Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Thi pháp nhân vật trong truyện ngắn trước 1945 của nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHIM VĂN BÉ

THI PHÁP NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
TRƢỚC 1945 CỦA NAM CAO
LUẬN ÁN KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 5.04.33

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GIÁO SƢ NGUYỄN VĂN HẠNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 1998


LỜI CẢM TẠ

Chân thành cảm tạ quý Thầy đã dạy dỗ trong quá trình học tập.
Chân thành cảm tạ GS Nguyễn Văn Hạnh, người đã tận tình hướng dẫn tơi hoàn thành
luận án.
Chân thành cảm tạ quý đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và
viết luận án.

C.V.B

2


MỤC LỤC



LỜI CẢM TẠ............................................................................................................................... 2
MỤC LỤC .................................................................................................................................... 3
PHẦN MỘT: DẪN LUẬN .......................................................................................................... 6
1. ĐỀ TÀI VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. .................................................................................. 6
2. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................................... 7
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. .............................................................................................................. 8
3.1. Nhận xét mở đầu ............................................................................................................ 8
3.2. Một số cơng trình nghiên cứu, phê bình về thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong truyện ngắn trước 1945 của Nam Cao. ....................................................... 8
3.3. Nhận định chung về các cơng trình nghiên cứu, phê bình. ......................................... 22
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................. 26
5. Những đóng góp của luận án. ........................................................................................... 27
6. Cấu trúc của luận án. ........................................................................................................ 27
CHƢƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI - CƠ SỞ HÌNH THÀNH
ĐẶC TRƢNG THI PHÁP NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRƢỚC 1945 CỦA
NAM CAO.................................................................................................................................. 29
1.1. VẤN ĐỀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI TRONG THI PHÁP HỌC
................................................................................................................................................. 29
1.1.1. Khái niệm về quan niệm nghệ thuật về con người ................................................... 29
1.1.2. Mối quan hệ giữa quan niệm nghệ thuật về con người với thế giới quan của nhà
văn. ..................................................................................................................................... 31
1.2. CON NGƢỜI NHẬN THỨC VÀ TỰ NHẬN THỨC – MẶT THỨ NHẤT TRONG
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI CỦA NAM CAO.................................... 32

3


1.3. CON NGƢỜI BẢN NĂNG – MẶT THỨ HAI TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
VỀ CON NGƢỜI CỦA NAM CAO. ...................................................................................... 36

1.4. CON NGƢỜI PHỨC HỢP NHẬN THỨC VỚI BẢN NĂNG – QUAN NIỆM NGHỆ
THUẬT MANG TÍNH CHẤT TỔNG HỢP VỀ CON NGƢỜI CỦA NAM CAO. .............. 41
1.5. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƢỜI – KIỂU TƢ DUY NGHỆ THUẬT
MỚI CỦA NAM CAO SO VỚI MỘT VÀI NHÀ VĂN HIỆN THỰC ĐI TRƢỚC. ............ 43
CHƢƠNG 2: CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN TRƢỚC 1945
CỦA NAM CAO ........................................................................................................................ 48
2.1. VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO. .............. 48
2.2. NHÂN VẬT NHẬN THỨC VÀ CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT NHẬN THỨC. ....... 48
2.2.1. Nhận thức – xung đột và hệ quả. .............................................................................. 48
2.2.2. Các loại hình nhân vật nhận thức. ........................................................................... 51
2.3.NHÂN VẬT BẢN NĂNG VÀ CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT BẢN NĂNG ................ 56
2.3.1. Hai xu hướng bản năng và các thủ pháp thể hiện tâm lí của nhân vật bản năng. ... 56
2.3.2. Các loại hình nhân vật bản năng. ............................................................................ 57
2.4. NHÂN VẬT PHỨC HỢP VÀ CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT PHỨC HỢP............... 62
2.4.1. Hai chiều hướng phức hợp ở nhân vật. .................................................................... 62
2.4.2. Các loại hình nhân vật phức hợp. ............................................................................ 62
CHƢƠNG 3: TỪ CẢ LOẠI HÌNH NHÂN VẬT ĐẾN MỘT SỐ VẨN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
NỘI DUNG TƢ TƢỞNG TRONG TRUYỆN NGẮN TRƢỚC 1945 CỦA NAM CAO. ... 76
3.1. VAI TRÒ CỦA NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM....................................................... 76
3.2. CHỦ ĐỀ CỐT LÕI TRONG TRUYỆN NGẮN TRƢỚC 1945 CỦA NAM CAO. ........ 78
3.3. CÁC HỆ CHỦ ĐỀ TRONG TRUYỆN NGẮN TRƢỚC 1945 CỦA NAM CAO. ......... 79
3.4. CHỦ ĐỀ CỦA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TIÊU BIỂU. ............................................. 81
3.5. TƢ TƢỞNG NGHỆ THUẬT CƠ BẢN CỦA NAM CAO THỂ HIỆN QUA TRUYỆN
NGẮN TRƢỚC 1945. ............................................................................................................ 84
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 87
4


TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 90


5


PHẦN MỘT: DẪN LUẬN

1. ĐỀ TÀI VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Đến những năm cuối thế kỉ này, đa số các nhà nghiên cứu, phê bình đều nhất trí với nhau
trong việc đánh giá vị trí của Nam Cao: ơng là một trong những cây bút tiêu biểu, xuất sắc của
trào lưu văn học hiện thực giao đoạn cuối (1940 - 1945) và là một nhà văn lớn của nền văn học
Việt Nam thế kỉ XX. Tuy nhiên, vinh dự lớn lao đó khơng đến với Nam Cao khi nhà văn cịn
sống, mặc dù sự nghiệp sáng tác của ơng khơng phải trải qua “những bước thăng trầm” trước
cái nhìn của giới nghiên cứu, phê bình như trường hợp Vũ Trọng Phụng và một số cây bút cùng
thời khác. Vượt qua sự sàng lọc, thử thách khắc nghiệt của thời gian trong hơn nửa thế kỉ, tài
năng của Nam Cao ngày càng tỏa sáng.
Sự nghiệp văn chương và cuộc đời của Nam Cao ngày càng thu hút sự quan tâm của giới
nghiên cứu, phê bình. Tính đến nay, đã có một khối lượng khá lớn các bài báo, chương sách,
chuyên luận, luận án viết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Xét riêng về văn
nghiệp, nhiều bài viết, chương sách và chuyên luận đã tiếp cận, xem xét, đánh giá thế giới nghệ
thuật của Nam Cao một cách đa diện, có hệ thống. Bên cạnh đó là hàng loạt các bài viết đi sâu
vào những điểm, những vấn đề mang tính chất “vi mơ”. Ở bình diện nội dung tư tưởng cũng
như nghệ thuật, sáng tác của Nam Cao đã khai phá ở nhiều lớp, nhiều vỉa; nhiều đóng góp độc
đáo, mới mẻ của nhà văn so với các cây bút đương thời đã được khám phá ở mức độ này hay
mức độ khác. Tuy nhiên, sơ với bình diện nội dung tư tưởng, các giá trị về mặt nghệ thuật trong
tác phẩm của Nam Cao ít được quan tâm đào sâu hơn, đặc biệt là về nghệ thuật xây dựng nhân
vật. Một số bài viết, chương sách hay chun luận có phân tích, đánh giá nghệ thuật xây dựng
nhân vật của nhà văn, thì thường chỉ đề cập đến vấn đề này một cách sơ lược ở cuối mỗi cơng
trình. Cũng có một khối lượng đáng kể các bài viết đi sâu vào một số đặc điểm nào đó về nghệ
thuật xây dựng nhân vật, khám phá, chỉ ra được những nét đặc sắc, độc đáo của nhà văn, nhưng
những nét đặc sắc này thường chưa được xem xét một cách có hệ thống. Đáng lưu ý hơn là

trong vài chương sách, chuyên luận, tài năng nghệ thuật của Nam Cao trong việc xây dựng
6


nhân vật chỉ được xem như là những giá trị phụ, được đánh giá một cách biệt lập, như là khơng
có liên quan gì đến giá trị nội dung tư tưởng.
Tác phẩm văn chương là một chỉnh thể nghệ thuật. Những cách tiếp cận nghệ thuật xây
dựng nhân vật của Nam Cao như đã nêu rõ ràng là có ít nhiều bất cập. Hơn thế nữa, trong tác
phẩm tự sự (và kịch), nhân vật có vị trí hết sức quan trọng. Việc tiếp cận, phân tích hệ thống
nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật có ý nghĩa quyết định đối với việc nắm bắt và đánh
giá chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Do đó, tài năng nghệ thuật của nhà văn trong việc xây dựng
nhân vật không thể được xem như là cái gì biệ lập hay phụ thuộc, thứ yếu so với nội dung tư
tưởng. Trái lại, cần phải quan niệm vấn đề này là một trong những vấn đề cốt lõi, là vấn đề của
những vấn đề.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài Thi pháp nhân vật trong truyện
ngắn trước 1945 của Nam Cao.

2. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Với mục đích khoa học đã đề ra, luận án này chỉ tập trung xem xét, làm sáng tỏ những
vấn đề cơ bản chung quanh thi pháp nhân vật trong truyện ngắn trước 1945 của Nam Cao và
một số khía cạnh khác, được quan niệm là những hệ quả rút ra từ đặc trưng thi pháp nhân vật.
Luận án này không xem xét đến truyện ngắn sáng tác sau năm 1945 là vì số lượng khơng nhiều
nhất là vì những sáng tác này vượt qua quỹ đạo những đặc trưng thi pháp nhân vật của nhà văn,
đã được hình thành và ổn định trong truyện ngắn trước 1945.
Để đạt được mục đích khoa học đề ra, trước hết, chúng tơi tiếp cận, xem xét cac cơng
trình nghiên cứu, phê bình có đề cập đến thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong truyện ngắn trước 1945 của Nam Cao, để thấy rõ những đóng góp cũng như hạn chế, qua
đó tiếp thu có chọn lọc thành tựu của những cơng trình đi trước. Bên cạnh đó, truyện ngắn sáng
tác trước 1945 của Nam Cao vẫn là đối tượng nghiên cứu chính. Tất cả những nhận định, đánh
giá về thi pháp nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao được trình bày trong luận án chủ yếu

là kết quả rút ra từ quá trình nghiên cứu này. Về văn bản truyện, chúng tôi dựa vào Nam Cao –
Tác phẩm, tập I và Nam Cao – Tác phẩm, tập II do Hà minh Đức sưu tầm và giới thiệu (NXB
Văn học, Hà Nội, 1976, 1977) cùng một số truyện ngắn ít được biết đến của nhà văn, vừa được
in lại trong Nam Cao – đời văn và tác phẩm [38].
7


3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
3.1. Nhận xét mở đầu
Bắt đầu sáng tác và đăng tác phẩm trên báo từ những năm 1936-1937, nhưng đến năm
1941, tên tuổi của Nam Cao mới bước đầu được lưu ý đến, khi Đôi lứa xứng đôi, tập truyện
ngắn đầu tay của nhà văn, được xuất bản. Tuy nhiên, từ đó cho đến hết thập niêm 50, tài năng
của Nam Cao vẫn còn xa lạ đối với giới nghiên cứu, phê bình. Ngay trong Nhà văn hiện đại,
một cơng trình nghiên cứu đồ sộ, đề cập đế 79 cây bút đương thời của Vũ Ngọc Phan, tên tuổi
Nam Cao cũng không được nhắc đến.
Tài năng của Nam Caothật sự được giới nghiên cứu, phê bình quan tâm chú ý đến kể từ
thập niên 60 trở về sau, nhất là từ thập niên 80. Trong khoảng thời gian này, ngày càng xuất
hiện nhiều bài viết, chuyên luận nghiên cứu về con người và văn nghiệp của Nam Cao, nhất là
vào hai năm 1987, 1991, gắn liền với hai cuộc hội thảo kỉ niệm 70 năm ngày sinh và 40 năm
ngày mất của nhà văn.
Trong phạm vi giới hạn của đề tài luận án, sau đây chúng tơi sẽ lần lượt điểm qua một số
cơng trình nghiên cứu, phê bình có đề cập hay có liên quan chặt chẽ đế thế giới nhân vật và
nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn trước 1945 của Nam Cao (Tất nhiên, do khn
khổ có hạn của luận án, chúng tôi không thể xem xét tất cả, mà chỉ đề cập đến những cơng trình
quan trọng, theo sự nhìn nhận chủ quan của chúng tơi). Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ tổng kết,
đưa ra một vài nhận định chung về các cơng trình này.

3.2. Một số cơng trình nghiên cứu, phê bình về thế giới nhân vật và nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong truyện ngắn trƣớc 1945 của Nam Cao.
3.2.1. Trong lời tựa viết cho tập Đôi lứa xứng đôi của Nam Cao, nhà văn Lê Văn Trương

đã đưa ra một nhận định ngắn gọn, khái quát, trong đó ơng đã đánh giá rất cao tài năng của
Nam Cao
“Quyển đơi lứa xứng đơi có được độc giả hoan nghênh hay khơng, đó là một điều tơi
chưa cần biết tới, tơi chỉ biết rằng lúc viết nó, ơng Nam Cao đã khơng hạ mình xuống bắt
chước ai, khơng nói những cái ngƣời ta đã nói, khơng tả theo cái lối ngƣời ta đã tả (người
trích nhấn mạnh). Ơng đã bước vào làng văn với những cạnh sắc của riêng mình‖[38; 325].
8


3.2.2. Sang thập niên 50, sau khi Nam Cao hi sinh, đã xuất hiện một vài bài viết mang
tính chất tưởng niệm về nhà văn. Trong số đó, đáng lưu ý là bài của Nguyễn Đình Thi [124] bài
viết mang tính chất nghiên cứu đầu tiên về Nam Cao. Tuy bài viết cịn sơ lược, nhưng nhà văn
Nguyễn Đình Thi đã hết sức trân trọng tài năng của Nam Cao, nhất là qua hai tác phẩm Chí
Phèo và Sống mịn. Riêng về nghệ thuật, Nguyễn Đình Thi nhận định rằng, Nam Cao “đã tạo
được những điển hình giai cấp thật sống và cảm động‖, ―đã tạo cho mình một lối văn mới,
đậm đà bản sắc bình dân nhưng khơng rơi vào chỗ thô tục‖ [81; 240-241].
3.2.3. Đầu thập niên 60, Huệ Chi và Phong Lê đã phân tích, đánh giá truyện ngắn Nam
Cao một cách khá cơng phu và có hệ thống qua bài Đọc Truyện ngắn Nam Cao, soi lại những
bước đi lê của một nhà văn hiện thực [13]. Trong bài viết này, hai nhà nghiên cứu đã chia thế
giới nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao thành hai lớp người: lớp người tiểu tư sản nghèo
và lớp dân nghèo thành thị và nông thôn. Ở lớp người tiểu tư sản nghèo, các tác giả đã lưu ý
đến trình trạng cùng quẫn, bế tắc do cái nghèo gây ra, đồng thời nhấn mạnh quá trình chuyển
biến và đấu tranh tư tưởng theo chiều hướng tích cực của họ: “…Lúc đầu mang nặng ý thức
bực bội, chán ghét, gần như là chán ghét hết thảy đối với xung quanh, với chính mình, nhưng
cuối cùng thế nào cũng tự tìm lấy một thái độ khẳng định, một niềm tin trìu mến, tin yêu đối với
cuộc sống” [72; 30]. Về lớp dân nghèo thành thị và nông thôn, theo Huệ Chi và Phong Lê,
Nam Cao đã tập trung miêu tả thảm trạng bần cùng, biến chất, trở nên hư hỏng ở họ, nhưng
cũng “đã dựng lên được một hai nhân vật biết vươn lên, phản kháng thực sự như Trương Rự
(?), chí Phèo, đặc biệt là Chí Phèo” [72; 30].
3.2.4. Đến bài Con người và cuộc sống trong tác phẩm Nam Cao [14], Huệ Chi và Phong

Lê đã nhìn nhận thế giới nhân vật trong sáng tác của Nam Cao khác đi ít nhiều. Theo hai nhà
nghiên cứu, thế giới con người trong sáng tác trườc cách mạng của Nam Cao bao gồm ba lớp
người: lớp tiểu tư sản trí thức nghèo, lớp nông dân cùng khổ và lớp dân nghèo thành thị. Về
những nhân vật tiểu tư sản trí thức nghèo, các tác giả bài viết cho rằng, họ bị rơi vào tình trạng
luẩn quẩn, bế tắc, khơng lối thoát, phản ứng của học là phản ứng cùng đường, hồn tồn tiêu
cực. Tuy nhiên, ở học cũng có yếu tố tích cực, đó là ý thức chủ động và khả năng đấu tranh với
hồn cảnh để nâng mình lên. Về lớp người nghéo nói chung, theo Huệ Chi và Phong Lê, Nam
Cao đã tập trung miêu tả quá trình bần cùng hóa khơng sao cưỡng nổi với tấm lịng thương xót
9


vơ hạn. Nhân tố tích cực của lớp người này là “thái độ không công nhận xã hội, một thái độ
chống trả, tuy mức độ cũng như diễn biến quả q trình chống trả đó ở mỗi loại người ít nhiều
có khác nhau‖ [14, 51].
3.2.5. Cũng trong những năm đầu thập niên 60, Hà Minh Đức đã phân tích, đánh giá sự
nghiệp sáng tác của Nam Cao một cách toàn diện, có hệ thống qua chuyên luận Nam Cao, nhà
văn hiện thực xuất sắc [31], một cơng trình nghiên cứu dày dặn, cơng phu đầu tiên về Nam
Cao.
Trong cơng trình nghiên cứu này, Hà Minh Đức đã tiếp cận giai đoạn sáng tác trước cách
mạng của Nam Cao theo hai loại đề tài mà tác giả gọi là “chủ đề” : “chủ đề nông dân” và “chủ
đề tiểu tư sản”, nhà nghiên cứu nhận định rằng, Nam Cao đã tập trung phản ánh q trình bần
cùng hóa và lưu manh hóa, xem đây là mặt nhận thức cơ bản của Nam Cao. Khi đề cập đến một
số nhân vật nông dân cụ thể, Hà Minh Đức đã nêu lên vấn đề “bản năng sinh tồn” (bà của cái
Đĩ – Một bữa no)và lối “sống về bản năng hơn là lí trí” (Chí Phèo – Chí Phèo). So sánh nhân
vật nơng dân của Nam Cao với chị Dậu, Hà Minh Đức cho rằng, người nông dân trong tác
phẩm Nam Cao chưa có được những nét tính cách như chị Dậu: lao động cần cù, yêu thương
chồng con, thù ghét bọn thống trị, gan dạ đấu tranh để tự vệ. Về “chủ đề tiểu tư sản”, tác giả
chuyên luận nhận định: “Nam Cao đã phản ánh được q trình bần cùng hóa của lớp người
tiểu tư sản nghèo, đề cao bản chất lành mạnh, trong sạch của những người lao động. Tác giả
thấy được phần tốt đẹp, từ những đức tính cần cù nhẫn nại đến tình thương yêu đùm bọc lẫn

nhau” [31; 96-97].
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, Hà Minh Đức nhấn mạnh phong cách riêng của Nam
Cao: “Đó là sự kết hợp và sen kẽ việc miêu tả hiện thực khách quan với lối phô diễn tâm trạng
nhân vật một cách chân thật” [31; 190]. Chính nhờ sự kết hợp, xen kẽ này mà Nam Cao đã xây
dựng được những tính cách điển hình và những tâm trạng điển hình. Trên cơ sở đó, Hà Minh
Đức kết luận về phong cách Nam Cao: Nam Cao là nhà văn hiện thực tâm lí. Tuy nhiên, theo
Hà Minh Đức, Nam Cao cũng có những hạn chế nhất định về nghệ thuật: “thiếu sự kết hợp một
cách cân đối giữa miêu tả sự kiện với bộc lộ tâm lí. Trong những sáng tác về chủ đề tiểu tư sản
trí thức nghèo, nhiều lúc Nam Cao để các nhân vật chìm đi trong suy nghĩ khiến câu chuyện

10


nhiều lúc quá trầm lặng đến nặng nề. điều đó đã hạn chế một phần việc cá tính hóa nhân vật”
[31; 205].
3.2.6. Hơn mười năm sau, Hà Minh đức đã có ít nhiều thay đổi trong việc nhìn nhận, đánh
giá tác phẩm của Nam Cao, bên cạnh sự lặp lại một số nhận định. Trong Lời giới thiệu [32], Hà
Minh Đức chia nhân vật trong sáng tác trước cách mạng của Nam Cao thành hai loại: nơng dân
và trí thức tiểu tư sản. Nông dân gồm hai kiểu người. Thứ nhất là kiểu người cùng đường, liều
lĩnh và trở nên biến chất ở mức độ này hay mức độ khác, trong đó, “Chí Phèo là cái mốc cuối
cùng”. Thứ hai là kiểu người ít bị biến chất trước tác động của hoàn cảnh. Kiểu người này dù bị
xã hội đẩy đến bên bờ vực thẳm, họ vẫn giữ được phẩm chất trong sạch. Cịn trí thức tiểu tư
sản, theo Hà Minh Đức, là những con người “chìm nổi, vật vả trong cuộc đấu tranh với hàon
cảnh và trong bản thân học cũng chất chứa nhiều mâu thuẫn” [32; 23]. Một mặt, học “luôn
đấu tranh để vươn tới sự trung thực” [32; 24]; mặt khác, họ lại thiếu hành động, “bị dồn vào bế
tắc, khơng có hướng giải thốt”, “vật vã, đau đớn trong những dằn vặt, suy nghĩ, hối hận” [32;
25].
Về nghệ thuật xây dựng hình tượng, tác giả Lời giới thiệu nhận định: một mặt, tác phẩm
Nam Cao giàu chi tiết cụ thể; mặt khác, lại thường có xu hướng khái quát, rút ra những nhận
xét, suy nghĩ, triết lí từ hiện thực đời sống. Vì thế, sáng tác của Nam Cao thường chứa đựng

nhiều nội dung triết lí, nhất là khi nhà văn miêu tả nhân vật trí thức tiểu tư sản. Gắn với nội
dung triết lí, suy tưởng là những biện pháp miêu tả tâm lí nhằm khắc họa tính cách nhân vật, từ
đó hình thành “dịng tâm lí” trong sáng tác của Nam Cao, thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau.
3.2.7. Trong quyển Lịch sử văn học Việt Nam, tập V, phần I [84], chương Nam Cao, nhà
nghiên cứu Nguyễn Hồng Khung cũng phân tích, đánh giá sự nghiệp sáng tác của Nam Cao
theo hai loại đề tài: đề tài tiểu tư sản và đề tài nông dân. Tác giả chương sách nhận định rằng,
trong những truyện ngắn viết về người trí thức tiểu tư sản, Nam Cao đã chú trọng đi sâu vào
nổi đau đớn, quằn quại, có khi mang tính bi kịch, cùng với cuộc đấu tranh tư tưởng của họ. Về
đề tài nông dân, Nguyễn Hoàng Khung đã viết: “Tác phẩm Nam Cao không những đã vạch ra
nỗi khổ không cùng của người nơng dân mà cịn thể hiện cảm động cái bản chất đẹp đẽ, cao
quý trong tâm hồn của họ” [84; 296]. Thế nhưng, ở một chỗ khác, ông lại viết: ―…Nam Cao
quá thiên về những trường hợp bị tha hóa nặng nề, những con người bại liệt về tinh thần,
11


những tính cách thiếu hài hịa mà méo mó đến quái dị. Một số nhân vật được vẽ bằng những
nét quá xấu xí, ghê tởm, trong khi ý nghĩa hiện thực và giá trị thẩm mĩ rất mong manh‖ [84;
298]. Vì thế, ―trong thế giới nơng thơn của nhà văn, nếu không phải những kẻ mặt mày dữ tợn,
những con ác thú, thì cũng chỉ là những con sâu cái kiến sống trong sợ hãi, nhẫn nhục đến tê
liệt‖ [84; 304]. Trong tồn bộ tác phẩm viết về người nơng dân, chỉ có một con người duy nhất
―có sự thức tỉnh ý thức‖ – ―ý thức về quyền làm người‖, đó là Chí Phèo.
Về mặt nghệ thuật, tác giả chương sách đã nêu lên một số đặc điểm. Thứ nhất là “chất suy
nghĩ, triết lí”, giúp cho truyện Nam Cao có chiều sâu và sắc thái riêng. Thứ hai là “phong thái
trữ tình thắm thiết”. Thứ ba là sở trường “đi sâu vào đời sống nội tâm của nhân vật”, từ đó tạo
nên một “diện mạo tâm lí riêng” ở mỗi nhân vật. Thứ tư là cách kết cấu và kể chuyện chủ động,
linh hoạt, theo yêu cầu miêu tả tâm lí, chứ khơng theo trình tư thời gian.
3.2.8. Nhìn từ góc độ phương pháp sáng tác, nhà nghiên cứu Phan Cư Đệ đã đánh giá rất
cao đóng góp của Nam Cao về mặt nghệ thuật điển hình hóa. Trong chuyên luận Tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại, tập I [26], Phan Cư Đệ đã nhận định: “Nam Cao đã đưa vào tiểu thuyết lối
miêu tả tâm lí, rọi những ánh sáng mới vào bên trong tâm hồn nhân vật” [26; 124]. Theo tác

giả chuyên luận, việc đi sâu vào đời sống nội tâm nhân vật của Nam Cao là nhằm cá biệt hóa
tính cách: ―Để cá biệt hóa tính cách, Nam Cao còn cố gắng đi sâu vào đời sống tâm lí bên
trong của Chí Phèo. Trong các nhà văn hiện thực phê phán, Nam Cao là một trong những
người thích sử dụng lối độc thoại nội tâm‖ [26; 308]. Cũng theo tác giả, để thể hiện bi kịch
không lối thoát của nhân vật, Nam Cao đã sử dụng “lối kết cấu vòng tròn”
3.2.9. Trong Khải luận [89], nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cũng giới thiệu, đánh
giá Nam Cao qua hai loại đề tài: nông dân và người tiểu tư sản. Ở đề tài nông dân, Nguyễn
Đăng Mạnh nhấn mạnh nỗi khổ cùng cực và sự “nổi loạn” của họ, tiêu biểu là cuộc nổi loạn
của Chí Phèo. Ở đề tài người tiểu tư sản trí thức nghèo, nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến “cuộc
đấu tranh tư tưởng”, đó là “cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa nhân đạo thiết tha với chủ nghĩa cá
nhân, là sự vùng vẫy muốn vượt ra khỏi tình trạng ―sống mịn‖ về tinh thần của người tiểu tư
sản trí thức trong xã hội cũa‖, ―một cuộc đấu tranh khơng lối thốt‖ [89; 47]. Đề cập đến
những đóng góp về mặt nghệ thuật của Nam Cao, tác giả bài viết đã nêu lên bốn đặc điểm:
―nghệ thuật phân tích tâm lí‖, ―lối kể chuyện linh hoạt‖, ―khả năng kết cấu tác phẩm vừa
12


phóng túng, tự nhiên, vừa chặt chẽ” và “những đóng góp đầy sáng tạo về ngơn ngữ văn xi”
[89; 48-49].
3.2.10. Tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Nam Cao được nhà nghiên cứu Nguyễn
Đăng Mạnh phân tích, đánh giá sâu hơn, cụ thể hơn qua bài Nhớ Nam Cao, suy nghĩ về mấy bài
học của anh, in trong Nhà văn, tư tưởng và phong cách [90]. Trong bài viết này, Nguyễn Đăng
Mạnh nhận định rằng, vấn đề “đôi mắt”, tức vấn đề nhìn nhận, đánh giá đúng bản chất người
lao động, là đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện thực Nam Cao. Ở bình diện nghệ thuật, nhà
nghiên cứu cho rằng, sức hấp dẫn của văn Nam Cao bắt nguồn từ hai yếu tố: Thứ nhất là nội
dung triết lí, khái quát về con người, cuộc đời. Thứ hai là nghệ thuật phân tích tâm lí sắc sảo,
được xem như là “sở trường” của nhà văn. Tài năng nghệ thuật của Nam Cao càng bộc lộ, phát
huy mạnh mẻ khi nhà văn “đi vào những quá trình tâm lí phức tạp, những tính cách lưỡng hóa,
những trạng thái dở say dở tỉnh, dở khóc dở cười…‖. Chính yếu tố thứ hai này giúp cho “Nam
Cao có một lối kể chuyện rất biến hóa, cứu nhập thẳng vào đời sống bên trong của nhân vật

mà dẫn dắt mạch tự sự theo dòng độc thoại nội tâm‖ [90; 156].
3.2.11. Trong bài Nam Cao, in trong Nhà văn việt Nam, tập II, [29] nhà nghiên cứu Hà
Minh Đức một lần nữa xem xét, đánh giá sáng tác trước cách mạng của Nam Cao thông qua hai
loại đề tài: đề tài nông dân và đề tài trí thức tiểu tư sản. Trong bài viết này, bên cạnh việc lặp
lại một số nhận định cũ, tác giả nêu lên một vài phát hiện đáng lưu ý. Ở đề tài nông dân, Hà
Minh Đức cho rằng, Nam Cao đã đặt ra một vấn đề mới: sự biến chất, biến dạng của người
nông dân trong xã hội cũ do tình trạng bần cùng gây ra. Ở đề tài trí thức tiểu tư sản, theo tác
giả, Nam Cao cũng đặt ra nhiều vấn đề mới, trong đó có vấn đề nhân cách, thể hiện qua “tình
trạng vỡ mộng”.
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, Hà Minh Đức nhấn mạnh đến “dịng tâm lí” trong sáng
tác của Nam Cao, thể hiện ở nhân vật nông dân lẫn nhân vật trí thức tiểu tư sản. Riêng ở nhân
vật nơng dân, trang thái tâm lí có thể diễn biến theo chiều hướng khác khi nhân vật bị biến chất,
đó là ―sự lấn át của yếu tố bản năng, tâm lí phá phách khơng ổn định, tính vơ mục đích trong
cuộc sống, trang thái mệt mỏi buông xuôi‖ [29; 147-148]. Gằn liền với suy nghĩ, tâm trạng
nhân vật là chất triết lì, nhất là ở nhân vật trí thức nghèo. Đặc biệt, nhà nghiên cứu Hà Minh
Đức còn nêu lên một đặc điểm khác ở nhân vật trí thức: ―tự nhận thức được bản thân mình‖,
13


và xem đó là ―nguyên tắc quán xuyến cho hàng loạt nhân vật trí thức nghèo của Nam Cao”
[29; 155]. Một đóng góp quan trọng khác của Nam Cao trogn nghệ thậut phân tích tâm lí là “đã
mở rộng sự phê phán đời sống xã hội bên ngoài vào thế giới nội tâm, từ sự phê phán cái khách
quan sang hình thức tự phê phán‖ [29; 159]. Những đặc điểm nghệ thuật vừa nêu cũng đã
được Hà Minh Đức nhắc lại hay lồng vào những cơng trình nghiên cứu về Nam Cao sau này
của ông, đã được tập hợp lại trong chuyên luận Nam Cao – đời văn và tác phẩm [38].
3.2.12. Giống như nhiều cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến, ở chương Nam Cao trong
Văn học Việt Nam (1930-1945), tập I [30], Hà Văn Đức đã chia thế giới con người trong tác
phẩm Nam Cao thành hai loại nhân vật, còn gọi là đề tài: đề tài người nơng dân và đề tài người
tiểu tư sản trí thức nghèo. Nhân vật nông dân được chia thành hai loại nhỏ: “nhân vật chịu sự
đày đọa, chà đạp của xã hội nhưng vẫn giữ được phẩm chất của mình” và “nhân vật đã bắt

đầu bị biến chất, tha hóa‖ [30; 295-296]. Nhân vật tiểu tư sản trí thức nghèo được xem xét,
phân tích qua hai loại bi kịch có quan hệ nhân quả: từ “vỡ mộng” dẫn đến “chết mòn”. Về nghệ
thuật, tác giả chương sách đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề “miêu tả tâm lí” mà thủ pháp chủ yếu
là “khắc họa tâm trạng nhân vật”, ở đề tài tiểu tư sản trí thức lẫn đề tài nông thôn. Khi soi rọi
đời sống nội tâm của nhân vật, ―Nam Cao đã không dừng lại việc miêu tả những tình cảm, cảm
giác có tính cá nhân‖, ―mà quan trọng hơn là Nam Cao khai thác cách suy nghĩ, nghiền ngẫm,
đánh giá cuộc sống của nhân vật cụ thể mang tính tâm lí xã hội‖ [30; 317]. Khai thác tâm lí
nhân vật, Nam Cao thường xuyên sử dụng các đoạn văn độc thoại nội tâm. Nghệ thuật miêu tả
tâm lí thơng qua thủ pháp khắc họa nội tâm đã chi phối, quy định cách kết cấu tác phẩm của
Nam Cao, đó là kiểu kết cấu tâm lí: “Phần kết thúc có khi được đưa lên trước, và phần lớn các
truyện thường bắt đầu từ giữa rồi mới trở về trước và tiếp tục về sau” [30; 323].
3.2.13. Khác với hàng loạt cơng trình xuất bản từ thập niên 80 trở về trước, trong bài
Phong cách truyện ngắn Nam Cao [1], Vũ Tuấn Anh nhận định rằng, Nam Cao khác với các
nhà văn hiện thực thời bấy giờ là ở góc nhìn cuộc đời, con người. Đó là ―cái nhìn từ bên trong,
lấy cái đốm lữa leo lét của những số phận con người mà soi rọi xã hội, cuộc đời‖ [79; 111].
Với cái nhìn đó, nhà văn ―khơng khai thác mối quan hệ giai cấp, những cảnh đối lập giàu
nghèo, ơng chăm chú và kinh hồng nhận ra cái chết về thể xác và tinh thần cua con người‖
[79; 111]. Trên cơ sở đó, tác giả bài viết khái quát lại và nêu lên năm đặc điểm về phong cách
14


truyện ngắn Nam Cao. Thứ nhất, “thi pháp truyện ngắn Nam Cao xây dựng trên nỗi ám ảnh về
cái tàn lụi, tan rã” (nhấn mạnh trong nguyên văn). Thứ hai, ―thi pháp truyện Nam Cao tập
trung làm nổi lên sự biến dạng của hoàn cảnh, của con người – cả nhân dạng, nhân tính lẫn
nhân cách‖. Thứ ba, câu văn Nam Cao ―bị xé rách về ngữ điệu, chúng nhấm nhẳn, đứt nối, cắn
rứt, chì chiết, nghẹn ngào, đầy kịch tính‖. Thứ tư, ―cấu trúc truyện Nam Cao thường nương
theo trục thời gian, dõi theo cuộc đời nhân vật hoặc một chặng đường dài‖, bao gồm ba loại
hình cấu trúc: ―cấu trúc theo số phận nhân vật‖, ―cấu trúc theo tâm lí nhân vật‖ và “cấu trúc
quanh một triết lí, một tính cách‖. Thứ năm, ―truyện của Nam Cao tiềm ẩn nhiều lớp ngữ
nghĩa‖ [79; 112-114].

3.2.14. Gần gũi với cách nhìn nhận của nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong nhiều bài
viết, Đinh Trí Dũng đã nêu lên vấn đề “tự ý thức” của nhân vật trong sáng tác Nam Cao, và
xem đó là hệ quả của việc đi sâu vào thế giới nội tâm của con người. Trong bài Bi kịch tự ý
thức – nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo của Nam Cao [20], Đinh Trí Dũng nhận định:
“Trong vũng lầy của xã hội cũ, các nhân vật của Nam Cao khơng có gì khác hơn là vũ khí tinh
thần – sự tự ý thức để chống lại sự tha hóa để bảo vệ lấy bản chất nhân đạo cho con người.
Đặc điểm này thể hiện rõ nhất trong các tác phẩm viết về đề tài tiểu tư sản‖ [79; 34]. Theo
Đinh Trí Dũng, sự tự ý thức xuất hiện ở nhiều nhân vật tiểu tư sản trong truyện ngắn của Thạch
Lam, Nguyên Hồng, Bùi Hiển…, nhưng ở nhân vật Nam Cao, vấn đề này được nâng lên mức
sâu sắc, thường trực và nhất quán, trở thành một trong những đặc điểm độc đáo của bút pháp
hiện thực ở Nam Cao. Sự tự ý thức đã dẫn đến một đặc điểm khác của nhân vật, đó là “sự tự
phê phán, phủ định‖: ―sự tự ý thức nghiêm khắc bao giờ cũng kèm theo sự tự phê phán, phủ
định. Nhưng sự phê phán, phủ định đúng đắn nhất bao giờ cũng là sự phê phán bên trong, phê
phán chuyển thành tự phê phán‖ [79; 39].
3.2.15. để làm sáng tỏ ý nghĩa thẩm mĩ của những yếu tố thường bị cho là “tự nhiên chủ
nghĩa” trong sáng tác của Nam Cao, dựa trên quan niệm về “cảm xúc đối nghịch” của
Vưgốtxki, được trình bày trong chun luận Tâm lí học nghệ thuật [151], Phan Huy Dũng đã
tán thành ý kiến cho rằng, Nam Cao không rơi vào tự nhiên chủ nghĩa khi miêu tả một số nhân
vật dị dạng. Trong bài Bàn thêm về ý nghĩa thẩm mĩ của cái gọi là ―yếu tố tự nhiên chủ nghĩa‖
trong tác phẩm của Nam Cao [22]; Phan Huy Dũng đã phân tích một số nhân vật dị dạng để
15


chứng minh cho quan niệm của tác giả. Ở nhân vật Lang Rận, Phan Huy Dũng chỉ ra rằng, ban
đầu nhân vật này xuất hiện với hình thức và sinh hoạt rất d6ẽ gây cảm giác khinh miệt, tởm
lợm. Theo diễn biến của câu chuyện, Lang Rận còn bộc lộ thêm những tất xấu như hám gái,
“bẻo lẻo”. Nhưng đến kết thúc của câu chuyện, Lang Rận tự tử, thì “năng lượng thần kinh” của
người đọc được “tháo thoát”, nhưng theo chiều hướng ngược lại với những gì hình dung ban
đầu: ―Một cái gì như nỗi đau đớn, xót thương dào lên thay thế hồn tồn cho niềm thích thú
được ―nhục mạ con người‖ nhiều khi lăm le bộc lộ‖ [79; 102], Trương Rự, Đức (Nửa đêm),

tác giả cũng đã lí giải tương tự như vậy.
3.2.16. Khác với nhiều nhà nghiên cứu khác, trong bài Nam Cao và khát vọng về một
cuộc sống lương thiện, xứng đáng [44], nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh không phân chia
thế giới con người trong sáng tác Nam Cao thành hai loại đề tài, hai loại nhân vật, căn cứ vào
thành phần xã hội. Nhà nghiên cứu cho rằng, “Nam Cao thật ra không miêu tả các thành phần
xã hội, mà đi sâu vào các số phạn, các kiếp người (nhấn mạnh trong nguyên văn) như nhà văn
thường nói” [79; 21]. “hơn bất kì một nhà văn nào khác, Nam Cao đã đặt ra trực diện vấn đề
kiếp người, vấn đề thân phận con người, vấn đề con người bị tha hóa (nhấn mạnh trong ngun
văn), khơng được sống như bản tính của mình, theo những nhu cầu tự nhiên lành mạnh của
mình‖ [79; 24]. Khi đề cập đến một số nhân vật trí thức nghèo như những ông giáo khổ trường
tư, những nhà văn tâm huyết với nghề nghiệp, nhà nghiên cứu nhấn mạnh “bi kịch sống mòn” ở
họ, và cho rằng Nam Cao “không đổ lỗi một cách dơn giản, dễ đãi cho hoàn cảnh khách quan,
cho xã hội, cho thực dân, phong kiến‖ [79; 26-27]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh còn nêu
lên một nhận định đáng lưu ý về con người trong tác pẩm Nam Cao. Đó là ―cuộc đấu tranh khi
quyết liệt, khi âm thầm của con người với hồn cảnh và với chính bản thân mình để tìm lối ra,
để vươn ra ánh sáng, để gìn giữ các giá trị nhân bản ngay trong những hoàn cảnh sống tưởng
như không thể nào chịu đựng nổi (…)‖ [79; 27-28].
3.2.17. Để làm sáng tỏ cơ sở hình thành các đặc điểm của bút pháp Nam Cao, trong bài
Nam Cao và sự lựa chọn một chủ nghĩa hiện thực mới [102]. Phạm xuân Nguyên nhận định
rằng, khác với các nhà văn hiện thực đi trước, Nam Cao đã tiếp cận hiện thực đời sống theo
cách riêng: ―Ơng muốn phân tích, giải thích hiện thực bằng vào cách lí giải hành động của
nhân vật trên bình diện tâm lí‖ [79; 72]. Hướng tiếp cận hiện thực này đã quy định cách viết
16


mới của Nam Cao so với các cây bút hiện thực khác: “Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng,
Ngô Tất Tố là những nhà văn quan sát và phản ánh hiện thực (người trích nhấn mạnh). Nam
Cao là nhà văn suy ngẫm và phân tích hiện thực (người trích nhấn mạnh)”[79; 75]. Vì thế,
trong quá trình xây dựng nhân vật, dù thuộc loại người nào, nhà văn đều tập trung chú ý vào
việc phân tích tâm lí, khơi gợi phần cảm, phần nghĩ, bắt nhân vật tự bộc lộ. Tất nhiên, cách

phân tích của Nam Cao có chỗ khác nhau đối với từng loại nhân vật, hoặc là đứng ở ngôi thứ
ba, hoặc là ở ngơi thứ nhất.
3.2.18. Từ bình diện ngôn ngữ nghệ thuật, Trương Thị Nhàn đi sâu vào việc phân tích,
đánh giá cách dùng đại từ “hắn” của Nam Cao qua bài Nhân vật ―hắn‖ với một nét đặc trưng
trong ngôn ngữ nghệ thuật Nam Cao [103]. Trên cơ sở tỉ lệ chênh lệch rất xa giữa đại từ “nó”
so với “hắn”, được dùng để chỉ Chí Phèo, chồng dì Hảo, Trương Rự, Đức, Trạch Văn
Đồnh…, tác giả bài viết nhận định rằng, việc Nam Cao sử dụng đại từ “hắn” có liên quan chặt
chẽ đến “tư cách” của từng loại người. Trước hết, Nam Cao dùng đại từ này đối với loại người
“lưu manh, sao đọa, ngu tối và độc ác”, mà tiêu biểu nhất là Chí Phèo, và những “hắn” “cặn
bã” cùng loại: Binh Chức, Năm Thọ, Ninh tư, Trương Rự, con trai Trương Rự…Kế đến là loại
người có “nhân cách sa đọa, méo mó, ác độc” như người cha (Trẻ con không được ăn thịt chó),
chồng dì Hảo (Dì Hảo), Nhu (Ở hiền). Nam Cao cịn dùng đại từ “hắn” với loại người cùng
đinh, vì dốt nát, hèn kém và thói hư tật xấu mà trở nên thảm hại, khốn quẫn hơn, như Thai
(Làm tổ), Bịch (Mua danh), hay dùng để chỉ những kẻ có học, nhưng do hoàn cảnh, đã trở nên
nhỏ mọn, tầm thường, tàn nhẫn như Hộ (Đời thừa), Hiệp (Sao lại thế này ?), Điền (Nước mắt),
anh chồng (Cười), Hài (Quên điều độ)v.v…Trên cơ sở đó, tác giả bài viết đi đến kết luận: cách
gọi nhân vật bằng “hắn” đã thể hiện độc đáo khuynh hướng hiện thực nghiệt ngã của Nam Cao.
3.2.19. Để từng bước đi đến kết luận về quan niệm hiện thực của Nam Cao, trong bài
Những biến hóa của chất nghịch dị trong truyện ngắn Nam Cao [105], Vương Trí Nhàn đã
xem xét, phân tích những hiện tượng quán dị, khác thường. Theo Vương Trí Nhàn, những
“quái tượng” và những cái kì dị khốc áo thơng thường xuất hiện phổ biến trong sáng tác của
Nam Cao. Tác giả bài viết đề nghị cách gọi chung là “chất nghịch dị”, và đánh giá rằng, nó có
nhiề đặc sắc. Cũng theo Vương Trí Nhàn, cái kì dị có mối quan hệ chặt chẽ với cái mịn mỏi, trì
trệ: nó là cái mịn mỏi, trì trệ biểu hiện ở mức độ cao. Liên hệ với những hiện tượng “dị biến”
17


trong tự nhiên mà khoa học chứng minh là đang có xu hướng trở nên phổ biến, liên hệ với hiện
tượng văn học mang tính chất khác thường như thơ Hàn Mặc Tử, số đỏ của Vũ Trọng Phụng và
những bài kí mang tính cách “u ngơn” của Nguyễn Tn, Vương Trí Nhàn đưa ra kết luận:

“(…) những tìm tịi của Nam Cao trong việc chỉ ra sự phổ biến của cái nghịch dị nói ở đây chỉ
chứng tỏ sự nhịp bước của văn học tiền chiến ở nước ta với những trào lưu hiện đại trong văn
học thế giới” [79; 89].
3.2.20. Trong bài Chí Phèo tỉnh, Chí Phèo khơng say [107], Nguyễn Tri Niên đã phân
tích hàng loạt yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm để khẳng định sự tỉnh táo của Chí Phèo. Theo
tác giả, Chí Phèo bắt đầu chửi trời, rồi thu hẹp dần đối tượng chửi, cuối cùng chửi cái người đẻ
ra mình, tức là chửi chính bản thân mình. Điều đó cho thấy Chí đang tỉnh táo phân tích, mổ xẻ
để tìm ngun nhân gây nên nỗi khổ mà mình phải gánh chịu. Đến khi nhận ra khơng ai chửi
nhau với mình, Chí tức giận, nghĩ đến chuyện báo thù. Đó cũng là hành động của một người
tỉnh táo. ChíPhèo cịn tỏ ra tỉnh táo vào cuối bữa rượu uống với Tụ Lãng, “tỉnh đến mức còn
biết vật ngữa Tự Lãng, còn vuốt râu Tự Lãng mấy cái rồi mới về” [79; 175]. Đến khi gặp Thị
Nở, Chí Phèo càng tỉnh táo hơn, điều đó thể hiện qua hàng loạt từ láy âm: say sưa (thật ra,
trong nguyên văn, Nam Cao viết là “say say”), run run, rón rén, lẳng lặng… Đặc biệt là khi
cuộc mổ xẻ bắt đầu có kết quả, Chí nhận ra mình già mà cơ độc, Chí cám cảnh một mỗi buồn,
xúc động trước sự săn sóc của Thị Nở, cảm thấy bâng khng, ăn năm…Đó là “một Chí Phèo
đang tự hỏi và tự trả lời. Chi tiết ngôn ngữ sau này càng nói lên một Chí Phèo tỉnh táo‖ [79;
175]. Tiếp theo Chí hồi tưởng một cách rõ ràng, rành mạch về tuổi hai mươi của mình…Trên
cơ sở đó, Nguyễn Tri Niên đi đến kết luận: nhờ khía cạnh tỉnh táo mà bi kịch Chí Phèo trở nên
sâu sắc.
3.2.21. Trong bài Ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao [112], Phan
Diễm Phương cũng đã tiếp cận sáng tác Nam Cao từ góc độ ngơn ngữ nghệ thuật. Trong bài
viết này, tác giả đã phân tích, làm sáng tỏ ba đặc điểm về ngôn ngữ kể chuyện trong truyện
ngắn của nhà văn qua “cách kể, giọng kể”. Thứ nhất là cách vừa kể chuyện vừa kể tâm trạng.
Cách kể này trở nên sinh động, biến hóa khi nhà văn “chuyển hóa từ ngơn ngữ người kể chuyện
sang ngơn ngữ nhân vật‖ [79; 134], một thủ thuật thường gặp trong tác phẩm Nam Cao. Thứ
hai là cách vừa kể vừa suy nghĩ. Với cách kể này, “khi đã khảm được vào tâm trí người đọc thật
18


nhiều những chi tiết có vẻ như vụn vặt về các số phận, cảnh đời rồi, ông nhẹ nhàng đưa ra

những câu khái quát, triết lí, vừa như bất ngờ, nhưng lại thật hiển nhiên‖ [79; 135]. Thứ ba là
cách ―kể chuyện bằng nhiều chất giọng: nghiêm nghị và hài hước, trân trọng, nâng niu và
nhạo, đay, mỉa‖ [79; 136].
3.2.22. Bàn Về các nhân vật dị dạng trong sáng tác Nam Cao [144], Trần Thị Việt Trung
đã tán thành quan niệm cho rằng, đó là một đặc điểm lớn của nhà văn trong sáng tạo nghệ
thuật, đồng thời cũng là đóng góp của ơng cho dịng văn học hiện thực phê phán Việt Nam.
Theo tác giả bài viết, Nam Cao có dụng ý rõ rệt khi miêu tả hàng loạt các nhân vật xấu xí, kì dị:
―Nam Cao muốn nhấn mạnh tính chất khốc liệt và tàn bạo của xã hội Việt Nam trong thời kì
đen tối nhất. Sự bế tắt đến mức dồn nén đã đẩy con người vào ngỏ cụt của cuốc đời. Nó làm
méo mó đi, dị dang đi cả tâm hồn và thể xác của bao người hiền lành, lương thiện và vô tội‖
[79; 93]. Tập trung miêu tả các nhân vật dị dạng còn là một thủ pháp nghệ thuật mang tính thi
pháp của nhà văn. Thủ pháp nghệ thuật này thể hiện rõ quan điểm hiện đại của Nam Cao về
con người. Đó là con người với sự phúc tạp của các mặt đối lập: vừa đẹp đẽ vừa xấu xa, vừa
cao thượng vừa tầm thường, vừa nhân đạo vừa độc ác, vừa đáng ghét vừa đáng thương…Trên
cơ sở đó, tác giả bài viết kết luận rằng, “dẫu cho có những biểu hiện của chủ nghĩa tự nhiên khi
miêu tả loại nhân vật xấu xí, Nam Cao vẫn là người đứng vững trên đỉnh cao của chủ nghĩa
hiện thực‖ [79; 97].
3.2.23. Từ góc độ thi pháp, nhà nghiên cứu Trần Đăng Xuyền đã tiếp cận và làm sáng tỏ
một số đặc điểm về thời gian và không gian nghệ thuật trong sáng tác Nam Cao qua một bài
viết rất công phu: Thời gian và không gian trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao [154].
Về thời gian nghệ thuật, Trần Đăng Xuyền cho rằng, nổi bật lên trong sáng tác Nam Cao
là “thời gian hiện thực hàng ngày” với đặc điểm ―tù đọng, đóng kín, xoay theo cái quỹ đạo
tưởng chừng như khơng thay đổi‖ [154; 21]. Từ “thời gian hiện thực hàng ngày”, Nam Cao
thường để cho nhân vật hồi tưởng về quá khứ với kỉ niệm, hồi ức về những ngày đã qua, qua đó
xuất hiện “thời gian đã mất”. Trong một vài tác phẩm, Nam Cao cũng miêu tả viễn cảnh tương
lai, thường là xám xịt, đen tối, nhưng khơng hồn toàn tuyệt vọng. Trong thế giới nghệ thuật
ảm đạm của nhà văn, đơi khi bất chợt lóc lên những tia hi vọng, nhưng còn rất mong manh.
Bên cạnh thời gian hiện thực hàng ngày, cịn có “thời gian tâm trạng”, thường hiện ra “nặng nề,
19



chậm chạp, gây cảm giác lâu hơn, dài hơn thời gian khách quan vì gắn liền với tâm trạng đau
buồn và bi kịch của nhân vật‖ [154; 23].
Về không gian nghệ thuật, theo Trần Đăng Xuyền, ―nhà ở, căn buồng là không gian
trung tâm trong sáng tác của Nam Cao‖, ―Chính trong khơng gian nhà ở căn buồng (tương
ứng với nó là thời gian cá nhân hàng ngày), đã tạo điều kiện cho Nam Cao khai thác triệt để
cái hàng ngày của đời sống‖ [154; 25]. Không gian nhà ở, căn buồng cịn là “khơng gian suy
tưởng”, nơi các nhân vật, xuất hiện cùng với sự cô đơn, “suy tưởng qua các hình thức đối thoại,
độc thoại nội tâm, thậm chí cả dịng ý thức” [154; 26].
Trên cơ sở phân tích thời gian và khơng gian nghệ thuật trong sáng tác Nam Cao, tác giả
bài viết đánh giá rằng, Nam Cao là nghệ sĩ bậc thầy trong việc sử dụng linh hoạt các yếu tố thời
gian và không gian trong q trình sáng tạo nghệ thuật. Điều đó làm cho tác phẩm Nam Cao,
nhìn bề ngồi, có vẻ như rất tùy tiện, phóng túng, nhưng thật ra lại hết sức chặt chẽ, bởi vì
chúng được xây dựng dựa trên lối kết cấu lắp ghép (montage), mà thực chất là được chỉ đạo bởi
lối kết cấu theo quy luật phát triển tâm lí.
3.2.24. Cũng tiếp cận truyện Nam Cao từ góc độ thi pháp, trong bài Một đặc điểm của thi
pháp truyện Nam Cao [85], nhà nghiên cứu Phạm Quang Long đã đưa ra khái niệm “tình
huống nhận thức-lựa chọn”. Tác giả bài viết đã nhận định: ―Hầu hết các truyện của Nam Cao
đều đặt nhân vật trước các tình huống xảy ra nhiều cách lựa chọn, nhiều quyết định, nhiều lối
thốt. Khi đã rơi vào tình huống nào đó, nhân vật bắt đầu một quá trình liên tiếp của những
nhận thức hoàn cảnh, bản thân, đánh giá mọi khả năng có thể xảy ra và lựa chọn thái độ ứng
xử của mình‖ [85;20]. Khái quát thực tế sáng tác của Nam Cao, Phạm Quang Long nêu ra ba
loại tình huống, nhưng chưa phân tích, lí giải thấu đáo, minh bạch. Tuy nhiên, có thể tóm tắt ba
tình huống đó như sau:
Thứ nhất là tình huống nhận thức lựa chọn đúng. Trong tình huống này, q trình tâm lí
của nhân vật trong việc nhận thức và lựa chọn tương đối đơn giản, thuận chiều như trong Một
truyện xú-vơ-nia, Đui mù, Nghèo, Truyện tình… ―Nhân vật, thường là sau khi đã nhận thức
được hồn cảnh, hiểu đúng nó và cảnh ngộ của mình đã có một quyết định khá chính xác, phù
hợp với cả lơ gích đời sống lẫn đạo lí nhưng rồi sau đó phải hối hận vì sự lựa chọn của mình‖,
―do đã phát hiện ra sự thật‖ [85; 20-21].

20


Thứ hai là tình huống nhận thức – lựa chọn lưỡng khả. Tình huống này phận hóa theo hai
hướng mà tá giả gọi là “nhánh”. Hướng thứ nhất là nhân vật hoàn toàn tỉnh táo trong việc nhận
thức hoàn cảnh và chổ đứng của mình, thậm chí biết cách và hồn tồn có khả năng thốt ra
khỏi hồn cảnh, nhưng lại “đầu hàng hồn cảnh”, đầu hàng ―nhưng khơng bng xi hồn
tồn mà vẫn day dứt, vật vả vì sự đầu hàng ấy‖ [85; 21], tiêu biểu như trong Dì Hảo, Ở hiền,
Đời thừa, Mua nhà. Hướng thứ hai là tình huống ―có sự thay đổi về chất và theo chiều ngược
lại‖ [85; 22] như trong Mua danh, Tư cách mõ, một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó,
và phần nào đó trong Chí Phèo. Trong tình huống này, nhân vật chính, ―sau khi nhận thức đầy
đủ, chính xác hồn cảnh, đã tìm cách biện minh cho sự tha hóa, cho việc đánh mất nhân cách
với lí lẽ khá thuyết phục (!)‖ [85; 22].
Thứ ba là tình huống nhận thức-lựa chọn phát triển liên tục. Trong tình huống này, ―nhân
vật nhận thức – lựa chọn cách xử lí tình huống rồi phủ nhận nó, rồi tiếp tục nhận thức lựa
chọn‖, ―quá trình này diễn ra dai dẳng, quyết liệt hoặc là ở bề mặt, hoặc trong chiều sâu của
đời sống tinh thần của nhân vật chính, làm xương sống cho những truyện dài thành công nhất
của Nam Cao như Chí Phèo, sống mịn, Nửa đêm‖ [85; 22].
3.2.25. Trong chuyên luận Nam Cao – phác thảo sự nghiệp và chân dung [81] nhà nghiên
cứu Phong Lê đã dành hơn 100 trang sách để xem xét, đánh giá lại sự nghiệp sáng tác của Nam
Cao về mặt nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật.
Về nội dung tư tưởng, tác giả chuyên luận đã tiếp cận tác phẩm Nam Cao qua hai loại đề
tài: người trí thức và người nơng dân. Đề tài thứ nhất được phân tích, làm sáng tỏ qua hai loại
nhân vật: nhà văn và nhà giáo. Họ là những con người có sứ mạng và ước mơ cao cả, nhưng vì
phải vật lộn với chén cơm manh áo, nên đã rơi vào cảnh ngộ “sống mòn” hay “chết mòn”, một
cái chết hai mặt: thể xác và tinh thần. Và theo Phong Lê, viết về người trí thức, Nam Cao đã
“gợi ra đến mức ám ảnh sự bế tắt tinh thần và sự sa đọa về phẩm cách của con người, như một
khía cạnh lên án tội trạng của xã hội thực dân, phong kiến‖ [81; 31]. Ở đề tài thứ hai, Phong
Lê nhấn mạnh đến q trình bần cùng hóa diễn ra âm thầm, gấp rút ở người nơng dân, mà hệ
quả của nó là cái chết – chết đói – đồng thời nhấn mạnh q trình lưu manh hóa.

Về hình thức nghệ thuật, nhà nghiên cứu Phong Lê đã nêu lên một số đặc trưng bút pháp
hiện thực của Nam Cao. Trước hết, đó là xu hướng triết lí, được xem là ―nét phổ biến, quán
xuyến trong sáng tác Nam Cao‖ [81; 63], thể hiện ―ở dạng lí thuyết hoặc nhập vào hình tượng
nhân vật‖, ―tạo nên chất giọng độc đáo và hấp dẫn của Nam Cao‖ [81; 74]. Cùng với xu
hướng triết lí là “một dạng hiện thực tâm lí” trong sáng tác của nhà văn. Kế đến là đặc trưng về
ngôn ngữ, một mặt mang tính đa thanh, bao gồm “ngơn ngữ tác giả mang giọng điệu riêng”,
được xem là chủ âm, kết hợp với “ngôn ngữ nhân vật, người nào giọng nấy, không ai giống ai”
[81; 83], mặt khác, mang tính hiện đại, đã hơn nửa thế kỉ qua mà vẫn không cũ. Cuối cùng là
đặc trưng về cách cấu trúc và dẫn chuyện. Theo Phong Lê, cách cấu trúc truyện của Nam Cao
là “cả một sự biến hóa”. Tuy nhiên, tác giả chuyên luận chỉ khái quát lại và nêu ra hai kiểu:
“cấu trúc theo chiều dọc, trôi xuôi” và “cấu trúc vịng trịn”. Cịn cách dẫn truyện thì “không
chút dềnh dàng, rề rà. Mạch truyện chuyển rất nhanh. Vào truyện ngay, đúng lúc cần vào. Để
ngay từ đầu đã gợi tình huống truyện, khơng khí turyện” [81; 94-95].
Trên đây là 25 cơng trình nghiên cứu, phê bình dài, ngắn khác nhau có đề cập đến thế giới
nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật và những vấn đề có liên quan trong truyện ngắn sáng
tác trước năm 1945 của Nam Cao. Số lượng cơng trình cừa được điểm qua chưa thật đầy đủ,
21


nhưng qua đó, có thể thấy rõ thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn đã
được xem xét, đánh giá như thế nào trong hơn nửa thế kỉ qua.

3.3. Nhận định chung về các cơng trình nghiên cứu, phê bình.
Nhìn chung, có thể xem xét các cơng trình nghiên cứu phê bình đã điểm qua theo khuynh
hướng tiếp cận cơ bản: xã hội học, phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật và thi pháp.

3.3.1. Về các cơng trình tiếp cận theo khuynh hướng xã hội học.
Đi theo khuynh hướng xã hội học, công việc của nhà nghiên cứu thường được tiến hành
theo trình tự: phân chia thế giới con người trong sáng tác của nhà văn thành các loại đề tài hay
nhân vật; ở mỗi loại nhân vật, đi sâu vào những cuộc đời, số phận tiêu biểu, từ đó đúc kết, khái

quát llại và đánh giá những vấn đề về con người và xã hội đã được phản ánh cùng với tư tưởng
của nhà văn. (Tiếp theo, có thể nhà nghiên cứu phân tích, bình luận về hình thức nghệ thuật
bằng cách chỉ ra các đặc điểm / đặc trưng về mặt xây dựng nhân vật, kết cấu tác phẩm, ngôn
ngữ nghệ thuật…). Trong các cơng trình nêu trên, tiêu biểu cho khuynh hướng này là các bài
viết, chuyên luận của Nguyễn Đình Thi [124], Huệ Chi và Phong Lê [13], [14], Hà Minh Đức
[29]. [31], [32], Nguyễn Hoàng Khung [84], Nguyễn Đăng Mạnh [89], Hà Văn Đức [30],
Nguyễn Văn Hạnh [44] và Phong Lê [81].
Về thế giới con người trong sáng tác Nam Cao, đa số tác giả thuộc khuynh hướng xã hội
học đều chia thành hai loại đề tài hay nhân vật: nơng dân và trí thức tiểu tư sản, Hà Minh Đức
[32] và Hà Văn Đức [30] chia nhân vật nông dân thành hai kiểu người dựa vào đặc điểm về
phẩm chất ở họ: kiểu người cùng đường biến chất và kiểu người giữ được phẩm chất, nhân
cách. Trong khuynh hướng này, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh [44] là tác giả không phân
chia nhân vật của Nam Cao thành hai loại dựa vào thành phần xã hội giai cấp.
Khi phân tích hồn cảnh, tâm lí, tính cách của hai loại nhân vật, ý kiến của các nhà nghiên
cứu thuộc khuynh hướng này có nhiều đặc điểm gặp gỡ, thống nhất. Ở nhân vật nông dân, hầu
hết các tác giả đều nhấn mạnh tình trạng bần cùng, dẫn đến sự tha hóa, biết chất. Bên cạnh đó
là những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn và thái độ phản kháng, đấu tranh chống lại hồn
cảnh. Ở nhân vật trí thức tiểu tư sản, đa số các nhà nghiên cứu đều tập trung phân tích tình
trạng cùng quẫn về đời sống áo cơm và sự bế tắt, khơng lối thốt về đời sống tinh thần. Phẩm
chất tích cực của họ là ý thức đấu tranh với bản thân và hoàn cảnh. Bên cạnh đó, Hà Minh Đức
22


[29] và Hà Văn Đức [30] còn đề cập đến tình trạng vỡ mộng, bi kịch vỡ mộng, dẫn đến bi kịch
sống mịn của nhân vật trí thức. Phong Lê [21] nhấn mạnh đến sự sa đọa về phẩm cách của họ.
Trên cơ sở các đặc điểm về hoàn cảnh, tâm lí, tính cách của hai loại nhân vật, các tác giả
nêu lên những nhận định về giá trị, ý nghĩa của tác phẩm Nam Cao. Hai giá trị thường được nói
đến là chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần phê phán xã hội. Còn hạn chế cơ bản của nhà văn là sự
bế tắt trong việc giải quyết số phận của người nơng dân và trí thức tiểu tư sản cùng với tư
tưởng bi quan.

Riêng nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh [44], vì khơng tiếp cận thế giới nhân vật theo
thành phần xã hội-giai cấp, nên sự khái quát về chủ đề trong sáng tác Nam Cao của ông có đặc
điểm khác với các nhà nghiên cứu khác: Nam Cao đã đặt ra vấn đề “kiếp người”, “thân phận
con người” và “bi kịch sống mịn”. Từ đó, nhận định của ông về chủ nghĩa nhân đạo của Nam
Cao cũng có những điểm khác so với một số nhà nghiên cứu: đó là niềm tin vào bản chất tốt
đẹp, lành mạnh của con người và yêu cầu về ý thức trách nhiệm của con người trước cuộc đời
mình.
Phân tích, đánh giá truyện ngắn sáng tác trước 1945 của Nam Cao về phương diện nghệ
thuật, ý kiến của các nhà nghiên cứu thuộc khuynh hướng này cũng khá thống nhất ở các mặt
cơ bản: Tài năng của Nam Cao thể hiện nổi bật ở nghệ thuật xây dựng nhân vật mà thủ pháp sở
trường là miêu tả tâm lí. Liên quan thủ pháp này là nghệ thuật kết cấu tác phẩm theo quy luật
liên tưởng tâm lí, lối kể chuyện biến hóa, linh hoạt và ngơn ngữ nghệ thuật mang tính hiện đại.
Bên cạnh đó, chất triết lí, suy tưởng cũng được một số nhà nghiên cứu đề cập đến ở mức độ
này hay mức độ khác. Riêng nhà nghiên cứu Hà Minh Đức, khi phân tích nghệ thuật miêu tả
tâm lí của Nam Cao, ơng đã đào sâu và chỉ ra hai đặc điểm hết sức đáng chú ý. Đó là vấn đề
―bản năng sinh tồn‖, lối ―sống về bản năng hơn là lí trí‖ [31] hay “sự lấn át của yếu tố bản
năng” [29] trong quá trình diễn biến tâm lí ở một số nhân vật nơng dân và vấn đề “tự nhận
thức‖ ―tự phê phán” [29] trong quá trình diễn biến tâm lí ở một số nhân vật trí thức.
Bên cạnh những thành tựu nổi bật đó, theo sự đánh giá của một số nhà nghiên cứu, Nam
Cao đã kết hợp thiếu hài hoa, cân đối giữa việc “miêu tả sự kiện” với “bộc lộ tâm lí” nhân vật,
ở đề tài tiểu tư sản trí thức nghèo, nhiều lúc Nam Cao đã để nhân vật chìm đắm trong suy nghĩ,
làm ảnh hưởng phần nào đến việc cá tính hóa nhân vật. Theo Nguyễn Hồng Khung [84], Hà
23


Văn Đức [30], Hà Bình Trị [139], Nam Cao đã “quá trớn”, “bất nhẫn”, có phần rơi vào lối
miêu tả tự nhiên chủ nghĩa khi tơ đậm ngoại hình dị dạng, quái gở của một số nhân vật như
Lang Rận, Thị Nở, Chí Phèo v.v…
Trong các cơng trình nghiên cứu, phê bình theo khuynh hướng xã hội học, các tác giả đã
phân tích, làm sáng tỏ nhiều đặc điểm về thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật

trong truyện ngắn trước 1945 của Nam Cao nói riêng và trong sáng tác của Nam Cao nó chung.
Tuy nhiên, ý kiến của các tác giả trong các cơng trình cụ thể có chỗ khác nhau, lệc nhau. Có
một số cơng trình cịn mang đậm tính chất máy móc, trong đó, nhiều nội dung nhận định, đánh
giá khá gị ép, khiên cưỡng; đặc trưng thẩm mĩ của tác phẩm văn học ít được chú ý đến. Tiêu
biểu là hai bài viết của Huệ Chi và Phong Lê [13], [14], chương Nam Cao do Nguyễn Hoàng
Khung viết [84] và chương Nam Cao do Hà Văn Đức viết [30]. Bên cạnh đó, tất nhiên cũng có
nhiều bài viết đã đưa ra những kiên giải sâu sắc, có sức thuyết phục cao, tiêu biểu như Lời giới
thiệu [32], bài Nam Cao [29] của nha nghiên cứu Hà Minh Đức, bài viết của nhà nghiên cứu
Nguyễn Văn Hạnh [44].

3.3.2. Về các cơng trình tiếp cận theo khuynh hướng phương pháp sáng tác.
Nhìn từ góc độ phương pháp sáng tác, các nhà nghiên cứu chú ý đến các đặc trưng của
chủ nghĩa hiện thực trong mối quan hệ với sự hình thành nên các đặc điểm ở nhân vật và tác
phẩm. Thuộc khuynh hướng này là các cơng trình nghiên cứu, phê bình của Phan Cư Đệ [26],
Phan Huy Dũng [22], Phạm Xuân Nguyên [102], Vương Trí Nhàn [105], Trần Thị Việt Trung
[144] và trong chừng mực nào đó là bài viết của Đinh Trí Dũng [20]. Trên cơ sở vấn đề điển
hình hóa của chủ nghĩa hiện thực, Phan Cư Đệ giải thích rằng, Nam Cao đi sâu vào việc miêu
tả tâm lí của nhân vật và thường sử dụng độc thoại nội tâm là do u cầu “cá biệt hóa tính
cách”. Phạm Xn Ngun thì lại nhận định rằng, đó là do sự quy định của chủ nghĩa hiện thực
theo kiểu Nam Cao: “nghiền ngẫm và phân tích hiện thực”. Cịn Đinh Trí Dũng, xuất phát từ
đặc điểm độc đáo trong bút pháp hiện thực của Nam Cao, đã nêu lên vấn đề “tự ý thức, tự phê
phán” ở nhân vật. Nhưng thật ra, đây chỉ là sự lặp lại ý kiến của nhà nghiên cứu Hà Minh Đức
bằng một cách diễn đạt có thay đổi chút ít. Ba tác giả Phan Huy Dũng, Vương Trí Nhàn và
Trần Thị Việt Trung thì đi sâu vào việc lí giải, đánh giá các yếu tố, hình tượng nghệ thuật mang
tính chất kì dị, qi lạ trong sáng Nam Cao. Điểm gặp gỡ của ba tác giả này là ở chổ đánh giá
24


cáo tài năng của Nam Cao: đó là đỉnh cao, là tinh thần hiện đại của chủ nghĩa hiện thực, chớ
không phải là biểu hiện của chủ nghĩa tự nhiên, và nếu có thì cũng khơng đáng phê phán.


3.3.3. Về các cơng trình tiếp cận theo khuynh hướng phong cách nghệ thuật.
Tiếp cận tác phẩm Nam Cao từ góc độ phong cách nghệ thuật, các nhà nghiên cứu chú ý
vào sự thống nhất và ổn định tương đối của hệ thống hình tượng và thủ pháp nghệ thuật, từ đó
chỉ ra những nét độc đáo của Nam Cao. Đi theo hướng tiếp cận này là các bài viết của nhà
nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh [90] và Vũ Tuấn Anh [1]. Một số nét độc đào trong bút pháp
của nhà văn mà Nguyễn Đăng Mạnh đã nêu lê chưa phải là những phát hiện mới, nhưng chúng
đã được phân tích, lí giải một cách chặt chẽ và có hệ thống. Cịn năm đặc điểm của phong cách
truyện ngắn Nam Cao được Vũ Anh Tuấn nêu ra cũng khơng hồn tồn mới mẻ, nhất là đặc
điểm thứ nhất, thứ hai và thứ năm.

3.3.4. Về các cơng trình tiếp cận theo khuynh hướng ngơn ngữ nghệ thuật.
Tiếp cận từ góc độ ngơn ngữ nghệ thuật, có các bài viết của Trương Thi Nhàn [103],
Nguyễn Tri Niên [107] và Phan Diễm Phương [112]. Điểm nổi bật chung của bài viết này là
không xem ngôn ngữ như các gì bề ngồi, hay có giá trị phụ thuộc, phối thuộc, mà đã xem xét
nó trong sự thể hiện nội dung tư tưởng, tâm lí, tính cách. Và mỗi tác giả đã đi sâu vào một khía
cạnh trong sáng tác Nam Cao hay trong một tác phẩm cụ thể. Trương Thị Nhàn xem xét cách
dùng đại từ “hắn” của Nam Cao trong sự thể hiện những loại người có tư cách kém cỏi, bệ rạc.
Nguyễn Tri Niên tập trung chú ý vào hàng loạt các yếu tố ngôn ngữ cụ thể để chứng minh cho
sự tỉnh táo của Chí Phèo. Phan Diễm Phương phân tích, làm sáng tỏ ba đặc điểm về ngôn ngữ
kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao: vừa kể chuyện vừa kể tâm trạng, vừa kể chuyện vừa
suy ngẫm và kể chuyện bằng nhiều chất giọng. Mỗi bài viết là một sự phát hiện lí thú. Tuy
nhiên, trong hai bài viết của Trương Thị Nhàn và Nguyễn Tri Niêm, có một số nhận định cịn
mang tính chất áp đặt, suy diễn chủ quan khó rõ nét.

3.3.5. Về các cơng trình tiếp cận theo khuynh hướng thi pháp.
Xem xét, đánh giá từ góc độ thi pháp là hai bài viết của Trần Đăng Xuyền [154] và PHạm
Quang Long [85], mỗi tác giả đi sâu vào một vài khía cạnh của thi pháp Nam Cao. Trần Đăng
Xuyền tập trung phân tích và chỉ ra một số đặc điểm về thời gian và không gian nghệ thuật:
25



×