Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Truyện đường rừng của lý văn sâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.22 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HUỆ

TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG CỦA LÝ VĂN SÂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2005



KỊN TRƠ dấn bước đường chinh chiến
Nửa gánh giang hồ, nửa ái ân
NGÀN SAU SƠNG DỊCH cịn tê lạnh
Tráng sĩ có về với BẾN XUÂN?
(Xuân Sách)


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................... 4
DẪN NHẬP .................................................................................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài: ...........................................................................................................6
2. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu ........................................................................7
3. Lịch sử vấn đề: ...............................................................................................................8
4. Những đóng góp của luận văn: ...................................................................................16
5. Phương pháp nghiên cứu: ...........................................................................................16
6. Kết cấu của luận văn: ..................................................................................................17

CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ MẢNG TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG TRONG SỰ NGHIỆP


SÁNG TÁC CỦA LÝ VĂN SÂM ............................................................................. 19
1.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lý Văn Sâm ............................19
1.1.1 Cuộc đời Lý Văn Sâm: .........................................................................................19
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Lý Văn Sâm ...................................................................21
1.2. Vị trí của mảng truvện đường rừng trong sự nghiệp sáng tác của Lý Văn Sâm 25
1.2.1. Về khái niệm “truyện đường rừng” .....................................................................25
1.2.2. Khái quát về mảng truyện đường rừng của Lý Văn Sâm ....................................28

CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN ĐƯỜNG
RỪNG CỦA LÝ VĂN SÂM ..................................................................................... 32
2.1. Đơi nét về hình tương con người và thiên nhiên trong các truyện đường rừng
giai đoan 1930-1945..........................................................................................................32
2.2. Hình tượng con người trong truyện đường rừng của Lý Văn Sâm .....................34
2.2.1. Hình tượng người anh hùng nghĩa hiệp ...............................................................34
2.2.2. Hình tượng con người trong tình nghĩa ...............................................................42
2.2.3. Hình tượng những con người, khi phạm lỗi lầm, ở họ có sư dằn vặt, thức tỉnh
lương tâm .......................................................................................................................51
2.3. Hình tượng thiên nhiên trong truvện đường rừng của Lý Văn Sâm ...................57
2.3.1. Thiên nhiên trong truyện đường rừng của Lý Văn Sâm chân thực và đa dạng ...59
2.3.2. Mối quan hê giữa thiên nhiên và tâm hồn con người trong truvện Lý Văn Sâm 64

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG
CỦA LÝ VĂN SÂM................................................................................................... 71
3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện, kết cấu và tình huống truyện ...........................71
3.1.1. Cốt truvên ............................................................................................................71
3.1.2. Kết cấu .................................................................................................................74
3.1.3. Tình huống truyện ...............................................................................................76
4



3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................................77
3.2.1. Cách miêu tả vẻ ngoài của nhân vật ....................................................................78
3.2.2. Cách xây dựng hành trang của nhân vật ..............................................................79
3.2.3. Cách xây dựng tính cách nhân vật .......................................................................80
3.2.4.Cách xây dưng kết cuộc số phận của nhân vật .....................................................82
3.3. Nghệ thuật sử dụng yếu tố truyền kỳ một cách sáng tạo ......................................86
3.4. Sự tham gia của yếu tố tự truyện ............................................................................93
3.5. Nghê thuật sử dụng ngôn ngữ ..................................................................................95

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ................................................ 104
PHẦN PHỤ LỤC ......................................................................................................111

5


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài:
Nói đến văn học u nước cơng khai ở Sài Gịn trong thời kỳ chín năm kháng Pháp
khơng thể khơng nhắc đến nhà văn Lý Văn Sâm. Cùng với Vũ Anh Khanh, ông được đánh
giá “là một trong hai nhà văn xuất sắc nhất ở miền Nam” (40,278) giai đoạn này. Tác giả
Kịn Trơ, Sương gió biên thùy, Ngồi mưa lạnh... đã gieo vào lòng độc giả đương thời
nhiều ấn tượng tốt đẹp, khơi dậy những khát vọng và hướng họ đến với con đường tranh
đấu, con đường cách mạng.
Sinh ra nơi vùng rừng núi Tân Uyên, lớn lên giữa thiên nhiên bạt ngàn, hoang dã và
phóng khống, tâm hồn được ni dưỡng bởi "hào khí Đồng Nai", thế nên cuộc đời và tác
phẩm của Lý Văn Sâm thấm đẫm tinh thần "tráng sĩ miền Đông". Cuộc đời ông là bài ca
dấn thân cho cách mạng với tinh thần "ra đi khống hẹn ngày về". Tác phẩm của ông ngợi ca
những con người sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn. Trong hồn cảnh "tranh tối tranh sáng" lúc
bấy giờ, Lý Văn Sâm đã sớm có ý thức dân tộc, ngay từ những tác phẩm đầu tay của ông đã

tiềm ẩn một tinh thần tranh đấu. Quá trình sáng tác văn học cũng là quá trình ơng đến với
cách mạng. Sáng tác trong sự kiểm soát gắt gao của kẻ thù, ba lần bị giặc bắt vào tù, có lúc
đối mặt với cái chết, tưởng như sẽ khơng cịn bao giờ gặp lại người thân, bạn bè, người
"tráng sĩ miền Đông" ấy vẫn không hề chùn nhụt chí khí. Sáng tác của ơng hừng hực tinh
thần tranh đấu, giáng cho kẻ thù những đòn đau, khiến cho Sơn Nam, một trong những bạn
văn chương cùng thời phải kính phục khen ngợi "Thằng cha Sâm gan thật" (43,351).
Là một nhà văn có nhiều đóng góp và có vị trí đặc biệt trong văn xi Nam Bộ hiện
đại, thế nhưng, lâu nay Lý Văn Sâm đã chịu nhiều “thiệt thòi”. Trên báo Văn nghệ Đồng
Nai, số 16-4-1991, nhà văn Hoàng Văn Bổn viết "Đã từng sống và làm việc văn chương ở
thủ đô Hà Nội gần ba chục năm, kháng chiến có, hịa bình có, tơi nhận thấy phong trào văn
nghệ miền Nam, văn nghệ sĩ miền Nam ít được hiểu cặn kẽ đến nơi đến chốn. Anh Lý Văn
Sâm là một trường hợp rất đáng tiếc trong hiện tượng thiệt thòi ấy. Trong từ điển văn học,
người ta đã cố tình quên anh. Trong sách giáo khoa nhà trường nhiều lần bổ sung, người ta
đã cố tình quên anh. Trong các tuyển tập ở Nhà xuất bản Văn học, ở Nhà xuất bản Tác
phẩm mới... người ta cố tình quên anh, và chẳng biết bao giờ người ta mới chịu sửa chữa."
(40,379). Năm 1999, Lý Văn Sâm đã có tên trong "Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX", một
6


cơng trình do Ngơ Văn Phú, Phong Vũ và Nguyễn Phan Hách biên soạn. Năm 2004, Từ
điển văn học (bộ mới ) đã có mục từ Lý Văn Sâm do nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá viết, giới
thiệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn tương đối tồn diện. Đặc biệt, trong đó
có lời đánh giá: "Là một nhà văn miền Nam tiêu biểu của nửa cuối thế kỷ XX, Lý Văn Sâm
đã có đóng góp xứng đáng cho nền vặn học dân tộc "(35,929). Đó là sự trở lại xứng đáng
của nhà văn Lý Văn Sâm trong đời sống văn học Việt Nam.
Khơng chỉ có thế, lâu nay, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, những bài nghiên
cứu về sáng tác của ông cịn rất ít. Ngay cả mảng truyện đường rừng, một mảng sáng tác có
nhiều thành tựu của ơng cũng chưa được nghiên cứu sâu. Vì lẽ đó, độc giả ngày nay rất ít
biết đến tên tuổi Lý Văn Sâm. Người đọc ơng đã ít, người hiểu và tri âm những tác phẩm
của ơng càng ít hơn. Đó là thiệt thịi lớn về cả hai phía: nhà văn và bạn đọc.

Những lý do trên đã thơi thúc tơi tìm hiểu những sáng tác của Lý Văn Sâm, đặc biệt là
mảng truyện đường rừng của ơng, nhằm mục đích bước đầu nêu được các đóng góp cua Lý
Văn Sâm trong mảng truyện đường rừng nói riêng, trong văn học Việt Nam nói chung, góp
phần khẳng định vị trí của nhà văn trong tiến trình văn xi Việt Nam hiện đại.
Là một người đã chọn mảnh đất Biên Hòa, Đồng Nai là quê hương thứ hai của mình,
tơi u mến và tự hào về nhà văn Lý Văn Sâm. Mong rằng luận văn này sẽ góp một tiếng
nói nhỏ bé vào việc trả về cho nhà văn vị trí xứng đáng với ơng, sẽ là một nhịp cầu nhỏ đưa
nhà văn và bạn đọc đến với nhau.

2. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu
2.1. Giới hạn của đề tài
Sáng tác của Lý Văn Sâm rất phong phú, ông viết về nhiều đề tài ở nhiều thể loại như
truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kịch, thơ... Do thời gian có hạn, luận văn chỉ đi sâu vào
tìm hiểu mảng truyện đường rừng, mảng đã làm nên tên tuổi nhà văn.
2.2. Về tư liêu
Lý Văn Sâm sáng tác chủ yếu trong giai đoạn từ năm 1941 đến 1954. Tác phẩm của
ông được đăng rải rác trên các báo như Tiểu thuyết thứ Bảy (của Vũ Đình Long), Việt Bút
(của Trường Hận), Văn Hóa (của Dương Tử Giang), Lẽ sống (của Ngô Công Minh)... hoặc
in thành sách như các tập truyện ngắn Kịn Trơ (Nxb. Tân Việt, 1949), Sương gió biên

7


thùy (Nxb. Tân Việt, 1949), Ngoài mưa lạnh (Nxb. Sống chung, 1949)... truyện dài Mười
lăm năm hận sử (Nxb. Nam Việt, 1947), Sóng vỗ bờ xa (Nxb. Nam Việt, 1949),
Nga và Thuần (Nxb. Nam Việt, 1950)... Sau 1975, một số tập truyện này được tái
bản. Một thuận lợi lớn cho chúng tôi là năm 2002, Nhà xuất bản Đồng Nai đã in Lý Văn
Sâm toàn tập (gồm 3 tập, dày 1613 trang in, tập hợp toàn bộ sáng tác của Lý Văn Sâm đã
tìm được cho đến thời điểm đó). Do đó, về mặt tư liệu, chúng tơi chủ yếu dựa vào bộ sách
này.


3. Lịch sử vấn đề:
Nếu tính từ bài tựa tác phẩm Mười lăm năm hận sử ( Nxb Nam Việt, Sài Gịn, 1947 )
của Hồng Tấn cho đến nay thì việc tìm hiểu cuộc đời và văn chương của Lý Văn Sâm đã
gần 60 năm. Thế nhưng số bài viết về ơng thật ít ỏi. Ngồi các bài viết của Bùi Quang Huy,
Nguyễn Văn Sâm và Thế Phong, đa số các tác giả khác chủ yếu kể về những kỷ niệm với
nhà văn Lý Văn Sâm và những sáng tác của ông. Riêng về truyện đường rừng, một thể tài
lâu nay cịn ít được các nhà nghiên cứu tìm hiểu (một mặt vì nó xuất hiện ở Việt Nam chưa
lâu, mặt khác vì tư liệu cịn tản mát, rời rạc), có thể coi Bùi Quang Huy là người đầu tiên
tìm hiểu có hệ thống và khá cơng phu mảng truyện này của Lý Văn Sâm. Các nhà phê bình
khác chú trọng tới những tác phẩm viết về đô thị nhiều hơn là mảng truyện đường rừng. Tuy
nhiên, rải rác trong từng bài cũng có một số nhận định đáng lưu ý. Cụ thể đó là:
Trong bài tựa tác phẩm Mười lăm năm hận sử (Nxb Nam Việt, Sài Gịn, 1947),
Hồng Tấn đã chỉ ra một số nét riêng đặc sắc trong lối "tả cảnh núi rừng", "đề cập đến rừng"
của Lý Văn Sâm, để từ đó khẳng định: "Với lối văn riêng biệt, niềm kín bao la một ý niệm
tranh đấu - tranh đấu ngay trong thời kỳ lệ thuộc - đài văn học Việt Nam hẳn đã giành cho
ông một chỗ ngồi xứng đáng." (40,277)
Trong bài "Lý Văn Sâm” một trong những bài phê bình sớm nhất về tác phẩm Lý
Văn Sâm, đăng lần đầu trên Tạp chí Văn hóa Á châu (Sài Gịn), số 17/7 năm 1959; in lại
trong sách Lược sử văn nghệ Việt Nam (1900-1956), nhà phê bình Thế Phong đã bước đầu
có cái nhìn khá tồn diện về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lý Văn Sâm. Điều đáng ghi
nhận là ơng đi thẳng vào phân tích một số văn phẩm chính ( một số truyện ngắn tiêu biểu ở
hai tập truyện Kịn Trơ và Ngồi mưa lạnh, truyện dài Sau dãy Trường Sơn) để tìm kiếm
những nét đặc sắc, độc đáo cũng như chỉ ra những hạn chế trong tác phẩm của nhà văn họ
8


Lý, nhờ vậy bài viết có những nhận xét có sức thuyết phục. Chẳng hạn như Thế Phong cho
rằng sở dĩ truyện của Lý Văn Sâm đi vào lòng người đọc vì đó là "những truyện ngắn xã hội
và tâm tình vơ vàn đặc sắc" với lối văn linh hoạt, khi thì "trau chuốt, hào hoa phong nhã"

khi thì "trang nhã buồn nhè nhẹ'". Nhà phê bình khẳng định: "Hầu hết các tác phẩm của
ông (Lý Vãn Sâm) đều mang đề tài chống Pháp, Nhật bằng cách lôi cái xấu xa bỉ ổi của mặt
trái đô thị (bas-fonds) và gián tiếp đề cao giải phóng quân." (40,279); đồng thời khách quan
chỉ ra sở trường sở đoản của nhà văn: " Ở Lý Văn Sâm truyện dài không phân tách tâm lí
vững và truyền cảm như truyện ngắn, có lẽ rằng hơi truyện ngắn mới là sở trường của ông."
(40,298). Về mảng truyện đường rừng, Thế Phong cho rằng: "Sau Lan Khai, nhà văn thiên
về truyện đường rừng, Thế Lữ với Vàng và máu, bây giờ chúng ta thấy có Lý Văn Sâm đi
sâu vào việc khai thác tâm lỵ hình tượng sống người miền rừng Nam bộ." (40,280)... Có thể
xem đây là những nhận xét có tính chất gợi mở cho việc nghiên cứu tác giả Lý Văn Sâm về
sau.
Năm 1969, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Sâm viết bài "Lý Văn Sâm và con người cố
thoát ra khỏi sự vây hãm của thành thị u buồn", in trong quyển Văn học miền Nam ( Kỷ
Nguyên xb, Sài Gòn, 1969), chủ yếu tìm hiểu mặt tư tưởng yêu nước, tranh đấu trong những
sáng tác của Lý Văn Sâm. Tác giả đánh giá cao Lý Văn Sâm, xem ông là "nhà văn tiền
phong của phong trào văn nghệ tranh đấu " vì "với Lý Văn Sâm nền văn nghệ hỗ trợ cho
kháng chiến đã tiềm tàng trong tác phẩm của ông trước khi các vãn nghệ sĩ ở miền Nam
hướng ngòi bút của mình về đường hướng này..." (40,309). Một điểm đáng lưu ý là Nguyễn
Văn Sâm “là người ngồi cuộc”, "khơng ở trong phe kháng chiến" (76,383). Điều này giúp
chúng ta hiểu hơn nhận xét của Sơn Nam về Lý Văn Sâm: “Ngay cả những người khác lý
tưởng, cũng phải nhìn nhận anh là người có chí lớn, có tài”. Tuy nhiên, Nguyễn Văn Sâm
đã thiếu thỏa đáng khi cho rằng loại truyện "dã sử phiêu lưu đường rừng" "không quan
trọng chỉ đánh dấu được ảnh hưởng quê hương lên tác phẩm của Lý Văn Sâm thôi"
(40,301). Mặt khác, tác giả còn chỉ ra giọng văn riêng của Lý Văn Sâm: "Giọng văn tác giả
luôn bi đát, eo sèo, âm điệu nhẹ nhàng thanh thoát, như muốn trút lên người đọc tâm tư u
uất của mình (...)Tơỉ cho rằng Lý Văn Sâm thành cơng nhờ biết chọn hình thức diễn đạt và
nhờ nội dung ray rứt, u buồn, nghẹn ngào, thê lương của những tác phẩm." (40, 333-334)
"Nhìn chung giọng văn họ Lý nhẹ nhàng, bay bướm, trôi chảy, gợi cảm và đi thẳng vào tâm
tư người đọc nên ông thành công trong sự diễn đạt và là tác giả được yêu chuộng lúc ấy
(1949-1950) sau Vũ Anh Khanh..." (40,301)
9



Bẵng đi một thời gian khá dài, do hoàn cảnh đặc biệt của đất nước, việc tìm hiểu Lý
Văn Sâm bị gián đoạn, hầu như khơng có những bài viết, bài phê bình về cuộc đời và sáng
tác của ơng. Đến những năm 1985,1986, trong khơng khí đổi mới của đất nước, của văn
học, rải rác trên các sách báo xuất hiện một số bài của các nhà văn kể chuyện những năm
sống trong vịng kiềm tỏa của chính quyền tay sai và thực dân đế quốc, họ đã may mắn gặp
được những cuốn sách của Lý Văn Sâm và những tác phẩm ấy đã tác động mạnh mẽ đến
tâm hồn, tình cảm của họ, khuyến khích họ dấn thân vào sự nghiệp cứu nước. Một số bài
viết tiêu biểu có thể kể là "Những cuốn sách tơi đã đọc hồi còn bé" (in trong tập Hồi nhỏ
các nhà văn học văn, Sở Giáo Dục Nghĩa Bình xb, 1986) của Hoàng Phủ Ngọc Tường,
"Nhà văn Lý Văn Sâm" (báo Văn nghệ Đồng Nai, tháng 6-1986) của Hồi Anh, "Số phận
kì lạ của Ngoài mưa lạnh, tác phẩm của nhà văn Lý Văn Sâm " (báo Văn nghệ Đổng
Nai, số 67-Tháng 3-1986) của Minh Vũ ... Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc bạch: “Những cuốn
sách đố phù hợp với trình độ tiếp thu của tơi ở từng lứa tuổi, đã nói với tơi một cách dịu
dàng về lịng nhân hậu biết u thương con người, tình yêu lẽ phải, dần dần đi đến tình cảm
u q và kính trọng đối với Tổ quốc và nhân dân của mình”(40, 337). Minh Vũ kể: "Bạn
bè chúng tơi ngày ấy ra đi hịa vào đội ngũ kháng chiến để góp phần hồn thành khát vọng
Độc lập, Tự do của dân tộc (...) có mang theo một phần ước mơ của các nhân vật trong
truyện của Lý Văn Sâm" (40,344-345)... Có lẽ đây là phần thưởng giá trị nhất đối với nhà
văn họ Lý. Có thể nói ơng và những "đứa con tinh thần" của mình đã hoàn thành sứ mệnh
cao cả của văn chương, của cuộc đời. Điều này lưu ý người nghiên cứu Lý Văn Sâm về việc
đánh giá và xác định vị trí của nhà văn sao cho đúng đắn.
Năm 1987, hướng tới kỉ niệm 300 năm Sài Gịn, Trần Bạch Đằng có bài "Để tiến tới
có được một nền văn học ngang tầm thành phố trung tâm" trên báo Văn nghệ thành phố
Hồ Chí Minh (số ra ngày 20-11-1987). Trong đó ơng nhận xét: Lý Văn Sâm, Trần Hữu
Trang, Trang Thế Hy, Viễn Phương, Sơn Nam...là những cây bút đã làm nên“chiều dầy”
của nền văn học thành phố.
Cũng trong năm này, nhân dịp nhà văn Lý Văn Sâm tròn 65 tuổi, báo Văn nghệ Đồng
Nai tổ chức một cuộc tọa đàm thân mật giữa nhà văn và một số người viết trẻ trong tỉnh.

Hoài Kha đã lược ghi nội dung buổi tọa đàm trong bài “Trao đổi với nhà văn Lý Văn
Sâm” đăng trên báo Văn nghệ Đồng Nai, số 82/7-1987. Với lịng kính u và mong muốn
học hỏi nghề, kinh nghiệm viết văn, những người viết trẻ đã đặt ra những câu hỏi và trao đổi
với nhà văn Lý Văn Sâm xoay xung quanh những vấn đề sau: kỷ niệm lý thú nhất trong đời
10


viết văn; lý do viết văn; những nguồn ảnh hưởng đến việc hình thành cây bút Lý Văn Sâm;
cuộc đời và quá trình sáng tác; một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong các sáng
tác của Lý Văn Sâm...
Năm 1988, trong Lời giới thiệu tập Ngàn sau sông Dịch (Nxb. Trẻ và Hội Văn học
nghệ thuật Đồng Nai xb.), Thạch Phương đã phân tích khá sắc sảo "chủ nghĩa yêu nước"
trong một số sáng tác của tác giả Ngàn sau sơng Dịch, từ đó khẳng định: "Trong điều kiện
"vừa viết lại vừa lách", Lý Văn Sâm đã khơn khéo biểu dương tính chất chính nghĩa của
cuộc kháng chiến của dân tộc, vạch trần tội ác và sự phỉ nghĩa của kẻ địch. Dù miêu tả trực
tiếp, hay sử dụng biểu tượng hai mặt, hoặc mượn câu chuyện lịch sử hay điển tích xa xưa để
nói chuyện bây giờ, Lý Văn Sâm luôn luôn biết bám chắc mảnh đất của chủ nghĩa yêu nước
để lí giải, ngợi ca hoặc phê phán." (40, 350). Đáng kể nhất là Thạch Phương đã lưu ý người
đọc về hồn cảnh khó khăn của người cầm bút ở vùng tạm chiếm, từ đó đề xuất cách tiếp
nhận tác phẩm của Lý Văn Sâm: "Có đặt những trang viết giàu nhiệt tình về làng xóm, quê
hương, về cuộc kháng chiến của dân tộc, cùng những trăn trở của Lý Văn Sâm vào hoàn
cảnh Sài Gòn tạm bị chiếm - nơi mà những trò bán nước đang được sơn phết lòe loẹt bằng
những từ ngữ "quốc gia", "tự trị", nơi mà bộ máy chém chiến tranh tâm lý cùng đám bồi bút
đang vẩy bùn nhơ vào chính nghĩa của cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân
ta, thì ta mới thấy hết giá trị và ý nghĩa của nó." (40,355).
Cũng trong năm 1988, trong “Bài viết nhân đọc tập Ngàn sau sông Dịch của Lý Văn
Sâm” Sơn Nam, nhà văn Nam bộ nổi tiếng, sống và sáng tác cùng thời với Lý Văn Sâm, đã
kể về cuộc sống nghẹt thở, cực khổ về vật chất, bị khủng bố về tinh thần của người dân nơi
vùng tạm chiếm nói chung và những người viết văn nói riêng, để từ đó khẳng định tài năng
và sự dũng cảm của nhà văn Lý Văn Sâm. Sơn Nam đã dành cho Lý Văn Sâm những lời

thật trân trọng và một vị trí thật cao trong nền văn học nước nhà: "Nếu khơng có Lý Văn
Sâm, văn học ta chịu một thiệt thịi lớn, khơng gì bù đắp nổi." (40, 363)
Năm 1989, giới thiệu tác phẩm Mười lăm năm hận sử (Nxb.Trẻ), Nguyễn Văn Y
đánh giá Lý Văn Sâm là "Nhà văn từng một thời được tuổi trẻ hết sức ngưỡng mộ " và "về
truyện ngắn, về loại truyện viết cho tuổi trẻ, Lý Văn Sâm quả là cây bút cổ giá trị vào bậc
nhất lúc bấy giờ." (40,367).
Cũng như các nhà phê bình khác, Nguyễn Văn Y tiếp tục khẳng định tác phẩm của Lý
Văn Sâm chứa chan "tình u q hương đất nước, nỗi xót xa ngậm ngùi cho thân phận con
11


người trong nghịch cảnh" (40,368). Đáng lưu ý là tác giả đã chỉ ra: "Dù Lý Văn Sâm có
dùng văn chương để kí thác "nỗi lịng" hay để "tranh đấu" cho một lí tưởng, khơng bao giờ
ơng viết theo lối tuyên truyền, hô hào mọi người phải thế này, thế kia, ơng khơng dùng lối
văn thuần lí trí để dạy đời, để phân trần những điều bất như ý trong cuộc sống. Dù ở những
điều mang nội dung "tranh đấu", văn của ơng cũng ít nhiều nhuốm màu lãng mạn, khơi dậy
tình cảm con người..." (40,368). Riêng về mảng truyện đường rừng, Nguyễn Văn Y viết:
"Nhờ sinh trưởng và sống lâu năm ở miệt rừng, cổ dịp thường xuyên tiếp xúc với đồng bào
thiểu số (...) Đọc những "truyện đường rừng", "truyện phiêu lưu" của Lý Văn Sâm ta thấy
cảnh thiên nhiên hoang dã hiền hòa của núi rừng hiển hiện với những con người miền núi
thật chất phác, cần cù mà không kém can trường, dũng cảm." (40,368)
Mùa xuân năm 1991, trên báo Văn nghệ Vũng Tàu - Côn Đảo, số ngày 23 - 4-1991,
Xuân Sách, một người rất hiểu Lý Văn Sâm, viết bài “Nhà văn Lý Văn Sâm” Bài viết có
những nhận xét xác đáng về tác phẩm của Lý Văn Sâm. Chẳng hạn như nhận xét về mảng
truyện đường rừng sau đây: "Lý Văn Sâm viết những truyện đường rừng gửi gắm những gì
anh quan sát và ấp ủ, những nhân vật mang dáng dấp anh hàng thảo khấu nhưng hành
động lại mang tính cách của người Nam bộ trọng nghĩa khí, phảng phất tính huyền thoại
dân dã nhưng cũng đậm nét hiện thực đời sống." (40,381)
Năm 1992, Tuyển tập Lý Văn Sâm (Nxb. Đồng Nai) ra mắt bạn đọc. Trong lời giới
thiệu, Bùi Quang Huy đã có cái nhìn khái qt về cuộc đời, con người, sự gắn bó sâu sắc

của nhà văn với quê hương và "hành trình văn chương" của Lý Văn Sâm. Tác giả cho rằng
“Quá trình sáng tác của Lý Văn Sâm cũng là hành trình của một trí thức tìm đến và hoạt
động cách mạng”. (40,373), đánh giá cao mảng viết về người trí thức: "Lý Văn Sâm trở
thành một trong những cây bút hiếm hoi khắc họa nhiều gương mặt trí thức một cách chân
thực và sinh động. Ơng vạch rõ cuộc sống quẩn quanh, vô vọng, vô vị của họ trong lịng chế
độ cũ mà vẫn nhìn thấy đấy là những người đêm đêm "thèm một ngọn đèn" rồi kích thích họ
"thốt ly" để "trở về" với "q nhau rún". Cũng do hồn cảnh đặc biệt, nhiều trói buộc của
cuộc đời người trí thức vàng tạm chiếm, trong vãn chương Lý Văn Sâm được khúc xạ thành
chuyện "vợ bìu con ríu" cầm chân khách nam nhi”. (40,375)
Báo Lao động Đồng Nai, số 192 & 193, ra ngày 1-5 & 8-5-1998, đăng bài "Những
suy nghĩ vụn về một nhà vấn tiền chiến " của Lữ Quốc Văn. Điểm lại những tác phẩm của
Lý Văn Sâm in trên Tiểu thuyết thứ Bảy , tác giả khẳng định Lý Văn Sâm "nhà văn miền
Nam cộng tác lâu dài với Tiểu thuyết thứ Bảy của Vũ Đình Long" (40,396), nói như nhà văn
12


Sơn Nam thì lúc bấy giờ "Đăng bài ở Hà Nội, tức là kiểu tấn phong một nhà văn có tầm cỡ"
(40,361). Khảo sát tập truyện Kịn Trơ, Lữ Quốc Văn nhận xét: “Toàn tập gồm 9 truyện
ngắn xoay quanh bối cảnh: Rừng núi miền Đơng Nam bộ. Ngồi đỉnh cao-mây mù-thác
nước...cịn cá sấu hung dữ; voi rừng phá làng...có cung-nỏ và cả súng đạn...Những huyền
thoại của rừng thẳm trải dài trong thời gian”. (40,398). Điều đáng ghi nhận là tác giả đã có
một số phát hiện khá thú vị, chẳng hạn như "những thiên lệch rạch ròi" của nhà văn họ Lý
khi xây dựng nhân vật theo kiểu "tuyến nhân vật chính, với hình tượng đẹp, chỉ được vun
qn cho nam giới" (40,402), "những nhân vật nữ của Lý Văn Sâm phải chịu đựng những
thiệt thòi" (40,403). Tuy nhiên, đơi chỗ một số phân tích về các nhân vật nữ trong Kịn Trơ
của Lữ Quốc Văn chưa xác đáng, thiếu sức thuyết phục.
Năm 1998, Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh , một cơng trình lớn có giá tri do
Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng chủ biên (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh năm
1988), ra mắt bạn đọc. Ở chương "Văn học yêu nước cơng khai ở Sài Gịn trong ba mươi
nấm cách mạng và kháng chiến" do các tác giả Tầm Vu, Nguyên Thanh, Viễn Phương, Hồ

Sĩ Hiệp, Trần Hữu Tá biên soạn, tên tuổi Lý Văn Sâm được nhắc đến nhiều lần ở các trang
388, 432, 463; nhiều tác phẩm của ông được kể tên... Điều đó cho thấy các tác giả trân trọng
những đóng góp của cây bút yêu nước Lý Văn Sâm thời kỳ này, đặc biệt là giai đoạn chín
năm kháng chiến chống Pháp 1945-1954.
Năm 1999, nhà văn Lý Lan viết bài "Nhà văn Lý Văn Sâm úm được đứa con lưu lạc
năm mươi năm" đăng trên báo Sài Gịn giải phóng thứ bảy. Trong bài viết, Lý Lan kể
những cảm xúc, suy nghĩ của mình về nhà văn Lý Văn Sâm và tác phẩm Sương gió biên
thùy của ông. Với cách nhìn hiện đại của một người viết văn trẻ, Lý Lan đã tìm thấy trong
Sương gió biên thùy "đầy dẫy những chì tiết độc đáo thú vị" và những "câu chuyên được
kết cấu hiện đại" (40,421), từ đó rút ra kết luận: "Đối với bạn đọc trẻ bây giờ, có lẽ những
truyện ngắn của nhà văn Lý Văn Sâm vừa cổ điển vừa tân kỳ: Mới, vì những điều lạ lùng,
thú vị mà tác giả kể một cách hồn nhiên và cổ vì phảng phất khơng khí của thời hồng hoang
dã sử. Những câu chuyện ấy làm người ta quên ngay cụ già 80, mà chỉ thấy một thanh niên
đầy hào khí Đồng Nai với những trang viết "tình rất chân, thần rất phóng khống".(40,422)
Cũng trong năm 1999, Nguyễn Đức Thọ có bài “Chuyện người thổi sáo ở Bến Xuân”
đăng trên Báo Văn nghệ số 14, sau này được các tác giả biên soạn cơng trình Nhà văn Việt
Nam thế kỷ XX chọn in lại trong phần nói về tác giả Lý Văn Sâm. Bài viết đánh giá cao
nghệ thuật viết truyện của Lý Văn Sâm, cụ thể là cách phản ánh hiện thực: "Hiện thực trong
13


tác phẩm được phản ánh bằng chiều sâu tâm tưởng. Lý tưởng cách mạng, lý tưởng đấu
tranh vì độc lập tự do của dân tộc được ơng kín đáo trình bày một cách thi vị để người đọc
tự ngẫm, tự giác ngộ và tự nguyện đi theo tiếng gọi của đại nghĩa dân tộc." (84,546); "giọng
văn riêng với cách biểu đạt tinh tế bằng thứ ngôn ngữ trau chuốt" (84, 548); cách đặt vấn đề
trong tác phẩm "khéo léo, kín đáo mà ý vị"... Điểm đáng ghi nhận ở bài viết này, cũng như
bài viết của Lý Lan là không chỉ nói đến mặt nội dung tư tưởng mà cịn chú ý đến mặt nghệ
thuật trong những sáng tác của Lý Văn Sâm.
Năm 2002, nhiều tin vui đến với bạn đọc u thích Lý Văn Sâm. Sau một q trình
sưu tập công phu, nhà nghiên cứu Bùi Quang Huy đã hồn thành cơng trình Lý Văn Sâm

tồn tập, gồm 3 tập, tổng cộng 1613 trang in. Ngoài ra, Bùi Quang Huy còn tập hợp những
bài viết tiêu biểu về Lý Văn Sâm in thành tập Trang sách hồng mở giữa đời hoa. Điều
đáng trân trọng là anh đã dành nhiều tâm huyết tìm hiểu về cuộc đời và văn chương Lý Văn
Sâm. Từ nhiều nguồn tư liệu đáng tin cậy về Lý Văn Sâm, Bùi Quang Huy đã dựng lên một
cách chân thực và sống động "chân dung một nhà văn" với mong muốn là "qua những
trang viết này, bạn đọc có dịp hình dung về một con người tài hoa đã sống hết mình trong
cuộc đời đầy "sương gió"(40,9). Đặc biệt, trong phần "thếgiới nghệ thuật", trên cơ sở tìm
hiểu, phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của Lý Văn Sâm (từ mảng truyện đường rừng đến
truyện xã hội tranh đấu ở đủ các thể loại truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kịch...) ở cả
hai mặt nội dung và nghệ thuật, Bùi Quang Huy đã đưa ra một số ý kiến thuyết phục. Chẳng
hạn như nhận xét về giọng văn của Lý Văn Sâm sau đây: "Giọng văn của Lý Văn Sâm bao
giờ cũng là lời tâm tình, thiết tha, nồng nàn về quê hương, đất nước, về lẽ sống cịn của dân
tộc." (40,374), có thấy được sự gắn bó thiết tha của nhà văn với "quê nhau rún" mới cảm
nhận được điều này. Riêng về mảng truyện đường rừng, trong bài viết "Thâm u và cao cả”,
Bùi Quang Huy đã đối chiếu truyện đường rừng của Lý Văn Sâm với các sáng tác đường
rừng của Lan Khai, Thế Lữ, Tchya... để khám phá ra những nét riêng độc đáo đã tạo nên
"một chỗ đứng riêng" của ông trong thể tài này. Có thể ghi nhận một số ý kiến rất đáng lưu
ý như:
- Lý Văn Sâm viết truyện đường rừng chính là "Ơng sáng tác về cuộc sống của chính
bản thân và những người chung quanh mình." (40,206)
- Mục đích sáng tác truyện đường rừng: "Ơng tìm cách gởi gắm khát vọng, những địi
hỏi tự chính bản thân mình vào văn chương. Khát vọng ấy là tự do, cơng lý , cuộc sống đầy
tình nhân ái - những điều mà xã hội thời bấy giờ không thể có được." (40,208)
14


- "Thiên nhiên là môi trường sống thật sự, đặc biệt ln chan hịa ánh sáng và đầy
chất hùng tráng, nghĩa hiệp." (40,213)
- "Nhà văn tìm thây ở những "mã thượng giang hồ" hình bóng của những con người
nghĩa khí, khát khao tự do, không cam chịu bất công. Bởi vậy, về tính cách, những "mã

thượng giang hồ" mà Lý Văn Sâm dày cơng xây dựng mang khí khái "Giữa đường dẫu thấy
bất bằng mà tha" của những Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực trong truyện thơ Nguyễn Đình
Chiểu" (40,219).
Có thể nói đây là một bước tiến trong việc tìm hiểu truyện đường rừng của Lý Văn
Sâm.
Bên cạnh các bài viết đã kể trên, trong chun luận này cịn có một số bài của các nhà
văn đã từng sống và làm việc với Lý Văn Sâm dưới dạng hồi ức, cảm nhận. Tiêu biểu là các
bài của Hoàng Văn Bổn, Khôi Vũ, Nguyễn Văn Bổng, Anh Đức, Phạm Thúy Nhân...
Những bài viết này giúp ta hiểu thêm mối quan hệ giữa con người Lý Văn Sâm với tác
phẩm của ông.
Năm 2004, Từ điển văn học-bộ mới ra đời, trong đó có mục từ "Lý Văn Sâm" (do nhà
nghiên cứu Trần Hữu Tá viết). Nội dung mục từ này đã khái quát khá đầy đủ về cuộc đời và
sự nghiệp sáng tác của nhà văn Lý Văn Sâm, trong đó có những nghiên cứu, đánh giá rất
trân trọng về mảng truyện đường rừng.
"Đề tài hấp dẫn người đọc nhất là các truyện đường rừng. Khác với các nhà văn viết
loại truyện này trước năm 1945, Lý Văn Sâm dựng lại những cảnh mà ông rất quen thuộc,
những con người mà ông từng gắn bó. Ơng có giọng kể bình dị, dun dáng, xúc động. Cốt
truyện thường giàu tính xung đột. Ơng chú ý lọc lựa chỉ tiết, rất đời thường nhưng ly kỳ, lơi
cuốn.
Nhân vật trong Kịn Trơ, Mười lăm năm hận sử, Xác Mu Mi trên núi đá , Răng Sa
Mát ....có khi mang dáng dấp anh hùng thảo khấu nhưng hành động lại mang tính cách Hớn
Minh, Tử Trực: ngay thẳng, ngang tàng, trọng nghĩa, có khi đậm chất hoang đường hư
huyễn nhưng vẫn gợi cho người đọc nghĩ về thực tại." (35,929)
Đồng thời, trong bài viết này, lần đầu tiên, vị trí của nhà văn Lý Văn Sâm trong văn
học Việt Nam được ghi nhận trong một công trình cấp quốc gia . Từ điển văn học - bộ mới

15


đã đánh giá "Là một nhà văn miền Nam tiêu biểu của nửa cuối thế. kỷ XX, Lý Văn Sâm đã

có đóng góp xứng đáng cho nền văn học dân tộc " (35,929)
Nhìn chung, các bài viết, các chuyên luận nêu trên dù đa số mới dừng lại ở các ý kiến,
nhận xét, nhận định tương đối khái quát, chưa phải là những cơng trình nghiên cứu kỹ
lưỡng, đầy đủ, toàn diện về Lý Văn Sâm và sáng tác của ông (mảng truyện đường rừng lại
càng ít được khảo sát hơn) nhưng ít nhiều đã chạm đến vấn đề mà luận văn đã đặt ra. Với
tấm lòng biết ơn và trân trọng kế thừa thành tựu nghiên cứu của những người đi trước,
chúng tôi xem đây là những gợi ý q báu trong q trình tìm hiểu tác phẩm của Lý Văn
Sâm nói chung, mảng truyện đường rừng của ơng nói riêng.

4. Những đóng góp của luận văn:
Luận văn tập trung nghiên cứu truyện đường rừng của Lý Văn Sâm nhằm:
- Xác định các đặc điểm trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật của truyện
đường rừng Lý Văn Sâm.
- Trên cơ sở đối sánh truyện đường rừng Lý Văn Sâm với các nhà văn đường rừng tiêu
biểu khác như Lan Khai, Thế Lữ, Tchya... phát hiện những nét riêng độc đáo của Lý Văn
Sâm ở thể tài này.
- Hy vọng góp thêm tiếng nói khẳng định giá trị của ngịi bút Lý Văn Sâm, sự đóng
góp của ơng đối với văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1945-1975 và đối với nền văn học
nước nhà.

5. Phương pháp nghiên cứu:
Xuất phát từ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi
vận dụng các phương pháp sau:
5.1. Phương pháp lịch sử: phương pháp này được vận dụng để tìm hiểu mối quan hệ
giữa nhà văn với thời đại, làm cơ sở để đánh giá vấn đề.
5.2. Phương pháp thống kê: thống kê cụ thể số lần xuất hiện của các yếu tố nghệ thuật
(chi tiết, hình ảnh, ngơn từ...) trong các tác phẩm đường rừng của Lý Văn Sâm, tìm hiểu ý
nghĩa của những sự lặp lại đó, từ đó xác định các đặc điểm trên cả hai mặt nội dung và nghệ
thuật của mảng truyện này.
16



5.3 Phương pháp so sánh: Đặt nhà văn trong mối quan hệ đồng đại và lịch đại để vấn
đề được đánh giá khách quan hơn. Đặc biệt là so sánh truyện đường rừng Lý Văn Sâm với
các nhà văn viết truyện đường rừng tiêu biểu khác để tìm ra những nét riêng của Lý Văn
Sâm ở thể tài này.
5.4. Phương pháp liên ngành: Vận dụng kiến thức của các ngành khoa học khác có liên
quan (chẳng hạn như Dân tộc học, Xã hội học.) để nghiên cứu truyện đường lừng của Lý
Văn Sâm.
Ngồi ra, trong q trình khảo sát chúng tơi cịn sử dụng phương pháp phân tích - tổng
hợp để làm sáng tỏ vấn đề.

6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận và một số phụ lục, luận văn gồm ba chương chính.
Chương 1: Vị trí mảng truyện đường rừng trong sự nghiệp sáng tác của Lý Văn
Sâm.
Chương này gồm hai phần:
1.1.

Khái quát về sự nghiệp sáng tác cua Lý Văn Sâm

1.2.

Vị trí của mảng truyện đường rừng trong sự nghiệp sáng tác cua Lý Văn Sâm

Chương 2: Con người và thiên nhiên trong truyện đường rừng của Lý Văn Sâm.
Đây là một trong hai chương trọng tâm của luận văn, chúng tôi tập trung làm nổi bật
những vấn đề chính sau đây:
2.1.


Đơi nét về hình tượng con người và thiên nhiên trong các truyện đường rừng

giai đoạn 1930-1945
2.2.

Hình tượng con người trong truyện đường rừng của Lý Văn Sâm

2.3.

Hình tượng thiên nhiên trong truyện đường rừng của Lý Văn Sâm

17


Chương 3: Những đặc điểm nghệ thuật trong truyện đường rừng của Lý Văn
Sâm
Chương này chúng tôi làm rõ những đặc sắc của truyện đường rừng Lý Văn Sâm qua
nghệ thuật xây dựng cốt truyện, kết cấu, cách chọn tình huống nhân vật; nghệ thuật xây
dựng nhân vật, cách sử dụng yếu tố truyền kỳ và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ mang đậm
phong cách Nam bộ.

18


CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ MẢNG TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG TRONG SỰ
NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA LÝ VĂN SÂM
1.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lý Văn Sâm
1.1.1 Cuộc đời Lý Văn Sâm:
Nhà văn Lý Văn Sâm sinh ngày 17-2-1921 và mất vào ngày 14-9-2000. Ông sinh ra
trong một làng nhỏ ở quê ngoại thuộc vùng rừng ở ấp Ơng Lình, làng Tân Nhuận, quận Tân

Un, tỉnh Biên Hòa (cũ) (Quận này nay là huyện Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương). Đây
cũng là nơi "quê hương rừng thẳm sông dài" như nhà thơ - chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ từng
gọi. Do người Việt lập làng khai phá muộn nên đến thời của nhà văn, nơi đây vẫn còn nhiều
cánh rừng hoang vu, kỳ vĩ. Quê nội của ông, làng Bình Long, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên
Hịa (nay thuộc tỉnh Đồng Nai) cũng là một làng nằm giữa vùng rừng núi mà sau này sẽ là
một phần của Chiến khu Đ huyền thoại. Một nhà văn đồng hương của Lý Văn Sâm là
Hoàng Văn Bổn miêu tả: "Từ trên cao nhìn xuống, làng Bình Long chúng tơi như một cái
bàu nhỏ lọt thỏm giữa rừng đại ngàn miền Đông Nam Bộ, có con sơng Đồng Nai như sợi
chỉ nhỏ vắt qua, bò, trườn từ Đồng Nai thượng, Lang Biang qua Cát Tiên, thác Trị An, ngã
ba Sông Bé xuống ngã ba Bình Ninh -cù lao Mỹ Quới, xuống cù lao Thạnh Hội ,Bửu Long,
cà lao Phố và tuột ra biển cả" (6,59-60). Vùng đất miền rừng "địa linh sinh nhân kiệt" này
đã sản sinh cho văn học miền Nam thời hiện đại những nhà văn, nhà thơ có tên tuổi như các
nhà văn Lý Văn Sâm, Bình Nguyên Lộc, Hoàng Văn Bổn, nhà thơ chiến sĩ Huỳnh Văn
Nghệ...
Cha của Lý Văn Sâm làm nghề kiểm lâm nên thuở nhỏ ông sống với cha mẹ trong
miệt rừng. Những cảnh thiên nhiên của quê hương như thế đã in đậm dấu vết trong tâm hồn
ông ngay từ thời thơ bé. Trong các hồi ức của mình như Thâm u và cao cả, Mã Đà sơn cước,
Lý Văn Sâm đã từng nhắc đến nhiều kỷ niệm xúc động về quê hương thuở ấu thơ " Tôi lớn
lên ở trong rừng và mãi tới năm bảy tuổi mới được ra học ở trường tỉnh. Trọn bảy năm, tâm
hồn thơ dại của tôi đã thấm sâu bóng núi, hình cây, tiếng chim, lời suối." (41,206)
Ông học sơ học ở thị trấn Tân Uyên. Khung cảnh thơ mộng với những cánh cò chớp
trắng của vùng quê nơi đây ương những buổi đi học như vẫn in đậm trong ký ức của ông
"tôi vẫn thường ra đi một lượt với lũ cị. Tơi cắp những cặp sách mỏng kèm theo một mo
cơm nhão và đếm từng bước nhỏ trên những con đường rải đá son, theo vòng bán nguyệt
19


của giồng nước lụt, giống như một nét viết chì đỏ và một nét viết chì xanh vẽ song song trên
những trang giấy trắng thành hình một cái móng đóng trên trời... Trưa tôi ở lại và ăn cơm
dưới gốc nhãn trong sân trường. Chiều, tôi về một lượt với đàn cị. Khơng biết buổi sáng cị

bay đi đâu mà chiều cò lại về đúng giờ đúng khắc quá." (41,12)
Nhiều năm trong tuổi thanh niên của Lý Văn Sâm cũng gắn bó với núi rừng như thời
kỳ thay cha làm chủ lò than ở giữa vùng rừng Mã Đà-Trị An, nơi mà từ lâu dân gian đã có
câu truyền “Mã Đà sơn cước anh hùng tận”. Trong tạp văn Mã Đà sơn cước, ông viết :
"Mã Đà vốn là quê hương lâu đời của những lồi cây cổ thụ có tên và không tên, của những
vạt rừng già mênh mông khơng vết chân người..." (43,391). Tình u đặc biệt đối với quê
hương, cái duyên gắn bó với núi rừng như thế đã giúp nhà văn Lý Văn Sâm sau này viết nên
những trang văn đặc sắc miêu tả cảnh rừng núi hoang sơ, kỳ vĩ và cuộc sống của con người
miền rừng trong các tác phẩm của mình.
Sau khi tốt nghiệp tiểu học ở quê, Lý Văn Sâm lần lượt học ở trường Trung học Pétrus
Ký (Sài Gòn), Hồ Đắc Hàm, Phú Xuân (Huế). Ở Huế, ông nhiều lần được gặp gỡ nhà chí sĩ
cách mạng Phan Bội Châu, được học các thầy học nổi tiếng Hoài Thanh, Thanh Tịnh.
Khoảng năm 1940-1942, Lý Văn Sâm yêu và cưới một người vợ tên là Tchô Phay, con
một vị Hương cả người dân tộc Châu Ro ở xã Túc Trưng, huyện Định Qn. Sau vì hồn
cảnh chiến tranh binh lửa, ơng và Tchơ Phay thất lạc tin nhau. Mối tình này có ảnh hưởng
rất lớn đến cái nhìn của Lý Văn Sâm đối với người dân tộc thiểu số trong các truyện đường
rừng của ông.
Lý Văn Sâm sớm đến với cách mạng qua sự tuyên truyền cua những người cộng sản
đầu tiên của Đồng Nai như Phạm Văn Ký, Hồ Văn Đại, Hoàng Minh Châu, Nguyễn Văn
Tàng, Nguyễn Văn Lành, những người mà Lý Văn Sâm gọi là các "anh lớn". Từ năm 1943,
ông đã tham gia các hoạt động rải truyền đơn, tuyên truyền cách mạng ương thanh niên học
sinh ở Biên Hịa. Tháng 8/1945, ơng đã tham gia cách mạng với tư cách là cán bộ Ban tuyên
truyền Quận Châu Thành (đơn vị hành chính mới cua thị xã Biên Hoà). Năm 1946, khi Pháp
trở lại xâm lược Nam Bộ, ông bị Pháp bắt, quản thúc ở thị xã Bình Trước (nay là thành phố
Biên Hòa). Sau khi ra tù, bị mất liên lạc với tổ chức, ông mới lên Sài Gòn tiếp tục làm báo,
viết văn với các bạn văn là những nhà văn, nhà báo yêu nước như Dương Tử Giang, Hoàng
Tấn và tham gia các hoạt động điệp báo của Cơng An Sài gịn- Chợ lớn trong lịng địch.
Ơng lại bị chính quyền thực dân bắt, giam tại khám lớn Sài Gòn một thời gian ngắn. Ba năm
20



này (1947-50) là giai đoạn sáng tác sung sức nhất của Lý Văn Sâm. Năm 1950, trước nguy
cơ bị lộ, ông lại được rút ra chiến khu. Năm 1954, sau hiệp định Giơnevơ, ông lại tiếp tục
nhận nhiệm vụ ở lại, hoạt động báo chí và văn nghệ trong phong trào đấu tranh đòi dân sinh,
dân chủ, tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tháng mười một năm 1955, Lý Văn Sâm viết
một truyện ngắn có tên là Chng rung trên tháp đổ (đăng trên tập san Xuân dân tộc, với
bút danh Bách Thảo Sương). Tác phẩm phê phán bóng gió nhưng quyết liệt chế độ Ngơ
Đình Diệm (1901-1963). Do đó, ơng bị mật vụ chính quyền Sài Gịn bắt, tra tấn dã man và
giam tại Trung tâm huấn chính Biên Hòa, tức nhà lao Tân Hiệp. Đầu tháng mười hai năm
1956, ơng tham gia lãnh đạo tù chính trị nổi dậy, cướp súng phá trại giam, thực hiện vụ phá
ngục Tân Hiệp nổi tiếng. Thoát tù, Lý Văn Sâm chính thức ra hán Chiên khu, tiếp tục hoạt
động cách mạng, tham gia lực lượng văn nghệ Giải phóng.
Năm 1957, ông tham gia bộ đội giải phóng. Những năm từ 1959 đến 1961, ông công
tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, lần lượt đảm nhận các nhiệm vụ: chính
trị viên đồn Văn cơng Giải phóng, Thư ký tịa soạn báo Văn nghệ Giải phóng, Vụ trưởng
Vụ Nghệ thuật (Bộ Văn hóa Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam). Năm
1962, Hội Văn nghệ giải phóng thành lập, Lý Văn Sâm được cử làm Tổng thư ký.
Sau 1975, Lý Văn Sâm là Phó tổng thư ký Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt
Nam, ủy viên ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu Quốc hội (khóa 6)
và nhiều năm là Chủ tịch Hội Văn nghệ Đồng Nai. Ông mất tại thành phố Biên Hòa.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Lý Văn Sâm
Ngoài tên thật và cũng là bút danh là Lý Văn Sâm, nhà văn cịn có các bút danh khác:
Văn Sâm, Huyền Sâm, Ánh Minh, Mộc Tử Lang, Bách Thảo Sương, Đào Lê Nhân...
Nhà văn bắt đầu sự nghiệp sáng tác với truyện ngắn đầu tay Cây nhị trên sông Phố
được đăng trên tờ Tiểu thuyết thứ Bảy (Hà Nội) năm 1941. Sau đó, ơng cịn viết một số
truyện ngắn khác đăng trên các báo trong Nam, ngoài Bắc từ năm 1941 đến năm 1945.
Bốn năm hoạt động tại Sài Gòn (1947-50), Lý Văn Sâm viết và cho xuất bản khá
nhiều. Hai thể loại sở trường của ông là truyện ngắn và tiểu thuyết. Các tập truyện ngắn nổi
tiếng: Ròn Trơ (1949), Sương gió biên thày (1949), Ngồi mưa lạnh (1949) . Những
truyện vừa và tiểu thuyết chính: Thù nhà nợ nước (1947), Mây trôi về Bắc (1947), Mười

lăm năm hận sử (1947), Chiếc vòng ngọc thạch (1948), Sau đây Trường Sơn (1949),
Nắng bên kia làng (1949), cỏ mọn hoa hèn (1949), Sóng vỗ bờ xa (1949), Trong cơn ly
21


loạn (1949) v.v... Nhiều tác phẩm trước khi in thành sách đã lần lượt đăng trên các báo Việt
bút, Văn hóa, Tiếng chng, Lẽ sống v.v...Những tác phẩm Lý Văn Sâm viết trong thời kỳ
chống Mỹ và sau ngày đất nước thống nhất được tuyển chọn in trong các tập: Bến xuân (tập
truyện và ký, 1982), Những bức chân dung (tập truyện và ký , 1983), Ngàn sau sông Dịch
(tập truyện và ký, 1988). Năm 2002, Nxb. Tổng hợp Đồng Nai in Lý Văn Sâm toàn tập (3
tập, 1612 trang), gồm 40 truyện ngắn, li truyện vừa và tiểu thuyết, 15 tập ký, 20 tập văn và 3
bài thơ do nhà nghiên cứu Bùi Quang Huy sưu tầm, chú thích và giới thiệu.
Nhìn chung lại sự nghiệp sáng tác của nhà văn, có thể thấy, Lý Văn Sâm là một nhà
văn có sự nghiệp sáng tác văn chương khá phong phú trải trên một chiều dài lịch sử qua
nhiều thời kỳ (thời kỳ thuộc Pháp, thời kỳ kháng chiến, thời kỳ sau giải phóng năm 1975).
Tuy nhiên, ơng sáng tác nhiều và khỏe nhất là trong khoảng những năm từ đầu thập niên 40
đến cuối thập niên 50. Hầu hết những tác phẩm quan trọng làm nên tên tuổi Lý Văn Sâm
đều ra đời vào thời kỳ này.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Lý Văn Sâm viết về nhiều đề tài khác nhau, nhưng
căn cứ vào nội dung tác phẩm, có thể tạm thời chia thành ba mảng đề tài là: mảng truyện
đường rừng, mảng viết về cuộc sống đô thị, mảng viết về cuộc sống kháng chiến. Hầu như ở
mảng nào ơng cũng đều có những sáng tạo, những thành công đáng kể gây tiếng vang trong
văn học đương thời. Nhà văn Sơn Nam, người bạn văn đương thời của Lý Văn Sâm nhận
xét "Nếu khơng có Lý Văn Sâm, văn học ta chịu một thiệt thòi lớn, khơng gì bù đắp nổi."
(40, 363).
Trước khi nói về mảng truyện đường rừng của nhà văn, cần điểm qua mảng viết về
cuộc sống đô thị và mảng truyện kháng chiến. Đây là những mảng sáng tác tuy đề tài có
khác với mảng truyện đường rừng nhưng về tư tưởng và nghệ thuật có mối liên quan mật
thiết, giúp chúng ta hiểu cái nhìn chung cua Lý Văn Sâm về cuộc sống và con người.
1.1.2.1. Mảng truyện viết về cuộcc sống đô thị

Trong mảng viết về cuộc sống đô thị, Lý Văn Sâm thường viết về những chuyện
thường nhật của những nhân vật tiểu tư sản thành thị, về cảnh cơ cực những người dân
nghèo thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội trong những truyện ngắn như Lạc loài, Mưa Sài Gịn,
Rửa hờn, Ngồi mưa lạnh, Thầm một ngọn đèn, Ngàn sau sơng Dịch ... Như ơng nói:
“Đây là mơi trường quen thuộc gồm gia đình, bạn bè và bà con các khu lao động nơi tôi
22


thường đi lại hoặc ở trọ lâu ngày. Và cả chính tơi nữa! Kinh nghiêm rút ra của tơi là: “viết
về mơi trường và những người mình thân thuộc là dễ hay, dễ thành công hơn cả” (40,490).
Đặc biệt, trong mảng truyện này, chúng ta thấy hiện lên nổi bật nhất là cuộc sống chật vật,
khốn đốn từ vật chất đến tinh thần của những người trí thức thành thị nghèo. Họ khổ khơng
phải chỉ vì kiếm sống vất vả, mà cịn vì những cuộc bắt bớ, bố ráp, giam cầm xảy ra liên
miên. Nhân vật Huyền trong Thèm một ngọn đèn chỉ vì “bị tình nghi bạo động” mà anh
phải trải qua hai năm dài lao lý, khi được ra tù thì vợ con đói rách đã phiêu bạt về quê ngoại.
Bản thân anh phải sống nhờ vào bè bạn, cũng là những người khổ cực khơng kém gì anh.
Ước mơ của anh là khi ra tù sẽ có một chiếc bàn và ngọn đèn để viết, thế mà mãi không
thực hiện được. Nhiều chuyện khác viết về cuộc sống thực của người viết văn, làm báo thời
đó thực cảm động. Họ viết trong cảnh túng quẫn bần hàn, trong cảnh vợ đói con khóc, trong
tiếng eo sèo của các chủ nợ. Họ chết vì khơng có tiền mua thuốc lúc ốm đau. Nhưng trong
hồn cảnh đó, họ vẫn phải đấu tranh với những cám dỗ vật chất để giữ “sắc đỏ trong lịng
người cầm bút” (Mẩu tâm tình của một cây bút). Trong mảng này cũng có những truyện
hay như Nắng bên kia làng, Tàn một đời thơ viết về những trí thức vì một lý do khách
quan nào đó đã phải “hồi cư” về thành, thậm chí có những trường hợp sa ngã, đánh mất bản
ngã, mất khát vọng nghệ thuật để chạy theo tiền tài vật chất. Nhiều truyện diễn tả rất thật
những băn khoăn, trăn trở, xót xa của những con người phải sống cảnh “hàng thần lơ láo”.
Những truyện ngắn như vậy, đã tạo một âm hưởng tố cáo, phê phán hiện thực xã hội đương
thời, vạch trần tội ác cua cuộc chiến do quân xâm lược gây ra.
Có thể thấy, là người trong cuộc, nếm trải sâu sắc tất cả những cái gì mà nhân vật của
ơng trải qua, Lý Văn Sâm có một lợi thế rất lớn trong việc miêu tả các nhân vật tiểu tư sản

trí thức vùng tạm chiếm. Trong Từ điển văn học (bộ mới), nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá
nhận xét: “Hiểu biết sâu sắc tâm trạng người trí thức trong vùng Sài Gịn tạm chiếm, ơng
(Lý Văn Sâm) thể hiện một cách sinh động cuộc sống tù túng, bế tắc của họ”. (35,929)
Bên cạnh đó, Lý Văn Sâm cịn có những câu chuyện viết theo lối “biểu tượng hai
mặt” phê phán mạnh mẽ tính chất bù nhìn của chế độ Ngơ Đình Diệm. Trong đó, truyện
Chng rung trên tháp để gây tiếng vang lớn thời bấy giờ. Nhưng cũng chính truyện này
đã khiến ơng bị mật vụ chế độ Ngơ Đình Diệm bắt vào tù.

23


1.1.2.2. Mảng truvện kháng chiến
Cũng trong giai đoạn 1947-1954, Lý Văn Sâm còn sáng tác nhiều về đề tài cuộc kháng
chiến cứu nước của dân tộc. Đúng như Thạch Phương đã viết “đề cao và ca ngợi cuộc
kháng chiến cuả nhân dân ta lúc bấy giờ, ở giữa vùng thành thị cũng có nghĩa là tun
chiến cơng khai với chính quyền thực dân, vạch mặt chỉ tên kẻ xâm lược và đám tay sai.
Trong điều kiện “vừa viết lại vừa lách”, Lý Văn Sâm đã khơn khéo biểu dương tính chất
chính nghĩa của cuộc kháng chiến của dân tộc, vạch trần tội ác và sự phi nghĩa của kẻ
địch” (40, 350). Trong những câu chuyện này, Lý Văn Sâm đã phản ánh khí thế của những
ngày khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám ở miền Nam, những ngày
Nam Bộ kháng chiến đầy khói lửa, hy sinh mà cũng thật hào hùng. Cái đặc biệt là đề tài
những truyện này hầu như đều hướng về những chuyện rất thời sự của cuộc sống kháng
chiến lúc bấy giờ, nhưng vẫn được viết rất nghệ thuật. Những tác phẩm như Nga và Thuần,
Mây trơi về bắc, Hồng hơn sắc tím, Nắng bên kia làng... dù cịn phải dùng cách nói ẩn,
nói lách (để tránh sự kiểm duyệt cua địch ) đã phần nào xây dựng được hình ảnh những làng
quê kháng chiến, con người kháng chiến, biểu dương, ngợi ca những anh bộ đội, chị du
kích, người nữ cứu thương dũng cảm, tận tụy, những bà mẹ làng quê chăm sóc thương binh,
tử sĩ, những cuộc tiễn đưa người lên đường đi kháng chiến v.v... Đặc biệt, trong mảng
truyện này, đã có những truyện mà trong đó Lý Văn Sâm đã nêu cao lòng yêu nước, lên án
những kẻ theo giặc, phản bội giống nòi. Như truyện Qua bến lạnh kể lại những hành động

dũng cảm của cơ lái đị xinh đẹp tên Tiệp. Đã hơn năm năm, cô yêu thương và chờ đợi một
người con trai đã đi khỏi làng để “gây lấy công danh”. Nhưng khi người ấy trở về thì cơ
mới biết thứ cơng danh mà người u mình theo đuổi là theo giặc, “đi ngược dịng lý
tưởng”. Cơ đã tìm cách “lật úp chiếc đị xuống nước”, “lấy sơng làm mồ”, giết cả tiểu đội
lính giặc, trong đó có người mà cơ đã từng một thời u thương và bị phản bội. “Dịng sơng
q hương vẫn hai buổi lớn, rịng. Nhưng khơng ai cịn nghe tiếng hát thanh tao của cô lái
đồ tên là Tiệp. Cô đã kết thúc đời mình dưới đáy sơng cùng với gã tình nhân đã đi ngược
dịng lý tưởng”(41, 463)
Qua mảng truyện này, hình ảnh của một cuộc chiến tranh nhân dân thời kỳ đầu cuộc
kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ đã được phản ánh trong tác phẩm Lý Văn Sâm, giúp cho
người dân thành thị hiểu đúng về chính nghĩa của cuộc kháng chiến, về con người kháng
chiến. Đó là đóng góp rất đáng quý của Lý Văn Sâm. Có thể nói Lý Văn Sâm cùng lúc viết
song song cả ba mảng truyện: truyện về đề tài cuộc sống thành thị, truyện kháng chiến và
24


truyện đường rừng. Những mảng truyện này có liên quan mật thiết với nhau vì cùng thể hiện
thế giới quan và nhân sinh quan của nhà văn. Trong điều kiện sáng tác văn học trong vùng
tạm chiếm, để tránh lưỡi kéo kiểm duyệt, Lý Văn Sâm đã vận dụng linh hoạt ưu thế của
từng mảng. Chẳng hạn, có những hiện thực khơng viết được bằng hình thức trực diện, nhà
văn sử dụng thể tài truyện đường rừng, nói bằng biểu tượng, để diễn tả được ý mình mà
tránh được kiểm duyệt. Đặc điểm này dẫn đến sự giao thoa giữa mảng truyện đường rừng và
mảng truyện kháng chiến ở nhiều truyện như Sương gió biên thùy, Vực thẳm,... (trường
hợp nhân vật tham gia cuộc kháng chiến diễn ra trong bối cảnh rừng núi), Mũi Tổ, Ngày ra
đi ... (trường hợp nhà văn viết truyện kháng chiến nhưng dùng hình thức truyện đường rừng
có yếu tố truyền kỳ). Điều đó chứng tỏ mối quan hệ giữa các mảng truyện này là khá hữu
cơ, mật thiết.

1.2. Vị trí của mảng truvện đường rừng trong sự nghiệp sáng tác của Lý Văn
Sâm

1.2.1. Về khái niệm “truyện đường rừng”
Trước tiên, cần phải nói rõ rằng về khái niệm “truyện đường rừng”, trong văn học
Việt Nam nói chung và sáng tác cua Lý Văn Sâm nói riêng, cịn nhiều vấn đề về mặt lý luận
văn học cần phải mất nhiều cơng phu khảo cứu. Nói như nhà nghiên cứu Bùi Quang Huy,
thì “truyện đường rừng” là “khoảng trống về lý luận”. Chính bản thân anh trong cơng trình
Trang sách hổng mở giữa đời hoa đã có nhiều cơng phu điểm qua lịch sử cách gọi truyện
đường rừng và tìm cách hệ thống hoa khái niệm. Theo đó, khái niệm “truyện đường rừng”
xuất hiện trong văn học Việt Nam khoảng từ những năm 30 của thế kỷ XX, với những tên
tuổi nổi tiếng như Thế Lữ, Lan Khai, Tchya, Phạm Cao Củng, Bùi Huy Phồn.. và “truyện
đường rừng” là một khái niệm mở. Nó được dùng khơng thống nhất, có thể bị thay thế bởi
những cách gọi khác nhau, đôi khi ngay ở một người viết. Trên cơ sở cố gắng tìm một cách
hiểu thống nhất, Bùi Quang Huy cho rằng “Tuy chưa ai định danh rõ ràng cho truyện
đường rừng nhưng tất cả các tác giả dường như cố qui ước ngầm khi nói đến những sáng
tác thuộc nhóm này. Đó là những sáng tác văn xuôi lấy rừng núi, thiên nhiên hùng vĩ làm
bối cảnh. Ở đó, con người sống lẫn với ma quái và cổ những hành động hết sức dị thường.
Song qui ước ngầm này là hết sức lỏng lẻo. Vì thế, trong thực tế ln có sự lẫn lộn, thậm chí
tùy tiện trong việc định danh thể tài cho các tác phẩm như đã dẫn”. (40,194). Đúng như tác
giả Bùi Quang Huy đã nói, đây chỉ là một quy ước ngầm trong cách hiểu về truyện đường
25


×