BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Hồng Nhân
THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC ĐỐI VỚI
BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT
ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Hồng Nhân
THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC ĐỐI VỚI
BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT
ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ
Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số
: 60310401
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ THỊ TƯỜNG VY
Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kì một cơng trình nào khác.
TP.HCM, ngày 25 tháng 9 năm 2015
Tác giả
Lê Hoàng Nhân
LỜI CẢM ƠN
Xin cho tôi được bày tỏ nơi đây lòng biết ơn đến:
TS. Võ Thị Tường Vy, người hướng dẫn khoa học, một nhà giáo với sự tận
tâm và bề dày kinh nghiệm, đã tận tình hướng dẫn cho tơi hồn thành luận văn này.
Ban Giám hiệu, các Thầy Cơ giáo Khoa Tâm lí học, Phịng Sau đại học
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
trong suốt thời gian tơi học tập và hồn thành luận văn.
Ban Giám đốc, Phó Trưởng khoa Tâm lí, cùng các anh chị đồng nghiệp
tại Bệnh viện Tâm thần Đồng Tháp đã quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện tốt
nhất cho tơi trong q trình vừa cơng tác vừa thực hiện luận văn.
Trung tâm bảo trợ xã hội Tỉnh Đồng Tháp, các Trạm y tế, các anh chị
cộng tác viên phụ trách chương trình tâm thần tại cộng đồng đã nhiệt tình hỗ trợ
cho tôi đến tận nhà của người bệnh để thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu.
Ba mẹ, người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh, cùng tôi chia sẻ những khó
khăn, động viên, khích lệ và hết lịng giúp đỡ tơi hồn thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn!
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, đồ thị
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI
CHĂM SÓC ĐỐI VỚI BỆNH TÂM THẦNPHÂN LIỆT ĐANG
ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ ............................................................................... 7
1.1. Lược sử tình hình nghiên cứu thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân
tâm thần phân liệt đang điều trị tại nhà................................................................... 7
1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................... 7
1.1.2. Tại Việt Nam ................................................................................................ 22
1.2. Một số vấn đề lý luận về thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm
thần phân liệt đang điều trị tại nhà........................................................................ 27
1.2.1. Những vấn đề lý luận về thái độ. ............................................................... 27
1.2.2. Bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia) ................................................... 31
1.2.3. Chăm sóc cho bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị tại nhà ............ 38
1.2.4. Thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt
đang điều trị tại nhà ................................................................................... 40
1.2.5. Biểu hiện thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần
phân liệt đang điều trị tại nhà..................................................................... 40
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người chăm sóc bệnh nhân tâm
thần phân liệt .............................................................................................. 44
Tiểu kết Chương 1 ....................................................................................................... 48
Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 49
2.1. Tổ chức nghiên cứu ................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Nội dung và các phương pháp nghiên cứu ............................................................. 49
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.................................................................. 49
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi............ Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn ............................................................................... 57
2.2.4. Phương pháp quan sát .................................................................................. 58
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 58
2.3. Khách thể nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 61
Tiểu kết Chương 2 ....................................................................................................... 64
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ CỦA
NGƯỜI CHĂM SÓC ĐỐI VỚI BỆNH TÂM THẦN
PHÂN
LIỆT ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ ...................................................... 65
3.1. Thực trạng chung về thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân TTPL
đang điều trị tại nhà .............................................................................................. 65
3.2. Thực trạng thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân TTPL đang điều trị
tại nhà qua các mặt biểu hiện ............................................................................... 67
3.2.1. Mặt nhận thức của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần
phân liệt...................................................................................................... 67
3.2.2. Mặt xúc cảm của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần
phân liệt...................................................................................................... 72
3.2.3. Mặt hành vi của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt. .. 75
3.2.4. Tương quan giữa các mặt biểu hiện thái độ của người chăm sóc đối
với bệnh nhân tâm thần phân liệt ............................................................... 78
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của của người chăm sóc bệnh nhân tâm
thần phân liệt tại nhà. .............................................................................................. 81
3.3.1. Một số yếu tố thuộc về người chăm sóc ...................................................... 81
3.3.2. Một số yếu tố thuộc về người bệnh .............................................................. 86
3.3.3 Một số yếu tố thuộc về thông tin truyền thông ............................................. 86
3.4. Đề xuất biện pháp nhằm giảm thiểu một số biểu hiện thái độ tiêu cực của
người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt. ........................................ 89
3.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp trên ........................................................................ 89
3.4.2. Mục đích, nội dung và cách thực hiện biện pháp đã được đề xuất. ............. 91
Tiểu kết Chương 3 ....................................................................................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 98
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BN
Bệnh nhân
CS
Chăm sóc
ĐTB
Điểm trung bình
ĐLC
Độ lệch chuẩn
ICD
Bảng phân loại quốc tế về bệnh (International Classification of Diseases )
Nxb
Nhà xuất bản
TTPL
Tâm thần phân liệt
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Phân bố khách thể tham gia nghiên cứu .................................................... 61
Bảng 3.1.
Thái độ chung của người chăm sóc đối với bệnh nhân TTPL đang
điều trị tại nhà ........................................................................................... 65
Bảng 3.2.
Biểu hiện mặt nhận thức của người chăm sóc đối với bệnh nhân
tâm thần phân liệt ....................................................................................... 68
Bảng 3.3.
Biểu hiện mặt xúc cảm của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm
thần phân liệt .............................................................................................. 72
Bảng 3.4.
Xúc cảm lo lắng trong q trình chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân
liệt đang điều trị tại nhà ............................................................................ 73
Bảng 3.5.
Biểu hiện mặt hành vi trong q trình chăm sóc bệnh nhân tâm thần
phân liệt đang điều trị tại nhà..................................................................... 75
Bảng 3.6.
Tương quan giữa các mặtbiểu hiện thái độ của người chăm sóc đối
với bệnh nhân tâm thần phân liệt ............................................................... 79
Bảng 3.7.
So sánh 4 câu hỏi giữa 2 mặt nhận thức và hành vi................................... 79
Bảng 3.8.
Tương quan và hồi quy dự báo tác động của các yếu tố thuộc về
người chăm sóc đến thái độ ....................................................................... 81
Bảng 3.9.
Điểm trung bình, độ lệch chuẩn và tương quan các nhu cầu của
người chăm sóc ......................................................................................... 85
Bảng 3.10. Đánh giá của người chăm sóc về thơng tin truyền thơng hiện nay .......... 87
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ - HÌNH - BIỂU ĐỒ
Đồ thị 2.1.
Phân bố điểm trung bình của mặt nhận thức ........................................... 55
Đồ thị 2.2.
Phân bố điểm trung bình của mặt xúc cảm.............................................. 55
Đồ thị 2.3.
Phân bố điểm trung bình của mặt hành vi ............................................... 56
Đồ thị 2.4.
Phân bố điểm trung bình chung 3 mặt của thái độ .................................. 57
Biểu đồ 3.1. Điểm trung bình các mặt biểu hiện thái độ của người chăm sóc đối
với bệnh nhân tâm thần phân liệt ............................................................. 66
Biểu đồ 3.2. Trạng thái xúc cảm của người chăm sóc khi chăm sóc cho bệnh nhân
tâm thần phân liệt..................................................................................... 74
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ người chăm sóc có hành vi đưa bệnh nhân tâm thần phân liệt đi
thầy cúng .................................................................................................. 78
Biểu đồ 3.4. So sánh thái độ của người chăm sóc với trình độ học vấn ...................... 82
Biểu đồ 3.5. So sánh thái độ của người chăm sóc với nơi sống ................................... 83
Biểu đồ 3.6. So sánh thái độ của người chăm sóc với hình thức chăm sóc ................. 83
Biểu đồ 3.7. So sánh thái độ của người chăm sóc với trải nghiệm nguy hiểm ............ 84
Biểu đồ 3.8. So sánh thái độ của người chăm sóc với số năm chăm sóc ..................... 85
Biểu đồ 3.9. Các kênh thông tin về bệnh tâm thần của người chăm sóc ..................... 88
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tâm thần phân liệt (TTPL) là bệnh loạn thần nặng chưa rõ nguyên nhân, có
khuynh hướng tiến triển mãn tính, dần dần gây sa sút các mặt hoạt động tâm thần làm
cho người bệnh khơng thể hồ nhập với cuộc sống giađìnhcũng như xã hội. Theo Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) bệnh TTPL chiếm tỷ lệ 0,7 - 1% dân số và ước tính tồn
cầu có ít nhất 26 triệu người đang sống chung với TTPL năm 2014 [45, tr.4]. Hơn 50%
số người bị TTPL khơng được chăm sóc thích hợp [40]; khoảng 90% các trường hợp
không được phát hiện và điều trị sớm bệnh TTPL là ở các nước đang phát triển trong
đó có nước ta [44].
Ở Việt Nam, theo khảo sát của ngành tâm thần học Việt Nam kết hợp với WHO
khu vực Thái Bình Dương năm 1994 tỷ lệ TTPL khoảng 0,3 - 1% dân số [50], năm
2002 là 0,47 % dân số [25, tr.114-115], năm 2006 tăng lên 0,6% dân số [31]. Theo
niên giám thống kê các năm của Bộ Y Tế tỷ lệ người mắc bệnh TTPL/100.000 dân của
cả nước: năm 2010 là 192/100.000 dân (Đồng Tháp: 56/100.000 dân) [1, tr.177-178],
133/100.000 dân (Đồng Tháp: 60/100.000 dân) năm 2011 [2,tr.177-178], năm 2012 là
112,8/100.000 dân (Đồng Tháp: 69,2/100.000 dân); tỷ lệ mắc mới của cả nước năm
2012 là 5.889 bệnh trong đó Đồng Tháp mắc mới thêm 130 người [3,tr.178-179], cho
thấy tỷ lệ mắc bệnh của tỉnh Đồng Tháp lên tục tăng lên qua các năm.
Đến hết năm 2013, Dự án bảo vệ Sức khỏe Tâm thần Cộng đồng và Trẻ em thuộc
Chương trình mục tiêu Y tế Quốc gia đã quản lý và theo dõi tại cộng đồng 192.545
bệnh nhân TTPL [48]. Hiện nay theo thống kê mới nhất của Viện sức khỏe Tâm thần
và Bệnh viện Tâm thần TW1 tính đến tháng 10/2014 có khoảng 250.000 người mắc
bệnh TTPL tại Việt Nam [49].
Đảng và nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách liên quan đến chăm sóc cho
người bệnh tâm thần như: Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Thơng tư
115/2012/TTLT-BTC-BLDTBXH, trong đóQuyết định số 1215/QĐ-TTG năm 2011
của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình trong vấn đề
chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần. Chủ đề của ngày Sức khỏe
Tâm thần thế giới năm nay (10/10/2014) được Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới
2
chọn là “Sống chung với tâm thần phân liệt” [45], trong đó nhấn mạnh đến vai trị của
việc chăm sóc bệnh nhân TTPL tại nhà, nhưng thực tế hiện nay việc chăm sóc tại nhà
vẫn cịn nhiều khó khăn do vẫn còn quan niệm đưa đi “thầy cúng” để trị trước khi đưa
đến bệnh viện, hoặc sợ ảnh hưởng đến danh tiếng của gia đình nên che giấu, một số
gia đình cịn nhốt người bệnh lại, hoặc cảm thấy chán nản rồi bỏ mặc, hắt hủi bệnh
nhân, những điều đó đã làm cản trở q trình chăm sóc và điều trị cho người bệnh tại
nhà. Vì thế để việc chăm sóc tại nhà đạt hiệu quả tốt thì thiết nghĩ thái độ là một trong
những yếu tố quan trọng cần được quan tâm đầu tiên.
Trong những năm gần đây, thái độ cũng được nhiều nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước quan tâm trên các chuyên ngành và đối tượng khác nhau như: tâm lí học, y
tế cơng cộng, xã hội học, giáo dục học tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay chúng tơi vẫn
chưa tìm thấy có một nghiên cứu nào về thái độ của người chăm sóc đối với người
bệnh TTPL dưới góc độ tâm lí học.
Từ những lý do trên, trước nhữngđịi hỏi của thực tiễn, chúng tơi thấy việc
nghiên cứu đề tài “Thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân
liệt đang điều trị tại nhà” là rất cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt đang
điều trị tại nhà và những yếu tố tác động đến thái độ của họ. Trên cơ sở đó, đề xuất
một số biện pháp nhằm giảm thiểu một số biểu hiện thái độ tiêu cực của người chăm
sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị tại nhà.
3. Đối tượng nghiên cứu
Thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị tại
nhà.
4. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu chính:100 người chăm sóc cho người bệnh tâm thần phân
liệt tại nhà (đang được Bệnh viện Tâm Thần Đồng Tháp quản lý theo dõi tại nhà).
- Khách thể nghiên cứu bổ trợ: phỏng vấn sâu 10 người bao gồm 1 Bác sĩ tâm
thần, 3 điều dưỡng tâm thần, 2 nhân viên đang trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân ở tại
trung tâm bảo trợ, ni dưỡng người tâm thần; 5 người nhà chăm sóc cho người bệnh.
3
5. Giả thuyết nghiên cứu
5.1. Do nhận thức chưa đầy đủ về bệnh tâm thần phân liệt nên những người chăm sóc
cịn có những thái độ tiêu cực biểu hiện qua ba thànhtố: nhận thức, xúc cảm và hành
vi; trong đó biểu hiện về xúc cảm là thể hiện rõ nhất.
5.2. Có nhiều yếu tố tác động đến thái độ của người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân
liệt đang điều trị tại nhà như: Hình thức chăm sóc, trình độ học vấn, trải nghiệm khi
chăm sóc, nhu cầu của người chăm sóc, thơng tin truyền thơng ..., trong đó học vấn, trải
nghiệm chăm sóc và nhu cầu của người chăm sóc có tác động nhiều nhất đến các mặt
biểu hiện của thái độ trên.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân
tâm thần phân liệt đang điều trị tại nhà. Cụ thể: Làm rõ khái niệm công cụ: “Thái độ”;
“bệnh tâm thần phân liệt”; “chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị tại
nhà”, “Thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị
tại nhà”; Xác định biểu hiện, mức độ, tiêu chí đo và yếu tố tác động đến thái độ được
nghiên cứu.
6.2. Làm rõ thực trạng thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt
đang điều trị tại nhà, các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ và mối tương quan giữa chúng.
6.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu một số biểu hiện thái độ tiêu cực của
người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị tại nhà.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân
tâm thần phân liệt đang điều trị tại nhà
- Thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị
tại nhà được xem xét trên 3 mặtbiểu hiện về nhận thức, xúc cảm và hành vi.
- Luận văn đề xuất một số biện pháp giảm thiểu một số biểu hiện thái độ tiêu cực
của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt đang điều trị tại nhà (mà
không tiến hành thử nghiệm).
7.2. Giới hạn về khách thể và địa bàn nghiên cứu
4
- Giới hạn về khách thể nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện trên khách thể là những người chăm sóccho bệnh
nhân tâm thần phân liệt đang được Bệnh viện Tâm thần Đồng Tháp quản lý theo dõi
tại nhà.
Người chăm sóc được hiểu là những người đang chăm sóc cho người bệnh TTPL
tại nhà bao gồm: những thành viên trong gia đình, họ hàng, hoặc là những người được
thuê về nhà để chăm sóc cho bệnh nhân TTPL.
- Giới hạn về địa bàn nghiên cứuNghiên cứu được thực hiện trên khách thể có
hộ khẩuthường trú tại tỉnh Đồng Tháp.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Những nguyên tắc phương pháp luận
- Tiếp cận hoạt động:
Thông qua hoạt động, những đặc điểm tâm lí của cá nhân hay của nhóm sẽ được
hình thành, biểu hiện và phát triển một cách rõ ràng nhất. Vì thế, thái độ của người
chăm sóc bệnh nhân TTPL được chúng tôi tiến hành nghiên cứu thông qua hoạt động
thực tiễn của những người chăm sóc. Cách tiếp cận này nhằm nghiên cứu các mặt biểu
hiện về nhận thức, xúc cảm và hành vi của thái độ trong hoạt động chăm sóc của
người chăm sóc tại nhà
- Tiếp cận hệ thống:
Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như khái niệm
thái độ, mức độ, biểu hiện và những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ trong hoạt động
chăm sóc. Nghiên cứu đề tài (xây dựng bảng hỏi, bình luận thực trạng) cũng được tiến
hành trên cấu trúc đã được xác định.
Tiếp cận quan điểm hệ thống để xem xét các yếu tố tác động đến thái độ của người
chăm sóc ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau một cách hệ thống, để từ đó đề
xuất những biện pháp nhằm giảm thiểu một số biểu hiện thái độ tiêu cực của người
chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt.
- Tiếp cận thực tiễn
5
Chủ đề của ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới năm nay (10/10/2014) được Liên
đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới chọn là “Sống chung với tâm thần phân liệt” cho
thấy bệnh TTPL đang là mối quan tâm của toàn xã hội, trong đó nhấn mạnh đến vai
trị của việc chăm sóc tại nhà, tuy nhiên để việc chăm sóc cho người bệnh được hiệu
quả thì thái độ là yếu tố rất quan trọng. Vì vậy, việc tìm hiểu mức độ các mặt biểu hiện
thái độ, và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu một số biểu hiện thái độ tiêu cực
của người chăm sóc là đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đang đề ra.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp sau:
8.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
+ Mục đích:
Tổng quan tình hình nghiên cứutrong nước và ngoài nước về thái độ; thái độ của
người chăm sóc đối với bệnh nhân TTPL, các yếu tố tác động đến thái độ của người
chăm sóc đối với bệnh nhân TTPL
Xây dựng một số khái niệm công cụ và các tiêu chí để đo thái độ của người chăm
sóc đối với bệnh nhân TTPL
+Cách thực hiện: Đọc các tài liệu, tổng hợp các dữ liệu từ nhiều nguồn khác
nhau, tham khảo một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
8.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi
+ Mục đích:
Đánh giá thực trạng thái độ thơng qua biểu hiện các thành tố của thái độ như:
nhận thức, xúc cảm, hành vi của người chăm sóc đối với bệnh nhân TTPL
Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người chăm sóc đối với bệnh
nhân TTPL
+ Cách thực hiện:
Chúng tôi xây dựng bảng hỏi dành cho những người chăm sóc NBTTPL để tìm
hiểu mức độ và các mặt biểu hiện của thái độ trong quá trình chăm sóc người bệnh
TTPL. Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài nên sẽ được trình bày chi tiết
ở Chương 2.
6
8.2.3. Phương pháp quan sát
+ Mục đích: Phương pháp này được thực hiện nhằm ghi nhận một số biểu hiện
về xúc cảm và các hành vi trong quá trình chăm sóc người bệnh tại nhà.
+ Cách thực hiện:Người nghiên cứu đến tận nhà để quan sát một số khách thể
trong mẫu nghiên cứu. Đồng thời còn kết hợp quan sát ngẫu nhiên ởphòng dịch vụ tại
bệnh viện (bệnh nhân ở nhà có cơn tái phát được người nhà đưa đến cấp cứu và nằm
điều trị dịch vụ, phòng dịch vụ có 1 thân nhân và 1 người bệnh, việc chăm sóc cũng
gần tương tự như ở nhà) vì lý do khi đến tận nhà quan sát không phải lúc nào cũng
đúng lúc thấy được người chăm sóc đang chăm sóc cho bệnh nhân, và cũng không thể
ở lại quá lâu để quan sát.
8.2.4. Phương pháp phỏng vấn
+ Mục đích: Bổ sung và làm rõ hơn một số thông tin đã thu được từ bảng hỏi.
+ Cách thực hiện:
Trước khi phỏng vấn giải thích rõ mục đích phỏng vấn, xin người được phỏng
vấn chấp thuận cho phỏng vấn và xin được ghi âm cuộc phỏng vấn.
Tiến hành phỏng vấn số lượng 10 người bao gồm: 1 Bác sĩ tâm thần, 3 điều
dưỡng tâm thần,2 nhân viên đang trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhânở tại trung tâm bảo
trợ, nuôi dưỡng người tâm thần; 5 người nhà chăm sóc cho người bệnh.
Sau khi phỏng vấn giải mã thành văn bản word và bảo mật danh tính của người
được phỏng vấn.
8.2.5. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lý thống kê như: tính tần số, tỷ lệ
phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số Cronbach's Alpha, tương quan
Pearson, hồi quy tuyến tính làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp
điều tra bằng bảng hỏi.
7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ
CỦANGƯỜI CHĂM SÓC ĐỐI VỚI BỆNH TÂM THẦN
PHÂN LIỆTĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ
1.1. Lược sử tình hình nghiên cứu thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân
tâm thần phân liệt đang điều trị tại nhà
1.1.1. Trên thế giới
1.1.1.1. Một số nghiên cứu về thái độ
Thái độ (attitude) là một trong những nội dung quan trọng trong Tâm lí học.
Ngay từ năm 1935, trong cuốn “A Handbook of Social Psychology” Gordon Willard
Allport đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu thái độ khi cho rằng, thái độ
là một khái niệm khá rộng và là vấn đề trọng tâm trong tâm lí học xã hội. Vì thế từ lâu
thái độ đã được nghiên cứu một cách nghiêm túc và khoa học trên cả hai lĩnh vực: lý
luận và thực tiễn. Có rất nhiều trường phái với nhiều hướng tiếp cận khác nhau khi
nghiên cứu thái độ trên lĩnh vực tâm lí học, có thể kể đến một vài hướng tiếp cận thái
độ như:
* Học thuyết tâm thế và thuyết định vị trong nghiên cứu thái độ [14, tr.321].
Khi nhắc đến các học thuyết nghiên cứu về thái độ của các nhà tâm lí học Xơ
Viết, sẽ là thiếu sót nếu không kể đến 2 học thuyết là: Học thuyết tâm thế của
D.N.Uznatze và Thuyết định vị của V.A.Iadov
Thái độ được hiểu như khái niệm tâm thế trong học thuyết của Uznatze, theo ông
tâm thế là trạng thái trọn vẹn của chủ thể sẵn sàng tri giác các sự kiện và thực hiện các
hành động theo hướng xác định. Tâm thế là cơ sở của tính tích cực có chọn lọc, có
định hướng của chủ thể. Đó là trạng thái vơ thức, xuất hiện khi có sự gặp gỡ của nhu
cầu và tình huống thỏa mãn nhu cầu, qui định mọi biểu hiện của tâm lí và hành vi của
cá nhân, giúp cá nhân thích ứng với điều kiện của môi trường. Như vậy, Uznatze đã
dùng cái vô thức để giải thích hành vi của con người mà chưa tính đến các hình thức
hoạt động tâm lí phức tạp, cao cấp khác của con người. Mặc dầu Uznatze chưa tính
đến sự tác động phức tạp của các yếu tố xã hội trong việc quy định hành vi con người
8
cũng như vai trị của q trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội. Tuy nhiên, với cách tiếp
cận này, Uznatze đã đặt cơ sở cho việc đưa ra khái niệm “Tâm thế xã hội”, giúp cho
việc nghiên cứu hiện tượng đó một cách khách quan hơn và góp phần là phương pháp
luận khoa học cụ thể cho nhiều lĩnh vực chun mơn của tâm lí học sau này [dẫn theo
14, tr.321].
V.A.Iadov cho rằng, hành vi của con người bị điều khiển bởi một tổ chức định vị và tổ
chức này có 4 bậc được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao [dẫn theo 14, tr.322]:
- Bậc một: bao gồm các tâm thế bậc thấp, hình thành trên cơ sở các nhu cầu và
tình huống đơn giản nhất
- Bậc hai: các định vị phức tạp hơn, được hình thành trên cơ sở các tình huống
giao tiếp của con người trong nhóm nhỏ
- Bậc ba: định hướng chung được hình thành trong các lĩnh vực hoạt động xã hội
cụ thể
- Bậc bốn: bậc cao nhất hình thành nên hệ thống định hướng giá trị của nhân
cách, nó điều chỉnh hành vi và hoạt động của nhân cách
Theo tác giả, trong một hệ thống định vị, định vị bậc cao có thể chi phối định vị ở bậc
thấp hơn. Thuyết định vị đã xem xét vấn đề thái độ từ một góc độ tiếp cận hệ thống
vào các cơng trình nghiên cứu thái độ của cá nhân và cho phép lý giải hợp lý hành vi
xã hội của cá nhân cũng như sự mâu thuẫn giữa hành vi và thái độ. Hạn chế của thuyết
định vị là tác giả chưa làm rõ nội hàm khái niệm định vị, cũng như chưa đưa ra được
cơ chế điều chỉnh hành vi bằng những định vị trong tình huống xã hội cụ thể
* Hướng tiếp cận xem quan hệ xã hội là cơ sở của thái độ chủ quan của cá nhân.
Nghiên cứu thái độ trên cơ sở các quan hệ xã hội có các tác giả V.N.Miasixev,
B.Ph.Lomov [14]. Các tác giả theo hướng tiếp cận này cho rằng toàn bộ các quan hệ
xã hội đều phát triển theo các qui luật khách quan của lịch sử, qui định thái độ chủ
quan bằng cách này hay cách khác, thể hiện trong các hành động, trải nghiệm, mong
muốn, hiểu biết, đánh giá các quá trình xảy ra trong xã hội. Xuất phát từ lập trường
Mác-xít, các ông đã đề ra học thuyết tâm lí về thái độ chủ quan của cá nhân và cho
rằng thái độ chủ quan là thuộc tính tương đối ổn định, phản ánh lập trường của cá nhân
với hiện thực khách quan, thể hiện trong mong muốn, đánh giá của cá nhân ấy. Sự thay
9
đổi vị trí khách quan của cá nhân trong xã hội địi hỏi phải có sự đổi mới thái độ chủ
quan của nó. Cơ sở của thái độ chủ quan chính là các quan hệ xã hội.Phương thức hình
thành nó là thông qua hoạt động và giao tiếp.
Nghiên cứu về thái độ chủ quan của cá nhân lần đầu tiên được A.Ph.Lazuski đề xuất
khi nghiên cứu tính cách. Trong các cơng trình nghiên cứu của mình, Lazuski đã nêu
ra quan niệm về thái độ (chủ quan) của con người với mơi trường. Theo ơng, khía cạnh
quan trọng của nhân cách là thái độ của cá nhân đối với môi trường theo nghĩa rộng,
bao gồm giới tự nhiên, sản phẩm lao động và những cá nhân khác, các nhóm xã hội và
những giá trị tinh thần như khoa học, nghệ thuật, đặc biệt là thái độ của cá nhân với
nghề nghiệp, với lao động, với sở hữu, với người khác và với xã hội [16, tr.489, 490].
Các thái độ này được ông coi là thái độ chủ đạo khi định nghĩa tính cách và phân loại
nhân cách.
Dựa trên quan điểm của A.Ph.Lazuski, V.N. Miaxisev đã xây dựng nên “học
thuyết thái độ nhân cách”. Ông cho rằng: “Thái độ dưới dạng chung nhất, là hệ thống
trọn vẹn các mối liên hệ cá nhân, có chọn lọc, có ý thức của nhân cách với các khía
cạnh khác nhau của hiện thực khách quan. Hệ thống này xuất phát từ toàn bộ lịch sử
phát triển của con người, nó thể hiện kinh nghiệm cá nhân và qui định hành động và
các thể nghiệm của cá nhân từ bên trong” [dẫn theo16, tr.490]. Theo V.N. Miaxisev hệ
thống thái độ được hình thành theo cơ chế chuyển dịch từ ngồi vào trong, thơng qua
kinh nghiệm tác động qua lại với những người khác trong điều kiện xã hội cụ thể.
Chính hệ thống thái độ nhân cách quyết định đặc điểm Xúc cảm, việc tri giác hiện thực
khách quan cũng như sự phản ứng trong hành vi đối với những tác động từ bên ngoài.
Trong học thuyết này, ông cũng đã đề cập đến việc phân loại thái độ thành hai loại:
tiêu cực (âm tính) và tích cực (dương tính). Các kinh nghiệm âm tính hay dương tính
với những người xung quanh là cơ sở để hình thành hệ thống thái độ tương ứng bên
trong của nhân cách [dẫn theo10, tr259-260]. Mặc dù vậy, học thuyết thái độ nhân
cách của V.N. Miaxisev vẫn còn những hạn chế như: chưa làm rõ ảnh hưởng qua lại
giữa quan hệ xã hội với thái độ chủ quan của cá nhân đối với hiện thực khách quan.
Bên cạnh đó, ơng cũng chưa phân biệt rõ thái độ với các quá trình tâm lí và các thuộc
10
tính tâm lí khác như nhu cầu, hứng thú, tình cảm, thị hiếu, ý chí, tính cách, sự đánh
giá…
Nhà tâm lí học người Nga, B.Ph.Lomov, khi nghiên cứu thái độ chủ quan của cá
nhân, đã nhấn mạnh thái độ không chỉ là mối liên hệ khách quan của cá nhân với xung
quanh, mà thái độ còn bao hàm cả việc đánh giá, biểu hiện hứng thú cá nhân [16,
tr.489]. Theo tác giả, khái niệm “thái độ chủ quan của cá nhân” cũng gần giống như
các khái niệm “tâm thế”, “ý cá nhân” và “thái độ”. Tính chất và động thái của thái độ
chủ quan được hình thành ở cá nhân này hay cá nhân khác, suy cho cùng phụ thuộc
vào vị trí mà nó chiếm chỗ trong hệ thống các quan hệ xã hội và sự phát triển của nó
trong hệ thống này. B.Ph.Lomov cho rằng, sự tham gia vào đời sống cộng đồng đã
hình thành ở mỗi cá nhân các thái độ chủ quan nhất định và các thái độ chủ quan này
có tính chất nhiều chiều, nhiều tầng và cơ động.Thái độ chủ quan là thuộc tính tương
đối ổn định, phản ánh lập trường của cá nhân với hiện thực khách quan, nhưng có sự
thay đổi. Khi thay đổi vị trí của mình trong xã hội, cá nhân cũng phải có sự đổi mới
thái độ chủ quan của mình. Nếu điều đó khơng xảy ra thì có thể nảy sinh xung đột giữa
cá nhân với những người xung quanh hoặc xung đột nội tâm. Theo Lomov, mâu thuẫn
giữa vị trí xã hội khách quan của cá nhân và thái độ chủ quan của nó địi hỏi phải đổi
mới hoạt động và giao tiếp. Hay nói cách khác, thái độ chủ quan của cá nhân không
chỉ do bắt nguồn từ “nguyện vọng hay quyết định bên trong”. Để có sự thay đổi đó, cá
nhân phải tích cực tham gia vào các q trình xã hội khách quan.Chỉ có như vậy mới
bảo đảm sự phát triển thực sự các thái độ chủ quan của cá nhân cũng như sự phù hợp
của chúng với các xu hướng phát triển khách quan của nó [16, tr.493, 494].
* Hướng tiếp cận cấu trúc trong nghiên cứu thái độ.
Quan điểm thái độ gồm có ba thành phần: nhận thức - xúc cảm, tình cảm - hành
vi do M.Smith (1942) và sau này là Krech, Crutchfield & Ballachey (1962) đưa ra
được nhiều nhà tâm lí học thừa nhận như: Breckler, (1984); McGuire, (1985); Rosselli,
Skelly & Mackie (1995); Tesser & Martin (1996); Petty, Wegener & Fabrigar,
(1997)…
McGuire (1969) cho rằng thành phần tình cảm của thái độ bao gồm xúc cảm,
cảm nhận, hoặc những nỗ lực (drives) liên quan đến đối tượng của thái độ trong khi đó
11
thành phần nhận thức của thái độ lại bao gồm niềm tin, sự đánh giá, hoặc những suy
nghĩ có liên quan đến đối tượng thái độ [dẫn theo 12].
Pennington (1986) lại cho rằng: các thành phần cấu trúc của thái độ bao gồm hệ
thống niềm tin và hệ thống đánh giá, việc đánh giá một sự vật, hiện tượng theo hướng
tích cực hay tiêu cực là do niềm tin của chúng ta về giá trị của sự vật, hiện tượng
đó[dẫn theo 12]. Hai người có thể có cùng niềm tin, cùng có tiêu chuẩn về giá trị như
nhau nhưng lại có thái độ khác nhau. Hai người có cùng niềm tin rằng thịt là loại thực
phẩm ăn được nhưng hai người lại có sự đánh giá khác nhau về việc ăn thịt và chính vì
vậy một trong hai người là người ăn chay trong khi người kia thì khơng. Tương tự như
vậy hai người có thể có cùng một thái độ như nhau về một sự vật, hiện tượng nhưng họ
lại có niềm tin khác nhau đối với sự vật hiện tượng ấy. Ví dụ về một con vật ni trong
nhà như con chó chẳng hạn chúng ta có thể có cùng sự đánh giá về giá trị của chúng
(lợi ích của việc ni chó, giá trị tinh thần, giá trị thực phẩm) nhưng một nhóm người
sẽ nghĩ ăn thịt chó cũng như các loại động vật khác, vì vậy việc ăn thịt nó chúng thì
khơng có gì là sai. Nhưng người khác lại có thể nghĩ rằng chó giúp chúng ta giữ nhà,
mà giết thịt nó là hành động phi đạo đức, vì vậy phản đối việc ăn thịt chó.
Theo tác giả Trần Hiệp các nhà tâm lí học xã hội đã phân biệt và nghiên cứu về 3
mặt của thái độ như sau:
o Nhận thức: là kiến thức của cá nhân về đối tượng của thái độ cho dù kiến
thức đó có là đúng hay khơng đúng, ví dụ thái độ của bạn về hút thuốc lá sẽ bao gồm
kiến thức của bạn về thuốc lá.
o Xúc cảm, tình cảm: là Xúc cảm, tình cảm của cá nhân đối với đối tượng của
thái độ xã hội. Tức hút thuốc lá đối với bạn là khó chịu hay dễ chịu, thích hay khơng
thích.
o Hành vi: là hành động hay ý định hành động mà bạn sẽ ứng xử với đối tượng.
Tức là bạn sẽ hút thuốc hay không hút thuốc.
* Hướng tiếp cận nghiên cứu thái độ trong mối quan hệ với nhận thức.
Các học thuyết theo trường phái nhận thức luận nhấn mạnh vai trò của thành
phần nhận thức (quan điểm, kiến thức, niềm tin,...) trong việc giải thích sự hình thành,
biến đổi thái độ và đề cao sự thống nhất, tính trọn vẹn và trạng thái cân bằng, ổn định,
12
hài hoà, nhất quán của thái độ. Những hiểu biết, những thơng tin mới mẻ mâu thuẫn
với tình cảm và hành vi hiện có tất yếu sẽ gây ra những thay đổi về thái độ. Có thể kể
đến các lý thuyết như: Thuyết bất đồng nhận thức của Leon Festinger, Thuyết cân
bằng nhận thức của Heider [dẫn theo 12].
Fritz Heider (1958), nhà tâm lí học người Áo, cho rằng để xác lập trạng thái cân
bằng tâm lí giữa nhận thức, tình cảm và hành vi, chủ thể có thể thực hiện một số chiến
lược như phớt lờ thông tin, thay đổi hành vi hoặc hạ thấp ý nghĩa của thông tin. Lý
thuyết cân bằng nhận thức của Heider cho thấy, vai trị to lớn của yếu tố nhận thức,
của thơng tin trong việc hình thành và thay đổi thái độ. Leon Festinger (1957) đưa ra
lý thuyết bất tương đồng "các thành phần nhận thức". Theo ông, các thành phần này
bao gồm các cơ sở hiểu biết, thông tin, thái độ hoặc niềm tin về bản thân hoặc môi
trường xung quanh mà mỗi cá nhân có được. Bất tương đồng là mối quan hệ khi mà từ
thành phần này rút ra các nội dung đối lập với thành phần kia. Cái gì được rút ra từ
thành phần nhận thức là do sự giải thích của cá nhân quyết định. Sự bất tương đồng có
thể rút ra từ sự thiếu nhất quán, từ kinh nghiệm đã qua của cá nhân hoặc từ các giá trị
và chuẩn mực văn hố. Theo ơng, các nguyên lý cơ bản của thuyết bất tương đồng là:
1) Sự bất tương đồng sẽ gây khó chịu về mặt tâm lí, buộc cá nhân phải tìm cách khắc
phục để tiến tới trạng thái tương đồng, né tránh các tình huống và các thông tin gây ra
sự bất tương đồng; 2) Cường độ của sự bất tương đồng (hoặc tương đồng) sẽ tăng lên
nếu giá trị của các thành phần nhận thức tăng; 3) Cường độ bất tương đồng càng lớn
thì áp lực địi khắc phục nó cũng càng lớn [dẫn theo 12].
Festinger nêu ví dụ: nhận thức "tơi biết tôi là người hút thuốc" tương đồng với
nhận thức "tôi hài lòng với việc hút thuốc", nhưng bất tương đồng với nhận thức "tơi
tin rằng hút thuốc là có hại cho sức khoẻ". Khi xuất hiện sự bất tương đồng này, nếu
tơi coi sức khoẻ là quan trọng, thì tơi sẽ cố tìm cách khắc phục nó. Các biện pháp khắc
phục thường là: 1) Tôi thay đổi hành vi của mình, bỏ hút thuốc lá hoặc tun bố "tơi
chỉ hút ít thơi"; 2) Tơi có thể thay đổi nhận thức về mơi trường như cho rằng, hút thuốc
khơng có hại cho sức khoẻ hoặc chỉ khi nào hút nhiều quá mới có hại; 3) Tơi có thể
dung nạp thêm các cơ sở nhận thức nhằm biện bạch cho thành phần nhận thức này
hoặc thành phần nhận thức kia, ví dụ "phần lớn bạn bè của tôi cũng đều hút thuốc"
13
hoặc "tôi tin rằng các bằng chứng về mối quan hệ giữa hút thuốc và bệnh ung thư là
chưa đủ sức thuyết phục", hoặc "tôi được biết sự nguy hiểm của việc hút thuốc nhỏ
hơn nhiều so với sự nguy hiểm việc lái xe"...; 4) Tơi có thể hạ thấp tầm quan trọng của
một trong các thành phần nhận thức, ví dụ, bằng cách tun bố: "hút thuốc có hại cho
sức khoẻ, điều đó chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi. Tôi sẵn sàng sống gấp và chết trẻ"
* Hướng tiếp cận hành vi và chức năng trong nghiên cứu thái độ [14].
Một vấn đề tâm lí học rất quan tâm là mối quan hệ giữa thái độ bên trong và hành
vi bên ngoài của con người. Hướng tiếp cận này thường tìm thấy trong các nghiên cứu
về thái độ ở Mỹ và một số nước phương Tây. Các tác giả theo hướng nghiên cứu này
gồm có R.A.Likert, R.T.La Piere, G.P.Allport, M. Sherif (1960,1961), M. Rokeach
(1968), McGuire (1969, M. Fishbein và I. Ajzen (1972,1975),...
Theo Allport, thái độ đóng vai trò quyết định chi phối hành vi của con người:
“thái độ có thể được xem như là nguyên nhân hành vi của người này đối với người
khác hoặc một đối tượng khác; khái niệm thái độ còn giúp lý giải hành vi kiên định
của một người nào đó”[dẫn theo 14].
Người ta cũng tin rằng có thể dự đốn được hành vi của một người nếu biết thái
độ của người đó, và vì thế các nhà giáo dục học, thần học cũng nghĩ muốn thay đổi
hành vi của ai đó phải làm cho họ thay đổi thái độ. Nhưng trong một nghiên cứu thực
nghiệm, R.T.La Piere đã chứng minh sự không nhất quán giữa thái độ và hành vi, sự
phát hiện này của ông được gọi là “nghịch lý La Piere”. La Piere cho thấy rằng những
gì chúng ta nói và những gì chúng ta làm (tức là thái độ và hành vi của cá nhân trong
cùng một trường hợp) đôi khi lại rất khác nhau.
Từ nghiên cứu này của La Piere, nhiều nhà tâm lí đã đi sâu nghiên cứu để lý giải
mối quan hệ giữa thái độ và hành vi. Có quan điểm ủng hộ, có quan điểm phản đối và
dĩ nhiên có quan điểm thứ thứ ba là quan điểm tổng hợp.
Thực tế thì mối quan hệ giữa thái độ và hành vi là mối quan hệ 2 chiều, thái độ
cũng tác động và biểu hiện ra hành vi và hành vi cũng góp phần hình thành thái độ.
Vậy khi nào thái độ quy định hành vi? Có các quan điểm sau: Theo Edward Jones và
Harold Sigall (1971) thì khi các yếu tố ảnh hưởng tới thái độ được biểu hiện và hành vi
giảm đến mức tối thiểu; còn theo thuyết hành động hợp lý (Theory of reasoned action -
14
TRA), được phát triển bởi Martin Fishbein và Icek Ajzen (1975, 1980) là khi thái độ
xác định hay cụ thể cho một hành vi nhất định nào đó, khi hành động chúng ta ý thức
được thái độ của mình. Vậy khi nào hành vi quy định thái độ? Các nhà tâm lí học xã
hội cũng đưa ra hai cách lý giải thông qua thuyết bất đồng nhận thức của Festinger: khi
ta nhận ra hành vi mâu thuẫn với thái độ, động cơ của việc làm giảm đi tác động khó
chịu, sự bất đồng thường gây ra sự thay đổi thái độ; và thuyết tự tri giác của Daryl
Bem: học thuyết của ông cho rằng khi thái độ của chúng ta khơng rõ rang hoặc cường
độ của nó q yếu, chúng ta sẽ đơn giản là quan sát hành vi của mình và tình huống
mà nó diễn ra rồi suy luận về thái độ của mình.
Tiếp cận theo hướng chức năng của thái độ từ những năm 1918 W.I.Thomas và
F.Znaninecki là những người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “thái độ” khi nghiên cứu sự
thích ứng với mơi trường của những người nông dân Ba Lan di cư sang Mỹ. Các tác
giả này cho rằng chức năng cơ bản của thái độ là chức năng thích nghi cá nhân với mơi
trường xã hội [14, tr.318]. Các lý thuyết chức năng, sau này, được nghiên cứu chủ yếu
bởi các nhóm nghiên cứu: Smith, Bruner, White (1956), Katz (1960), Herek (1986),
Shavitt (1989). Theo các tác giả thì thái độ của mỗi cá nhân là khác nhau và xuất phát
từ những lợi ích tâm lí của mỗi cá nhân. Katz (1960) cho rằng thái độ có chức năng
đáp ứng nhu cầu nhận thức, bằng cách hình thành nên một khn mẫu tư duy nhất
định đối với đối tượng (tổ chức và sắp đặt lại các sự việc, hiện tượng theo một trật tự
có ý nghĩa và có sự ổn định nhất định). Ví dụ như thái độ của một người đối với người
bệnh tâm thần có thể xuất phát từ những trải nghiệm trước đó với một người bệnh tâm
thần nào đó (từng gặp hay từng bị người bệnh tâm thần đánh) và điều này hình thành
nên một khn mẫu tư duy về người bệnh tâm thần (người bệnh tâm thần là kích động,
là quậy phá, là rất đáng sợ, dơ bẩn, hôi hám).
Katz cũng cho rằng thái độ như là một phương tiện (Instrumental function), bằng
cách nó giúp cho con người ta điều chỉnh hành vi để làm thế nào có thể tối đa những
phần thưởng và tối thiểu sự trừng phạt (một cá nhân có thể có thái độ tiêu cực đối với
người đồng tính chỉ nhằm tránh sự trừng phạt từ cha mẹ của họ, do cha mẹ của họ có
TĐKT đối với người đồng tính). Herek (1986), gọi chức năng phương tiện này là chức
năng vị lợi, mang tính thực dụng (liên quan đến vấn đề chi phí và lợi ích). Đối tượng
15
của thái độ lại chính là mục đích của chính bản thân cá nhân vì có sự liên kết giữa
thưởng và phạt đối với cá nhân đó. Smith và cộng sự (1956) thì cho rằng thái độ có
chức năng đánh giá đối tượng bằng con đường gián tiếp, thông qua những mối quan hệ
của cá nhân và ngược lại. Thái độ cũng “đóng một vai trị quan trọng trong việc duy trì
lịng tự trọng” (Shavitt, 1989) hay nói cách khác thái độ được hình thành nhằm thỏa
mãn chức năng giá trị.
* Hướng nghiên cứu các phương pháp đo lường thái độ.
Các nghiên cứu thái độ cũng tập trung nhiều vào việc đề xuất các thang đo cho
phép đo thái độ một cách khá chính xác. Từ những năm 1920 – 1930 đã có rất nhiều
phương pháp đo lường thái độ được đưa ra và ngày nay một số phương pháp vẫn đang
tiếp tục được sử dụng. Vào năm 1925, Bogardus là một trong những người đầu tiên sử
dụng phương pháp đo lường định lượng trong lĩnh vực tâm lí học xã hội. Ông đã đưa
ra thang đo 7 mức độ với những khoảng cách bằng nhau. Ơng cho rằng có thể sử dụng
thang đo này để xác định thái độ đối với các nhóm chủng tộc hoặc dân tộc. Những cải
tiến của kỹ thuật này cho phép đo lường thái độ đối với bất cứ một nhóm nào, khơng
chỉ là các nhóm dân tộc mà cịn mở rộng ra nhiều lựa chọn khác [dẫn theo 12]. Năm
1928, Thurstone đề xuất phương pháp đo lường thái độ trái ngược với thang đo của
Bogardus. Thurstone phát triển một phương pháp dùng chỉ số thay cho việc chỉ ra
chính xác con số khác biệt về thái độ giữa những người trả lời. Phương pháp của ông
khá phức tạp: Trước tiên, cần phải đưa ra một số lượng lớn (khoảng 100) các trạng thái
ý kiến biểu lộ sự u thích, trung tính và khơng ưa thích về một chủ đề cần quan tâm
(ví dụ Thurstone nghiên cứu thái độ đối với nhà thờ, với những người da đen, kiểm
sốt mức sinh...). Sau đó, người điều tra phải thực hiện nghiên cứu trên một nhóm
cơng chúng nhằm đánh giá và tính tỷ lệ ưa thích hoặc khơng ưa thích đối với chủ đề
nghiên cứu. Mỗi một đánh giá được xếp vào một trong 11 thang đo tương ứng, thái độ
không quan tâm của người trả lời đối với chủ đề đưa ra và việc xem xét trạng thái ưa
thích hay khơng ưa thích thế nào đối với chủ đề đưa ra [dẫn theo 12]. Mặc dù thang đo
của Thurstone cung cấp cho ta một thang đo đơn chiều và có thể có độ tin cậy và độ
hiệu lực chấp nhận được nhưng phương pháp xây dựng thang đo khá tốn thời gian.
16
Năm 1932, Likert đã xây dựng thang đo thái độ, có thể u cầu khách thể nghiên cứu
dựa trên chính thái độ của họ để nghiên cứu. Thang đo này đã khắc phục được điểm
yếu của thang đo Thurston, đó là tiết kiệm thời gian xây dựng thang đo nhưng vẫn đảm
bảo được độ hiệu lực và độ tin cậy của thang đo. Hiện nay, thang đo Likert vẫn được
sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu tâm lí học và xã hội học.
Miaxisev, V.N. lại đưa ra các thông số (hay còn gọi là chiều đo) của thái độ [dẫn
theo[10, tr.261], cụ thể như sau:
Các chỉ báo cấp I của thái độ bao gồm:
+ Tính tình thái: Có thể là trung tính hay phân cực. Biểu hiện của nó rất đa dạng
thể hiện thông qua các phản ứng xúc cảm như “thích - khơng thích” hay “ủng hộ phản đối” hoặc được thể hiện trong hành động tích cực của cá nhân có liên quan đến
việc khắc phục khó khăn.
+ Cường độ: Thông thường cường độ của thái độ mang tính ổn định, tuy nhiên
trong q trình thay đổi thái độ sẽ có sự tăng hoặc giảm cường độ của thái độ. Điều
cần lưu ý là sự “quá bão hoà thái độ” sẽ dẫn đến sự thay đổi thái độ từ tích cực sang
tiêu cực hoặc ngược lại.
+ Độ rộng: Là sự phong phú hay nghèo nàn của thái độ. Thể hiện ở số lượng các
đối tượng hay khía cạnh của hoạt động mà cá nhân có thái độ chủ quan với chúng
(mức độ phong phú hay không phong phú về mối quan hệ của cá nhân với xã hội, con
người, tự nhiên).
+ Tính bền vững: Đó là sự ổn định của thái độ được thể hiện qua lập trường hoặc
tính cứng nhắc của cá nhân.
Các chỉ báo cấp II của thái độ bao gồm:
+ Tính chi phối: Hay cịn gọi những thái độ chủ đạo có liên quan đến mục đích
sống và động cơ chủ đạo của cá nhân. Thái độ chủ đạo luôn thể hiện sự mạnh mẽ và
ổn định.
+ Tính hài hồ: Là sự liên kết bên trong của hệ thống thái độ, tạo nên tính trọn
vẹn của cá nhân và có phụ thuộc vào thái độ chủ đạo.
+ Tính Xúc cảm: Thể hiện trong quá trình hình thành thái độ. Tuỳ theo mức độ
phát triển của thái độ mà Xúc cảm được ý thức hơn và mang đậm nét lý tính hơn.