Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết ma văn kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Việt Hùng

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG
1985 - 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Việt Hùng

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG
1985 – 2015
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:

60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THÀNH THI

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ
ràng và được phép cơng bố. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn
tồn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3/2017
Lê Việt Hùng


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Khoa Ngữ văn,
Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện về mọi mặt cho chúng tôi học tập, nghiên cứu thuận lợi trong thời
gian vừa qua, cảm ơn q thầy cơ đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, cung cấp
tài liệu học tập và nghiên cứu, giúp chúng tơi hồn thành chương trình học
tập.
Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi, người thầy đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn
Luận văn của tôi. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô trong Hội đồng
chấm luận văn đã dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến giúp cho Luận văn
được hồn thiện.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng
Nai, lãnh đạo trường Trung học phổ thông Trần Phú và đồng nghiệp, bạn bè,

anh em đã tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và
hồn thành Luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3/2017
Lê Việt Hùng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

(BB)

: Bến bờ

(BĐ)

: Bóng đêm

(ĐCKCGGT)

: Đám cưới khơng có giấy giá thú

(GGOLPT)

: Gặp gỡ ở La Pan Tẩn

(MMMN)

: Một mình một ngựa

(MLRTV)


: Mùa lá rụng trong vườn

(NDNL)

: Ngược dòng nước lũ

(CCL)

: Chuyện của Lý

(NTMVTVT)

: Người thợ mộc và tấm ván thiên

(MVĐHVNCGG): Một vùng đất hoang và những cuộc gặp gỡ
Tr.

: Trang

Nxb

: Nhà xuất bản

TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Mục lục
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT VÀ TIỂU
THUYẾT MA VĂN KHÁNG TRONG BỐI CẢNH TIỂU
THUYẾT VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ...................... 19
1.1. Nhân vật tiểu thuyết ................................................................................. 19
1.1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật trong tác phẩm văn học.... 19
1.1.2. Đặc điểm nhân vật tiểu thuyết .......................................................... 21
1.2. Tiểu thuyết Ma Văn Kháng 1985 – 2015 trong bối cảnh tiểu thuyết
Việt Nam trên đường đổi mới ................................................................. 23
1.2.1. Nền tiểu thuyết Việt Nam trên đường đổi mới ................................. 23
1.2.2. Tiểu thuyết Ma Văn Kháng 1985 - 2015 .......................................... 30
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 42
Chương 2. TỪ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI ĐẾN
CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MA
VĂN KHÁNG 1985 - 2015 ............................................................. 43
2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người ........................................................ 43
2.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học .......................... 43
2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Ma Văn
Kháng 1985 -2015 ............................................................................. 44
2.2. Các kiểu nhân vật phổ biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng 1985 2015 ......................................................................................................... 45


2.2.1. Kiểu con người cá nhân, lưỡng diện, đa tính cách............................ 45
2.2.2. Kiểu con người nạn nhân .................................................................. 59
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 71
Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT MA VĂN KHÁNG 1985 – 2015, NHÌN TỪ KẾT

CẤU TRẦN THUẬT VÀ KIẾN TẠO DIỄN NGÔN .................. 72
3.1. Phương thức kiến tạo nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng
1985 – 2015, nhìn từ kết cấu trần thuật .................................................. 72
3.1.1. Kết cấu trần thuật và các khái niệm liên quan .................................. 72
3.1.2. Đặc điểm kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng
1985 - 2015 ....................................................................................... 74
3.2. Phương thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng
1985 – 2015, từ góc nhìn kiến tạo diễn ngôn.......................................... 82
3.2.1. Diễn ngôn và kiến tạo diễn ngôn ...................................................... 82
3.2.2. Diễn ngôn nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng 1985 –
2015 ................................................................................................... 84
3.2.3. Diễn ngôn người kể chuyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng
1985 – 2015 ....................................................................................... 91
3.2.4. Sự hịa phối diễn ngơn trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng 1985 –
2015 ................................................................................................. 110
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 115
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 118


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ma Văn Kháng là nhà văn bước vào nghề không sớm nhưng bù lại,
ông miệt mài, cần mẫn, cứ “chi chút như con ong làm mật”, “chắt chiu những vị
đời” và mỗi “phút giây huyền diệu” lại là nguồn cơn cảm hứng để nhà văn dâng
cho đời một “đứa con tinh thần” mang “diện mạo” rất Ma Văn Kháng. Với một
niềm đam mê và sức sáng tạo như thế, quãng đời sáng tác mấy chục năm của Ma
Văn Kháng cho đến thời điểm hiện tại đã có 17 tập tiểu thuyết, 27 tập truyện

ngắn, 01 hồi ký, 02 tiểu luận và bút ký nghề văn, đề cập đến nhiều vấn đề của
cuộc sống, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau của đất nước và thể hiện những
chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời và nghề văn. Trong số đó, nhiều tác phẩm đã
đạt giải thưởng danh giá, được đông đảo bạn đọc đón nhận và các nhà nghiên
cứu, phê bình đánh giá cao. Riêng về thể loại tiểu thuyết, Ma Văn Kháng đã có
nhiều đóng góp cho nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam và tạo cho mình một
“tạng” khó lẫn được với nhà văn nào. Sức hấp dẫn của tiểu thuyết Ma Văn
Kháng đến từ nhiều phương diện khác nhau, trong đó khơng thể khơng kể đến
thế giới nhân vật phong phú và “như thật” được xây dựng, khắc họa mang đậm
“thương hiệu” Ma Văn Kháng. Nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng
phản ánh rõ lối đi riêng của nhà văn trên hành trình đổi mới thể loại tiểu thuyết
và khám phá, tái hiện những “ẩn mật bản ngã” trong chiều sâu tâm hồn con
người. Bằng việc kiến tạo thế giới nhân vật ấy, Ma Văn Kháng đã mang đến cho
người đọc những vấn đề nóng hổi của cuộc sống, những vấn đề không thể dửng
dưng của xã hội đương đại. Có thể nói, nhân vật là một trong những yếu tố góp
phần làm nên thành cơng cho tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, nhất là những tiểu
thuyết từ thời đổi mới về sau.
1.2. Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời đổi mới về sau và thế giới nhân
vật trong tiểu thuyết của ông đã được giới nghiên cứu phê bình, các nghiên cứu


2
sinh, học viên cao học chú ý quan tâm nhiều trong thời gian qua. Các cơng trình
nghiên cứu có quy mô và cách tiếp cận khác nhau nhưng cùng cho thấy Ma Văn
Kháng là một nhà văn có nhiều đóng góp cho nền tiểu thuyết Việt Nam nói riêng
và nền văn xi nước nhà nói chung về nhiều mặt. Ma Văn Kháng là nhà văn
sáng tạo nghệ thuật không ngừng. Những tiểu thuyết mới hoàn thành và được
xuất bản những năm gần đây có độ chín về nghệ thuật và chứa đựng nhiều thông
điệp sâu sắc rất cần được tiếp tục quan tâm. Nối kết với những tác phẩm sáng
tác trước đây của Ma Văn Kháng, chúng tôi thấy cần thiết tiếp tục nghiên cứu

Ma Văn Kháng trong chuỗi sáng tác từ năm 1985 đến năm 2015, khám phá thế
giới nhân vật trong những tiểu thuyết giai đoạn này để thấy được những chuyển
biến trong quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn cũng như để một lần
nữa khẳng định phong cách nghệ thuật đặc sắc cùng những đóng góp quan trọng
trong 30 năm của đời văn Ma Văn Kháng cho tiểu thuyết hiện đại Việt Nam.
Với những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài: Thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết Ma Văn Kháng 1985 – 2015 với hy vọng thêm một góc nhìn, một hướng
tiếp cận về đối tượng nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết Ma Văn Kháng
Ma Văn Kháng là nhà văn thành công ở nhiều thể loại văn xuôi, nhất là
truyện ngắn và tiểu thuyết. Riêng về tiểu thuyết, tính đến nay, Ma Văn Kháng đã
in 17 cuốn. Những tiểu thuyết đầu tiên của Ma Văn Kháng là những tác phẩm
viết về đề tài Tây Bắc, vùng đất gắn liền với thời trai trẻ của nhà văn với hơn hai
chục năm sống và dạy học (từ 1954 đến 1976). Đó là các cuốn tiểu thuyết Đồng
bạc trắng hoa xòe (1979), Vùng biên ải (1983) cùng với nhiều tiểu thuyết sau
này về đề tài miền núi được khá nhiều độc giả u thích vì đã phản ánh chân
thực, sinh động cuộc sống của đồng bào miền núi phía Bắc nước ta, khắc họa
thành công những con người mang vẻ đẹp lý tưởng thời đại và rất đậm đà phong
vị Tây Bắc, khiến cho Ma Văn Kháng được mệnh danh là “nhà văn của núi rừng”.


3
Đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, nền văn xi Việt Nam đã có
những biến chuyển sâu sắc trên đường đổi mới. Ma Văn Kháng là một trong số
nhà văn đã mau mắn bắt nhịp được với xu hướng của thời đại. Nhà văn đã
chuyển hướng ngòi bút của mình sang một địa hạt mới với đề tài thành thị.
Những tác phẩm của Ma Văn Kháng ngay từ giai đoạn đầu của thời đổi mới đã
được đông đảo dư luận, độc giả và các nhà phê bình quan tâm.
Tiểu thuyết Mưa mùa hạ ra đời năm 1982, đánh dấu bước chuyển trong

sáng tác của Ma Văn Kháng. Ngay sau khi ra đời tác phẩm đã thu hút nhiều nhà
phê bình. Tác giả Trần Đăng Suyền, trong bài viết Một cách nhìn cuộc sống hơm
nay đăng trên báo Văn nghệ số 15 - 19 (1983), đã đưa ra nhận định xác đáng về
tiểu thuyết Mưa mùa hạ: “Giá trị của Mưa mùa hạ không chỉ là chỗ mạnh dạn
lên án cái tiêu cực mà chủ yếu là xây dựng được cách nhìn, thái độ đúng đắn
trước những cái xấu, trước những bước cản đi lên Chủ nghĩa xã hội” [110]. Tác
phẩm này cũng được Vân Thanh đánh giá cao vì “đã thể hiện cách nhìn, thái
độ của các nhân vật trước những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Lương tâm,
lẽ sống của mỗi người đều bị thử thách... trước lưới bủa vây của tệ nạn tiêu
cực, trong vòng bức bách của vấn đề cơm áo hàng ngày có khi những quan
niệm đạo lý thông thường bị xáo trộn, gây nên sự hoài nghi, phân vân ở mỗi
người” [122]. Chính vì thế mà từ trong những trang sách vang lên một tiếng
giục giã, đánh thức lương tâm, trách nhiệm của mỗi người: “Bằng bất cứ giá
nào cũng phải ngăn chặn kịp thời những tổ mối tiêu cực đang sinh sôi nảy nở
trong đời sống nếu không chúng sẽ đục ruỗng xã hội và hủy hoại những giá trị
tinh thần vốn đã thành truyền thống của dân tộc” [122].
Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn ra đời năm 1985, được coi là đỉnh
cao, là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển biến của Ma Văn Kháng vì có
nhiều đóng góp cả về nội dung và hình thức nghệ thuật, đã chứng tỏ sự thâm
nhập vững vàng của nhà văn vào xã hội thành thị đang biến động, nơi có
những con người đang dần biến chất, tha hóa. Đọc tác phẩm này, nhà nghiên


4
cứu Lại Nguyên Ân khẳng định: Mùa lá rụng trong vườn biểu hiện cho xu thế
văn học đang vươn tới những vấn đề cốt yếu. Tác giả Vân Thanh cũng nhận xét:
“Có thể xem Mùa lá rụng trong vườn là một tiếng nói của tác giả trước hiện
thực hơm nay: Một tiếng nói về quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội, về
trách nhiệm của mỗi người đối với cuộc sống và cộc sống dành cho mỗi
người... tác phẩm đã khơi được vào dòng chảy của cuộc sống chúng ta hôm

nay, đã lẩy ra được một mảng tươi nguyên của cuộc sống đó, gợi cho ta biết
bao suy nghĩ về nó, lo lắng, băn khoăn về nó, và cũng hi vọng, tin yêu ở nó.
Từ đó đặt ra cho mỗi chúng ta một thái độ sống, một trách nhiệm sống” [122].
Ở đó, mỗi con người cần có sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau của các thành
viên, của gia đình và của cả xã hội.
Đám cưới khơng có giấy giá thú cũng là một tiểu thuyết được dư luận chú
ý vì đề cập đến nhiều vấn đề xã hội đương thời. Hà Minh Đức trong “Hội thảo
về tiểu thuyết Đám cưới khơng có giấy giá thú” cho rằng: “Ma Văn Kháng đã
là một trong những tác giả đổi mới đầu tiên trong văn xuôi, viết về nhà
trường nhưng thực ra ông muốn đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn hơn.
Nhiều trang viết về người thầy giáo thật xúc động. Anh nêu lên thực trạng
đáng buồn đáng giận ấy với tinh thần trách nhiệm và rất tâm huyết để bảo vệ
cái tốt đẹp” [103]. Phan Cự Đệ thì thấy rằng, nhân vật thầy giáo Tự trong tiểu
thuyết Đám cưới khơng có giấy giá thú “đã phản ánh được cái bi kịch của
một nhà giáo, một trí thức: anh ta lúc thì đóng vai một nhà hiền triết, nhân
cách cao cả và thánh thiện nhưng lại bị ném vào một môi trường mà các giá trị
tinh thần đang bị đảo lộn, một môi trường bị ô nhiễm, bị băng hoại về đạo đức
và nhân phẩm...” [22].
Đến với tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, nhà nghiên cứu Phong Lê, trong
cuốn Vẫn chuyện Văn và Người, nhận xét: “Cuốn sách của Ma Văn Kháng đã
vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ đó như nhiều cuốn sách khác. Nó thật lạ,
anh lại đưa con người vào quỹ đạo những tình cảm nhân hậu tốt lành. Có thể


5
nói, đó là hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa. Cái hiệu quả thanh lọc này vốn dành cho
nghệ thuật và dường như cũng chỉ có nghệ thuật đích thực, nghệ thuật cao hơn
cuộc đời mới có thể làm nổi” (…) “Cuốn sách mạnh mẽ đẩy ta vào giữa dòng
đời sống hôm nay với cảm hứng lớn là cảm hứng sự thật, với sự bất bình, và
khát vọng bao trùm là khát vọng dân chủ; cùng đồng thời cho ta một sự gắn nối

với mạch văn truyền thống là chủ nghĩa nhân văn và tình thương yêu con người”
[83].
Đọc tiểu thuyết Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, nhà nghiên cứu Phong Lê đánh giá
cao Ma Văn Kháng vì nhà văn “đã bước đầu thực hiện được kỳ vọng về một thứ
tiểu thuyết là “nền tảng của một nền văn học” là “cỗ đại bác chủ lực” khơng
phải chỉ vì chun chở một dung lượng chất liệu nghệ thuật lớn, phản ánh một
hiện thực lớn…mà hơn nữa, chủ yếu cịn là vì nó đặt ra được những vấn đề thiết
cốt của nhân sinh, nhân quần, nó tái hiện con người và cuộc sống; do vậy, gây
hứng thú lâu dài, làm giàu có nhân tâm, đạt tới cõi bí ẩn của văn xi là tạo
được một âm hưởng sâu xa” [83].
Tiểu thuyết Ma Văn Kháng ln có những nỗ lực cách tân nghệ thuật. Khi
bàn về tác phẩm Ngược dòng nước lũ, tác giả Hồ Anh Thái cho rằng, “Ngược
dòng nước lũ chứa đựng những điển tích được gài cắm cẩn thận, khi được huy
động đã chuyển tải được những gửi gắm của tác giả từ trong chiều sâu suy tư ra
bên ngoài, trong một khoảng khơng gian mở rộng nhiều chiều kích. Nếu khơng
có cơng dụng tài hoa ấy, cuốn sách ấy chắc khó đọc với những tranh giành đấu
đá đầy cơng thức” [119].
Cịn tác giả Bích Thu phát hiện ra sự cách tân trong Ngược dòng nước lũ
thể hiện ở cốt truyện lỏng lẻo, mơ hồ, co giãn, khó tóm tắt, khó kể lại và do đó,
“tiểu thuyết vừa là tiếng nói của ý thức, vừa là tiếng nói của tiềm thức, của
giấc mơ...” [135]. Có thể xem đây là sáng tạo của nghệ thuật lắp ghép, truyện
lồng trong truyện tạo ra sức lôi cuốn cho bạn đọc.


6
Tác giả Đỗ Hải Ninh trong bài viết “Khuynh hướng tự truyện trong tiểu
thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng” đã phát hiện ra trong Một mình
một ngựa, “ý thức viết tiểu thuyết là rõ ràng nhưng vẫn bị níu giữ bởi tinh thần
tự truyện” [100]. Tác giả khẳng định: “Một mình một ngựa tiếp nối nguồn mạch
tự thuật được khơi dịng từ các tiểu thuyết trước nó, Đám cưới khơng có giấy

giá thú, Ngược dịng nước lũ, nhưng dường như có cái nhìn thể tất nhân tình
hơn. Mặc dù tiểu thuyết này xoay quanh sự kiện, tình huống gây mâu thuẫn
nhưng khơng có q nhiều xung đột, những mưu mô đấu đá giữa các phe phái
cũng không diễn ra nảy lửa khiến người đọc ngộp thở” [100]. Đỗ Hải Ninh cũng
thấy rằng, mặc dù “khơng có nhiều đột phá, cách tân trong nghệ thuật tự sự
nhưng Một mình một ngựa hấp dẫn ở cách kể chuyện hóm hỉnh, tạo được
những điểm nhấn ấn tượng. Tự thân những câu chuyện đời thường của một
không gian mới lạ, những kiểu người đa dạng được viết bằng ngôn ngữ đời sống
linh hoạt đã có sức thu hút người đọc. Sự lồng ghép những trang nhật ký của
nhân vật, xen những đoạn trữ tình ngoại đề, ghi chép lại khá nhiều thơ ca hò vè
theo gu thẩm mỹ của từng nhân vật nhưng in đậm dấu ấn thời đại là những
chứng thực cho sự tìm kiếm những khơng gian thể hiện và đó cũng là một cách
sáng tạo cái tơi rất riêng của tác giả” [100].
Gần đây, với hai tiểu thuyết Bóng đêm và Bến bờ, cảm hứng sử thi qua
nhân vật anh hùng như tiếp nối âm hưởng hào hùng của văn học một thời. Tác
giả Đoàn Trọng Huy trong bài viết “Ma Văn Kháng - ngọn cờ đổi mới có sức
vẫy gọi” cho đây là một trong những “dấu hiệu nổi bật về đổi mới” trong tiểu
thuyết Ma Văn Kháng và khẳng định rằng: “Các chiến sĩ công an trong tiểu
thuyết Bóng đêm và Bến bờ khẳng định chủ nghĩa anh hùng cách mạng là lý
tưởng cao đẹp của con người xã hội chủ nghĩa. (…) Ma Văn Kháng đã duy trì
được một cảm hứng cao quý và do đó cân bằng được, hài hịa được cảm hứng
sử thi và cảm hứng thế sự qua hình tượng anh hùng. Đây cũng là điều ít nhà văn
làm được” [39].


7
Với tiểu thuyết Bóng đêm, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện cũng đã có
những đánh giá rất xác đáng. Trong bài viết: “Bóng đêm và nghệ thuật tự sự
tổng hợp mới của Ma Văn Kháng”, ông cho rằng, ở tác phẩm này, “Ma Văn
Kháng đã tập trung tinh lực rọi một cái nhìn sâu sắc, lão thực, hiền minh vào

những vấn đề căn cốt thuộc thế sự và đời tư con người nảy ra từ mảng hiện thực
nóng bỏng cịn ít được văn học đương đại ở ta quan tâm thể hiện (…) Cái mới
của Ma Văn Kháng ở tiểu thuyết này trong xây dựng nhân vật là ông đã tái hiện
sự đa dạng của đời sống con người: tư tưởng, ý chí; bản năng và đời sống sinh
lý, tình dục; thế giới tâm lý, tình cảm; những miền sâu kín thuộc tâm linh, ẩn ức,
tiềm thức của con người. (…) Nhìn tổng thể, tiểu thuyết Bóng đêm cho thấy cái
nhìn đa chiều, đa diện nghiêm nhặt mà hiền minh, gợi mở và đối thoại, tranh
luận của Ma Văn Kháng về mảng hiện thực an ninh xã hội. Ông hé mở cho
người đọc nhận ra tất cả sự phức tạp, rối rắm, ối oăm cùng những ngẫu nhiên
và bí ẩn khơn cùng của nó. Tiểu thuyết kích thích những điều cần đào sâu, nghĩ
tiếp nơi người đọc, khiến họ không thể thờ ơ, đứng ngồi mà cần phải hành
động tích cực, dấn thân vào cơng cuộc giữ gìn trật tự an ninh xã hội, để tồn tại
như một nhân cách, một giá trị trong cộng đồng” [135]. Còn tiểu thuyết Bến bờ
thì được Nguyễn Chương Mỹ Bình - Biên tập viên Nhà xuất bản Công an nhân
dân nhận xét: “Không đi theo lối mịn sẵn có, bằng sáng tạo độc đáo cùng với
bút pháp tiểu thuyết chuyên nghiệp, Ma Văn Kháng đã có cách diễn đạt mới cho
tiểu thuyết an ninh đương đại bằng cái nhìn đa chiều, đa diện - cái nhìn thế sự
đời tư, (…) nhân vật của Bóng đêm rất gần với cuộc đời thực và giá trị nhân
văn của tác phẩm từ đó cũng được khẳng định” [73].
Theo Nguyễn Ngọc Thiện, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng giai đoạn
này đã đạt đến trình độ “điêu luyện trong ngôn ngữ kể và tả, đối thoại và độc
thoại, giọng điệu linh hoạt, khi gấp gáp, sôi nổi, cuồn cuộn, tung phá, lúc lại
thong thả, mềm mại, đằm thắm, hiền hịa, đã trở thành một thực thể sống động
có sức sống mạnh mẽ” [132]. Ma Văn Kháng đã thành công trong việc khám


8
phá chiều sâu tâm linh, vô thức, tiềm thức, giấc mơ, coi nó như một thứ ngơn
ngữ độc thoại đặc biệt để giải mã thế giới vô thức của con người, xây dựng lên
những bi kịch cá nhân, đưa con người trở về với cuộc sống đời thường, với

những khát vọng hạnh phúc.
Năm 2013, Ma Văn Kháng cho ra đời tiểu thuyết Chuyện của Lý như là sự
trở về với hiện thực vốn đã mang lại cho ông cảm hứng sáng tạo độc đáo. Ở đó
vẫn là vùng rừng núi, với bối cảnh văn hóa phong tục hiện lên sinh động. Nhưng
đọc tiểu thuyết này, nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan cho rằng: “Chuyện của Lý
như một cuộc phiêu lưu mới của Ma Văn Kháng, bởi trong tiểu thuyết này ông
tái hiện một hình mẫu văn chương “chủ nghĩa hiện thực XHCN” đã được điều
chỉnh bằng việc xây dựng các hình ảnh con người lý tưởng để bổ sung và làm
mới tính lý tưởng cách mạng. Thêm vào đó là những yếu tố tô điểm hợp thời mô
tả các dục vọng của tính người. Đấy có lẽ thuộc về những “yếu tố phiêu lưu”,
bởi chúng làm mờ nhòe các nét điển hình của nhân vật đã được xây dựng theo
lối “điển hình hóa” quen thuộc” [154].
Đồng tác giả Bùi Thanh Truyền, Phùng Thị Hải Yến cho rằng, hai tiểu
thuyết Một mình một ngựa và Chuyện của Lý “có sự thừa tiếp cách lí giải,
cắt nghĩa về con người của Ma Văn Kháng trong các tiểu thuyết trước đó như
Võ sĩ lên đài, Côi cút giữa cảnh đời: Nhân cách, số phận mỗi cá nhân là kết
tinh của thời đại và truyền thống gia đình, dân tộc”, nhưng đồng thời có “bước
chuyển trong quan niệm nghệ thuật về con người” của nhà văn, đó là “người
viết đã tạo sinh một hệ thống nhân vật đầy ám gợi…” [152].
Năm 2015, Ma Văn Kháng trình làng hai tiểu thuyết Người thợ mộc và
tấm ván thiên và Một vùng đất hoang và những cuộc gặp gỡ. Đọc Người thợ
mộc và tấm ván thiên, tác giả Bùi Việt Thắng cho rằng: “Ở cuốn tiểu thuyết mới
này Ma Văn Kháng vẫn vận dụng lối kể chuyện truyền thống, có lớp lang, dễ
nhớ với độc giả. Riêng tơi có cảm giác nhà văn hồn tồn xa lạ với các chủ
nghĩa (ism) đang như nấm mọc sau mưa ở ta (nào là Hậu hiện đại, Hậu thực


9
dân, Phân tâm học…). Ai đó nói chí lý, hiện đại chính là đi hết cái truyền
thống để hịa nhập thế giới (chứ không phải là nhập cảng để bằng người ta).

Văn của Ma Văn Kháng là một lối văn điềm tĩnh, đầy suy nghiệm. Cảm hứng
công dân rất mạnh mẽ nhưng không rơi vào phá phách, “chửi đổng”. Giọng văn
đau đớn, bi phẫn nhưng không rơi vào cay cú, bạo liệt, sỉ vả. Nghĩa là văn của
một người giàu trải nghiệm. Đã đạt tới sự an nhiên và khoan dung, khoan hòa”
[156].
Tuy nhiên, cả hai tiểu thuyết trên hiện tại vẫn chưa có những cơng trình
nghiên cứu bài bản, quy mơ.
Bên cạnh các nhà nghiên cứu phê bình, nhiều học viên cao học, nghiên cứu
sinh cũng ưu ái, quan tâm đến Ma Văn Kháng khi chọn tác phẩm của ông trong
các đề tài luận văn, luận án của mình. Có thể kể một số luận văn, luận án tiêu
biểu như: Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng sau
1975 - Lê Thanh Ngọc (2004); Luận văn Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi
mới - Lê Minh Chung (2007); Luận văn Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng thời kỳ đổi mới - Dương Thị Hồng Liên (2008); Luận văn Những chuyển
biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới (2008) - Nguyễn Thị
Thanh Mai; Luận văn Đặc trưng tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng (2008) Trần Thị Phi Nga; Luận án tiến sĩ Những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi của
Việt Nam từ 1980 đến 1986 - Qua bốn tác giả: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn - Nguyễn Thị Huệ (2000); Luận văn
Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng - Đỗ Phương Thảo
(2006),…
Đây là nguồn tư liệu giúp chúng tôi khai thác sâu hơn một số vấn đề liên
quan trong đề tài luận văn của mình.
2.2. Lịch sử nghiên cứu về thế giới nhân vật trong tác phẩm của Ma
Văn Kháng
Tác giả Nguyễn Thị Bình trong bài viết “Mấy nhận xét về nhân vật của


10
văn xuôi Việt Nam sau 1975” đã cho rằng: “Văn xi giai đoạn này có sự thay
đổi trong mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật” [7]. Nhân vật được quyền

bình đẳng về kinh nghiệm sống, phá vỡ các quy ước ta - địch trong văn học
trước với một loạt tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm của Ma Văn Kháng.
Nhân vật được trao cho quyền phán xét do đó khó có thể nhận ra đâu là phát
ngơn tư tưởng thật sự của tác giả trong tác phẩm. Tác giả nhận thấy: “Kiểu
nhân vật trí thức xuất hiện nhiều trong giai đoạn này có lẽ do họ như là thước
đo của dân trí và văn hóa, là nơi gửi gắm thích hợp nhất cho sự tự ý thức” [7].
Xét những tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thì loại nhân vật này chiếm số đơng
nhưng bên cạnh những trí thức thật sự là những trí thức giả danh, trí thức
“rởm” gây bao tai họa cho người khác, cho xã hội.
Nghiên cứu nhân vật trong tác phẩm Ma Văn Kháng, tác giả Nguyễn Thị
Huệ cũng đã nhận ra nhiều kiểu loại nhân vật trong sáng tác của nhà văn:
“Phong phú, đa dạng hơn, phức tạp hơn khơng chỉ có cơng nơng binh mà cịn
có tầng lớp thị dân, đặc biệt là nhân vật trí thức đã như một ám ảnh khơn
ngi, một trăn trở day dứt, một ma lực có sức hút lớn đối với ngòi bút của
Ma Văn Kháng” [38].
Khi nói về cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm Ma Văn Kháng, Lã
Nguyên đã đưa ra nhận định rất xác đáng: “nhân vật của Ma Văn Kháng dù
phức tạp đến đâu, có những biểu hiện phong phú như thế nào, sau khi tiếp xúc,
ta có thể nhận diện được ngay nhân vật ấy thuộc hạng người nào, cao thượng
hay đê tiện, độc ác hay nhân từ, ích kỉ hay hảo tâm” [97].
Tác giả Đỗ Hải Ninh cũng đã ghi nhận thành công về nghệ thuật xây dựng
nhân vật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Một mình một ngựa: “Một mình
một ngựa cũng có những tuyến nhân vật “kỳ hình dị tướng”, “trơng mặt mà bắt
hình dong”, người có tâm địa xấu thì lộ ra tướng hình như Văn Hiến, Quàn”.
Tác giả cũng chỉ ra hạn chế của tác phẩm: “Tuy nhiên, tác phẩm sẽ thành công
hơn nếu khai thác hết chiều sâu ở nhân vật, chẳng hạn nhân vật Yên, từ sự xuất


11
hiện khá ấn tượng ở đầu truyện, có thể khám phá thế giới tâm hồn của nhân vật

đầy sức sống này nhiều hơn nữa. Đơi chỗ cịn sa đà vào dẫn giải dài dịng khiến
cho tác phẩm nghiêng về tính luận đề, lộ ý tưởng” [155].
Trần Đăng Suyền thì cho rằng, cái làm nên sức hấp dẫn trong tác phẩm
Mùa lá rụng trong vườn: “khơng phải ở những trang chính luận thông minh
sắc sảo mà chủ yếu là ở những hình tượng nhân vật khá độc đáo, hấp dẫn của
anh” [111]. Đặc biệt Ma Văn Kháng tỏ ra là người rất am hiểu phụ nữ, có khả
năng “đi guốc” vào trong bụng họ. Trong Mùa lá rụng trong vườn, “Lý là nhân
vật độc đáo hấp dẫn nhất. Con người này hễ có mặt ở đâu là có khả năng làm
cho nơi ấy có khơng khí sinh động hẳn lên” [111]. Tác phẩm đã đánh dấu một
bước tiến mới trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng ở chỗ: “Nhân vật của anh có
cá tính, có sự phát triển tính cách. Ngơn ngữ nhân vật - tiêu biểu là Lý - sặc sỡ
sắc mầu, lung linh góc cạnh rất gần với ngơn ngữ đời sống” [111].
Một số luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu tác phẩm Ma Văn Kháng ở
phương diện nhân vật đã được chúng tôi quan tâm như: Luận văn thạc sĩ: Nhân
vật trí thức với sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu
thuyết sau 1980 - Phan Thị Kim (2002); Luận văn thạc sĩ: Nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng - Đỗ Thị Thanh Quỳnh (2006);
Luận văn thạc sĩ: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng từ 1986
tới nay - Đào Thị Minh Hường (2010); Luận văn thạc sĩ: Thế giới nhân vật
trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới - Nguyễn Thị Tố Tâm (2012);
Luận văn thạc sĩ Nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới qua
Đám cưới khơng có giấy giá thú, Ngược dịng nước lũ, Một mình một ngựa –
Dương Thị Sáu (2013); Luận văn thạc sĩ: Thế giới nhân vật trong sáng tác của
Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới – Hồ Thị Minh Chi (2014),…
Các cơng trình nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng
như kể ở trên đã đạt nhiều thành tựu, được các nhà chuyên môn ghi nhận và
đánh giá cao. Có thể tổng hợp một số thành tựu nổi bật đó, gồm:


12

Thứ nhất, các tác giả đã khảo sát, nhận diện và chỉ ra thế giới nhân vật
trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng khá phong phú về kiểu loại; cùng với đó là
phương thức xây dựng nhân vật quen thuộc và thành cơng của Ma Văn Kháng
như: đặc tả ngoại hình, miêu tả tâm lý,…
Thứ hai, các tác giả cũng đã chỉ ra những đặc điểm của nhân vật trong tiểu
thuyết Ma Văn Kháng gắn với đặc trưng của nhân vật trong tiểu thuyết Việt
Nam thời đổi mới.
Tuy nhiên, chúng tôi thấy, việc nghiên cứu vấn đề nhân vật trong tiểu
thuyết Ma Văn Kháng vẫn còn những hạn chế nhất định, những chỗ trống cần
tiếp tục quan tâm, đó là:
Thứ nhất, khi nghiên cứu và phân chia các kiểu loại nhân vật trong tiểu
thuyết Ma Văn Kháng, các cơng trình nghiên cứu trên đã khơng chú ý đưa ra các
tiêu chí, căn cứ phân loại nhân vật, dẫn đến việc đặt tên kiểu loại nhân vật không
trong cùng một hệ thống: như nhân vật bi kịch, nhân vật cô đơn, nhân vật vượt
lên số phận (bình diện cấu trúc số phận); nhân vật tha hóa, nhân vật tự ý thức
(bình diện cấu trúc tính cách); nhân vật trí thức (bình diện nghề nghiệp); nhân
vật dị biệt (bình diện ngoại hình),…
Thứ hai, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những tiểu thuyết Ma Văn
Kháng thời đổi mới. Một số tiểu thuyết gần đây của Ma Văn Kháng chưa được
quan tâm nhiều. Nếu có thì chỉ dừng lại ở những bài viết với những tác phẩm cụ
thể, đơn lẻ nên thiếu tính hệ thống, tính bao qt…
Do vậy, chúng tơi xác định, đây là nguồn tư liệu bổ ích và là những gợi ý
quan trọng để triển khai một số vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình.
Đồng thời, chúng tơi cố gắng đưa ra góc tiếp cận mới những vấn đề trên và khai
thác sâu thêm những tiểu thuyết mấy năm gần đây của Ma Văn Kháng ở phương
diện nhân vật.
2.3. Lịch sử nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người
Gắn liền và chi phối hệ thống nhân vật trong tác phẩm văn học là quan



13
niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Vì vậy, chúng tôi cũng đã tham khảo
các bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề con người trong văn
học nói chung và quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết nói riêng
của các tác giả: Lê Ngọc Trà, Huỳnh Như Phương, Bùi Việt Thắng, Tơn Phương
Lan, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Văn Kha, Trần Thị Mai Nhân, Nguyễn Thị Kim
Tiến…
Lê Ngọc Trà trong bài viết Vấn đề con người trong văn học coi việc khám
phá con người là nội dung chính của văn học nghệ thuật. Ông cho rằng: văn học
là sự thật về con người, văn học khơng chỉ bày tỏ tình u, sự phẫn nộ hay lịng
thương xót con người mà cịn là một lĩnh vực quan sát, khám phá về con người.
Huỳnh Như Phương với Văn xuôi những năm 80 và vấn đề dân chủ hóa
nền văn học (Tạp chí Văn học số 4/1991) cho rằng, tìm hiểu cái con người ở bên
trong con người là cả một công việc không bao giờ kết thúc. Bùi Việt Thắng
trong bài viết Văn xuôi gần đây và quan niệm con người (Tạp chí Văn học số
6/1991) lý giải tính chất “áp sát” tới cuộc sống và con người của văn học trong
đó bộc lộ một “quan niệm tiến bộ về con người”. Tôn Phương Lan với Một vài
suy nghĩ về con người trong văn xi thời kì đổi mới (Tạp chí Văn học số
9/2001) đã nêu ra vấn đề con người trong thế tương quan so sánh qua đó khẳng
định cái mới trong việc thể hiện con người. Một số tác giả, trong quá trình
nghiên cứu đã xem quan niệm con người là tư duy nghệ thuật có tác động trực
tiếp đến sự thay đổi của tư duy văn học, là chìa khóa vạn năng mở cánh cửa
khám phá các hình tượng văn học như: Nguyễn Thị Bình với Văn xi Việt Nam
1975 - 1995 những đổi mới cơ bản; Nguyễn Văn Kha với Đổi mới quan niệm về
con người trong truyện Việt Nam 1975 – 2000; Nguyễn Thị Kim Tiến với luận
án tiến sĩ Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới… Bên cạnh đó
cũng phải kể đến một số bài viết như: Quan niệm nghệ thuật về con người của
Nguyễn Minh Châu qua tác phẩm Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Bùi
Túy Phượng); Quan niệm về con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
(Hồ Tấn Nguyên Minh),…



14
Liên quan đến tác phẩm Ma Văn Kháng, có hai bài viết đáng chú ý: Quan
niệm con người nạn nhân trong tiểu thuyết thế sự và đời tư của Ma Văn Kháng
(Bùi Văn Thuận) và Một mình một ngựa và Chuyện của Lý - bước chuyển
trong quan niệm nghệ thuật về con người của Ma Văn Kháng (Bùi Thanh
Truyền - Phùng Thị Hải Yến). Bùi Văn Thuận lý giải nguyên nhân có kiểu nhân
vật nạn nhân trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng là do cuộc sống xã hội đương thời
xô bồ, khắc nghiệt với đầy những hiểm họa, những “chấn thương”. Các tác giả
Bùi Thanh Truyền và Phùng Thị Hải Yến thì đã tìm ra bước chuyển trong quan
niệm nghệ thuật về con người của Ma Văn Kháng trong giai đoạn sáng tác sau
này của nhà văn. Theo hai tác giả, quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu
thuyết Ma Văn Kháng thay đổi theo từng giai đoạn sáng tác trong tương quan
với những biến động lớn của thời đại. Với tác giả Mùa lá rụng trong vườn, con
người - đó là một luận đề lớn ngày càng phải được nhận thức, chiêm nghiệm
bằng chiều sâu triết học, xã hội học, văn hóa học và tâm lí học nghệ thuật. Ở các
tiểu thuyết về đề tài miền núi thuộc giai đoạn đầu, nằm trong mạch nguồn của
văn học cách mạng, nhà văn cũng khơng thốt khỏi quan niệm con người sử thi,
tức con người chủ yếu được nhìn từ góc độ xã hội, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời
trong sự gắn bó với cộng đồng, tan hịa giữa đám đơng, tập thể, ít có dịp đối diện
với bản thân, sống với chính mình. Ở giai đoạn tiếp theo, trong sự chuyển đổi
của văn học hậu chiến, khai thác đề tài về cuộc sống thành thị, Ma Văn Kháng
đã sớm tạo được phong cách nhờ thành công trong việc khắc chạm chân dung
con người cá thể với giá trị tự thân và ý thức về cái tôi đậm chất đời thường.
Sang giai đoạn sáng tác thứ ba – giai đoạn “tái Tây Bắc” - với hai tiểu thuyết
tiêu biểu là Một mình một ngựa và Chuyện của Lý, tác giả tiếp tục mang đến cho
người đọc một cảm nhận mới mẻ trong quan niệm nghệ thuật về con người.
Cùng với việc thể hiện tính chất hào hùng, thi vị, rạng ngời lí tưởng thời đại, nhà


văn cũng chú tâm đào sâu vào nội giới vi tế để nhìn thấy những điểm còn hạn
chế, những vùng khuất lấp trong mỗi bản thể người. Nhân vật vì vậy “đời” hơn,


15
thật hơn với ưu điểm và khuyết tật, với mặt mạnh và yếu, thốt khỏi lối điển
hình hóa nặng tính phân cực rạch ròi của những tiểu thuyết về đề tài miền núi
trước đây.
Nhìn chung các cơng trình nêu trên đã khẳng định vị trí trung tâm của văn
học là con người - mối quan tâm hàng đầu để khám phá những biểu hiện mới
của văn học Việt Nam qua từng thời kỳ. Vấn đề về con người trong văn học
được các nhà nghiên cứu xem xét ở nhiều bình diện, qua đó phần nào đã cho
thấy sự vận động của văn học thể hiện đầu tiên ở những biến chuyển trong quan
niệm nghệ thuật về con người.
Đây là những gợi ý cho chúng tôi trong triển khai một số nội dung của luận
văn: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng 1985 – 2015.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi có giới hạn của một luận văn, chúng tơi khơng đặt ra mục
đích giải quyết tất cả các vấn đề xung quanh tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Ở đây
chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu thế giới nhân vật gắn liền với sự đổi mới quan niệm
nghệ thuật về con người và nghệ thuật kiến tạo nhân vật đặc sắc trong các tiểu
thuyết của Ma Văn Kháng 1985 - 2015.
Khảo sát và phân tích thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng 1985 - 2015 được đặt trong bối cảnh văn xuôi Việt Nam trên đường đổi
mới và mối tương quan với một số hiện tượng văn học.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung khảo sát một số tiểu
thuyết tiêu biểu của Ma Văn Kháng từ 1985 đến 2015, chủ yếu tập trung vào các
tác phẩm: Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới khơng có giấy giá thú
(1989), Ngược dòng nước lũ (1999), Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (2001), Một mình
một ngựa (2009), Bến bờ (2011), Bóng đêm (2011), Chuyện của Lý (2013),

Người thợ mộc và tấm ván thiên (2015), Một vùng đất hoang và những cuộc
gặp gỡ (2015).


16
4. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục đích nghiên cứu, luận văn vận
dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp miêu tả - lịch sử được sử dụng để làm rõ sự ra đời và phát
triển của tiểu thuyết Ma Văn Kháng trong tương quan với hoàn cảnh lịch sử, xã
hội, văn học.
- Phương pháp hệ thống đặt tiểu thuyết Ma Văn Kháng 1985 - 2015 trong
hệ thống sáng tác của chính nhà văn và tiểu thuyết Việt Nam thời đổi mới.
- Phương pháp so sánh - loại hình để chỉ ra sự tương đồng, khác biệt của
tiểu thuyết Ma Văn Kháng với sáng tác của một số nhà văn khác từ góc độ loại
hình văn xi nghệ thuật. Bên cạnh đó là sự so sánh về nội dung và nghệ thuật
ở các chặng đường sáng tác của chính tác giả để nhận thấy sự chuyển biến có ý
nghĩa đổi mới.
- Vận dụng hiểu biết về thi pháp học hiện đại, lý thuyết diễn ngơn để khảo
sát, phân tích tác phẩm với tư cách là một thể loại tự sự.
- Ngoài ra, luận văn sử dụng một số thao tác bổ trợ như: khảo sát, thống kê,
phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,…
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã đưa ra một cái nhìn tổng thể về tiểu thuyết của nhà văn Ma
Văn Kháng ở các phương diện nội dung và nghệ thuật, trong đó nhấn mạnh giai
đoạn sáng tác 1985 - 2015.
Từ việc chỉ ra sự chi phối của quan niệm nghệ thuật về con người trong
sáng tác Ma Văn Kháng, luận văn đi sâu khảo sát thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết của nhà văn để thấy sự đa dạng, phong phú mà thống nhất trong thế giới
hình tượng nhân vật, ghi nhận thành cơng, tài năng và phong cách độc đáo của

Ma Văn Kháng trong các phương thức kiến tạo nhân vật. Từ đó, giúp người đọc
thấy được mối quan hệ thống nhất hữu cơ giữa các yếu tố nội dung và hình thức
trong một tác phẩm nghệ thuật nói chung và những nét đặc sắc trong thế giới


17
nghệ thuật của Ma Văn Kháng nói riêng, đồng thời, khẳng định phong cách
nghệ thuật và sự đóng góp to lớn của Ma Văn Kháng trên văn đàn văn học Việt
Nam thời đổi mới và những thập niên đầu thế kỷ XXI.
Luận văn cũng có đóng góp phần nào về phương pháp trong hướng nghiên
cứu tác phẩm văn học theo ánh sáng của thi pháp học hiện đại kết hợp với tự sự
học. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đóng góp một phần giá trị khoa học,
đối với người nghiên cứu, tiếp nhận văn học Việt Nam hiện đại.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được triển khai qua 3 chương:
Chương 1: Khái lược về nhân vật tiểu thuyết và tiểu thuyết Ma Văn
Kháng trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam trên đường đổi mới
Trong chương này, luận văn trình bày khái lược kiến thức lý luận về nhân
vật văn học, nhân vật tiểu thuyết, chỉ ra những bước chuyển của tiểu thuyết Việt
Nam những năm 80 của thế kỷ XX; khái quát về tiểu thuyết Ma Văn Kháng với
những thành tựu, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật và những chuyển biến
trong giai đoạn sáng tác 1985 - 2015.
Chương 2: Từ quan niệm nghệ thuật về con người đến các kiểu nhân
vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng 1985 - 2015
Chương này trình bày quan niệm nghệ thuật về con người và tìm hiểu quan
niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng 1985 - 2015,
khảo sát các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng từ đó, tập trung làm
nổi bật hai kiểu nhân vật gắn với hai góc nhìn: từ bình diện cấu trúc nhân cách
và cấu trúc số phận của con người.

Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn
Kháng 1985 – 2015, nhìn từ kết cấu trần thuật và kiến tạo diễn ngơn
Chương này tìm hiểu phương thức kiến tạo nhân vật trong tiểu thuyết Ma
Văn Kháng 1985 - 2015 với các nội dung: cấu trúc trần thuật và kiến tạo diễn


18
ngôn (diễn ngôn của nhân vật và diễn ngôn của người kể chuyện) để thấy được
thành công của nhà văn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, mà cụ thể là nghệ
thuật trần thuật và kiến tạo diễn ngôn.


×