Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Các hướng tiếp nhận thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 157 trang )


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
NỘI DUNG........................................................................................................................ 12
CHƯƠNG I ........................................................................................................................ 12
VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI CÁC HƯỚNG TlẾP NHẬN VÀ ................................................ 12
NHỮNG HƯỚNG TlẾP NHẬN THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG ................................ 12
1.1.

TÁC PHẨM TIẾP NHẬN: .................................................................................. 14

1.1.1.

Tiếp cận vấn đề: ............................................................................................ 14

1.1.2.

Vị trí và vai trị của tác phẩm tiếp nhận: ....................................................... 18

1.2. THỬ ĐỀ XUẤT VIỆC PHÂN LOẠI CÁC HƯỚNG TIẾP NHẬN TÁC PHẨM
VĂN HỌC:..................................................................................................................... 22
1.2.1.

Hướng tiếp nhận tái hiện: .............................................................................. 24

1.2.2.

Hướng tiếp nhận phê bình: ............................................................................ 26

1.2.3.


Hướng tiếp nhận sáng tác: ............................................................................. 27

1.3.

KHÁI QUÁT CÁC HƯỚNG TlẾP NHẬN THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG .. 31

CHƯƠNG II ...................................................................................................................... 37
TIẾP NHẬN THƠ NƠM TRUYỀN TỤNG Hồ XN HƯƠNG ................................... 37
TRONG PHÊ BÌNH VĂN HỌC ....................................................................................... 37
1.1. TIẾP NHẬN PHÊ BÌNH THƠ NƠM Hồ XUÂN HƯƠNG THEO KHUYNH
HƯỚNG PHÂN TÂM HỌC .......................................................................................... 39
1.1.1.

Khái quát về phê bình văn học theo khuynh hướng phân tâm học: .............. 39

1.1.2.

Những điều kiện áp dụng: ............................................................................. 42

2.1.3.
học:

Tình hình phê bình thơ Nơm Hồ Xn Hương theo khuynh hướng phân tâm
43

2.1.4. Phê bình thơ Nơm truyền tụng Hồ Xuân Hương theo khuynh hướng phân
tâm học của Nguyễn Văn Hanh: ................................................................................. 46
1.2. TIẾP NHẬN PHÊ BÌNH THƠ NƠM HỒ XUÂN HƯƠNG THEO KHUYNH
HƯỚNG XÃ HỘI HỌC ................................................................................................. 49
1.2.1.


Khái quát về phê bình văn học theo khuynh hướng xã hội học: ................... 49

1.2.2.

Những điều kiện áp dụng: ............................................................................. 51


1.2.3.
học:

Tiến trình phê bình thơ Nơm Hồ Xn Hương theo khuynh hướng xã hội
53

2.2.4. Phê bình thơ Nơm Hồ Xn Hương theo khuynh hướng xã hội học trong một
số công trình tiêu biểu:................................................................................................ 57
1.3. TIẾP NHẬN PHÊ BÌNH THƠ NƠM Hồ XUÂN HƯỚNG THEO KHUYNH
HƯỚNG VĂN HOÁ HỌC: ........................................................................................... 66
1.3.1.

Khái quát về phê bình văn học theo khuynh hướng văn hố học: ................ 66

1.3.2.

Những điều kiện áp dụng: ............................................................................. 67

1.3.3.
học:

Tình hình phê bình thơ Nơm Hồ Xn Hương theo khuynh hướng văn hố

68

2.3.4.

Phê bình thơ Nơm Hồ Xn Hương theo khuynh hướng văn hố học ......... 70

2.3.5. Những nhìn nhận từ tiến trình áp dụng lí thuyết phê bình phân tâm học, xã hội
học và văn hoá học vào việc tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương: ........................... 74
1.4. TIẾP NHẬN THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG TRONG LĨNH vực GIẢNG DẠY VÀ
HỌC TẬP HIỆN NAY: ................................................................................................. 75
1.4.1.

Tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong giáo viên: ................................. 77

1.4.2.

Tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong sinh viên: ................................. 78

1.4.3.

Tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong học sinh:................................... 79

CHƯƠNG III ..................................................................................................................... 85
TIẾP NHẬN THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG Hồ XUÂN HƯƠNG ................................... 85
TRONG SÁNG TÁC NGHỆ THUẬT .............................................................................. 85
3.1.

HÌNH TƯỢNG HỒ XUÂN HƯƠNG TRONG SÁNG TÁC VĂN HỌC: ......... 87

3.1.1.


Hình tượng Hồ Xuân Hương trong tác phẩm tự sự: ..................................... 88

3.1.2.

Hình tượng Hồ Xuân Hương trong cảm hứng trữ tình: ................................ 98

3.2.TIẾP NHẬN THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG TRONG SÁNG TÁC HỘI HOẠ:
...................................................................................................................................... 104
3.3.1.

Hồ Xuân Hương trong tranh của Bùi Xuân Phái: ....................................... 105

3.3.2.

Hồ Xuân Hương trong tranh của hoạ sĩ Choé: ............................................ 108

3.3. Nhận định về tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong sáng tác nghệ thuật ..... 112
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 119
THƯ MỤC THAM KHẢO VỀ HỒ XUÂN HƯƠNG .................................................... 126


PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 139
PHỤ LỤC I CÂU HỎI DÀNH CHO GIÁO VIÊN: ....................................................... 139
PHỤ LỤC 2: CÂU HỎI DÀNH CHO SINH VIÊN VÀ KẾT QỦA: ............................. 140
PHỤ LỤC 3: TRANH VỀ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG ................................................... 143


CHỮ VIẾT TẮT:

Nxb: nhà xuất bản.
VHTT: Văn hố thơng tin (nhà xuất bản)
GD: Giáo dục (nhà xuất bản).
ĐHQG: Đại học quốc gia (nhà xuất bản).
ĐHSP: Đại học sư phạm (nhà xuất bản, trường),
VHDT: Văn hoá dân tộc (nhà xuất bản),
HNV: Hội nhà văn (nhà xuất bản),
HN: Hà Nội (nơi xuất bản).
SG: Sài Gòn (nơi xuất bản)
KHXH-NV: Khoa học xã hội và nhân văn (trường),
Tlđd: tài tiêu đã dẫn
Tr: số trang.


1

MỞ ĐẦU
Đối tượng của văn học, dù là vấn đề quá khứ hay vấn đề trong hiện tại thì bình diện
ý nghĩa mà nó lan toả cũng khơng dừng lại ở đó. Tác phẩm văn học khơng đứng mãi trên
“bến cảng” của hiện tại mà luôn chuẩn bị rời bến, chuyên chở khát vọng đi tìm những vùng
đất mới của con người. Tác phẩm văn học là một thông điệp, nhưng khơng phải là thơng
điệp tự trị, vì nó, mà là một thông điệp được gửi đi. Được gửi đi có nghĩa là nơi đến sẽ hiện
thực hố khả năng đã được gửi đi. Nhưng tác phẩm văn học không bao giờ đi hết nơi mà
nó phải đến. Tương lai chính là nơi đến của tác phẩm văn học. Hiện tại hồn thành nó
nhưng tương lai ni dưỡng và phát huy giá trị của nó. Khơng phải ngẫu nhiên mà những
tác phẩm có giá trị thực sự ln đồng hành cùng văn hoá tinh thần con người, cùng tương
lai, bất chấp thời gian. Giá trị ở đây không phải chỉ là ở chỗ nó đã lưu giữ cái gì của một
thời, của văn hố đã mang tính lịch sử, mà còn là sự gợi mở, sự đánh thức thường trực của
nó về những chân trời khát vọng của con người. Thơ Hồ Xuân Hương là một trong những
hiện tượng văn học như vậy. Nó sống mãi với thời gian khơng chỉ vì giá trị lịch sử của nó

đối vớithời đại, mà có lẽ, cịn là sự gợi mở, sức hấp dẫn thú vị “vẫy gọi” các chiều tiếp cận
và thể nghiệm. Có lẽ vì thế mà việc tìm hiểu hiện tượng tiếp nhận thơ Nơm Hồ Xn Hương
có ý nghĩa không chỉ với văn học.


2

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

1.1.

Thực tiễn tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương, cho đến nay, đã thể hiện trên nhiều

lĩnh vực, cả chiều sâu của những lý thuyết và chiều rộng của những con đường khám phá,
thể nghiệm, ở phương diện phê bình, gần như tất cả mọi lý thuyết nghiên cứu văn học ở
Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay đều được giới nghiên cứu vận dụng vào việc tìm hiểu
thơ Nơm Hồ Xn Hương. Trong các sinh hoạt văn học nghệ thuật, thơ Hồ Xn Hương
cũng là nguồn cảm hứng cho khơng ít những sáng tác thơ, văn, chưa tính đến hiện tượng
“nhại lại” những sáng tác theo kiểu Xuân Hương trong dân gian, và gần đây, trên Internet...
Điều này, tự nó dẫn đến một yêu cầu tổng kết các hướng tiếp nhận để thấy được đời sống
của thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong diễn trình văn hố nghệ thuật, đồng thời góp phần
nhìn nhận được nguyên nhân sức sống đó.
1.2.

Nghiên cứu tiếp nhận văn học hiện nay là một lĩnh vực được nhiều người quan tâm.

Nó mỏ ra một hướng nghiên cứu mới cho khoa nghiên cứu văn học nhằm tìm hiểu sự vận
động tất yếu của đời sống tác phẩm văn học trong đời sống văn hoá, trong sự tiếp nhận của
người đọc. Vì vậy, việc vận dụng nó vào thực tiễn nghiên cứu văn học Việt Nam là một
việc cần thiết. Hơn nữa, với một hiện tượng văn học có nhiều vấn đề, đặc biệt là nhiều

phương diện tiếp nhận khác nhau như thơ Hồ Xuân Hương, lại càng cần thiết hơn cho việc
áp dụng lý thuyết liếp nhận.
1.3.

Đề tài về thơ Nôm Hồ Xuân Hương, đối với người viết, đã là một “mỗi duyên” gắn

bó từ những năm đầu chập chững học tập và nghiên cứu ở bậc đại học cho đến khi làm
luận văn tốt nghiệp. Khi ra trường, người viết là một giáo viên giảng dạy môn Văn ở nhà
trường phổ thơng, có điều kiện quan sát được thực tiễn tiếp nhận văn học trong nhà trường.
Đề tài này lại gợi lên khơng ít những suy nghĩ về hướng tiếp nhận. Vì vậy, đến với đề tài,
với người viết, vừa là một sự trở về, vừa là một bước học tập nhìn nhận một hiện tượng
văn học từ cái nhìn người đọc.


3

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

2.1.

Mục đích đầu tiên của luận văn là bước đầu đề xuất những cơ sở xem xét vấn đề các

hướng tiếp nhận.
2.2.

Từ kết quả đạt được trong mục đích thứ nhất, luận văn bước đầu vận dụng lý thuyết

tiếp nhận nhằm tái hiện các hướng tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Cụ thể là tiếp nhận
phê bình với nghiên cứu phê bình và phê bình trong nhà trường; tiếp nhận sáng tạo nghệ
thuật với những sáng tác văn học và hội hoạ.

3.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI KHẢO SÁT:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những kết quả của một số hướng tiếp nhận thơ Nôm
Hồ Xuân Hương, cụ thể là tiếp nhận trong phê bình văn học và trong sáng tạo nghệ thuật.
3.1.

Cứ liệu để khảo sát của luận văn trong phần phê bình là những cơng trình phê bình

về thơ Hồ Xuân Hương tiêu biểu cho những hướng tiếp nhận nổi bật của cả hai miền Nam
Bắc Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến nay. Sở dĩ có sự lựa chọn này, vì, theo chúng tơi,
dù có sự khác nhau về giới tuyến, chính trị, xã hội, nhưng mục đích tiếp cận tìm hiểu thơ
Hồ Xn Hương ở hai miền là như nhau.
Thuộc về lĩnh vực tiếp nhận phê bình, luận văn cịn dùng những kết quả thu thập được từ
tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong nhà trường, một số thông kê từ người đọc học
sinh, sinh viên và giáo viên.
Luận văn phân tích những tác phẩm nghệ thuật: thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết và các tác
phẩm hội họa thể hiện sự tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương xuất hiện trong thời gian gần
đây.
3.2.

Luận văn khơng đề cập đến những bài viết, cơng trình trong phạm vi hẹp, khơng có

tác động lớn đến tiến trình tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Cụ thể là luận văn lựa chọn
những cơng trình của ba khuynh hướng: phê bình theo quan điểm phân tâm học, phê bình


4


theo quan điểm xã hội học và phê bình theo quan điểm văn hố học. Liên quan đến điều
này cịn có vấn đề về sử dụng khái niệm nghiên cứu “phê bình”, “nghiên cứu văn học”.
Trong luận văn, chúng tơi xem phê bình chính là hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn học,
bất cứ đó là tác phẩm của thời đại nào. Hoạt động phê bình khơng tách rời với nghiên cứu
văn học. Vì vậy, trong luận văn, chúng tơi dùng khái niệm “phê bình”. Quan điểm này đã
được Trần Đình Sử chấp nhận trong bài viết “Mấy vấn đề lí luận về phê bình văn học”, in
trong tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7, tháng 7, 2004.
Trong phạm vi khảo sát, luận văn không đề cập đến những tư liệu nhằm lý giải về tiểu sử,
phân loại, chọn lựa văn bản thơ Nôm Hồ Xuân Hương, mặc dù, theo người viết, những
cơng trình này cũng thể hiện sự tiếp nhận. Trong q trình phân tích, luận văn chỉ hướng
đến những nội dung tiếp nhận là kết quả của việc áp dụng khuynh hướng lý thuyết trong
cơng trình phê bình.
Luận văn chưa có điều kiện khảo sát tổng thể tất cả những tư liệu về các loại hình nghệ
thuật khác như hội hoạ, điện ảnh, sân khấu, điêu khắc, mặc dù người viết đã có những tư
liệu này. Luận văn cũng chưa có điều kiện về thời gian để khảo sát hiện tượng tiếp nhận
thơ Hồ Xuân Hương qua bản dịch sang tiếng Anh. Luận văn, như vậy, mới chọn lựa một
số hướng tiếp nhận tiêu biểu. Mong ước khái qt tồn diện các loại hình tiếp nhận thơ
Nơm Hồ Xuân Hương đành phải chờ thời gian.
4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Bản thân hiện tượng thơ Nôm Hồ Xuân Hương là một hiện tượng văn học phong phú, phức
tạp, với nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Vì vậy, hầu hết những cơng trình chun luận,
những bài nghiên cứu chun sâu đều có đề cập đến những cách lý giải tương đồng và khác
biệt trước đó. Trong tình hình đó, có thể thấy bài viết và phần giới thiệu của: Đỗ Lai Thuý
(1999) “Một cái nhìn mới về Hồ Xuân Hương” in trong Hồ Xuân Hương - Hoài niệm phồn
thực [230], Nguyễn Hữu Sơn và Vũ Thanh trong bài Sức sống thơ Hồ Xuân Hương và việc
tiếp nhận [204] là những cơng trình bước đầu đề cập khái qt đến tiếp nhận thơ Hồ Xuân


5


Hương trong phê bình. Trong bài của Đỗ Lai Thuý, ông có những nhận định về các hướng
tiếp cận vấn đề dâm và tục của thơ Nôm Hồ Xuân Hương, thực chất cũng là các khuynh
hướng lý thuyết được vận dụng trong phê bình thơ Hồ Xuân Hương. Bài của Nguyễn Hữu
Sơn và Vũ Thanh có giá trị tư liệu cao và mang tính định hướng khái quát đối với luận văn.
ở đây, ngồi việc có sự liệt kê tương đối đầy đủ những cơng trình phê bình thơ Hồ Xuân
Hương từ đầu thế kỷ đến nay, các tác giả cịn có những nhận định sơ khởi về tình hình phê
bình.Đỗ Lai Thuý khái quát tình hình áp dụng các lý thuyết phê bình vào việc tìm hiểu thơ
Nơm Hồ Xn Hương. Bài viết của ơng có những nhận xét hợp lý mang tính định hướng,
tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những nhận định cần bàn lại. Nhận định về phê bình xã
hội học về thơ Nơm Hồ Xn Hương, Đỗ Lai Thuý cho rằng bản thân phương pháp này
cũng có những “sở trường” và “sở đoản”. Ơng cho rằng “các nhà nghiên cứu thấy cái dâm,
cái tục là vũ khí để nhà thơ đấu tranh chống lại tầng lớp thống trị. Đồng thời qua đó thấy
được chế độ phong kiến thời Xuân Hương sống đã đi vào thôi nát, suy đồi” [230: 28]. Đỗ
Lai Thuý cũng phê phán một số điểm hạn chế cách tiếp cận thơ Hồ Xuân Hương theo
khuynh hướng xã hội học dung tục. ông cho rằng “Cách tiếp cận xã hội học một cách máy
móc, dung tục dễ sa vào sự tự mâu thuẫn với chính mình. Ví như, cũng một điều bị coi là
dâm tục, nhưng nếu nhà nghiên cứu theo phương pháp xã hội học tim thấy được ý nghĩa
công cụ đã kích xã hội thì họ chấp nhận, cịn nếu khơng tìm thấy ý nghĩa đó thì họ phê
phán, cho là gieo rắc tư tưởng độc hại” [230: 32]. Dù có kết luận rằng “cách tiếp cận xã
hội học đã mang lại nhiều đóng góp vào việc nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương”, nhưng
cũng có thể thấy Đỗ Lai Thuý đã có cái nhìn q khe khắt và chưa tồn diện với cách tiếp
cận này. Trước hết, về mặt tư liệu, ông không bao quát được hết mảng tư liệu của những
nhà nghiên cứu ở miền Nam trước năm 1975. Cụ thể là ơng khơng có sự đánh giá về phê
bình xã hội của miền Nam trước 1975. về cách đánh giá, ơng thừa nhận rằng phê bình theo
quan điểm xã hội học có đóng góp, nhưng lại khơng lý giải đó là những đóng góp ở phương
diện nào, thay vào đó là sự phê phán tồn diện của ơng về phương pháp. Đỗ Lai Thuý cũng
không chú ý đến những sắc thái khác nhau vô cùng đa dạng mà phê bình theo khuynh
hướng xã hội học phát hiện ra được ở Hồ Xuân Hương. Không thấy ông đề cập đến những
cơng trình tiếp nhận thơ Nơm Hồ Xn Hương theo phương pháp xã hội học có kết quả



6

xuất sắc như của Phạm Thế Ngũ, đặc biệt là Nguyễn Lộc, Lê Trí Viễn. Theo chúng tơi,
cách tiếp cận xã hội học có đóng góp rất lớn khơng chỉ về nội dung mà còn về phương pháp
đối với việc phê bình thơ Nơm truyền tụng Hồ Xn Hương, mà ngay cả Đỗ Lai Thuý cũng
phải dùng đến trong công trình của mình.về phê bình theo khuynh hướng phân tâm học,
ông cho rằng Trương Tửu và Nguyễn Văn Hanh là những người đầu tiên tiếp cận thơ Nôm
Hồ Xuân Hương từ góc độ phân tâm học. Theo ơng, cách giải thích này thực chất cho đến
sau năm 1945 vẫn cịn được sử dụng, cho dù học thuyết phân tâm của Freud thì bị phê phán
kịch liệt [230:35]. Đỗ Lai Thuý đã có những đánh giá khá thoả đáng về tiếp nhận phê bình
theo khuynh hướng phân tâm học. ơng cho rằng, hướng tiếp cận đó làm cho “Con người
trong thơ Hồ Xuân Hương, và cả bản thân nhà thơ nữa, không chỉ là con người kinh tế đơn
thuần, mà là một con người tâm lý, có tâm hồn, tư tưởng, khát vọng, có những điều duy lý
và cả những điều bí ẩn, phi lý. Nhờ đó, con người trở nên phong phú, đa diện, và có tính
vơ tận...” [230: 37]. Bên cạnh đó, ơng cũng chỉ ra cái hạn chế, “thơ giản” khi áp dụng lý
thuyết này. Đó là việc “chưa hiểu rõ phê bình phân tâm học”, với việc vận dụng chịu sự
ảnh hưởng từ “lối tư duy đại khái, thực dụng”, ở đây, chúng tôi đa phần đồng ý với nhận
xét trên, tuy nhiên, trong luận văn, chúng tôi sẽ làm rõ hơn điểm khả thi cũng như điểm
hạn chế của khuynh hướng phê bình áp dụng lí thuyết phân tâm học.
về khuynh hướng tiếp cận từ nguyên lý hội hố trang, thực chất là phê bình theo khuynh
hướng văn hố học, Đỗ Lai Th có đề cập đến ý kiến khởi đầu của Niculin và hai cơng
trình của Đỗ Đức Hiểu và Lại Nguyên Ân. ông cho rằng việc áp dụng lý thuyết Bakhtin
vào nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những vấn đề mới, hoặc lý giải vấn
đề cũ với một chiều kích mới. Ơng cũng có lưu ý thêm một số vấn đề liên quan đến việc
áp dụng lý thuyết này. Chẳng hạn, ơng cho rằng “thời cí Lê đầu Nguyễn khơng phải là
thời phục hưng châu Âu” [230: 44], và theo ông, ở Việt Nam không hề có sự đôi lập gay
gắt giữa cái chính thơng và cái dân gian.
Tóm lại, Đỗ Lai Thuý có sự khái quát và có một số nhận định sâu sắc về quá trình áp dụng

các khuynh hướng lý thuyết để phê bình thơ Nơm Hồ Xn Hương. Tuy nhiên, ơng chưa
bao qt tồn bộ khơi tư liệu về vấn đề này, đặc biệt là khối tư liệu của các nhà nghiên cứu


7

miền Nam. Vì vậy, một số nhận định của ơng còn chủ quan, hoặc nặng về phê phán, hoặc
nghiêng về đề cao.
Nguyễn Hữu Sơn và Vũ Thanh trong bài Sức sống thơ Hồ Xuân Hương và việc tiếp nhận
[204] khái quát chung tình hình nghiên cứu vấn đề Hồ Xuân Hương. Riêng về tình hình
nghiên cứu phê bình, các tác giả nêu ra được những mốc lớn trong tiến trình tìm hiểu thơ
Hồ Xuân Hương. Theo các tác giả: “Việc nghiên cứu một cách có ý thức về thơ Hồ Xuân
Hương theo phương pháp mới có thể nói đã manh nha khởi đầu từ các loại sách khảo cứu
như Việt Nam hợp tuyển giảng nghĩa (Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Thành Ý, 1925), Quốc
văn trích diễm (Dương Quảng Hàm, 1925), Nam thi hợp tuyển (Nguyễn Văn Ngọc, 1927),
Nữ lưu văn học sử (Lê Dư, 1929)...” [204: 17], Trong giai đoạn đầu từ những năm 30 đầu
thế kỉ đến Cách mạng tháng tám, vị trí thơ Hồ Xuân Hương được khẳng định trong lịch sử
văn học, các vấn đề khác như tiểu sử, văn bản cũng đã có những kết luận, những định hình
rõ nét. Theo các tác giả, giữa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi thì
“việc tìm hiểu thơ Hồ Xuân Hương vẫn tiến triển như đang giữa thuở yên bình” [204; 18],
Theo các tác giả, đáng chú ý là sự mở rộng khai triển hai phương pháp phê bình thơ Hồ
Xuân Hương đã được áp dụng trước đây là phê bình theo khuynh hướng phân tâm học và
phê bình theo khuynh hướng xã hội học, với những đại diện tiêu biểu như: Hoa Bằng,
Trương Tửu, Văn Tân...
Giai đoạn đáng lưu ý tiếp theo là khoảng những năm 60 của thế kỉ XX, khi giới nghiên cứu
miền Bắc phát hiện thêm một số tư liệu về thơ Hồ Xuân Hương như Lưu hương ký, Xuân
đường đàm thoại, Xuân đình đàm thoại... thì tình hình nghiên cứu thơ Hồ Xn Hương có
sự sơi động theo chiều hướng mới. Đó là vấn đề tục và dâm được Trần Thanh Mại gợi nên
trong Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương (1961). Tuy nhiên, theo
các tác giả, “Chính ở thời điểm này, việc nhà Việt Nam học người Nga N.I.Niculin vận

dụng phương pháp luận Bakhtin dường như đã trổ ra cách cửa mới cho khả năng tiếp nhận,
lý giải bản chất hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương [204; 20-21]. Kết lại giai đoạn nghiên cứu
phê bình thơ Hồ Xuân Hương trước năm 1945, các tác giả có nhận định: “mặc dù đây đó
vẫn cịn những bài viết, thiên về lơi nghiên cứu xã hội học máy móc, quá nhấn mạnh ý


8

nghĩa xã hội, đấu tranh giai cấp khiến cho các lý giải bị khiên cưỡng, nhưng quả thật việc
phát hiện ra những giá trị nhân văn, giá trị trữ tình, những thành công về mặt nghệ thuật,
ngôn từ, đặc biệt là những đóng góp cho sự phát triển của trào lưu nhân đạo trong văn học
giai đoạn cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, những đóng góp cho sự phát triển nghệ thuật
thể loại thơ Nôm Đường luật của dân tộc là những phát hiện lớn, làm cơ sở cho việc định
vị Hồ Xuân Hương trong lịch sử văn học Việt Nam” [204: 21], Theo chúng tôi, đây là
những ý kiến thoả đáng và hợp lí.
Sau năm 1975, theo các tác giả, công việc nghiên cứu, tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương
vẫn tiếp tục phát triển với những chiều hướng mới. Đáng chú ý là các nhà nghiên cứu tìm
hiểu mỗi liên hệ giữa phần thơ Nơm Hồ Xn Hương và Lưu hương kí. Ngồi ra, cịn phải
kể đến hướng tiếp cận của Đỗ Lai Thuý trong Hồ Xuân Hương - hoài niệm phồn thực
(1999). Bài viết của Nguyễn Hữu Sơn và Vũ Thanh có giá trị tư liệu cao, khái quát được
tiến trình tiếp nhận thơ Nơm Hồ Xn Hương trong phê bình. Tuy nhiên, vì đây là bài viết
mang tính tổng kết tư liệu nên các tác giả hầu như khơng phân tích, lý giải những ưu,
khuyết điểm cũng như đặc điểm cơ bản của từng khuynh hướng phê bình. Mặt khác, xét
cho cùng, tiếp nhận trong nghiên cứu phê bình cũng chưa phải là toàn bộ bức tranh tiếp
nhận thơ Hồ Xuân Hương trong đời sống văn hố dân tộc.
Tóm lại, các bài viết trên có đề cập ít nhiều đến các khuynh hướng tiếp nhận phê bình trong
tổng thể tiến trình tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương, nhưng hầu hết đều chưa có sự đào
sâu và lý giải cụ thể. Mặt khác, tất cả những bài viết trên mới chỉ đề cập đến tình hình tiếp
nhận thơ Hồ Xuân Hương trong phê bình văn học, chưa từng có cơng trình nào đề câp đến
tình hình tiếp nhân thơ Nơm Hồ Xn Hươns trong sáng tác nghệ thuật. Mặt khác, từ góc

độ lý luận, chưa có cơng trình nào đề câp đến vấn đề các hướng tiếp nhân tác phẩm văn
hoc.
Trên cơ sở đó, trong cơng trình này, chúng tơi cố gắng làm rõ hơn những điểm trên.


9

5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1. Phương pháp chung:

Phương pháp loại hình là phương pháp bao quát, mang tính định hướng. Trong chương I,
phương pháp loại hình giúp phân loại các hướng tiếp nhận, tạo cơ sở về mặt phương pháp
và lý luận cho những chương sau. Phương pháp lịch sử cụ thể là phương pháp chủ yếu vận
dụng trong chương II và III, dùng cho việc phân tích, lý giải hiện tượng tiếp nhận trong
một bơl cảnh văn hố xã hội. Các thao tác tư duy như khái quát hoá, phân tích diễn dịch
dùng cho việc phát hiện, triển khai và phân tích những hiện tượng tiếp nhận. Thao tác so
sánh dùng để phân tích so sánh kết quả của các hướng tiếp nhận.
5.2.

Phương pháp nghiên cứu tiếp nhận văn học:

Luận văn căn cứ trên kết quả tiếp nhận, phân tích, tìm hiểu những hướng tiếp nhận khác
nhau về thơ Nơm truyền tụng Hồ Xuân Hương. Luận văn còn dùng phương pháp nghiên
cứu thực nghiệm của xã hội học như thống kê phân loại, thống kê mơ tả để phân tích, tìm
hiểu thực tiễn tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương trong nhà trường.
Trong chương viết về hướng tiếp nhận phê bình, luận văn chọn điểm nhìn là việc vận dụng
các lý thuyết phê bình vào hoạt động tiếp nhận thơ Nơm Hồ Xuân Hương. Cách tiếp cận

này có ưu điểm là dễ khái quát, tổng kết được sự đóng góp của từng lý thuyết. Tuy nhiên,
bản thân điểm nhìn này cũng có những hạn chế. Bởi vì hiện tượng phê bình thơ Hồ Xuân
Hương rất phong phú, đa dạng và hầu như ít thấy bài phê bình nào chỉ áp dụng một lý
thuyết phê bình. Hơn nữa, việc chọn những cơng trình phê bình tiêu biểu cho một lý thuyết
là vơ cùng khó khăn và khơng tránh khỏi thiếu sót bởi tầm nhận thức có hạn của người viết.
Cách tiếp cận này cũng tồn tại nhiều khó khăn khi làm rõ sự đan xen và tiếp thu lẫn nhau
của các lý thuyết. Vì vậy, với tinh thần hạn chế tơl đa những điểm đã nêu, trong quá trình
triển khai, luận văn cố gắng tái hiện sự vận động của lý thuyết trong thực tiễn tiếp nhận
phê bình, đồng thời có chú ý đến những điểm nhấn thể hiện qua những công trình phê bình
tiêu biểu.


10

Bên cạnh khái quát và tái hiện hướng tiếp nhận phê bình trong các cơng trình, bài viết đã
cơng bố, luận văn đi vào lĩnh vực giảng dạy và học tập trong nhà trường phổ thông. Chúng
tôi cho rằng, lĩnh vực này cũng là một đối tượng nghiên cứu cần thiết, thể hiện sự vận dụng
các khuynh hướng phê bình vào thực tế giảng dạy và học tập, hoạt động sơi động và thường
xun nhất của phê bình văn học. Trong phần này, luận văn dùng các thao tác thống kê,
phân loại nhằm phân tích một số biểu hiện của tiếp nhận trong nhà trường.
Trong chương viết về tiếp nhận trong sáng tạo nghệ thuật, khó khăn lớn nhất là vận dụng
kiến thức thẩm bình nghệ thuật để phân tích kết quả tiếp nhận của người đọc nghệ sĩ. Đây
thực sự là một vấn đề mới mẻ mà người viết tự thấy mình cịn phải dành nhiều suy nghĩ
hơn nữa mới có thể tiếp cận trọn vẹn vấn đề.
6.

KẾT CẤU LUẬN VĂN:

Luận văn có 123 trang chính văn. Ngồi phần Mở đầu (18 trang), kết luận (4 trang), nội
dung luận án được triển khai trong ba chương.

Chương I có 29 trang, luận văn nêu những vấn đề về tiếp nhận văn học, hướng đến việc
bước đầu làm rõ một số khái niệm làm căn cứ tiếp cận vấn đề các hướng tiếp nhận văn học,
cơ sở tồn tại của các hướng tiếp nhận khác nhau. Trong Phần I của chương I, luận văn xác
lập khái niệm “tác phẩm tiếp nhận”, cố gắng làm rõ đặc trưng bản chất của nó như là cơ sở
nghiên cứu. Phần II căn cứ vào đặc trưng bản chất và những luận điểm đã triển khai về
“tác phẩm tiếp nhận” hướng đến phân loại các hướng tiếp nhận tác phẩm văn học. Chương
I là chương tương đơí độc lập trong luận văn bởi vì nó tiếp cận trên bình diện phổ quát vấn
đề tiếp nhận văn học nên không chỉ dừng lại ở hiện tượng tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương.
Chương II của luận văn, có 55 trang, đề cập đến hướng tiếp nhận phê bình văn học. Đồng
thời luận văn tái hiện kết quả tiếp nhận thể hiện qua những khuynh hướng lý thuyết áp
dụng vào việc tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương thơng qua một số cơng trình tiêu biểu.
Luận văn chú ý triển khai trên bình diện vận dụng của các lý thuyết phê bình, đồng thời có
chú ý đến thực tiễn phát triển


11

của từng hướng và dừng lại ở một số công trình tiếp nhận tiêu biểu. Phần tìm hiểu tiếp nhận
phê bình trong lĩnh vực giảng dạy và học tập chủ yếu hướng vào việc tái hiện kết quả tiếp
nhận của học sinh, giáo viên, nhận thức đánh giá của sinh viên.
Chương III có 38 trang, luận văn tìm hiểu tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương trong sáng tạo
nghệ thuật, cụ thể là trong văn học nghệ thuật và hội hoạ. Luận văn cố gắng tái hiện sự cảm
nhận về thơ Hồ Xn Hương thơng qua việc xây dựng hình tượng Hồ Xuân Hương trong
tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ ca và những tác phẩm hội hoạ.
7.

ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.

1.


Luận văn bước đầu tái hiện những nét cơ bản của bức tranh tiếp nhận thơ Nôm

truyền tụng Hồ Xuân Hương trên hai lĩnh vực: phê bình và sáng tác nghệ thuật.
2.

Luận văn làm rõ hơn vấn đề các hướng tiếp nhận văn học bằng khái niệm; “tác phẩm

tiếp nhận”. Tác phẩm tiếp nhận với vai trò là căn cứ khảo sát và phân tích thực tiễn q
trình tiếp nhận và kết quả tiếp nhận. Các hướng tiếp nhận là sự khái qt hố một cách hệ
thống tổng thể các hình thức tiếp nhận văn học.


12

NỘI DUNG
CHƯƠNG I
VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI CÁC HƯỚNG TlẾP NHẬN VÀ
NHỮNG HƯỚNG TlẾP NHẬN THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG
Lý luận văn học cổ đại phương Tây và phương Đông, tiêu biểu là những cơng trình của
Aristot, Đổng Trọng Thư, Lưu Hiệp... đã từng đề cập đến việc tiếp nhận. Tuy nhiên, đó chỉ
là những ý kiến thiên về bàn luận hiện tượng hơn là lý giải bản chât. Chỉ đến khi ngành
Tường giải học (cịn được dịch là Giải thích học - Hermeneutics), một khoa học về sự giải
thích nghĩa những văn bản cổ, phát triển vượt bậc, tiếp cận vấn đề của nhận thức luận, bản
thể luận trong triết học thì cơ sở lý thuyết và những tiền đề phương pháp của tiếp nhận văn
học mới hình thành trọn vẹn. Cơ sở triết học của tiếp nhận văn học không chỉ khơi nguồn
từ Tường giải học mà trong quá trình phát triển của mình, nó thâu nhận cả triết học Hiện
tượng học của Husserl. Có thể kể đến những nhà triết học góp phần thúc đẩy, tạo nền tảng
cho mỹ học tiếp nhận như : Dilthey, Husserl, Heidegger, Gadamer... Tuy nhiên người xây
dựng nền tảng trực tiếp cho mỹ học tiếp nhận hiện đại là R.Ingarden. Trong những cơng
trình của mình (đặc biệt là Tác phẩm văn học (1931) và về nhận thức tác phẩm nghệ thuật

(1968)), Ingarden đã xây dựng và hoàn thiện hai khái niệm quan trọng là “cụ thể hoá” và
“tái lập” như là hai mặt của việc người đọc tiếp nhận tác phẩm văn học. Tuy nhiên, Ingarden
chưa thực sự xác lập mỹ học tiếp nhận trên môi quan hệ giữa tác phẩm với “người đọc”,
vốn là khái niệm trung tâm mà mỹ học của trường phái Konstanz nảy sinh những năm 60
ở CHLB Đức đề ra. Luận điểm của trường phái này về mỹ học tiếp nhận (tiêu biểu là Jauss
và Iser) tập trung chủ yếu trên hai khái niệm “tầm chờ đợi” (Đức: erwartungs horizont- cịn
được dịch là tầm đón nhận) và “khoảng cách thẩm mỹ”. Theo đó, “giá trị thẩm mỹ, tác
động thẩm mỹ và tác động văn học sử của tác phẩm đều dựa trên cơ sở sự khác hiệt giữa
tầm chờ đợi của tác phẩm và tầm chờ đợi của độc giả, được thực hiện dưới dạng kinh
nghiệm thẩm mỹ và kinh nghiệm sống thực tế mà anh ta có được |35: 98]. Với luận điểm
này, mỹ học tiếp nhận đã tiến thêm một bước khẳng định vai trò quan trọng của người đọc


13

đối với đời sống của tác phẩm. Bản thân sự khẳng định này là không mới, nhưng điều quan
trọng là nó cung cấp một hệ hình mới cho việc nghiên cứu sự tồn tại của ý nghĩa tác phẩm
văn học trong tính lịch sử của nó. Nhưng, tính lịch sử - nói như Michel Foucault - là sự vận
động phân tán, gián đoạn. Mặt khác, xét cho cùng, lịch sử văn học nhìn từ chiều tiếp nhận
chỉ có thể, trong khả năng tối đa của nó, tái hiện lại một tiến trình vận động của ý nghĩa
trong phê bình. Nhưng phê bình khơng hồn tồn là tất cả của sự tiếp nhận (chúng tơi sẽ
chứng minh rằng phê bình chỉ là một dạng thức biểu hiện của tiếp nhận). Đó chính là
những điểm làm cho việc đề ra sự vận động ý nghĩa mang tính lịch sử của lĩnh vực văn học
nhìn từ chiều tiếp nhận của Jauss là bất khả thi, như chính ơng sau này cũng đã nhận ra.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học của CHDC Đức với những đại diện tiêu biểu như Mayer,
Naumann đã căn cứ trên luận điểm của Marx về quá trình tái sản xuât xã hội đề ra luận
điểm về “quá trình văn học”. Theo đó, cần phải nghiên cứu khơng chỉ lĩnh vực sản xuất tác
phẩm văn học mà còn cần phải nghiên cứu đến lĩnh vực tiêu thụ của nó nữa. Đến đây, tiếp
nhận văn học đã đến gần với xã hội học nghệ thuật. Khuynh hướng hiện nay của mỹ học
tiếp nhận là kết hợp với nhân loại học, văn hoá học với những nghiên cứu mới về nhu cầu

tiếp nhận của các dân tộc trong những thời đại khác nhau.
về mặt thực tiễn nghiên cứu, lý thuyết tiếp nhận văn học đã giúp cho nghiên cứu văn
học tìm hiểu được những nguyên nhân sâu xa của những cách hiểu khác nhau về tác phẩm,
ở Việt Nam, lý thuyết tiếp nhận đã được áp dụng đế tìm hiểu lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều,
thơ Nguyễn Khuyến, vấh đề tiếp nhận Doxtoiepxki tại Việt Nam, vấn đề tiếp nhận thơ
Mới... Việc tìm hiểu lịch sử hoặc tiến trình tiếp nhận một tác phẩm văn học, cho đến nay,
chủ yếu vẫn lây căn cứ từ lĩnh vực phê bình. Đây là một điều hoàn toàn đúng đắn và đã
được các nhà nghiên cứu chứng minh. Tuy nhiên, để xét tầm ảnh hưởng của một tác phẩm
văn học đối vớicác lĩnh vực văn hố khác, có thể cần phải chú ý hơn đến những hình thức
thể hiện kết quả tiếp nhận khác như: dịch thuật, hội hoạ, chuyển thể tác phẩm... Nhưng có
một điều đặt ra mang tính khái qt hơn là: liệu những hình thức đó có phải là những biểu
hiện của tiếp nhận hay không? Và tiếp nhận thể hiện trong phê bình khác gì với tiếp nhận
thể hiện trong lĩnh vực khác? Để trả lời cho những câu hỏi này, buộc phải đi sâu vào vấn


14

đề tiếp nhận tác phẩm văn học, cụ thể là đi sâu vào quá trình thể hiện kết quả tiếp nhận.
Thực sự, đây là một vấn đề đòi hỏi sự nỗ lực lớn lao, trong đó có sự kế thừa những di sản
đồ sộ của lí thuyết tiếp nhận, vượt quá tầm tay của người viết luận văn. Một con đường
khác của cách tiếp cận này là khái quát các hướng tiếp nhận dựa trên những biểu hiện về
mặt hình thức của kết quả tiếp nhận. Nói cách khác, phải có một sự khái qt tương đơi về
các hình thức biểu hiện kết quả tiếp nhận bằng những khái niệm cụ thể. Vì vậy, sau đây,
trên cơ sở kế thừa thành quả của người đi trước, luận văn cố gắng tìm một hướng tiếp cận
vấn đề hình thức thể hiện kết quả tiếp nhận, tạo cơ sở cho việc nhìn nhận vấn đề các hướng
tiếp nhận khác nhau. Trước hết, luận văn đặt giả thiết tất cả các hình thức thể hiện kết quả
tiếp nhận đều có một điểm chung, đó là nó thể hiện cho cách thức tiếp nhận của người đọc
đối với tác phẩm. Ví dụ như cách tiếp nhận phê bình khác với cách tiếp nhận trong dịch
thuật. Trên giả thiết đó, luận văn xem xét khái niệm “tác phẩm tiếp nhận” như là sự thể
hiện kết quả tiếp nhận trong mối quan hệ với “tác phẩm được tiếp nhận” là tác phẩm văn

học. Sau đó, luận văn xem xét tất cả sự biểu hiện kết quả tiếp nhận như là một đối tượng
cần phân loại về mặt loại hình. Đây chính là cơ sở của các hướng tiếp nhận khác nhau.
Tất cả những tìm hiểu sau đây chỉ là những đề xuất thử nghiệm bước đầu trong điều kiện
chưa có sự tiếp xúc, tham khảo đầy đủ các tư liệu nước ngoài.
1.1.

TÁC PHẨM TIẾP NHẬN:

1.1.1. Tiếp cận vấn đề:

Đọc, hiểu, tiếp nhận tác phẩm văn học là quá trình diễn ra trong tâm lý nhận thức
của cá nhân người đọc. Nêu việc đọc, hiểu, tiếp nhận này chỉ dừng ở cá nhân, diễn ra bên
trong mà khơng có dấu hiệu phản hồi cho thấy sự tiếp nhận, nó khơng tác động trực tiếp
đến nhiều người đọc khác, và vì vậy, việc tác động đến quá trình văn học, q trình văn
hố cũng xảy ra hết sức hạn chế. Nói một cách khác, nếu những kết quả tiếp nhận khơng
thể hiện thành một hình thức nào đó, thì khơng thể hình dung được lịch sử tiếp nhận một
tác phẩm. Trong rất nhiều trường hợp, kết quả việc đọc, hiểu, tiếp nhận đó được thể hiện
thành những hình thức; văn bản nhằm giải thích lại, chú thích, biên dịch, phỏng dịch, tóm


15

tắt; bài phê bình để bày tỏ thái độ, cách cảm nhận, cảm thụ đối với tác phẩm, chọn lựa tác
phẩm này, gạt bỏ tác phẩm khác theo những tiêu chí nào đó, nghiên cứu về tác phẩm, sắp
xếp lại tác phẩm, giới thiệu tác phẩm; một tác phẩm nghệ thuật như kịch bản, âm nhạc, hội
hoạ, điêu khắc, kịch bản sân khấu, điện ảnh, ca dao, thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết., phóng
tác, chuyển thể, mơ phỏng từ tác phẩm gốc; những cơng trình triết học, tơn giáo, chính trị...
đúc kết từ sự giải thích, nhận hiểu tác phẩm văn học, vân vân và vân vân..., tóm lại là tất
cả sự thể hiện chủ quan nào đó về kết quả tiếp nhận của người tiếp nhận. Trong trường hợp
đó, vai trị thực sự của những hình thức này là khơng nhỏ.

Có thể tạm đặt tên những sự thể hiện kết quả tiếp nhận này là tác phẩm tiếp nhận,
trong mối quan hệ với tác phẩm được tiếp nhận (là tác phẩm văn học). Tác phẩm tiếp nhận,
một mặt, thể hiện kết quả của việc người đọc “lấp đầy” ý nghĩa vào tác phẩm văn học theo
cách hiểu của Roman Ingarden, hoặc thể hiện nội dung của diễn giải theo Tường giải học
(Hermeneutics). Chúng đại diện cho một tầng lớp người đọc đông đảo, biểu hiện cho chuẩn
mực thẩm mỹ của một giai đoạn, một thời đại, một dân tộc. Mặt khác, chúng hồn tồn có
đời sống thực sự, nhiều khi chúng hồn tồn thay thế tác phẩm chính trong một mơi trường
văn hố khác, như trường hợp Truyện Kiều của Nguyễn Du, một tác phẩm tiếp nhận từ Kim
Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Trong những trường hựp khác như giới thiệu
hoặc tuyển lựa, chuyển dịch, chúng thực sự tác động đến số phận của tác phẩm văn học.
Tât cả những điều này cho thấy tầm quan trọng của tác phẩm tiếp nhận đối với tác phẩm
văn học trong diễn trình văn hố. Cách đặt vấn đề tiếp nhận văn học bắt đầu từ tác phẩm
tiếp nhận dựa trên cơ sở rằng chúng là các hình thức thể hiện kết quả tiếp nhận; mặt khác,
chúng có vai trò như nhau trong việc khuếch tán ý nghĩa của tác phẩm văn học. Bởi vì
trong những giai đoạn cổ trung đại, hình thức biểu hiện tiếp nhận chủ yếu khơng phải là
hình thức phê bình. Chẳng hạn như hiện tượng tiếp nhận sử thi Ramayana trong điêu khắc,
kiến trúc, hội hoạ và văn học của Đông Nam Á.
Đề cập đến vai trò của tác phẩm tiếp nhận dưới dạng những kết quả của quá trình
tiếp nhận mới thực sự bắt đầu từ Roman Ingarden. Trong cơng trình Tác phẩm văn học
(1931), ơng cho nó là “sự giáo dục” cho những “sự cụ thể hố”. Ơng cho rằng nó “đóng


16

vai trị chuyển tiếp giữa những sự cụ thể hố” [36: 365], Và, theo ơng, nó có ảnh hưởng
quyết định đến sự hình thành của những sự cụ thể hố khác về tác phẩm. Tuy nhiên, Roman
Ingarden khơng xem nó như một tồn tại thực sự độc lập, có những đặc thù về hình thức,
tính chất, cũng như đời sống của nó. Vodicka cho rằng có những chuẩn mực văn học được
định trước nảy sinh bởi những sự cụ thể hố trong lịch sử. Những chuẩn mực này, theo
ơng, có tác động đến bản thân việc lập nghĩa của sự cụ thể hố [35: 117], Nhưng ơng cũng

khơng cho thấy những cách thể hiện khác nhau của những sự cụ thể hố đó. Hans Robert
Jauss trong tiểu luận nổi tiếng Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa văn học
[24] phê phán quan niệm về lịch sử văn học, cũng như việc tái hiện lại lịch sử văn học của
những cơng trình văn học sử đầu thế kỷ XX, bởi vì ơng ý thức được ảnh hưởng to lớn của
sự tiếp nhận đối với quá trình văn học. ơng chú ý nhiều hơn việc cái gì chi phối kết quả
tiếp nhận. Việc lý giải tác phẩm, theo ơng, có ảnh hưởng từ những sự tiếp nhận trước kia
về cùng một tác phẩm, tức là ơng có chú ý đến vai trò của kết quả tiếp nhận trước đối với
tầm đón nhận của người tiếp nhận.
Tóm lại, các nghiên cứu của Ingarden, Vodicka, Jauss cho thấy được tầm quan trọng
của kết quả tiếp nhận ở hai phương diện: thể hiện sự phong phú về mặt nội dung của tác
phẩm văn học, đồng thời, nó chi phối đến tầm đón nhận của người tiếp nhận khác. Những
kết luận này gợi mở cho sự tìm hiểu sâu hơn tính đa dạng, những cách thức hố thân vơ
cùng phong phú của các kết quả tiếp nhận trong tác phẩm tiếp nhận cũng như vai trị của
nó trong việc chuyển tải, giao lưu, nối kết các lĩnh vực, các bồi cảnh văn hố nghệ thuật.
N.Konrat, từ góc độ văn học so sánh, đã bàn đến hình thức dịch thuật và vai trị của
nó đối với sự phát triển của văn học của các nước. Đề cập đến chúng như là “kẻ môi giới”
cho Phật Giao thâm nhập vào Trung Quốc, N.Konrat cũng chú ý đến hình thức dịch ở dạng
“phỏng thuật” [44], ơng lấy dẫn chứng vai trị của các bản phỏng dịch đối vớiviệc hình
thành dịng văn học “biến văn” đời Đường. Đây cũng là gợi ý cho thấy sự quan tâm của
ngành văn học so sánh đối với vấn đề tác phẩm tiếp nhận đốì với sự phát triển văn hoá, văn
học của dân tộc.


17

Có thể thấy rằng việc nghiên cứu tât cả các dạng thức chuyển hoá của tác phẩm văn
học qua tác phẩm tiếp nhận, trong mối liên hệ với tác phẩm được tiếp nhận, là một sự khai
triển hơn nữa vấn đề tiếp nhận văn học. Nếu như nghiên cứu sự tiếp nhận tác phẩm hiện
nay chú ý đến quá trình mở ra các phương diện ý nghĩa của tác phẩm văn học trong lòng
người đọc tạo thành lịch sử tiếp nhận của nó, mà chủ yếu là tiếp nhận trong phê bình, thì

nghiên cứu tác phẩm tiếp nhận là nghiên cứu tât cả các cách thức và ý nghĩa của việc hiện
thực hoá kết quả tiếp nhận cũng như cách tác phẩm hoá thân ưong đời sống văn hoá. Nghiên
cứu điều đó cịn để thấy được sự sản sinh và hoá thân của văn học vào các lĩnh vực khác
của văn hố nghệ thuật, vai trị thực sự của văn học như một loại hình nghệ thuật trong quá
trinh văn hố nói chung.
Để đạt được điều đó, trước hết địi hỏi phải xác định tác phẩm tiếp nhận với những
biểu hiện vơ cùng phong phú của nó như một đối tượng nghiên cứu độc lập, xem xét các
hlnh thức biểu hiện, đặc trưng bản chất, đặc điểm loại hình của nó. Sau đó, đặt nó trong
mối quan hệ với các yếu tố khác của quá trình văn học, lịch sử văn học, và rộng lớn hơn,
trong mối quan hệ với những lĩnh vực nghệ thuật khác mà nó thể hiện, chứ khơng chỉ dừng
lại ở việc mơ tả nó như là mô tả sự hiểu tác phẩm. Mặt khác, cần phải xác định một nguyên
tắc trong quá trình nghiên cứu tác phẩm tiếp nhận là ln xét nó trong mối quan hệ với tác
phẩm được tiếp nhận để nhận thấy được sự chuyển hoá, cách thức chuyển hoá và ý nghĩa
của việc chuyển hoá.


18

1.1.2. Vị trí và vai trị của tác phẩm tiếp nhận:
Chấp nhận sự có mặt của tác phẩm tiếp nhận, điều đầu tiên là phải soi sáng nó trong mối
quan hệ với người tiếp nhận, kết quả tiếp nhận. Để chỉ chủ thể của quá trình tiếp nhận,
mỹ học tiếp nhận dùng khái niệm «người đọc» (reader-Anh; der leser-Đức). Khái niệm
người đọc, theo quan niệm của mỹ học tiếp nhận là khái niệm vừa mang tính tâm lý, vừa
mang tính xã hội. Nhưng chính khái niệm người đọc cũng có chỗ mơ hồ. Những lúng
túng này bộc lộ trong việc các nhà nghiên cứu phân loại người đọc thực tế theo «năng lực
cảm thụ» và «trình độ văn hố» [55: 347]. «Năng lực cảm thụ» là một khái niệm định
tính khơng đạt u cầu về tính chính xác trong nghiên cứu khoa học, nhât là nó khơng có
nhiều ý nghĩa phương pháp luận; cịn «trình độ văn hố», trong rất nhiều trường hợp,
khơng là một tiêu chí cho việc đánh giá kết quả tiếp nhận. Điều đó cho thấy cần có sự
phân biệt khái niệm «người đọc» mang tính xã hội và khái niệm «người tiếp nhận» mang

tính cụ thể của sự tiếp nhận. Nếu khái niệm «người đọc» giúp hình dung trọn vẹn về một
quá trình tác phẩm văn học từ khi hình thành đến khi đi vào đời sống, thì khái niệm
«người tiếp nhận» là căn cứ giúp nhà nghiên cứu tìm hiểu bản thân trường hợp tiếp nhận
cụ thể. Khái niệm «người tiếp nhận» chỉ thể hiện mình qua sự thể hiện kết quả tiếp nhận,
nếu khơng, khơng thể hình dung một q trình tiếp nhận với nội dung và kết quả của nó.
Và vì vậy, trên cơ sở những kết quả tiếp nhận của người tiếp nhận, chúng ta mới có thể
có sự hình dung về người đọc, đại diện cho một tầng lớp, một giai đoạn.
về kết quả tiếp nhận, Iser cho rằng có một bước tổng hợp ý nghĩa trong giai đoạn
cuối quá trình tiếp nhận, ơng gọi đó là bước «hồn hình» (gestalt), «đó là một ý nghĩa được
cấu tạo lại» [53; 558]. Giai đoạn cuối của quá trình tiếp nhận, theo Iser, đó là lúc «Người
đọc phát hiện ra ý nghĩa của văn bản, để phủ định điểm xuất phát với tư cách vốn có của
họ. Thơng qua một bộ tiểu thuyết mà chí ít cũng có phần khác với thế giới quen thuộc của
mình, họ đã phát hiện được một hiện thực mới mẻ, để từ sự phát hiện đó, người tiếp nhận
có thể hình thành nên bản thân mình, từ đó phát hiện thế giới bên trong mà từ trước đến
nay chúng ta chưa ý thức đến» [53: 558-559]. Đây là những kết luận rút ra từ sự phân tích
tâm lý của quá trình nhận thức tác phẩm nghệ thuật. Thực tế cho thấy, kết quả tiếp nhận là


19

sự tổng hợp những hiện tượng, trạng thái của tâm lý nhận thức khó có thể xác định cụ thể.
Trên thực tế, khơng có căn cứ kiểm tra kết quả tiếp nhận cuối cùng ngoại trừ chính người
tiếp nhận chủ ý hiện thực hoá kết quả tiếp nhận của họ bằng tác phẩm tiếp nhận. Nói cách
khác, khái niệm người tiếp nhận, tác phẩm được tiếp nhận, tác phẩm tiếp nhận và kết quả
tiếp nhận gắn bó với nhau trong một mơi quan hệ phụ thuộc. Chính qua tác phẩm tiếp nhận,
ta mới có thể hình dung một kết quả quá trình tiếp nhận của một kiểu người tiếp nhận.
Tác phẩm tiếp nhận chỉ có điều kiện xuất hiện khi người tiếp nhận có chủ ý hiện
thực hố kết quả tiếp nhận. Hoạt động hiện thực hoá kết quả tiếp nhận là việc người tiếp
nhận thể hiện kết quả tiếp nhận của mình dưới một hình thức nào đó thành tác phẩm tiếp
nhận. Nếu xem kết quả tiếp nhận là tổng thể những ý nghĩa mà người tiếp nhận phát hiện

ra cho đến lúc khởi đầu của quá trình hiện thực hố thì kết quả này khơng bao giờ tương
đồng với nội dung của tác phẩm tiếp nhận. Bởi vì hoạt dộng hiện thực hoá kết quả tiếp
nhận chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố quan trọng như: mục đích,
bối cảnh, dạng thức thể hiện và chính bản thân q trình hiện thực hố. Mục đích hiện thực
hố chi phối cách thức, hình thức và nội dung thể hiện kết quả tiếp nhận trong tác phẩm
tiếp nhận. Một người dịch thuật, tóm tắt, phỏng dịch chắc chắn khơng thể trình bày hết
những điều anh ta tiếp nhận về tác phẩm. Trong trường hợp phê bình, tình hình diễn ra
phức tạp hơn, nhưng thơng thường nhà phê bình cũng khơng thể trình bày hết những điều
anh ta cảm nhận, hiểu về tác phẩm. Có nhà phê bình vừa phê bình tác phẩm, vừa bày tỏ
cảm nhận về tác phẩm trong sáng tác nghệ thuật (xin xem thêm: [98], có những tác phẩm
thơ ca của các nhà nghiên cứu, phê bình). Nội dung tiếp nhận được thể hiện trong tác
phẩm phê bình là kết quả tiếp nhận đã được chọn lọc theo một tiêu chí, dưới một góc nhìn,
với một mức độ thể hiện nào đó. Đó là lý do vì sao có hiện tượng nhà phê bình, ở mỗi giai
đoạn khác nhau, thể hiện một nội dung tiếp nhận không giông nhau về một tác phẩm. Mặt
khác, cần phải hình dung rằng việc hiện thực hố kết quả tiếp nhận đơi lúc khơng chỉ xuất
phát từ nhu cầu thể hiện kết quả tiếp nhận thực sự. Đó là trong một số trường hợp, nhà phê
bình khơng trình bày sự thực kết quả tiếp nhận của mình về tác phẩm vì một mục đích chủ
quan ngoài lĩnh vực văn học nghệ thuật. Trong trường hợp tác phẩm phóng tác, nhà nghệ


20

sĩ chỉ tái hiện lại phần nào ấn tượng của anh ta về tác phẩm văn học trong quá trình tiếp
nhận. Từ góc độ bồi cảnh, nội dung được hiện thực hoá cũng cần phải tuân theo yêu cầu
văn hoá mà thời đại địi hỏi. ở đây, tầm đón nhận, như Jauss hiểu, khơng chỉ chi phối đến
q trình tiếp nhận mà cịn tiếp tục chi phối đến q trình hiện thực hoá kết quả tiếp nhận,
ớ một phương diện khác, chính dạng thức thể hiện kết quả tiếp nhận cũng tể chức nội dung
của tác phẩm tiếp nhận. Vì vậy, chẳng hạn, tác phẩm phê bình có cách thể hiện khác tác
phẩm phóng tác, tác phẩm dịch thuật... Cuối cùng, q trình hiện thực hố là q trình
người tiếp nhận khơng ngừng tiếp tục phóng chiếu tầm đón nhận của mình lên ấn tượng và

hồi ức về tác phẩm văn học. Sự phóng chiếu này là một q trình tiếp tục giải mã các ý
nghĩa, đồng thời hoàn chỉnh bổ sung tầm đón nhận. Vì vậy, hoạt động hiện thực hố cịn
bị chi phối bởi chính bản thân nó.
Hình thức hiện thực hoá kết quả tiếp nhận rất đa dạng và phong phú. Nó có thể được
thể hiện trực tiếp, khi nội dung trực tiếp đề cập đến kết quả tiếp nhận; nó có thể được thể
hiện gián tiếp, qua những vận dụng, nhận xét. Các nhà nghiên cứu hầu hết đều không cho
trường hợp vận dụng những nhận xét về nội dung tác phẩm vào lĩnh vực nghiên cứu khác
như dân tộc học, văn hoá học... là biểu hiện của tiếp nhận. Tuy nhiên, khơng có căn cứ
khẳng định những nhận xét về nội dung đó khơng phải là kết quả của việc tiếp nhận tác
phẩm. Hình thức hiện thực hố có thể được tạo thành bởi nhiều loại chất liệu: ngơn ngữ
với những hình thức dài, ngắn, văn xuôi, văn vần, truyện ngắn, thơ ca...; màu sắc, đường
nét với các tác phẩm hội hoạ, minh hoạ; gỗ, đá với các tác phẩm điêu khắc; âm thanh với
âm nhạc; tổng hợp với phim ảnh... Mối liên hệ của hình thức tác phẩm tiếp nhận với hình
thức tác phẩm văn học rất ít và mờ nhạt. Nếu có, nó chỉ liên quan ít ỏi đến những dấu hiệu,
hình ảnh, biểu tượng, kết cấu của tác phẩm văn học, và luôn luôn xuất hiện dưới dạng thức
khác.
Tác phẩm tiếp nhận có những vai trị quan trọng đối với mối quan hệ giữa văn học
và văn hố. Vai trị đầu tiên là nó lưu trữ và tái hiện lại những kết quả tiếp nhận của người
tiếp nhận về tác phẩm văn học. ở phương diện nội dung, nó giúp hình dung tính lịch sử của
q trình hiểu tác phẩm, đồng thời, qua đó, nó tạo nên một truyền thơng cho việc đọc hiểu


×