Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Thơ chữ hán nguyễn du thực và mộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.31 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

NGƠ THỊ THANH TÂM

THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU
- THỰC VÀ MỘNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

NGƠ THỊ THANH TÂM

THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU
- THỰC VÀ MỘNG
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số
: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.LÊ THU YẾN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012



LỜI TRI ÂN
Tơi xin trân trọng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Lê Thu Yến,
người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện
luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, q Thầy Cơ khoa Ngữ Văn, Phòng Sau Đại học và
Thư viện trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh, Thư viện Khoa học Xã hội đã hỗ trợ cho tôi trong việc tra cứu tài liệu để
thực hiện luận văn.

Kính gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người thân đã ln
quan tâm, động viên và giúp đỡ để tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 4 năm 2012
Ngô Thị Thanh Tâm


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 8
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 9
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 10
7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 10
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................... 12
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..................................................................... 12
1.1. Thời đại Nguyễn Du ......................................................................................... 12

1.1.1. Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng ............................................ 12
1.1.2. Sự bùng nổ của phong trào nông dân khởi nghĩa ...................................... 14
1.1.3. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa...................................................... 17
1.2. Gia thế và cuộc đời Nguyễn Du ....................................................................... 19
1.2.1. Gia thế Nguyễn Du .................................................................................... 19
1.2.2. Cuộc đời Nguyễn Du ................................................................................. 20
1.3. Thơ chữ Hán Nguyễn Du ................................................................................. 22
1.3.1. Thanh Hiên thi tập ..................................................................................... 23
1.3.2 Nam Trung tạp ngâm .................................................................................. 25
1.3.3 Bắc hành tạp lục ......................................................................................... 26
1.4. Quan niệm về thực và mộng ............................................................................. 28
1.4.1. Quan niệm về thực .................................................................................... 28
1.4.2 Quan niệm về mộng .................................................................................... 30
Chương 2. CÕI THỰC VÀ CÕI MỘNG TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU 35
2.1.Cõi thực trong thơ chữ Hán Nguyễn Du ........................................................... 35
2.1.1. Hiện thực đời sống xã hội.......................................................................... 35
2.1.2. Hiện thực đời sống bản thân ...................................................................... 53
2.2. Cõi mộng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du ........................................................ 60


2.2.1. Cõi mong ước ............................................................................................ 60
2.2.2. Cõi hư ảo ................................................................................................... 69
Chương 3. TƯƠNG QUAN GIỮA THỰC VÀ MỘNG TRONG THƠ CHỮ HÁN
NGUYỄN DU .......................................................................................... 80
3.1. Từ thực đến mộng ............................................................................................ 80
3.1.1. Từ lý tưởng xả thân cống hiến đến thất vọng chán chường ...................... 80
3.1.2. Từ thực tế đời sống lang bạt đến mong ước viễn vông ............................. 84
3.1.3. Từ khủng hoảng tâm lý đến trốn chạy vào mộng ...................................... 86
3.2. Từ mộng trở về thực ......................................................................................... 89
3.2.1. Bước ra từ cõi mộng .................................................................................. 89

3.2.2. Trở về với cõi thực .................................................................................... 94
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 101
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 104


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Bên cạnh tuyệt tác Truyện Kiều, thơ chữ Hán Nguyễn Du đã và đang được
quan tâm một cách xứng đáng. Bởi những áng thơ chữ Hán Nguyễn Du quả là “mới
lạ, độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ơng cha ta” cũng như so với mấy
ngàn năm thơ chữ Hán của Trung Quốc. [23;tr.7]. “Về phương diện kết tinh nghệ
thuật, thơ chữ Hán Nguyễn Du đã đạt đến trình độ cổ điển, đỉnh cao của nền văn
học trung đại Việt Nam” [2;tr.11].
Trong khoảng mấy mươi năm trở lại đây, việc nghiên cứu thơ chữ Hán
Nguyễn Du đã đạt được những thành tựu cơ bản trên nhiều phương diện: sưu tầm,
dịch thuật, giới thiệu, nghiên cứu giá trị nội dung, đặc điểm nghệ thuật và những
đóng góp của tài năng thơ chữ Hán Nguyễn Du đối với sự nghiệp phát triển văn học
dân tộc… Nhưng hãy cịn đó nhiều vấn đề chưa được khơi mở hết bởi “về tư tưởng,
thơ chữ Hán của Nguyễn Du như một khối trầm tích lớn, phần chìm của tảng băng
trơi” [2;tr.11]. Do đó, những áng thơ trác tuyệt ấy còn “ẩn chứa một tiềm năng vô
tận về ý nghĩa” [23;tr.7].
1.2. Đối với việc nghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du, còn nhiều hướng khai
thác thú vị, hấp dẫn đang chờ đợi, “khiêu khích” những người say mê nghiên cứu
khoa học. Vì lẽ đó, tuy đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu lớn nhỏ khác nhau về
thơ chữ Hán Nguyễn Du nhưng chúng tôi vẫn thiết tha muốn góp phần vào hành
trình khám phá thế giới thi ca rộng lớn và độc đáo ấy.
Nếu như ở Truyện Kiều, tâm tình Nguyễn Du được bộc lộ gián tiếp, được ánh
xạ qua sự kể chuyện khách quan thì thơ chữ Hán được xem là nơi giải bày trực tiếp
tấm lịng của ơng, ghi dấu trung thành những sự biến trong cuộc đời thăng trầm của
nhà thơ. Theo ý kiến của Nguyễn Huệ Chi thì “Nguyễn Du khơng phải là con người

hành động mà là con người tư tưởng”. Và “trong con người Nguyễn Du đã luôn
luôn xảy ra những cuộc xung đột – một bên là tư tưởng chính thống của nhà thơ,
một bên là hiện thực chói chang, sừng sững” [12;tr.59].


Trên đây là những cơ sở bước đầu giúp người viết phân tách thơ chữ Hán
Nguyễn Du thành hai mảng thực và mộng, định hướng cho đề tài. Đọc thơ chữ Hán
Nguyễn Du, khơng khó để nhận thấy sự tồn tại đồng thời của hai thế giới nghệ
thuật. Một thế giới thực với những miêu tả, phản ánh cụ thể và xúc động về cuộc
sống xã hội - con người xung quanh nhà thơ. Một thế giới khác - vô hình - tồn tại
song song, đơi khi hịa lẫn vào thế giới thực. Đó là thế giới của những giấc mơ, của
mong ước, của mộng mị…
Nguyễn Du không thể xao lãng với “những điều trông thấy”. Với “Con mắt
trông thấy sáu cõi, tấm lịng nghĩ suốt nghìn đời” Nguyễn Du đã đưa vào thơ chữ
Hán mọi vang vọng của cuộc đời, tạo nên một bức tranh hiện thực rộng lớn và sinh
động. Song song với bức tranh hiện thực ấy, Nguyễn Du có cả một thế giới mộng
ảo. Con người thơ vốn thâm trầm, kín đáo và nội tâm ấy đã tự tìm cho mình một thế
giới riêng tây. Hoặc thả hồn theo những giấc chiêm bao, hướng mình về q khứ
với cảm hứng hồi cổ, hoặc đắm mình trong những suy tưởng về cuộc đời hư ảo…
Chính nhà thơ cũng tự thấy mình là người hay sống trong mộng mị như bạn ông
từng nhận xét:
Tri giao quái ngã sầu đa mộng

(Ngẫu đề)

(Bạn bè thân thiết lấy làm lạ rằng sao ta hay sầu mộng)
Một bài viết của Mai Quốc Liên “Chín hướng tiếp cận Nguyễn Du: Nhìn lại
và đi tiếp” đã gợi mở cho chúng tôi mạnh dạn nâng đề tài lên một tầm mới. Từ sự
biểu hiện của hai thế giới thực – mộng nêu bật lên tư tưởng nhân văn trong sáng
tác của Nguyễn Du.

Đề tài “Thơ chữ Hán Nguyễn Du - thực và mộng” xứng đáng là một đối
tượng nghiên cứu chuyên sâu có hệ thống.
1.3. Đề tài “Thơ chữ Hán Nguyễn Du - thực và mộng” thực sự đã gây hứng
thú cho cá nhân người viết ngay từ những buổi đầu tập hợp tư liệu. Điều đó đã trở
thành động lực trong suốt q trình người viết thực hiện đề tài.
Tất cả những điều nói trên chính là lý do chúng tơi lựa chọn đề tài “Thơ chữ
Hán Nguyễn Du - thực và mộng”.


2. Lịch sử vấn đề
Sáng tác chữ Hán của Nguyễn Du không thật sự đồ sộ về khối lượng nhưng có
vị trí đặc biệt quan trọng trong di sản văn học và văn hóa dân tộc. Việc nghiên cứu
thơ chữ Hán Nguyễn Du nói chung đã và đang phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu.
Người viết chỉ chú ý điểm qua những cơng trình nghiên cứu từ sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945. Sau đây là một số bài viết, cơng trình nghiên cứu có đề cập
hoặc có liên quan trực tiếp đến đề tài: Thơ chữ Hán Nguyễn Du- thực và mộng.
Hoài Thanh khám phá thế giới thơ chữ Hán Nguyễn Du bằng việc đi tìm
"Tâm tình Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán"(1960): “Một điều rất rõ là
Nguyễn Du đã viết dưới sự thôi thúc của những nỗi niềm khơng nói ra được”
[12;tr.33]. Những ý kiến của Hoài Thanh đã thể hiện được quan điểm của Nguyễn
Du về hiện thực. Trong lòng Nguyễn Du ln ln có điều bất nhẫn chính vì nhà
thơ “nhìn rõ những cảnh giàu sang, cảnh cực khổ chen lẫn nhau, đối lập nhau”
[12;tr.37]. Nhận xét về cái nhìn của Nguyễn Du đối với cuộc đời, Hồi Thanh cho
rằng đó “rõ ràng là một cái nhìn rất bi đát và đầy phẫn uất đối với cuộc đời thời
bấy giờ, chắc chắn không phải ở riêng cuộc đời ở Trung Quốc mà ở khắp mọi nơi”
[12;tr.40]. Và Hoài Thanh đi đến kết luận “…thái độ Nguyễn Du rõ ràng, tình cảm
Nguyễn Du chân thành, sâu sắc. Thơ Nguyễn Du do đó có giá trị hiện thực rất cao,
có sức rung cảm mãnh liệt. [12;tr.41]. Sau khi nhận xét về thái độ của Nguyễn Du
đối với các triều đại, Hoài Thanh khẳng định điều rõ ràng là Nguyễn Du khơng
bằng lịng với tồn bộ cuộc đời lúc bấy giờ. Điều đó cũng có nghĩa ơng cho rằng

Nguyễn Du bất đắc chí, phủ nhận thực tại.
Năm 1965, cuốn “Thơ chữ Hán Nguyễn Du”, một cơng trình nghiêm túc và
giá trị ra mắt đúng vào dịp kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du. Trong phần giới
thiệu của cuốn sách tái bản (1978), Trương Chính nhận xét: thơ chữ Hán Nguyễn
Du “bài nào cũng chứa đựng một lời tâm sự” và “bộc lộ thái độ sống của ơng một
cách rõ nét”. Trương Chính cũng cho biết trong sáng tác của Nguyễn Du, từ Truyện
Kiều, Văn tế chiêu hồn cho đến thơ chữ Hán, “điều nổi bật là nhà thơ rất gần gũi


với những người nghèo khổ, bị ô nhục trong xã hội cũ, và có một cái nhìn hiện thực
đối với xã hội, đối với giai cấp thống trị thời đại ơng” [48;tr.17-18].
Theo Trương Chính, Nguyễn Du ít có dịp viết những bài thơ có tính hiện thực
cho đến khi được đi sứ: “Mãi đến khi bước chân sang đất người, lịng thảnh thơi,
nhẹ nhõm hơn được một tí, ơng mới tả những cảnh bất cơng trong xã hội.”
[48;tr.27].
Đồng tình với ý kiến của Hoài Thanh, Mai Quốc Liên khẳng định: “Cảm hứng
nhân đạo chủ nghĩa của Nguyễn Du không phải là cảm hứng về một số phận riêng
biệt, nó đồng thời cũng là cảm hứng về thời đại, về nhân loại” [12;tr.128]. Mai
Quốc Liên cũng không quên ghi nhận rằng ảnh hưởng sâu sắc của bậc “thiên cổ văn
chương” Đỗ Phủ đã “dẫn Nguyễn Du đến con đường lớn của chủ nghĩa hiện thực”.
Đến với thơ chữ Hán Nguyễn Du, Xuân Diệu cảm nhận đó là một “buổi chiều
thu xa xám” và “Buổi chiều đó là xã hội phong kiến ở Việt Nam, ở Trung Quốc
phản ánh trong tâm hồn Nguyễn Du” [12,tr.50]. Xuân Diệu cũng thật tinh tế khi
nhận xét rằng ở một số bài thơ Nguyễn Du đã tả chân thực tựa như “đã đặt ngón tay
vào tận trong vết thương lở loét của xã hội” [12,tr.52]. Để rồi “Bản thân Nguyễn
Du đã đem cái bệnh thời đại làm cái bệnh của chính mình, mâu thuẫn xã hội trong
thời đại mình khơng giải quyết được, khơng biết cách thế nào mà giải quyết, tích lại
thành một tâm hồn u uất trong tâm hồn riêng ” [12;tr.45].
Điều đặc biệt ở Nguyễn Du là ơng “có những thái độ, tư tưởng ngược lại với
giai cấp xuất thân của mình, nhiều điểm phù hợp với quyền lợi của đông đảo nhân

dân lao động. Và cũng nhờ thế mà trên nhiều vấn đề Nguyễn Du có được cái nhìn
thấu đến bản chất của hiện thực, nêu lên được sự thật có giá trị lâu dài”.
[12,tr.119]. Nhận xét này được Đào Xuân Quý nêu ra trong bài nghiên cứu
“Nguyễn Du trong những bài thơ chữ Hán”. Tác giả bài nghiên cứu đã chỉ ra
chính cuộc đời cơ cực của Nguyễn Du khiến cái nhìn của nhà thơ đối với xã hội
cũng khác hẳn cái nhìn của những người quyền quý lúc bấy giờ.
Nguyễn Huệ Chi với bài viết " Nguyễn Du và thế giới nhân vật trong thơ chữ
Hán" đã nêu lên tương đối đầy đủ những kiểu nhân vật xuất hiện trong thơ của Tố


Như: hình ảnh tự hoạ của chính tác giả, những con người có số phận cơ cực hẩm hiu
và các nhân vật lịch sử. Nguyễn Huệ Chi nhận ra bên trong con người Nguyễn Du
luôn xảy ra những cuộc xung đột – “một bên là tư tưởng chính thống của nhà thơ,
một bên là hiện thực chói chang, sừng sững” [12;tr.59]. Và, một cách không tự
giác, Nguyễn Du đã tiến đến vạch ra được những đặc trưng bản chất của cái xã hội
thời ơng. Đó chính là “sự chà đạp lên mọi nhân phẩm, sự tha hóa của mọi tính
cách, sự tan vỡ của mọi giá trị cao đẹp nhất”. [12,tr.72]. Nguyễn Huệ Chi dành sự
quan tâm đến cảm hứng khác của Nguyễn Du là: “Xót thương cho một loại người có
tài và có tình” [12,tr.71]. Nguyễn Huệ Chi đã chứng minh dù viết về đối tượng nào
đi chăng nữa thì thi phẩm của Nguyễn Du vẫn thấm nhuần một chủ nghĩa nhân đạo
cao cả.
Trong luận án “Nguyễn Du và Đỗ Phủ - những tương đồng và dị biệt về tư
tưởng nghệ thuật” của Hồng Trọng Quyền có một nhận xét đáng lưu ý: “Từ
những ám ảnh về thân phận con người đau khổ, bất hạnh, từ những nghịch lý của
con người nhân văn, và đặc biệt từ nỗi tuyệt vọng vô bờ về xã hội đã chi phối mãnh
liệt cái nhìn của nhà thơ về xã hội và tự nhiên” [34,tr.158]. Hoàng Trọng Quyền
nhấn mạnh “cảm quan hiện thực” của Nguyễn Du trong sáng tác chữ Hán, thể hiện
ở hai khía cạnh của “cái nhìn hiện thực” là “cái nhìn từ những nghịch lý” và “cái
nhìn chiều kích”.
Chú ý đến mặt trữ tình – nền tảng của thế giới mộng ảo trong thơ chữ Hán

Nguyễn Du, Nguyễn Huệ Chi đã nhận xét: “Thơ chữ Hán Nguyễn Du chủ yếu là
những vần thơ tâm tình”; “Thơ chữ Hán khắc họa cái hình ảnh trữ tình của chính
Nguyễn Du, một hình ảnh rất động trước mọi biến cố của cuộc đời” [12;tr.57].
Nguyễn Lộc trong cuốn “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết
thế kỷ XIX” có những nhận định xác đáng về tâm sự của Nguyễn Du trong thơ chữ
Hán: “Buồn thương như một tiếng đàn réo rắt, não nuột vang lên trong hầu hết các
thi phẩm của ông” [25,tr.304]. Qua phân tích kết hợp với việc bàn luận về thái độ
phức tạp của Nguyễn Du đối với các triều đại kế tiếp lúc bấy giờ, Nguyễn Lộc kết


luận “Chính vấn đề cuộc đời mới là trung tâm những suy nghĩ day dứt của nhà thơ ”
[25;tr.319].
Qua phân tích một số bài thơ ở cả ba tập thơ của Nguyễn Du, Nguyễn Huệ Chi
đã đi đến khẳng định trong thơ chữ Hán xuất hiện “hình tượng một con người đi
trong bóng đêm dày đặc, hãi hùng, bị gió lạnh dồn cả vào mình, và cứ mong cho
chóng sáng mà không thấy sáng, thật đã phản ánh đúng cái cảm nghĩ tuyệt vọng
của Nguyễn Du về sự mất phương hướng” [12;tr.65]. Đó là cảm hứng bi thiết của
Nguyễn Du về sự mong manh của đời người, của số phận. Tác giả Nguyễn Huệ Chi
nhận thấy đâu đó trong thơ Nguyễn Du “một tiếng nói sâu thẳm về cái thế giới ảo
cảnh làm ta nhức nhối, nhưng cũng có sức cuốn hút lạ lùng” [12;tr.61].
Trương Chính nhận ra ở Nguyễn Du tâm sự của người bất đắc chí: “Ơng cảm
thấy như người đi trong đêm tối mù mịt, trơ trọi một thân trên con đường xưa cũ,
gió lạnh” [48,tr.43-44].
Xét về phương diện nghệ thuật, cơng trình nghiên cứu đáng lưu ý là cuốn
“Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du” của Lê Thu Yến. Cơng trình này
tiến hành những khảo sát cụ thể, những chất liệu minh họa và phân tích phạm trù:
hình ảnh con người nghệ thuật, khơng gian và thời gian nghệ thuật. Qua đó, tác giả
Lê Thu Yến nhận thấy: “có rất nhiều Nguyễn Du trong một Nguyễn Du”. Thấp
thoáng trong lời thơ là: “Nguyễn Du với nỗi đau nhân thế”, “những lo âu vụt vặt đời
thường, và mập mờ giữa các lằn ranh của tâm trạng là những dự định nhập cuộc

không thành, những bước đi tự tìm mình khắc khoải” [58;tr.57].
Ở hình tượng “Con người lãng mạn”, Lê Thu Yến thật xác đáng khi nhận diện
chân dung Nguyễn Du trong mối quan hệ với những mong ước và giấc mộng: “đau
khổ buồn hận con người gửi cả vào trong giấc mộng. Chìm vào hư ảo để quên thực
tại đau buồn”. “Mộng nào cũng to lớn, nặng trịch: mộng mây xanh […], mộng gác
vàng […],mộng cỏ bờ ao […], mộng lấy lá chuối giấu hươu[…]… Và “Mộng đến
có thể an ủi con người trong phút giây. Mộng đi tâm sự càng trở nên nặng nề hơn”.
[58;tr.72-73]. Con người lãng mạn ấy mơ ước thật nhiều nhưng thất bại cũng nặng
nề, suốt đời âm thầm lao vào những cuộc kiếm tìm nhưng chưa bao giờ đi đến đích.


Một số nhà nghiên cứu đã có đề cập đến Nguyễn Du với những nỗi niềm riêng
tây, những mong ước. Nguyễn Lộc cũng có chú ý đến “mấy bài thơ có tính cách ẩn
dật, thốt ly và hưởng lạc” [25;tr.304] trong mảng sáng tác của Nguyễn Du giai
đoạn về sống ở quê nhà, nhưng Nguyễn Lộc khẳng định đó chỉ là ao ước của riêng
nhà thơ chứ thật ra “ông vẫn không tránh khỏi cái buồn muôn thuở” [25;tr.305].
Với tâm sự buồn thương, “những ý nghĩ tiêu cực, thoát ly trần tục, có sẵn từ
hồi đầu, bây giờ lại có đất để nảy nở mạnh mẽ hơn bao giờ hết: […] Nguyễn Du đi
tìm trong đạo Phật, đạo giáo, trong cả hai, những liều thuốc làm dịu bớt vết thương
lòng” (ý kiến của Trương Chính) [48,tr.43-44].
Qua phân tích kết hợp với việc bàn luận về thái độ phức tạp của Nguyễn Du
đối với các triều đại kế tiếp lúc bấy giờ, Nguyễn Lộc kết luận: “Cảnh ngộ cá nhân
của Nguyễn Du không phải là nguyên nhân nỗi buồn của nhà thơ” [25;tr.311] và
“Chính vấn đề cuộc đời mới là trung tâm những suy nghĩ day dứt của nhà thơ”
[25;tr.319].
Trong phạm vi tư liệu chúng tơi có được và khảo sát, nhìn một cách tổng quát,
những bài nghiên cứu trên xa gần, ít nhiều đã có đề cập đến những khía cạnh chủ
yếu của đề tài mà chúng tôi chọn nghiên cứu:
- Một là, khả năng phản ánh hiện thực rộng lớn của thơ chữ Hán Nguyễn Du
và tinh thần nhân đạo cao cả nơi nhà thơ.

- Hai là, những nỗi niềm u uất, buồn thương tràn ngập trong tâm hồn của thi
nhân, khiến nhà thơ có lúc thấy ngột ngạt. Đó là lý do xuất hiện “mấy bài thơ có
tính cách ẩn dật, thoát ly và hưởng lạc”, cũng là lý do xuất hiện những điều mộng
mị đầy lãng mạn trong sáng tác của ơng.
Nhưng qua q trình tìm hiểu, nghiên cứu tư liệu, chúng tôi nhận thấy thực sự
chưa có một cơng trình cụ thể nào nghiên cứu về vấn đề thực và mộng trong thơ
chữ Hán Nguyễn Du một cách toàn diện và thấu đáo. Tiếp nối hướng nghiên cứu mà
nhiều người đã thể nghiệm, chúng tôi xin trân trọng lĩnh hội những thành quả
nghiên cứu của những người đi trước, xem đó là tiền đề căn bản và quan trọng
nhằm làm sáng tỏ yêu cầu của đề tài.


3. Mục đích nghiên cứu
Thơ chữ Hán Nguyễn Du là cả một gia tài to lớn và các thế hệ độc giả ở mỗi
thời đại dường như chỉ đến được với Nguyễn Du trên một số phương diện nhất
định. Công trình nghiên cứu của chúng tơi là sự tiếp bước hành trình đi vào thế giới
nghệ thuật thơ chữ Hán của tác giả hầu mong tri ngộ cùng thi nhân trong nỗi niềm
nhân sinh đầy trắc ẩn.
Việc triển khai đề tài này một mặt giúp ta hiểu thêm về tài năng và tâm hồn
của Nguyễn Du, mặt khác cũng lý giải được sức sống và vị trí của những vần thơ
chữ Hán trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của Tố Như. Từ đó thấy được những
giá trị đặc sắc về nghệ thuật và tầm vóc tư tưởng thơ chữ Hán Nguyễn Du đã đóng
góp lớn lao vào tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.
Đồng thời chúng tơi cũng kỳ vọng những kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần
vào việc vận dụng trong nghiên cứu, học tập và phục vụ công tác giảng dạy tác gia
Nguyễn Du ở trường phổ thông.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi tư liệu
Nguồn dẫn liệu mà chúng tôi khảo sát, nghiên cứu là ba tập thơ chữ Hán
Nguyễn Du được in trong cuốn “Nguyễn Du toàn tập” (1996 - tập 1), Nhà xuất bản

Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, do Mai Quốc Liên phiên âm, dịch nghĩa
chú thích, với sự cộng tác của Nguyễn Quảng Tuân, Ngô Linh Ngọc, Lê Thu Yến.
Đây là cuốn sách được đánh giá là có độ tin cậy cao. Dựa trên việc phân tích
ưu nhược điểm của những bản dịch trước, lần dịch này, nhóm tác giả Mai Quốc
Liên cân nhắc kỹ lưỡng, cố gắng giữ cho được “sự chính xác và vẻ đẹp của hình
tượng câu thơ”, để “bản dịch chân thực mà tinh tế, nhằm chuyển tải thế giới tình
cảm, suy tư của Nguyễn Du đến bạn đọc một cách tốt nhất” [23,tr.22]. Đó là thành
cơng đáng ghi nhận của tài liệu này.
4.2. Phạm vi vấn đề
Như chính tên gọi của đề tài, luận văn tiến hành tìm hiểu lần lượt những biểu
hiện của thế giới hiện thực và thế giới mộng ảo trong cả ba tập thơ chữ Hán của


Nguyễn Du. Kết hợp nghiên cứu liên ngành văn hóa – văn học, chúng tôi cố gắng lý
giải sự tồn tại, sự phân tách, đơi khi là hịa trộn của hai mảng thực – mộng trong
sáng tác Nguyễn Du bằng những tiền đề lý luận văn học, tiền đề văn hóa trong đó
có văn hóa tâm linh.
Luận văn khơng đi vào phân tích chi tiết phương diện nghệ thuật của ba tập
thơ, không tách một chương riêng hay một phần riêng nào để dành cho phần miêu tả
đặc điểm nghệ thuật. Nhưng lồng ghép vào các chương chính của luận văn, những
đặc sắc nghệ thuật của thơ chữ Hán Nguyễn Du vẫn được miêu tả với một dung
lượng vừa phải, thích hợp (đơi chỗ có thống kê), bởi lẽ, nội dung nào cũng tồn tại
trong một hình thức nhất định.
Trên đây là những phương diện khảo sát chính của đề tài. Bên cạnh đó, người
viết cũng dành hẳn một chương để giới thiệu đôi nét về thời đại Nguyễn Du sống,
về gia thế, cuộc đời và khái quát thơ chữ Hán Nguyễn Du.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, chúng tôi phối hợp vận dụng
những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: vận dụng phương pháp này, chúng tôi

tiến hành khảo sát từng bài thơ, xem xét phân tích các yếu tố nội dung, nghệ thuật
hướng đến đề tài; từ đó đi đến những nhận xét chung, hình thành các luận điểm.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này được áp dụng khi cần so
sánh, đối chiếu thơ chữ Hán Nguyễn Du với thơ của một số tác giả khác trong văn
học trung đại Việt Nam.
- Phương pháp hệ thống: đặt Nguyễn Du và sáng tác Nguyễn Du trong các
mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành văn học trung đại Việt Nam, đó là các hệ tư
tưởng, quan niệm, tác giả và tác phẩm…
- Phương pháp liên ngành: Phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa triết học,
văn hóa học và văn học.


Đồng thời, kết hợp thao tác thống kê để khảo sát hiện tượng lặp lại của một
số yếu tố thuộc về nội dung, nghệ thuật tác phẩm; từ đó đưa ra ý kiến nhận xét dựa
vào tần số xuất hiện của các yếu tố đó. Các con số thống kê này làm tăng tính thuyết
phục cho các kết luận nêu ra trong luận văn. Mặt khác, thao tác này cũng giúp ích
trong việc tập hợp ý kiến từ các bài viết, cơng trình khoa học, các sách chun khảo.
Tất cả đều dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và quan điểm lịch sử cụ thể.
6. Đóng góp của đề tài
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, nhìn nhận đánh giá một cách khách quan, khoa
học, có hệ thống về thế giới mộng ảo trong thơ của các nhà thơ là điều cần thiết để
khám phá, tìm hiểu thêm về giá trị của thơ ca trữ tình trung đại nói riêng, thơ ca Việt
Nam nói chung. Thế giới mộng ảo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du là một phần của
văn hóa tâm linh (niềm tin, giấc mơ, điều hư ảo…). Vì lẽ đó, dù chúng tơi khơng có
tham vọng nghiên cứu về vấn đề tâm linh trong thơ chữ Hán Nguyễn Du nhưng
trong một chừng mực nào đó, luận văn đã góp phần tìm hiểu, lý giải một khía cạnh
trong đời sống tâm linh – tinh thần của thi nhân. Vấn đề này nằm trong mạch chung
của việc nghiên cứu văn hóa tâm linh người Việt, truyền thống văn hóa Việt.
Cuối cùng, kết quả nghiên cứu của luận văn mang đến một cái nhìn khái quát
về giá trị nội dung, nghệ thuật và tư tưởng thơ chữ Hán Nguyễn Du. Quan trọng

hơn, luận văn góp phần khắc họa, tơ đậm bức chân dung tinh thần của đại thi hào
dân tộc Nguyễn Du cùng những nỗi niềm nghĩ suy trăn trở của thi nhân trước nhân
tình thế thái trong cơn dâu bể của thời đại. Và người đọc nhận ra rằng bên cạnh
Truyện Kiều, vẫn cịn đó một đỉnh cao chói lọi trong văn học trung đại. Điều này
cũng hỗ trợ trực tiếp cho công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu Thơ chữ Hán
Nguyễn Du ở trường phổ thông.
Những điều nêu trên có thể xem là những đóng góp nhỏ bé của đề tài này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của
luận văn được triển khai thành ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung


Chương này trước hết tìm hiểu về thời đại, gia đình, cuộc đời cùng những trải
nghiệm cá nhân của Nguyễn Du. Từ đó có thể có cái nhìn thấu đáo đến tận ngọn
nguồn của thơ chữ Hán Nguyễn Du. Những yếu tố này có ý nghĩa quyết định tới thế
giới quan, nhân sinh quan và quan niệm của nhà thơ trong thế giới nghệ thuật của
mình.
Sau khi giới thiệu những nét khái quát về ba tập thơ chữ Hán, chúng tơi đi sâu
tìm hiểu cơ sở lý luận của quan niệm về thực và mộng trong đời sống nói chung, và
trong văn học nói riêng.
Chương 2: Cõi thực và cõi mộng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
Soi chiếu vào sáng tác của Nguyễn Du, luận văn tập trung khám phá thế giới
hiện thực và thế giới mộng ảo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, làm rõ những biểu
hiện cụ thể, chi tiết của hai thế giới thực và mộng một cách có hệ thống. Đây cũng
là mục đích nghiên cứu chính của luận văn.
Chương 3: Tương quan giữa thực và mộng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
Ở chương này, chúng tơi cố gắng làm rõ sự chuyển hố, tác động hai chiều
giữa mộng và thực, từ đó thấy được dù ở thế giới nào, trạng thái miêu tả nào thì
tiếng thơ Nguyễn Du cũng thống nhất và quy về một điểm là tư tưởng nhân văn.

Chính điều này đã tạo nên sức sống cho sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du bên
cạnh một đỉnh cao khác là Truyện Kiều.


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Thời đại Nguyễn Du
Nguyễn Du sống trong một thời đại lịch sử vô cùng rối ren, đầy biến động:
nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Đây là thời đại của những “phen thay
đổi sơn hà” dữ dội: sự sụp đổ khơng gì cưỡng nổi của chế độ phong kiến; những
cuộc nổi dậy mạnh mẽ của phong trào nông dân và sự phát triển của nền kinh tế
hàng hóa với những mặt trái của nó.
1.1.1. Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng
Xét trên bình diện hệ thống các sự kiện, bức tranh toàn cảnh xã hội Việt Nam
thời Lê mạt – Nguyễn sơ đầy rẫy những biến động. Chế độ phong kiến tập quyền
ngày càng lộ rõ những ung nhọt, ngày càng lún sâu hơn vào những căn bệnh trầm
kha. Trong đời sống tư tưởng của xã hội, từng mảng nhỏ của hệ thống giáo lý phong
kiến cơ hồ bị tung ra, bị lật xáo đến tận gốc, tạo nên khơng ít những khủng hoảng tinh
thần. Nhiều nhà nghiên cứu sử học đánh giá rằng không khác nào một nạn dịch lớn
về chiến tranh, cát cứ và phân quyền giữa các tập đồn phong kiến. “Tính chất và
quy mơ của những xung đột khơng thể dung hịa thật sâu sắc và lớn lao ” [2;tr.5].
Đặc biệt là cuộc đối đầu giữa hai dòng họ: họ Trịnh ở Đàng Ngoài và họ Nguyễn ở
Đàng Trong kéo dài hơn hai thế kỷ (từ năm 1570 đến 1786).
Ở Đàng Ngoài, bộ máy chính quyền ở các làng xã ngày càng biến chất, trở
thành công cụ trong tay bọn cường hào tạo thêm một tầng lớp áp bức bóc lột nặng
nề đè lên đầu người nơng dân. Chính quyền phong kiến đã có những biện pháp
nhằm hạn chế sự lộng hành của nạn cường hào nhưng khơng đem lại hiệu quả cao
vì chính bộ máy quan lại cấp trên cũng đã mục nát. Dưới thời chúa Trịnh Giang
(1729 – 1740), hoạn quan được trọng dụng, những quan lại cao cấp có tài và thẳng
thắn đều lần lượt bị sát hại. Ruộng đất tư của địa chủ ngày càng tăng thêm, tình

trạng đối kháng giai cấp trở nên quyết liệt. Trong nửa cuối thế kỷ XVIII, bộ máy


chính quyền mục nát đến cực độ. Tình trạng rối ren, lục đục trong giới cầm quyền
trở nên nghiêm trọng từ khi Trịnh Sâm lên nắm quyền vào năm 1767. Phủ chúa lấn
át cả cung vua, củng cố thế lực và ăn chơi thỏa sức. Các chúa Trịnh thường lo việc
ăn chơi và xây dựng chùa chiền nhiều hơn lo việc nước. Thực trạng đó dẫn đến việc
bọn hoạn quan được thể hoành hành. Việc mua quan bán tước diễn ra ngang nhiên.
Có thể nói chính quyền phong kiến giai đoạn này từ trung ương đến địa phương đều
thối nát, tệ tham nhũng, hối lộ ngày càng trầm trọng. Triều đình mục ruỗng, quan lại
địa phương tham tàn, thiên tai, mất mùa, đói kém xảy ra liên miên làm cho nhân dân
lâm vào tình cảnh khốn cùng.
Ở Đàng Trong, những ưu thế của vùng đất này đã giúp các chúa Nguyễn giữ
được tình trạng ổn định trong một thời gian khá dài. Nhưng rồi những mâu thuẫn cố
hữu trong lòng chế độ phong kiến dần bộc lộ, trở nên gay gắt và từ giữa thế kỷ
XVIII, Đàng Trong cũng rơi vào khủng hoảng. Từ 1669, ruộng đất ở vùng Thuận
Quảng phần lớn là ruộng công, nhưng do tô thuế nặng nề, phiền phức, nhân dân
khơng đóng nổi, chúa Nguyễn buộc phải bán trở thành ruộng tư. Lê Quý Đôn cho
biết: “hàng năm có 100 thứ thuế mà trưng thu thì phiền phức, gian lận, nông dân
khổ và một cổ hai tròng” [Dẫn theo 36;tr.413]. Bọn quan Bản đường (chức quan
chuyên làm nhiệm vụ thu thuế từ huyện trở xuống, không liên quan đến đội ngũ
quan lại địa phương) cũng tìm mọi cách đục khoét nhân dân. Sách Đại Nam thực
lục có chép Nguyễn Cư Trinh (khi ấy đang là Tuần phủ Quảng Ngãi) đã dâng thư
cho chúa Nguyễn rằng: “ba việc sinh tệ cho dân là ni lính, ni voi và nộp tiền
án”; “Phủ huyện là chức trị dân mà gần đây không giao trách nhiệm làm việc, chỉ
cho khám hỏi kiện tụng…Từ trước đến nay, phủ huyện chỉ trông vào sự bắt bớ, tra
hỏi mà kiếm lộc, khiến của dân càng hao, tục dân càng bạc” [36,tr.413].
Trong lúc đó, thương nghiệp và thủ công nghiệp cũng sút kém dần so với
trước. Số thuyền bè nước ngoài đến ngày càng thưa thớt mà sự hạch sách của chúa
và các quan tuần ti ngày càng gay gắt. Việc buôn bán chủ yếu nằm trong tay Hoa

kiều. Về chính trị, năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, xây dựng Phú
Xuân thành kinh đơ. Các gia đình quan lại q tộc cũng đua nhau xây dựng dinh


thự, đua nhau chơi bời xa xỉ, nuôi các đội tuồng chèo, ca kĩ chuyên phục vụ các
cuộc yến tiệc. Bộ máy nhà nước lắm bọn tham quan, nhũng nhiễu dân lành.
Chiến tranh phong kiến kéo dài khiến cho đời sống nhân dân cực khổ lầm
than. Nơng nghiệp đình đốn, ruộng đất phần lớn tập trung trong tay bọn quan lại địa
chủ. Trăm họ, muôn dân thời này khốn đốn trăm bề. Chiến tranh, thiên tai và áp
bức, thuế khóa nặng nề khiến người dân không một ngày thấy mặt trời. Làng xóm
điêu tàn, kinh tế suy sụp, sức sản xuất bị tàn phá, chính quyền phong kiến mục nát,
người nơng dân phải tha phương cầu thực. Nạn đói lan tràn, “Việt sử thơng giám
cương mục” cịn ghi lại cảnh tượng “Dân lưu vong bồng bế, dắt díu nhau đi kiếm ăn
đầy đường (…). Người chết đói ngổn ngang, người sống khơng cịn một phần mười.
Làng nào có tiếng là trù mật cũng chỉ cịn năm ba hộ mà thơi”. Cuối cùng, khi
khơng cịn cách nào khác, họ đành phải nổi dậy cầm vũ khí chống lại nhà nước
phong kiến và giai cấp địa chủ cường hào.
Có thể nói xã hội Việt Nam giai đoạn này bị bao trùm bởi một bức màn u
ám. Những cảnh điêu linh, thương tâm ấy không thể không xúc động đến tâm hồn
Nguyễn Du.
1.1.2. Sự bùng nổ của phong trào nông dân khởi nghĩa
Từ cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII, nông dân nhiều nơi đã nổi dậy cướp
phá các nhà giàu. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, phong trào chỉ bùng lên từ cuối
những năm 30 của thế kỷ XVIII do hậu quả của các nạn đói liên tiếp. Cuộc chiến
đấu quyết liệt của những người nông dân tuy chưa giành được thắng lợi nhưng đã là
hồi chuông báo động cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Đàng Ngoài, là
những biểu hiện nổi bật, toàn diện của cuộc khủng hoảng đó.
Đứng trước làn sóng đấu tranh của dân chúng, triều đình Lê – Trịnh hết sức
lúng túng. Phủ chúa đã đưa Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang. Sau khi ổn định tình
hình nội bộ triều đình, Trịnh Doanh tập trung mọi sức lực chống lại phong trào

nông dân. Chúa Trịnh đã ban hành nhiều chính sách nhằm khơi phục nền sản xuất
nông nghiệp, đưa nông dân lưu tán về với ruộng đồng. Chúa hạ lệnh xá giảm tô
thuế, triệt bỏ bớt số tuần ti, huy động nhân tài của triều đình ra chỉ huy quân đội đàn


áp nghĩa quân, mộ thêm lính, củng cố kỉ luật trong quân đội. Những chính sách này
cùng với sự nỗ lực của nhân dân, nhiều làng xóm nhanh chóng được hồi phục. Tuy
nhiên sự hồi phục đó chỉ mang tính chất tạm thời vì khi dân trở về làm ăn vẫn bị
bọn cường hào áp bức, ruộng đất bỏ hoang vừa được khai phá lại bị ngay bọn quyền
quý chiếm đoạt. Mặt khác, nhằm thưởng công cho những người tham gia đàn áp
phong trào nông dân, phủ chúa đã ban cấp nhiều ruộng đất, thái ấp. Mất mùa, đói
kém lại xảy ra. Tình trạng đói kém càng thường xun hơn ở thập niên 70, 80, đặc
biệt là năm 1786.
Ở Đàng Ngoài nổi lên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như khởi nghĩa
Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751), khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751),
khởi nghĩa Hồng Cơng Chất (1739 – 1769), Lê Duy Mật (1738 – 1770).
Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751): Nguyễn Danh Phương
là một trí thức nho học, vì căm ghét chính quyền họ Trịnh, ông đã tập hợp quân
đứng lên khởi nghĩa. Nghĩa quân đã chiếm vùng núi Tam Đảo, tự xưng là Thuận
Thiên khải vận đại nhân, lấy núi Ngọc Bội (Vĩnh Phúc) làm đại đồn trung tâm, xung
quanh trung tâm đặt thêm nhiều đồn lũy. Nghĩa quân đóng ở đâu đều làm ruộng,
chứa thóc ở đó. Trong nhiều năm, nghĩa quân hầu như làm chủ cả vùng, đánh bại
mọi cuộc tấn cơng lẻ tẻ của triều đình. Đến đầu năm 1751, qn triều đình tập trung
lực lượng tấn cơng lên vùng đất của Danh Phương. Sau một cuộc chiến đấu quyết
liệt, đồn Hương Canh bị phá, nghĩa quân phải rút về Ngọc Bội. Trịnh Doanh cho
quân tấn công lên núi Ngọc Bội, nghĩa quân cố thủ nhưng không ngăn được quân
triều đình, Nguyễn Danh Phương bị bắt, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751): Nguyễn Hữu Cầu xuất thân
trong một gia đình nghèo khổ, là một người ham võ nghệ. Từ sớm, do rất bất bình
với cảnh quan lại tham nhũng, Hữu Cầu tham gia nghĩa quân của Nguyễn Cừ, sau

đó tập hợp lực lượng, phát triển thành một cuộc khởi nghĩa lớn. Nguyễn Hữu Cầu
lấy Đồ Sơn, Vân Đồn, Trà Cổ làm căn cứu chính, xây dựng lực lượng, đóng thuyền,
rèn vũ khí, luyện tập quân sĩ. Quân triều đình kéo ra đàn áp, bị nghĩa quân đánh tan
tác, từ đó thanh thế nghĩa quân thêm lừng lẫy. Nghĩa quân thường cướp của nhà


giàu, cướp thóc gạo của các thuyền bn đem chia cho dân nghèo đói nên rất được
dân ủng hộ. Trước tình thế đó, qn triều đình tập trung lực lượng đàn áp. Năm
1751, Nguyễn Hữu Cầu bị bắt, cuộc khởi nơng dân điển hình nhất của Đàng Ngồi
bị đàn áp.
Khởi nghĩa Hồng Cơng Chất (1739 – 1769): Từ năm 1739, Hồng Cơng
Chất đã tập hợp nơng dân nghèo nổi dậy hoạt động ở vùng Sơn Nam, quân triều
đình nhiều lần tấn cơng nhưng đều thất bại do nghĩa qn có nghệ thuật đánh du
kích. Nghĩa qn làm chủ đất Khối Châu (Hưng Yên). Năm 1768, triều đình cử
quân lên đàn áp. Lúc này, Hồng Cơng Chất đã chết, con là Công Toản lên thay, sai
quân chống cự mãnh liệt nhưng nghĩa quân bị thua, Công Toản phải chạy sang Vân
Nam, thành lũy bị san phẳng, cuộc khởi nghĩa chấm dứt.
Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam bùng lên một phong trào
nông dân rộng khắp và rầm rộ như vậy. Phong trào nông dân không chỉ lôi cuốn
hàng chục vạn nơng dân nghèo miền xi, mà cịn lơi cuốn cả các dân tộc ít người ở
miền núi, đặc biệt là sự tham gia của các trí thức nho học, quan lại nhỏ.
Nói về Đàng Trong, chế độ phong kiến Đàng Trong bước vào giai đoạn suy
tàn, chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại làm rung chuyển cả đất
nước. Cuộc khởi nghĩa bùng lên từ đất Tây Sơn, do ba anh em Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lãnh đạo. Và sau hơn mười lăm năm khởi nghĩa (17711787), quân Tây Sơn đã hoàn thành một sự nghiệp to lớn: đánh đổ ba tập đoàn
phong kiến thống trị Lê, Trịnh, Nguyễn làm chủ đất nước, đánh tan tác năm vạn
quân xâm lược Xiêm rồi hai mươi vạn quân xâm lược Mãn Thanh trong chớp
nhoáng, bảo vệ độc lập cho dân tộc, thực hiện sứ mệnh thống nhất đất nước.
Triều đại Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh xây dựng triều Nguyễn. Dưới thời
thống trị của nhà Nguyễn, khởi nghĩa nông dân cũng xảy ra liên tục. Theo tính tốn

của các nhà nghiên cứu, thời Nguyễn có đến 500 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ các loại,
riêng thời Gia Long có khoảng 90 cuộc. Phong trào nơng dân khởi nghĩa giai đoạn
cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX không những đã làm cho giai cấp thống trị


kinh hồn bạt vía mà cịn làm cho hệ tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến bị
khủng hoảng và sụp đổ.
Tóm lại, đặc điểm cơ bản của tình hình xã hội nước ta giai đoạn nửa cuối thế
kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX là sự khủng hoảng, bế tắc của nhà nước phong kiến,
sự sụp đổ của ý thức hệ phong kiến và sự vùng dậy của quần chúng nơng dân bị áp
bức.
Quả tình, mọi biến cố đầy kịch tính của lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến
đầu thế kỷ XIX ập vào Nguyễn Du một cách khá dồn dập làm cho ông như sống
trong một trạng thái choáng váng về tư tưởng và khơng phải dễ dàng tìm ngay được
một lẽ sống, một chỗ đứng nào vững vàng, ổn định. Tận mắt chứng kiến biết bao
cuộc đổi thay, ly loạn, tan vỡ, Nguyễn Du sớm nghiệm sinh những mất mát, tủi
buồn riêng tư.
1.1.3. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa
Vì nhu cầu phát triển kinh tế hàng hóa trong nước và tác động của luồng
quan hệ mậu dịch quốc tế, nền kinh tế nước ta thời kỳ này có những bước phát triển
đáng kể, biểu hiện bằng sự mở rộng của mạng lưới chợ địa phương, sự phong phú
của lượng hàng hóa trao đổi và sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động ngoại
thương. Các chợ mọc lên ở khắp nơi, hầu như mỗi làng đều có chợ hoặc các cụm
làng chia phiên trong tuần để họp chợ. Việc buôn bán với thương nhân nước ngoài
đã phát triển và mở rộng hơn hẳn những thế kỷ trước, đánh dấu thời kỳ nước ta đi
vào luồng giao lưu buôn bán quốc tế. “Việc bn bán này ít nhiều ảnh hưởng đến sự
phát triển của công thương nghiệp trong nước, mở rộng tầm nhìn và sự hiểu biết
của người dân Việt, ít nhiều ảnh hưởng đến văn hóa Việt” [35;tr.375].
Sự phát triển của kinh tế hàng hóa trong bối cảnh xã hội Đại Việt các thế kỷ
XVI-XVIII đã ảnh hưởng lớn đến toàn bộ xã hội, tạo nên những chuyển biến lớn.

Trước hết là sự hưng khởi của các đô thị: Thăng Long (Kẻ chợ), Phố Hiến (hay
Hiến Nam, Hiến Doanh), Thanh Hà (hay Đại Minh khách phố), Hội An … Chuyển
biến lớn đáng kể nữa là sự phát triển của quan hệ tiền tệ. Kinh tế hàng hóa phát
triển đã ảnh hưởng to lớn đến sinh hoạt xã hội. Chính quyền thống trị cũng theo xu


hướng chung, thay thế một phần hay toàn bộ thuế ruộng bằng tiền, thuế dung, thuế
điệu cũng vậy.
Sự phát triển của thương nghiệp không chỉ mở rộng tầm mắt và sự hiểu biết
của giai cấp thống trị mà cịn góp phần mở các làng xã lâu nay đóng kín, làm dấy
lên một luồng khơng khí mới lành mạnh, trẻ trung. Sự giao lưu văn hóa với các
nước lân cận cũng từ đó mà phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để tầng lớp trí thức
sớm tiếp xúc với luồng tư tưởng tiến bộ của thời đại, trong đó có tư tưởng nhân văn.
Tuy nhiên, mặt khác, quan hệ tiền tệ cũng do đó, ngày càng chi phối con
người. Từ cuối thế kỷ XV, đồng tiền đã chui vào hàng ngũ quan lại, làm hư hỏng
đạo đức. Giờ đây, tiền càng tác động mạnh hơn. Nền tảng đạo đức cũ bị phá vỡ.
Trong hàng ngũ thống trị, bọn quan lại đua nhau đục khoét nhân dân, bất chấp mọi
thủ đoạn. Nhà chúa cũng lấy bn bán làm giàu. Thời kì này, đồng tiền trở thành
một thứ quyền lực can thiệp vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội. Nhu cầu chi
tiêu tăng lên trong khi đói kém liên miên, nhân dân không nộp được thuế, bỏ làng đi
lưu tán ngày càng nhiều, nhà nước đặt lệ mua quan bán chức. Đồng tiền chui vào
giáo dục, thi cử. Quan tước trở thành một thứ hàng hóa. Nhân dân đã có câu:
Trăm quan thì được tước hầu
Mười quan tước bá ai nào kém ai [35;tr.380]
“Từ năm 1736, chế độ mua quan trở thành lệ thường. Để mua được chức tri
phủ chỉ cần bỏ ra 1500 – 2500 quan, còn chức tri huyện có giá từ 500 – 1200
quan…” [35;tr.397]. Khơng chỉ mua quan bán tước, nhà nước cịn đặt “tiền thơng
kinh”, ai nộp 3 quan thì được miễn khảo hạch để vào thi Hương. Kết quả là ngày
vào thi, người đi thi đơng đến nỗi giẫm đạp lên nhau, có người chết ở cổng trường
thi. Dân gian gọi những kẻ đó là “hạng sinh đồ 3 quan”. Sự suy đồi của khoa cử tất

nhiên đẻ ra hàng loạt quan lại tham nhũng, thối nát. Câu ca dao thời đó cịn truyền
lại rằng:
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan


Quan hệ tiền tệ ngày càng chi phối con người, chui vào hàng ngũ quan lại, làm
hư hỏng đạo đức. Bọn quan lại đua nhau đục khoét nhân dân bất chấp mọi thủ đoạn.
Việc kiện tụng đòi tiền biến thành giá trị chủ yếu; các chức quan phủ, huyện được
nhà nước đem bán. Ở nơng thơn, bọn hào lí tụ họp ăn uống, chơi bời, rồi chia nhau
bán ngôi thứ, bán ruộng cơng lấy tiền…
Kết luận: “Sự suy thối của hệ tư tưởng Nho giáo, sự sa đọa của hàng ngũ
quan lại, sự suy tàn của chế độ phong kiến kéo theo sự cùng khổ của người nông
dân làm cho mâu thuẫn giai cấp trở nên sâu sắc, bùng lên thành những hình thức
đấu tranh xã hội vào nửa sau thế kỷ XVIII” [35;tr.380]
1.2. Gia thế và cuộc đời Nguyễn Du
1.2.1. Gia thế Nguyễn Du
Nguyễn Du xuất thân từ một gia đình đại q tộc, thuộc dịng họ nổi tiếng về
đường khoa hoạn, nhiều người đỗ đạt, làm quan to. Người dân địa phương vùng
Hồng Lĩnh thường truyền tụng câu ca dao về dòng họ này:
Bao giờ ngàn Hống hết cây
Sông Rum hết nước, họ này hết quan
Cha Nguyễn Du – ông Nguyễn Nghiễm thông minh học rộng, từng giữ chức tể
tướng trong triều Lê. Anh em Nguyễn Du đều đậu cao, làm quan to: Nguyễn Khản
đậu tiến sĩ, Nguyễn Triều trúng tam triều thi hội, giữ chức Trấn thủ Hưng Hóa.
Nguyễn Luyện trúng tam trường thi hương, Nguyễn Tước và Nguyễn Nễ trúng tứ
trường thi hương.
Gia đình Nguyễn Du có bề dày lịch sử về truyền thống văn học nghệ thuật nổi
tiếng. Ông nội Nguyễn Du – Nguyễn Quỳnh là người chú giải Kinh Dịch. Cha lại là
một sử gia, làm nhiều thơ văn. Anh cả Nguyễn Khản giỏi thơ Nôm, thường hay

xướng họa với chúa Trịnh Sâm; hai cháu là Nguyễn Thiện, Nguyễn Hành đều là nhà
thơ. Trên văn đàn lúc bấy giờ có năm người được ca ngợi là “An Nam ngũ tuyệt”
thì Nguyễn Du, Nguyễn Hành là hai trong số đó. Thơng gia với họ Nguyễn Tiên
Điền là họ Nguyễn Huy làng Trường Lưu cũng là một dòng họ nổi tiếng về trước
thuật và văn chương khắp vùng Nghệ Tĩnh. Đặc biệt, Nguyễn Du chịu ảnh hưởng


sâu sắc từ người mẹ trong những ngày còn thơ bé. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần (vợ
thứ ba của Nguyễn Nghiễm) vốn là một cô gái xứ Kinh Bắc giỏi nghề hát xướng.
Những yếu tố ấy đã góp phần nuôi dưỡng một tâm hồn nghệ thuật với một
nhãn quan đặc biệt nhạy cảm nơi nhà thơ.
1.2.2. Cuộc đời Nguyễn Du
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền,
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ơng sinh năm 1766 (có chỗ ghi 1765 ) niên hiệu là
Cảnh Hưng thứ 26 đời vua Lê Hiển Tơn. Ơng là con thứ bảy của Xn quận công
Nguyễn Nghiễm. Thời niên thiếu, Nguyễn Du sống ở Thăng Long. Tuy đỗ thấp (thi
hương ở Sơn Nam, đỗ tam trường), nhưng ông là người thông minh, học rộng,
thông hiểu cả tam giáo: Nho, Phật, Đạo. Cảnh sống sung túc từ thuở bé mau chóng
chấm dứt trước những biến động của xã hội và gia đình. Năm Nguyễn Du mười
tuổi, cha ông qua đời. Ba năm sau, mẹ Nguyễn Du cũng mất, bỏ lại ông và bốn anh
em, chưa một ai đến tuổi trưởng thành. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, anh em Nguyễn Du
phải đến nương nhờ ở nhà anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản. Chiến tranh loạn lạc
xảy ra, bản thân Nguyễn Du cũng trôi dạt, “mười năm gió bụi” với biết bao nỗi
niềm.
Ơng tận mắt chứng kiến cảnh “thay đổi sơn hà”, gia đình ly tán, anh em lưu
lạc mỗi người một nơi. Khi Quang Trung tiến quân ra Bắc, Nguyễn Du từng chạy
theo vua Lê Chiêu Thống nhưng không kịp. Bản thân ông cũng từng có lúc đau khổ
gần như tuyệt vọng: trơi dạt từ đầu sông đến cuối bể, cơm không đủ ăn, ốm khơng
thuốc uống. Nhưng cũng chính những bước đường thương đau ấy đã giúp ơng thật
sự có dịp hiểu biết quần chúng, sống gần quần chúng - ngọn nguồn của mọi giá trị

tinh thần cao quý của dân tộc.
Theo Lê Chiêu Thống nhưng khơng kịp, Nguyễn Du một mình trở về q vợ ở
Quỳnh Cơi, tỉnh Sơn Nam (Thái Bình) sống nhờ nhà người anh vợ là Đoàn Nguyễn
Tuấn. Đoàn Nguyễn Tuấn lúc này đã ra cộng tác với Tây Sơn. Trong thời gian ở
Thái Bình, gia phả chép rằng “Ơng tập hợp hào mục, tính việc phục quốc nhưng chí


×