Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Thiên tính nữ qua tác phẩm truyện kiều nguyễn du, cung oán ngâm khúc nguyễn gia thiều và chinh phụ ngâm khúc đặng trần côn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.91 KB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Ngọc Ly

THIÊN TÍNH NỮ QUA TÁC PHẨM
“TRUYỆN KIỀU” - NGUYỄN DU,
“CUNG OÁN NGÂM KHÚC” - NGUYỄN GIA
THIỀU VÀ “CHINH PHỤ NGÂM KHÚC” ĐẶNG TRẦN CÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Thị Ngọc Ly

THIÊN TÍNH NỮ QUA TÁC PHẨM
“TRUYỆN KIỀU” - NGUYỄN DU,
“CUNG OÁN NGÂM KHÚC” - NGUYỄN GIA
THIỀU VÀ “CHINH PHỤ NGÂM KHÚC” ĐẶNG TRẦN CÔN
Chuyên ngành:Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LÊ THU YẾN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực.

Tác giả luận văn

Trần Thị Ngọc Ly


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành Luận văn tốt
nghiệp, tơi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và động viên rất quý báu của
Thầy cơ, gia đình, bạn bè và anh chị đồng nghiệp.
Trân trọng cảm ơn Q Thầy cơ Phịng Sau Đại Học – Trường Đại học
Sư phạm TP.HCM đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công tác.
Trân trọng cảm ơn Quý Ban Giám Hiệu, các thầy cô tại các trường Ngơ
Thời Nhiệm, Quận 9, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn
thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Lê Thu Yến, người hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ, dạy bảo và động
viên tơi.
Dù đã có nhiều cố gắng trong q trình thực hiện luận văn tốt nghiệp,
song luận văn sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự
góp ý của Q Thầy Cơ, anh chị em đồng nghiệp và các bạn!

Tp.HCM tháng 8 năm 2015
Người thực hiện luận văn

Trần Thị Ngọc Ly


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1. KHÁI NIỆM THIÊN TÍNH NỮ VÀ VẤN ĐỀ THIÊN TÍNH
NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM........................... 12
1.1. Khái niệm thiên tính nữ ................................................................................. 12
1.1.1.Nhìn từ góc độ lý luận nhận thức .............................................................. 12
1.1.2.Nhìn từ góc độ tác phẩm văn học .............................................................. 13
1.2. Vấn đề thiên tính nữ trong văn học trung đại và vài nét về các tác giả. ......... 15
1.2.1. Vấn đề thiên tính nữ trong văn học trung đại .......................................... 15
1.2.2. Vài nét về tác giả Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều và
Nguyễn Du ............................................................................................... 16
Chương 2. THIÊN TÍNH NỮ QUA CẢM HỨNG SÁNG TÁC TRONG
“CHINH PHỤ NGÂM KHÚC” - ĐẶNG TRẦN CƠN,
“CUNG ỐN NGÂM KHÚC” - NGUYỄN GIA THIỀU VÀ
“TRUYỆN KIỀU”- NGUYỄN DU. ..................................................... 23
2.1. Cảm hứng về con người qua góc nhìn thiên tính nữ ...................................... 23
2.1.1. Cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ .................................................. 23
2.1.2. Cảm hứng thương xót người phụ nữ ........................................................ 33
2.2.Tiếng nói khát vọng về quyền sống con người qua góc nhìn thiên tính
nữ ........................................................................................................................... 48

2.2.1. Khát vọng sống trong nhung lụa êm ấm .................................................. 48
2.2.2. Khát vọng tự do ........................................................................................ 51
2.2.3. Khát vọng về hạnh phúc lứa đơi ............................................................. 56
2.3. Thiên tính nữ qua cảm hứng về thiên nhiên ................................................... 69
2.3.1. Thiên nhiên mang vẻ đẹp trần thế của người phụ nữ ............................... 69
2.3.2.Thiên nhiên mang tâm trạng con người .................................................... 71


Chương 3. HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THIÊN TÍNH NỮ ....... 77
3.1.Thể thơ ............................................................................................................. 77
3.2. Ngôn ngữ ........................................................................................................ 86
3.2.1. Hệ thống từ ngữ ........................................................................................ 86
3.2.2. Hệ thống biểu tượng ................................................................................. 98
3.3. Giọng điệu..................................................................................................... 105
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 119


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chức năng chính của văn học không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức,
nuôi dưỡng khả năng cảm thụ nghệ thuật mà còn hướng con người đến “chân –
thiện – mĩ”. Văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại Việt Nam nói riêng
khơng nằm ngồi những mục đích ấy. Soi vào dịng chảy văn học, ta khơng chỉ thấy
hiện thực lịch sử của đất nước mà ta còn thấy vẻ đẹp tâm hồn dân tộc. Đặc biệt, văn
học Việt Nam những năm cuối thế kỉ XVIII tạo được một tiếng vang lớn xoay
quanh những nội dung của chủ nghĩa nhân đạo. Đề tài người phụ nữ được nhắc đến
không chỉ nhiều mà cịn rất đặc sắc, tiến bộ. Có thể khẳng định rằng: “Chinh phụ

ngâm” – Đặng Trần Côn, “Cung oán ngâm khúc” – Nguyễn Gia Thiềuvà tuyệt tác
“Truyện Kiều” – đại thi hào Nguyễn Du là những tác phẩm xuất sắc viết về đề tài
người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời.
Có thể thấy, nhận định trên đã được minh chứng qua những cơng trình khoa
học của giới nghiên cứu, phê bình Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, khi xem xét
lịch sử vấn đề nghiên cứu, ta thấy những tác phẩm trên chủ yếu được tìm hiểu, đánh
giá trên các phương diện của văn học nghệ thuật, xã hội học, văn hóa học, lịch sử,
và giới tính… Người viết nhận thấy chưa có cơng trình nghiên cứu nào tìm hiểu kĩ
những đóng góp của ba tác phẩm trên góc nhìn của thiên tính nữ - một hướng
nghiên cứu, tiếp cận khoa học mới trong hai thập kỉ gần đây. Đó là lí do vì sao
người viết xin được mạn phép trình bày những hiểu biết, suy nghĩ của bản thân
trong đề tài Thiên tính nữ qua tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” – Đặng Trần
Côn, “Cung oán ngâm khúc” – Nguyễn Gia Thiều và “Truyện Kiều” – Nguyễn
Du.
2. Lịch sử vấn đề
- Về tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” - Nguyễn Gia Thiều, “Chinh phụ
ngâm” - ĐặngTrần Côn và “Truyện Kiều” - Nguyễn Du, đã có vơ số những cơng
trình nghiên cứu khoa học theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau như văn học, triết
học, xã hội học, văn hóa học, nhân học, giới tính... Ở lĩnh vực nghiên cứu nào thì
cả ba tác phẩm trên đều đã có rất nhiều những thành tựu khoa học rất có giá trị.


2

Nhìn chung, nghiên cứu ba tác phẩm trên thường xoay quanh việc tìm hiểu văn bản,
chú thích, thân thế, sự nghiệp tác giả. Từ đầu thế kỉ XX, giới nghiên cứu chủ yếu
tập trung nghiên cứu ba tác phẩm theo hướng xã hội học. Hàng loạt những cơng
trình khoa học ra đời xoay quanh những vấn đề mang tính xã hội như: ca ngợi, bênh
vực, nêu cao quyền sống con người; lên án, tố cáo xã hội và những thế lực chà đạp
lên quyền sống con người…. Ngoài ra, cũng có rất nhiều những cơng trình nghiên

cứu về thi pháp – tìm ra những đặc sắc trên phương diện nghệ thuật của ba tác
phẩm…
Không chỉ đứng trên quan điểm xã hội học để bênh vực, đề cao con người,
chống lại xã hội phong kiến, từ trong những năm 80 của thế kỉ XX đến nay, các tác
phẩm còn được tiếp cận ở một hướng nghiên cứu mới: nghiên cứu về ảnh hưởng
của đạo Phật trong văn học, thuyết “tài mệnh tương đố”, bi kịch con người cá nhân,
truyền thống văn hóa Việt,… Đặc biệt, hướng tiếp cận nghiên cứu nhìn từ quan
điểm “giới”, về “tính dục”, “thiên tính nữ”, “nữ quyền” thật sự thu hút được nhiều
sự quan tâm của giới nghiên cứu và phê bình văn học. Nhìn ở hướng nghiên cứu
này, mỗi tác phẩm cũng có rất nhiều những ý kiến đồng thuận và phản đối khi bàn
luận về tính “dục” trong các sáng tác “Chinh phụ ngâm” – Đặng Trần Cơn, “Cung
ốn ngâm khúc” – Nguyễn Gia Thiều và tuyệt tác “Truyện Kiều” –Nguyễn Du.
Thành tựu của hướng nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa này đã được ghi nhận qua
các cơng trình của Tản Đà, Hồi Thanh, Phan Ngọc, Lê Nguyên Cẩn, Đỗ Lai Thúy,
Lê Trí Viễn, Trần Đình Sử, Nguyễn Lộc, Lê Hồi Nam, Hồng Hữu Yên, Lã Nhâm
Thìn, Lê thu Yến, Nguyễn Hữu Sơn, Trần Mạnh Hảo, Trần Nho Thìn, Trương Tửu,
Thanh Lê, Nguyễn Trác, Nguyễn Đăng Châu, Nguyễn Huệ Chi, Vương Trí Nhàn,
Nguyễn Ngọc Bích, Vũ Minh Tâm, Trần Thị Băng Thanh, Phạm Thế Ngũ,…và
nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ khác .
Tuyệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du được xem là một “tác
phẩm lớn” của văn học khi nhận được rất nhiều sự chú ý, quan tâm của giới nghiên
cứu, phê bình trên nhiều phương diện:
Trong cơng trình khoa học “Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa” (Nxb
Thơng tin và Truyền thơng), Lê Ngun Cẩn đã cho rằng: “Truyện Kiều không chỉ


3

là câu chuyện về một con người, một cuộc đời, một số phận mà nó trải rộng ra với
một tấm lòng, một cốt cách, một tinh thần Việt Nam. Truyện Kiều tạo ra cách nhìn

dân tộc, làm tốt lên vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam, làm say đắm lịng người
đọc mỗi thời đại” [6, tr.3]. Với cơng trình nghiên cứu này, tác giả Lê Nguyên Cẩn
không chỉ cho thấy vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều mà ông cịn khẳng định: đó là
những nét đẹp mang đậm truyền thống văn hóa Việt Nam.
Nhà lí luận phê bình văn học Trần Đình Sử trong “Thi pháp Truyện Kiều” đã
viết: “Từ khi ra đời đến nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành một bộ phận
không thể tách rời của đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam nói chung và đời sống
văn học nói riêng…” [9, tr.9]. Nói như thế, tác giả nhằm khẳng định: giá trị của thi
phẩm không chỉ trên hai phương diện nội dung, nghệ thuật mà cịn gắn liền với
chiều sâu văn hóa của dân tộc Việt.
Hoài Thanh đã nhận xét: “Truyện Kiều được hoan nghênh nhiều mà cũng bị
bài xích nhiều. Số phận Truyện Kiều cũng long đong như số phận nàng Kiều. Kể từ
khi nó ra đời, nó chưa bao giờ được ngồi một chỗ yên. Người khen rất mực, người
chê cũng hết lời” [72, tr.2]. (“Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du”, Hội văn hóa Việt Nam). Sở dĩ thi phẩm “Truyện Kiều được hoan
nghênh nhiều mà cũng bị bài xích nhiều” là bởi tác phẩm khơng chỉ nêu bật lên
tiếng nói chống lại chế độ phong kiến lạc hậu mà còn ở phương diện đề cao, đòi
quyền sống con người. Trong đó, có khát vọng tự do u đương mang đậm góc nhìn
về giới tính.
“Chinh phụ ngâm” – Đặng Trần Cơn và tác phẩm “Cung ốn ngâm khúc” –
Nguyễn Gia Thiều cũng được xem là những tác phẩm mang tư tưởng nhân đạo tiến
bộ của thời đại. Khơng chỉ thế, tác phẩm cịn đề cao quyền sống con người trên bình
diện giới tính. Vì thế, cũng như “Truyện Kiều”, hai sáng tác trên cũng nhận được
nhiều lời khen - chê trái chiều từ giới nghiên cứu, phê bình văn học. Chẳng hạn:
Nhà phê bình Đặng Thanh Lê trong “Cung oán ngâm khúc trên bước đường
phát triển của thể song thất lục bát” phê phán yếu tố nhục cảm: “Tuy nhiên, Cung
ốn ngâm khúc vẫn có phần chưa lành mạnh. Tràn đầy khúc ngâm là một khơng khí
nhục cảm. Cung nữ say sưa nói đến những hạnh phúc của thời kì được sủng ái và



4

chủ yếu là khoái cảm xác thịt với những cảm giác đắm đuối khó tả …” [26, tr.2].
Cũng như Đặng Thanh Lê, nhà phê bình Nguyễn Trác, Nguyễn Đăng Châu
cũng đứng trên quan điểm giai cấp, ra sức phê bình người cung nữ chỉ biết đam mê
xác thịt mà quên đi tình u trong sáng, đẹp đẽ. Trong “Cung ốn ngâm khúc, khảo
thích và giới thiệu”, hai tác giả đã viết: “Toàn khúc ngâm triền miên một thế giới
đặc biệt toàn ái ân mây mưa. Mới thời con gái, chưa bước chân vào cuộc đời, tự
hào về nhan sắc người thiếu nữ đã nghĩ tới: Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây
mưa.(…) Với những ý nghĩ táo bạo sớm nở về tình dục kiểu ấy, khi được tuyển vào
cung, người cung nữ chỉ có thể hân hoan vì những sự thỏa nguyện về xác thịt.” [50,
tr.45 -46].
Thiết nghĩ, việc phê phán yếu tố nhục cảm trong tác phẩm “Cung oán ngâm
khúc” là một góc nhìn chỉ đứng quan điểm giai cấp, trên định kiến xã hội. Nhìn
chung, các nhà phê bình trên chưa thật sự nhìn người cung nữ bằng con mắt nhân
văn, tiến bộ, chưa thực sự nghĩ đến quyền sống chính đáng của con người. Vì thế,
yếu tố nhục cảm bị xem là “tội lỗi”, là “không thể chấp nhận”. Đây cũng chính là sự
hạn chế trong cách nhìn của các nhà nghiên cứu trên về quyền sống của con người.
Trái với quan điểm của Đặng Thanh Lê, Nguyễn Trác, Nguyễn Đăng Châu,…
nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong bài viết “Giá trị hư ảo, vô nghĩa của cá nhân
con người trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều” đã viết: “Ơng miêu
tả cảnh hành dục khơng như một tội lỗi kiểu Truyền kì mạn lục mà như một niềm
kiêu hãnh, sung sướng. Ở đây, con người cá nhân cũng xuất hiện như một phát hiện
lại, đi ngược giáo lý (…). Quyền sống của con người trần thế, giá trị con người
thân xác với bao thứ “dục” chính đáng của nó là trung tâm điểm của giá trị. Bất kỳ
cái gì chà đạp giá trị ấy, quyền sống ấy thì đều là cái ác, cái xấu, cái đáng ốn
hận” [41, tr.168].
Với cơng trình “Rực rỡ và khắc khoải”, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cũng
đã đánh gái rất cao đóng góp của Nguyễn Gia Thiều: “Xưa nay, trong văn học cổ
Việt Nam, mọi khoái cảm xác thịt chỉ được diễn tả một cách lấp lửng, nửa vời, nếu

khơng nói là giấu biệt đi, bảo nhau khơng nên đả động đến. Ở Cung oán ngâm
khúc, người phụ nữ mất hết vẻ e thẹn vốn có, nàng sẵn sàng khoe ra tài năng, vẻ


5

đẹp và cả khả năng quyến rũ của mình” [34, tr.4].
Cùng quan điểm với nhà phê bình Trần Đình Sử, Vương Trí Nhàn, Vũ Minh
Tâm, Trần Thị Băng Tâm trong cơng trình nghiên cứu về tác phẩm “Cung ốn
ngâm khúc” cũng khẳng định rằng: yếu tố xác thịt trong thi phẩm là biểu hiện của
nhân tình, nhân tính, của quyền sống, nhu cầu sống chính đáng của con người. Có
thể thấy, hướng nhìn nhận, đánh giá mới này đã góp phần rất lớn cho việc mở ra
hướng tiếp cận mới về hình ảnh người phụ nữ trong giai đoạn sau này, mà đỉnh cao
là hướng tiếp cận nghiên cứu nhìn từ quan điểm giới, thiên tính nữ hay từ nữ quyền.
Về tác phẩm “Chinh phụ ngâm” – Đặng Trần Côn, giới phê bình chủ yếu nhìn
nhận, đánh giá tác phẩm trên hai phương diện nội dung, nghệ thuật. Người chinh
phụ chủ yếu được ngợi ca về phẩm chất chung thủy (chờ chồng, nuôi con thơ – mẹ
già). Với thi phẩm này, vấn đề nữ tính, tính dục, quyền sống ít bị chỉ trích vì khao
khát thể xác khơng được miêu tả nhiều như tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” và
“Truyện Kiều”. Trong “Chinh phụ ngâm khúc giảng luận”, nhà phê bình Thuần
Phong viết: “Ái tình ở đây khơng nghiến răng, nghiến lưỡi trong một cử chỉ phản
kháng, nhưng cũng chưa hề hướng dẫn tâm hồn đến một cõi đời siêu thốt. Dù có
bực bội với hồn cảnh thì ý niệm của khổ chủ cũng vẫn quanh quẩn trên thực tế và
dịu dàng ngoan ngoãn xin với đời sống những cái mà đời sống có thể cung cấp cho
cuộc đời thế tục mà thơi.”
Tóm lại, ta thấy hầu hết những cơng trình nghiên cứu các tác phẩm trên đều
được nghiên cứu, xem xét, đánh giá ở trên nhiều phương diện, góc độ tiếp cận và
hướng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, vẫn chưa có cơng trình khoa học nào
nghiên cứu ba tác phẩm “Chinh phụ ngâm” – Đặng Trần Côn, “Cung oán ngâm
khúc” – Nguyễn Gia Thiều và “Truyện Kiều” – đại thi hào Nguyễn Du trên góc nhìn

thiên tính nữ một cách đầy đủ, trọn vẹn và khoa học. Hướng tiếp cận này sẽ cho
người đọc thêm một cái nhìn mới đầy tính nhân văn, tiến bộ hơn về ba tác phẩm
trên.
-Về lịch sử tìm hiểu thiên tính nữ, ta thấy, nghiên cứu tác phẩm văn học dưới
cách tiếp cận của thiên tính nữ là hướng tiếp cận mới trong hai thập kỉ gần đây. Và
hướng nghiên cứu theo thiên tính nữ được tìm hiểu trên rất nhiều lĩnh vực nghệ


6

thuật, đặc biệt là văn học nghệ thuật. Ở Việt Nam nói chung và nền văn học Việt
Nam nói riêng, hướng nghiên cứu mới này đang được rất nhiều nhà khoa học quan
tâm và đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về thiên
tính nữ ở Việt Nam diễn ra còn khá rời rạc, chỉ dừng lại ở những bài nghiên cứu
nhỏ về khái nhiệm, biểu hiện của thiên tính nữ trong văn học. Hoặc giả chỉ là những
bài nghiên cứu liên quan, “gần kề” với vấn đề thiên tính nữ trong tác phẩm văn học
như: giới tính, nguyên lý tính mẫu, tính dục, nữ quyền… Chẳng hạn:
Trong bài viết “Mỹ học tính dục và cuộc phiêu lưu giải phóng thiên tính nữ
trong văn học nghệ thuật” đăng trên Tạp chí sơng Hương – số 236 (tháng 10), Phan
Tuấn Anh đã viết: “Diễn trình giải phóng dục tính nữ trong lịch sử là một q trình
mà ở đó, giới nữ đi từ khách thể dục tính đến chủ thể dục tính. Tính dục của giới nữ
đi từ quan niệm “như là nghĩa vụ và thiên chức” (làm mẹ) chuyển sang “như là
đam mê và quyền lực” (cái đẹp). Vai trị người đàn ơng cũng chuyển hoá từ kẻ
thống trị và chiếm đoạt, trở thành một đối tác, thậm chí, là một cơng cụ”. Với bài
viết này, tác giả đã cho thấy sự phát triển của tính dục trong đời sống nói chung và
văn học nghệ thuật nói riêng. Đây cũng là một hướng tiếp cận rất mới, rất có giá trị
dưới góc nhìn thiên tính nữ trong văn học nghệ thuật.
Bàn về nguyên lý tính Mẫu trong tác phẩm “Mẫu thượng ngàn” của Nguyễn
Xuân Khánh, Nguyễn Quang Huy cho rằng: “ Nguyên lý tính Mẫu trước hết là ca
tụng những phẩm tính huyền diệu của người mẹ”. Tính nữ của người mẹ, thiên

chức của người mẹ đã được nhắc đến trong bài viết với những biểu hiện thật cụ thể.
Khơng chỉ vậy, bài viết cịn nghiên cứu đến những “cổ mẫu” được xem là biểu hiện
của nguyên lý tính Mẫu như: trăng, nước, rừng, hang đá…Thiết nghĩ, nguyên lí tính
Mẫu cũng là một phương diện biểu hiện của thiên tính nữ trong văn học nghệ thuật.
Nữ quyền được hiểu là quyền bình đẳng của người phụ nữ trên mọi lĩnh vực
của cuộc sống. Ở cấp độ hẹp, nữ quyền có liên quan đến các khái niệm về “giới
tính”, “phái tính” trong văn học – đây là tiêu chí nhằm khu biệt nam nữ - một khía
cạnh có liên quan đến vấn đề thiên tính nữ. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây
có cơng trình nghiên cứu của Hồ Khánh Vân về vấn đề nữ quyền: “Từ lý thuyết nữ
quyền nghiên cứu một số tác phẩm văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ 1990


7

đến nay”.
Về hướng nghiên cứu dưới góc nhìn thiên tính nữ ở Việt Nam trong những
năm gần đây vẫn chưa thật sự có cơng trình nghiên cứu cụ thể. Chủ yếu chỉ là
những bài nghiên cứu ở cấp độ những bài báo khoa học, những cơng trình khóa luận
tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ. Đặc biệt là ở bộ phận văn học hiện đại. Nhiều tác giả,
tác phẩm văn học thời kì hiện đại được xem xét, phân tích, đánh giá dưới góc nhìn
khoa học mới. Đó là những tác giả nổi tiếng của văn học thời kì hiện đại và hậu
hiện đại như: Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Xuân Khánh, Chu Văn Sơn, Đỗ Lai
Thúy, Hoàng Ngọc Hiến,….Chẳng hạn:
Khi nghiên cứu về nhân vật nữ trong những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp,
Hoàng Ngọc Hiến đã đưa ra rất nhiều khái niệm và phần luận giải về thiên tính nữ
trong bài viết “Tơi khơng chúc bạn thuận buồm xi gió”. Chẳng hạn:
“Trong các nhân vật nữ, có những người ưu tú, nhiều người được gọi là liệt
nữ. Nó là sự hiện thân của nguyên tắc tư tưởng tạo ra cảm hứng chủ đạo của tác
giả, có thể nói là nguyên tắc tính nữ hay thiên tính nữ” [2, tr.15].
“Thiên tính nữ trước hết là tinh thần của cái Đẹp và tất cả các nhân vật nữ

này đều đẹp mỗi người một vẻ” [2, tr.16].
“Thiên tính nữ trước hết là cái Đẹp, là tinh thần vị tha, đức hi sinh, là thiên
tính làm mẹ…, là hiện thân của sức sống phồn thực.” [2, tr.17].
Trong bài viết “Đường tới cỏ lau cỏ lau của Nguyễn Minh Châu”, tác giả
Chu Văn Sơn đăng trên Tạp chí văn học và tuổi trẻ, số 1 (103) - 2005 khi đề cập
đến vẻ đẹp mẫu tính cũng đã đưa ra khái niệm về thiên tính nữ : “Mẫu tính là phẩm
chất mẹ ở con người, trước hết là ở người nữ. Nó là bản năng sinh ra sự sống và
bản năng hi sinh cho sự sống”.
Tóm lại, thiên tính nữ là một hướng nghiên cứu rất mới của giới phê bình văn
học trong hai thập kỉ gần đây. Vì vậy, khi tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu của vấn đề,
ta chỉ có thể bước đầu tìm hiểu về khái niệm, những biểu hiện của thiên tính nữ
trong một số tác phẩm văn học hiện đại. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thiên tính nữ
trong những sáng tác thuộc lĩnh vực văn học trung đại Việt Nam vẫn chưa thật sự có
nhiều cơng trình nghiên cứu. Mặc dù đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu nhìn ở


8

góc độ giới tính trong thơ Nơm truyền bản Hồ Xuân Hương, “Truyền kỳ mạn lục” –
Nguyễn Dữ, “Cung oán ngâm khúc” – Nguyễn Gia Thiều, “Chinh phụ ngâm” –
Đặng Trần Cơn, và tác phẩm “Truyện Kiều” – Nguyễn Du…
Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu về giới, về thiên tính nữ trong văn học
trung đại Việt Nam là một hướng đi mới đầy thú vị cho những ai say mê tìm hiểu,
nghiên cứu văn học hiện nay. Ta có thể nghiên cứu những sáng tác của các tác giả
trung đại từ sau thế kỉ XVI như Nguyễn Dữ, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Gia
Thiều, Đặng Trần Côn, Nguyễn Du, thơ nơm truyền bản Hồ Xn Hương… Thế
nhưng, ngồi luận văn thạc sĩ “Thiên tính nữ trong thơ nơm truyền bản của Hồ
Xuân Hương” của Trần Thị Lệ ( ĐH Thái Ngun, 2012), vẫn chưa có cơng trình
nào nghiên cứu nhiều về các tác phẩm, tác giả trong thời kì văn học trung đại.
Tiếp tục kế thừa những cơng trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước,

trong luận văn này, người viết xin mạn phép được tìm hiểu những tác phẩm “Cung
oán ngâm khúc” – Nguyễn Gia Thiều, “Chinh phụ ngâm” – Đặng Trần Côn, và tác
phẩm “Truyện Kiều” – Nguyễn Du dưới góc nhìn mới – góc nhìn thiên tính nữ.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Về khoa học cơ bản, người viết muốn tìm hiểu, phân tích một cách có hệ
thống, khoa học những biểu hiện, đặc điểm về thiên tính nữ trong ba tác phẩm
“Cung oán ngâm khúc” – Nguyễn Gia Thiều, “Chinh phụ ngâm” – Đặng Trần Côn,
và tác phẩm “Truyện Kiều” – Nguyễn Du. Khơng chỉ trình bày một cách có hệ
thống về các biểu hiện của thiên tính nữ trên hai phương diện nội dung và nghệ
thuật trong các tác phẩm, người viết cịn tìm cách lí giải những ngun nhân, những
nhân tố ảnh hưởng đến các tác giả Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Cơn và Nguyễn
Du trong q trình sáng tác của mình.
- Về khoa học thực tiễn, ta nhận thấy, trong chương trình giảng dạy văn học ở
trường THCS và THPT, các tác phẩm “Truyện Kiều” - Nguyễn Du, “Cung oán
ngâm khúc” - Nguyễn Gia Thiều và “Chinh phụ ngâm khúc” - Đặng Trần Côn đều
là những sáng tác đặc sắc. Việc nghiên cứu ba tác phẩm này theo hướng tìm hiểu
mới sẽ đóng góp thêm một góc nhìn khoa học, nhân văn, tiến bộ nữa cho việc giảng
dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Từ đó, người viết muốn đưa việc học


9

văn, dạy văn ngày một “gần” hơn, thiết thực, bổ ích và gắn với thực tiễn cuộc sống
nhiều hơn.
Nhìn trên phương diện xã hội, đề tài đã phân tích những biểu hiện và lí giải
những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc ba tác giả nam viết về người phụ nữ với
cái nhìn của thiên tính nữ cịn là đóng góp quan trọng về việc bình đẳng giới, về
giới tính của con người – một vấn đề đang được xã hội hiện nay rất quan tâm. Thiết
nghĩ, đây cũng là mục đích rất quan trọng của đề tài này.
- Với những mục đích cụ thể trên, đề tài đã đặt ra cho người viết những nhiệm

vụ nghiên cứu rất cụ thể:
Thứ nhất, tìm hiểu, khảo sát, phân tích khoa học, cụ thể những biểu hiện thiên
tính nữ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Thứ hai, trên cơ sở so sánh, đối chiếu, người viết sẽ tìm ra một số điểm tương
đồng và khác biệt của ba tác phẩm về phương diện thiên tính nữ.
Thứ ba, lí giải những nguyên nhân, những nhân tố ảnh hưởng đến cái nhìn
đậm thiên tính nữ của ba tác giả nam Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Cơn và Nguyễn
Du.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành đề tài này, người viết đã sử dụng những phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này giúp người viết tìm ra
những cơ sở dữ liệu cụ thể, khoa học nhằm chứng minh cho bài viết. Khi dùng
phương pháp này, người viết sẽ tránh được lỗi võ đoán, suy luận thiếu cơ sở khi đưa
ra những nhận xét, đánh giá trong quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là thao tác chính trong bài viết. Đi từ
những cơ sở dữ liệu đã khảo sát, người viết tiến hành phân tích thật khoa học, cụ
thể, để từ đó sẽ rút ra những nhận định, kết luận cuối cùng thật khách quan, có giá
trị.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Việc tìm ra những điểm tương đồng và
khác biệt về nội dung và nghệ thuật nhìn từ góc độ thiên tính nữ sẽ giúp cho những
nhận xét, phân tích, đánh giá của người viết thuyết phục, có cơ sở khoa học hơn.


10

Ngồi ra, trong bài viết, người viết cịn so sánh ba tác phẩm “Chinh phụ ngâm”,
“Cung oán ngâm khúc” và “Truyện Kiều” với một số tác giả, tác phẩm cùng thời có
cùng đề tài viết về người phụ nữ dưới góc độ thiên tính nữ để có thể kết luận khách
quan về những đóng góp của ba tác giả Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn và

Nguyễn Du.
- Phương pháp liên ngành: Vấn đề thiên tính nữ trong văn học khơng chỉ dừng
lại ở lĩnh vực nghiên cứu văn học mà còn liên quan đến nhiều ngành khoa học xã
hội khác như: xã hội học, văn hóa học, tâm lí học, lịch sử…Vì vậy, người viết đã
vận dụng thao tác liên ngành trong bài viết. Đặc biệt là việc lí giải những nguyên
nhân, những nhân tố chi phối cái nhìn đậm thiên tính nữ của các tác giả nam khi
viết về nữ giới.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thiên tính nữ trong ba tác phẩm trên
phương diện tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
Như tên đề tài đưa ra, người viết xin được khảo sát tư liệu trên ba tác phẩm
“Truyện Kiều” - Nguyễn Du, “Cung oán ngâm khúc” - Nguyễn Gia Thiều và
“Chinh phụ ngâm khúc” - Đặng Trần Côn.
6. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, nội dung luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tìm hiểu khái niệm thiên tính nữ và những biểu hiện của thiên
tính nữ trong tác phẩm văn học. Từ đó, phân tích vấn đề thiên tính nữ trong văn học
trung đại Việt Nam nói chung và góc nhìn thiên tính nữ của các tác giả Nguyễn Du,
Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn trong các sáng tác “Truyện Kiều”, “Cung oán
ngâm khúc” và “Chinh phụ ngâm”.
Chương 2: Trên cơ sở lý luận từ chương 1, tác giả tiếp tục tìm hiểu, phân tích,
đánh giá những biểu hiện của thiên tính nữ qua cảm hứng sáng tác trong tác phẩm
“Chinh phụ ngâm” – Đặng Trần Cơn, “Cung ốn ngâm khúc” – Nguyễn Gia Thiều
và “Truyện Kiều” – Nguyễn Du. Từ đó, phát hiện, lí giải những điểm tương đồng và
khác biệt về nội dung của ba tác giả nam dưới góc nhìn thiên tính nữ.


11

Chương 3: Khơng chỉ tìm hiểu về nội dung mà ở chương 3 này, người viết

cịn nghiên cứu về hình thức nghệ thuật thể hiện thiên tính nữ trong ba tác phẩm
trên các phương diện về thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu. Từ đó sẽ đi đến phần kết
luận, đánh giá và nêu lên hướng nghiên cứu mở rộng của đề tài khoa học này.


12

Chương 1. KHÁI NIỆM THIÊN TÍNH NỮ VÀ VẤN ĐỀ
THIÊN TÍNH NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Khái niệm thiên tính nữ
1.1.1. Nhìn từ góc độ lý luận nhận thức
Thiên tính nữ là một khái niệm mới được đúc kết qua một số bài báo, nghiên
cứu của các tác giả như Đỗ Lai Thúy, Chu Văn Sơn, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn
Quang Huy… và một số bài phê bình văn học của các nhà văn nữ trong thời gian
gần đây.
Đỗ Lai Thúy đã cho rằng “Khởi thủy là đàn bà” khi lí giải các nhân vật nữ
trong truyền thuyết Việt Nam ( Mị Nương, Mị Châu, …) đều gắn với từ “mị” (nghĩa
là “đẹp”). Theo giáo sư, khởi thủy là phái đẹp, là nữ tính.
Trong bài nghiên cứu “Tơi khơng chúc bạn thuận buồm xi gió”, Hồng
Ngọc Hiến đã cho rằng: “Thiên tính nữ trước hết là cái Đẹp, là tinh thần vị tha, đức
hi sinh, là thiên tính làm mẹ…, là hiện thân của sức sống phồn thực”.
Nhà văn Chu Văn Sơn trong bài viết “Đường tới cỏ lau của nhà văn Nguyễn
Minh Châu” cũng đã nêu khái niệm về mẫu tính: “Mẫu tính là phẩm chất mẹ ở con
người, trước hết là ở người nữ. Nó là bản năng sinh ra sự sống và bản năng hi sinh
cho sự sống”.
Nguyễn Quang Huy khi tìm hiểu về tác phẩm “Mẫu thượng ngàn” – Nguyễn
Xuân Khánh lại cho rằng: “Nguyên lý tính Mẫu trước hết là tụng ca những phẩm
tính huyền diệu của người mẹ”.
Từ những khái niệm, định nghĩa trên, nhìn từ góc độ lý luận nhận thức, ta có
thể định nghĩa thiên tính nữ như sau:

Thứ nhất, đó là những biểu hiện thiên về tính nữ, mang vẻ đẹp của người phụ
nữ.
Thứ hai, đó là những vẻ đẹp, khả năng thiên bẩm của người phụ nữ.
Nói như thế có nghĩa là thiên tính nữ chính là thiên chức mà tạo hóa giao phó
cho những người phụ nữ để phân biệt với nam giới, để thế giới nhị nguyên này tồn


13

tại. Đó là phẩm chất dịu dàng, đảm đang, khéo léo, mềm mỏng, chịu thương chịu
khó, nhạy cảm tinh tế, lòng vị tha, bao dung, đức hi sinh …và cả khả năng sinh sản,
thiên chức làm mẹ.
Như vậy, nguyên lý tính mẫu, mẫu tính là một trong những biểu hiện của thiên
tính nữ. Hay nói khác đi, thiên tính nữ là một khái niệm theo nghĩa rộng chỉ những
nét tính cách, khả năng thiên bẩm của nữ giới nhằm phân biệt với nam giới.
1.1.2. Nhìn từ góc độ tác phẩm văn học
Nhìn ở góc độ tác phẩm văn học, ta thấy đã có rất nhiều tác phẩm văn học
Việt Nam viết về nữ giới (nam giới viết về nữ giới, nữ giới viết về giới mình).
Trong văn học trung đại, ngoài Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân
Hương, Diệu Liên, Lam Anh,… cịn có nhiều tác phẩm viết về nữ của các tác giả
nam như Phạm Thái, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Nguyễn Du, Nguyễn
Khuyến, Tú Xương,… Đặc biệt, hình ảnh người phụ nữ dưới cái nhìn về giới cũng
đã được các tác giả văn học giai đoạn thế kỉ XVIII, XIX nhìn nhận, đánh giá thấu
đáo, sâu sắc hơn. Các tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” - Đặng Trần Cơn, “Cung
ốn ngâm khúc” - Nguyễn Gia Thiều, “Truyện Kiều”- Nguyễn Du cũng không là
trường hợp ngoại lệ.
Tìm hiểu những sáng tác của nữ giới khi viết về giới mình dưới góc nhìn thiên
tính nữ, người viết nhận thấy đặc điểm nổi bật trong sáng tác của họ là tiếng nói
khẳng định vẻ đẹp bản thân ( vẻ đẹp nhan sắc, hình thể, tài năng, phẩm hạnh…).
Khơng chỉ thế, những sáng tác của nữ sĩ Hồ Xuân Hương cịn nêu bật lên tiếng nói

địi bình đẳng giới. Họ muốn được xã hội công nhận, trân quý, trọng dụng như
chính những người nam trong xã hội đương thời. Vì thế, khi viết về giới mình,
ngồi nỗi lịng đau đớn, xót xa trước những bi kịch đau khổ mà kiếp nữ nhi phải
gánh chịu do thời cuộc, xã hội chi phối, các tác giả nữ còn viết bằng cảm hứng ngợi
ca, tự hào, tự khẳng định giá trị bản thân mình.
Trong khi đó, những thi sĩ nam như Nguyễn Dữ, Nguyễn Gia Thiều, Đặng
Trần Cơn, Nguyễn Du,… cũng có những góc nhìn rất khác khi viết về phái nữ dưới
góc nhìn thiên tính nữ. Vì khác giới nên cảm hứng, cách cảm nhận, miêu tả, đánh
giá …của các tác giả nam về phái nữ, phái yếu cũng có nhiều điểm tương đồng và


14

khác biệt so với những sáng tác của chính nữ sĩ viết về giới mình. Góc nhìn thiên
tính nữ của nam nhi về phái nữ là góc nhìn đầy u thương, trân trọng, cảm thông,
say đắm, si mê, ….
Khi viết bằng cảm hứng yêu thương, trân quý người phụ nữ là lúc các tác giả
nam đang đứng về người phụ nữ để cảm thông, chia sẻ với những bi kịch cuộc đời
mà họ phải gánh chịu. Ngoài ra, các tác giả nam không chỉ phát hiện, ca ngợi vẻ đẹp
“thiên về tính nữ” của phái yếu mà cịn “bị lơi cuốn, bị hấp dẫn” đến “ham muốn
đắm say” bởi vẻ đẹp của phái thứ hai trong thế giới nhị nguyên này. Lúc này đây,
mắt nhìn của các thi nhân nam về người nữ là góc nhìn của người đàn ơng trước “vẻ
đẹp tuyệt đỉnh” của nữ giới. Vì vậy, vẻ đẹp hình thể, vóc dáng, tài năng, phẩm chất
của người phụ nữ khơng chỉ được nhìn nhận, đánh giá dưới góc nhìn phát hiện, ngợi
ca mà cịn rất mê đắm, gợi tình. Ham muốn nhục dục, ham muốn, “được thành
thực” (Văn Tâm) là khát vọng bản năng của người đàn ông trước sự hấp dẫn, gợi
tình của phái đẹp. Đọc những sáng tác của nam giới viết về phái đẹp, ta dễ dàng
nhận thấy sự khác biệt này trên góc nhìn thiên tính nữ.
Ngồi ra, khi viết về phái nữ, các tác giả nam không chỉ “đứng trên cao, đứng
bên ngồi” để viết về nữ giới mà cịn đứng ở vị trí “người trong cuộc” để cảm nhận,

thấu hiểu về phái đẹp. Và vì đứng ở vị trí “người trong cuộc” nên khi viết về phái
nữ, các thi sĩ nam cũng đã và đang viết về chính bản thân mình. Thuyết “mượn
giọng” trong nghệ thuật đã được vận dụng thật khéo léo dưới góc nhìn thiên tính nữ.
Mượn tiếng nói, tiếng lòng, tiếng tâm trạng của người nữ, các thi sĩ nam nhằm bộc
bạch, tỏ bày tâm tư, tình cảm, suy nghĩ và quan niệm sống của chính mình về thời
cuộc, về xã hội, về nhân tình thế thái….
Rõ ràng, góc nhìn thiên tính nữ của phái nữ viết về giới mình và phái nam viết
về phụ nữ có nhiều điểm tương tương đồng và khác biệt khi nhìn xem xét từ góc độ
lý luận nhận thức và góc độ tác phẩm văn học. Tuy nhiên, chính sự tương đồng và
khác biệt này đã tạo nên giá trị chung và đặc sắc riêng cho nền văn học dưới góc
nhìn mới – góc nhìn thiên tính nữ. Phần lý luận này sẽ được soi chiếu, minh chứng
rõ ràng trong đề tài Thiên tính nữ qua tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” – Đặng
Trần Cơn, “Cung ốn ngâm khúc” – Nguyễn Gia Thiều và “Truyện Kiều” –


15

Nguyễn Du.
1.2. Vấn đề thiên tính nữ trong văn học trung đại và vài nét về các tác giả.
1.2.1.Vấn đề thiên tính nữ trong văn học trung đại
1.2.1.1. Biểu hiện thiên tính nữ trong văn học trung đại
Như đã nói ở trên, tình hình lịch sử, văn hóa truyền thống, nền giáo dục Nho
học…là những nguyên nhân khiến văn học trung đại Việt Nam hiếm khi, ít khi viết
về thiên tính nữ. Chỉ vài gương mặt nữ tiêu biểu viết về giới mình như Bà huyện
Thanh Quan, Đồn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương… Cùng với đó là một số tác giả
nam cũng viết về người phụ nữ dưới cái nhìn về giới, về thiên tính nữ như Nguyễn
Dữ, Phạm Thái, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,
Tú Xương…
Soi vào khái niệm thiên tính nữ trên, ta có thể thấy được biểu hiện tính nữ
trong văn học trung đại thể hiện rõ ở các phương diện sau:

Vẻ đẹp hình thể là sự phân biệt đầu tiên của phụ nữ và nam giới. Nếu nam
giới được miêu tả với vóc dáng “Râu hùm, hàm én, mày ngài – Vai năm tấc rộng
thân mười thước cao”, là dáng cây tùng, cây bách đứng vững giữa phong ba bão táp
nhằm “xoay chuyển càn khơn”, “tung hồnh ngang dọc” thì phụ nữ lại tượng trưng
cho phái đẹp, phái yếu. Đó là vóc hạc mình mai, liễu yếu đào tơ, yểu điệu thục nữ,
với tài “cầm, kì, thi, họa”; thêu, thùa, may, vá; cơng, dung, ngơn, hạnh…
Bên cạnh vẻ đẹp hình thể, tài năng thì phẩm chất, tính cách của người phụ nữ
đã góp phần thể hiện thật rõ thiên tính nữ. Đó là sự dịu dàng, thùy mị, nết na; là
cách sống nhạy cảm, tinh tế, giàu tình u thương; là lịng vị tha, nhân hậu, sẵn sàng
hi sinh vì người khác; hay lịng thủy chung son sắt, ln cam chịu nhẫn nhịn…Tất
cả những biểu hiện ấy đã tạo nên tính cách rất độc đáo, riêng biệt ở nữ giới.
1.2.1.2. Các tác giả nam viết về nữ giới trong văn học trung đại
Trước thế kỉ XVI, có rất ít tác phẩm viết về nữ giới. Và cũng có khơng nhiều
những sáng tác của các tác giả nam viết về người phụ nữ. Để lí giải điều này, ta có
thể tìm hiểu từ sự chi phối của tư tưởng Nho học. Theo quan niệm Nho giáo, những
định kiến “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, nam nhi phải gánh vác trọng trách
“Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” đã khiến cho hình ảnh nữ nhi trong cuộc sống và


16

trong văn học xuất hiện vơ cùng nhạt nhịa. Thêm vào đó, văn học trung đại giai
đoạn này mang tính quy phạm rất chặt chẽ. Trên phương diện đề tài, tác phẩm văn
học chỉ xoay quanh hai vấn đề chính: “Thi dĩ ngơn chí”, “Văn dĩ tải đạo”… Thực tế
cho thấy, nếu có hình ảnh nữ nhi xuất hiện trong sáng tác của các tác giả nam thì chỉ
là hình ảnh mờ nhạt, ít ý nghĩa. Thậm chí, nữ nhi chỉ là đối tượng, phương tiện để
các tác giả nam thuyết giáo đạo đức, lí lẽ.
Sang thế kỉ XVI, lịch sử phong kiến Việt Nam có nhiều biến động thăng trầm
lớn: Lê – Mạc nội chiến, nạn ngoại xâm phương Bắc liên miên. Đáng nói nhất là
giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - XIX, khi phân tranh giữa đàng trong – đàng ngoài với

hai thế lực của chúa Nguyễn – vua Lê chúa Trịnh, rồi các cuộc khởi nghĩa nông dân
xảy ra khắp mọi nơi mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn dẹp yên quân Thanh xâm
lược để thống nhất đất nước. Chẳng bao lâu, nhà Tây Sơn cũng sụp đổ. Năm 1802,
Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, củng cố lại vương triều phong kiến đang ở giai
đoạn cuối cùng của sự mục ruỗng, suy vi. Như vậy, chỉ trong vài thế kỷ, đã có rất
nhiều triều đại sụp đổ và dựng lên một cách nhanh chóng. Có thể thấy, xã hội loạn
lạc, mục nát; mọi quan hệ đạo đức suy đồi, thối rữa…Chính đặc điểm lịch sử đầy
biến động này đã chi phối làm thay đổi diện mạo văn học giai đoạn này. Hình ảnh
người phụ nữ được quan tâm thật chu đáo với nhiều nguồn cảm hứng khác nhau:
khi ngợi ca, trân trọng; lúc đau đớn, xót xa, phẫn uất, căm giận…
Điều đáng ghi nhận của các tác giả nam viết về nữ giới ở giai đoạn này là họ
đã có cái nhìn thật tiến bộ, mới mẻ và đầy tinh thần nhân đạo. Đặc biệt, cái nhìn
bằng con mắt nam giới, bằng định kiến Nho gia đã có nhiều sự thay đổi. Thậm chí
có nhiều tác giả nam viết về nữ giới dưới góc nhìn tiến bộ của thiên tính nữ. Thể
hiện rõ nhất là ở các sáng tác Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Nguyễn Du,
Nguyễn Khuyến, Tú Xương…
1.2.2. Vài nét về tác giả Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều và Nguyễn Du
1.2.2.1. Thân thế, sự nghiệp
Đặng Trần Cơn (1710?-1750?), hiệu là Bính Trì, người làng Nhân Mục, tên
nơm là làng Mọc, huyện Thanh Trì, trấn Sơn Nam, nay thuộc xã Nhân Chính, quận
Đống Đa, Hà Nội. Chưa rõ năm sinh năm mất nhưng Đặng Trần Côn sống ở nửa


17

đầu thế kỉ XVIII. Bản thân ông là người chăm học, từng thi đỗ Hương cống nhưng
thi Hội hỏng. Từng được bổ chức làm Tri huyện Thanh Oai và làm đến chức Ngự
sử đài Chiếu khám.
Đặng Trần Côn là người hào phóng, thích uống rượu, làm thơ,... Thơ của ơng
trau chuốt, bóng bẩy, đi sâu vào khai thác tình cảm, tìm hiểu nỗi lịng trắc ẩn, phức

tạp, sâu kín của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Đương thời, thơ ông được các
sĩ tử đương thời rất yêu mến và ra sức học hỏi.
Ngoài tác phẩm “Chinh phụ ngâm”, ơng cịn có những bài thơ khác như: “Tiêu
tương bát cảnh”, “Trương Hàn tư thuần lô”, “Trương lương bố y”, “Khấu môn
thanh”,…“Chinh phụ ngâm” là tác phẩm thơ chữ Hán đặc sắc của ông. Tác phẩm
được viết theo thể trường đoản cú, gồm 476 câu thơ và đã được nhiều dịch giả dịch
sang chữ Nơm như Phan Huy Ích, Đồn Thị Điểm, ...
Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798), ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện
Siêu Loại, phủ Thuận Thành, trấn Kinh Bắc (Bắc Ninh). Ông xuất thân trong một
gia đình quyền q, thuộc dịng dõi q tộc:ơng nội Nguyễn Gia Thiều là Nguyễn
Gia Châu – một võ tướng tài ba, thông kinh sử lược; cha là Nguyễn Gia Cư – một
võ quan cao cấp được phong tước hầu; ông ngoại là chúa Trịnh Cương, mẹ là quận
chúa Quỳnh Liên.
Năm 6 tuổi, Nguyễn Gia Thiều được vào phủ chúa học. Năm 18 tuổi, giữ chức
Hiệu úy, quản Trung mã tả đội. Sau đó làm chỉ huy Thiêm sự, Tổng binh ở Hưng
Hóa. Ơng được chúa Trịnh tin dùng, đươc phong là Ôn Như Hầu.
Năm 1789, Nguyễn Huệ đánh thắng quân Thanh, lập triều Tây Sơn, Nguyễn
Gia Thiều từng được mời ra làm quan cho nhà Tây Sơn nhưng ông cáo bệnh từ
chối, về ở ẩn tại quê nhà gần 10 năm sau đó, thọ 57 tuổi.
Nguyễn Gia Thiều là một võ quan, nhưng lại có hiểu biết sâu rộng trên các
lĩnh vực văn học, sử học, triết học, âm nhạc , hội họa , kiến trúc, mĩ thuật…
Tìm hiểu về hồn cảnh gia đình và xã hội, ta thấy, từ bé cho đến lớn, Nguyễn
Gia Thiều đã được sống trong cảnh “cung vàng điện ngọc”, giàu sang và quyền lực.
Đây là những năm tháng Nguyễn Gia Thiều chứng kiến cuộc sống xa hoa lãng phí
của chốn cung đình. Ơng cũng có cơ hội chứng kiến những số phận gian truân , bi


18

đát của những người cung nữ. Vì thế, khơng chỉ hiểu sâu sắc về thân phận, hoàn

cảnh của người cung nữ, ơng cịn phát hiện, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của
kiếp “liễu yếu đào tơ”. Đặc biệt, cả những bi kịch đớn đau mà các nàng phải gánh
chịu cũng được ông thấu hiểu, miêu tả thật tỉ mỉ, tường tận trong sáng tác của mình.
Về văn chương, ngồi tập thơ chữ Hán là “Ôn Như thi tập” (khoảng 1000 bài
nhưng bị thất truyền), ơng cịn có những sáng tác bằng chữ Nơm như: “Cung ốn
ngâm khúc”, “Tây Hồ thi tập” và “Tứ trai thi tập”…
Trong đó, “Cung ốn ngâm khúc” là tác phẩm xuất sắc nhất của Ôn Như
Nguyễn Gia. Tác phẩm được viết theo thể thơ song thất lục bát, gồm 356 câu thơ.
Tác phẩm viết về đề tài người cung nữ, cung oán trong xã hội phong kiến – một đề
tài rất phổ biến trong văn học bác học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII.
Có thể thấy, Nguyễn Gia Thiều là một trong những nhà thơ tài hoa của dân
tộc. Cũng như con người, thơ của ơng ln có sự kết hợp hài hịa giữa thi ca, nhạc
họa, triết học…Ngoài ra, mỗi tác phẩm của ông được xem là sự “lắng đọng” đẹp
nhất của một tâm hồn thẩm mỹ.
Nguyễn Du (1765 -1820), sinh tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, hiệu là
Thanh Hiên. Bản thân ơng xuất thân trong một gia đình thuộc dịng dõi quyền quý:
cha là Nguyễn Nghiễm – từng giữ chức Tể tướng trong triều đình Lê – Trịnh. Mẹ là
Trần Thị Tần.
Tuổi thơ Nguyễn Du chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh. Năm 13 tuổi, Nguyễn Du
trở thành đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải đến sống với người anh cùng cha khác
mẹ là Nguyễn Khản.
Không chỉ thế, Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong thời đại nhiều biến cố,
thăng trầm nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam. Chỉ trong vịng mấy mươi năm
ngắn ngủi, đã có rất nhiều triều đại được dựng lên và sụp đổ một cách nhanh chóng.
Vì thế, con đường cơng danh, hoạn lộ của họ Nguyễn gặp rất nhiều trắc trở, có
khoảng thời gian dài ông phải sống thiếu thốn, chật vật ở nông thôn.
Sinh thời, Nguyễn Du là người thông minh, học giỏi, có kiến thức sâu rộng:
ơng học Nho học nhưng sách Phật học, Lão học đều có đọc, văn chương kim cổ
Trung Hoa đều biết. Bản thân ông cũng là người tài hoa, phong lưu.



19

Về sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Du được mệnh danh là “đại thi hào” của dân
tộc. Ông để lại một khối lượng sáng tác đồ sộ bằng chữ Hán và chữ Nôm như:
“Thanh Hiên thi tập”, “Nam Trung tạp ngâm”, “Bắc hành tạp lục”, “Văn chiêu
hồn”, “Truyện Kiều”…
Trong đó,“Truyện Kiều” được xem là tác phẩm thơ xuất sắc nhất của nền văn
học Việt Nam. Mặc dù được sáng tác trên cở sở cốt truyện của tiểu thuyết chương
hồi Trung Quốc “Kim Vân Kiều truyện” nhưng Nguyễn Du đã sáng tạo trên một
cảm hứng mới và một hình thức nghệ thuật vô cùng độc đáo, đặc sắc.Tác phẩm gồm
3254 câu thơ, được viết bằng chữ Nôm theo thể thơ lục bát của dân tộc.
1.2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề thiên tính nữ trong sáng tác của
Đặng Trần Cơn, Nguyễn Gia Thiều và Nguyễn Du.
Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Cơn và Nguyễn Du có nhiều điểm khá tương
đồng về thân thế, cuộc đời. Chính những đặc điểm ấy đã phần nào ảnh hưởng rất
lớn đến cảm hứng thiên tính nữ trong sáng tác của các tác giả trên.
Thứ nhất, cả Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn và Nguyễn Du đều sống
trong cùng một thời đại lịch sử: giai đoạn nửa sau thế kỉ XVIII. Có thể thấy rằng: đó
là một giai đoạn đầy sóng gió, bão tố của đất nước. Chưa bao giờ trong xã hội
phong kiến Việt Nam lại trở nên mục ruỗng, thối nát, suy vi đến như thế: chiến
tranh liên miên; đất nước loạn lạc; đói kém khắp mọi nơi, vua chúa, quan lại chỉ lo
ăn chơi hưởng lạc, tranh giành quyền lực, loại trừ lẫn nhau; dân nghèo bị áp bức,
bóc lột cùng cực, khơng thiếu lời ca oán, than thở; binh sĩ bỏ chiến trường, bỏ quân
ngũ; mọi quan hệ đạo đức chuẩn mực của Nho gia đều bị đạp đổ… Vì xã hội đầy
biến động và bất ổn như thế nên đã khiến cho cả triều đình lẫn thơn xóm, từ cơng
nương q tộc đế người bình dân nghèo khổ cảm thấy hãi hùng, bế tắc, lo lắng
khơng n.
Chính vì xã hội loạn lạc, nội chiến liên miên, mọi quan hệ đạo đức bị xáo trộn
đến mục ruỗng khiến cho hình ảnh người quân tử giai đoạn này hiện lên thật mờ

nhạt. Ngoài những sáng tác của Nguyễn Cơng Trứ, hình ảnh người trai thời kì này
khơng cịn được vẽ lên bằng tầm vóc của vũ trụ, của tư thế “Hồnh sóc giang san
kháp kỉ thu – Tam qn tì hổ khí thơn ngưu”(Phạm Ngũ Lão) như thời Trần, thời


×