Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

Motif điềm báo và mộng báo trong truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số ở tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 256 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phùng Thị Đan Thanh

MOTIF ĐIỀM BÁO VÀ MỘNG BÁO
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TÂY NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phùng Thị Đan Thanh

MOTIF ĐIỀM BÁO VÀ MỘNG BÁO
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỔ
Ở TÂY NGUYÊN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ QUỐC HÙNG



Thành phố Hồ Chí Minh – 2012


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Thầy hướng dẫn, TS Hồ Quốc Hùng;
Các thầy cô tổ Văn học Việt Nam;
Thư viện trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh
Phịng Sau đại học trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh;
Gia đình và bạn bè
đã tận tình góp ý, giúp đỡ để tơi hồn thành luận văn này.
TPHCM, ngày 26 tháng 4 năm 2012
Người viết luận văn

Phùng Thị Đan Thanh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................
MỤC LỤC ...........................................................................................
MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ DIỆN MẠO VÙNG VĂN HOÁ TÂY
NGUYÊN ........................................................................................ 10
1.1 Một số đặc điểm về tự nhiên và dân cư ..............................................................10
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên .....................................................................................10
1.1.2 Đặc điểm dân cư .......................................................................................11
1.2 Tổ chức xã hội ....................................................................................................13
1.3 Lối sống ..............................................................................................................16
1.4 Đời sống tâm linh ...............................................................................................18


CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI MOTIF ĐIỀM BÁO, MỘNG BÁO VÀ
CẤU TẠO CỦA MOTIF ĐIỀM BÁO, MỘNG BÁO .................... 25
2.1 Những vấn đề chung ...........................................................................................25
2.1.1 Về thuật ngữ motif.....................................................................................25
2.1.2 Về vấn đề điềm báo, mộng báo .................................................................25
2.2 Tình hình tư liệu .................................................................................................31
2.3 Khảo sát motif điềm báo và mộng báo ...............................................................33
2.3.1 Về motif điềm báo .....................................................................................33
2.3.2 Về motif mộng báo ....................................................................................41
2.4 Kiểu nhân vật báo mộng .....................................................................................49
2.4.1 Thần linh ...................................................................................................49
2.4.2 Ông già .....................................................................................................53
2.4.3 Linh hồn người chết ..................................................................................54
2.4.4 Vật thiêng ..................................................................................................55
2.5 Kiểu nhân vật nhận được điềm báo hoặc mộng báo ..........................................57
2.5.1 Nhân vật mồ côi ........................................................................................57
2.5.2 Nhân vật chàng ngốc ................................................................................60
2.5.3 Nhân vật dũng sĩ .......................................................................................61
2.5.4 Nhân vật người mẹ ....................................................................................62
2.5.5 Nhân vật người nhà giàu ..........................................................................63
2.6 Một vài so sánh với truyện cổ tích của người Việt .............................................65
2.6.1 Về kiểu điềm báo, mộng báo .....................................................................65
2.6.2 Về kiểu nhân vật báo mộng .......................................................................67
2.6.3 Về kiểu nhân vật nhận mộng báo ..............................................................72


CHƯƠNG 3: VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA MOTIF ĐIỀM BÁO
VÀ MỘNG BÁO TRONG CỐT TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA CÁC
DÂN TỘC THIỂU SỔ Ở TÂY NGUYÊN ..................................... 77

3.1 Mối quan hệ giữa type và motif trong truyện cổ tích .........................................77
3.2 Các type truyện có motif điềm báo, mộng báo ...................................................77
3.2.1 Type truyện về nhân vật mồ côi ................................................................78
3.2.2 Type truyện về mồ côi và con vật thần kỳ .................................................82
3.2.3 Type truyện về nhân vật nghèo khổ ..........................................................84
3.2.4 Type truyện về nhân vật mang lốt .............................................................85
3.2.5 Type truyện về người ngốc nghếch, lười biếng ........................................89
3.2.6 Type truyện về nhân vật dũng sĩ ...............................................................90
3.2.7 Type truyện người kết hôn với thần tiên ...................................................94
3.3 Vai trò của motif điềm báo và mộng báo trong cốt truyện cổ tích của các dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên .........................................................................................95
3.4 Chức năng của motif điềm báo và mộng báo trong truyện cổ tích của các dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên .........................................................................................98
3.4.1 Sự tiên tri ..................................................................................................98
3.4.2 Sự trợ giúp ..............................................................................................100
3.4.3 Sự cảnh báo ............................................................................................102
3.5 Một vài so sánh với truyện cổ tích của người Việt ...........................................103
3.5.1 Về type truyện cổ tích có motif điềm báo, mộng báo ..............................103
3.5.2 Về vai trò, chức năng của motif điềm báo và mộng báo trong cốt truyện
cổ tích ...............................................................................................................106

KẾT LUẬN ................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 113


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Điềm báo và mộng báo là một trong những biểu hiện thế giới quan của
người xưa. Nó để lại dấu ấn trong nhiều lĩnh vực sinh hoạt trong đó có văn học dân
gian. Đối với thể loại cổ tích, nó cịn mang đặc điểm tư duy, đặc điểm văn hoá của

mỗi một dân tộc sáng tạo nên nó. Chính vì vậy, motif điềm báo và mộng báo trong
truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ngoài những đặc điểm giống
với motif điềm báo và mộng báo trong truyện cổ tích của người Việt cũng như của
các dân tộc trên thế giới cũng sẽ có những điểm khác biệt do điều kiện xã hội, đời
sống văn hoá, tâm linh, …của những tộc người bản địa nơi đây. Trên góc độ khác,
chính kiểu tư duy này, thông qua motif điềm báo và mộng báo, nó góp phần tạo nên
đặc trưng thể loại.
Vì thế, luận văn chọn đề tài nghiên cứu là “Motif điềm báo và mộng báo
trong truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên”. Qua đó thấy được
motif điềm báo và mộng báo thường xuất hiện trong truyện cổ tích của các dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên. Đồng thời, luận văn nhằm chỉ ra sự gắn bó giữa đời sống
tâm linh, nguồn gốc dân tộc học với motif điềm báo và mộng báo nói riêng cũng
như cách phản ánh đời sống, tư duy trong truyện cổ tích nói chung của các dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên.
Qua thao tác so sánh motif điềm báo và mộng báo trong truyện cổ tích của
các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên với của người Việt, chúng ta có thể thấy những
điểm tương đồng và dị biệt, từ đó nhấn mạnh những đặc trưng của motif này trong
truyện cổ tích các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
a/ Về vấn đề điềm báo, mộng báo trong đời sống tinh thần của các dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên
Vấn đề điềm báo và mộng báo trong đời sống tâm linh của các dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến trong các công


trình nghiên cứu về con người, xã hội, văn hóa Tây Nguyên. Điềm báo, mộng báo
được coi là một trong những hiện tượng đặc trưng trong đời sống tinh thần của
những cư dân bản địa Tây Nguyên.
Đầu thế kỷ XX, các nhà dân tộc học của Pháp như: Georges Condominas,
Henri Maitre, Jacques Dournes,... đã tiến hành hành trình khảo sát xã hội Tây

Nguyên. Họ đến và cùng chung sống để tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc sống, văn hóa
của những con người nơi đây. “Miền đất huyền ảo” và “Rừng, đàn bà, điên loạn”
là hai cơng trình nổi bật của Jacques Dournes. “Miền đất huyền ảo” là một cơng
trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí Pháp - Á năm 1950 với nhan đề “Các dân
tộc miền núi Nam Đông Dương” (Les populations montagnardes du Sud
Indochinois). Cuốn sách đã làm bật lên chân dung từng dân tộc, trong đó tác giả đã
trình bày những điều mắt thấy tai nghe hay ghi qua lời kể của những cha cố, già
làng… Phần phụ lục của tác phẩm trình bày thêm các đề tài như: Linh hồn và các
giấc mộng, Soan, hồn, Các giấc mơ, Các hình ảnh khác nhau của soan, Hình ảnh
quả cây, Hình ảnh thú vật, Hình ảnh và ký hiệu, Trị chơi hình ảnh, Ám ảnh của
bóng đêm, Truyền thuyết về Gliu-Glah. Ở đây, nhà nghiên cứu đã trình bày về
những câu chuyện thần báo mộng được trực tiếp nghe kể lại từ những người được
nhận mộng báo này. Dournes đã nhấn mạnh vai trò của giấc mơ trong đời sống hàng
ngày của các tộc người Tây Nguyên, nó chi phối, quyết định mọi hành động của cá
nhân, cộng đồng.
Ngơ Đức Thịnh, trong một số cơng trình nghiên cứu như “Văn hoá vùng và
phân vùng văn hoá ở Việt Nam” xuất bản năm 1993, “Những mảng màu văn hoá
Tây Nguyên” xuất bản năm 2007, khi đề cập đến văn hố Tây Ngun, đã nhận xét:
“trong hồn cảnh con người còn bất lực trước tự nhiên và xã hội nên cái tốt, điều
xấu đều trông mong, tin cậy và các điềm và báo mộng, làm cho hiện tượng điềm
báo trở thành hiện tượng phổ biến thâm nhập vào toàn bộ đời sống kinh tế, xã hội
và văn hoá của con người. Đây cũng là sự ngự trị khá đậm nét của tư duy nguyên
thuỷ” [37, tr.269]. Và ông chỉ ra rằng, trình độ tư duy thần bí và điềm mộng đã ảnh
hưởng nhiều tới các sắc thái và đặc trưng văn hoá các dân tộc Tây Nguyên.


Nguyễn Tấn Đắc trong cuốn sách “Văn hóa, xã hội và con người Tây
Nguyên” xuất bản năm 2005 nghiên cứu về vùng đất, con người, văn hoá Tây
Nguyên đã đề cập đến sự tồn tại của giấc mơ và điềm triệu trong đời sống của người
dân nơi đây như là hai trong hệ thống tín hiệu mang tính thơng báo, bên cạnh những

tín hiệu khác như: bói điềm, phép thử, kiêng cữ, … Ơng cho rằng, sở dĩ có hệ thống
những tín hiệu mang tính thơng báo như trên bởi theo nguyên tắc tín ngưỡng thần ý
của con người nơi đây, tất cả hành động, việc làm đều phải cầu xin và làm theo ý
thần linh. Do đó, con người phải tìm cách nhận biết thái độ, ý muốn của thần linh
qua giấc mơ, điềm triệu, bói điềm,…
Theo Nguyễn Tấn Đắc, giấc mơ được họ (người Tây Nguyên) cảm nhận
như một tín hiệu mang tính thơng báo để quyết định hành động. trong thời đại tiền
khoa học, giấc mơ được xem là hoạt động của linh hồn. […] Người ta chỉ xem giấc
mơ là cách thế giới siêu linh mách bảo cho con người biết trước việc mình định làm
là tốt hay xấu, nên hay không nên. Gần như là một quy tắc chỉ đạo hành động trước
khi định đoạt một việc gì, từ mua ché, mua chiêng, đến cưới xin, làm rẫy, dời
làng,… người ta đều phải chờ sự mách bảo của thế giới siêu linh qua giấc mơ. Đối
với họ, giấc mơ là một căn cứ có tính chất quyết định để định đoạt hành động. Việc
tin vào giấc mơ là một hiện tượng phổ biến của nhân loại, nhưng ở Tây Nguyên,
giấc mơ còn giữ vai trò quyết định cho hành động. [50, tr.113]
Cũng theo nhà nghiên cứu, điềm triệu khác với giấc mơ. Ơng nói rằng điềm
triệu là những hiện tượng trong thiên nhiên hoặc xã hội con người gặp khi sắp hành
động, được xem như là những tín hiệu mang tính dự báo cho kết quả của việc làm.
Điềm triệu không hẳn là sự mách bảo trực tiếp của thần linh, nhưng thế giới cây cối,
chim mng đều cịn mang đầy thần tính nên điềm triệu vẫn là một biểu hiện của
thần ý làm căn cứ cho hành động. Điềm triệu cũng là một hiện tượng phổ biến của
nhân loại, còn tồn tại trong cả những xã hội có nền văn minh cao. Ở Tây Nguyên,
người ta vẫn rất coi trọng điềm triệu.
b/ Về motif điềm báo, mộng báo trong truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên


Motif điềm báo, mộng báo, đôi khi được gọi chung là motif điềm mộng
được các nhà nghiên cứu nhắc đến qua các cơng trình nghiên cứu chung về văn học
dân gian hay truyện cổ dân gian của từng dân tộc thiểu số đã được đề cập đến ở các

cơng trình:
- Luận án tiến sĩ của Lê Hồng Phong với đề tài “Đặc điểm truyện cổ Mạ K’Ho ở Lâm Đồng” năm 2003.
- Văn học dân gian Ê Đê, M Nông do Trương Bi chủ biên xuất bản năm
2007.
Lê Hồng Phong trong luận án của mình đã dành chương 2 để nghiên cứu
truyện cổ tích Mạ - K’Ho. Trong đó, khi khảo sát cổ tích về nhân vật mồ cơi, tác giả
đã nhắc đến motif thần báo mộng trong tiểu mục “Vai trò của yếu tố thần kỳ”.
Người viết đã chỉ ra rằng yếu tố thần kỳ (hay cái thần kỳ) là một đặc điểm nội dung
– nghệ thuật quan trọng của truyện cổ tích về nhân vật mồ cơi của dân tộc Mạ và
K’Ho. Lê Hồng Phong đã phân chia và xác định tên gọi nhiều motif khác nhau như:
thần báo mộng, sự biến hóa, ăn uống – sinh con,… trong đó nhiều nhất là motif thần
báo mộng: xuất hiện 83 lần trên tổng số 116 truyện mà người viết đã khảo sát. Lê
Hồng Phong đã giải thích sự xuất hiện với tần số rất lớn của motif thần báo mộng là
do tín ngưỡng bản địa về Yang. Ý niệm về yang rất rộng, yang có thể là thần sống ở
các bon riêng, có sức mạnh hơn người và thấu hiểu nỗi thống khổ của người mồ côi.
Và để giúp đỡ, yang khơng chỉ trực tiếp xuất hiện mà cịn xuất hiện trong giấc mơ
để khuyên nhủ nhân vật. Từ đó, tác giả cũng nhấn mạnh sự tồn tại thật sự của vai
trò của giấc mơ và niềm tin vào sự báo mộng trong tín ngưỡng dân gian dù là dân
gian nguyên thuỷ hay là dân gian hiện đại. Tác giả xem các motif thần kỳ: thần báo
mộng, hôn nhân thần kỳ, về trời, phép thiêng, cấm kỵ,… là sự thể hiện của tín
ngưỡng nguyên thuỷ trong truyện cổ tích Mạ - K’Ho.
Trong cuốn sách “Văn học dân gian Ê Đê – Mơ Nông”, khi nghiên cứu
truyện về số phận các nhân vật có địa vị thấp kém trong gia đình và xã hội, tác giả
đi đến một số kết luận về nội dung và nghệ thuật, trong đó có nhắc đến motif giấc
mơ (gặp được thần linh trong giấc mơ) bên cạnh những motif thường thấy như:


motif về các vị thần, con vật, nhân vật bảo hộ, cưu mang,…. như là một trong
những nghệ thuật xây dựng truyện dân gian.
Có thể thấy, các tác giả chỉ nêu tên hoặc thống kê tần số xuất hiện của motif

này đồng thời với các motif khác có trong truyện cổ của dân tộc thiểu số được khảo
sát mà chưa đi sâu phân tích, lí giải. Như vậy, motif điềm báo và mộng báo chưa
được đặt thành một vấn đề nghiên cứu riêng biệt.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a/ Về vấn đề thể loại
Truyện cổ tích và truyện cổ dân gian tuy có những nét nghĩa giống nhau
nhưng là hai khái niệm khác nhau. Truyện cổ dân gian (thường gọi tắt là truyện cổ)
là một khái niệm có ý nghĩa khái quát, nó bao gồm hết thảy các loại truyện do quần
chúng vô danh sáng tác và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trong khi đó,
truyện cổ tích là một thể loại của bộ phận truyện cổ dân gian, của văn học dân gian.
Do đó, khi khảo sát các văn bản trong các truyện cổ các dân tộc thiểu số, người viết
dựa trên những đặc điểm phân biệt giữa thể loại truyện cổ tích với thể loại thần
thoại, truyền thuyết để xác định rõ những văn bản nào là đối tượng nghiên cứu của
luận văn. Đồng thời, đối với truyện cổ của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, có
một ranh giới mong manh, sự giao thoa giữa thần thoại, truyện cổ tích và truyền
thuyết. Do đó, sự phân loại truyện cổ tích của các dân tộc thiểu chỉ có tính chất
tương đối
b/ Tư liệu để khảo sát là truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
Mỗi vùng văn hoá bao gồm nhiều tộc người. Ở Tây Nguyên, hiện nay có
khá nhiều dân tộc sinh sống: người Việt (dân tộc Kinh), các dân tộc thiểu số bản địa
như: Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông, Gia Rai, Cơ Ho, Chu Ru, Xê Đăng,…. Vì vậy, luận
văn xác định đối tượng nghiên cứu chính là truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số,
cụ thể hơn là truyện cổ tích của các tộc người bản địa ở Tây Nguyên chứ không
phải là truyện cổ tích của tất các dân tộc thiểu số đang hiện diện ở vùng đất Tây
Ngun vì có một số tộc người vừa mới di cư trong thời gian gần đây. Trong luận


văn, truyện cổ tích của người Việt cũng được khảo sát nhằm so sánh với truyện cổ
tích của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên để rút ra những điểm tương đồng và
khác biệt trong cách xây dựng cốt truyện và tư duy truyện cổ tích. Từ đó có thể thấy

được rõ hơn đặc trưng của truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Với đề tài luận văn như trên, người viết chọn khảo sát các truyện cổ tích
thuộc các tập truyện cổ đã được sưu tầm và xuất bản từ trước đến nay của các dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Người viết đã chọn ra được 61 truyện cổ tích của các
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có motif điềm báo và mộng báo từ các nguồn tài
liệu:
- Truyện cổ Ba-na: Tây Nguyên, Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Nxb Văn học
1965: kí hiệu TC I
- Truyện cổ Chu ru, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Touch Nai Canh, Phan Xuân Viện,
Nxb Văn nghệ 2007: kí hiệu TC II
- Truyện cổ Cơ Ho, Tạ Văn Thơng, Võ Quang Nhơn, Nxb Văn hóa 1984: kí hiệu
TC III
- Truyện cổ Ê Đê, Y Điêng, Hoàng Thao, Nxb Văn hóa dân tộc 1988: kí hiệu TC
IV
- Truyện cổ Gia Lai – Kon Tum, tập 1, Sở Văn hóa và Thơng tin Gia Lai – Kon
Tum 1986: kí hiệu TC V
- Truyện cổ Mạ, Tạ Văn Thông, Nxb Văn hóa 1986: kí hiệu TC VI
- Truyện cổ M’Nơng, tập 1, Y Thi, Nxb Văn hóa 1984: kí hiệu TC VII
- Truyện cổ các dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên, tập 1, Đặng Nghiêm Vạn,
Đặng Văn Lung, Tăng Kim Ngân (tuyển chọn), Nxb Văn học: kí hiệu TC VIII
- Truyện cổ Tây Nguyên : kí hiệu TC IX
- Truyện cổ Xê Đăng, Ngơ Vĩnh Bình biên soạn, Nxb Văn hóa 1981: kí hiệu TC X
- Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số, tập 14, 15, 16, Viện khoa học xã
hội Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội 2009: kí hiệu lần lượt là TT I.


- Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 2: truyện dân gian, Đặng
Nghiêm Vạn (chủ biên): kí hiệu TT II
Mặt khác, để có thể tiến hành so sánh motif điềm báo và mộng báo trong
truyện cố tích của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên với các motif này trong truyện

cổ tích của người Việt, người viết cũng chọn khảo sát các truyện cổ tích của dân tộc
Việt trong các cơng trình:
− Viện khoa học xã hội Việt Nam 2004, Tổng tập Văn học dân gian người
Việt, tập 6, Nxb Khoa học xã hội: kí hiệu lần lượt là TT III.
− Nguyễn Đổng Chi 2000, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1 và 2, in
lần thứ tám, Nxb Giáo dục: kí hiệu lần lượt là TT IV.
d/ Motif mà luận văn chọn nghiên cứu là motif điềm báo và mộng báo
Trong truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, motif điềm
báo, mộng báo là những motif xuất hiện thưởng xuyên bên cạnh các motif phổ biến
khác của truyện cổ tích. Luận văn chọn nghiên cứu motif điềm báo, mộng báo, cấu
tạo, dạng thức của chúng và đặt chúng trong mối quan hệ với những chi tiết, motif
có trong cốt truyện cổ tích.
Về vấn đề lí thuyết của thuật ngữ “motif”, điềm báo, mộng báo, luận văn sẽ
dành một phần trong chương chính để trình bày cụ thể hơn.
4.

Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp nghiên cứu theo motif: luận văn xem điềm báo, mộng báo là

những motif trong thành phần cốt truyện cổ tích, nghiên cứu cấu tạo, vai trị, chức
năng của nó đối với diễn biến cốt truyện.
-

Phương pháp mơ hình hố: từ nội dung của các truyện cổ tích được khảo sát,

người viết sẽ lập mơ hình chung nhất cho từng nhóm truyện cỏ cốt truyện, kết cấu
tương đồng. Từ những mơ hình này, chúng ta có thể thấy được nội dung, vai trò,

chức năng của motif điềm báo, mộng báo trong cốt truyện cổ tích.
-

Phương pháp loại hình học: “Loại hình học trong khoa văn học dân gian là

phương pháp nhận thức các hiện tượng và tác phẩm văn học dân gian thông qua


việc khám phá các yếu tố cấu thành cũng như quá trình, những mối liên hệ biện
chứng giữa chúng trong sự vận động của thời gian và không gian” [63, tr.196].
Luận văn áp dụng phương pháp trên nhằm đặt motif điềm báo và mộng báo trong
mối liên quan với diễn biến cốt truyện, với các motif khác có trong truyện cổ tích
được khảo sát, từ đó thấy được chức năng của motif điềm báo, mộng báo trong kết
cấu cốt truyện cổ tích.
-

Phương pháp thống kê: đây là phương pháp thơng qua những con số để khẳng

định, chứng minh cho một kết luận, một quan điểm mà bài nghiên cứu đưa ra.
-

Phương pháp phân loại: là phương pháp nhóm những đối tượng có chung

những đặc điểm thành từng nhóm riêng. Người viết dùng phương pháp phân loại để
phân chia motif điềm báo và motif mộng báo thành những nhóm dựa trên những cơ
sở nhất định.
-

Phương pháp so sánh: là phương pháp nhằm chỉ ra những tương đồng và khác


biệt giữa hai nhóm, hai đối tượng nào đó. Luận văn dùng phương pháp so sánh để
đưa ra một vài nhận xét so sánh về những tương đồng và dị biệt trong motif điềm
báo và mộng báo giữa truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và
truyện cổ tích của người Việt.
-

Phương pháp dân tộc học: là phương pháp đắc dụng trong nghiên cứu văn học

dân gian. Propp từng khẳng định “tách ra khỏi dân tộc học thì khơng thể nghiên cứu
folklore một cách duy vật được”. Luận văn sử dụng phương pháp dân tộc học như
một cách để có thể lí giải một phần nào đó những vấn đề có liên quan đến motif
điềm báo và mộng báo. Dựa vào những đặc điểm dân tộc học của các tộc người Tây
Nguyên, luận văn làm sáng tỏ một số nội dung, đặc trưng của những motif này
trong truyện cổ tích.
5.

Cấu trúc luận văn
Ngồi phần các phần dẫn nhập, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung

chính của luận văn gồm 3 chương chính như sau
Chương 1: Sơ lược về diện mạo vùng văn hoá Tây Nguyên


Trong chương này, luận văn có cái nhìn khát qt nhất về điều kiện tự
nhiên và cư dân, tổ chức xã hội, lối sống và đời sống tâm linh đặc thù của vùng văn
hoá Tây Nguyên. Chương 1 được coi như một phần cơ sở để thấy được những đặc
điểm riêng biệt, đặc trưng trong cách sáng tạo, tư duy truyện cổ tích của các tộc
người nơi đây.
Chương 2: Phân loại motif điềm báo, mộng báo và cấu tạo của motif
điềm báo, mộng báo

Chương này có nhiệm vụ thống kê, phân loại các kiểu điềm báo, mộng báo.
Từ đó, luận văn sẽ tổng hợp, khái quát những kiểu nhân vật báo mộng cũng như
nhân vật nhận điềm báo hoặc mộng báo. Đồng thời, luận văn cũng so sánh motif
điềm báo và mộng báo trong truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
và trong truyện cổ tích của người Việt. Ở mỗi nội dung, người viết lí giải sự xuất
hiện những hình ảnh mộng báo hoặc điềm báo, sự giống và khác giữa truyện cổ tích
của người Tây Nguyên với người Việt dựa trên phương pháp tâm lí học, dân tộc
học, …
Chương 3: Vai trị của motif điềm báo và mộng báo trong cốt truyện cổ
tích của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
Ở chương này, luận văn sẽ chỉ ra những type truyện cổ tích có motif điềm
báo và mộng báo với những mơ hình cốt truyện để từ đó thấy được vai trị, chức
năng của motif điềm báo và mộng báo trong cốt truyện của truyện cổ tích Tây
Nguyên. Đồng thời, luận văn sẽ so sánh vai trò, chức năng của các motif này trong
cốt truyện truyện cổ tích Tây Nguyên với truyện cổ tích người Việt để rút ra những
điểm tương đồng, đặc biệt là những điểm dị biệt. Từ đó, chúng ta có thể khẳng định
được những nét đặc sắc riêng của truyện cổ tích Tây Nguyên.


Chương 1: SƠ LƯỢC VỀ DIỆN MẠO VÙNG VĂN HOÁ
TÂY NGUYÊN
1.1 Một số đặc điểm về tự nhiên và dân cư
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Tây Nguyên là vùng đất có vị trí chiến lược đối với Việt Nam nói riêng và
bán đảo Đơng Dương nói chung. Nếu xét về mặt địa lí, Tây Nguyên bao gồm các
tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Tuy nhiên, phạm vi của
một vùng văn hố khơng hồn tồn trùng khít với phạm vi địa lí. Do vậy, khi nói
đến vùng văn hoá Tây Nguyên ta cũng cần kể đến vùng núi của các tỉnh lân cận
như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định,…
Tây Ngun có đặc điểm địa hình phức tạp và đa dạng với những dãy núi

cao xen lẫn với các cao nguyên đất đỏ bazan. Nét độc đáo của địa hình Tây Nguyên
là sự nâng cao hơn rất nhiều so với các khu vực xung quanh với nhiều đứt gãy, bậc
thềm tạo nên đèo dốc cheo leo và hiểm trở. Từ nhiều thế kỉ trước, địa hình phức tạp,
hiểm trở có lẽ là một trong những yếu tố ngăn cản sự xâm nhập của các luồng văn
hố bên ngồi, giúp cho vùng đất này giữ lại được hầu như màu sắc văn hoá bản
địa. Đầu thế kỉ XX, khi nghiên cứu, khảo sát vùng núi cao nguyên Trường Sơn –
Tây Nguyên, Henri Maitre đã gọi đây là vùng hinterlandh. Trong tiếng Anh,
hinterland có nghĩa là vùng đất ở sâu bên trong cách xa bờ biển. Trong nghiên cứu
dân tộc học, hinterland còn được dùng để chỉ vùng đất chưa bị sự thâm nhập của
các tộc người khác về mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội. Như vậy có thể thấy rằng
hàng rào núi non đã ngăn trở mọi cuộc thâm nhập vào vùng đất này trong suốt nhiều
thế kỉ và cuộc sống của các cư dân nơi đây được duy trì trong tình trạng hoang dã,
gần như là nguyên thuỷ.
Khí hậu ở Tây Nguyên phân thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô,
mang sắc thái của một vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cao nguyên. Yếu tố này
góp phần tạo nên nhịp điệu sản xuất và đời sống văn hoá đặc trưng có tính chu kì
của Tây Ngun.


Đặc điểm địa hình, khí hậu, địa chất nơi đây có vai trị quan trọng trong
việc tạo nên sự phong phú, đa dạng về cảnh quan tự nhiên và thế giới động thực vật.
Một nét nổi bật của Tây Nguyên chính là hệ sinh thái rừng với độ che phủ rừng cao
nhất nước ta. Nhắc đến Tây Nguyên, người ta nghĩ ngay đến vùng đất của nắng, gió
và rừng cây bạt ngàn. Rừng Tây Ngun qui tụ hàng nghìn lồi thực vật, hàng trăm
loài chim thú từ lâu đời mà cho đến nay vẫn cịn rất nhiều lồi động thực vật q
hiếm. Đây cịn là kho dược liệu tự nhiên vơ cùng q giá được tàng trữ qua hàng
nghìn năm. Rừng thật sự đã gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của người dân Tây
Nguyên bao đời nay. Mọi thứ trong làng, trong nhà, vật chất lẫn tinh thần đều “làm
bằng” rừng, lấy từ rừng. “Tất cả đều là rừng. Rừng vây bọc lấy con người đi vào tận
trong xương thịt máu huyết con người, thậm chí là một phần “bản nguyên” của con

người.” [19, tr.9]. “Rừng không chỉ là lãnh địa của thảo mộc và muông thú đáng
ngại, đấy còn là nơi cư trú đặc biệt của các yang cũng thật như cây cối và hổ vậy,
nơi cư trú của các tổ tiên có thể làm cho con người mê muội đến thành điên” [19,
tr.27].
Cư dân Tây Nguyên có mối liên hệ chặt chẽ với núi rừng. Cuộc sống gắn
bó với rừng nên họ rất hiểu rừng, tơn trọng rừng, tận dụng nhưng không phá hoại
rừng hay xúc phạm đến rừng. Rừng không chỉ là môi trường sinh sống, mơi trường
lao động mà nó cịn đóng vai trị quan trọng trong các sinh hoạt tín ngưỡng của cư
dân Tây Nguyên. Rừng núi để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc trong toàn bộ đời sống vật
chất lẫn đời sống tinh thần, tình cảm của con người Tây Nguyên. Vì thế, có thể
khẳng định rằng rừng đã trở thành một nét văn hố và “văn hố rừng” chính là một
điểm đặc trưng của văn hoá Tây Nguyên.
1.1.2 Đặc điểm dân cư
Theo nhiều nghiên cứu về nhân chủng học, bán đảo Đơng Dương là địa bàn
sinh thành của loại hình nhân chủng Indonesian. Cư dân Tây Nguyên là một cộng
đồng gồm những nhóm người thuộc ngữ hệ Nam Á và ngữ hệ Nam Đảo. Từ hàng
nghìn năm trước Cơng ngun, ở Tây Nguyên đã sớm hình thành một cộng đồng
dân cư. Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á là: Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho,


M’Nơng, Mạ, Giẻ Triêng, Brâu, Rơ Măm. Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam
Đảo thì có Gia Rai, Ê Đê, Chu Ru, Raglai. Các thành phần nói trên được gọi là cư
dân bản địa Tây Nguyên. Ngày nay, trên vùng đất Tây Nguyên, ngoài bộ phận cư
dân bản địa cịn có bộ phận những người mới di cư đến gồm người Kinh và những
người thuộc các dân tộc ít người khác như: Tày, Nùng, Thái,…
Mỗi tộc người sống thành một khu vực riêng với số dân nhiều ít khác nhau.
Khu vực cư trú của các tộc người Tây Nguyên được hình thành một cách tự nhiên,
phương thức là từ đất gốc dần dần mở rộng ra các vùng lân cận. Tuy mỗi tộc người
có khu vực sống riêng nhưng khơng hề có sự phân biệt về chủ quyền lãnh thổ riêng
của từng tộc người. Chính vì vậy mà khả năng sống xen cư và giao lưu văn hoá giữa

các tộc người, nhất là ở vùng giáp ranh rất dễ dàng, dù mỗi tộc người có thể lưu giữ
gần như nguyên vẹn nét đặc trưng văn hoá cổ truyền của mình.
Các tộc người bản địa ở đây được chia làm 3 nhóm chính: nhóm Ba Na –
Xơ Đăng phân bố chủ yếu trên địa bàn bắc Tây Nguyên, nhóm Mơ Nông – Mạ phân
bố cư trú chủ yếu trên địa bàn nam Tây Nguyên (thuộc Lâm Đồng và các vùng lân
cận) và nhóm Nam Đảo (Gia Rai, Ê Đê) cư trú chủ yếu ở trung tâm Tây Nguyên.
Từ đầu công nguyên, Tây Nguyên là nơi diễn ra các quá trình hình thành
tộc người và cố kết các thành phần tộc người. Quá trình này diễn ra lâu dài và dưới
nhiều hình thức. Vì vậy, thành phần cư dân đa dạng nhưng ở Tây Nguyên có một sự
thống nhất trong bản sắc văn hoá, đời sống tâm linh giữa các tộc người. Mặc dù các
tộc người Tây Nguyên thuộc 2 dòng ngôn ngữ nhưng một số nhà ngôn ngữ đã đưa
ra giả thuyết rằng đã có sự Nam Đảo hố ở các tộc Mơn – Khmer hoặc sự Mơn –
Khmer hố ở các tộc Nam Đảo, bởi họ thấy rằng các mối quan hệ nguồn gốc và lịch
sử giữa các tộc người này là khá chặt chẽ. Do đó, tính thống nhất trong đặc trưng
văn hoá của các dân tộc Tây Ngun cũng có thể do q trình phân li hay hội nhập
xảy ra trong các nhóm tộc người. Cụ thể hơn, có nhiều tộc người vốn có cùng gốc,
nay diễn ra sự phân chia, tách nhóm, ngược lại, cũng có những nhóm người nhỏ
đang trong q trình đồng hố vào các nhóm lớn lân cận. Như thế, giữa các tộc
người có sự tương đồng văn hố khá rõ nét.


Tính cách của người dân Tây Nguyên cũng mang sắc thái riêng. Mơi trường
núi rừng đã tạo cho họ tính tình phóng khống, ưa chuộng tự do, thích thoải mái,
gần gũi thiên nhiên. Đồng thời, núi rừng cũng mang đến cho con người nơi đây tính
cách dũng cảm, hào hiệp, thượng võ, ung dung.
1.2 Tổ chức xã hội
Sinh sống trong môi trường cao nguyên, nền kinh tế nương rẫy, chịu nhiều
tác động khách quan của hoàn cảnh lịch sử, xã hội Tây Nguyên tiến triển chậm và
bảo lưu nhiều tàn dư của xã hội tiền giai cấp. Cho tới những thập kỉ gần đây, xã hội
cổ truyền của các dân tộc Tây Nguyên vẫn lấy buôn làng làm đơn vị tổ chức xã hội

cơ bản nhất. Đơn vị xã hội cổ truyền này mang những tên gọi khác nhau theo từng
ngôn ngữ địa phương, như “plei” đối với người Chu Ru, Gia Rai, “bon” đối với
người Mơ Nông, Mạ, “buôn” đối với người Ê Đê, “kon” đối với người Ba Na. Làng
là một cộng đồng xã hội, tập hợp người cùng thành phần tộc người đến cư trú
chung. Làng là môi trường sống thân thương, gần gũi nhất của mỗi thành viên, là
nơi họ sinh ra, lớn lên, lao động và hưởng thụ, tham dự vào tất cả các nghi lễ tơn
giáo trong một đời người. Làng có trách nhiệm bảo vệ danh dự, uy tín, tính mệnh
cho từng thành viên trong cộng đồng. Đồng thời, mỗi thành viên có nghĩa vụ thiêng
liêng là giữ gìn luật lệ, qui định trong đời sống vật chất và tinh thần, tín ngưỡng.
Đối với mỗi cá nhân, điều đau khổ nhất là bị cả cộng đồng phê phán, hình phạt nặng
nề nhất là bị cộng đồng khai trừ khỏi. Ở Tây Nguyên, tên làng là một biểu hiện
cộng động cư trú, có ý nghĩa thiêng liêng đối với mỗi người dân. Tên làng có một ý
nghĩa nhất định phản ánh nguồn gốc lịch sử của từng làng, đặc điểm của làng mà
các thành viên đều biết và hiểu. Nó gắn bó lâu bền và thân thiết cùng với sự tồn tại
của cộng đồng người.
Ranh giới giữa các làng hình thành có tính quy ước và tồn tại truyền đời.
Đồng bào dựa vào các điểm mốc tự nhiên để phân định địa phận làng. Có thể đó là
dịng nước, là đỉnh núi, là hồ nước, là con đường, …. Ranh giới tự nhiên của các
làng do các làng quy định với nhau, được dân làng biết rõ, cùng giữ gìn và tơn


trọng. Việc xâm chiếm tự tiện vào đất làng cũng có nghĩa là xâm phạm vào chủ
quyền, danh dự và cuộc sống của cộng đồng.
Phần đất làng khác biệt hẳn với phần đất rừng. Khu đất dùng làm nương rẫy
và khu đất làng đều được cất ra từ rừng, dùng rìu là lửa mà đoạt lấy rừng, khơng
lãng phí cũng chẳng tàn phá, vừa đủ để sinh tồn, bên cạnh cách giống lồi động vật
và thực vật. Có một sự phân biệt rạch ròi giữa các loại đất rừng trong xã hội Tây
Nguyên. Khu rừng kiếm sống là nơi các thành viên trong cộng đồng có thể săn bắt
thú, khai thác gỗ phục vụ nhu cầu cuộc sống,… Trong khi đó, khu rừng thiêng được
xem là nơi trú ngụ của thần linh, không ai được xâm phạm. Đây cũng là nơi diễn ra

nhiều nghi lễ của cộng đồng. Ngoài ra, cịn có khu nhà mồ, ở gần nơi cư trú, là nơi
gửi hồn và xác của người chết trong thời gian chưa làm lễ bỏ mả; và khu đất canh
tác để trồng lương thực. Sự phân định không gian môi trường sống cũng là cơ sở để
xác định lãnh thổ của mỗi thành phần dân tộc (hay nhóm dân tộc).
Làng là trung tâm sinh hoạt kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá. Mọi hoạt
động xã hội, phong tục mang tính chất cộng đồng đều tuân thủ những luật lệ chung
do một bộ máy tổ chức mang tính tự quản điều hành. Đứng đầu làng là chủ làng,
một người có uy tín, am hiểu phong tục tập qn của dân tộc mình, có kinh nghiệm
sản xuất cũng như có đủ năng lực điều hành công việc của làng. Chủ làng trông coi
bến nước và các nghi lễ chung, hướng sản xuất mùa vụ,…. Bởi chủ làng có uy tín
tinh thần nên được mọi người nghe theo, đôi khi là tuyệt đối, khơng dùng uy quyền
và cũng khơng có đặc quyền, đặc lợi nào cả. Tóm lại, chủ làng là người quán xuyến
mọi mặt của cuộc sống cộng đồng, từ đối nội đến đối ngoại, là người đại diện cho
tập thể và vẫn là một thành viên lao động của làng. Trong tổ chức xã hội của người
Tây Nguyên, có một lớp người quan trọng, được trọng vọng, tơn kính, đó là những
già làng. Già làng rất có uy tín, kinh nghiệm trong làng. Người dân coi họ là hiện
thân của phong tục tập quán, của kinh nghiệm cộng đồng. Lời nói, hành động của
họ là biểu hiện của trí tuệ và truyền thống cộng đồng. Vơ hình chung, họ tạo thành
một cơ quan tham mưu, cố vấn cao nhất của làng. Chủ làng thường dựa vào ý kiến
của các già làng này để thực thi các công việc.


Xã hội cổ truyền Tây Nguyên chưa có sự phân chia giai cấp, đẳng cấp mà
chỉ mới có sự chênh lệch giàu nghèo do khả năng lao động, hoàn cảnh khác nhau
giữa các gia đình. Ở Tây Nguyên, trong xã hội tuy đã có nơ lệ nhưng chỉ chiếm số ít
và tính chất của lớp người này có khác với nhiều nơi. Nơ lệ khơng thế tập, có quyền
lấy con gái chủ, được tham gia hội đồng làng,….
Theo các nhà nghiên cứu, các dân tộc Tây Nguyên tồn tại các hình thức gia
đình mẫu hệ, phụ hệ và song hệ; trong đó, gia đình mẫu hệ là tiêu biểu và đặc trưng
cho các tộc người ở đây. Một đặc điểm nổi bật của xã hội Tây Nguyên là quan hệ

cộng đồng, được thể hiện dựa trên mối liên kết về cơ sở cư trú, cộng đồng sở hữu
đất đai và các nguồn lợi của tự nhiên, cộng đồng về đời sống tâm linh và cộng đồng
về văn hoá. Do vậy, tính chất “cơng xã láng giềng” là đặc điểm phổ biến của các
bn làng Tây Ngun. Tính cộng đồng và tinh thần tập thể vốn là những nét nổi
bật trong ý thức của người dân Tây Nguyên. Đặc điểm này thể hiện qua mọi mặt
trong đời sống của làng. Cho nên, quan niệm về sở hữu cộng đồng ở đây được qui
định rõ ràng, thống nhất và nghiêm ngặt. Tất cả tài sản hiện diện trên lãnh thổ (đất
đai, sông, suối, hồ, rừng, chim thú,…) đều thuộc quyền sở hữu chung của các thành
viên trong cộng đồng làng, người ngoài làng không được phép xâm phạm.
Tổ chức xã hội cổ truyền ở Tây Nguyên được vận hành theo luật tục. Luật
tục được hình thành từ đời sống hiện thực của cộng đồng, chứa đựng nhiều kinh
nghiệm truyền thống. Luật tục được thể hiện bằng văn vần, được gìn giữ, lưu truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng cách ghi nhớ truyền khẩu. Đây được coi là một
hiện tượng văn hoá – xã hội rất đặc sắc của Tây Nguyên. Luật tục các dân tộc bản
địa Tây Nguyên đề cập đến nhiều điều qui định. Ở đây, phong tục tập quán là cái
nền cho luật tục. Ba nội dung cơ bản của luật tục là: qui định của phong tục tập
quán, hành vi vi phạm những qui định của phong tục tập qn đó và hình phạt đối
với hành vi vi phạm. Có thể nói, luật tục là những phong tục tập quán liên quan đến
tổ chức, trật tự xã hội, liên quan đến tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng. Do đó, luật
tục được tồn thể cộng đồng coi là rất linh thiêng, mọi thành viên phải chấp hành,


nếu làm trái sẽ bị thần linh trừng phạt. Người dân ở đây sợ nhất là bị cộng đồng
ruồng bỏ, bị đuổi ra khỏi làng, bị li khai khỏi dân làng.
Xã hội cổ truyền Tây Nguyên tôn trọng những lệ tục và trong bn có
người xử kiện đứng ra trơng coi việc này. Người xử kiện là người am hiểu phong
tục truyền thống, thông thuộc những câu Duê Kđi, naodring của ơng bà để lại, có
phẩm chất tư cách tốt, đối đáp giỏi và đã chứng tỏ qua nhiều lần phân xử trong
buôn, được các thành viên trong cộng đồng thừa nhận và tín nhiệm. Trong xử kiện,
ngồi việc dựa vào những chuẩn mực của xã hội cổ truyền để luận tội, người ta

cũng sử dụng các biện pháp có tính mê tín. Khi đã xét xử xong, bao giờ cũng có
kèm theo những lễ nghi nhằm chấm dứt ốn thù giữa hai bên, có sự chứng giám của
thần linh.
Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên đều có luật tục riêng, mang dấu ấn bản sắc văn
hoá. Chúng xuất hiện và được duy trì trong xã hội chưa phân hố giai cấp trên cơ sở
của nền nông nghiệp lạc hậu vùng cao nguyên.
Tóm lại, luật tục là những nguyên tắc ứng xử của cộng đồng, đã được hình
hiện. Nó ra đời đáp ứng nhu cầu duy trì, củng cố tính thống nhất về quan hệ cộng
đồng, có tác dụng chuẩn định những khn mẫu ứng xử và lề thói sinh hoạt xã
hội,….Tính bền vững của phong tục tập quán, tính khép kín chặt chẽ của bn làng
và mối quan hệ khăng khít giữa các thành viên của cộng đồng là những nhân tố giữ
gìn luật tục vẫn cịn giá trị cho đến ngày nay dù đã có nhiều biến động về kinh tế, xã
hội ở trong vùng.
1.3 Lối sống
Nền kinh tế ở Tây Nguyên là nền kinh tế tự cung tự cấp trên cơ sở canh tác
nương rẫy là chủ yếu. Ngồi ra người Tây Ngun cịn trồng ngơ, khoai, sắn. Các
tộc người làm rẫy, chặt cây, phát rừng, trồng tỉa lúa khô và các lương thực khác trên
nương rẫy, nơi đất cao ở sơn nguyên, bình nguyên, hoặc nơi đất thấp ở các thung
lũng, triền sông. Kinh tế nương rẫy là nền kinh tế ở trình độ thấp. Đây cũng là
phương thức canh tác mà con người hoàn toàn lệ thuộc vào thiên nhiên, phải thích


ứng với những điều kiện tự nhiên và khí hậu. Phương thức canh tác nương rẫy cũng
tạo cho con người mối gắn bó với mơi trường rừng núi. Nếp sống nương rẫy tồn tại
trong các tộc người Tây Nguyên là một trong những đặc trưng của “văn hoá rừng” –
nét văn hố độc đáo, chỉ riêng có ở Tây Ngun. Toàn bộ đời sống lao động sản
xuất, đời sống tinh thần, các hoạt động văn hóa của các dân tộc ở đây gắn bó với núi
rừng và nương rẫy.
Bên cạnh hoạt động trồng trọt, người Tây Ngun cịn chăn ni gia súc,
bắt và thuần dưỡng voi. Voi được coi là tài sản quý, biểu tượng cho sức mạnh và

niềm kiêu hãnh của mỗi gia đình. Bên cạnh voi, con trâu cũng là một thứ tài sản
quan trọng và số lượng của nó cũng là tiêu chí giàu nghèo trong xã hội. Con trâu
không chỉ được sử dụng trong các nghi lễ tơn giáo mà cịn dùng làm vật ngang giá
để trao đổi lấy những vật quý như chiêng, ché, nồi đồng. Các loại gia súc, gia cầm
chủ yếu phục vụ các nhu cầu trong nghi lễ tôn giáo. Theo người Ê Đê, trong các
nghi lễ, càng hiến sinh nhiều súc vật càng thể hiện vinh dự, khẳng định vị trí xã hội
của người hiến sinh. Trong khi đó người Gia Rai ni heo để phục vụ các nghi lễ
tơn giáo.
Ngồi ra, người dân ở đây cịn có một số nghề thủ công như: đan lát, dệt,
rèn,… Đối với người Gia Rai, nghề mộc chủ yếu là làm nhà và chuồng trại, nghề
đan lát cung cấp những đồ dùng cần thiết trong cuộc sống, đồng thời cũng là chuẩn
mực của nam giới khi đến tuổi trưởng thành: những thanh niên trưởng thành phải
biết làm nên những sản phẩm có hoa văn phức tạp.
Công việc săn bắt và thuần phục voi không chỉ dựa vào sự hiểu biết và lòng
dũng cảm của con người mà còn phụ thuộc vào những điều may rủi, vào sự trợ giúp
của thần linh. Do đó mà trước khi đi săn voi, người thợ săn phải thực hiện nhiều
kiêng kỵ trong đi lại, ăn uống, sinh hoạt, … và hàng năm đều cúng sức khoẻ cho
voi.
Nghề dệt vải được nảy sinh trên cơ sở kĩ thuật của nghề đan. Người Tây
Nguyên không dệt vải bằng khung cửi mà dùng chỉ đan. Tuy vậy, họ vẫn có thể tạo
ra những hoa văn theo ý muốn trên mảnh vải. Ngồi ra, người Ê Đê lại có thế mạnh


ở nghề rèn, nghề rèn cung cấp công cụ sản xuất, vũ khí để tự vệ và săn bắn. Trong
khi đó, người Chu Ru thì lại khơng phát triển các nghề thủ cơng. Họ có nghề gốm
nhưng kĩ thuật cịn thô sơ, chủ yếu dựa trên sự khéo léo của đôi tay người phụ nữ.
Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, dân làng ln tận tình giúp đỡ nhau về
vật chất lẫn tinh thần. Số phận, danh dự của mỗi thành viên là của chung cả làng.
Mỗi sự kiện của mỗi cá nhân, mỗi gia đình như ma chay, cưới hỏi, ốm đau, … đều
được dân làng tương trợ. Nếu gia đình nào thiếu ăn thì được các gia đình khác giúp

đỡ mà khơng hề tính tốn chi li, thiệt hơn. Trong làng, khách của một nhà là khách
chung của cả làng. Con trâu, con bò khi còn sống là của riêng một cá nhân, nhưng
khi giết thịt thì là của chung cộng đồng. Sự giúp đỡ nhau trở thành một qui tắc,
phong tục của tồn xã hội. Do đó, có thể nói làng của người Tây Nguyên có một sự
cố kết rất chặt chẽ tạo thành một tinh thần cộng đồng vô cùng mạnh mẽ. Tinh thần
tập thể cao một mặt tạo nên sự hòa hợp lớn trong cộng đồng làng nhưng mặt khác
cũng tạo nên sự khép kín của bn làng.
Mỗi làng cũng có một ngơi nhà rơng làm trung tâm sinh hoạt văn hoá. Đây
là nơi họp bàn những cơng việc cơng ích và ban bố những quyết định liên quan đến
vận mệnh của cộng đồng. Ngoài ra, nhà rơng cịn là nơi giáo dục truyền thống cho
thế hệ trẻ, xét xử những vi phạm phong tục tập quán, là nới cho khách dừng chân.
Hơn hết, nhà rông được coi là nơi trú ngụ của thần linh.
1.4 Đời sống tâm linh
Các dân tộc bản địa Tây Nguyên cịn mang trong lịng một xã hội với nhiều
dấu tích của thời kỳ thị tộc, bộ lạc. Cho đến những năm đầu của thế kỷ XX, các dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên vẫn còn đang sống ở giai đoạn tan rã của xã hội công xã
nguyên thuỷ và tư duy của họ vẫn là tư duy nguyên thuỷ. Bao quanh cuộc sống của
các dân tộc Tây Nguyên là những điều thần bí, thế giới hiện thực của con người Tây
Nguyên là một thế giới xen kẽ giữa thực và huyền ảo. Ở đây, các dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên quan niệm vạn vật hữu linh – một quan niệm tín ngưỡng sơ khai của
con người nguyên thuỷ. Họ cho rằng con người, cây cối, vạn vật sống được nhờ có
tinh linh hay hồn. Từ đó, con người tin tưởng trong thế giới tự nhiên có một thế giới


siêu nhiên với quyền năng vô hạn bao quanh thế giới thực của con người, chi phối,
quyết định tới mọi mặt đời sống của con người.
Quan niệm này dẫn đến tín ngưỡng đa thần trong đời sống tâm linh của các
tộc người Tây Nguyên. Họ quan niệm mọi vật xung quanh con người đều có yang
(hồn, thần), từ các vật dụng (chiêng, ché,…) đến cây cỏ, sông suối, con vật. Yang
có loại xấu và loại tốt, có thể phù hộ hoặc làm hại con người, vạn vật có yang nên

cũng biết vui buồn, bằng lịng hay tức giận. Có yang yếu cũng có yang mạnh. Và
con người có thể nhận biết yang thông qua giấc mơ, báo mộng, con người phải hành
động đúng theo ý muốn của yang để cho yang vừa lòng. Quan niệm vạn vật hữu
linh cũng tạo ra một lớp bao quanh con người những hồn, ma khiến con người luôn
cảm thấy lo sợ trước lực lượng siêu nhiên. Do đó, những hành vi của cộng đồng và
cá nhân không chỉ được điều chỉnh bởi luật tục mà cịn được điều chỉnh bởi tín
ngưỡng như yếu tố tâm linh thấm sâu vào tâm thức con người.
Các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên đều quan niệm vũ trụ được hợp thành có
ba tầng thế giới: tầng thế giới bên dưới mặt đất, tầng thế giới nơi trần gian của con
người và tầng thế giới của thần linh ở trên trời. Quan niệm cụ thể về mỗi tầng thế
giới ấy thì lại rất đa dạng, tuỳ theo từng thành phần tộc người.
Theo vũ trụ quan nguyên sơ của người Ê Đê, thế giới phân chia thành 3
tầng: tầng đất, tầng trời, tầng dưới đất, và mỗi tầng có những cặp thần ngự trị. Mtao
Kơla và mtao Kơku trị vì tầng trời; mtao Tơlua và Ae Mơgơ trị vì tầng đất; và
Băngdơbai và Băngdơbung thì trị vì tầng dưới đất. Nhiều phong tục tập quán có liên
quan trực tiếp đến tín ngưỡng và việc xúc phạm đến thần linh bị dân làng xử phạt
rất nặng.
Trong hệ thống thần linh của người Ba Na (cũng như của nhiều thành phần
dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á) có rất nhiều Giàng: Giàng Dak (thần nước), Giàng
Kông (thần núi),…; đôi khi thần linh nam được xác định là “Bok”, thần linh nữ là
“Dạ”: Bok Kơi Đơi và Dạ Cung Ké được xem như vị thần tối cao sáng lập ra vũ trụ
và mn lồi.


Người Xơ Đăng cũng dùng khái niệm như “Giàng”, “Bok”, “Dạ”, “Kia”,
“Kiếc” để chỉ các vị thần, trong đó thần Bok Chư Đrai (thần sấm sét) là vị thần đáng
kính và đáng sợ nhất.
Người Cơ Ho theo tín ngưỡng đa thần, đứng đầu là thần Nđu – vị thần đẻ ra
vũ trụ, bảo hộ tối cao của loài người. Các thần linh mang điều lành gọi là Yang, đối
lập lại là ma quỷ, gọi chung là Chà.

Người Gia Rai thường nhắc đến và xem trọng 3 loại Yang: Yang Sang –
thần giúp con người có thể dựng được nhà, Yang Ala Bôn (Thần làng, gồm thần đất
và thần nước) và Yang Rênia (thần bến nước); Yang Pơ Tao (gồm Pơ Tao Ia – tức
Vua Nước và Pơ Tao Pui – tức Vua Lửa). Trong khi đó, người Giẻ Triêng dùng các
khái niệm “Giàng” hoặc “Năm” để chỉ lực lượng siêu nhiên, người Brâu quan niệm
vạn vật trong vũ trụ đều do vị thần tối cao là Giàng Paxây sinh ra và quan trọng nhất
là Giàng Mắt ngay (thần mặt trời), Giàng Dak (thần nước), Giàng Bri (thần rừng),…
Người Chu Ru thì chia thế giới thần linh ra hai ngơi: Yang – gồm những vị
thần ở dưới đất và Pô – những vị thần ở trên trời.
Yang trong quan niệm của người Tây Nguyên chứa đựng nhiều ý nghĩa:
tinh linh, hồn, thần linh. Đối với con người, Yang gọi là hồn. Mọi người Tây
Nguyên đều tin là có linh hồn. Họ quan niệm hồn rất đa dạng, tuỳ theo trí tưởng
tượng của từng tộc người, từng vùng. Mỗi người có thể có nhiều hồn cư trú trong cơ
thể. Có hồn chính, hồn phụ với những chức năng khác nhau. Có hồn gắn liền với
thể xác, có hồn đi lang thang, hay bị các siêu linh bắt giữ làm người bị đau ốm. Hồn
quyết định sự tồn tại của thân xác. Cuộc sống của hồn được thấy rõ nhất trong
những giấc chiêm bao. Người Ê Đê cho rằng trong một cá thể tồn tại ba linh hồn:
một cái là m’gat sinh ra các giấc mơ; m’ngah là hơi thở của sự sống, sau khi con
người chết, nó sẽ đi lang thang rồi tìm đầu thai vào người khác; tlang hea, một trong
các hình thức của linh hồn, trong trường hợp này nó là một con chim.
Người Ba Na thì quan niệm mỗi con người có 3 hồn chi phối cuộc sống
hiện hữu trên cõi đời. Hồn chính ở chỏm tóc, hồn phụ ở trán và thân thể con người.


×