hội hố mơi trường – một nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý môi trường.
Truyền thông môi trường

1.2.1. Khái niệm
Truyền thông
Theo tài liệu “Truyền thông lý thuyết và kĩ năng cơ bản” do PGS, TS Nguyễn Văn Dững
chủ biên. Truyền thông là quá trình trao đổi thơng tin, ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ, thái
độ, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu
5


biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thá độ phù hợp với nhu
cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội.
Theo tài liệu “Truyền thông môi trường”, Truyền thơng là q trình trong đó người gửi,
truyền các thơng điệp tới người nhận hoặc trực tiếp hoặc thông qua các kênh, nhằm mục
đích thay đổi nhận thức, kiến thức, thái độ, kỹ năng thực hành của người nhận thơng
điệp.
Tóm lại, truyền thơng là q trình truyền tải thơng điệp từ nguồn đến nơi tiếp nhận,
thông qua kênh truyền thông để đạt đến một kết quả mong muốn. Việc thực hiện quá
trình này phải được diễn ra liên tục, nhiều lần, đi kèm với những kế hoạch hành động có
tính cụ thể.
Truyền thông môi trường
Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác hai chiều, giúp cho mọi đối tượng

tham gia vào quá trình đó cùng tạo ra và cùng chia sẻ với nhau các thông tin môi trường,
với mục đích đạt được sự hiểu biết chung về các chủ đề mơi trường có liên quan, và từ
đó có năng lực cùng chia sẻ trách nhiệm bảo vệ môi trường với nhau. Hiểu biết chung
sẽ tạo ra nền móng của sự nhất trí chung, và từ đó có thể đưa ra các hành động cá nhân
và tập thể để bảo vệ môi trường.
Truyền thông môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi nhận thức,
thái độ, hành vi của người dân trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ tham gia vào các hoạt
động bảo vệ mơi trường và khơng chỉ tự mình tham gia, mà cịn lơi cuốn những người
khác cùng tham gia, để tạo ra những kết quả có tính đại chúng. Truyền thơng mơi trường
góp phần cùng với giáo dục mơi trường chính khố và ngoại khố để: (1) Nâng cao nhận
thức của người dân về vấn đề môi trường, (2) Thay đổi thái độ của người dân về vấn đề
môi trường, (3) Xác định tiêu chí và hướng dẫn cách lựa chọn hành vi mơi trường có
tính bền vững.

1.2.2. Các loại hình truyền thơng
Có ba loại hình truyền thơng cơ bản là truyền thông dọc, truyền thông ngang và truyền
thông theo mơ hình. Mỗi loại đều có ưu thế của mình nếu được sử dụng đúng chỗ và
đúng thời điểm.
6


Truyền thơng dọc
Truyền thơng dọc là truyền thơng khơng có thảo luận, khơng có phản hồi. Người phát
thơng điệp khơng biết chính xác người nhận thơng điệp cũng như hiệu quả của công tác
truyền thông. Các phương tiện thông tin đại chúng (báo, phát thanh, truyền hình) là các
cơng cụ truyền thơng dọc. Truyền thơng dọc ít tốn kém và phù hợp với các vấn đề mơi
trường tồn cầu và quốc gia. Loại hình này rất hiệu quả khi truyền thông về các vấn đề
đang được công chúng quan tâm (ví dụ như biến đổi khí hậu, cháy rừng, ơ nhiễm môi
trường lưu vực sông).
Truyền thông ngang

Truyền thông ngang là truyền thơng có thảo luận và phản hồi giữa người nhận và người
phát thông điệp. Loại truyền thông này khó hơn, tốn kém hơn nhưng có hiệu quả lớn.
Truyền thông ngang phù hợp với cấp dự án và góp phần giải quyết các vấn đề môi trường
của địa phương và cộng đồng.
Sự khác nhau của truyền thông dọc và truyền thơng ngang được trình bày cụ thể dưới
bảng sau:
Bảng 1.1 So sánh sự khác nhau của truyền thông dọc và truyền thơng ngang
Loại hình
Tiêu chí
Mục tiêu

Ngơn ngữ

Nội dung
Đối tượng
truyền thơng

Kênh truyền thông dọc

Kênh truyền thông ngang
- Thay đổi hành vi của một nhóm

- Nâng cao nhận thức.
- Thay đổi hành vi cá nhân.
Sử dụng ngơn ngữ tồn dân.
Các vấn đề mơi trường tồn
cầu, phát triển bền vững.

đối tượng.
- Sự tham gia của mọi người.

Chủ yếu sử dụng ngôn ngữ địa
phương.
Các vấn đề môi trường tại địa
phương, sự tham gia của cộng
đồng.
- Tiếp xúc dễ dàng và trực tiếp với

- Khó tiếp cận.

người gửi.

7


Loại hình
Tiêu chí

Kênh truyền thơng dọc

Kênh truyền thơng ngang

- Hầu như không có cơ hội - Có cơ hội trao đổi, phản ánh ý
trao đổi với người gửi.

kiến, quan điểm với người gửi.

- Có tính thụ động.
Phương thức
truyền thơng


Phổ biến thông tin một chiều Phổ biến thông tin hai chiều, có sự
(thơng qua các loại hình đối thoại giữa người gửi và người
thơng tin đại chúng).

nhận thơng tin.
- Các hình thức truyền thông cộng

- Ti vi, đài, ấn phẩm (báo đồng.
Phương tiện

chí, tài liệu).

- Sẵn có ở địa phương, thích hợp về

truyền thơng

- Khó duy trì sản phẩm văn hóa.
truyền thơng (với ti vi, đài). - Dễ duy trì bởi vì được chính
những người hưởng lợi quản lý.
- Chi phí thấp.

- Chi phí cao.
u cầu

- Địi hỏi phải có chun - Đòi hỏi kỹ năng giao tiếp xã hội
về truyền thơng.

mơn.
Truyền thơng theo mơ hình


Hình thức cao nhất và hiệu quả nhất của truyền thông ngang là truyền thông bằng mơ
hình cụ thể. Một mơ hình sử dụng bền vững tài ngun, bảo vệ mơi trường cụ thể, thành
cơng (ví dụ, quản lý bao bì hố chất bảo vệ thực vật, năng suất xanh, biogas, quản lý rác
thải) được sử dụng làm địa bàn tham quan trực tiếp. Tại điểm tham quan, chun gia
truyền thơng và cơng chúng có thể trực tiếp trao đổi, thảo luận, xem xét, đánh giá về mơ
hình. Hình thức truyền thơng theo mơ hình trực tiếp rất phù hợp với các khu vực công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông thôn và miền núi, là những nơi công chúng phải thấy
rõ giá trị thực tế, chi phí và hiệu quả của mơ hình.
Như vậy, ngồi truyền hình là cơng cụ truyền thơng phổ biến và hữu hiệu hiện nay,
người dân rất ưa thích các buổi trị chuyện về bảo vệ tài nguyên nước, phổ biến thông
tin tại các cuộc họp của Hội, Đồn thể, thơn/xóm hoặc tổ chức các chiến dịch truyền
8


thông về môi trường và TNN, các lớp tập huấn về TNN được nhiều người mong đợi; tờ
rơi, đài phát thanh sẽ rất cần cho những người làm nghề phải thường xuyên di động, xa
nhà. Các cuộc thi tìm hiểu về môi trường nước và các cuộc biểu diễn văn nghệ có chủ
đề bảo vệ tài nguyên nước là những hình thức mới, thích hợp nhiều và có tác dụng giáo
dục đối với tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh.
Các vấn đề cấp bách về tài nguyên nước tỉnh Long An

1.3.1. Hiện trạng tài nguyên nước tỉnh Long An
Đặc điểm tài nguyên nước mặt tỉnh Long An
Mạng lưới thủy hệ tài nguyên nước mặt tỉnh Long An được trình bày dưới hình sau:

Hình 1.1 Mạng lưới thủy hệ tài nguyên nước mặt tỉnh Long An

Những dịng chảy chính, có tính quyết định số lượng, chất lượng nước mặt trên địa bàn
tỉnh Long An là sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Vàm Cỏ, sông Bảo Định,
kênh Thầy Cai và sơng Cần Giuộc (hay cịn gọi là sơng Rạch Cát).

 Sơng Vàm Cỏ Đơng có diện tích lưu vực khoảng 6.000 km2, bắt nguồn từ Campuchia
đi qua Việt Nam tại Xamat, chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh theo hướng Tây Bắc, rồi
9


vào địa phận tỉnh Long An qua các huyện: Đức Huệ, Đức Hịa, Bến Lức theo hướng
Đơng Nam và hợp với sông Vàm Cỏ Tây tại huyện Tân Trụ. Đọan sông Vàm Cỏ Đông
đi qua Long An có chiều dài khoảng 145 km, bề rộng trung bình 400 m, độ sâu đáy sông
tại cầu Đức Huệ là -17 m và tại cầu Bến Lức là -21 m. Sông Vàm Cỏ Đông nối với sông
Vàm Cỏ Tây bằng các kênh ngang, nối với sơng Sài Gịn, sơng Đồng Nai qua kênh Thầy
Cai, An Hạ, sông Bến Lức. Sông Vàm Cỏ Đông có lưu vực hở, bị ảnh hưởng bởi lũ sông
Mekong và lượng nước xả từ hồ Dầu Tiếng. Lưu lượng sơng Vàm Cỏ Đơng tại Gị Dầu
Hạ tính trung bình là 91,5 m3/s, lưu lượng tại trạm Bến Lức vào mùa lũ Qmax = 6750
m3/s, lưu lượng mùa kiệt Qmin = 1600 m3/s. Sơng Vàm Cỏ Đơng cịn chịu ảnh hưởng của
chế độ bán nhật triều không đều của biển Đơng thơng qua cửa sơng Sồi Rạp. Chu kỳ
triều là 13-14 ngày, triều biển Đơng tại cửa sơng Sồi Rạp có biên độ lớn từ 3,5-3,9 m,
xâm nhập sâu vào trong nội địa với cường độ mạnh lên vào mùa khơ khi lượng nước
đầu nguồn bổ cập cho sơng ít dần.
 Sơng Vàm Cỏ Tây có chiều dài khoảng 186 km, bắt nguồn từ Svayriêng (Campuchia)
chảy qua Việt Nam từ Bình Tứ (Đức Huệ) chảy vào địa phận Long An qua các huyện
Đức Huệ, Mộc Hóa, TX. Kiến Tường, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, TP. Tân An,
Châu Thành theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, rồi hợp với sông Vàm Cỏ Đông ở Tân
Trụ. Sông Vàm Cỏ Tây cũng chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều của biển
Đơng thơng qua cửa Sồi Rạp. Sơng Vàm Cỏ Tây là nơi nhận tiêu lũ từ Đồng Tháp
Mười thoát ra, cũng là một tuyến xâm nhập mặn chính vào mùa kiệt. Tại Tân An cao
trình đáy sơng Vàm Cỏ Tây là -21,5 m, độ dốc đáy 0,02%, rộng 185 m, tiết diện ướt
1.930 m2, lưu lượng đo vào mùa lũ Qmax = 3210 m3/s, vào mùa kiệt Qmin = 1080 m3/s.
Biên độ triều cực đại trong tháng là 217-235 cm tại Tân An và là 60-85 cm tại Mộc Hóa.
 Sơng Vàm Cỏ được hợp lưu từ hai sơng Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, là phụ lưu
cấp 1 của hệ thống sơng Đồng Nai, có chiều dài khoảng 35 km, rộng trung bình 400 m,

đổ vào sơng Sồi Rạp.
 Sơng Bảo Định là một trong số những con kênh được đào đầu tiên ở đồng bằng sông
Cửu Long với chiều dài khoảng 6 km, ngoài nối giữa sông Vàm Cỏ Tây (tại TP. Tân
An, Long An) và sơng Tiền (tại TP. Mỹ Tho, Tiền Giang), cịn nối với các con sông,
rạch tự nhiên khác tạo thành một hệ thống giao thơng thuỷ liên hồn. Sơng Bảo Định có
10


nhiệm vụ dẫn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nơng nghiệp do có nguồn nước ngọt từ
sơng Tiền đổ về.
 Kênh Thầy Cai có chiều dài khoảng 30 km, chiều rộng khoảng 20m, bắt nguồn từ
sơng Sài Gịn và kết thúc tại điểm tiếp giáp với sông Vàm Cỏ Đông. Kênh Thầy Cai
cũng là ranh giới tự nhiên giữa huyện Đức Hòa (Long An) và huyện Củ Chi (TP.Hồ Chí
Minh), kết nối với các kênh rạch nhỏ như kênh Mương Đà, sông Làng Vần, kênh An
Hạ, kênh Xáng Nhỏ và đổ sơng Vàm Cỏ Đơng tại xã Lương Bình (Bến Lức), tạo thành
một hệ thống thuỷ lợi quan trọng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp cho khu vực.
 Sơng Cần Giuộc có chiều dài khoảng 35 km, bề rộng trung bình 250 m bắt đầu từ ngã
ba kênh Đôi (Quận 8, TP.HCM) chảy qua huyện Cần Giuộc (Long An) tại ngã ba kênh
Cây Khô, sau đó đổ vào sơng Vàm Cỏ. Sơng Cần Giuộc cịn được nối với các sơng, rạch
như rạch Ơng Chuồng, kênh Hàng, sơng Cầu Tràm, sông Kinh, sông Giồng.
 Vùng hạ lưu của hệ thống sơng Vàm Cỏ có nhiều nhánh sơng, rạch tự nhiên và kênh
đào nối liền với sông Tiền chảy vào Long An qua địa phận các tỉnh Tiền Giang, Đồng
Tháp chảy vào Long An như: sông Cái Cỏ, sông Rạch Chanh, sông Bầu Đôi – Quán
Cạn và các con kênh trục: Hồng Ngự, Tân Thành - Lò Gạch, Nguyễn Văn Tiếp, Cái Bát,
79, Trung ương, Phước Xuyên, Dương Văn Dương,….Đồng thời cũng có nhiều nhánh
sông, rạch tự nhiên và kênh đào nối với lưu vực sơng Sài Gịn Đồng Nai chảy vào Long
An qua địa phận TP. Hồ Chí Minh.
Nước ngầm
Theo tài liệu báo cáo Quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất
của tỉnh Long An đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết

định số 3274/QĐ-UBND ngày 19/11/2010 của UBND tỉnh Long An, nước dưới đất
trong phạm vi tỉnh Long An được tồn tại chủ yếu trong các trầm tích Kainozoi có tuổi
từ Miocen thượng đến Holocen, phân bố rộng trên toàn tỉnh. Chiều dày của trầm tích từ
trên mặt đất đến độ sâu 337 m (ở phía Đơng, Đơng Bắc) và đến hơn 400 m (ở phía Nam,
Tây Nam). Đất đá chứa nước chủ yếu là cát hạt mịn đến thô lẫn sạn sỏi, xen cát bột, sét
bột với thành phần hạt thô chiếm chủ yếu. Độ giàu nước của đất đá trong tỉnh được chia
làm 3 cấp: Cấp giàu nước với tỷ lưu lượng q > 1l/s.m; trung bình q = 0,2-1l/s.m và nghèo
11


nước q < 0,2 l/s.m, trừ các lớp đất đá có thành phần bột, sét chiếm tỷ lệ lớn thì được xem
là không chứa nước.
Nước dưới đất tỉnh Long An có đặc điểm thủy hóa khá phức tạp: Phần trên thường bị
phèn và mặn, phần dưới có chất lượng tốt hơn. Tổng độ khống hóa biến đổi từ nhạt (M
< 1g/l) đến mặn (M > 3g/l); thuộc loại có áp, trừ tầng chứa nước Holocen. Mực nước
dao động theo mùa và chịu ảnh hưởng phần nào của thủy triều với biên độ dao động từ
0,1-0,3 m. Nước có hướng vận động từ Bắc- Tây Bắc xuống Nam- Tây Nam. Nguồn bổ
cập cho các tầng chứa nước bên trên là từ nước mặt, nước mưa, còn các tầng bên dưới
được bổ cập từ xa, nơi có diện lộ và bề mặt tiếp xúc với đá gốc ngoài tỉnh.
Dựa theo đặc điểm địa chất, thành phần thạch học, đặc tính chứa nước, dạng tồn tại và
tính chất thủy hóa của nước dưới đất, các trầm tích Kainozoi trên địa bàn tỉnh Long An
được phân chia thành 07 đơn vị chứa nước sau:
 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen (qh) có diện phân bố rộng nhưng chiều
dày trầm tích mỏng, khả nàng chứa nước nghèo và rất nghèo, thường xuyên bị nhiễm
mặn, nhiễm phèn nên không thể sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống.
 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen thượng (qp3) phân bố hầu khắp tỉnh
Long An, phân bố từ diện lộ trên mặt đến độ sâu khoảng 29 -30 m, bề dày biến đổi từ 0
-18 m theo hướng tăng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tầng chứa nước Pleistocen
thượng có quan hệ thuỷ lực với nước mặt và tầng chứa nước Pliocen nằm trên, nên
nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước sông, hồ, kênh mương trên mặt.

 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen trung-thượng (qp2-3), có diện phân
bố rộng trên tồn diện tích tỉnh. Chúng lộ ra ở phía Bắc, Tây Bắc (ở các huyện Đức Hịa,
Đức Huệ, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng), ở địa hình độ cao lớn hơn 5m tạo thành
từng khối, chiếm khoảng 20% diện tích tỉnh. Trầm tích Pleistocen trung - thượng có khả
năng chứa nước từ trung bình đến giàu, diện tích phân bố nước nhạt nhỏ, thường xuyên
bị nhiễm phèn (độ pH = 3,6 - 6,5) nên ít được sử dụng để phục vụ sinh hoạt và ăn uống.
 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen hạ (qp1), phân bố khắp trên phạm vi
tồn tỉnh. Chúng khơng lộ trên mặt mà bị các trầm tích Pleistocen trung - thượng phủ
trực tiếp lên trên. Chiều sâu bắt gặp mái cách nước từ 50 đến 124 m, chiều sâu bắt gặp
12


đáy tầng chứa nước từ 92 đến 161 m, có khả năng phục vụ sinh hoạt và ăn uống ở vùng
phân bố nước nhạt.
 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen trung (n22), có diện phân bố rộng nhưng
khơng lộ trên mặt, bị các trầm tích Pleistocen trung-thượng, Pleistocen hạ phủ trực tiếp
lên trên. Chiều sâu bắt gặp mái cách nước từ 42,7 đến161 m, chiều sâu bắt gắp đáy tầng
chứa nước từ 121 đến 274,2 m, chiều dày trung bình 86,3m, tầng chứa nước Pliocen
trung là đối tượng chính đã và đang được khai thác phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất tại
Long An.
 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen hạ (n21), có diện phân bố rộng, nhưng
không lộ trên mặt mà bị các trầm tích Pliocen trung phủ trực tiếp lên trên. Chiều sâu bắt
gặp mái cách nước từ 121,0 đến 274,2 m, chiều sâu bắt gắp đáy tầng chứa nước từ 167
đến 348,8 m, tầng chứa nước Pliocen hạ cũng là đối tượng khai thác chính phục vụ cấp
nước cho các địa phương trong phạm vi tỉnh Long An.
 Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Miocen thượng (n13), phân bố rộng trên tồn
diện tích tỉnh nhưng khơng lộ trên mặt mà bị các trầm tích Pliocen hạ phủ trực tiếp lên
trên. Chiều sâu bắt gặp mái cách nước từ 211 đến 348m; chiều sâu bắt gặp đáy tầng chứa
nước từ 313 đến 426 m.


Hình 1.2 Mặt cắt địa chất thủy văn tỉnh Long An
Nguồn: Phịng Tài ngun khống sản, nước và khí tượng thủy văn Long An [6]

1.3.2. Hiện trạng và dự báo khai thác và sử dụng nước tỉnh Long An
Hiện trạng khai thác và sử dụng nước mặt
Nước sử dụng cho hoạt động nông nghiệp chủ yếu lấy từ nước mặt sông Vàm Cỏ Đông,
Vàm Cỏ Tây và các kênh rạch chính trên địa bàn tỉnh Long An. Kết quả tính tốn nhu
13


cầu sử dụng nước cho hoạt động nông nghiệp tỉnh Long An năm 2015 được trình bày
trong bảng sau:
Bảng 1.2 Hiện trạng nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động nông nghiệp tỉnh Long An
Stt

Ngành

Nhu cầu sử dụng nước (m3/ngày)

1

Chăn nuôi

41.465,8

2

Trồng trọt

6.060.543,6


3

Nuôi trồng thủy sản

237.068,5

Tổng

6.339.077,8

Theo bảng 1.2, tổng nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động nông nghiệp là 6.339.077,8
m3/ngày nhu cầu sử dụng nước mặt cho ngành trồng trọt cao nhất, ngành chăn nuôi sử
dụng nước mặt thấp nhất.
Hiện trạng khai thác nước ngầm
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sạch cho Long An, nhà máy nước Tân An có cơng
suất 15.000 m3/ngày đêm, cung cấp cho dân khu vực trung tâm của thành phố Tân An
và vùng phụ cận. Đến nay bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn ngân sách Nhà
nước (vốn chương trình mục tiêu, chương trình 135), vốn vay, vốn Unicef, vốn OECF,
các thị trấn trong tỉnh đều có nước máy. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch chiếm 77%,
tổng số người được cấp nước là 1.085.634 người.
Ở các vùng nông thôn nước sinh hoạt phụ thuộc vào các nguồn nước sẵn có, nước chưa
qua xử lý nên chưa bảo đảm chất lượng vệ sinh. Chương trình nước sạch của UNICEF
mới chỉ đảm bảo cho hơn 50% số dân trong tỉnh được dùng nước sạch.
Ngồi ra, cịn có các dự án cấp nước của các công ty đầu tư hạ tầng K/CCN và khu dân
cư:
 Nhà máy nước Hịa Khánh Tây, vị trí xây dựng tại xã Đức Hịa Thượng, cơng suất
giai đoạn 1 là 40.000m³/ngày, giai đoạn 2 là 80.000m³/ngày.
14



×