Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo tồn tài nguyên rừng nhập mặn Cần Giờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC .....
KHOA ....

Luận văn
Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng
trong công tác bảo tồn tài nguyên rừng nhập mặn Cần Giờ


ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1

Đặt vấn đề

1.2

Tính cấp thiết của đề tài

1.3

Mục tiêu nghiên cứu

1.4

Nội dung nhiên cứu


1.5

Phương pháp nghiên cứu

1.6

Đối tượng nghiên cứu

1.7

Giới hạn của đề tài

SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ÑMT134

1


ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

1.1 Đặt vấn đề
Loài người đã bước vào thời đại công nghiệp với dân số lên đến hơn 6 tỷ
người cùng với sự phong phú chưa từng có về đa dạng sinh học (tổng số gen, loài
và các hệ sinh thái trên trái đất).
Tài nguyên sinh học - một bộ phận của đa dạng sinh học có giá trị sử dụng
cho con người - đã từng được khai thác tự do cho quá trình phát triển của loài
người.
Vào đầu thế kỷ 21, chúng ta đã nhận thấy tài nguyên sinh học là có giới
hạn, và chúng ta đang khai thác vượt quá những giới hạn này, do đó đang làm

giảm tính đa dạng sinh học. Vì vậy, đã đến lúc phải có sự thay đổi triệt để trong
mối quan hệ giữa con người và tài nguyên sinh học mà đời sống của con người
phụ thuộc vào.
Tại Việt Nam, rừng Cần giờ được mệnh danh là “lá phổi xanh” của thành
phố Hồ Chí Minh, rừng có tác dụng hấp thụ khí độc hại thải ra từ sản xuất công
nghiệp và khói xe máy, đồng thời trả lại cho môi trường dưỡng khí oxy cần thiết
cho quá trình sống của con người, lọc nước thải từ các quận nội thành đổ về, làm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường của thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận.
Người dân sống trong các khu dự trữ sinh quyển vẫn được phép duy trì các
hoạt động truyền thống của họ để tạo nguồn thu nhập hàng ngày qua việc sử
dụng các biện pháp kỹ thuật bền vững về môi trường và văn hoá.
Tuy nhiên, do áp lực từ các hoạt động kinh tế là phải đáp ứng nhu cầu phát
triển của đất nước, các vấn đề môi trường đang trở nên nghiêm trọng đối với các
nguồn tài nguyên, làm giảm đi trông thấy đa dạng số loài động thực vật, cảnh
quan và các hệ sinh thái.
Bên cạnh đó, hiện nay lượng tàu bè vào cảng Sài Gòn nhiều nên gây xói
lở ven bờ, khói thải làm ảnh hưởng đến môi sinh… Nhiều hộ dân vẫn còn sinh

SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ĐMT134

2


ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

sống, sản xuất trong rừng cũng làm ảnh hưởng đến dòng chảy và nguồn nước, gây
ra dịch bệnh cho cây.
Qua thực tế đó, việc xây dựng chương trình nhằm năng cao nhận thức cho

cộng đồng trong công tác bảo tồn tài nguyên rừng Cần Giờ là một việc rất cần
thiết trong thực tế hiện nay. Chương trình sẽ hỗ trợ cho các cán bộ trong công tác
bảo tồn rừng Cần Giờ, mặt khác là giúp cho bộ phận dân cư sinh sống nhờ vào
các lợi ích do rừng Cần Giờ mang lại hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ
môi trường và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên để bảo tồn hệ sinh thái vốn rất
nhạy cảm này. Đó là lí do tôi thực hiện đề tài: “Xây dựng chương trình nâng cao
nhận thức cộng đồng trong công tác bảo tồn tài nguyên RNMCG”.

1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, mọi người đều có trách
nhiệm tham gia. Để nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với sự nghiệp bảo vệ
môi trường thì tuyên truyền, giáo dục về môi trường là công tác rất quan trọng.
Theo Chỉ thị số 36-CT/TW trong số 8 giải pháp được nêu ra, thì giải pháp đầu
tiên là: "Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và
các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường".
Hiện nay, đa số các chương trình đã đưa ra để bảo tồn tài nguyên RNM
Cần Giờ cũng chỉ dừng lại ở các chương trình du lịch sinh thái, hoặc “Dự án đầu
tư xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ” do Uỷ ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt năm 2001”. Do đó, việc xây dựng 1
chương trình nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc bảo tồn tài
nguyên RNM Cần Giờ là điều rất cần thiết.
Chương trình này sẽ giúp người dân sống trong khu vực cần giời hiểu rõ
tầm quan trọng của việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và giúp nâng cao năng
lực quản lí tài nguyên RNMCG cho các Cán bộ chuyên trách lónh vực này.

SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ÑMT134

3



ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo
tồn tài nguyên RNMCG. Qua đó, chương trình sẽ mang lạiø mang lại những kiến
thức môi trường cơ bản giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của RNMCG
đối với đời sống, đồng thời cũng phải thiện được đời sống của người dân nơi đây
thì chương trình sẽ đạt được mục tiêu đề ra.

1.4 Nội dung nghiên cứu
• • Tìm hiểu về vai trò của RNMCG đối với đời sống của người dân
• • Điều tra về nhận thức, thái độ và nguyện vọng bảo vệ tài nguyên RNM
của người dân Cần Giờ
• • Xây dựng chương trình giáo dục môi trường

1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Chọn địa điểm nghiên cứu
Ở huyện Cần Giờ tổng cộng có 6 xã, bao gồm: Bình Khánh, An Thới
Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Long Hòa, Thạnh An và một thị trấn là Cần
Thạnh.
Nhưng đề tài này chỉ thực hiện trên địa bàn xã Long Hoà. Theo số liệu
thống kê tổng điều tra nông thôn 6/ 2006, xã Long Hòa có diện tích là 13.299 ha,
phía Đông giáp thị trấn Cần Thạnh, phía Tây giáp xã Lý Nhơn, phía Nam giáp
biển Đông và phía Bắc giáp xã An Thới Đông. Tổng số dân của xã là 10.152
người
Toàn xã Long Hòa có 4 ấp là:
• Đồng Hoà có 431 hộ gia đình với tổng số dân là 1789 người
• Đồng Tranh có 539 hộ gia đình với tổng số dân là 2322 người

SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ÑMT134

4


ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

• Long Thạnh có 883 hộ gia đình với tổng số dân là 3333 người
• Hoà Hiệp có 664 hộ gia đình với tổng số dân là 2708 người
Trong đó, ấp Long Thạnh được coi là trung tâm của xã. Mỗi ấp cách nhau
từ 1-3 km (theo đường lộ), ngoài ra còn có khu Dần Xây nằm ngay dưới chân câu
Dần Xây, nơi đây có thể coi là một khu tự trị vì dân cư sống tập trung với nhau và
cách khá xa trung tâm xã ( khoảng 13 km).
Như đã được trình bày ở phần trên thì đề tài này cụ thể chỉ được khảo sát
đối với 2 ấp là Long Thạnh, Hoà Hiệp với tồng số phiểu điều tra là 100 phiếu.
1.5.2 Lập phiếu trưng cầu ý kiến
Phiếu thăm dó ý kiến được lập cho người dân đang sinh sống hoặc làm
việc tại 2 ấp của xã Long Hòa, huyện Cần Giờ (như đã nêu ở phần trên). Các câu
hỏi đặt ra phải dựa trên thực tế cuộc sống của người dâng nơi đây và xoay quanh
nội dung mà đề tài đặt ra. Phiếu này sẽ được trình bày cụ thể trong bảng phụ lục.
1.5.3 Ph ương pháp điều tra thực tế
1.5.3.1 Bố trí các điểm điều tra
Chọn ng u nhiên 100 người dân sống rải rác tại 2 ấp Long Thạnh và Hoà
Hiệp để phát phiếu điều tra. Do dân cư ở ấp Long Thạnh sống tập trung và nhiều
hơn ấp Hoà Hiệp nên số phiếu phát ra ở ấp Long Thạnh là 60 phiếu và 40 phiếu
còn lại là ở ấp Hoà Hiệp.
1.5.3.2 Phỏng vấn, trò chuyện trực tiếp với người dân
Tôi đến trực tiếp từng gia đình phát phiếu, hướng dẫn và giải thích cho

từng người dân hiểu về các câu hỏi được trình bày trong phiếu trưng cầu mà tôi
đã chuẩn bị trước.
1.5.4 Phương pháp xử lí số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để vẽ đồ thị biểu diễn những suy nghó của người
dân về môi trường cũng như là ý thức bảo vệ RNMCG của họ.

SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ĐMT134

5


ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

1.5.5 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
• Tìm hiểu về vai trò của RNMCG đối với đời sống của người dân và khảo
sátnnhận thức, thái độ trong việc bảo vệ tài nguyên rừng của họ thông qua các
mẫu phiếu điều tra được phát trực tiếp cho người dân
• Quan sát và thu thập kiến thức thực tế tại RNM Cần Giờ, trong các khu dân
cư, khu du lịch sinh thái…
• Tìm hiểu về hiện trạng RNMCG qua các tài liệu sách vở, mạng internet
• Tham khảo các dự án, chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng đã thực
hiện có hiệu quả như “Chương trình nâng cao nhận thức bảo tồn Cúc Phương”,
“chương trình bảo tồn Vịnh Nha Trang”…..để có thể đề ra một chương trình cho
RNMCG.

1.6 Đối tượng nghiên cứu
• Tài nguyên RNMCG
• Người dân sống trong khu vực RNMCG


1.7 Giới hạn của đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài hạn chế nên đề tài chỉ dừng lại ở việc xây
dựng chương trình, chưa được áp dụng trong điều kiện thực tế nên chưa thể đánh
giá được mức độ hiệu quả của chương trình.

SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ÑMT134

6


ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC, DU LỊCH SINH THÁI
VÀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
2.1. Đa dạng sinh học (ĐDSH)
2.2 Bảo tồn đa dạng sinh học
2.3 Du lịch sinh thái
2.3.1 Định nghóa
2.4. Giáo dục môi trường (GDMT)
2.5 Tâm lí của người dân nông thôn
2.6 Mối quan hệ giữa con người và môi trường

SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ÑMT134

7



ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

2.1. Đa dạng sinh học (ĐDSH)
2.1.1 Khái niệm – phân loại
Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và
hệ sinh thái trong tự nhiên.
Đa dạng sinh học được xem xét theo 3 mức độ:


Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái

đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.


Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các

loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như
khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.


Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong

đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã
sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.
Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học"
(biodiversity, biological diversity) có nghóa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống

ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ
sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một
thành phần,...; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài
và giữa các hệ sinh thái.
2.2.2 Giá trị của ĐDSH
Đa dạng sinh học là một nguồn tài nguyên
Rõ ràng là đa dạng sinh học ở một mức độ nào đó có vai trò quan trọng
trong việc cung cấp cơ sở vật chất cho cuộc sống con người, ở mức độ này, nó duy
trì sinh quyển như một hệ thống chức năng, ở một mức độ khác, nó cung cấp các
vật liệu cơ bản cho nông nghiệp và và nhu cầu thiết thực khác.
• Các HST trong tự nhiên là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong
đó có loài người, chúng đảm bảo sự chu chuyển oxi và các nguyên tố khác trên

SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ÑMT134

8


ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

hành tinh. Chúng duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất trên khắp thế giới.
Nếu có sự suy thoá và ĐDSH diễn ra mãnh liệt trên trái đất sẽ là tổn thương đến
tính ổn định và tính mềm dẻo của môi trường.
• Các hệ tự nhiên làm hạn chế sự xói mòn đất và bờ biển. Rừng trên các
sườn dốc điều tiết dòng chảy và thanh lọc các cặn bã để dòng sông trở nên trong
lành khi đến người sử dụng. Các RNM và các rặng san hô sẽ luôn là lá chắn hữu
hiệu chống lại các đợt sóng biển, chống xói mòn bờ biển và đồng thới cũng là nơi
sinh sống của nhiều loài sinh vật biển.

• Các cây lương thực được bổ sung những tính trạng di truyền mới lấy từ
các cây sống hoang dã bằng cách lai giống. Đó cũng là những đặc tính di truyền
mà ta cần có để cải tạo các giống cây trồng của chúng ta
• Các loại dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên có vai trò quan trọng trong
công tác bảo vệ sức khoẻ trên phạm vi toàn cầu. Ước tính 80% dân số của các
nước kém phát triển trông cậy vào các dược phẩm truyền thống trong việc chăm
sóc sức khoẻ. Mặt khác, tính đa dạng tự nhiên có thể ngày càng có giá trị đối với
việc chế tạo ra những dược phẩm nhân tạo mới.
• Nhiều hệ sinh thái tự nhiên hoặc bán tự nhiên, một số trong đó có thể có
tính đa dạng sinh học cao, có giá trị đáng kể đối với con người, chẳng hạn như:
Vai trò tạo nguồn thu nhập từ du lịch sinh thái của các hệ sinh thái tự nhiên được
bảo vệ làm vườn quốc gia.
Nhưng nhìn chung, những giá trị này chỉ có quan hệ gián tiếp với đa dạng
sinh học. Do đó, tuy các hệ sinh thái rừng ngập mặn nhìn chung thường có tính đa
dạng thấp hơn hệ sinh thái rừng đất thấp liền kề nhưng xét về mặt tài nguyên thì
chúng cũng có giá trị tương đương.
2.1.3 Những mối đe dọa đến ĐDSH
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là

SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ĐMT134

9


ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

• Khai thác rừng quá mức: việc khai thác gỗ quá mức gây ra sự mất tán che
cho đất, hệ thống rễ cây bị mất gây ra sự sói mòn đất và ức chế hoạt động của vi

sinh vật làm tăng độ phì của đất … Bên cạnh đó, sự đốt rừng bừa bãi và nạn cháy
rừng đã gây hạn hán, thiên tai, để lại thiệt hại to lớn cho hệ sinh thái và nền kinh
tế. Đồng thời, sự phá hủy hệ sinh thái rừng làm biến đổi nơi sinh sống của các
giống loài. Qua 4 thế kỷ gần đây, trên toàn cầu có toàn bộ hơn 700 loài bị tuyệt
chủng được biết đến, bao gồm một trăm loại động vật có vú 160 loại chim, tất cả
đều bị ảnh hưởng bởi nhân tạo (Fisher, 1968, Wood 1972; Soule 1983; Reid
1992).
• Sự chăn thả, săn bắn quá mức và sự du nhập vào địa phương những loài
động vật ăn thịt cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của không ít các
loài sinh vật trên trái đất: Việc săn bắn với tỷ lệ không thể chịu dựng được là
nguyên nhân nỗi trội nhất của sự tuyệt chủng hay sự nguy hiểm của những chủng
loài có giá trị hàng hóa trên thị trường.
• Do cạnh tranh với con người và bệnh tật: một vài trường hợp tuyệt chủng
nhân tạo bao gồm những loài bị quấy rối và con người nhận thấy chúng là những
kẻ cạnh tranh với mình để sử dụng một nguồn tài nguyên thông thường nào đó
hay do các dịch bệnh truyền nhiễm.
• Mặt khác, hậu quả của chiến tranh trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã
sử dụng những loại vũ khí, phương tiện hiện đại đã gây nhiễm môi trường nghiêm
trọng, nhiều loài sinh vật bị huỷ diệt và tồn đọng lại trong tự nhiện qua nhiều thế
hệ. Tóm lại sự sống trên trái đất này tồn tại phụ thuộc vào mối quan hệ chặt chẽ
giữa các loài sinh vật với nhau, cứ một loài trên trái đất này mất đi phải chăng là
sự sống trên Trái Đất đã bước thêm một bước tới sự diệt vong.
Những mối đe dọa chính đối với nguồn đa dạng sinh học tại Việt Nam là
khai thác rừng quá mức, tập quán du canh du cư, diện tích đất trồng cây bị thu
hẹp, ô nhiễm nguồn nước, suy thoái các vùng ven biển, và nhu cầu kiếm sống của

SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ÑMT134

10



ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

nông dân trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tốc độ tăng dân số
nhanh chóng và thâm canh nông nghiệp cũng là những mối đe dọa ngày càng gia
tăng. Với dân số gia tăng và một nền kinh tế phát triển nhanh chóng, các công
trình hạ tầng cơ sở quy mô lớn như đập nước và đường cao tốc cũng đe dọa nguồn
đa dạng sinh học giàu có của Việt Nam nếu không được quy hoạch và quản lý tốt.
Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là nhìn nhận nguồn đa dạng sinh học quý
giá của mình như một tài sản quốc gia và bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển và
bảo tồn.

2.2 Bảo tồn đa dạng sinh học
2.2.1 Khái niệm
Bảo tồn đa dạng sinh học ở mọi mức độ về cơ bản là duy trì các quần thể
loài đang tồn tại và phát triển. Công việc này có thể được tiến hành bên trong
hoặc bên ngoài nơi sống tự nhiên. Một số chương trình quản lý tổng hợp đã bắt
đầu liên kết các hướng tiếp cận cơ bản khác nhau này.
Bảo tồn tại chỗ (Bảo tồn In-situ)
- Là hình thức bảo tồn các hệ sinh thái và những nơi cư trú tự nhiên, duy trì và
phục hồi các quần thể loài đang tồn tại trong điều kiện sống tự nhiên của chúng.
Trong trường hợp các loài được thuần hoá và canh tác, công việc này được tiến
hành tại khu vực mà các giống vật nuôi cây trồng đó hình thành nên đặc tính của
mình. [Theo CBD]
- Là hình thức bảo tồn đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái vận động tiến hoá
của nơi cư trú nguyên thủy hoặc môi trường tự nhiên. [Theo GBA]
Hiện nay, đối với một bộ phận lớn của đa dạng sinh học trên trái đất, công tác
bảo tồn chỉ khả thi khi các loài đó được duy trì trong phạm vi phân bố cũng như ở

trạng tự nhiên của chúng. Điều này còn có nhiều ý nghóa khác như cho phép loài

SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ÑMT134

11


ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

tiếp tục quá trình thích nghi trong tiến hoá và về nguyên tắc đảm bảo cho việc
tiếp tục sử dụng các loài (mặc dù điều này đòi hỏi phải có sự quản lý).
Bảo tồn Ex-situ
- Là hình thức bảo tồn các thành phần của đa dạng sinh học bên ngoài những nơi
cư trú tự nhiên của chúng. [Theo CBD]
- Là hình thức duy trì các thành phần của đa dạng sinh học tồn tại bên ngoài nơi
cư trú nguyên thủy hoặc môi trường tự nhiên của chúng. [Theo GBA]
Các quần thể đang tồn tại của nhiều sinh vật có thể được duy trì trong canh tác
hoặc nuôi giữ. Thực vật có thể được bảo tồn trong ngân hàng hạt giống và các bộ
sưu tập mô; các kỹ thuật tương tự cũng được phát triển cho động vật (lưu giữ phôi,
trứng, tinh trùng), nhưng khó giải quyết hơn nhiều. Trong mọi trường hợp, bảo tồn
ex-situ hiện tại rõ ràng chỉ khả thi đối với một tỷ lệ sinh vật nhỏ. Công việc này
đòi hỏi chi phí rất lớn đối với phần lớn các loài động vật, và mặc dù theo nguyên
tắc công việc bảo tồn ex-situ có thể tiến hành với một tỷ lệ lớn các loài thực vật
bậc cao, nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số các sinh vật của trái đất.
Công việc này thường dẫn đến suy giảm đa dạng di truyền do những hiệu ứng xói
mòn di truyền và do xác suất lai cận huyết cao.
2.2.2 Tình hình bảo tồn ĐDSH trên Thế giới và tại Việt Nam
Các vấn đề trong công tác bảo tồn

• Làm thế nào huy động được kiến thức khoa học phục vụ cho công tác bảo
tồn?
• Làm thế nào quản lý được các quá trình biến đổi để tài nguyên sinh học có
thể đóng góp tối đa cho quá trình phát triển bền vững?
• Cần những thông tin gì để phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học?
• Vấn đề nào cần được chú ý trước tiên?
• Làm thế nào để phối hợp một cách có hiệu quả nhất các hoạt động bảo vệ
đa dạng sinh học?

SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ÑMT134

12


ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

• Có thể tìm được nguồn tài chính từ đâu để đáp ứng những vấn đề này ở một
quy mô tương xứng với vấn đề?
2.2.2.1 Thế giới
Trong 10 năm qua cộng đồng quốc tế đã chi khoảng 4 tỷ đô la để bảo tồn
sự đa dạng sinh học. Khoản chi phí này đã được sử dụng cho rất nhiều công việc
hữu ích và chúng ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Nhưng nhìn chung,
chúng ta chưa ngăn chặn được tác động huỷ diệt của nạn nghèo khó trầm luân và
dân số không ngừng tăng lên, một tác động có sức tàn phá các loài nhanh gấp
hàng nghìn lần trước đây. Chúng ta cần hành động theo một cách khác để đối phó
với tác động có thể rất thảm khốc của những áp lực này đối với những hệ tự
nhiên đang hỗ trợ cho sự sống trên trái đất.
Châu á và châu Phi cũng cho ta những ví dụ đầy thuyết phục về cách thức

hợp tác và xác định các lónh vực ưu tiên để đối phó với những làn sóng tàn phá
thiên nhiên. Những dự án có sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng cho thấy có thể
đấu tranh với nghèo đói thông qua việc bảo vệ những hệ sinh thái gắn chặt với
các nguồn nước, nông nghiệp và đời sống nông thôn.
2.2.2.2 Việt Nam
“Việt Nam có nhiều loài động thực vật rất độc đáo mà nhiều quốc gia trên
thế giới không có được, đã làm cho Việt Nam trở thành nơi tốt nhất (trong một số
trường hợp là nơi duy nhất) để bảo tồn đa dạng sinh học”- Đây là thông điệp của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhân ngày Môi trường thế giới năm nay
(5/6).
Hiện nay, khoảng 25 triệu người Việt Nam sống dựa vào các hệ sinh thái
rừng và khoảng 8 triệu người khác có một phần thu nhập từ ngư nghiệp. Các hệ
sinh thái và đa dạng sinh học đã góp phần quan trọng cải thiện điều kiện sống,
cung cấp dinh dưỡng, lương thực, chất đốt, thuốc men, bảo vệ sức khoẻ và cung
cấp nước sinh hoạt cho loài người. Việt Nam là một trong các quốc gia có tính ña

SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ÑMT134

13


ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

dạng sinh học cao trên thế giới, được công nhận là một quốc gia ưu tiên cao cho
bảo tồn toàn cầu.
Các hệ sinh thái của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, tạo nên môi
trường sống cho khoảng 10% số loài chim và thú trên toàn cầu. Việt Nam có
nhiều loài động thực vật rất độc đáo mà nhiều quốc gia trên thế giới không có

được, đã làm cho Việt Nam trở thành nơi tốt nhất (trong một số trường hợp là nơi
duy nhất) để bảo tồn đa dạng sinh học.
Bảo tồn đa dạng sinh học, dẫn đến bảo tồn lợi ích của thiên nhiên, sức
khỏe, nông nghiệp, công nghiệp, và một số lãnh vực của nước ngoài; bao gồm:
• Giúp bảo vệ đường dẫn nước (lưu vực sông) đối với nguồn nước tự nhiên và
nước sinh hoạt.
• Giúp ngăn ngừa và phòng chống lụt bão, đại họa của thiên nhiên gây ra.
• Đem đến một nguồn vốn rất lớn cho công nghiệp và hoạt động du lịch.
• Và do đó thúc đẩy kinh tế trong vùng; góp phần tạo cảm giác dễ chịu từ một
môi trường trong lành, không gian sống và tạo ra nhiều cơ hội khác,;
• Cung cấp những sản phẩm từ gỗ được lấy từ rừng (một cách hợp pháp và
đúng tiêu chuẩn) phát triển kinh tế.
• Bảo vệ đất nhờ việc quản lý nông nghiệp và nguồn tài nguyên.
• Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và giảng dạy và field stations
cho thành tựu về khoa học, và giảng dạy ở nhiều cấp độ.
• Duy trì những giá trị về truyền thống văn hóa nhằm đem lại sức khỏe, phúc
lợi, nơi ngắm cảnh cho cộng đồng (trích từ Philips, 1998 in Cheppard, 1999)
Tất cả những đóng góp đó nhằm vào chất lượng của cuộc sống và sức khỏe
của cộng đồng.

SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ÑMT134

14


ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

2.3 Du lịch sinh thái

2.3.1 Định nghóa
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá
bản địa gắn với giáo dục mội trường có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát
triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồn địa phương”.
Khái niệm quan trọng trên đây đã được rút ra từ cuộc hội thảo quốc tế
“Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” vừa
được tổ chức ở Hà Nội.
• Du lịch sinh thái là một lónh vực mới phát triển vài thập kỉ gần đây và đang
trở thành một xu hướng tích cực đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững gắn liền
với việc bảo tồn thiên nhiên và môi trường, các giá trị nhân văn giàu bản sắc văn
hoá của mọi dân tộc, thông qua việc giáo dục nhận thức của xã hội, của cộng
đồng.
• Muốn phát triển du lịch sinh thái đòi hỏi phải có sự phối kết hợp đồng bộ
thể hiện ở ba lónh vực chủ yếu là: chủ trương, đường lối chính sách của Nhà nước
và sự quản lí, điều hành của chính quyền các cấp, sự tham gia của cộng đồng dân
cư địa phương.
Mặc dù là một lónh vực mới phát triển song nhiều quốc gia đã đạt được
những thành tự to lớn trong lónh vực sinh thái, đem lại hiệu quả đáng kể về kinh
tế xã hội, bảo vệ, tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch và môi trường, phát triển
cân đối đồng đều theo lãnh thổ, đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa nơi có nhiều
tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Các kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái
ở nước ngoài được trình bày ở Hội thảo là những kinh nghiệm quý không chỉ đối
với Việt Nam mà còn có thể rút kinh nghiệm cho những nước đang phát triển.
2.3.2 Các loại hình DLST hiện có tại Việt Nam
Cùng với xu thế phất triển du lịch sinh thái trên thế giới trong những năm
gần đây DLST ở Việt Nam đã và đang phát triển với một số loại hình phù hợp với

SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ÑMT134

15



ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

điều kiện đặc thù của Việt Nam. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau,
những sản phẩm DLST đích thực ở Việt Nam hiện chưa có, mà mới chỉ là những
loại hình du lịch thiên nhiên mang màu sắc của DLST, bao gồm:
Dã ngoại: là hình thức đưa con người về với thiên nhiên, sản phẩm du lịch
chủ yếu là tham quan thắng cảnh, hiện khá phổ biến ở Việt Nam.
Leo núi: leo núi là loại hình du lịch chinh phục các đỉnh cao như: Fansipan,
Bidoup. Bạch mã…Ngoài ra còn có thể những tour du lịch hành hương lễ hội đến
các điểm di tích liïch sử văn hóa ở các khu bảo tồn thiên nhiên như chùa Hương,
Yên Tử…
Đi bộ trong rừng: là Hình thức DLST được ưa chuộng ở nhiều nước trên
thế giới. Ở Việt nam đi bộ trong rừng là kết hợp hình thức tham quan các cảnh
quan tự nhiên ở các vườn quôc gia và khu bảo tồn thiên nhiên đang phát triển.
Tham quan nghiên cứu đa dạng sinh học ở các VQG, khu bảo tồn thiên
nhiên: là hình thức DLST phổ biến thu hút sự quan tâm đặt biệt của khách du
lịch đến từ nhữnh thị trường khác nhau. Tuy vậy hiện nay ở Việt Nam hình thức
này còn chưa phát triển.
Tham quan mệt vườn: là hình thức DLST với sản phẩm chủ yếu là tham
quan nghiên cứu HST nông nghiệp, đặt biệt ở các mệt vườn đồng bằng sông Cửu
Long. Hình thức này mặc dù mới phát triển trong thời gian gần đây, song đã thu
hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Quan sát chim:: Các sân chim ở Việt Nam, đặc biệt là ở đồng bằng sông
Cửu Long, Cần Giờ… có số lượng chim lớn thành phần loài phong phú với nhiều
loài đặc hữu, qúi hiếm cần được bảo vệ, là nơi thu hút nhiều nhà khao học và du
khách tới nghiên cứu, tham quan… Hình thức du lịch quan sát chim ở các sân chim,

các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên chưa phổ biến nhiều ở Việt Nam.
Thăm bản làng dân tộc: Việc thăm các bản làng dân tộc trong các VQG,
khu bảo tồn thiên nhiên được kết hợp tổ chức trong các tour du lịch mang sắc thái
DLST ở Việt Nam.
SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ÑMT134

16


ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

Du thuyền: Việt Nam có nhiều sông hồ, cùng với bờ biển dài hơn 3200km
. Đây là tiền đề thuận lợi để tổ chức loại hình du lịch như đi đến Cần Giờ bằng
thuyền buồm…
Mạo hiểm: Ở Việt Nam một số loại hình du lịch mạo hiểm đã bắt đầu phát
triển như: du lịch lặn biển, du lịch xuyên Việt bằng xe Jeep…
Săn bắt câu cá: các loại hình săn bắt thường được thực hiện tại các khu
vực khoang vùng dành riêng cho các hoạt động này, đối tượng tham gia là khách
có tuổi trung niên, trong nội địa và quốc tế.
Các loại hình khác: Tổ chức các tour cấp khu vưc hay xuyên quốc gia để
tham quan tìm hiểu các thắng cảnh tự nhiên và con người Việt Nam.
2.3.3 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
Nước Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan
xinh đẹp, đa đạng và độc đáo, vừa mang tính chất văn hoá thế giới vừa có tính
lịch sử đặc thù của dân tộc Việt Nam. Với xu hứớng phát triển khoa học kó thuật
như vũ bão, nhu cầu thích tìm về thiên nhiên của con người ngày càng gia tăng,
những cảnh thiên nhiên tươi đẹp nên thơ, không khí trong lành là những nơi hấp
dẫn của du khách thế giới. Do đó du lịch sinh thái giữ vai tró quyết định sự tăng

trưởng của ngành du lịch Việt Nam trong những năm gần đây và hứa hẹn nhiều
trong tương lai. Ngoài ra du lịch sinh thái còn là dịp để giới thiệu về đất nước tươi
đẹp và con người Việt Nam anh hùng với thế giới một cách hữu hiệu, đem lại lợi
ích trên nhiều phương tiện: văn hoá, kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
Nước Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long
di sản của thế giới, Cần Giờ- khu dự trữ sinh quyển của thế giới, một số vườn
quốc gia có hệ sinh thái đa dạng nuôi dưỡng biết bao loài động, thực vật quý
hiếm với không gian thoáng đãng rừng xanh ngút ngàn, biển cả êm đềm... Bên
cạnh thiên nhiên hấp dẫn còn có những nét tín ngưỡng đặc sắc, những di tích
khảo cổ, di tích văn hoá lịch sử,... gợi tính tò mò ham hiểu biết của con ngừời. Tất

SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ÑMT134

17


ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

cả tạo nên một nước Việt nam xinh đẹp rất gần gũi nhưng tinh khôi, rất độc đáo
lại hiền hoà, duyên dáng... là đểm du lịch sinh thái đầy hấp dẫn, quyến rũ du
khách trong và ngoài nước. Nhưng mỗi nơi mỗi vẻ thích hợp cho từng loại hình du
lịch sinh thái, du khách có thể đến nghiên cứu, tham quan, học tập, hội họp, giải
trí...
Một số loại hình du lịch sinh thái phổ biến ở Việt Nam như:
• Du lịch dã ngoại, tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, tónh dưỡng
• Du lịch tìm hiểu, nghiên cứu theo chuyên đề sinh thái, lịch sử, khảo cổ, văn
hoá.
• Du lịch hội nghị, hội thảo

• Du lịch về thăm chiến trường xưa.
Những đặc điểm cơ bản về lịch sử hình thành, vị trí địa lý lãnh thổ và sự đa dạng
về các điều kiện địa lý đã tạo ra sự phong phú, đa dạng và có tính chất pha trộn
của các HST với tính đa dạng sinh học cao ơ Việt Nam. Đây chính là đặc điểm
tạo nên tài nguyên DLST đặc sắc, đảm bảo cho phát triển DLST ở nước ta.
2.4. Giáo dục môi trường (GDMT)
2.4.1 Định nghóa
GDMT là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối
quan tâm đối với môi trường và các vấn đề môi trường, sao cho mỗi người đều có
đầy đủ kiến thức, thái độ và kỹ năng để có thể hoạt động một cách độc lập, hoặc
phối hợp, nhằm tìm ra các giải pháp cho những vấn đề môi trường của hiện tại và
ngăn chặn những vấn đề có thể nảy sinh trong tương lai.
GDMT là một việc cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu
dài.
2.4.2 Mục đích của GDMT
GDMT trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là người học
được trang bị:

SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ÑMT134

18


ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

• Một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của trái đất.
• Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tản đạo lý môi trường.
• Một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lý môi trường.

Là một thực thể mang tính xuyên suốt trong các môn học, GDMT mang lại cơ
hội cho người học khám phá môi trường. GDMT cũng tạo cơ hội để hình thành, sử
dụng các kỹ năng liên quan đến cuộc sống hôm nay và ngày mai của người học.
Tất cả điều này cho chúng ta niềm hy vọng người học có nhiều ý tưởng sáng tạo
và tham gia tích cực vào quá trình phấn đấu cho một thế giới phát triển lành
mạnh.
Nói cách khác, GDMT nhằm tới: Giáo dục về môi trường, Giáo dục vì môi
trường, giáo dục trong môi trường.
2.4.3 Những nguyên tắc chung về GDMT
• GDMT phải coi môi trường là một tổng thể hoàn chỉnh về mặt tự nhiên hay
nhân tạo, kỹ thuật hay xã hội (văn hóa, thẫm mỹ, lịch sử…);
• GDMT là một quá trình lâu dài và mang tính liên tục, qua cả giáo dục chính
quy hoặc không chính quy;
• GDMT cần mang tính liên ngành nhằm bảo đảm tính hoàn chỉnh và cân
bằng về học tập môi trường;
• GDMT cần xem xét các vấn đề trên quan điểm địa phương, quốc gia, khu
vực và quốc tế;
• GDMT cần chú trọng đến các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai;
• GDMT phải đề cao giá trị và sự cần thiết của việc hợp tác để ngăn chặn và
giải quyết các vấn đề môi trường;
• GDMT cần hỗ trợ để xem xét thấu đáo phương diện môi trường trong quá
trình hoạch định phát triển;
• GDMT phải tạo điều kiện để người học thực hành và giúp họ có cơ hội tự ra
quyết định cũng như chịu trách nhiệm với các quyết định đó; giải quyết các vấn
đề môi trường và phân loại các giá trị môi trường;
SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ÑMT134

19



ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

• GDMT cần giúp cho người học nhận thức những hiện tượng và nguyên nhân
sâu xa của các vấn đề môi trường;
• GDMT cần nhấn mạnh mức độ phức tạp của các vấn đề môi trường và phải
phát triển kỹ năng suy nghó thấu đáo cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề môi
trường;
• GDMT cần sử dụng môi trường học tập đa dạng với nhiều cách tiếp cận đối
với việc dạy và học về môi trường, trong (thông qua) môi trường và vì môi
trường;
• GDMT phải bao gồm các nội dung và sự nhạy cảm môi trường, kỹ năng.

2.4.4 Phương pháp thực thi GDMT
• Đưa GDMT vào tất cả các cấp bậc học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông và các bậc học khác.
• Kết hợp GDMT vào tất cả các môn ở tất cả các cấp, bậc tiểu học.
• Thực hiện GDMT bằng phương pháp hiện đại đặt trọng tâm ở người học và
cách tiếp cận học bằng việc làm.
• Cung cấp kiến thức về môi trường và rèn luyện kỹ năng bảo vệ môi trường.
Các trường tổ chức và tích cực tham gia cùng với cộng đồng các hoạt động bảo vệ
môi trường trong và ngoài nhà trường.
• Luôn chú ý tạo ra thái độ đúng và tinh thần trách nhiệm cao đối với việc
bảo vệ môi trường.
• GDMT không chỉ là cung cấp hiểu biết về môi trường, mà con được thực
hiện trong môi trường với thái độ và tình cảm vì môi trường.
• Trong GDMT hiện nay dành ưu tiên cho đào tạo giáo viên và các bậc tiểu
học, trung học.


SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ĐMT134

20


ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

2.4.5 Vai trò, nhiệm vụ và phương hướng GDMT
2.4.5.1 Vai trò của giáo dục môi trường
GDMT hiện nay rất cần thiết đặc biệt trong nhà trường phổ thông có một
vai trò rất lớn làm chuyển biến ý thức, thái độ và hành vi đối với môi trường và
việc bảo vệ môi trường. Việc GDMT phải được thực hiện trong suốt quá trình học
tập của học sinh, sinh viên ở nhà trường. Thông qua hệ thống chương trình và nội
dung giảng dạy, giáo viên từng bước trang bị cho học sinh, sinh viên của mình
hiểu biết về môi trường, để từ đó giúp các em dần dần có ý thức và từ ý thức sẽ
bộc lộ qua thái độ và hành vi trong cuộc sống.
2.4.5.2. Nhiệm vụ và phương hướng GDMT
Giáo dục môi trường nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết nhất định
về môi trường:
• Những nhận thức cơ bản về môi trường: đặc điểm về môi trường và nguồn
tài nguyên, vai trò của môi trường và tài nguyên đối với con người, mối quan hệ
giữa con người và môi trường…
• Tình trạng môi trường ngày càng biến đổi xấu đi và những hậu quả đó.
• Nội dung và biện pháp bảo vệ môi trường, các chủ trương, chính sách và
pháp luật bảo vệ môi trường của nước ta và trách nhiệm của mọi người trong việc
bảo vệ môi trường.
• Trên cơ sở những hiểu biết đó từng bước bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên
có ý thức, thái độ và hành vi đối với môi trường và bảo vệ môi trường. Điều đáng

chú ý là từ nhận thức lý thuyết đến chuyển biến về ý thức, về thái độ và hành vi
là một bước ngoặt đòi hỏi công lao giáo dục của thầy cô giáo.
• Trang bị cho học sinh một số kỹ năng và phương pháp bảo vệ môi trường
thông thường để khi ra đời các em có thể thực hiện một cách có hiệu quả nhiệm
vụ bảo vệ môi trường ở địa phương họ công tác.

SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ÑMT134

21


ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

Hiện nay, nhiều học sinh, sinh viên có lối sống phi nhân văn môi trường.
Cần thức tỉnh những ý thức của họ trong vấn đề bảo vệ môi trường. Cũng cần
phải nghiên cứu để soạn thảo một bộ giáo trình từ sơ đẳng đến trung đẳng. Từ đó
cho học sinh, sinh viên hiểu biết rõ hơn, họ cần làm gì đển bảo vệ môi trường,
đặc biệt là môi trường nhân văn trong học đường.
2.4.6 Hiện trạng công tác GDMT tại Việt Nam
Việc GDMT trong trường phổ thông mới được thực hiện vào thập niên 80
cùng với kế hoạch cải cách giáo dục. Để thực hiện nhiệm vụ GDMT trong nhà
trường phổ thông, ngay từ thời kỳ đó đã có hai đề tài cấp nhà nước tiến hành
nghiên cứu về phương thức nội dung GDMT trong nhà trường, trong đó tập trung
chủ yếu là môn sinh vật và địa lý.
Từ năm học 1982 - 1983 khoa học địa lý trường ĐHSP Hà Nội đã đưa môn
bảo vệ tự nhiên, mà nay là GDMT vào chương trình đào tạo. Hiện nay, các họat
động GDMT được tiến hành một cách mạnh mẽ. Ngoài việc GDMT cho quần
chúng nhân dân thông qua phương tiện truyền thông đại chúng rất đa dạng và

phong phú, trong nhiều trường đại học đã có các môn học về môi trường. Từ năm
học 1995 - 1996 trở đi, tất cả trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên (Hà Nội) năm
học 1993 - 1994 khoa "Môi trường học" được thành lập và triển khai đào tạo các
cán bộ về khoa học môi trường; ở Thành phố Hồ Chí Minh, khoa môi trường cũng
được thành lập ở trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Và Đại Học Kỹ Thuật năm
1999.
Song song với việc giảng dạy trong nhà trường, nhiều đề tài nghiên cứu
khoa học về GDMT cấp nhà nước và cán bộ quản lý, nhiều đề tài luận án phó
tiến só và thạc só đã và đang được thực hiện, có tác dụng mở rộng nội dung và
nâng cao hiệu quả của việc GDMT
Vào năm 1999-2000, tiểu ban giáo dục môi trường nhân văn thuộc mạng
lưới giáo dục môi trường việt nam đã đưa ra một chương trình giáo dục môi
trường nhân văn cho tòan xã hội với nội dung như sau:
SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ÑMT134

22


ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

"Chương trình hành động giáo dục môi trường nhân văn trước hết phải tuân theo
khuôn khổ hoạt động và mục tiêu chung của mạng lưới giáo dục và đào tạo môi
trường Việt Nam, thực hiện nội dung mà tiểu ban giáo dục môi trường nhân văn
có thể đạt hiệu quả. GDMT nhân văn phối hợp với các ban chuyên đề khác trong
mạng lưới quốc gia, đẩy mạnh nội dung họat động môi trường, đối với tất cả các
đối tượng trong xã hội, trên những lónh vực, vùng ngành khác nhau.
Phong trào mang ý nghóa thiết thực nhất ở nước ta về giáo dục môi trường
là ngay từ năm 1962, Bác Hồ đã khai sinh "Tết trồng cây" và cho đến nay, phong

trào này ngày càng phát triển mạnh mẽ. Năm 1991, Bộ Giáo Dục - Đào Tạo đã
có chương trình trồng cây hỗ trợ phát triễn giáo dục đào tạo bảo vệ môi trường
(1991 -1995).
Gần đây nhất, ngày 7 tháng 8 năm 2001, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt
dự án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống quốc dân".
Tuy nhiên, có nơi môi trường được xem như là "mode" và ai cũng có thể là
chuyên gia về môi trường, cả và thập chí họ còn tham gia vào công tác đào tạo và
huấn luyện… cần nhớ rằng, môi trường là ngành khoa học đa liên ngành nhưng có
giới hạn. Nó có lónh vực riêng, có chức năng cấu trúc riêng của nó.
2.5 Tâm lí của người dân nông thôn
Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới với hàng loạt khó khăn và thách thức.
Tuy nhiên sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đă góp phần quan trọng trong
việc đáp ứng các nhu cầu của các tầng lớp dân cư và giảm sự lệ thuộc của con
người vào tự nhiên (xét riêng trong lónh vực sản xuất). Thay vì chỉ biết bóc lột tài
nguyên từ giới tự nhiên để sống, sự tiến bộ về mặt nhận thức và trình độ phát
triển khoa học kó thuật đă giúp cho người dân Việt Nam ngày nay biết tác động
lên tự nhiên và biết tạo ra các sản vật để phục vụ nhu cầu của đời sống.
Tại nông thôn, việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống
cũng như phát triển các làng nghề mới đã dem lại những lợi ích về kinh tế, làm

SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ÑMT134

23


ð án t t nghi p

GVHD: ThS Lê Th Vu Lan

thay đổi bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên ở khía cạnh khác cũng đă tạo ra một lượng

chất thải khá lớn. Do công nghệ của các cơ sở sản xuất ở nông thôn phần lớn là
lạc hậu nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. Thêm nữa, các nguồn
chất thải được tạo ra bởi các hoạt động sản xuất từ nông thôn không được quy
hoạch và xử lí - phần lớn được đổ thẳng ra môi trường.
Cũng vì lợi ích kinh tế một số nhóm dân cư đã hành động bất chấp mọi giá
trị môi trường. Họ có thể mang máy móc hiện đại vào chặt phá rừng, săn bắt các
loại thú quý hiếm... tạo nên sự mất cân bằng sinh thái.
2.6 Mối quan hệ giữa con người và môi trường
Môi trường là không gian sống của con người, là nơi cung cấp nguồn tài nguyên
cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người và là nơi chứa đựng
các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Dù hiểu về môi trường như thế nào và dù bất cứ ai đó có vai trò, vị trí gì trong xã
hội cũng đồng tình với suy nghó: đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng của con người
cũng như muôn loài sinh vật khác đều (hoặc có thể) có những ranh giới riêng biệt
để phân chia quyền sử dụng và kiểm soát của mình. Nhưng đối với môi trường thì
không, môi trường hoàn toàn không có ranh giới riêng biệt, cố định, hoàn toàn
không lệ thuộc và chịu sự "kiểm soát" theo ranh giới hành chính của một quốc gia
hay ranh giới của một tỉnh, của một vùng nào đó có thể rộng, hẹp khác nhau tùy
theo mức độ tác động, phạm vi ảnh hưởng nhiều hay ít. Có rất nhiều hiện tượng
môi trường xuyên lục địa, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia và liên quan đến toàn
cầu.
Càng ngày nhân loại càng ý thức một cách rõ nét hơn về mối quan hệ giữa các
hoạt động về phát triển kinh tế xã hội với môi trường và các nguồn tài nguyên
thiên nhiên. Con người đã và đang dựa vào môi trường để sống, khai thác các
nguồn tài nguyên sẵn có trong thiên nhiên để sinh sống và tiến hóa từ thế hệ này
sang thế hệ khác.

SV: Lê ðào Trúc Linh – MSSV: 02ÑMT134

24



×