Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Thế giới nghệ thuật văn xuôi trương anh quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.53 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Trà My

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
VĂN XUÔI TRƯƠNG ANH QUỐC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Trà My

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
VĂN XUÔI TRƯƠNG ANH QUỐC

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.BÙI THANH TRUYỀN



Thành phố Hồ Chí Minh – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Kết quả nghiên
cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
Người viết luận văn

Lê Thị Trà My


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành cảm ơn phòng Đào tạo Sau
Đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học và chỉnh sửa, nộp luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Thanh Truyền đã hướng dẫn, động
viên, nhắc nhở tơi trong suốt q trình nghiên cứu. Nhờ sự nhiệt tình, và sự giúp
đỡ kịp thời của thầy mà tơi có thể vượt qua mọi khó khăn để hồn thành luận
văn này.
Cảm ơn nhà văn Trương Anh Quốc đã kịp thời chia sẻ những thông tin quý
báu, tạo niềm tin và động lực cũng như tiếp thêm ngọn lửa hăng say để tôi
nghiên cứu đề tài này.
Cảm ơn gia đình, thầy cơ, bạn bè và đặc biệt là Ban Giám hiệu, giáo viên tổ
Ngữ văn trường Trung học phổ thông Trần Khai Nguyên thành phố Hồ Chí
Minh đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tơi có thể viết và hồn thành luận văn
theo đúng thời gian và kế hoạch.


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU

.................................................................................................................1

Chương 1.

DẤU ẤN TRƯƠNG ANH QUỐC TRONG ĐỜI SỐNG
VĂN XUÔI NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XXI....................................8

1.1. Trương Anh Quốc – nhà văn xuất thân từ nghề “đạp xích lơ nước” ......... 8
1.1.1. Cuộc đời nhiều trải nghiệm................................................................. 8
1.1.2. Duyên văn khởi từ thôi thúc viết lại những điều “tai nghe
mắt thấy” ........................................................................................... 10
1.2. Văn xi Trương Anh Quốc từ cái nhìn tồn cảnh .................................. 11
1.2.1. Phác thảo gương mặt văn xi Nam Bộ đầu thế kỷ XXI .................. 11
1.2.2. Văn xuôi Trương Anh Quốc trong đời sống văn xuôi Nam Bộ ........ 16
1.3. Thế giới nghệ thuật và văn xuôi Trương Anh Quốc ................................ 19
1.3.1. Khái lược về thế giới nghệ thuật ....................................................... 19
1.3.2. Con đường đi vào thế giới văn xuôi đậm chất “viễn dương” của
Trương Anh Quốc ............................................................................. 23
Chương 2. THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG VĂN XI TRƯƠNG
ANH QUỐC ............................................................................................27
2.1. Nhân vật trong văn xuôi Trương Anh Quốc ............................................ 27
2.1.2. Thủy thủ - những người "đạp xích lơ nước" nhiều ám gợi ............... 27
2.1.2. Những phận đời đen trắng giữa trắc trở đời thường .......................... 33
2.1.3. Nhân vật đồng thoại, kì ảo ................................................................. 35

2.2. Khơng gian và thời gian nghệ thuật trong văn xuôi Trương
Anh Quốc ................................................................................................ 39
2.2.1. Không gian nghệ thuật ....................................................................... 39


2.2.2. Thời gian nghệ thuật .......................................................................... 51
2.3. Hình tượng người kể chuyện trong văn xuôi Trương Anh Quốc............. 60
2.3.1. Sự đa dạng của người kể chuyện ....................................................... 61
2.3.2. Bóng dáng của tác giả qua hình tượng người kể chuyện .................. 63
Chương 3. PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN TRONG VĂN XUÔI
TRƯƠNG ANH QUỐC........................................................................68
3.1. Cốt truyện trong văn xuôi Trương Anh Quốc .......................................... 68
3.1.1. Cốt truyện hành động......................................................................... 68
3.1.2. Cốt truyện tâm lí ................................................................................ 71
3.1.3. Cốt truyện phiêu lưu .......................................................................... 76
3.1.4. Độ lệch thẩm mĩ giữa mở đầu và kết thúc truyện ............................. 80
3.1.5. Kĩ thuật “chơi” chi tiết trong xây dựng cốt truyện ............................ 82
3.2. Ngôn từ trong văn xuôi Trương Anh Quốc .............................................. 84
3.2.1. Ngôn ngữ đậm sắc vị biển ................................................................. 84
3.2.2. Kết hợp tự nhiên, giàu mĩ cảm giữa diễn ngôn kể với tả .................. 87
3.2.3. Sự xâm lấn của từ nghề nghiệp vào lời người kể chuyện ................. 90
3.3. Giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Trương Anh Quốc ......................... 93
3.3.1. Giọng bổ bã gân guốc - cốt cách những người cỡi mây đạp sóng .... 93
3.3.2. Giọng trữ tình sâu lắng – cảm hứng trước cõi mình, cõi người ........ 96
3.3.3. Giọng hồn nhiên dí dỏm - dáng nét thế hệ trẻ hôm nay .................. 100
KẾT LUẬN .............................................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................107


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. "Văn học tuổi hai mươi" là một cuộc thi uy tín, nơi phát hiện những tài
năng trẻ, nhiệt huyết góp phần thay đổi diện mạo cho nền văn học nước nhà. Đã
có rất nhiều nhà văn đến với bạn đọc thông qua hội thi này như Nguyễn Ngọc
Tư, Nguyên Hương, Nguyễn Ngọc Thuần, Lê Minh Nhựt… Cho đến nay, cuộc
vận động và sáng tác Văn học tuổi hai mươi đã trải qua năm lần trao giải. Đối
với tác giả, đây là cơ hội để họ chứng tỏ tài năng, còn đối với bạn đọc thì Văn
học tuổi hai mươi thực sự là nơi thỏa mãn nhu cầu tìm và đọc. Mỗi tác giả một
đề tài, một phong cách, một giọng văn đã góp phần tạo nên những dòng chảy
mới trong mạch văn hiện đại Việt Nam.
Bước ra từ cuộc thi, Trương Anh Quốc sớm khẳng định tên tuổi của mình với
tập truyện ngắn Sóng biển rì rào - tác phẩm đạt giải nhì Văn học tuổi hai mươi
lần III. Không lâu sau, người thủy thủ tàu viễn dương đã xuất sắc giành giải nhất
cuộc thi lần IV với tiểu thuyết Biển. Tuy số lượng tác phẩm chưa nhiều nhưng
chất lượng sáng tác của Trương Anh Quốc đã gây ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc
bởi sự mới lạ trong đề tài và sự thoải mái trong ngôn phong.
1.2. Thành công của Trương Anh Quốc là đề tài biển. Bao đời nay, biển vẫn
là nguồn cảm hứng bất tận cho rất nhiều văn, nhạc sĩ tìm về, nhưng sống và lao
động trên biển thì có lẽ Trương Anh Quốc là nhà văn đầu tiên. Biển mênh mơng
ln chứa nhiều bí ẩn. Để khám phá những bí ẩn đó chỉ có thể là những người
gắn bó với biển. Đọc Trương Anh Quốc, ta như đang hịa mình vào bốn bể năm
châu, được thốt ra khỏi giới hạn lãnh thổ để đến với hàng chục quốc gia như
Ấn, Úc, Sing… Hơn thế nữa, giữa mênh mông biển trời mà không biết đâu là bờ
bãi, biển quả là khơng gian lí tưởng để bạn đọc thỏa chí hải hồ. Tuy nhiên sống,
lao động, sinh hoạt trên những chiếc tàu viễn dương vươn mình ra bốn bể với
những con người vừa là bạn lại vừa là thù, vừa cười nhưng lại vừa căm với
nhau… trong một không gian đối nghịch hoàn toàn với sự rộng lớn của biển,



2
những người thủy thủ trên tàu đã tự bộc lộ hết bản chất của mình và cũng qua đó
mà bạn đọc có dịp hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về thế giới nhân quần. Nhà văn
Nguyên Ngọc từng nhận xét rằng Trương Anh Quốc "đã khéo tự nhốt mình
trong cái khoảng khơng gian cực kì hẹp kín và khắc nghiệt này để cho tất cả các
nhân vật của anh buộc phải tự bộc lộ hết, từng người, và do vậy mà cũng là một
bức tranh rậm rạp và khá đậm nét về nhân quần. Hơn thế nữa, là cái nhân quần
hôm nay, rất thời sự cuả thời con người dù ở bất cứ đâu, bằng cách này hay cách
khác đều buộc phải đi ra thế giới, đối mặt với thách thức của cái thế giới và thời
đại vừa mới mẻ, nhiều hứa hẹn lại nhiều hiểm họa này." Quả thật như vậy, nhân
vật trong sáng tác của anh là sự tổng hòa của cả một xã hội người từ những kẻ
quyền lực, ngu si, dốt nát, cơ hội, nham hiểm, thủy thủ chân chất thật thà trên
tàu đến những người dân bần cùng khốn khó mà anh gặp trong những chuyến đi
bờ. Đến với Trương Anh Quốc, ta thực sự được giao du với rất nhiều hạng
người trong xã hội, được hướng tầm nhìn ra một khơng gian rộng hơn với thời
gian dài mà vô cùng gấp gáp. Các sáng tác của Trương Anh Quốc nói chung và
thế giới nghệ thuật văn xuôi Trương Anh Quốc thực sự là đề tài đáng quan tâm
và nghiên cứu trong giai đoạn mới này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Các bài giới thiệu về tác phẩm của Trương Anh Quốc
Ngay khi xuất hiện trên văn đàn, Trương Anh Quốc đã để lại ấn tượng sâu sắc
cho độc giả qua tập truyện ngắn đầu tay "Lũ đầu mùa". Mượn lời của Tiểu
Quyên trong bài Văn học trẻ - khát vọng lối đi riêng để nói rằng tập truyện ngắn
Lũ đầu mùa (NXB Trẻ, tháng 12-2007) của Trương Anh Quốc là những khúc
vọng của sóng, những ao ước của người lính biển và cả trăn trở về những thăng
trầm phận người. Những ai từng đọc Trương Anh Quốc thì sẽ khơng thể qn
cái khơng gian mênh mơng của bao la sóng biển. Cùng chung dòng cảm nhận
ấy, Ánh Hường cũng đã nhận định 13 truyện ngắn trong tập truyện, trong ấy,
hơn nửa số tập truyện có nội dung về cuộc sống trên biển.



3
Không thể phủ nhận giá trị nghệ thuật của "Lũ đầu mùa" nhưng thành công
của Trương Anh Quốc phải kể đến đầu tiên có lẽ là "Sóng biển rì rào" - tập
tuyện ngắn đạt giải nhì cuộc thi Vận động sáng tác Văn học tuổi hai mươi lần
III. Từ khi ra đời "Sóng biển rì rào "đã nhận được sự chú ý đặc biệt của nhà văn
Hồ Anh Thái. Với Hồ Anh Thái thì Trương Anh Quốc có lối dẫn truyện độc
đáo và nhiều bất ngờ (…)Bất ngờ mà hợp lý, điều ấy bao giờ cũng đòi hỏi sự
lành nghề văn chương. Quả thật với "Sóng biển rì rào", Trương Anh Quốc đã
giới thiệu tới bạn đọc một bức tranh hoàn toàn mới lạ về cuộc đời của những
thủy thủ tàu viễn dương. Giả thử nếu khơng có một thủy thủ tài năng như
Trương Anh Quốc thì làm sao ta có thể biết đến "bữa tiệc văn chương " giữa
trùng khơi mênh mơng mà lắng lịng nghe sóng biển rì rào. Ở đó - nơi đại
dương bao la, mênh mơng, đại dương chứa đựng bao câu chuyện về cuộc đời
của các thủy thủ tàu viễn dương đã khẳng định tài năng và đưa tác giả đến gần
hơn với bạn đọc qua phần Giới thiệu sách trên trang vinabook.com.
Cho đến nay, các sáng tác của Trương Anh Quốc đã và đang nhận được sự
đánh giá cao của các tác giả từng làm khuynh đảo làng văn Việt Nam. Ngay khi
ra đời tiểu thuyết Biển đã tạo được ấn tượng mạnh với nhà văn Nguyên Ngọc
bởi một bức tranh rậm rạp và khá đậm nét về nhân quần. Ngoài ra trên trang
giaoduc.edu, người có bút danh T. Dâng cũng có bài Biển và bản lĩnh của chàng
trai trẻ đã cho ta thấy được ma lực và sức hút khi người đọc dấn chân vào không
gian "Biển" của Trương Anh Quốc. Lúc đầu khi cầm cuốn sách trên tay, lướt
qua năm, bảy trang đầu, có thể bạn sẽ muốn bỏ xuống ngay nhưng chính "lực
hấp dẫn" của cõi mình, cõi đời cùng với cốt cách của những người cỡi mây đạp
sóng mang dáng nét trẻ trung của thế hệ hôm nay đã khiến bạn ngỡ ngàng nhận
ra mình đang bị cuốn hút, khơng sao dứt ra được, muốn… đọc một mạch đến
trang cuối cùng của quyển sách.
Cũng nhà văn Nguyên Ngọc - thành viên ban giám khảo cuộc thi Văn học tuổi

20 cho rằng: "tiểu thuyết Biển là cuốn sách hay và độc đáo". Theo ông, "thoạt


4
đầu người ta có thể ngỡ Biển là tập truyện ngắn hoặc bút ký. Tuy vậy, càng đọc,
chất tiểu thuyết của cuốn sách càng lộ ra, cho thấy một vốn sống giàu có, mạnh
mẽ và sâu sắc… và điều đáng quý là dù giàu vốn sống và tích lũy được nhiều tư
liệu thực tế, nhưng Trương Anh Quốc viết súc tích, nhẹ nhàng chứng tỏ bản lĩnh
của một ngịi bút”.
Với cuốn tiểu thuyết Biển, Trương Anh Quốc tiếp tục theo đuổi đề tài về nghề
thủy thủ viễn dương - một đề tài đã được anh khai thác trong Sóng biển rì rào tác phẩm được nhà văn Hồ Anh Thái đánh giá là “hiếm có một nhà văn nào ở
nước ta viết được một tác phẩm đậm chất biển, đậm chất “viễn dương”, tươi
nguyên và hấp dẫn…”.
Trong bài báo "Lần đầu tiên cây bút nam đoạt giải nhất văn học tuổi 20" của
tuổi trẻ online có giới thiệu về nhà văn trẻ tài năng này khi "xuất hiện tại lễ trao
giải với vẻ ngoài hiền lành, hơi chút rụt rè khác hẳn với những trang viết mạnh
mẽ và già dặn trong tiểu thuyết Biển". Cũng ở buổi trao giải này, "cây bút
Trương Anh Quốc bộc bạch: vốn dĩ theo đuổi đề tài vể biển vì suốt ngày trên
biển, khơng có thời gian trên bờ nên hiểu rõ biển hơn bờ, vì vậy anh viết những
gì mình am hiểu chứ khơng viết về những gì mình...lơ mơ. Tuy nhiên anh cũng
chia sẻ thêm anh sẽ tiếp tục theo đuổi đề tài về biển nhưng chỉ dành 70% thơi,
30% cịn lại sẽ... mon men lên bờ khám phá cuộc sống trên bờ để đưa vào những
tác phẩm của mình sau này." Chính sự bộc bạch hiếm hoi này của tác giả đã
giúp chúng tơi có cái nhìn tổng qt về tất cả các sáng tác của anh. Từ đó có
những định hướng cụ thể hơn cho quá trình nghiên cứu.
2.2. Các nghiên cứu về thế giới nghệ thuật văn xuôi Trương Anh Quốc
Cho đến nay người viết chỉ thu thập được một đề tài khóa luận tốt nghiệp
nghiên cứu về Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Biển của Trương Anh Quốc của
Lê Nguyên Song Ái, trường Đại học Cần Thơ viết năm 2011.
Trương Anh Quốc là một nhà văn trẻ, sớm khẳng định tài năng của mình và

vẫn đang trên hành trình chinh phục hàng triệu trái tim độc giả. Tuy mới lạ


5
nhưng ắt hẳn những ai biết đến trương Anh Quốc đều ít nhiều có cảm tình với
nhà văn "lấy nghề nuôi nghiệp" này. Bởi mới lạ nên cho đến nay ngồi khóa
luận tốt nghiệp nói trên vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu các sáng tác của tác
giả một cách hệ thống và đầy đủ. Hi vọng đề tài Thế giới nghệ thuật văn xuôi
Trương Anh Quốc sẽ là một đóng góp trong việc tìm hiểu và nghiên cứu các
sáng tác của nhà văn trẻ tuổi này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu thế giới nghệ thuật văn
xuôi Trương Anh Quốc được biểu hiện qua những khía cạnh thế giới hình tượng
và các phương thức thể hiện văn xuôi của tác giả.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Người viết tập trung nghiên cứu thế giới nghệ thuật văn xuôi Trương Anh
Quốc qua những tác phẩm sau:
Trương Anh Quốc (2006), Sóng biển rì rào, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh
Trương Anh Quốc (2007), Lũ đầu mùa, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh
Trương Anh Quốc (2010), Biển, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh
4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ đề tài người viết vận dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp này giúp người nghiên cứu trực tiếp khảo sát văn bản, phát hiện
và phân tích những luận điểm, từ đó khái qt tạo tiền đề cho q trình tiếp cận
và đánh giá tác phẩm.
4.2. Phương pháp hệ thống
Sử dụng phương pháp này, chúng tơi muốn đi sâu tìm hiểu phương thức thể
hiện cũng như thế giới hình tượng, đặc biệt là hình tượng biển để thấy sự vượt

trội của Trương Anh Quốc khi viết về đề tài này.


6
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Với phương pháp này người viết muốn chứng tỏ sự tương đồng cũng như
điểm mạnh, yếu của Trương Anh Quốc so với các tác giả khác trong cách xây
dựng hình tượng và phương thức thể hiện. Qua so sánh đối chiếu các sáng tác
của Trương Anh Quốc, chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ thế mạnh của tác giả trong
một đối tượng, đề tài cụ thể.
4.4. Phương pháp liên ngành
Như đã biết, biển là đề tài chủ yếu, là thế mạnh của Trương Anh Quốc khi
cầm bút. Tuy nhiên, tiếp cận một tác giả, tác phẩm với đề tài đặc biệt này, đòi
hỏi người đọc phải có ít nhiều sự am hiểu về biển và về cơng việc của các thủy
thủ. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu người viết sẽ cố gắng trao đổi với các
thủy thủ để cung cấp những kiến thức về biển, về hải dương học, về nghề nghiệp
của các thủy thủ trong bài luận văn. Đồng thời, qua ống kính của thủy thủ, người
viết sẽ mang về những bức ảnh chụp lại những điều tác giả "mắt thấy tai nghe".
Hi vọng, người viết sẽ phần nào mang đến "hơi thở hàng hải" cùng "nhịp đập
thủy thủ" để góp phần tạo sự gần gũi giữa tác giả, tác phẩm và bạn đọc.
5. Đóng góp của luận văn
Đề tài này góp phần tìm hiểu kĩ hơn về thế giới nghệ thuật văn xi Trương
Anh Quốc cũng như góp phần tìm hiểu những cách tân, đổi mới của văn học
nước nhà qua những cây bút trẻ. Ngồi ra, chúng tơi hi vọng luận văn cũng góp
phần tạo nên một cái nhìn tổng quát cho những người quan tâm tìm hiểu các
sáng tác của "nhà văn thủy thủ" này.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn gồm
có ba chương:
Chương 1: Dấu ấn Trương Anh Quốc trong đời sống văn học Nam Bộ đầu thế

kỉ XXI


7
Ở chương này người viết tập trung giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của
Trương Anh Quốc trên hai phương diện: thủy thủ và nhà văn để thấy sự tương
tác của nghề “đạp xích lơ nước” góp phần rất lớn trong việc tạo nên thành công
của nhà văn trong q trình sáng tác. Bên cạnh đó, chúng tơi giới thiệu đến mọi
người một đề tài không mới nhưng thực sự lạ trong dòng chảy của văn học nước
nhà – biển – không gian sống và lao động. Đây là mảnh đất màu mỡ để tác giả
đặt dấu ấn cá nhân trong đời sống văn xuôi Nam Bộ đầu thế kỉ XXI.
Chương 2: Thế giới hình tượng trong văn xi Trương Anh Quốc
Đây là một trong hai chương trọng tâm của đề tài nghiên cứu, nơi người viết
muốn thể hiện những hiểu biết của mình trong quá trình tiếp nhận văn xi
Trương Anh Quốc trong dịng chảy của văn học đương đại. Ở đây chúng tôi đặc
biệt quan tâm đến thế giới nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật
“giữa trùng khơi” mênh mơng sóng nước. Ngồi ra, hình tượng người kể chuyện
cũng là một nội dung quan trọng trong việc nghiên cứu thế giới hình tượng văn
xi Trương Anh Quốc.
Chương 3: Phương thức thể hiện trong văn xuôi Trương Anh Quốc
Trong chương này, người viết tập trung tìm hiểu phương thức thể hiện trong
văn xi Trương Anh Quốc ở khía cạnh cốt truyện, ngơn từ và giọng điệu trần
thuật. Qua đó, chúng tơi thấy rằng bên cạnh hình tượng nghệ thuật thì phương
thức thể hiện cũng là điểm mạnh góp phần tạo nên tên tuổi của nhà văn trẻ tuổi
này.


8

Chương 1

DẤU ẤN TRƯƠNG ANH QUỐC
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN XUÔI NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.1. Trương Anh Quốc – nhà văn xuất thân từ nghề “đạp xích lơ nước”
1.1.1. Cuộc đời nhiều trải nghiệm
Trương Anh Quốc sinh năm 1976 "ở một xã miền núi thuộc huyện Quế Sơn,
tỉnh Quảng Nam, là con nhà nghèo nên ngay từ nhỏ tôi trồng trọt và chăn nuôi
rất giỏi". Vùng quê nghèo, gia đình lại khó khăn, tất cả đã thơi thúc Trương Anh
Quốc ấp ủ khát vọng được thay hình đổi dạng cho quê hương mà trước hết là
thay đổi cuộc đời mình. Ngay khi cịn là học sinh phổ thơng, chí hướng và con
đường lập nghiệp của anh đã được định hình. Tốt nghiệp trung học phổ thơng,
anh tiếp tục học Đại học Hàng hải nay là trường Đại học Giao thơng Vận tải
Thành phố Hồ Chí Minh. Với tấm bằng kỹ sư điện, Trương Anh Quốc rất nhanh
nhạy với những "đường dây mối nhợ", tuy nhiên chất nghệ sĩ vốn tiềm ẩn trong
anh cũng đã góp phần tạo hình, dựng tên của anh trên văn đàn. Qua trao đổi với
nhà văn, chúng tơi được biết ngay khi cịn là sinh viên trường Đại học Hàng Hải,
anh đã bắt đầu viết báo và nó là một trong những tài sản quý giá nhất được anh
cẩn thận gìn giữ trong suốt thời gian qua. Ngồi ra, tác giả của tiểu thuyết Biển
cịn chia sẻ thêm "Trước lúc đi tàu đã có truyện in báo Tuổi Trẻ chủ nhật (sau
đổi thành Tuổi Trẻ cuối tuần) và một vài tờ báo khác và được giải khuyến khích
cuộc thi viết ngắn “ Ơn thầy” do báo Tuổi trẻ tổ chức (năm 2004 thì phải)".
Thành cơng của Trương Anh Quốc không chỉ là những bài báo được đăng.
Trao đổi với nhà văn, chúng tơi có cơ hội biết được nhiều hơn về con đường văn
của anh: "khi đi tàu được đến nhiều vùng đất với văn hóa khác nhau, được gặp
nhiều con người nghe những chuyện đi tàu thú vị". Phải chăng đây chính là cơ
hội để bút lực của anh phát huy hết sức mạnh và qua đó khẳng định tài năng và
tên tuổi của anh. Bằng tập truyện ngắn Sóng biển rì rào (giải nhì) và Biển (giải


9
nhất) giải Văn học tuổi hai mươi, Trương Anh Quốc trở thành nhà văn trẻ tuổi

nhất ở Quảng Nam được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Ngay khi xuất hiện
trên văn đàn, Trương Anh Quốc đã nhận được rất nhiều sự khích lệ cổ vũ của
các nhà văn thế hệ cha, anh. Có lẽ Hồ Anh Thái là nhà văn có tác động nhiều
nhất trên con đường văn nghệ của anh. Nhà văn Hồ Anh Thái từng khuyên
Trương Anh Quốc rằng: "hãy viết những gì mình rành nhất, chứ viết chuyện trên
bờ thì viết khơng lại các nhà văn khác đâu". Thế là Trương Anh Quốc cứ viết về
biển. Biển thực sự là không gian đủ rộng để nhà văn trải nghiệm và chắp bút cho
những trang đời không giống nhau.
Đi biển, được đặt chân đến nhiều vùng trời khác nhau, cuộc đời anh quả là
một sự trải nghiệm khơng dễ ai có được. Tác giả chia sẻ: "Nhờ đi tàu mình đã
đặt chân lên hơn 40 quốc gia. Chỉ trong vòng sáu tháng cuối năm 2003 đầu 2004
mình đã đã đặt chân đến năm châu lục. Chuyến đi đáng nhớ nhất là đến Kim Tự
Tháp Ai Cập. Thứ nhì là vượt kênh đào Panama. Trong năm đầu tiên đi tàu mình
đi được một vịng quanh trái đất bằng đường biển". Chính những cuộc hành
trình này đã đưa trang văn của Trương Anh Quốc đến gần hơn với những người
ưa khám phá, thích phiêu lưu. Đọc Trương Anh Quốc ta dễ dàng nhận ra điều
hay, sự thú vị ở những vùng đất mới, được gặp gỡ những con người bên kia
đường biên giới một cách rất tình cờ nhưng lại rất thân tình. Có thể khẳng định
rằng, chính những chuyến băng sóng vượt gió của cuộc đời thủy thủ đã để lại
dấu ấn trong các sáng tác của anh. Điều này chúng tôi sẽ triển khai trong hai
chương dưới.
Qua trao đổi với Trương Anh Quốc, chúng rôi được biết thêm nhiều điều thú
vị về anh. Trên tàu anh phụ trách phần điện nhưng anh lại thường viết về ngành
máy và ngành boong. Tác giả cho hay, chọn đề tài này vì ngành boong khơng
khơ khan và kỹ thuật thuần túy như điện và máy nên anh có cơ hội viết nhiều
hơn, viết hay hơn và viết "thấm thía" hơn. Trên tàu, khi hết giờ làm việc anh
thường lên buồng lái chơi để biết thêm về hải đồ và hành hải, nhận biết thêm về


10

các vì sao trong ngành hàng hải. Chịu khó học hỏi, tích lũy kiến thức và thử sức
mình ở nhiều lĩnh vực, những trải nghiệm này giúp Trương Anh Quốc viết
nhiều, viết nhanh và có cơ hội chọn lựa kĩ càng trước khi viết.
Cứ tưởng biển và sóng sẽ mãi mãi ngấm vào máu thịt anh, ai ngờ mới đây
Trương Anh Quốc mon men... lên bờ khi hoàn thành tập truyện ngắn Hợp đồng
chiều thứ bảy, viết về người dân phố cổ Hội An. Cuộc sống đô thị trong mắt anh
thật trong trẻo nhưng cũng bề bộn nhiều lo toan dưới góc nhìn “vừa quen, vừa
lạ” của người suốt ngày ở biển. Trương Anh Quốc cho biết, cũng nhờ ghé lên bờ
tìm cảm hứng mà anh... lấy được vợ và vừa rinh giải 4 của tạp chí Văn nghệ
quân đội. Nay con gái anh đã gần một tuổi.
1.1.2. Duyên văn khởi từ thôi thúc viết lại những điều “tai nghe mắt thấy”
Theo Trương Anh Quốc: "Bất cứ người viết nào cũng viết điều mình bức xúc,
điều mình quan tâm. Đó là nhu cầu tự than. Trước hết mình viết cho mình. Sau
này mình có ý thức rằng, viết cho mình thơi thì chưa đủ, cần chia sẻ với độc giả
do vậy, điều mình viết ln được chọn lọc cân nhắc hơn". Xuất phát từ cái tâm
của một tài năng trẻ, Trương Anh Quốc đã đem những điều thú vị nhất của
những chuyến hải hành đặt vào trang văn để người đọc cùng hả hê với những
khám phá bất ngờ, thú vị và cùng trăn trở với một kiếp người. Viết trên tàu, viết
sau những giờ lao động mệt đến rã rời nhưng tác giả ý thức rất rõ những gì mình
viết và viết để làm gì. Đặt ra cho mình mục tiêu cầm bút - viết để chia sẻ với độc
giả, nên tác giả chọn lọc rất cẩn thận những điều viết ra. Để làm được điều đó,
trước hết tác giả viết những điều thật đến độ "xưa nay chưa từng có" bởi đây là
những điều tác giả tận mắt thấy, tận tai nghe và tự mình chứng kiến. Những hiện
thực đó được nhà văn khái quát và nâng lên thành đối tượng sáng tác và hiển
nhiên nó đi vào lòng người đọc như một vấn đề, một hiện tượng trong văn học.
Viết văn, đối với anh là một niềm vui và cũng là khát vọng được góp thêm một
sắc màu cho văn xi đương đại. "Năm 2010 lại có cuộc thi văn học tuổi 20 lần
4. Mình viết tốc hành tiểu thuyết Biển. Thời gian này mình hồn tồn ở trên



11
biển. Đến giai đoạn nước rút thì gặp tồn bão. Gặp bão viết rất khó, đầu óc cứ
quay cuồng. Mình phải lên lịch dán trước bàn, mỗi tuần phải viết bao nhiêu
chương, mỗi ngày tối thiểu bao nhiêu đoạn. Thời gian ấy mình viết khỏe nhất.
Cuối cùng tác phẩm cũng hoàn thành. Cấu trúc Biển theo xương cá, mỗi chương
là một truyện ngắn. Nếu lúc đó có thời gian mình sẽ kéo dài Biển thêm nhiều
chương nữa cũng không ảnh hưởng đến gì đến cốt truyện của nó…." Viết nhanh,
viết nhiều, viết trên tàu, anh cũng chỉ viết những điều mắt thấy tai nghe. Ý thức
của nhà văn được định hình từ khi chắp bút cho những dịng văn đến với bạn
đọc. Khơng q cầu kì trong lối diễn đạt, sáo rỗng trong câu văn, tác giả đã chọn
cho mình một hướng đi riêng. Chính sự gãy gọn rõ ràng đã khiến những điều tác
giả muốn "chia sẻ" trở nên dễ đọc, dễ tiếp nhận nhưng cũng không kém phần
đặc sắc - nét đặc sắc rất Trương Anh Quốc.
Trong cuộc trao đổi với tác giả, chúng tơi cịn được biết, trong thời gian đi
biển, sống trên tàu, tác giả chủ yếu viết những truyện xoay quanh cuộc sống của
người thủy thủ. Tuy nhiên anh không viết tùy tiện như một cuốn nhật kí, chọn
hướng đi cho trang viết của mình - chia sẻ với bạn đọc, những vấn đề về đời
sống, chuyện đời của thủy thủ được anh chọn lọc có ý thức. Thế nên, mỗi nhân
vật một con người góp phần làm nên sự đa dạng và sinh động cho thế giới nhân
vật, thế giới nghệ thuật văn xuôi của Trương Anh Quốc.
1.2. Văn xuôi Trương Anh Quốc từ cái nhìn tồn cảnh
1.2.1. Phác thảo gương mặt văn xi Nam Bộ đầu thế kỷ XXI
Giữa biển đời, giữa trường văn hóa rộng lớn, những biến động của lịch sử,
của tư tưởng, tình cảm con người đã dẫn tới sự “lên ngôi” của một loạt những
cây bút văn xuôi đương đại Việt Nam. Các nhà văn đương đại như Nguyễn
Ngọc Tư, Nguyễn Đình Tú, Nguyên Hương, Nguyễn Ngọc Thuần, Trương Anh
Quốc… như một vườn hoa đua nở khoe sắc toả hương, bằng cách cảm nhận
riêng của mình đã góp thêm tiếng nói, làm cho diện mạo văn xi Việt Nam nói
chung và văn xi Nam Bộ thế kỉ XXI nói riêng trở nên đa dạng hơn bao giờ



12
hết. Cùng với sự gia tăng những tên tuổi mới và số lượng tác phẩm, văn xuôi
đương đại đã mở ra nhiều hướng tìm tịi trong tiếp nhận hiện thực lẫn thi pháp
thể loại. Sự sáng tạo về phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của các
cây bút đương đại đã tạo nên sự đa sắc màu trong văn học. Ở đó, vừa có cái
chung của thời đại vừa có cái riêng, cái cá biệt của mỗi tác giả trong cảm thụ
cuộc sống, tạo ra lối đi riêng trên con đường sáng tạo nghệ thuật.
Trong quá trình vận động phát triển, văn học Việt Nam đã cắm những cột
mốc quan trong trong từng chặng đường đi qua. Theo đó, văn xi Nam Bộ
cũng hịa chung dịng chảy của văn xi nước nhà. Có thể nói, từ những năm
đầu của thế kỉ XX, văn học Việt Nam nói chung và văn xi Nam Bộ nói riêng
đã hồn thành sứ mệnh của mình khi cả nước bước vào giai đoạn 1945 - 1975,
trong suốt hơn 30 năm toàn dân tộc đã lấy máu xương mình nhuộm thắm quốc
kì thiêng liêng. Thực hiện vai trò của dòng văn học cách mạng, các sáng tác ở
giai đoạn này thường hướng đến những bức tranh hiện thực hoành tráng, các nhà
văn thực hiện sứ mệnh “ghi chép những thành tích chiến cơng, những hành động
tốt đẹp của con người lao động, chiến đấu, tức là cuộc sống mới và con người
mới” [54, tr.39], cảm hứng chủ đạo là ngợi ca, khẳng định. Sau đổi mới, văn học
Việt Nam nói chung văn xi nói riêng đã phản ánh hiện thực với cái nhìn đa
diện, chú trọng bề sâu, khơng cịn sơ lược, đơn chiều như giai đoạn trước. Hàng
loạt các vấn đề xã hội trên nền của “chất liệu cũ” được nói đến dưới một cách
nhìn mới, một chiều hướng mới: về chiến tranh, cuộc sống thời bao cấp, vấn đề
phụ nữ, hôn nhân và gia đình, hạnh phúc riêng tư, số phận cá nhân… ở đó cái
đẹp, cái thiện được đối sánh bên cạnh cái xấu, cái ác. Cái cao cả tồn tại song
song với cái thấp hèn. Cái hài, cái bi, cái nghịch dị, kệch cỡm cũng được đưa
vào tác phẩm. Đến thế kỉ XXI, văn xi lại bắt đầu khốt trên mình một chiếc áo
mới "hợp thời trang" hơn. Ở Nam Bộ, văn xi cũng phát triển theo sự chuyển
mình của một giai đoạn văn học mới. Tuy nhiên, văn hóa vùng miền cùng lối tư
duy nghệ thuật độc đáo đã tạo ra một gương mặt đặc biệt cho văn xuôi Nam Bộ.



13
Thoát ra khỏi lối tư duy sử thi để đến gần hơn với đời tư, thế sự, các nhà văn
Nam Bộ đã đáp ứng được nhu cầu tìm và đọc của đơng đảo độc giả. Ở đó, các
tác giả đã chạm được những góc khuất trong tâm hồn độc giả, những điều họ
khao khát giãi bày trong bao lâu nay.
Như đã biết, thế kỉ XXI là thế kỉ của sự hội nhập, thế kỉ của sự tồn cầu hóa.
Trong văn xuôi Nam Bộ, các nhà văn đã ghi chép lại một cách trung thành hình
ảnh khơng gian tồn cầu và nhân vật toàn cầu trong các sáng tác của họ. Bối
cảnh không gian trong sáng tác của các nhà văn Nam Bộ khơng cịn là sự giới
hạn của làng bộ, quê hương, đất nước. Vượt qua bên kia đường biên giới, các
nhà văn Nam Bộ đã đến với những quốc gia, những vùng trời khác nhau như:
Hongkong, Pháp, Ấn, Ý, Đức… Hầu như các tác giả viết về không gian bên kia
đường biên giới với một sự khám phá và am hiểu rất rõ về vùng đất họ đã đi qua
- đi qua trong thực tế, và đi qua từng trang văn. Họ sử dụng chính sự trải nghiệm
thực tế của mình để xây dựng bối cảnh cho những câu chuyện mà họ đã, đang và
sẽ viết ra. Theo đó, nhân vật trong các sáng tác của họ cũng là những con người
đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Về thế giới nhân vật ngoại quốc này, ta bắt gặp
rất nhiều trong những trang viết của Lê Na, Dương Thụy, Phan Ý Yên,… và đặc
biệt là Trương Anh Quốc. Nhìn chung, các tác giả Nam Bộ đang trên đường làm
quen, tìm hiểu những "người bạn ngoại quốc", nên họ chỉ dừng lại ở sự quan sát
bên ngoài mà chưa đi sâu phân tích diễn biến tâm lí nhân vật như lâu nay văn
học truyền thống vẫn quen làm. Đôi khi, "những nhân vật ngoại quốc trong
truyện ngắn lại quá nhạt nhịa. Có lẽ những nhà văn trẻ người Việt chỉ mới thấy
phong cảnh chứ chưa thể hiểu con người của một xứ sở khác. Hoặc cũng có thể
tác giả chủ ý khơng phân tích cái khác nhau giữa những người khác quốc tịch,
mà ngược lại, họ đi tìm mẫu số chung của con người trong thời đại toàn cầu:
khát vọng sự nghiệp, cảm xúc yêu đương, nỗi cô đơn trong một thế giới nhiều
biến cố,… Họ cô đơn đến nỗi phải vượt khỏi biên giới quốc gia và rào cản ngơn

ngữ văn hóa để tìm nhau, dù đơi khi chỉ là để có cảm giác gắn bó với ai đó trong


14
chốc lát" [59, tr.42]. Trong các sáng tác của các nhà văn Nam Bộ ta dễ dàng
nhận ra nét tương đồng của đơng đảo người viết khi tìm đến nhân vật ngoại quốc
này qua ý kiến đóng góp trên.
Hội nhập, con người có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, văn học
khác nhau, có dịp đi nhiều nơi và đón nhận nhiều điều. Đơi khi, các nhân vật
người Việt vừa thể hiện cái tự tin lẫn tự ti dân tộc một cách trực tiếp hay gián
tiếp. Ngay trong sáng tác của Trương Anh Quốc - tác giả chúng tôi chọn để
nghiên cứu - anh đã thể hiện rất rõ sự tự tin và tự ti dân tộc qua sáng tác của
mình. Ai từng đọc tiểu thuyết Biển, hẳn còn nhớ lúc Đăng kiểm xuống tàu. Nhận
ra đăng kiểm là người Việt, người kể chuyện đã rất vui và tự tin muốn cho đồng
nghiệp của mình biết rằng người Việt có tinh thần đồn kết cao đến thế nào. Tự
tin về sự đoàn kết của người Việt bao nhiêu, người kể lại cảm thấy xấu hổ bấy
nhiêu khi tên đăng kiểm nhỏ thó kia cứ vạch lá tìm sâu, hết soi ngõ này lại xét
ngách kia để bắt bẻ thuyền Việt Nam. Quay về với sự tự ti, xấu hổ, người kể
chuyện chỉ biết cười gượng với câu nói "năm ngón tay cịn có ngón ngắn ngón
dài. Anh ta chỉ là người gốc Việt, anh ta sang Singapore sống từ bé kia mà"
[48, tr.119].
Gương mặt văn xuôi Nam Bộ sáng rõ hơn nhờ thế hệ nhà văn đa tài, trẻ tuổi.
Một số nhà văn trẻ có vốn kiến thức đáng kể về văn học và xây dựng tác phẩm
của mình trên nền tảng tri thức đó chứ khơng chỉ đơn thuần rút từ chất liệu cảm
xúc cá nhân và trải nghiệm thực tế. Họ trích dẫn những nhà văn nổi tiếng như
Dostoievki, Kafka, Hemingway… Nhiều tác giả còn ra sức tìm tịi những
phương thức thể hiện mới cho tác phẩm của mình. Đặc biệt là hình thức tồn tại
của tác phẩm: Trương Anh Quốc với sự tổng hợp nhiều truyện ngắn để ra đời
một cuốn tiểu thuyết, Vũ Đình Giang viết tiểu thuyết dưới hình thức nhật kí…
Trong các sáng tác của các nhà văn Nam Bộ, đặc biệt là lớp nhà văn trẻ tuổi, họ

đã chọn cho mình cách tổ chức câu văn vô cùng độc đáo và mới lạ. Câu đơn với
những động từ mạnh dần trở thành phương tiện cần thiết để nhà văn bộc lộ thế


15
giới nghệ thuật của mình. Theo đó, kết cấu của một văn bản cũng được rút ngắn
dần. Tiểu thuyết không cịn là điểm sáng của văn xi Nam Bộ thế kỉ XXI, thay
vào đó là tản văn và truyện ngắn lên ngôi. Trong số những truyện ngắn ra đời
giai đoạn này, có khơng ít tác phẩm viết dưới dạng đan xen thể loại như truyện
ngắn kịch hóa, truyện ngắn tiểu thuyết hóa… Với những tác phẩm này dù ít hay
nhiều cũng lưu lại dấu ấn trong lòng bạn đọc. Tuy nhiên với mỗi truyện ngắn,
truyên cực ngắn hay tản văn của văn xi Nam Bộ thế kỉ XXI, vì dung lượng rất
ngắn, thường chỉ vài trang, hay một trang, ghi chép lại những mảnh vụn cảm xúc
đôi khi quá vụn nên khó để lại ấn tượng trong lịng độc giả.
Đội ngũ nhà văn cũng là một trong những điểm quan trọng làm nên diện mạo
của văn xuôi Nam Bộ thế kỉ XXI. Ở Nam Bộ, đội ngũ nhà văn được chia ra hai
bộ phận rõ ràng: bộ phận nhà văn được đào tạo hoặc trưởng thành trong các
cuộc thi uy tín; bộ phận nhà văn thành cơng trong sự đón nhận của đông đảo bạn
đọc. Dù trưởng thành trong điều kiện như thế nào thì các cây bút này cũng đã
làm trịn vai trị và sứ mệnh của mình. Nếu các nhà văn "chính thống" thuộc
dịng "nghệ thuật" cố gắng đi tìm một thế giới nghệ thuật phong phú, sống động
để mở ra một chân trời bao la với không gian mới, cảm xúc lạ, lắng sâu, thấm
thía trong lịng người đọc thì các nhà văn "giải trí" lại có một sứ mệnh không
kém phần quan trọng trong việc khắc chạm gương mặt văn xuôi Nam Bộ. Giai
đoạn đầu, nhiều nhà văn, nhiều nhà nghiên cứu phải đau đầu vì sự lên ngơi của
dịng văn học thị trường này, nhưng khơng thể phủ nhận rằng, càng chê bai,
càng kì thị văn học thị trường chỉ khiến cho văn chương có giá trị nghệ thuật
càng trở nên cô đơn, lẻ loi hơn mà thôi. Bởi, ngay khi xuất hiện bộ phận văn học
thị trường này đã đáp ứng được nhu cầu của đơng đảo độc giả. Với dịng văn
học thị trường, độc giả tìm thấy mình, thấy những buồn vui, đau khổ, ước mơ

của mình ở trong đó, và đặc biệt nó khơng q khó hiểu, khơng q nặng đầu
mỗi khi gấp sách lại. Đôi khi người đọc cùng vui, cùng khóc với nhân vật này


16
nhưng khi đến với nhân vật khác dáng dấp của nhân vật đi trước khơng cịn là gì
trong xúc cảm của họ.
1.2.2. Văn xuôi Trương Anh Quốc trong đời sống văn xi Nam Bộ
Nhìn vào "mạch chung" của tiến trình văn học Việt Nam đương đại, chúng
ta có thể nhận thấy tính phong phú, phức tạp của thi pháp tự sự trong tất cả các
thể loại của nó: vừa như là định hình vừa như là ln vận động biến đổi. Đặc
biệt là tư duy nghệ thuật, thế giới nhân vật, điểm nhìn và giọng điệu nghệ
thuật…. Tất cả đã tạo nên sự tươi trẻ, mới mẻ của văn xuôi đương đại Việt
Nam. Nhìn khái quát, những chuyển động phong phú và đa dạng đó khơng đơn
thuần là vấn đề nghệ thuật sáng tác mà nó liên quan chặt chẽ đến những
nguyên tắc xây dựng hình tượng nhân vật và thế giới nhân vật của tác phẩm.
Có thể khẳng định đổi mới và thành công của văn học đương đại cịn nhiều
hơn thế, nhưng trong bài viết này chúng tơi chỉ đưa ra những nét nổi cộm nhất
để thấy được sự nhập cuộc của nhà văn Trương Anh Quốc trước dòng chảy của
văn học, nghệ thuật đương đại. Duyên muộn với văn chương nhưng tác giả tỏ ra
rất có duyên với lĩnh vực này. Ngay khi xuất hiện anh đã nhanh chóng tạo tiếng
vang và đặt dấu ấn trong lịng người đọc. Dù Biển hay Sóng biển rì rào…thì văn
chương Trương Anh Quốc vẫn có những nét chung và riêng so với nhiều người
viết văn cùng thời.
Vẫn cảm hứng thế sự, vẫn sự sáng tạo trong ngôn từ, giọng điệu, điểm nhìn,
ngơi kể… nhưng trong sáng tác của mình, Trương Anh Quốc đã chọn cho mình
một dịng chảy riêng để đi vào lòng bạn đọc. Nét riêng của Trương Anh Quốc
trước hết là ở đề tài. Như đã biết một nhà văn dù tài giỏi đến đâu cũng khu biệt
cho mình một mảng đề tài chính trong các sáng tác của mình. Thành cơng ở
mảng đề tài này sẽ tạo nên tiếng vang và tên tuổi của tác giả. Đôi khi nhắc đến

tác giả này người ta sẽ chỉ nghĩ về mảng đề tài là thế mạnh của anh ta mà thơi.
Để thử sức mình và tìm ra mảng đề tài thích hợp, nhà văn phải viết nhiều, thử
bút ở nhiều thể loại và va chạm với nhiều đề tài. Trương Anh Quốc cũng thế,


17
thử sức ở nhiều mảng đề tài khác nhau nhưng anh đã định hướng cho nghiệp văn
của mình với đề tài về biển. Chiếm hơn 70% trong các sáng tác của mình, biển
quả là đề tài, là hình tượng nghệ thuật độc đáo và cũng là thế mạnh của nhà văn
khi cầm bút. Hơn thế nữa, trước những vấn đề nóng bỏng về Biển Đơng hiện
nay thì đề tài Biển của Trương Anh Quốc quả là một điểm sáng trong dịng chảy
văn xi Việt Nam đương đại.
Vẫn viết về những chuyện đời, chuyện người nhưng điểm nhấn trong các sáng
tác của Trương Anh Quốc là tác giả đặt nhân vật của mình ở một khơng gian đặc
biệt hơn - Biển. Khơng gian rất rộng nhưng cũng rất hẹp, ở đó anh để nhân vật
của mình tự mình bóc trần những cái cịn là "thói", "tật" của bản thân. Những
câu chuyện rất đời, rất "tục" được chảy ra từ một không gian nghệ thuật đặc biệt
như vậy nên nó chân xác hơn, rõ ràng hơn chính vì thế, nhân vật của anh ngang
nhiên bước ra văn đàn Việt Nam không lẫn lộn vào đâu, không thua kém một ai.
Chọn đề tài biển, viết về biển khi đã có điều kiện đi, sống và gắn bó, quả thật
Trương Anh Quốc đã đem đến cho chúng ta một bức tranh, một cảm nhận hoàn
toàn mới về mảng đề tài tưởng chừng quen thuộc này.
Trong giai đoạn này, vấn đề tính dục nổi lên như là một hiện tượng của văn
xuôi đương đại. Nhiều tác giả đã cố tình mượn yếu tố này để "lơi kéo" người
đọc tìm về với trang văn của mình. Khơng khó khăn để bạn đọc có thể tìm đọc
một cuốn tiểu thuyết hàng trăm trang mà nội dung, ngôn từ "đậm đặc" chất tình,
chất sex. Yếu tố gợi cảm, gợi tình cũng được Trương Anh Quốc khai thác, sử
dụng trong văn bản của mình nhưng khơng q lạm dụng, sỗ sàng. Trong nhiều
văn bản, sex chỉ được nhắc đến khi cần thiết và đơi khi nó bị bỏ ngõ ngay khi
sắp diễn ra một cao trào. Trong Tàu neo trên sông, sự "va chạm" của cô gái áo

hoa cà với thủy thủ như một tín hiệu gợi tình đã được bật đèn xanh khi chiếc cúc
áo của cô đã bung ra tự lúc nào, để lộ bộ ngực căng đầy, bản thân thủy thủ cũng
thấy trong người nóng ran, máu chảy dồn về phía dưới cứng ngắc. Mọi thứ như
đã sẵn sàng cho cuộc "chiến đấu" lại bị cắt ngang bởi tiếng quát của chú Năm,


18
để rồi cuối cùng, thủy thủ vẫn tiếp tục viết thư cho người yêu trong khi cô gái đã
ngủ say tự lúc nào. Hay, trong Nụ cười bí ẩn, Thăm chồng,… tác giả tỏ ra khá
tinh nghịch khi đặt nhân vật của mình vào tình thế khơng thể chối từ rồi bỗng
nhiên buộc họ phải chấp nhận "thất bại" trước giờ ra trận. Ngoài ra, khi vào
cuộc, lâm trận hăng say như cuộc tình vụng trộm giữa Vân và Vũ trong Chuyện
của Ia, hay Thuyền trưởng và vợ của Máy trưởng trong Dị nhân, Thắng, thắm
trong Mưa bên cửa sổ… giọng điệu của Trương Anh Quốc vẫn rất nghiêm túc
trong điểm nhìn và trung thành với ý đồ nghệ thuật của mình. Khơng lệch lạc,
khơng tạo xì-căng-đan cho nhân vật, không lạm dụng yếu tố sex để gây sức hút
cho trang viết, Trương Anh Quốc đã vững vàng đứng trên lập trường, bản lĩnh
của mình để xây dựng nhân vật và thế giới nghệ thuật của riêng mình.
Vẫn sử dụng thủ pháp phá vỡ tính thuần khiết ngơn ngữ Việt bằng cách viết
chêm xen tiếng nước ngoài nhưng Trương Anh Quốc ý thức rất rõ về giá trị và
sự cần thiết khi sử dụng thủ pháp này. Có thể nhận thấy đối tượng nhân vật chủ
yếu sử dụng tiếng nước ngoài trong tác phẩm của Trương Anh Quốc là thủy thủ.
Họ thường trò chuyện, trao đổi với nhau và chêm xen vào một số từ, thuật ngữ
hàng hải bằng tiếng Anh để tránh sự diễn đạt dài dòng. Trong sáng tác của anh,
ngồi thủy thủ vẫn có những nhân vật gắn liền với đất, với bờ nhưng ở họ, tuyệt
nhiên khơng có sự chêm xen tiếng nước ngồi một cách bừa bãi, kệch cỡm mà
họ đúng là những người dân "thuần Việt".
Hịa vào mạch cảm hứng của văn xi đương đại, tư duy nghệ thuật
củaTrương Anh Quốc sớm định hình theo một hướng riêng, khơng hịa vào ai,
khơng giống bất cứ một nhà văn nào thậm chí khơng lập lại chính mình trong

từng tác phẩm. Trương Anh Quốc xứng đáng là một cây bút tiêu biểu góp phần
tạo nên sắc thái, hình hài và bộ mặt của văn học Việt Nam giai đoạn đổi mới
này.


19
1.3. Thế giới nghệ thuật và văn xuôi Trương Anh Quốc
1.3.1. Khái lược về thế giới nghệ thuật
Đã có rất nhiều những bài nghiên cứu đề cập tới vấn đề "thế giới nghệ thuật"
như Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn của Nguyễn Đăng Mạnh,
Những thế giới nghệ thuật thơ của Trần Đình Sử… đã mở ra một hướng đi mới
cho việc nghiên cứu giá trị của một tác phẩm hay nét đặc sắc của một nhà thơ,
nhà văn. Nội hàm khái niệm "Thế giới nghệ thuật" cũng được nhiều người
nghiên cứu luận giải theo những cách khác nhau.
Trong luận văn Thạc sĩ "Thế giới nghệ thuật thơ Đồn Thị Lam Luyến", Ngơ
Thị Thanh Huyền có trích dẫn từ luận án Tiến sĩ của Nguyễn Nghĩa Trọng: "Thế
giới nghệ thuật bao gồm hiện thực - đối tượng khách quan của nhận thức nghệ
thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn hay chủ thể nhận thức nghệ thuật. Theo đó,
thế giới nghệ thuật là phương tiện chứa đựng sự phản ánh hiện thực, tư tưởng,
tình cảm của nhà văn. Đồng thời, thế giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai được
người nghệ sĩ tạo dựng trong đó chứa đựng hiện thực và quan niệm về hiện
thực, tự nhiên và con người… là thế giới sinh động và đa dạng vô cùng, mỗi nhà
văn, mỗi trào lưu văn học, mỗi dân tộc, mỗi thời kì lịch sử để có thế giới nghệ
thuật riêng của mình".
Theo nhóm tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi thì: "Thế
giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật (một tác
phẩm, một loại hình tác phẩm, một tác giả, một trào lưu). Sáng tác nghệ thuật là
một thế giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc riêng của nghệ thuật. Thế giới
nghệ thuật có thời gian khơng gian riêng, có quy luật tâm lí thang bậc giá trị
riêng trong việc phản ánh thế giới. Mỗi thế giới ứng với một cách cắt nghĩa về

thế giới" [17, tr.302,303].
Như vậy, thế giới nghệ thuật là một khái niệm rộng được hiểu theo nhiều cấp
độ khác nhau. Tuy còn dừng lại ở mức độ khái quát, song những quan niệm trên


×