Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Chiến tranh nam bắc mỹ trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
…..…..

PHƯƠNG DIỄM HƯƠNG

CHIẾN TRANH NAM – BẮC MỸ
TRONG TIỂU THUYẾT
“CUỐN THEO CHIỀU GIÓ”
CỦA MARGARET MITCHELL

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh 2007



I

MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................I
T
1

1T

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
T
1

1T



1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1
T
1

1T

2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................ 5
T
1

1T

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 9
T
1

T
1

3.1. Giới thiệu về tên đề tài ..................................................................................... 9
T
1

1T

3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 10
T
1


T
1

4. Mục đích nghiên cứu và những đóng góp của luận văn .................................. 11
T
1

T
1

5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 11
T
1

1T

6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 11
T
1

1T

Chương 1: MARGARET MITCHELL QUÁ KHỨ VÀ HIỆN THỰC ....... 13
T
1

T
1

1.1. Cuộc nội chiến Nam - Bắc Mĩ trong lịch sử (1861 - 1865) ............................ 13

T
1

T
1

1.2. Tác giả ............................................................................................................... 15
T
1

1T

1.2.1. Cuộc đời (1900-1949) ................................................................................. 15
T
1

1T

1.2.2. Sự nghiệp sáng tác ...................................................................................... 17
T
1

1T

1.3. Quan điểm lịch sử - chiến tranh và quan điểm sáng tác của Margaret
Mitchell ..................................................................................................................... 17
T
1

1T


1.3.1. Quan điểm của nhà văn với lịch sử và chiến tranh ..................................... 17
T
1

T
1

1.3.2. Quan điểm sáng tác ..................................................................................... 19
T
1

1T

1.3.3. Những hạn chế trong quan điểm lịch sử và quan điểm sáng tác của
T
1

Margaret Mitchell ................................................................................................. 19
1T

1.4. Tác phẩm ........................................................................................................... 23
T
1

1T

Chương 2: CHIẾN TRANH VÀ CON NGƯỜI TRONG CHIẾN TRANH
TRONG TIỂU THUYẾT "CUỐN THEO CHIỀU GIĨ"............................. 27
T

1

T
1

2.1. Cuộc sống thanh bình nơi miền đất hứa ........................................................ 27
T
1

T
1

2.1.1. Thiên nhiên ................................................................................................. 27
T
1

1T

2.1.2. Con người ................................................................................................... 28
T
1

1T

2.2. Chiến tranh Nam - Bắc Mĩ qua ngòi bút của Margaret Mitchell ................ 29
T
1

T
1


2.3. Con người trong chiến tranh trong tiểu thuyết "Cuốn theo chiều gió"...... 35
T
1

T
1


II

2.3.1. Vấn đề con người trong chiến tranh trong văn học .................................... 35
T
1

T
1

2.3.2. Con người trong chiến tranh trong tiểu thuyết "Cuốn theo chiều gió" ....... 36
T
1

T
1

Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT TRONG "CUỐN THEO
CHIÊU GIÓ" ..................................................................................................... 59
T
1


1T

3.1. Bút pháp hiện thực trong tác phẩm................................................................ 59
T
1

T
1

3.1.1. Sự hình thành của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Mĩ .......................... 59
T
1

T
1

3.1.2. Ảnh hưởng của trào lưu hiện thực đối với Margaret Mitchell ................... 60
T
1

T
1

3.1.3. Bút pháp hiện thực trong "Cuốn theo chiều gió" ........................................ 60
T
1

T
1


3.1.4. Bút pháp hiện thực pha lẫn lãng mạn ......................................................... 67
T
1

T
1

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ........................................................................ 69
T
1

T
1

3.2.1. Nhân vật số phận......................................................................................... 69
T
1

1T

3.2.2. Nhân vật tư tưởng ....................................................................................... 71
T
1

1T

3.2.3. Nhân vật cô đơn .......................................................................................... 72
T
1


1T

3.3. Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật ............................................................. 75
T
1

T
1

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 81
T
1

1T

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 87
T
1

1T

PHỤ LỤC ........................................................................................................... 96
T
1

1T


1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Mĩ là một nền văn học còn non trẻ, nhưng đã gặt hái nhiều thành
tựu rực rỡ và có cả một kho tàng đồ sộ những tác giả và tác phẩm lớn so với
những nền văn học có truyền thống lâu đời khác. Đặc biệt, nó ln ở mũi nhọn
của nhiều cuộc cách tân, có ảnh hưởng rất nhiều đến diện mạo của văn học thế
giới. Bên cạnh đó, với sự hình thành quốc gia khá muộn và dân Mĩ là một hỗn
hợp nhiều cộng đồng dân cư, nên văn học Mĩ có nhiều nét độc đáo mà khơng
nền văn học nào có được.
Văn học Mĩ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm, tác phẩm văn học Mĩ dược
dịch đầu tiên ở Việt Nam là bài thơ Con Quạ của Edgar Alan Poe (Nguyễn
Giang dịch qua bản tiếng Pháp năm 1936) và sau đó là những truyện ngắn kinh
dị của ơng. Đến thời kì chiến tranh chống đế quốc Mĩ, ở miền Bắc, với tình
trạng bị phong tỏa kéo dài, việc tiếp cận và giao lưu với nền văn hóa của Hoa Kì
qua các tác phẩm văn học lúc bấy giờ khơng nhiều, tuy nhiên bản dịch của
những tác giả và tác phẩm nổi tiếng vẫn được lưu hành như : Thơ của Whittman,
Túp lều bác Tom của Hariette Beecher Stowe ; Cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer
của Mark Twain; Muờỉ ngày rung chuyển thế giới của John Reed, Gót sắt của
Jack London, truyện ngắn của O.Henry... và đặc biệt là các tác phẩm của E.
Hemingway. Nhưng chỉ có "Mark Twain, Jack London, E.Hemingway được
giảng dạy ở một vài trường đại học với một số giờ ít ỏi" [39, tr.457]. Trong suốt
20 năm tồn tại của chủ nghĩa thực dân mới, bên cạnh việc Mĩ hóa văn hóa và
giáo dục thì văn học ở Sài Gịn cũng khơng nằm ngồi mục đích ấy. Chỉ nói
riêng về văn học dịch "Số lượng sách dịch nhiều gấp mười lần số sách được
sáng tác và in ra tại chỗ" [26, tr 280] và theo thống kê của tác giả Phong Hiền
[26], các sách dịch tập trung ở những loại sách chống cộng, các tạp chí khiêu
dâm, sách đồi truỵ, sách nghiên cứu về tính dục, truyện "chưởng" hơn là các tác


2


phẩm văn học đúng đắn, có lẽ vì bản chất của chế độ Sài Gịn đã quy định tính
chất tiêu cực của việc du nhập văn hóa này. Xét riêng về văn học Mĩ
Ở miền Nam, trước năm 1975, văn học Mĩ đã từng xếp ở vị trí hàng đầu
trong dãy văn học nước ngoài được phổ cập và tiếp nhận. Ước tính có khoảng
một nghìn tác phẩm văn học Mĩ đã được dịch sang tiếng Việt trong đó một nửa
đã được xuất bản. Đồng thời nhiều bài nghiên cứu và giới thiệu về văn học Mĩ
đã được đăng tải trên các báo và tạp chí" [39, tr.474].
Văn học Mĩ đã được dạy trong các trường đại học ở Sài Gịn và Huế...
song tình trạng chung cịn khá sơ lược... khơng tìm thấy một chun luận sâu
sắc và nghiêm túc nào về văn học Mĩ do tác giả Sài Gòn viết vào thời kì này"
[39, tr.458].
Các tiểu thuyết tình yêu và hành động li kì được dịch và xuất bản nhiều
hơn so với số lượng các tác phẩm văn học có giá trị cao. Trong số năm trăm tác
phẩm văn học Mĩ đã được dịch và xuất bản thì có đến 4/5 là tiểu thuyết, phần
còn lại là các truyện ngắn, kịch và thơ [39, tr.474].
Cho đến nay, khi cuộc chiến tranh kháng chiến chống đế quốc Mĩ đã đi qua
gần 1/3 thế kỉ, tầm vóc và dấu ấn văn học Mĩ đối với Việt Nam vẫn là mảnh đất
còn nhiều mới mẻ. Theo nhận định của tác giả Nguyễn Liên và Nguyễn Bá
Thành "Trong thị trường sách ở Việt Nam hiện nay, các tiểu thuyết trinh thám,
hình sự và tình dục của Mĩ và phương tây chiếm trên 95%, trong khi bản dịch
các tác phẩm văn học chân chính của Mĩ chỉ chiếm khoảng dưới 5%" [39, tr.21],
thì việc tìm hiểu sâu về những tác phẩm văn học Mĩ ở Việt Nam cũng sẽ góp
phần tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa hai nước Việt - Mĩ, nhất là
trong bối cảnh quan hệ quốc tế của Việt Nam đang được mở rộng, nước ta đã
tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Quốc hội Mĩ đã thơng qua
Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam.
Sự bình đẳng cho phụ nữ Mĩ trong lịch sử là cuộc đấu tranh lâu dài và gian
khổ. Những năm 60 thế kỉ XIX ở Mĩ là một bước đường gay go trong quá trình



3

đấu tranh vì nam nữ bình quyền. Cũng do tình hình đó, văn học thời kì này tập
trung vào các đề tài về tệ phân biệt chủng tộc, những vấn đề phụ nữ, vấn đề giai
cấp... lúc này, giới phê bình bắt đầu thừa nhận vai trị của những tác gia nữ, điển
hình như trường họp của H.E.Beecher Stowe. Margaret Mitchell khơng sống
trong thời đại đó, nhưng tài năng và trái tim của người phụ nữ đã mách bảo bà
viết những trang hết sức chân thực về sự vươn lên bằng sức mạnh ý chí của
những nhân vật "chân yếu tay mềm", vượt qua nghịch cảnh giao tranh lửa đạn
của thời nội chiến, khẳng định vai trò của họ trong việc góp phần xây dựng một
nước Mĩ tự do, bình đẳng qua tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" để đời của mình.
"Cuốn theo chiều gió" (Gone with the wind) là một cuốn tiểu thuyết được
đông đảo bạn đọc trên thế giới yêu thích và say mê, thuộc loại best seller book
(sách bán chạy), đặc biệt là khi có điện ảnh tác động, số lượng tiêu thụ của cuốn
tiểu thuyết này chỉ đặt sau hai cuốn "Kinh thánh" và tuyển tập "Mao Trạch
Đơng". Nói như Muldom "Hầu hết mọi người đều khơng cảm thấy bằng lịng với
những gì mình viết. Ngược lại họ thấy buồn phiền. Do vậy, nếu có tác phẩm nào
tốt vừa phải, được ai đó cịn muốn đọc sau 30 năm thì đã là rất tuyệt vời" [93],
ấy thế mà "Cuốn theo chiều gió" của Margaret Mitchell từ khi xuất bản năm
1937 đến nay vẫn thu hút một lượng rất lớn độc giả trên thế giới, được dịch ra
nhiều thứ tiếng và tái bản nhiều lần. Vừa qua, tạp chí Time (Mĩ) đã cơng bố 100
cuốn tiểu thuyết hay nhất kể từ năm 1923 mà "Cuốn theo chiều gió" vinh dự là
một trong số đó. Ở Việt Nam, đây là tác phẩm nước ngoài rất phổ biến, được
bạn đọc hoan nghênh kể cả thời gian trước và sau khi thống nhất đất nước. Hiện
nay có ba bản dịch đang được lưu hành là bản dịch của Dương Tường, bản dịch
của Vũ Kim Thư và bản dịch của Mai Thế Sang. Chỉ tính riêng bản dịch của
Dương Tường, vào năm 1987 đã có 60.000 cuốn được in và tiêu thụ. Mới đây
nhất, trong thư viện điện tử "Việt Nam thư qn" (tính từ ngày 17/2/2005 đến
tháng 02/2007) đã có 211.755 lượt người truy cập vào tác phẩm này.



4

Lấy bối cảnh từ cuộc nội chiến khốc liệt giữa Bắc và Nam Mĩ, "Cuốn theo
chiều gió" với cốt truyện rõ ràng, logic, dễ hiểu, đã khắc họa những chân dung,
tâm trạng, tính cách, thân phận của nhiều lớp người trong chiến tranh và hậu
chiến. Khơng chỉ có tình u trai gái, cuốn tiểu thuyết còn là bài ca về tình u
q hương xứ sở, chính tình u này đã tiếp thêm nghị lực và lòng kiên nhẫn,
giúp họ vượt qua mọi đau thương gian khổ mà chiến tranh đã mang lại cho con
người. Hơn nữa, tác giả đã xây dựng được những nhân vật khá điển hình khó
lịng qn được, những nhân vật mà cuộc chiến tranh Nam - Bắc Mĩ đã đổi thay
tận gốc số phận, tương lai của họ, đã khiến cho họ phải bộc lộ tất cả cá tính, bản
ngã của mình để sống cịn trong cơn bão tố vĩ đại của lịch sử. Họ là nạn nhân
của cuộc chiến tranh, đồng thời cuộc chiến ấy lại khiến họ được sống một cuộc
sống thực sự có ý nghĩa, làm cho họ hiểu được giá trị thiêng liêng của những
khái niệm tưởng chừng như rất sách vở: lòng ái quốc, sự dũng cảm, tinh thần hi
sinh. Sống động, chân thực, đầy day dứt và mặc cảm cùng những khát vọng
sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt, những Scarlett, Rhett, Ashley, Melanie...
mang trong mình những tiếng vang của một thời đại và phản ánh khát vọng
muôn thuở của nhân loại: khát vọng hoa bình.
Kí ức, như ta đã biết, là một bộ phận không thể tách rời trong ý thức của
con người, nó chứa đựng những trầm tích văn hóa - lịch sử của dân tộc. Kí ức về
chiến tranh bao giờ cũng đáng sợ, kí ức chiến tranh đối với người phụ nữ còn
đáng sợ hơn. Với phụ nữ Việt Nam
...những ai đã sống qua thập kỉ 60 - 70 có lẽ khơng thể qn chiếc áo lót "thời trang và hơn thế nữa" - của người phụ nữ ngày ấy. Nó cứng như chiếc mo
cau vì được trần bằng nhiều lớp vải với chỉ chít những đường chỉ chạy vịng
quanh. Chiếc áo lót lẽ ra phải rất mềm mại gợi cảm, thì vì thời cuộc, nỏ đã thức
tỉnh "kẻ xâm lược" trong những pha đụng chạm vơ tình. Nó cũng là vũ khí bó
chặt lại khát khao của nữ chủ nhân. Ai cũng biết, người lính sẵn sàng xung trận

vì ở phía sau họ có một hậu phương vững chắc, có một tấm lịng nhất mực thủy


5

chung chờ đợi... Nhưng có ai đong được nỗi đau lặng lẽ của một đời đàn bà?!...
[32].
Ở một khía cạnh nào đấy, kí ức ấy thì cũng khác gì kí ức của cô nàng
Scarlett bé nhỏ ở nước Mĩ xa xơi "... nàng tự hỏi khơng biết thời cuộc có xơ đẩy
họ như xơ đẩy nàng khơng, họ có gặp hay không những bất hạnh đại loại như
người yêu chết, chồng tàn phế, con cái đói rách, ruộng vườn mất trắng, mái nhà
ấm cúng trở thành chỗ nương náu của những kẻ xa lạ?..." [47, tr.136]. Bỏ qua
những khác biệt về những tập qn văn hóa, thì tựu trung lại những mất mát,
những nỗi đau của người phụ nữ trong chiến tranh ở bất cứ đất nước nào, thời
đại nào cũng giống nhau.
Từ những lí do và những mối liên hệ trên, chúng tôi đặt ra hướng nghiên
cứu tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" của Margaret Mitchell, nhằm đánh giá đúng
tầm vóc, sức hấp dẫn bền vững của tác phẩm. Và ở góc độ là một phụ nữ, người
viết cũng muốn tìm hiểu những nét văn hóa qua tính cách của phụ nữ Mĩ với
hình ảnh một Scarlett xinh đẹp và ngỗ ngược, một Melanie đằm thắm dịu dàng,
để chia sẻ, thông cảm với số phận của họ, và cũng để trả lời tại sao một tác
phẩm nước ngoài lại có sức sống mãnh liệt, được nhiều tầng lớp độc giả Việt
Nam yêu thích đến vậy.
2. Lịch sử vấn đề
Tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" với giải thưởng Pulitzer đã thu hút sự
quan tâm không chỉ của hàng triệu độc giả mà còn nhận được nhiều ý kiến đánh
giá khác nhau của giới phê bình nghiên cứu. Có ý kiến cho rằng đây là một bức
tranh rộng lớn về cuộc chiến tranh li khai ở Hoa kì, nhưng có ý kiến đánh giá
"Cuốn theo chiều gió" ở một mức độ giá trị khiêm tốn hơn so với những tác giả
khác đã đưa cuộc nội chiến vào văn học như "Huy hiệu đỏ anh dũng" của

Stephen Crane chẳng hạn. Trong quá trình sưu tầm tài liệu, chúng tơi nhận thấy
những tài liệu nước ngoài nghiên cứu về cuộc đời của Margaret Mitchell và tác
phẩm của bà rất đa dạng, đặc biệt là ở Mĩ. Ở đây, trong khuôn khổ của luận văn,


6

chúng tôi xin được đề cập đến những tài liệu có liên quan đến hướng nghiên cứu
của chúng tơi là những nội dung tư tưởng về chiến tranh Nam - Bắc Mĩ và con
người trong chiến tranh trong sáng tác của Margaret Mitchell cùng một số tư
liệu về cuộc đời của tác giả. Những tài liệu nghiên cứu về tác phẩm của
Margaret Mitchell nói chung có thể chia thành hai xu hướng. Thứ nhất, tập trung
vào tư tưởng sáng tác của nhà văn bao gồm các chủ đề lớn như lịch sử, xã hội,
bản sắc văn hoa Mĩ, vấn đề nữ quyền, chủng tộc... Thứ hai, là đi sâu vào bản sắc
của văn hóa miền Nam nước Mĩ, tính cách của người Mĩ thơng qua những nhân
vật chính như Scarlett, Ashley, Melanie, Rhett, cuộc sống của con người nói
chung trong bối cảnh của nội chiến và công cuộc tái thiết nước Mĩ. Tuy nhiên,
sự phân chia của chúng tôi như trên cũng chỉ mang tính tương đối, vì phần nhiều
các cơng trình đều lồng ghép nhiều vấn đề để làm nội bật nội dung trọng tâm mà
các nhà nghiên cứu muốn thể hiện.
Một cách tập trung nhất phải kể đến cơng trình của Gail Rae Rosensfit
"Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell”[99]. Cơng trình này phân tích
nhiều khía cạnh của tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" như: lịch sử của nội chiến,
phê bình một cách khái quát về chủ đề tư tưởng, so sánh và đối chiếu với một
vài tác phẩm cùng viết về nội chiến, đưa ra những gợi ý về các hướng nghiên
cứu tác phẩm theo nhiều cách tiếp cận khác nhau cho sinh viên... Trong nghiên
cứu của mình, Gail Rác Rosensfit nhấn mạnh đến mặt trái của những chiến cơng
chói lọi trong chiến tranh là cuộc sống đau khổ, thiếu thốn của con người, là sự
thiệt hại của quân lính, là những giá trị sống đã bị mất đi... Nghiên cứu của
Pyron Dardend Asbury "Cuốn theo chiều gió trong văn hóa Mĩ" [106] [107] thì

lại đề cập đến giá trị của "Cuốn theo chiều gió" trong văn hóa của nước Mĩ một
cách rộng lớn. Tác phẩm là một tập họp nhiều bài viết về tác phẩm "Cuốn theo
chiều gió" với các góc độ khác nhau: chiến tranh, tình u, giới tính, những giá
trị mới của thời hậu chiến, sự gay gắt và đa dạng của cạnh tranh tư bản chủ
nghĩa... Những nghiên cứu sâu hơn về "Cuốn theo chiều gió" như "Bài học từ
Scarlet” của Claudia Roth Pierpond [97], hay hình ảnh người phụ nữ trong nhân


7

vật Scarlett ở bài viết của Helen Taylor [101] đều tập trung phân tích hình ảnh
người phụ nữ Mĩ mà đại diện là nhân vật Scarlet đã vượt lên nghịch cảnh để tồn
tại. Nữ nhân vật mạnh mẽ này tiêu biểu cho sự thay đổi trật tự xã hội của lịch sử
nước Mĩ, đặc biệt là ở vùng đất phía Nam, nơi còn lưu giữ những truyền thống
xưa cũ, phân biệt chủng tộc và vai trò phụ nữ chưa được coi trọng. Theo hai nhà
nghiên cứu trên thì vấn đề nữ quyền cũng là một trong những quan điểm sáng
tác của Margaret Mitchell, vì thế mà tác giả đã chọn một nhân vật trung tâm là
nữ trong bối cảnh lúc bấy giờ, và như vậy Margaret Mitchell đã có những đóng
góp to lớn về hình ảnh người phụ nữ trong bức tranh hiện thực của cuộc chiến
tranh. Nếu xét theo trường phái phê bình Mác xít của tác giả Phương Lựu [41]
thì bài viết "Phụ nữ: những nơ lệ nhỏ đáng yêu" của C.Wright Min [95] và
"Da đen và da trắng" của Harold R.Isaacs đã đề cập sâu sắc đến vấn đề phân
biệt giới và phân biệt chủng tộc nhất là với phụ nữ da đen. Tuy nhiên, liên hệ
với tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" vấn đề này khơng được Margaret Mitchell
phân tích theo hiện thực khách quan mà ảnh hưởng nhiều từ nhận thức chủ quan
của tác giả. Bà chưa mổ xẻ tâm lý của những người nô lệ như những nhà văn
khác, chưa chỉ cho họ nguyên nhân của cuộc đấu tranh và sự vô giá của tự do,
đồng thời bà chưa đề cập đến bản sắc văn hóa của người Mĩ gốc Phi mà sự thực
văn hóa của họ là một di sản to lớn... Bên cạnh đó tác giả Roberts Greg [108] lại
đề cập đến những vấn đề khá mới mẻ là tiếp cận tác phẩm ở góc độ "Làm sáng

tỏ hơn những nhận định về tác phẩm Cuốn theo chiều gió" như liệu có phải
đó là tác phẩm vĩ đại của nền văn học Mĩ hay không?, thiên đường đã mất trong
tác phẩm là gì?...Nhưng tựu trung lại các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng đó
là một tác phẩm đẹp, nhất là trong thời điểm của những năm khủng hoảng
"Cuốn theo chiều gió" đã tạo nên luồng sinh khí mới cho nền văn học của miền
Nam vốn đang mất dần định hướng [104]. Về cuộc đời của nữ văn sĩ, trong tư
liệu nước ngồi cũng có rất nhiều bài viết, trong luận văn của mình, chúng tơi
xin sử dụng một số bài viết sau để làm tư liệu tham khảo tạm dịch như sau


8

"Đường về Tara: đường đời của Margaret Mitchell” [94] của Anne Edwards,
"Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell của Gail Rae Rosensfit” [99].
Ở Việt Nam, cơng trình nghiên cứu chun sâu về tác phẩm "Cuốn theo
chiều gió" đã có "Chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Cuốn theo chiều gió"
[59] của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nga. Cơng trình này đi sâu nghiên cứu về
những phương pháp sáng tác của Margaret Mitchell như nghệ thuật xây dựng
nhân vật điển hình; nghệ thuật xây dựng cốt truyện; nghệ thuật xây dựng bối
cảnh thơng qua hệ thống các nhân vật, các tình tiết, sự kiện cũng như mối tương
quan giữa không gian và thời gian của tác phẩm. Ngồi ra chúng tơi chưa tìm
thêm được cơng trình nghiên cứu nào khác về những vấn đề trong nội dung của
tác phẩm ngoài những bài phê bình được đăng trên các báo và tạp chí như: "Vấn
đề phụ nữ qua Cuốn theo chiều gió" [38] của tác giả Đặng Thanh Lê nhấn
mạnh về hai nhân vật nữ tiêu biểu của tác phẩm với hai tính cách khác nhau
nhưng bổ sung cho nhau đã làm nên sự hấp dẫn của tác phẩm; "Cuốn theo chiều
gió và cơ gái ba chìm bảy nổi trong bối cảnh nội chiến" phân tích hình ảnh
nhân vật Scarlett với những tính cách nổi loạn của nàng [61, tr.633] của tác giả
Hữu Ngọc; "Hình tượng văn học đậm nét về đàn bà Dương Cưu là Scarlett
0'Hara trong tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell” phân

tích sự thành cơng của những mẫu phụ nữ có tính cách mạnh mẽ và quyến rũ mà
Scarlett 0'Hara trong tiểu thuyết "Cuốn theo chiều gió" là một đại diện tiêu biểu
của tác giả Sơn Dương ()...
Về tác giả Margaret Mitchell có nhiều bài báo giới thiệu về cuộc đời và sự
nghiệp sáng tác của bà như "Margaret Mitchell một tác phẩm đủ làm nên bất
tử" của tác giả Lê Nguyễn [54]; "Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và bộ phim
"Cuốn theo chiều gió", cuộc nội chiến Nam - Bắc Mĩ" của tác giả Phạm Văn
Tuấn [90]... Chỉ tính riêng về báo điện tử tiếng Việt, có khoảng 377 website và
diễn đàn viết và bàn luận về Margaret Mitchell cùng tác phẩm của bà. Một số
bài viết cũng xem xét yêu tố "thiên thời - địa lợi" của tác giả và tác phẩm rằng


9

được phát hiện và xuất bản trong bối cảnh của những cuộc đại khủng hoảng
những năm 30, những chuyện tình éo le lãng mạn đã được điện ảnh khai thác rất
thành công đã phần nào xoa dịu những áp lực của thời đại, tạo nên một làn sóng
phấn khích về một ngày mai tươi sáng trong đông đảo các tầng lớp dân chúng,
giúp tô đậm thêm tên tuổi của nữ văn sĩ.
Cũng đã có những so sánh rằng, so với nhiều tác phẩm đạt giải thưởng khác,
phải công tâm mà nhìn nhận "Cuốn theo chiều gió" chưa phải là một tác phẩm vĩ
đại viết về chiến tranh, song không thể phủ nhận được những đóng góp của
Margaret Mitchell trong việc tái hiện lại một giai đoạn lịch sử của Hiệp chủng
quốc Hoa Kì. Cuộc nội chiến thống nhất đất nước thông qua số phận thăng trầm
của các nhân vật, giúp bạn đọc có cái nhìn nhân bản hơn, sâu sắc hơn vào tầng
sâu của những sự kiện lịch sử, đó là xem xét vấn đề tiến triển của mối quan hệ
qua lại giữa cá nhân và xã hội được phản ánh trong chiến tranh với tất cả suy tư,
tình cảm, và những khát vọng rất cụ thể.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Giới thiệu về tên đề tài

Đề tài chiến tranh là một đề tài lớn xuyên suốt chặng đường dài lịch sử văn
học của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là số phận của những con người trong
chiến tranh. Dù ở bên này hay bên kia chiến tuyến, dù ở ngoài mặt trận hay ở
hậu phương thì con người vẫn là những nạn nhân đầu tiên và trực tiếp của những
làn tên, mũi đạn ; là nạn nhân của đói rét, mất mát, đau thương, của mọi sự đổ
vỡ, điêu tàn... Nhưng vượt lên số phận hay chịu cúi đầu chấp nhận lại là cách
hành xử của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc. Cuộc nội chiến trong lòng nước Mĩ đến
nay đã trên một thế kỉ, những dư âm của nó cũng đã mờ phai bởi những thay đổi
quá nhanh chóng của một cường quốc bước vào thiên niên kỉ mới. Đã từ lâu
người dân Mĩ có lẽ đã cố quên đi cuộc chiến ấy, các nhà văn Mĩ cũng thôi viết
về đề tài chiến tranh, nhưng một trong những chức năng của văn học là nhắc
nhở, khơi dậy trong người đọc về những hiểm họa chiến tranh, về những khát


10

vọng hịa bình "...Ơi, tại sao họ khơng thể qn được nhỉ? Tại sao họ khơng thể
nhìn về phía trước và đừng ngoái lại? Chúng ta thật ngu dại mới lao vào cuộc
chiến tranh ấy. Chúng ta càng sớm quên nó đi càng tốt... " [47, tr.324]. Trong
bối cảnh trên, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu "Chiến tranh Nam - Bắc Mĩ
trong tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió" của tác giả Margaret Mitchell như một
cách đề cập đến tình yêu và số phận con người trong và sau chiến tranh Nam Bắc, một cuộc chiến tranh đặc biệt xảy ra ngay trong lịng của một cường quốc
thích can thiệp vào sự an nguy của các quốc gia khác. Cuộc nội chiến của họp
chủng quốc đã thay đổi tận gốc lịch sử Hoa Kì, là tiền đề để đưa quốc gia này
nhanh chóng trở thành một cường quốc, đồng thời cũng là biểu tượng của tinh
thần tiến bộ, tự do, bình đẳng, hịa họp như trong diễn văn của Tổng thống
Lincoln khi đến làm lễ tưởng niệm các binh sĩ đã chết trong nội chiến "Một
chính phủ của dân, do dân cai trị, do dân thụ hưởng, sẽ vĩnh viễn không bao giờ
biến mất trên mặt địa cầu này" [7, tr.83].
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Đối tượng
Chỉ đi sâu vào tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" của tác giả Margaret
Mitchell do Dương Tường dịch (Nhà xuất bản Văn học năm 1987), không đề
cập đến tác phẩm "Hậu cuốn theo chiều gió" viết sau này.
3.2.2. Phạm vi
Với đề tài là "Chiến tranh Nam - Bắc Mĩ trong tiểu thuyết Cuốn theo chiều
gió", chúng tơi chỉ giới hạn khn khổ nghiên cứu ở việc tìm hiểu chiến tranh
Nam - Bắc Mĩ: nguyên nhân, diễn biến và hệ quả của nó trong q trình trở
thành một nước Mĩ mới, trên phương diện văn học thông qua nội dung và nghệ
thuật trong tác phẩm. Để hiểu những vấn đề trên, chúng tôi cũng xem xét những
nội dung sau :
Cuộc nội chiến Nam - Bắc Mĩ (1861 - 1865);


11

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Margaret Mitchell.
4. Mục đích nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
Khảo sát tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" của Margaret Mitchell dưới góc
độ chiến tranh và con người trong nội chiến, nhất là những nhân vật nữ, luận văn
hướng đến việc tìm hiểu sự sáng tạo cá nhân của nhà văn, cách nhìn của một tác
giả nữ đối với thế giới và con người, những thông điệp của bà với cuộc sống...
nhằm góp thêm sự hiểu biết về đất nước và con người Mĩ nói chung, về tính
cách, phong tục tập quán của những người miền Nam Mĩ nói riêng. Từ đó mạnh
dạn lí giải những thành cơng và hạn chế của tiểu thuyết "Cuốn theo chiều gió"
trong phạm vi đề tài. Nghiên cứu về "Chiến tranh Nam - Bắc Mĩ trong tiểu
thuyết Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell" chúng tôi cố gắng làm rõ
những vấn đề chính sau:
- Cuộc nội chiến, thời kỳ đen tối của nước Mĩ trong lịch sử.
- Bức tranh nội chiến dưới cái nhìn nhân bản của Margaret Mitchell.

- Hệ quả của chiến tranh: sự thay đổi các mối quan hệ xã hội như giàu và
nghèo; vai trò của phụ nữ và đàn ông; chủ nô và nô lệ.
- Những chấn thương tinh thần do cuộc chiến để lại và sự nỗ lực vượt lên
những thiên kiến để hòa nhập.
5. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp tiếp cận lịch sử văn hoá
2. Phương pháp tiếp cận và so sánh đối chiếu văn bản.
6. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


12

4. Mục đích nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Cấu trúc luận văn.
Nội dung.
Chương 1: Margaret Mitchell - quá khứ và hiện thực
1.1. Cuộc nội chiến Nam - Bắc Mĩ trong lịch sử (1861 -1865)
1.2. Tác giả
1.3. Quan điểm lịch sử - chiến tranh và quan điểm sáng tác của
Margaret Mitchell
1.4. Tác phẩm.
Chương 2: Chiến tranh và con người trong chiến tranh trong tiểu
thuyết "Cuốn theo chiều gió"
2.1. Cuộc sống thanh bình nơi miền đất hứa
2.2. Chiến tranh Nam - Bắc Mĩ qua ngòi bút của Margaret Mitchell

2.3. Con người trong chiến tranh trong tiểu thuyết "Cuốn theo chiều
gió".
Chương 3: Một số vấn đề nghệ thuật trong "Cuốn theo chiều gió"
3.1. Bút pháp hiện thực trong tiểu thuyết "Cuốn theo chiều gió"
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.3. Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục: Tóm tắt tác phẩm "Cuốn theo chiều gió".


13

Chương 1: MARGARET MITCHELL QUÁ KHỨ VÀ HIỆN THỰC
1.1. Cuộc nội chiến Nam - Bắc Mĩ trong lịch sử (1861 - 1865)
Trong nửa đầu thế kỉ XIX, dưới thời tổng thống Washington, nước Mĩ đang
bắt đàu quá trình phát triển kinh tế, mở rộng biên cương. Tiến trình này khai
thác rất nhanh nhờ phát triển hệ thống giao thông, công nghiệp phát triển mạnh
do chính sách bảo hộ quan thuế, nhân cơng nơ lệ tăng mau... Chính vì thế cuộc
di cư Tây tiến đến bờ biển Thái Bình Dương với cảnh ào ạt ngả rừng, biến đồng
cỏ thành ruộng nương, làm nhà, dựng phố, tấn công người da đỏ để chiếm đất,
săn thú, buôn lông da thú hay đổ dồn đi kiếm vàng đã tạo nên nhiều cuộc xung
đột đẫm máu, trong đó khơng ít cuộc xung đột xảy ra vì vấn đề chiếm hữu nơ lệ
ngày một cam go. Trong khi miền Bắc với chủ trương cấm nuôi nô lệ da đen,
muốn thuế quan cao để bảo vệ nền công nghiệp trẻ tuổi và hạn chế nhập nguyên
liệu đang phất lên nhờ khai thác những cánh đồng mới, các thị trấn, thành phố
công nghiệp thi nhau mọc lên cùng nghề sợi và nghề dệt chiếm ưu thế. Ngược
lại, miền Nam nông nghiệp, con số nô lệ bao giờ cũng đi đôi với sự tăng trưởng
của bông và thuốc lá. Nô lệ da đen chiếm 40% dân số các bang miền Nam, cịn
bơng chiếm 2/3 hàng xuất của Hoa Kì và là nguồn thịnh vượng chính của họ.

Với sự phát minh ra máy cán bông năm 1792, hiệu quả làm việc của nô lệ tăng
mạnh. Chẳng bao lâu vấn đề nô lệ ban đầu là vấn đề kinh tế đã trở thành vấn đề
chính trị. Các cuộc nổi dậy liên tiếp diễn ra. Năm 1854, đảng Cộng Hoa được
thành lập ở miền Bắc và đưa vấn đề chống nô lệ vào chương trình, Abraham
Lincoln của đảng Cộng Hịa được bầu, sáu bang miền Nam li khai, lấy cớ là
miền Bắc âm mưu bầu một tổng thống chống chế độ nô lệ, nên bầu cho mình
một tổng thống riêng. Do mâu thuẫn về việc chống và nuôi nô lệ da đen ở nước
Mĩ ngày cảng gay gắt, nên cuối cùng đã bùng nổ thành một cuộc chiến tranh.


14

Chiên tranh li khai Nam Bắc (1861 - 1865) hay còn gọi
là Nội chiến mở đầu (ngày
12/4/1861) bằng cuộc tấn công
của địa phương quân bang
South Carolina đánh một pháo
đài của miền Bắc. Trong giai
đoạn đầu của cuộc chiến này,
cả hai bên đều khơng xem đó
là một cuộc chiến tranh quan
trọng. Các tiểu bang ở miền Nam cho rằng, đây chẳng qua là một cuộc tranh thủ
quyền độc lập tự chủ, bình đẳng, cũng như quyền được ni nơ lệ da đen. Riêng
ở niền Bắc, thì cho rằng, cần phải cứu vãn cho sự toàn vẹn của liên bang, phải
dạy cho những kẻ nổi loạn một bài học và cũng nhân đó kết thúc ln chế độ
ni nơ lệ da đen. Đồng thời với suy nghĩ đó là cuộc chiến tranh của quốc gia
người da trắng dẹp yên quân phiến loạn, ban đầu những người lính miền Bắc
tham chiến với tâm trạng như những kẻ đi dã ngoại, mặc y phục cuối tuần, đem
theo đồ nấu nướng... và từ chối người da đen tình nguyện đăng lính. Thế nhưng,
càng về sau chiến tranh càng quyết liệt, binh sĩ hai bên chịu rất nhiều tổn thất.

Năm 1862, Tổng thống Lincoln với tôn chỉ "nhân đạo, tự do" dã công bố "Tuyên
ngôn giải phóng nơ lệ da đen" và ra lệnh cho qn đội miền Nam phải chấm dứt
cuộc phản loạn vào ngày 01 tháng giêng năm 1863, bằng không "Chúng tôi sẽ
lấy tư cách là Tổng tư lệnh quân đội Mĩ, để giải phỏng tất cả các nô lệ da đen
của các người và kể từ đó trở đi, tồn bộ nơ lệ da đen sẽ trở thành người tự do"
[7, tr.81]. Từ đó trở đi, cuộc nội chiến đã chuyển biến thành chiến tranh kết thúc
nuôi nô lệ da đen (người Mĩ da đen đã xem ngày 01/01/1863 là ngày quốc khánh
(04/7) thứ hai của mình). Trong suốt bốn năm trời, các vùng Virginia, lưu vực
sông Mississipi và các bang gần biển bị chìm ngập trong lửa đạn và sống cảnh
điêu tàn, đói rét, bệnh hoạn. Cuộc nội chiến Mĩ là cuộc chiến tranh hiện đại đầu


15

tiên trên thế giới về tầm quan trọng của lực lượng qn sự, vũ khí hiện đại, về
phương tiện cơng nghiệp và cả về sự thiệt hại nhân mạng (chết 617.000 người).
1.2. Tác giả
1.2.1. Cuộc đời (1900-1949)
Margaret Munnerlin Mitchell sinh ngày 08
tháng 11 năm 1900, con gái của một gia đình danh
giá tại Atlanta thủ phủ bang Georgia, là thế hệ cư
dân thứ năm của thành phố rất trẻ này. Bà mang
trong người sự pha trộn của dòng máu Pháp bên
ngoại và dòng máu Scotland của bên nội. Cha bà là
một luật sư nổi tiếng, chủ tịch hội nghiên cứu lịch
sử Atlanta. Mẹ và anh trai của bà cũng rất thích
lịch sử. Sống trong một bầu khơng khí như thế
trong trang viên ở khu Jackson Hin, được bao bọc
bởi những công viên trồng những cây sồi già, tuổi
thơ của Magarett thấm đẫm những truyện kể dân gian, và cô cũng say mê nghe

kể những câu chuyện về cuộc chiến tranh li khai Nam - Bắc, những khúc hát bi
tráng của những người ra đi không hẹn ngày trở lại. Sau khi tốt nghiệp trung học
từ trường Washington Seminary (bây giờ là trường Westminster) tại Atlanta,
Magarett theo học y khoa tại trường đại học Smith (Smith College) ở
Massachusetts. Lúc này cô gặp Clifford West Henry, người mà sau này trở
thành hình mẫu để cơ xây dựng nhân vật lí tưởng Ashley. Đại chiến thế giới lần
thứ nhất bùng nổ (1914 - 1918) mang lại cho Margaret những kinh nghiệm đớn
đau về sự tang tóc và nỗi thống khổ bởi chiến tranh đã cướp mất người đã cầu
hôn cô. Không lâu sau đó, mẹ cơ đột ngột qua đời, đây là biến cố ảnh hưởng đến
tồn bộ hướng đi của Margaret. Cơ trở về quê hương sống cùng với cha và anh,
kéo dài những năm tháng tìm qn bằng khói thuốc, hớt tóc ngắn như một gã
con trai. Năm 1922, cơ lấy người chồng đầu tiên là Berrien Kinnard Upshaw tự


16

"Red" Upshaw, một kẻ phiêu lưu trong thời đại của mình ,với bản chất của một
kẻ vũ phu bài bạc và nát rượu, cuộc hôn nhân kết thúc bằng li dị, (tính cách nhân
vật Rhett Butler trong tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" cũng được xây dựng từ
người chồng của bà. Tuy nhiên, cần phải nói rõ thêm nhân vật Rhett là sự trộn
lẫn giữa tính cách của người thực và hư cấu lịch sử). Sau đó, cơ bắt đầu nghề
báo dưới bút danh Peggy Mitchell cùng với sự giúp đỡ của một biên tập viên là
John March -người mà cô kết hôn lần thứ hai vào năm 1925, nhưng không may
một tai nạn đã làm cô bị giập nát mắt cá chân và đành phải từ bỏ nghề này.
Trước đó, Margaret Mitchell đã nhiều lần thử viết một số truyện ngắn, tuy
nhiên bà chưa có duyên với nghề viết lách nên lần nào bản thảo cũng bị gửi trả
với những lời từ chối lịch sự. Khơng nản chí, bà vẫn kiên trì sáng tác. Năm 1932,
chuyến viếng thăm của người chồng cũ Red Upshaw chính là nguyên nhân
Margaret Mitchell trốn đến Gainesville bang Georgia, trong suốt thời gian này,
bà xem và sửa chữa tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" để chuẩn bị xuất bản. Đến

năm 1935, Harold Latham, ông chủ nhà xuất bản Mac Millan - một nhà xuất bản
lớn của Mĩ - đến Atlanta và đươc đọc qua bản thảo của bà. Với kinh nghiệm của
mình ơng nhận thấy đây là một tác phẩm sẽ có một sức hấp dẫn lớn liền đề nghị
bà kí họp đồng xuất bản. Đến tháng 6 năm 1936, tác phẩm hoàn thành và ra mắt
độc giả. Đúng như dự đoán, tác phẩm đã gây được tiếng vang, thu được thắng
lợi rực rỡ. Margaret Mitchell trở thành ngôi sao, một hào quang mà bà khơng
tìm kiểm và cũng khơng ham muốn. Người hâm mộ đến chật nhà, gọi điện thoại
tới tấp với những lời ngợi khen nồng nhiệt làm bà hoảng sợ và cố thu mình lại
cho dù tiền bạc bắt đầu tn chảy vào nhà. Năm 1937, một thành công khác đến
với Margaret Mitchell đó là bà được nhận giải thưởng Puliteer. Năm 1949, sau
khi rời câu lạc bộ Atlanta Women's Club, trong lúc cùng chồng băng ngang qua
đường Peachtree bà bị một tài xế say rượu gây tai nạn. Năm ngày sau bà mất tại
bệnh viện "Grady Memorial" tại Atlanta, để lại muôn vàn tiếc thương của hàng
triệu độc giả hâm mộ bà trên toàn thế giới.


17

1.2.2. Sự nghiệp sáng tác
Trong nhiều thập niên, người ta thường tin rằng Margaret Mitchell chỉ viết
một cuốn truyện. Nhưng vào năm 1990, con trai một người bạn của bà đã khám
phá ra trong các bức thư bà gửi cho cha mình có bản thảo "Lost Laysen" một
quyển tiểu thuyết ngắn (novella), được viết trong thập niên 1920. Đây là tác
phẩm có nội dung về một chuyện tình say đắm nhưng không hạnh phúc của Bill
Duncan và Courtney Ross nhà truyền giáo trên hòn đảo nhỏ Laysen - một hòn
đảo nhỏ ở Nam Thái Bình Dương. Đây là một phát hiện quan trọng về sự nghiệp
sáng tác của nữ văn sĩ. Khi phát hiện bản thảo của "Lost Laysen", rất nhiều nhà
xuất bản đã tranh nhau mua bản quyền, hi vọng nó sẽ tạo được sức hút như
quyển "Gone with the wind". Năm 1996, trùng hợp vói 60 năm ngày ra đời của
"Gone with the wind" và thế vận hội Atlanta, nhà xuất bản Simon & Schuster đã

cho phát hành rộng rãi "Lost Laysen" với những chiến dịch quảng cáo rầm rộ,
song không như họ mong đợi, tác phẩm chẳng gây một tiếng vang nào.
1.3. Quan điểm lịch sử - chiến tranh và quan điểm sáng tác của Margaret
Mitchell
1.3.1. Quan điểm của nhà văn với lịch sử và chiến tranh
Trong "Cuốn theo chiều gió", rõ ràng là Margaret Mitchell đã đứng trên
quan điểm của giới điền chủ miền Nam để phản ánh cuộc chiến. Từ mục đích,
diễn biến của cuộc chiến đến kết quả và nhất là thời kì hậu chiến, tác giả đã
miêu tả bằng ngòi bút hiện thực tài tình, chân thực song cũng phản ánh rất nhiều
cảm nhận chủ quan của bà, một người miền Nam điển hình. Nói một cách chung
nhất, dù tác giả có viết về cuộc chiến tranh nào đi nữa thì đọc tác phẩm của họ,
người đọc sẽ thấy rõ chỗ đứng, cách nhìn và quan điểm về cuộc chiến tranh mà
họ tái hiện là rất dứt khoát. Margaret Mitchell ca ngợi những chiến binh miền
Nam, phê phán và lên án cuộc chiến tranh mặc dầu nó đem lại sự bình đẳng cho
con người, là rõ ràng tác giả có chính kiến và đã chân thực với lịch sử.


18

Margaret Mitchell không đơn thuần miêu tả chiến tranh bằng chiến tranh,
mà những yếu tố xã hội, lịch sử trong tác phẩm được khai thác để tạo nên chủ đề
tư tưởng. Tác giả đã khơng hồn tồn tơ hồng, thi vị và né tránh những vấn đề
gay cấn như tổn thất, chết chóc, đói nghèo... để nhìn thẳng vào sự thật, thấy
được những sai lầm, thất bại cũng như kết quả tất yếu với trách nhiệm và lương
tâm của một nhà văn. Cái khó nhất, phức tạp nhất khơng phải ở chỗ Margaret
Mitchell sống sau cuộc nội chiến đến nửa thế kỉ để viết về giai đoạn vô cùng
quan trọng của nước Mĩ, mà là cách tiếp cận biện chứng về vấn đề này. May
mắn là tác giả với "độ lùi thời gian" đã không tách rời phiến diện mảng hiện
thực cuộc sống trước và sau chiến tranh, để phản ánh chiến tranh trong tính trọn
vẹn của nó theo tiến trình lịch sử, giúp người đọc khơng cảm thấy sự gián cách

thời gian của thời đại bà đang sống và cái "ngày xưa" mà bà miêu tả. Chỉ khi
đọc những trang viết về những thất bại cay đắng của liên quân, những cuộc rút
lui tuyệt vọng và nhục nha, những mất mát lớn lao của giai cấp quý tộc khi phải
nhường lại những trang trại, ruộng vườn, hay con người phải chịu đựng như thế
nào, chiến tranh đã rượt đuổi họ, bất hạnh và mất mát đổ lên đầu các số phận ra
sao... là người đọc nhận ra Margaret Mitchell đã vẽ đúng khuôn mặt của cuộc
chiến đã qua. Đây chính là câu trả lời cho những tiêu chí để có thể đánh giá quan
điểm của Margaret Mitchell đối với lịch sử và chiến tranh hay nói chính xác hơn
là đối với cuộc chiến li khai Nam - Bắc. Nói như vậy cũng có nghĩa rằng khi
xem xét quan điểm của tác giả chúng ta không thể chỉ căn cứ vào những sự kiện
thuần tuy được miêu tả, mà phải chú ý đến mức độ khai thác bản chất của các sự
kiện ấy trong mối quan hệ biện chứng với nhau cùng với trình độ tư duy lịch sử
của nhà văn.
Không chỉ cuộc chiến tranh Nam - Bắc Mĩ dưới ngòi bút của Margaret
Mitchell hiện lên một cách sinh động với tất cả khốc liệt, mất mát, mà quá trình
tái thiết đất nước cũng được phản ánh tinh tế. Sự đổ vỡ, chia rẽ sâu sắc trong
lòng nước Mĩ sau cuộc chiến thông qua số phận các nhân vật xuất thân từ giai
cấp điền chủ quý tộc cũng chính là một cách lí giải khéo léo về quan điểm chính


19

trị trong mối quan hệ cá nhân và xã hội. Ở đây chính là Margaret Mitchell đã
bộc lộ những nhìn nhận sai lệch về quá trình vận động của lịch sử mà trong phần
những hạn chế về quan điểm chúng tơi sẽ trình bày rõ hơn.
1.3.2. Quan điểm sáng tác
Các nhà văn khi viết về chiến tranh thực chất là đưa ra một cách lí giải
bằng nghệ thuật mối quan hệ giữa con người và chiến tranh. Qua các thủ pháp
nghệ thuật của tác giả, ta không chỉ hiểu được bản thân đối tượng mà còn nhận
ra quan điểm sáng tác của nhà văn, lí tưởng thẩm Mĩ của họ, mà tác phẩm là một

kênh thông tin đầy đủ nhất. Với Margaret Mitchell, viết về nội chiến, về cái giá
để đi đến thống nhất đất nước trong đó khơng ít những vật vã về tư tưởng, khơng
ít những nuối tiếc, khơng ít những đớn đau để tìm kiếm sự thật và chấp nhận sự
thật thì thực chất quan điểm sáng tác của bà cũng dựa trên chủ nghĩa hiện thực
sâu sắc mà ra.
1.3.3. Những hạn chế trong quan điểm lịch sử và quan điểm sáng tác của
Margaret Mitchell
Hạn chế lớn nhất của Magaret Mitchell trong "Cuốn theo chiều gió" chính
là ở chỗ tuy nhận thức được bản chất thực sự của cuộc chiến, phản ánh nó bằng
một bút pháp hiện thực sâu sắc song Margaret Mitchell vẫn để tình cảm chủ
quan của mình chi phối tác phẩm. Bà đã bộc lộ nhiều hạn chế cơ bản trong các
quan điểm về lịch sử, chính trị. Trong tác phẩm bà khơng vận dụng học thuyết
đấu tranh giai cấp như chìa khóa tư tưởng - lí luận để đánh giá, giải đáp, phản
ánh sức mạnh lớn lao của quần chúng nhân dân trong cuộc chiến Nam - Bắc Mĩ.
Chính họ mới là động lực, là nhân tố, là lực lượng chủ yếu trong chiến tranh.
Tập trung vào miêu tả vai trò của giới quý tộc miền Nam trong nội chiến, một
mặt nhà văn chỉ ra được những kẻ thuộc tầng lớp thống trị đại diện cho phương
thức sản xuất phong kiến, bằng vào sự phản động, sự ngạo mạn, sự bảo thủ
không bắt kịp bước tiến của lịch sử, là những nguyên nhân sâu xa gây ra cuộc
chiến Nam - Bắc này, nhưng đồng thời cũng bằng vào việc ca ngợi lòng dũng


20

cảm, tinh thần ái quốc, lòng tự trọng, sự kiên trì của giai cấp trên, nhà văn lại
khẳng định họ mới là vai trị chính trong tấn bi kịch lịch sử : cuộc nội chiến, đó
là mâu thuẫn của tác giả.
Trên hết là vấn đề bãi nô, nguyên nhân trực tiếp của cuộc nội chiến.
Margaret Mitchell đã thể hiện một cái nhìn thiếu khách quan về người nơ lệ.
Dưới ngịi bút của bà trong "Cuốn theo chiều gió", tuy những người da đen tiêu

biểu như Mammy, Pork, Dilcey, Prissy, Big Sam... được bà ưu ái ngợi ca lòng
trung thành, sự tận tụy... song họ vẫn chỉ là những nô lệ, những công cụ sản xuất
sống để phục vụ những chủ nhân da trắng. Magaret Mitchell đã khơng nhìn nhận
họ như những con người thực thụ với đời sống, tâm hồn, tình cảm, trí tuệ riêng.
Họ khơng thể sống một cuộc sống tự lập nếu thiếu sự chăn dắt của những chủ
nhân da trắng, họ là những kẻ đầu óc thơ sơ, chỉ thích rình nghe chuyện của chủ
nhân, khơng biết phản kháng. Họ mãi mãi là một phần tài sản mà miền Nam
khăng khăng giữ lấy không muốn buông. Họ cũng trung thành với miền Nam
nghĩa là trung thành với ngọn roi đã đánh họ - y như chủ nhân.
"Tui chả đời nào để cái hạng dác dưởi ban phát tự ro cho vui. Bác Pitơ
cơng phẫn nói. Tui vẫn thuộc về Miss Pitty và khi nào tôi chết cô í xê đặt tui vào
nghĩa chang da đình Hamơltơn là đúng chỗ của tui." [47, tr 231], một gia nô da
đen trung thành đã nói như vậy, cam chịu số phận nô lệ như một bổn phận và tệ
hơn là một niềm vinh dự cao quý. Họ, qua ngòi bút của Margaret Mitchell đã
chối bỏ quyền làm chủ bản thân mình, cái quyền cơ bản thiêng liêng nhất của
con người. Đây là quan điểm chủ quan, thậm chí có thể coi là phản động của
Magaret Mitchell, nó đi ngược lại chân lí có áp bức là có đấu tranh, chân lí tạo
nên những cuộc đấu tranh giai cấp vốn là một động lực thúc đẩy sự phát triển
của lịch sử.
Qua ngịi bút của Magaret Mitchell, ta có thể hình dung những chủ đồn
điền miền Nam là những kẻ đối xử tốt với nơ lệ da đen. Khơng có sự ngược đãi,
khơng có sự bóc lột. Chỉ có những chủ nhân tận tụy, hết lòng thương yêu chăm


21

sóc, bảo bọc nơ lệ qn cả thân mình như ông bà 0'Hara luôn thương yêu nô lệ
như con đẻ, không bao giờ đánh đập hành hạ nô lệ.
Thực sự thì sao? Ta có thể thấy trong tác phẩm "Túp lều chú Tom" Beecher
Stowe với dụng ý khắc họa hình tượng những con những người quý phái tốt

bụng miền Nam, kính trọng và ca ngợi họ. Những người chủ miền Nam là
những người ân cần, tử tế, nhưng nhân vật Tom trớ trêu thay cũng khơng thể
thốt khỏi thực tế của thân phận một nơ lệ đó là bị bán đi, bị một tên chủ da
trắng người miền Bắc đói xử tàn tệ, bị đánh cho đến chết. Chính những người da
trắng thống trị đã xuyên tạc nhân vật chú Tom - một người trung thành trở nên
một điển hình "người da đen tốt" biết chịu đựng, phục vụ chủ và đẩy lên thành
một quan điểm "Uncle Tomism" có nghĩa là sự phục tùng vô điều kiện của
người da đen đối với người da trắng. Chế độ nô lệ được vẽ lên với tất cả sự tàn
ác khơng phải vì những lí do chính trị hay triết học mà chủ yếu bởi nó đã phân li
gia đình, hủy hoại tình yêu tự nhiên của con người và bản chất không hề mang
tinh thần Thiên Chúa giáo.
Vì vậy, chúng ta có thể thấy với vấn đề bãi nô, Magaret Mitchell đã có cái
nhìn đầy định kiến
Đánh nơ lệ cũ giờ đây trở thành các đấng sáng thế ... được sự giúp đỡ của
bọn đại bợm vô lương tâm nắm quyền điều khiển, phịng Phóng thích và thúc
đẩy bởi một nỗi căm thù mãnh liệt lây từ người miền Bắc, gần như đến mức
cuồng tín tơn giáo, đám tá điền đột nhiên thấy mình được đưa lên địa vị của
những kẻ có uy quyền. Thế là chúng ứng xử như đương nhiên ta có thể chờ đợi ở
những sinh vật kém thơng minh. Như những con khỉ hoặc những đứa trẻ được
thả lỏng giữa những báu vật mà chúng không hiểu được giá trị, chúng giở các
trị rồ dại hoặc để tìm sự thích thú tai ác trong phá hoại, hoặc đơn giản vì ngu
dốt... [47, tr.202-203].
Đây chính là quan điểm cực kì hạn chế có thể nói đi đến phản động của tác
giả về vấn đề bãi nô.


×